Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 122 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Hoàn thành
luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Lê Trọng Hùng đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên chức Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời gian
và nội dung đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên
Công ty Lâm nghiệp viên Hòa Bình, nơi tôi thực tập và nghiên cứu luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình cùng
bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên động viên khích lệ, giúp đỡ tôi và tạo
mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những
kết quả trong luận văn này đã được tính toán chính xác, trung thực và chưa có
tác giả nào công bố, những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Cường


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRỒNG RỪNG
KINH TẾ ....................................................................................................................4

1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh .................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả...................................................... 4
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh ....................................................... 8
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .................................. 11
1.2. Đặc điểm kinh doanh rừng trồng kinh tế ............................................. 16
1.2.1. Đất đai ........................................................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm về giống ......................................................................... 18
1.2.3. Biện pháp kỹ thuật trồng rừng ...................................................... 18
1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh rừng trồng kinh tế ..................... 21
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng ................ 29
1.4. Khái quát tình hình kinh doanh rừng trồng kinh tế ở Việt Nam và trên
Thế giới ....................................................................................................... 30
1.4.1. Tình hình kinh doanh rừng trồng kinh tế trên thế giới ................. 30
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển trồng rừng kinh tế ở Việt Nam ............... 35
1.4.3. Kinh nghiệm trồng rừng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình.......37
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................39

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 39


iii

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 42
2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty .................... 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 55
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 55
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 56
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 57
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 57
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ........................................................... 57
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................60

3.1. Đánh giá thực trạng về hiệu quả SXKD rừng trồng kinh tế tại Công ty
lâm nghiệp Hòa Bình. ................................................................................. 60
3.1.1. Mô hình trồng rừng tập trung trên đất của Công ty .................... 60
3.1.2. Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của Công ty ................. 71
3.1.3. Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán ..... 77
3.2. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế tại công ty
Lâm nghiệp Hòa Bình. ................................................................................ 81
3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng ............... 81
3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng kinh tế ...... 84
3.3. Một số hiệu quả xã hội trong trồng rừng kinh tế ................................. 89
3.3.1 Thu nhập bình quân và đời sống của CBCNV toàn công ty .......... 89
3.3.2. Tác động của chính sách đầu tư đến kinh tế - xã hội vùng........... 90
3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng
kinh tế tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình .................................................. 93
3.4.1. Nhóm nhân tố về chính sách lâm nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh doanh trồng kinh tế ........................................................................ 93
3.4.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới hiệu quả kinh
doanh rừng trồng .................................................................................... 98
3.4.3. Nhóm nhân tố về năng lực quản lý của Công ty ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh rừng trồng ........................................................... 101


iv

3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng
kinh tế tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình. ............................................... 102
3.5.1. Rà soát và qui hoạch sử dụng đất và lựa chọn mô hình trồng rừng
............................................................................................................... 102
3.5.2. Đẩy mạnh công tác quản lý giống, qui trình kỹ thuật................. 105
3.5.3. Công tác chế biến và bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng ............. 107
3.5.4. Quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh ..................................... 107
3.5.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................... 108
3.5.6. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng ..................... 109
3.5.7. Kết hợp hợp lý các lợi ích, giải quyết tốt vấn đề chính sách xã hộị
............................................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

TT


Trang

1.1

Cơ sở chọn đất trồng rừng kinh tế

17

1.2

Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng các mô hình

20

trồng rừng kinh tế
2.1

Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng của Công ty

43

2.2

Cơ cấu tài sản cố định của Công ty

44

2.3


TSCĐ của Công ty theo các đơn vị

45

2.4

Cơ cấu lao động của Công ty lâm nghiệp Hòa Bình

46

2.5

Tình hình vốn SXKD của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010

48

2.6

Các bộ phận sản xuất và chức năng chính

50

2.7

Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật của Công ty trong 03

52

năm 2008-2010
2.8


Bảng kết quả SXKD thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị trong 03

54

năm 2008-2010
3.1

Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng kinh tế trồng tập trung Loài cây:

62

Keo tai tượng
3.2

Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng kinh tế trồng tập trung Loài cây:

63

Keo lai hom
3.3

Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng kinh tế trồng tập trung Loài cây:

64

Bạch đàn mô
3.4

Phân loại gỗ rừng trồng tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình


66

3.5

Định mức chi phí khai thác cho 01 m3 gỗ rừng trồng

67

3.6

Năng suất bình quân cho 01 ha rừng trồng tập trung

68

3.7

Bảng giá bán 01m3 gỗ tại bãi 1

69

3.8

Hiệu quả SXKD mô hình trồng rừng tập trung

70

3.9

Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của


74

Công ty Loài cây: Keo tai tượng


vi

3.10 Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của

75

Công ty Loài cây: Keo lai hom
3.11 Hiệu quả SXKD của mô hình trồng rừng liên doanh trên đất

76

của Công ty
3.12 Sản phẩm thu hồi 01 ha mô hình rừng trồng liên doanh trên đất của

78

hộ nhận khoán
3.13 Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của hộ

79

nhận khoán
3.14 Hiệu quả SXKD của mô hình trồng rừng liên doanh trên đất


80

của hộ nhận khoán
3.15 Tổng hợp kết quả sản xuất và HQKT của mô hình trồng rừng

81

tập trung trên đất của Công ty
3.16 Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng liên doanh

82

trên đất của Công ty
3.17 Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng liên doanh

83

trên đất của hộ nhận khoán
3.18 Bảng tổng hợp so sánh các chỉ tiêu tài chính của các mô hình

84

trồng rừng kinh tế
3.19 So sánh các mô hình trồng rừng kinh tế thông qua một chỉ tiêu

86

đánh giá khác
3.20 Mức thu nhập bình quân của CBCNV công ty


89

3.21 Số hộ gia đình tham gia trồng rừng hàng năm

91


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây thị trường đồ gỗ cả nước được liệt vào mặt hàng
tăng trưởng nóng, trong khi đó gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thì
xu hướng sử dụng đồ gỗ từ những loài cây trồng mọc nhanh như cây Keo, Thông,
Bồ Đề....Từ cuối năm 2007 tới nay tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu
cùng với những khó khăn ở trong nước như quỹ đất để trồng ngày một thu hẹp,
thiếu vốn, lãi suất vay vốn ngân hàng cao, chi phí đầu vào gia thành tăng mạnh…
đã gây áp lực lớn cho người trồng rừng cũng như các doanh nghiệp, các Công ty
hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó Nhà
nước đã có những chính sách để phát triển rừng trồng như cho vay vốn ưu đãi, hỗ
trợ cho giống, phân bón từ nguồn vốn ngân sách, chính sách quy hoạch sử dụng
đất, … các chính sách này đã đẩy mạnh công tác trồng rừng ở hầu khắp các địa
phương và các nông lâm trường, đông đảo người trồng rừng đã có các khoản thu
nhập đáng kể nhờ việc bảo vệ, chăm sóc và phát triển vốn rừng. Nhiều hộ gia đình
đã giàu lên từ việc trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy nhiên, công tác
trồng rừng ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề như
bất cập: Thâm canh cây gỗ lớn trong trồng rừng kinh tế nên làm theo mô hình
nào? Trồng cây gì để lấy ngắn nuôi dài nhằm tháo gỡ được những khó khăn trước
mắt cho các hộ trồng rừng? Nên chọn cây gì để vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao

cả trước mắt và lâu dài?… thì mỗi nơi làm một cách và đang tự mò mẫm và làm
theo kiểu tự phát. Có rất nhiều doanh nghiệp, nhiều lâm trường đã tìm ra những
giải pháp để phát triển nghề rừng như ứng dụng các tiến bộ khoa học trong công
tác tuyển chọn giống cây trồng, áp dụng các mô hình thâm canh rừng cũng như
các mô hình liên doanh, liên kết trong công tác trồng rừng kinh tế. Nhưng đến nay
các mô hình, các giải pháp đó chưa được đánh giá một cách cụ thể.


2

Công ty lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập từ năm 1998 trên cơ sở sáp
nhập các lâm trường trong tỉnh Hòa Bình với nhiệm vụ chính là trồng trồng rừng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong những năm qua Công ty cũng đã áp
dụng các mô hình trồng rừng kinh tế và trồng được trên 14.500 ha rừng nguyên
liệu.
Tuy nhiên trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
đặt ra nhiều vấn đề như: Hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế như thế
nào?. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, … đã tương xứng với tiềm năng
đất đai, nhân lực hiện có hay không? Những định hướng nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh rừng trồng kinh tế trong thời gian tới như thế nào?. Từ thực
tiễn trên vấn đề: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình”
được tác giả lựa chọn làm đề tài cho luận văn là yêu cầu cấp thiết.
2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng, đề
xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế
góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên
địa bàn huyện.

Mục tiêu cụ thể
- Luận giải được lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh nói chung và
hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng kinh tế nói riêng.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng về hiệu kinh doanh rừng trồng kinh
tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình
- Tìm hiểu được một số nhân tố tác động chính đến việc kinh doanh rừng
trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình.


3

- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng
trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình trong thời tới.
3- ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn kinh doanh rừng
trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình, trong đó tập trung vào nghiên
cứu thực trạng các vấn đề bố trí sản xuất, hiệu quả đầu tư của các mô hình
trồng rừng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian
Do điều kiện thời gian có hạn, nguồn số liệu chưa nhiều nên việc phân
tích đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế chỉ được thực hiện ở
mức độ nhất định. Luận văn nghiên cứu trên phạm vi tất cả các lâm trường
trực thuộc Công ty lâm nghiêp Hòa Bình.
- Phạm vi về thời gian
Thời gian khảo sát, thu thập số liệu từ năm 2004 đến năm 2010



4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRỒNG RỪNG KINH TẾ
1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả
Mặc dù còn rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song
có thể khẳng định trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay mọi đơn vị
sản xuất kinh doanh hay một chủ thể nhất định đều có mục tiêu bao trùm, lâu
dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi tổ chức phải xác
định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển phù hợp với những thay
đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các
nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình diễn ra có hiệu quả hay không. Muốn
kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được
hiệu quả kinh doanh ở phạm vi ở từng bộ phận của nó.
Có thể nói rằng dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu
quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của mọi
đơn vị sản xuất hay một chủ thể nhất định song lại khó tìm thấy sự thống nhất
trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh.
Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế và có hạn, đòi hỏi
người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng
hàng hoá có giá trị sử dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về
khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có
quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài, vật lực, tiền vốn
...) để đạt được kết quả đó.



5

H=
Trong đó:

K
C

H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù
lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ sản xuất và
cách tổ chức quản lý. Đây là quan điểm khá phổ biến được nhiều người thừa
nhận, quan điểm này gắn chặt kết quả với chi phí, coi hiệu quả kinh tế là sự
phản ánh trình độ quản lý sử dụng các chi phí bỏ ra trong sản xuất. Tuy nhiên
quan điểm này chưa bảng hiện tương quan về lượng và chất, chưa phản ánh
hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này.
Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất
Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa
chi phí và kết quả sản xuất.
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế bảng hiện ở quan hệ tỷ số giũa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ
giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một sô ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ
lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí
của nền sản xuất xã hội.

HQKD =

K
C

 K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
 C: là phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy (kết
quả sản xuất trừ chi phí) thì chưa xác định được năng xuất lao động xã hội và


6

so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những cơ sở sản xuất có
hiệu số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau.
Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất
với chi phí bỏ ra thì lại chưa toàn diện, bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được
sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu,
thời tiết...) Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng ở những
không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác
nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng sẽ không giống nhau.
Với quan điểm coi hiệu quả kinh tế chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí
bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là
hệ quả của các chi phí có sắn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. Ở các mức chi
phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Một quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn về
vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội
và phải bảo vệ môi trường.
Như vậy khái niệm về hiệu quả kinh tế cần được bổ sung và mở rộng.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và

chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại
diện cho kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác các
yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế chính là việc thực hiện hàng loạt các giải
pháp có hệ thống tổ chức, có tính đồng bộ và có tính liên tục nhằm đạt được mục
tiêu cuối cùng của quá trình kinh doanh đó là hiệu quả cao nhất cần đạt được.
Từ quan niệm trên có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình
độ lợi dụng các nguồn lực sắn có trong hoạt động kinh tế. đây là một đòi hỏi


7

khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy do yêu cầu của công tác
quản ký kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hạot
động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối
giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các các nhà
sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra
một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự
liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output) là sự bảng
hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có
liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản
xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo
ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh

thần của mọi thành viên trong xã hội.
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ
ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình hay
một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu
của doanh nghiệp có thể được bảng hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá
trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản
phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m 2, m3, lít... các
đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ... Kết quả cũng có thể phản
ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín,
danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm... Kết quả định tính và kết
quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định


8

bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm,... Hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh lại
tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả khi sản phẩm đã được sản xuất ở một
thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ
được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về...
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị
hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Trình độ lợi dụng các
nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối: tỉ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là
phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó.
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Phân loại hiệu quả kinh doanh là việc làm hết sức thiết thực, nó là phương

cách để các tổ chức xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để
thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của tổ chức. Trong
công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được bảng hiện ở nhiều dạng khác nhau,
mỗi dạng được thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân
loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực
trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của tổ chức.
1.1.2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của từng doanh nghiệp, với bảng hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất
lượng thực hiện những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc
dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu
nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời
kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần
tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh


9

nghiệp, mà còn phải đạt hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mức hiệu
quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ
thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng
thời thông qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cũng có tác động trực
tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đẩy mạnh hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại
trở thành lực cản kìm hảm hiệu quả cá biệt.
1.1.2.2. Hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận
Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả chi phí bộ phận
lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí từng yếu tố cần

thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (như lao động, thiết bị, nguyên vật liệu). Việc
tính toán chỉ tiêu chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Việc tính toán chỉ tiêu chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của các yếu tố nội
bộ hoạt động kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung. Về nguyên tắc hiệu quả
chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả chi phí bộ phận.
1.1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định và phân tích hiệu quả nhằm
hai mục đích
- Phân tích đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong
kinh doanh.
- Phân tích luận chứng về kinh tế - xã hội các phương án khác nhau trong
việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để:
Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng cách xác
định mối tương quan giũa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi thực hiện
mục tiêu.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tuyệt đối hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả
của các phương án với nhau.


10

Cách phân loại này, được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong việc
thẩm định các dự án mới đầu tư, với các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì
chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối trong hai mốc thời gian khác nhau.
1.1.2.4. Các quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
Trong thực tế không phải ai cũng hiểu hết và quan điểm giống nhau về
hiệu quả kinh doanh, những điều này làm triệt tiêu những cố gắng nỗ lực của
họ mặc dù họ cũng muốn làm tăng hiệu quả. Như vậy, khi đề cập đến hiệu

quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian
và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
a. Về mặt thời gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không làm giảm
hiệu quả khi xem xét trong dài hạn hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước
không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Trong thực tế không ít
trường hợp khi thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện lâu dài. Vấn đề
này tồn tại ở khá nhiều tổ chức và trong cả đội ngũ quản lý. Nghiên cứu và
xem xét việc nâng cao hiệu quả kinh doanh về mặt thời gian là việc không thể
thiếu để tổ chức tồn tại và phát triển.
b. Về mặt không gian
Có hiệu quả kinh doanh không còn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt
động cụ thể nào đó, có ảnh hưởng tăng giảm như thế này đối với cả hệ thống
mà nó liên quan tức là giữa ngành kinh tế này đối với ngành kinh tế khác,
giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống.
c. Về mặt định lượng
Hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu
và chi theo hướng tăng giảm thu chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa chi


11

phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động (lao động sống và
lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị có ích
d. Về mặt định tính
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt
động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá két quả đạt được, mà cần đánh giá
chất lượng của hoạt động ấy với kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả kinh
doanh mới được toàn diện.

Kết quả đạt được trong sản xuất mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng
của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhưng kết quả tạo ra ở mức nào, với giá trị
nào, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra
kết quả. Vì thế đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà
còn đánh giá chất lượng của hoạt động ấy.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.3.1- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng
quát để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự
tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh doanh trong những điều kiện cụ thể ở một giai đọan nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ,
còn tiêu chuẩn là lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu
chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đọan, mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác
nhau. Mặt khác tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế . có thể coi thu nhập tối đa trên
một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay, Trong
các biện pháp phát triển sản xuất thì biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới


12

có nội dung hết sức quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả
không gian và thời gian. Mục tiêu của biện pháp áp dụng tiến bộ nhằm tăng
năng suất lao động xã hội để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mọi mặt của
con người trên cơ sở tiết kiệm lớn nhất các loại chi phí. Như vậy có thể coi
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào
sản xuất lâm nghiệp là mức tăng thêm kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về

chi phí lao động xã hội.
Trong lâm nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm hai mặt hiệu quả sinh học và
hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả sinh học thường gắn với hoạt động của các quá trình sinh học,
được diễn đạt bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, quá trình sinh học diễn ra ở
những quá trình khác nhau nên việc cải tiến chúng hết sức tốn kém và phức tạp.
Vì vậy sự phù hợp giữa quá trình sinh học và môi trường là điều rất cần thiết.
Hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp chủ yếu do hai qui luật chi phối là:
Quy luật cung cầu và qui luật hiệu quả giảm dần.
Hiệu quả sinh học của sản xuất lâm nghiệp không phụ thuộc vào việc
người ta có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế lâm
nghiệp thì lại bị khống chế bởi những vấn đề này, nếu sản phẩm sản xuất ra
không có người mua thì không có thu nhập và sản xuất Lâm nghiệp bị ngưng
trệ do đó tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế lâm nghiệp.
Trong kinh tế vĩ mô, khi mà tổng cung vượt quá tổng cầu về một sản
phẩm nào đó thì tất yếu giá cả sẽ hạ xuống, Như vậy quan điểm khác nhau
giữa quan điểm sinh học và quan điểm kinh tế thường bắt nguồn từ vấn đề xã
hội và vấn đề cần giải quyết là làm sao để sản xuất ra nhiều sản phẩm cho
những ai yêu cầu trong khuôn khổ xã hội và kinh tế nhất định. Nhu cầu không
phải đơn giản là nhu cầu chung mà nhu cầu có khả năng thanh tóan. Hơn nữa
nhu cầu còn gắn liền với những thói quen và sở thích của người tiêu dùng. Sự


13

lựa chọn của người tiêu dùng dẫn đến cạnh tranh trong quá trình sản xuất, các
nhà sản xuất tập trung đầu tư vào loại sản phẩm có nhu cầu cao, dẫn đến dư
thừa và giá sẽ hạ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh
tế của hệ thống cây trồng còn tuân theo qui luật hiệu suất giảm dần, tức là sự
phản ứng của năng suất cây trồng với mức đầu tư sẽ bị giảm dần kể từ một

điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học. Kể từ điểm này thì một đơn
vị đầu vào tăng lên dẫn đến năng suất cây trồng tăng ít hơn so với trước đó,
nếu tiếp tục tăng mức đầu tư hiệu quả sẽ giảm dần.
Ngoài ra hiệu quả còn được xem xét cả về mặt thời gian và không gian.
về mặt thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài: tức là hiệu quả trong từng thời kỳ không được ảnh hưởng đến kết quả
của chu kỳ tiếp theo. Về mặt không gian hiệu quả chỉ có thể coi đạt được một
cách toàn diện khi hoạt động của các ngành các doanh nghiệp đều mang lại
hiệu quả và không làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc dân.
Như vậy đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về
mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế.
Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất, không
tách rời nhau. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế xét về các mặt thì hiệu quả
của các doanh nghiệp, hộ gia đình phải gắn với hiệu quả chung toàn xã hội.
Mặt khác trong sản xuất lâm nghiệp, kinh doanh trồng rừng khi đánh giá hiệu
quả kinh tế của một hệ thống cây trồng phải xét đến khả năng sản xuất hàng
hóa, hòa nhập với thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện cạnh tranh, phát
huy hết lợi thế so sánh từng vùng góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Một tiêu chuẩn nữa để đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề chuyên môn


14

hóa và hiện đại hóa sản phẩm, sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái.
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề rất phức tạp, ở mỗi khía cạnh nghiên cứu
khác nhau có hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế khác nhau. Chỉ tiêu
tổng quát hiệu quả kinh doanh:

Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong Lâm nghiệp nói chung trồng
rừng nói riêng nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế,
một quá trình sản xuất, kinh doanh hay một tiến bộ khoa học, kỹ thuật được
ứng dụng đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế được bắt nguồn từ bản chất hiệu quả. Đó là mối quan hệ giữa các yếu
tố đầu vào và đầu ra hay giữa chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó.
Kết quả thu được
Hiệu quả =
Chi phí bỏ ra
Hệ thống chỉ tiêu của HQKT được thể hiện trên cơ sở định lượng như
sau:
Q
Hiệu quả

=

max
K

Trong đó:

H: là hiệu quả
Q: Là lượng kết quả
K: Là lượng chi phí

Ở đây chi phí có thể là toàn bộ vốn sản xuất (vốn lưu động và vốn cố
định), toàn bộ chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm, toàn bộ chi phí sản


15


xuất hay giá thành sản phẩm. Nội dung chi phí cũng có thể là các yếu tố riêng
biệt như chi phí về lao động sống hoặc một số yếu tố về vật chất nào đó như
phân bón, cây giống, nguyên liệu, nhiên liệu v.v... tùy thuộc vào nội dung và
phạm vi nghiên cứu mà sử dụng chi phí cho phù hợp.
1.1.3.2- Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận: Hiểu một cách chung nhất là phần còn lại sau khi lấy phần
thu do bán sản phẩm trừ đi tất cả các chi phí sản xuất. Như vậy lợi nhuận là
phần thu nhập ròng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận là một chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy nhiều mặt hoạt động kinh tế, là
nguồn vốn đảm bảo tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống cho công nhân
viên chức trong doanh nghiệp, là thước đo trình độ quản lý kinh doanh, là tiêu
chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Vì vậy phạm trù
lợi nhuận trở thành phạm trù cơ bản nhất, chi phối mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
Lãi gộp: là phần còn lại sau khi lấy giá trị gia tăng trừ đi thuế và khấu
hao tài sản cố định thực hiện bằng công thức
Lãi gộp = VA – (thuế sản xuất + Khấu hao tài sản cố định)
Lãi gộp còn gọi là thu nhập hỗn hợp hay thu nhập thuần tuý.
Lãi thực (lãi ròng): Là phần còn lại sau khi lấy lãi gộp trừ đi chi phí lao
động sống. Được thể hiện bằng công thức:
Lãi thực = Lãi gộp – Chi phí lao động sống
Lãi thực còn gọi là lợi nhuận hay lãi ròng
Lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh


16

1.2. Đặc điểm kinh doanh rừng trồng kinh tế

1.2.1. Đất đai
Đất đai là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là nguồn cung cấp
nước và chất dinh dưỡng cho hệ thống cây trồng. Điều kiện đất đai là một
trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu để bố trí cơ cấu cây
trồng. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành
phần cơ giới của đất... để bố trí cây trồng cho phù hợp.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất
cây trồng hơn là tính thích ứng. Tuy vậy, trong cây trồng có cây đòi hỏi phải
trồng ở đất tốt, có cây chịu đất xấu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất
có thể khắc phục bằng cách bón thêm phân. Phần nhiều các loại đất tốt được
trồng các loại cây có phản ứng mạnh với độ màu mỡ của đất và có giá trị kinh
tế cao. Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng còn gọi là đất trống
được chia thành 3 loại:
Loại Ia: đặc trưng bởi thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng
Loại Ib: đặc trưng bởi thực bì cây bụi, cũng có thể có một số ít cây gỗ,
tre mọc rải rác
Loại Ic: đặc trưng bởi cây gỗ rải rác và các cây thân gỗ tái sinh.
Đối với rừng phòng hộ việc trồng rừng chủ yếu được tiến hành trên đất
loại Ia, phần lớn diện tích Loại Ib và phần nhỏ loại Ic. Còn phần lớn diện tích
loại Ic đưa vào khoanh nuôi. Đối với rừng sản xuất hay rừng kinh tế việc
trồng rừng được tiến hành trên cả ba đối tượng trên.
Để có thể chọn loài cây trồng, phương thức trồng và các biện pháp kỹ
thụât phù hợp, đất còn được phân chia theo các dạng lập địa với các nhân tố
chính theo bảng 1.1 sau đây.


17

Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng rừng kinh tế
Hạng đất


Độ dày
tầng đất
> 50cm

< 15o

II: Thuận
lợi

30-50cm

15- 25o

- Thịt nhẹ đến rất
nhẹ
- Thịt pha cát xốp
ẩm hay sét pha
cát hơi chặt
- Đá mẹ: Phấn sa

III: Ít
thuận lợi

< 30cm

26 -35o

- Thịt nặng hơi
chặt

- Sét pha thịt chặt
khô
- Cát pha
- Đá mẹ: sa phiến
thạch
- Sét nặng
- Sét pha thịt chặt
khô
- Cát di động
- Trơ sỏi đá
- Đá mẹ: phiến
thạch sét, sa
thạch, cuội kết

I: Rất
thuận lợi

IV: Không Các độ
thuận lợi
dày khác
nhau

Độ dốc

> 35o

Thành phần cơ
giới và đá mẹ
- Thịt mẹ, thị
trung bình

- Đá mẹ: Rhiolit,
granit

Thực bì chỉ thị
- Trảng cỏ cây bụi dày, sinh
trưởng từ trung bình đến tốt
- Cây bụi hoặc nứa tép sinh
trưởng trung bình đến tốt
- Độ che phủ của cây bụi cỏ
cao > 70%
- Cỏ may, sim mua sinh
trưởng xấu đến trung bình
- Tế guột dày đặc, sinh
trưởng trung bình
- Lau, chít, chè và mọc xen
cây bụi, nứa tép mọc thành
bụi rải rác, sinh trưởng xấu
đến trung bình
- Độ che phủ của cây bụi cỏ
cao từ 50- 70%
- Cỏ may, cỏ lông lợn, tế
guột mọc rải rác sinh trưởng
xấu
- Đất trống hoặc có rất ít thực
vật sinh trưởng xấu
- Độ che phủ của cây bụi cỏ
cao từ 30 – 50cm
- Cỏ tranh lau lách dây gai
mọc rải rác
- Có rất ít thực vật sinh

trưởng xấu
- Độ che phủ của cây bụi cỏ
cao dưới 30cm


18

Đối với rừng trồng kinh tế chỉ nên trồng trên đất hạng I và hạng II
Một vài dạng đất ở hạng III hay IV khi có đủ điều kiện làm đất, cải thiện
đất mới tiến hành trồng, nhưng sẽ rát tốn kém và hiệu quả kinh tế mang lại
không cao.
1.2.2. Đặc điểm về giống
Loài cây trồng và chất lượng cây trồng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến
năng suất, sản lượng và chất lượng lâm sản. Trồng rừng kinh tế là lựa chọn loài
cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu và đất đai ở vùng đó, phù
hợp với điều kiện lập địa đó có như vậy cây trồng mới phát triển nhanh. Trong
những năm qua nhiều dự án trồng lớn đã không mang lại hiệu quả, do khâu chất
lượng cây giống không được đảm bảo không có xuất xứ rõ ràng, nhiều nơi người
dân còn lấy giống trôi nổi trên thị trường dẫn đến cây trồng không phát triển, khả
năng thành rừng thấp, năng suất không cáo dẫn đến không có hiệu quả kinh tế.
Giống là khâu quan trọng nhất đảm bảo nâng cao năng suất, hiệu quả của
trồng rừng. Vì vậy cần được quản lý chặt chẽ. Giống phải được cung cấp bởi
đơn vị có đầy đủ chức năng kinh doanh giống, nguồn gốc được công nhận và
được quản lý chặt chuỗi hành trình từ khâu thu hái đến tạo cây con xuất vườn.
Việc chọn loài cây trồng rừng kinh tế phải dựa vào các tiêu chí như:
- Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp
- Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng trồng rừng
- Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước
- Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế
- Có khả năng chống chịu các nhân tố khí hậu có hại và không gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường, chưa bị sâu bệnh.
1.2.3. Biện pháp kỹ thuật trồng rừng
Thâm canh toàn diện từ khâu chọn giống đến khâu làm đất bón phân
chăm sóc trong đó giống là khâu quan trọng nhất đảm bảo cho năng suất và


19

hiệu quả cao. Với những nơi có độ dốc lớn không thể cơ giới hoá thì thực bì
sau khi phát dọn sạch sẽ, khâu cuốc hố phải đảm bảo đúng kích cỡ theo quy
trình (40x40x40 cm), các hàng bố trí theo đường đồng mức, các cây giữa các
hàng bố trí theo dạng hình nanh sấu. Khâu làm đất thực hiện tốt là một phần
giúp cây sinh trưởng phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Tiếp theo là công việc
bón phân cho cây trồng trong giai đoạn đầu, trước khi trồng cây thực hiện
khâu bón lót. Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai 1 - 2kg/hố; phân vi
sinh 0,2 – 0,25kg/hố; hoặc phân NPK 5:10:3 hay NPK 16:16:8 bón 0,2kg/hố.
Việc bón phân cho cây trồng giai đoạn đầu rất quan trọng, vì đất đồi thường
thiếu dinh dưỡng, bón phân sẽ giúp cho cây trồng đảm bảo dinh dưỡng để
tăng trưởng, ở giai đoạn đầu cây sinh trưởng mạnh (hệ rễ, các chỉ tiêu về thân
lá) sẽ tạo đà cho cây phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. Ở 2 năm tiếp theo
tiếp tục thực hiện bón thúc cho cây trồng trong các lần chăm sóc (mỗi lần
chăm sóc bón 0,2 – 0,25kg NPK/gốc). Thực hiện tốt hai khâu làm đất và bón
phân sẽ giúp cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn còn nhỏ, khi cây trưởng
thành năm thứ 3 trở đi thì có thể tự tổng hợp dinh dưỡng sinh trưởng phát
triển tốt.
- Về kỹ thuật trồng và chăm sóc: Các mô hình được trồng theo phương
thức thuần loài và sử dụng cây con có bầu, cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn
mật độ trồng từ 1650 -2200 cây/ha, với quy trình một năm trồng, 3 năm chăm
sóc bảo vệ, chăm sóc mỗi năm 2 lần và trồng dặm. Song từ thực tế cho thấy các
mô hình rừng trồng có thâm canh đều sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, nếu

chăm sóc tốt thì cuối năm thứ 2 đầu năm thứ 3 rừng đã bắt đầu khép tán, nên về
kỹ thuật trồng và chăm sóc có thay đổi cho phù hợp hơn, giảm bớt chi phí nhân
công. Cụ thể trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2004 đến nay rừng được thiết kế
và trồng với mật độ thấp hơn Keo lai (1650 cây/ha), Keo tai tượng (1.800
cây/ha) quy trình chăm sóc là trong 3 năm đầu (năm 1: 2 lần, năm 2: 3 lần, năm
3: 1 lần). Trồng dặm được tiến hành 1 lần vào cuối năm thứ nhất.


×