Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.88 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ LAN ANH

GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học TN&XH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
Th.S LÊ THỊ NGUYÊN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo,
TH.S Lê Thị Nguyên – người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình làm khóa luận
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.
Xin được cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo và
các em học sinh trường Tiểu học Thị Trấn A, Đông Anh, Hà Nội và trường
Tiểu học Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội đã tạo điều kiện cho các em điều tra,
khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện



Vũ Thị Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
thành quả của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công
trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Lan Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐTNST

: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

TNST

: Trải nghiệm sáng tạo

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


GDLS

: Giáo dục lối sống

CTGDPT

: Chương trình giáo dục phổ thông

CLB

: Câu lạc bộ

CTTH

: Chương trình tiểu học

NCTL

: Nghiên cứu tài liệu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3

7. Giả thiết khoa học .................................................................................. 3
8. Cấu trúc đề tài ........................................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC T ỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TH N QUA T CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ............................................................. 5
1.1. Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học ............................................... 5
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.2. Con đường giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học ...................... 6
1.1.3. Nội dung giáo dục lối sống cho HSTH .......................................... 9
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................................................... 13
1.2.1. Khái niệm HĐTNST .................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường ....... 19
1.2.3. Các dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường ....... 21
1.3. Thực trạng giáo dục lối sống cho HSTH thông qua tổ chức
HĐTNST .................................................................................................. 29
1.3.1. Mục đích khảo sát thực trạng...................................................... 29
1.3.2. Đối tượng khảo sát thực trạng .................................................... 29
1.3.3. Nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng ........................... 29
1.3.4. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................ 30


Chương 2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA T CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO ................................................................................................. 38
2.1. Nguyên tắc giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................................. 38
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................. 38
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................. 38
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực hành, trải nghiệm ........................ 39
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo................ 40

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực sáng tạo của học sinh ............ 40
2.2. Biện pháp GDLS thông qua tổ chức HĐTNST cho HSTH ................ 41
2.2.1. Thiết kế các hoạt động TNST để giáo dục lối sống cho HSTH .... 41
2.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTNST để GDLS cho HS/Thiết kế và
tổ chức kế hoạch HĐTNST để giáo dục lối sống cho HSTH ..................... 44
2.3. Minh họa ........................................................................................... 45
KẾT LUẬN .................................................................................................. 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 49
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.1: Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học ................................. 6
Bảng 1.3.1: Bảng tổng hợp nội dung điều tra thực trạng ................................... 29
Bảng 1.3.2: Mức độ cần thiết của giáo dục lối sống.......................................... 31
Bảng 1.3.3: Mức độ GDLS cho HSTH ............................................................. 31
Bảng 1.3.4: Mức độ sử dụng cá phương pháp dạy học trong giáo dục lối sống
cho HSTH ........................................................................................................ 32
Bảng 1.3.5: Hiểu biết của GV về phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm,
sáng tạo ......................................................................................................... 34
Bảng 1.3.6: Mức độ nhận thức sử dụng PPDH tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong GDLS cho HSTH ...................................................................... 35
Bảng 1.3.7: Thực trạng sử dụng PPDH tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong GDLS cho HSTH .................................................................................. 36
Bảng 2.2.1: Bảng dự kiên nôi dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................. 42


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục hiện nay là thay đổi căn

bản và toàn diện giáo dục. Theo xu thế đổi mới chương trình tiểu học sau
2015, một số môn học sẽ được thay đổi thành môn học mới trong đó môn Đạo
đức sẽ được thay thế bằng môn Giáo dục lối sống.
Môn Đạo đức ở Tiểu học nhằm mục đích giúp học sinh có những hiểu
biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, hình thành kĩ năng nhận
xét đánh giá hành vi của bản thân với những người xung quanh, có những
hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ, tình huống đơn giản…, có thái độ
tự trọng, có trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng con người. Bên cạnh mục đích
đó thì việc giúp HS có những trải nghiệm thực tế và ứng dụng bài học vào
cuộc sống của môn Đạo đức còn hạn chế.
Nhận thức được hạn chế của giáo dục đạo đức ở trường tiểu học cũng
như tầm quan trọng của giáo dục lối sống cho HS, chương trình tiểu học sau
2015 đã thay môn Đạo đức thành môn Giáo dục lối sống. Môn GDLS giúp
các em thích nghi với mọi sự thay đổi của cuộc sống, sống hài hòa, sống có
ích, sống có trách nhiệm. Ngoài việc cung cấp cho HS những nội dung cơ
bản, môn Giáo dục lối sống còn tạo cơ hội cho HS thực hành, trải nhiệm và
ứng dụng những bài học vào thực tiến đời sống. Từ đó giúp trẻ chuyển tri
thức, tình cảm, niềm tin thành giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang
tính tích cực xã hội. Và Giáo dục lối sống cho HS trong nhà trường phổ thông
nói chung và HSTH nói riêng là một trong những nội dung đang được quan
tâm và có những bước tiến mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện cho trẻ.
Có nhiều con đường, phương pháp để Giáo dục lối sống cho trẻ trong đó
có phương pháp giáo dục trải nghiệm sáng tạo. Phương pháp giáo dục trải

1


nghiệm sáng tạo là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm khuyến khích
người học trải nghiệm thực tế sau đó phản ánh tổng kết lại để tăng cường

hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm
năng bản thân, tiến tới giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Trong đó, lối sống
của học sinh được hình thành chủ yếu qua hoạt động hằng ngày, qua hoạt
động trải nghiệm, qua môi trường xung quanh của học sinh... giáo dục lối
sống bằng việc làm cụ thể của học sinh. Giáo viên không bắt buộc trẻ “phải”
ghi nhớ yêu cầu và thực hiện, mà thông qua việc làm của mình, trẻ rút ra được
cách ứng xử và giá trị của hành vi có văn hóa.. Vì vậy việc sử dụng hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục lối sống sẽ mang lại một kết quả tốt.
Từ những lí do trên, người nghiên cứu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Giáo
dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải ngiệm
sáng tạo.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp để giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu việc Giáo dục lối sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho trẻ ở trường tiểu học( theo Chương
trình hiện hành): Trường Tiểu học Thị Trấn A – Đông Anh – Hà Nội, trường
Tiểu học Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội.

2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận của việc Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc Giáo dục lối sống cho HSTH thông
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Đề xuất và minh họa biện pháp Giáo dục lối sống cho hoc sinh tiểu học
thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu các
bài viết … có liên quan đến trải nghiệm sáng tạo. Hệ thống hóa những vấn đề
lý luận tâm lý học về giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học
7. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm phù hợp, nhằm
giáo dục lối sống cho HSTH thì sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, hạn
chế trong việc GDLS cho HSTH, nâng cao chất lượng giáo dục lối sống nói
riêng và giáo dục hiện nay nói chung.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm có hai
chương sau:

3



Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Giáo dục lối sống cho
học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chương 2: Đề xuất biện pháp Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học
thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

4


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TH NG

U TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1.1. Giáo dục lối sống cho học inh tiểu học
1.1.1. Khái niệm
* Lối sống
Lối sống (hay phong cách sống, nếp sống) là những nét điển hình, được
lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá
nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa. ()
Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một
thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân [7].
Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh
hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái
riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó [8].
Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động
mang tính ổn đinh, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này
được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn
những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa [9].
Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động

mang tính ổn đinh, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này
được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn
những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa [5].
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu: Lối sống là tập hợp tất cả
cách sống của một người, một nhóm người hay một cộng đồng, được biểu
hiện qua các hoạt động, việc làm như: lao động, học tập, sinh hoạt… tạo
thành một thói quen có định hướng, có chất lượng lí tưởng.

5


* Giáo dục lối sống
Giáo dục lối sống là quá trình giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng
những phẩm chất cơ bản, nền tảng; hành vi ứng xử phù hợp phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người
Chuẩn mực đạo đức là các giá trị, quy tắc ứng xử chung của các cá nhân
trong cộng đồng được công nhận, thừa nhận rộng rãi của cả xã hội.
1.1.2. Con đường giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học
Theo dự thảo CTGDPT mới, chương trình giáo dục bao gồm chương trình
giáo dục tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt
động giáo dục. Hệ thống các môn học của CTGDPT mới được chia thành: các
môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn
học tự chọn bắt buộc và được mô tả cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.1.1 Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học
Cấp học
Lớp

Tiểu học

Lớp 1

Lớp 2

1. Các môn học bắt
buộc, môn học bắt

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

245

245

140

140

175

210

35

35

Tiếng Việt

420

350

buộc có phân hóa và

280
Ngoại ngữ 1

số tiết trong năm học

140
Toán
105

175

175

Giáo dục lối sống
70

70
Cuộc sống quanh ta

6

70

Tìm hiểu xã hội



70

70

Tìm hiểu tự nhiên
70

70

70

70

Thế giới công nghệ

70

Tìm hiểu tin học
35

35

Tìm hiểu công nghệ
35

35

35


35

35

70

70

70

70

Giáo dục thể chất
70

70

70
Nghệ thuật

70

70

70

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
105


105

105

105

105

Tự học có hướng dẫn
140

140

70

70

2. Các môn học tự

Tiếng dân tộc thiểu số

chọn, nội dung giáo

Nội dung giáo dục địa phương

dục của địa phương và

70

62


62

62

64

64

1147

1147

1147

1184

1184

31

31

31

32

32

số tiết trong năm học

Tổng số tiết (1) và (2)
trong năm học
Số tiết trung bình/ tuần

Việc giáo dục lối sống cho HS được thực hiện qua tất cả các môn học
(nhất là các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội) và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo; trong đó môn Giáo dục lối sống là môn học cốt lõi để giáo dục
những phẩm chất nền tảng cho HS phù hợp với lứa tuổi HSTH.

7


* Thứ nhất, giáo dục lối sống cho HSTH thông qua môn học
Như đã nêu trên, môn DLS là môn học bắt buộc thuộc hệ thống các môn
học được quy định trong chương trình giáo dục (là môn học mà mọi HS đều
phải học) và là môn học cốt lõi để giáo dục những phẩm chất cơ bản, nền tảng
cho HS.
Có thể nói, các môn học ở tiểu học đều có khả năng giáo dục lối sống cho
HS. Ví dụ như, các bài thơ, truyện kể trong chương trình môn Tiếng Việt đều
chứa đưng những nội dung giáo dục lối sống. Nhưng việc giáo dục qua các
môn học đó chưa có tính hệ thống nên hiệu quả giáo dục còn hạn chế. Vì vậy,
môn Giáo dục lối sống sẽ là môn học cốt lõi trong việc giáo dục lối sống cho
HS, cung cấp cho HS một hệ thống phẩm chất cơ bản nền tảng phù hợp với
chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Nội dung chủ yếu của môn GDLS ở tiểu học là giáo dục đạo đức, pháp
luật, giá trị sống, kĩ năng sống phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Các mạch nội
dung này được định hướng vào các giáo dục các giá trị gia đình, quê hương
đất nước và cộng đồng, nhân loại; qua đó hình thành cho HS thói quen, nề
nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo
các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật (dự thảo CTGDPT mới,

4/2017, tr.15).
* Thứ hai, giáo dục lối sống cho HSTH thông qua HĐTNST
Như đã nêu,

DLS cho HS ở nhà trường được thực hiện thông qua các

môn học trong chương trình giáo dục trong đó môn

iáo dục lối sống là cốt

lõi, nhằm cung cấp cho HS những chuẩn mức hành vi , phẩm chất tốt đẹp cơ
bản cần có của con người. Tuy nhiên, mục đích việc giáo dục lối sống không
chỉ dừng lại ở việc biết, hiểu, những chuẩn mực hành vi, phẩm chất tốt đẹp
mà còn muốn cho HS biết ứng dụng các chuẩn mực, phẩm chất đó vào thực
tiễn đời sống thêm vào đó là hình thành cho HS những thói quen, nề nếp cần

8


thiết trong học tập, sinh hoạt…Vì vậy, những bài học về lối sống phải mang
tính thực tiễn, ứng dụng, HS phải được trải nghiệm thực tế, từ đó rút ra những
bài học và giá trị cho bản thân, góp phần xây dựng và bồi dưỡng các phẩm
chất đạo đức một cách bền vững.
Trong phạm vi giáo dục nhà trường, HĐTNST là hoạt động mà HS được
tham gia trải nghiệm thực tiễn đời sống dưới dự hướng dẫn tổ chức của GV
nhằm mục đích hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một
số năng lực đặc thù của hoạt động. Như vậy, HĐTNST có những ưu thế cho
việc giáo dục lối sống bằng cách gắn kết các bài học giá trị với những trải
nghiệm thực tiễn cuộc sống.
Bên cạnh đó, theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông, các môn

học trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của
người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho
HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để
khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, từ việc phát
hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đa tích lũy được để
phát triển.
Qua định hướng phương pháp giáo dục đã nêu trên, HĐTNST có đặc
điểm, cách thức tổ chức hoạt động phù hợp định hướng phương pháp giáo dục
cho HS theo dự thảo chương trình mới. Vì vậy, HĐTNST không chỉ là hoạt
động phù hợp với GDLS cho HS ở nhà trường mà nó còn có ưu thế hơn các
phương pháp giáo dục khác trong việc giáo dục lối sống cho HS.
1.1.3. Nội dung giáo dục lối sống cho HSTH
Theo dự thảo CTGDPT mới (4/2017), giáo dục công dân nói chung và
giáo dục lối sống nói riêng có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân cách
người học. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế,

9


giáo dục công dân bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng xử phù hợp với
chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật, có kỹ năng sống, bản lĩnh vững vàng
để tiếp tục phát triển và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, hội nhập quốc tế (xem mô hình chân dung
HS tương lai theo định hướng đổi mới CT DPT dưới đây)

“Chân dung học sinh tương lai” theo CTGDPT mới (nguồn: vietnamnet)
Như đã phân tích ở trên, mục đích của việc giáo dục lối sống cho HSTH
trong nhà trường là giáo dục các giá trị gia đình, quê hương đất nước và cộng

đồng, nhân loại để phát triển ở HS những phẩm chất, những giá trị nền tảng
và cốt lõi, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi. Trên cơ sở nghiên cứu chương
trình và các tài liệu liên quan, dưới đây người nghiên cứu trình bày các phẩm
chất và yêu cầu cơ bản cần giáo dục cho HS lứa tuổi tiểu học bao gồm:

10


Phẩm chất

Biểu hiện phẩm chất của HSTH

1. Yêu đất nƣớc
- Yêu thiên nhiên.
- Yêu quê hương, tự hào về quê hương.
- Kính trọng biết ơn người lao động, người có công với đất
nước.
2. Yêu con ngƣời
2.1. Yêu quý - Yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
- Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người xung

mọi người

quanh; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ; quan tâm, động viên,
khích lệ bạn bè.
2.2. Tôn trọng - Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở
sự khác biệt vùng sâu, vũng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng
giữa

mọi của thiên tai.


người

- Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc,
tính nết và hoàn cảnh gia đình.
- Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
- Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.

3. Chăm học
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Thường xuyên hoàn thành nhiêm vụ học tập.
- Thích đọc sách để mở rộng hiểu biết;
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở nhà trường
vào đời sống hằng ngày.
4. Chăm làm
- Thường xuyên tham gia các công việc gia đình vừa sức với

11


bản thân.
- Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng
đồng vừa sức với bản thân.
5. Trung thực
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động; mạnh dạn nói
lên ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và mọi
người.
- Không nói dối; luôn giữ lời hứa với người thân, bạn bè, thầy
cô và mọi người; mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản
thân.

- Không tự liện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy
cô và mọi người.
- Không đồng tình với các hành vi gian dối trong học tập và
trong cuộc sống.
6. Trách nhiệm
6.1. Có trách - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
nhiệm với bản - Có ý thức sinh hoạt nề nếp
thân
6.2. Có trách - Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, không làm hỏng, làm
nhiệm với gia mất đồ dùng của cá nhân và gia đình.
đình

- Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc,
điện nước trong gia đình.

6.3. Có trách - Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các
nhiệm với nhà quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của
trường và xã công.
hội

- Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau tại trường học,

12


nơi ở và nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở
người thân chấp hành luật lệ nơi công cộng.
- Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

6.4. Có trách - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích.
nhiệm với môi - Không xả rác bừa bãi.
trường sống

- Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.

(Dự thảo CTGDPT mới, phụ lục 2 – Biểu hiện phẩm chất của HS, tr.32)
Nội dung giáo dục lối sống cho HS lứa tuổi tiểu học (thể hiện ở nội
dung các môn học: môn Đạo đức theo CTTH hiện hành; môn GDLS theo
CTGDPT mới) chủ yếu xoay quanh các quanh các mối quan hệ của con
người với bản thân, với người khác (trong gia đình và nhà trường), với công
việc, với cộng đồng, đất nước và nhân loại, với môi trường tự nhiên. Những
nội dung này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và
hiện đại, xoay quanh các trục giá trị bản thân, gia đình và cộng đồng dân tộc;
được xuyên suốt, mở rộng và nâng cao dần từ tiểu học, trung học cơ sở đến
trung học phổ thông.
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1. Khái niệm HĐTNST
* Trải nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt, “trải” là từng biết, từng sống qua; “nghiệm” là
ngẫm, suy, chứng thực, nghiệm lại. Như vậy “trải nghiệm” có nghĩa là suy
ngẫm, chứng thực, nghiệm lại những gì đã từng biết, từng sống qua hay trải qua.
Trải nghiệm hay kinh nghiệm là một khái niệm mang tính tổng quan được sử
dụng để mô tả kiến thức, kĩ năng có được thông qua việc tham gia vào hoặc
tiếp xúc đến sự vật, sự việc đó [].

13


Hiểu một cách đơn giản, trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá

đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất
bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý,
ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua quá trình trải nghiệm mà trẻ có thể
học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản
thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
* Sáng tạo
Thuật ngữ “sáng tạo” được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống vật
chất và tinh thần. Có nhiều khái niệm và thuật ngữ được sử dụng liên quan
đến sáng tạo như: tính sáng tạo, năng lực sáng tạo, tư duy sáng tạo, ý tưởng
sáng tạo, quá trình sáng tạo, phương pháp sáng tạo, công cụ sáng tạo, sản
phẩm sáng tạo.v.v.. Tất cả những thuật ngữ này đều liên quan đến một thuật
ngữ gốc Latinh: “Crear” - mang nghĩa chung là sự tạo ra, sự khai sinh ra, sự
sản xuất ra một cái gì đó mới mà trước đó chưa hề có, chưa hề tồn tại. Tổng
hợp các nghiên cứu cho thấy sáng tạo được định nghĩa như thế nào tùy thuộc
vào mục đích, góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề của nhà nghiên cứu.
Theo nghĩa chung nhất, sáng tạo được hiểu là một quá trình xuyên suốt
từ lúc hình thành ý tưởng đến khi tạo ra một sản phẩm mới có giá trị trong đó
chứa đựng nhiều yếu tố liên quan như con người, môi trường, điều kiện và
nhân cách của chủ thể sáng tạo. Đây là quan niệm về sáng tạo theo mô hình
4P (4P’s: person, process, product, press) được xây dựng dựa trên sự tổng hợp
và kết nối các nghiên cứu sáng tạo theo bốn hướng tiếp cận cơ bản là (1)
nghiên cứu dưới góc độ nhân cách sáng tạo; (2) nghiên cứu dưới góc độ quá
trình; (3) nghiên cứu dưới góc độ sản phẩm sáng tạo; (4) nghiên cứu dưới
góc độ môi trường. Tuy mỗi hướng tiếp cận nhìn nhận theo các cách khác
nhau và đưa ra những thuật ngữ khác nhau về sáng tạo, song giữa các thuật
ngữ và nội hàm của nó có sự kết nối chặt chẽ với nhau, bởi có thể thấy sản

14



phẩm sáng tạo là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo, được thực hiện bởi
những nhân cách sáng tạo (người sáng tạo với những đặc điểm riêng về tâm
sinh lí, phẩm chất, năng lực) cùng sự hỗ trợ của môi trường và các điều kiện.
Tóm lại, nói đến sáng tạo là nói đến các đặc tính cơ bản gồm tính mới mẻ, độc
đáo và có giá trị.
* Giáo dục trải nghiệm
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và
vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông,
hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi
sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư
tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở
phương Tây, Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải
học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó” [12, 41]
Trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” của John Deway có câu viết
“Một lượng thật nhỏ kinh nghiệm còn tốt hơn cả một tấn lý thuyết đơn giản
chỉ bởi vì chỉ có trong kinh nghiệm thì lý thuyết mới có được ý nghĩa sống
động và có thể kiểm chứng. Một kinh nghiệm giản đơn, dù là một kinh
nghiệm vô cùng tầm thường, cũng có thể sinh ra và chuyên chở mọi lý thuyết
(hoặc nội dung trí tuệ), song một lý thuyết mà tách rời khỏi một kinh nghiệm
thì dứt khoát không thể lĩnh hội được, ngay cả xét nó là lý thuyết. Nó có
khuynh hướng trở thành một công thức đơn thuần về ngôn từ, một tập hợp
những khẩu lệnh được dùng để biến tư duy, khả năng đích thực tạo ra lý
thuyết, trở nên không cần thiết và bất khả” [1, 174,175]. Tại sao John Deway
lại đề cao vai trò của kinh nghiệm đến vậy? Bởi trải nghiệm thực tế không chỉ
là con đường để mỗi cá nhân tiếp thu những tri thức mới. Mà quan trọng hơn,
trải nghiệm thực tế còn là cách thức duy nhất giúp chúng ta kiểm nghiệm
được lý thuyết. Theo ông, một lý thuyết cho dù là đơn giản hay phức tạp cũng
chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tế và được thực tế kiểm nghiệm.

15



Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, John Dewey đã chỉ
ra rằng những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo
dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn.
Giáo dục trải nghiệm theo John Deway là quá trình người học tiếp thu, lĩnh
hội những kiến thức bằng những kinh nghiệm do tự người học trải qua trong
thực tiễn cuộc sống. Jonh Deway đề cao vai trò của kinh nghiệm thực tiễn hơn
là những lý thuyết. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa trải nghiệm và
lý thuyết chính là tính thực tiễn. Lý thuyết hoàn toàn là một lý thuyết suông
khi không được gắn với thực tiễn. Giáo dục trải nghiệm thì hoàn toàn ngược
lại. Giáo dục trải nghiệm đưa cá nhân vào môi trường thực tế, gắn mỗi kinh
nghiệm cá nhân thu được với thực tiễn cuộc sống. Chính điều này làm nên giá
trị của giáo dục trải nghiệm.
Mô hình phương pháp học tập của David Kolb và lý thuyết học tập dựa
trên kinh nghiệm đã được trình bày trong cuốn sách “Học qua trải nghiệm:
Kinh nghiệm là nguồn gốc học hỏi và phát triển” xuất bản năm 1984 cũng
đưa ra một lí thuyết về học từ trải nghiệm. Trong lý thuyết này, David Kolb
đã giới thiệu một mô hình học tập dựa trên trải nghiệm thường được biết đến
với cái tên: “Chu trình học tập Kolb” như sau:

Kinh nghiệm
rời rạc

Thử nghiệm
tích cực

Quan sát có
suy tưởng


Khái niệm
hóa

16


Thông qua chu trình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến
liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Trình tự của việc học theo
mô hình học tập này không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong chu
trình. Tuy nhiên Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: tri thức khởi
nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ
không phải là ghi nhớ những gì đã có. []
Đặc trưng

DTN theo Kolb là thông qua việc tương tác với đối tượng,

kết hợp với những kinh nghiệm người học đã có từ trước để tái tạo nên một hệ
thống kiến thức mới chứ không đơn thuần là ghi nhớ những gì đã quan sát
được. Khác với Deway khi đề cao giá trị và vai trò của trải nghiệm, Kolb
nhấn mạnh khía cạnh người học liên hệ những kiến thức đã có với những gì
mà mình quan sát được (để thấy chúng liên hệ như thế nào) từ đó hình thành
kiến thức mới và đưa kiến thức đó vào thực tế để thử nghiệm.
Hiệp hội trải nghiệm giáo dục, hoặc AEE (Association for Experiential
Education) được thành lập vào năm 1970 tại Boone, North Carolina bởi một
nhóm các nhà giáo dục tin rằng cốt lõi của việc học tập được tăng cường và
mở rộng thông qua những kinh nghiệm có được của bản thân người học. Tổ
chức này đặc biệt coi trọng các hoạt động thực tế trong giáo dục. Do đó, tổ
chức phi lợi nhuận này ra đời nhằm thúc đẩy giáo dục qua thực nghiệm.Theo
hiệp hội này, GDTN là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó
người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản

ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá
trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng
đồng và xã hội [].
Ở Việt Nam, tư tưởng học tập gắn liền với thực tế cũng rất được coi
trọng và được ông cha đúc kết thành nhiều câu tục ngữ như “Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn” hay “Học đi đôi với hành”...Chủ tịch Hồ Chí Minh

17


cũng nhiều lần khẳng định tư tưởng học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn
liền với thực tế. Giữa lí luận và thực hành có mối quan hệ, tác động qua lại
với nhau. Tư tưởng này đã trở thành định hướng của Đảng trong công tác giáo
dục và đào tạo nước ta, được thể hiện rất rõ trong điều 3 luật Giáo dục (2005)
như sau: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
* Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo PGS-TS Đinh Thị Kim Thoa: Hoạt động TNST là hoạt động giáo
dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường
cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển
năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo
của cá nhân mình.( />Theo dự thảo đổi mới CTGDPT (4/2017): Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức
của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực
tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục; qua đó hình thành những
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù
của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích

ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống.
Như vậy, HĐTNST là hoạt động giáo dục nhấn mạnh vào việc HS trực
tiếp tham gia trải nghiệm thực tiễn đời sống và GV chỉ giữ vai trò hướng dẫn,
tổ chức hoạt động từ đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực
chung và một số năng lực đặc thù cho HS.

18


×