Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.7 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, chỉ tính riêng 31 mầm bệnh phổ biến đã gây ra 600
triệu ca bệnh truyền qua thực phẩm (BTQTP) và 420.000 ca tử vong
trên toàn cầu năm 2010, trong đó chủ yếu là do tiêu chảy. BTQTP
xảy ra ở hầu hết các Quốc gia trên Thế giới và gây hậu quả nghiêm
trọng, kể cả các Quốc gia phát triển, có sự kiểm soát an toàn thực
phẩm rất nghiêm ngặt.
Tiêu chảy liên quan chặt chẽ với thực phẩm và là biểu hiện chủ
yếu của BTQTP. Tiêu chảy cũng là lý do chủ yếu buộc người bệnh
phải đi khám và sử dụng dịch vụ y tế. Chính vì vậy, số liệu nghiên
cứu về tiêu chảy liên quan đến thực phẩm sẽ là nguồn thông tin tin
cậy để có thể đánh giá toàn cảnh thực trạng bệnh truyền qua thực
phẩm trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu cho thấy số ca mắc tiêu chảy do
thực phẩm thực tế lớn hơn nhiều con số thống kê chỉ dựa trên báo cáo
của hệ thống y tế.
Do vậy, số liệu thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm ở
cộng đồng sẽ là bằng chứng quan trọng cho Chương trình mục tiêu
Quốc gia về An toàn thực phẩm và đặc biệt cấp thiết cho các nhà
quản lý trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì thế chúng
tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại
cộng đồng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”.
MỤC TIÊU:
1. Mô tả thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng
3 tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Phú Thọ năm 2013.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng tiêu chảy cấp liên
quan thực phẩm tại địa bàn nghiên cứu.



2
3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cải thiện kiến
thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm dự phòng tiêu chảy cấp
liên quan thực phẩm tại cộng đồng.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài đã cung cấp số liệu về thực trạng tiêu chảy cấp liên quan
thực phẩm (TCCTP) trong cộng đồng bao gồm tỷ lệ TCCTP, một số
yếu tố ảnh hưởng, tình trạng tự điều trị bằng thuốc tây và khoảng
trống số liệu báo cáo. Tỷ lệ TCCTP là 0,56%/ 2 tuần, chiếm 81,76%
tổng số các trường hợp tiêu chảy cấp chung; xử trí phổ biến nhất là tự
điều trị (87,60%) bằng thuốc Tây; khoảng trống số liệu TCCTP giữa
cộng đồng với báo cáo của hệ thống y tế công và nhà thuốc lần lượt
là 21,56 lần và 7,01 lần; một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc
TCCTP của hộ gia đình là kiến thức về “xử trí tiêu chảy cấp” đạt yêu
cầu (OR=0,63) và số nhân khẩu hộ gia đình ≥5 người (OR=1,72). Đề
tài cũng đã cung cấp minh chứng về hiệu quả một số biện pháp can
thiệp truyền thông cải thiện kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn
thực phẩm dự phòng TCCTP.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 125 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục),
với 4 chương, 34 bảng, 5 hình và 129 tài liệu tham khảo (37 tiếng Việt,
92 tiếng Anh). Đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (36 trang), đối tượng và
phương pháp nghiên cứu (22 trang), kết quả nghiên cứu (31 trang), bàn
luận (30 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang).
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiêu chảy liên quan thực phẩm
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
- Tiêu chảy (Diarrhea/diarrhoea): là đi ngoài phân lỏng bất thường
từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, theo định nghĩa của WHO.



3
- Trong nghiên cứu về tiêu chảy cộng đồng (Community-acquired
Diarrhea), đặc biệt là tiêu chảy truyền qua thực phẩm (Food-borne
diarrhea) tại Việt Nam, dựa trên hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ và
WHO, các nghiên cứu tại Việt Nam đã xác định những tiêu chuẩn
chính và phụ để xác định ca bệnh tiêu chảy, theo đó tiêu chảy bao gồm
ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: (i) Đi ngoài phân lỏng bất
thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, không có các triệu chứng khác của
đường tiêu hóa; (ii) Đi ngoài phân lỏng bất thường từ 2 lần trở lên
trong 24 giờ, có kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng khác của
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (đau bụng, đau quặn bụng, buồn nôn,
nôn, sốt); (iii) Đi ngoài phân lỏng 1 lần, phân có nhày/máu.
1.1.2. Bệnh truyền qua thực phẩm gây hội chứng tiêu chảy
1.1.2.1. Bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc vi khuẩn
1.1.2.2. Bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc virus
1.1.2.3. Bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc ký sinh trùng
1.1.2.4. Các bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc độc chất tự nhiên và hóa học
1.1.3. Một số nghiên cứu tiêu chảy liên quan thực phẩm trên thế giới
Theo WHO, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêu chảy cao và đa
phần có nguyên nhân do thực phẩm. Tiêu chảy cấp là một trong những
bệnh có số mới mắc mỗi năm cao nhất và riêng khu vực Đông Nam Á
đóng góp khoảng một phần ba gánh nặng của bệnh này.
1.1.4. Một số nghiên cứu tiêu chảy liên quan thực phẩm tại Việt Nam
1.1.4.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy liên quan thực phẩm
Nghiên cứu của Cục An toàn thực phẩm cho thấy biểu hiện chủ yếu
của ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là hội chứng tiêu chảy (67,17%). Tỷ lệ
mắc tiêu chảy của Việt Nam cao trong đó chủ yếu là tiêu chảy liên
quan thực phẩm (80-94%).
1.1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về nguyên nhân gây tiêu chảy liên

quan thực phẩm


4
NĐTP tại Việt Nam chủ yếu là do vi sinh vật và độc tố tự nhiên.
So sánh giai đoạn 2011-2015 so với 2006-2010 thấy tỷ lệ số vụ
NĐTP có nguyên nhân do vi sinh vật có xu hướng tăng lên.
1.1.4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của cộng đồng về an
toàn thực phẩm (ATTP) tại Việt Nam
KAP về ATTP là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả dự
phòng tiêu chảy truyền qua thực phẩm. Đánh giá thực trạng KAP người
dân về ATTP sẽ giúp ích cho quá trình can thiệp những điểm còn tồn tại,
nhằm nâng cao KAP của cộng đồng. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy
kiến thức ATTP thiếu ở cả 3 nhóm đối tượng: người tiêu dùng, người chế
biến thực phẩm và các nhà quản lý.
1.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy truyền qua thực phẩm
1.2.1. Các đường lây truyền tiêu chảy qua thực phẩm
Khi mầm bệnh trong phân được bài tiết ra ngoài, hầu hết chúng
thường bị không tồn tại được. Tuy nhiên, một số may mắn trong đó
có thể trú ngụ được vào các ngón tay, vào nước trước khi đến được
một vật chủ mới, hoặc chúng có thể sử dụng các đường trung gian
như nước, đất, ruồi và bàn tay để đến được thực phẩm, sau đó qua
thực phẩm để đến đối tượng đích. Thực phẩm chính là một trong
những đối tượng dễ bị ô nhiễm vi sinh vật nhất và là môi trường
thuận lợi để các mầm bệnh tăng sinh, qua đó làm tăng nguy cơ cho
đối tượng đích sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm.
1.2.2. Một số yếu tố vệ sinh liên quan đến cơ chế lây truyền bệnh tiêu chảy
Một số yếu tố vệ sinh liên quan đến lây truyền tiêu chảy là: xử lý
phân, vệ sinh tay, bảo đảm chất lượng nước, ruồi.
1.2.3. Một số yếu tố xã hội học liên quan đến tỷ lệ mắc tiêu chảy tại cộng đồng

Một số yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc tiêu chảy như: tuổi, Giới
tính, trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập gia đình, Số nhân khẩu
trong gia đình và KAP về ATTP. Trong đó KAP về ATTP ảnh hưởng
rất lớn đến tỷ lệ mắc các BTQTP nói chung và tiêu chảy cấp truyền
qua thực phẩm nói riêng.


5
1.3. Giải pháp can thiệp phòng chống tiêu chảy liên quan thực
phẩm trong cộng đồng
1.3.1. Cơ sở lý luận dự phòng bệnh tiêu chảy liên quan thực phẩm
Cơ sở lý luận quan trọng nhất của các giải pháp can thiệp là dựa trên
cơ chế lây truyền của tiêu chảy truyền qua thực phẩm. Thực phẩm là mắt
xích quan trọng trong chuỗi lan truyền các mầm bệnh gây tiêu chảy. Rửa
tay được các nhà khoa học ví như vaccine phòng bệnh, do có thể dự
phòng và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy. Bên cạnh đó, KAP về ATTP tốt là
một trong những cơ sở quan trọng để dự phòng tiêu chảy.
1.3.2. Một số giải pháp can thiệp chung của cộng đồng thế giới
Trên thế giới, một số mô hình can thiệp cải thiện gánh nặng tiêu
chảy đã được nhiều nước nghiên cứu, xây dựng và áp dụng thử.
Trong đó, các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe và
ATTP tại cộng đồng luôn được tập chung thực hiện và đã cho hiệu
quả rõ rệt. Nội dung của các can thiệp này chủ yếu nhằm nâng cao
KAP của cộng đồng về ATTP và nhấn mạnh thực hành rửa tay.
1.3.4. Một số giải pháp của hệ thống y tế Việt Nam
1.3.4.1. Giải pháp về tăng cường hệ thống tổ chức, quản lý ATTP
1.3.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
1.3.4.3. Một số mô hình điểm bảo đảm an toàn thực phẩm
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tại hộ gia đình (HGĐ): bao gồm chủ HGĐ và các
thành viên đang sống trong địa bàn nghiên cứu; Các trường hợp
người mắc tiêu chảy tại các HGĐ đã được chọn; Các cơ sở y tế công
tuyến phường/xã, huyện/thành phố (trạm y tế, bệnh viện, trung tâm y


6
tế dự phòng); các cơ sở y tế tư nhân (bệnh viện tư, phòng khám tư)
và các hiệu thuốc trong địa bàn nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình: HGĐ được xác định là người sống
chung địa chỉ, ăn cùng mâm cơm và chia sẻ các mối quan tâm và hoạt
động hàng ngày.
+ Tiêu chuẩn chọn ca bệnh tiêu chảy: một đợt của tiêu chảy bao
gồm ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: (i) Đi ngoài phân lỏng bất
thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, không có các triệu chứng khác của
đường tiêu hóa; (ii) Đi ngoài phân lỏng bất thường từ 2 lần trở lên
trong 24 giờ, có kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng khác của
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (đau bụng, đau quặn bụng, buồn nôn,
nôn, sốt); (iii) Đi ngoài phân lỏng 1 lần, phân có nhày/máu.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy liên quan thực phẩm: Dựa trên
hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ, một số yếu tố cần khai thác để chẩn đoán
nguyên nhân gây tiêu chảy liên quan thực phẩm bao gồm: (i) thời gian
ủ bệnh, (ii) thời gian kéo dài của bệnh, (iii) các triệu chứng chủ yếu và
(iv) những người cùng bị bệnh khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng sơ đồ chẩn đoán tiêu
chảy cấp liên quan thực phẩm theo hướng dẫn của WHO. Dựa trên sơ
đồ này, những ca tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm được xác định sau

khi loại trừ các nguyên nhân ngoài thực phẩm, đồng thời thỏa mãn các
điều kiện như: tiếp xúc thức ăn nguy cơ, có thời gian ủ bệnh và các
triệu chứng đi kèm.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: (i) Trẻ <6 tháng tuổi (tính từ ngày sinh đến
ngày đầu của giai đoạn điều tra); (ii) ca bệnh tiêu chảy do sử dụng
thuốc kháng sinh, thuốc xổ; (iii) do suy giảm miễn dịch, do bệnh
nhiễm trùng toàn thân hay cơ quan khác gây tiêu chảy phản ứng; (iv)


7
do các bệnh lý đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, ung
thư ruột, hội chứng ruột kích thích mạn tính, do không dung nạp
lactose, hội chứng kém hấp thu).
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng được triển khai tại thành phố Cẩm Phả
(Quảng Ninh), huyện Đông Hưng (Thái Bình) và huyện Lâm Thao (Phú
Thọ). Nghiên cứu can thiệp được triển khai tại xã Đông Giang (can
thiệp) và xã Hồng Việt (đối chứng), huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 06/2013-06/2015, gồm nghiên cứu thực
trạng từ 06/2013-12/2013 và can thiệp được tiến hành từ 9/2014-12/2014.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang có phân tích (xác định tỷ lệ mắc tiêu
chảy cấp trong 2 tuần theo dõi) và nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng
có nhóm đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Mục tiêu 1 & 2 (Nghiên cứu thực trạng)
Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, cắt ngang ước lượng tỷ lệ mắc hội
chứng tiêu chảy do thực phẩm trong cộng đồng. Số người tối thiểu

được điều tra tại mỗi tỉnh là n=7066 người, tính theo công thức:
(1  p)
n  12 / 2
.DE  7066
p. 2
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ
dân số (PPS: probability proportion to size), qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tại mỗi tỉnh chọn một quận/huyện/thành phố đại diện
cho tỉnh. Sau đó chọn 30 cụm theo kỹ thuật ngẫu nhiên hệ thống, từ
khung mẫu là danh sách các khu phố/thôn có kèm dân số, khu phố/thôn


8
là đơn vị chọn mẫu đầu tiên, cụm được mã hóa 01-30. Cỡ mẫu cần điều
tra tại mỗi cụm là khoảng 236 người (làm tròn 240 người/cụm), nếu
trung bình mỗi hộ là 4 nhân khẩu, số hộ trung bình tối thiểu cần điều tra
ở mỗi cụm là 60 hộ (làm tròn và lấy dự trữ 10% thành 70 hộ/cụm).
- Giai đoạn 2: Tại mỗi cụm chọn ngẫu nhiên 1-2 tổ/xóm/làng và
lập danh sách các HGĐ trong tổ để mã hóa, chọn 80 HGĐ ngẫu nhiên
thuộc cùng tổ/xóm/làng. Danh sách tổ/xóm/làng sẽ được lập trước và
những hộ được chọn sẽ được mã hóa 01-80 (điều tra 70 hộ, dự trữ 10
hộ để thay thế những HGĐ không tham gia). Tại mỗi HGĐ, điều tra
tình trạng kinh tế-văn hóa- xã hội và số lượt tiêu chảy cấp tất cả
thành viên thông qua người đại diện. Các trường hợp có tiêu chảy cấp
được mời phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin giúp xác định
nguyên nhân tiêu chảy và các chi phí đi kèm.
Trên thực tế đã điều tra tất cả 6.306 hộ gia đình bao gồm 21.699
người tại 3 tỉnh nghiên cứu.
2.2.2.2. Mục tiêu 3 (Nghiên cứu can thiệp)
Chọn chủ đích 2 xã nghiên cứu có đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

tương tự nhau trên địa bàn huyện Đông Hưng, là nơi đã được điều tra
thực trạng ở mục tiêu 1. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu can thiệp như sau:



n  1 / 2  1



2

p1.q1  p2 .q2
 857
( p1  p2 ) 2

Thay vào công thức ta tính được n=856. Ước lượng khoảng 10%
từ chối phỏng vấn và làm tròn số được cỡ mẫu (n) là 940 người. Tính
trung bình mỗi HGĐ có 4 người, như vậy cần điều tra 480 HGĐ tại 2
xã can thiệp và đối chứng, mỗi xã điều tra 240 HGĐ.
Trên thực tế đã điều tra 487 HGĐ bao gồm 2089 người dân tại 2
xã, trong đó nhóm can thiệp (240 HGĐ bao gồm 1042 người dân tại


9
xã Đông Giang) và nhóm đối chứng (240 HGĐ bao gồm 1047 người
dân tại xã Hồng Việt).
Tại mỗi xã, các HGĐ được chọn theo phương pháp chọn mẫu
phân tầng, đơn vị tầng là thôn/xóm. Tại mỗi thôn/xóm, số HGĐ được
chọn tỷ lệ thuận với số lượng dân cư của thôn/xóm đó, các HGĐ

được chọn ngẫu nhiên.
* Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng chỉ số hiệu quả
(CSHQ) tính theo công thức sau:
CSHQ(%) 

Trong đó:

| p2  p1 |
x100
p1

p1 : tỷ lệ trước can thiệp, p2 : tỷ lệ sau can thiệp.

* Đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT), được tính theo công thức sau:
HQCT=CSHQ Nhóm can thiệp - CSHQ Nhóm đối chứng
Trong đó: CSHQ

Nhóm can thiệp

là chỉ số hiệu quả của nhóm can

thiệp; CSHQ Nhóm đối chứng là chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng.
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin
2.2.3.1. Công cụ thu thập thông tin
Bao gồm 8 mẫu phiếu điều tra về thông tin hộ gia đình, KAP về
ATTP và tình trạng tiêu chảy.
2.2.3.2. Nội dung biện pháp can thiệp
Đề tài đã tiến hành triển khai các nội dung và các hoạt động can
thiệp về tăng cường quản lý và truyền thông an toàn thực phẩm
1) Kiện toàn Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Đông Giang, bao gồm

13 thành viên là đại diện cho các cơ quan, tổ chức đoàn thể của xã.
2) Các hoạt động can thiệp
- Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Chi cục An toàn thực phẩm
tỉnh Thái Bình, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đông Hưng và chính
quyền, các tổ chức đoàn thể xã Đông Giang, tổ chức tập huấn cho cán


10
bộ quản lý (Ban chỉ đạo) và người dân. Giảng viên là nghiên cứu sinh
và cán bộ Bộ môn Vệ sinh Quân đội, Học viện Quân y.
- Tổ chức tuyên truyền - giáo dục ATTP cho các đối tượng là chủ hộ
gia đình, thường xuyên trực tiếp chế biến thực phẩm cho bữa ăn gia đình:
in, cấp phát tờ rơi với các nội dung bảo đảm ATTP, phòng chống NĐTP
và tiêu chảy truyền qua thực phẩm. Các bài truyền thông được phát thanh
viên của xã can thiệp phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã vào đầu
giờ sáng, theo lịch với tần suất 2-3 buổi/ tuần trong suốt thời gian tiến
hành nghiên cứu can thiệp. Đồng thời các nội dung truyền thông này
cũng được lồng ghép vào các hoạt động đoàn thể của xã. Tại trường mầm
non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn xã, các bài
truyền thông về ATTP và phòng chống tiêu chảy cấp truyền qua thực
phẩm được nói trong thứ 2 đầu tuần và phát trong các giờ ra chơi.
+ Nội dung truyền thông - giáo dục: được biên soạn từ các tài liệu
của Cục An toàn thực phẩm đã ban hành.
+ Phương pháp truyền thông: truyền thông trực tiếp và gián tiếp bằng
nhiều hình thức khác nhau, dựa vào tài liệu truyền thông thay đổi hành vi
sức khỏe và truyền thông an toàn thực phẩm tại cộng đồng, đồng thời kết
hợp hỗ trợ xà phòng rửa tay (Xà phòng bánh Lifebuoy 45g).
- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện VSATTP tại HGĐ: tập trung
vào điều kiện vệ sinh chung, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ, tập huấn kiến
thức, thực hành ATTP (quy định 2 tuần tiến hành kiểm tra một lần).

2.2.4. Phương pháp và tiến trình thu thập thông tin
2.2.4.1. Mục tiêu 1 & 2 (Nghiên cứu thực trạng)
1) Bước 1.1: Liên hệ trạm y tế và cụm điều tra để lập danh sách HGĐ
theo các cụm đã chọn. Tuyển chọn và tập huấn nhóm điều tra viên, giám
sát viên và cộng tác viên.


11
2) Bước 1.2: Phát phiếu điều tra tới từng HGĐ để ghi nhận tình
hình tiêu chảy của từng thành viên trong 2 tuần (phiếu 4) và phát mẫu
báo cáo đến các cơ sở y tế và các hiệu thuốc (phiếu 5, 6). Các phiếu
này được phát trước ngày điều tra 2 tuần.
3) Bước 1.3: Phỏng vấn trực tiếp tại HGĐ sử dụng các câu hỏi soạn
sẵn (phiếu 1); gửi phiếu hẹn nếu người bệnh tiêu chảy cấp đi vắng hay
đang bị tiêu chảy (phiếu 7); Phỏng vấn trực tiếp từng trường hợp tiêu
chảy được báo cáo (phiếu 2). Điều tra các trường hợp đã được ghi
nhận tại các mẫu báo cáo (phiếu 5, 6) vào mẫu của điều tra viên (phiếu
6.1 và 6.2). Tất cả các trường hợp bệnh nhân đã nhập viện để điều trị
đều được xác minh tại bệnh viện về chẩn đoán căn nguyên tiêu chảy và
kết quả xét nghiệm phân (nếu có) (phiếu 8).
4) Bước 1.4: Phân tích số liệu và đưa ra yếu tố nguy cơ cần can thiệp,
đồng thời xây dựng các biện pháp can thiệp phù hợp.
2.2.4.2. Mục tiêu 3 (Nghiên cứu can thiệp)
1) Bước 2.1: Liên hệ trạm y tế và cụm điều tra để lập danh sách hộ
gia đình theo đã chọn tại xã can thiệp và xã đối chứng. Tuyển chọn và
huấn luyện nhóm điều tra viên, giám sát viên và người dẫn đường.
2) Bước 2.2 và bước 2.3: công cụ và phương pháp tương tự như bước
1.2 và bước 1.3 phần nghiên cứu thực trạng.
3) Bước 2.4: Tiến hành triển khai các nội dung can thiệp giáo dục
truyền thông về ATTP và phòng chống tiêu chảy cấp truyền qua thực

phẩm, hướng dẫn rửa tay xà phòng trong 15 tuần.
4) Bước 2.5: Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp dựa trên công cụ
và phương pháp giống như bước 1.2 và 1.3 của nghiên cứu thực trạng.
5) Bước 2.6: Tổng hợp số liệu, phân tích báo cáo tổng hợp đề tài.
2.2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
2.2.5.1. Mục tiêu 1 & 2 (Nghiên cứu thực trạng)


12
Một số chỉ số và biến số nghiên cứu gồm:
- Thực trạng tiêu chảy tại cộng đồng: các đặc điểm xã hội học của
người dân và hộ gia đình (HGĐ) trong cộng đồng; số ca mắc tiêu
chảy cấp (TCC) và tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm (TCCTP) của
người dân trong cộng đồng; số HGĐ có ca TCCTP; các yếu tố nguy
cơ tiếp xúc gây TCCTP; cách xử trí khi bị TCCTP;
- Thực trạng kiến thức, thực hành ATTP: Số HGĐ có kiến thức
ATTP đạt yêu cầu; Số HGĐ có thực hành ATTP đạt yêu cầu;
- Đánh giá KAP: kiến thức đạt yêu cầu khi trả lời đúng trên 70% số
câu hỏi được đánh giá (phỏng vấn); thái độ đạt yêu cầu khi trả lời đúng
nội dung được đánh giá (phỏng vấn); thực hành đạt yêu cầu khi thường
xuyên thực hiện nội dung được đánh giá (phỏng vấn kết hợp quan sát);
- Một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy tại cộng đồng: Một số yếu tố
xã hội học của cá nhân liên quan đến tỷ lệ mắc TCCTP; một số yếu tố xã
hội học và KAP ATTP liên quan đến tỷ lệ mắc TCCTP của HGĐ;
- Thống kê tại các cơ sở y tế : Số lượng các ca tiêu chảy đến khám và
chữa bệnh tại bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế; Số lượng các ca tiêu
chảy đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện tư, phòng khám tư nhân; Số
lượng các ca tiêu chảy đến tư vấn và mua thuốc tại các hiệu thuốc.
2.2.5.2. Mục tiêu 3 (Nghiên cứu can thiệp)
- Can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành ATTP: Số HGĐ có

kiến thức ATTP đạt yêu cầu, so sánh trước và sau can thiệp có đối
chứng; Số HGĐ có thái độ ATTP đạt yêu cầu; Số HGĐ có thực hành
ATTP đạt yêu cầu; tính chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp.
- Can thiệp cải thiện tỷ lệ mắc TCC: Số ca mắc TCC và TCCTP của
người dân trong cộng đồng, tính chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở và phát triển từ dự án số 4
“Phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm”, nằm


13
trong chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai
đoạn 2012-2015, được cấp kinh phí bởi Cục An toàn thực phẩm, BYT.
Nghiên cứu sinh là người trực tiếp thiết kế đề cương nghiên cứu,
xây dựng, triển khai thực hiện và giám sát trực tiếp quá trình nghiên
cứu thực trạng và can thiệp tại cộng đồng.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 với các
test thống kê thích hợp thường dùng trong nghiên cứu y học.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Khía cạnh khoa học và đạo đức trong nghiên cứu y sinh của đề tài đã
được Hội đồng khoa học và đạo đức của Cục An toàn thực phẩm, BYT
thông qua (Quyết định số 705/QĐ-ATTP ngày 14 tháng 11 năm 2014).
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm
3.1.2. Kết quả điều tra tiêu chảy liên quan thực phẩm trong cộng đồng
Tỷ lệ mắc TCC / 2 tuần là 0,68%. Tỷ lệ TCCTP/ 2 tuần là 0,56%.
Tỷ lệ TCCTP chiếm 81,76% trong số các ca TCC.
Yếu tố tiếp xúc nguy cơ liên quan thực phẩm gây TCCTP với tần

suất giảm dần như sau: Thực phẩm không nấu chín kỹ (28,10%), thức ăn
đường phố (16,53%), bữa ăn gia đình (16,53%), thực phẩm tươi sống
(10,74%), nước lã, nước đá (9,09%), thức ăn từ tiệc, liên hoan (6,61%).
Cách xử trí khi bị TCCTP với tần suất giảm dần như sau: tự điều trị
(87,60%), đến trạm y tế (8,26%), đến phòng khám tư (3,31%), đến bệnh
viện tỉnh (0,83%) và thấp nhất là không điều trị gì, để tự khỏi (2,48%).
Cách tự xử trí điều trị khi bị TCCTP với tần suất giảm dần như
sau: mua thuốc Tây (82,08%), sử dụng thuốc Tây có sẵn (15,09%),
phương pháp dân gian (7,55%), mua thuốc Nam/Bắc (0,94%).


14

15,25
4,25
21,56
7,01

Hình 3.1. Tháp gánh nặng tiêu chảy cấp và tiêu chảy cấp liên quan
thực phẩm theo các cấp độ điều tra
Ước tính 01 ca tiêu chảy cấp đến khám tại cơ sở y tế công tương
đương với 15,25 ca bệnh tiêu chảy cấp tại cộng đồng; tương tự, 01 ca
TCCTP tại cơ sở y tế công tương ứng với 21,56 ca tại cộng đồng.
Trên kênh nhà thuốc, ước tính cứ 01 ca tiêu chảy cấp đến mua thuốc
tương đương với 4,25 ca bệnh tiêu chảy cấp tại cộng đồng; tương tự,
01 ca TCCTP đến mua thuốc tương ứng với 7,01 ca tại cộng đồng.
3.1.3. Đặc điểm kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm
3.1.3.1. Đặc điểm kiến thức về an toàn thực phẩm
Một số nội dung kiến thức có tỷ lệ đạt yêu cầu cao như: chế biến
thực phẩm sống-chín (86,49%), thu gom xử lý rác thải (84,44%), xử



15
trí tiêu chảy cấp do thực phẩm (76,18%). Tuy nhiên một nội dung có
tỷ lệ đạt yêu cầu thấp như: rửa tay hợp vệ sinh (25,12%), nguồn gây
ô nhiễm thực phẩm (24,17%) và bảo quản thực phẩm (13,10%).
3.1.3.3. Đặc điểm thực hành về an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Một số nội dung thực hành có tỷ lệ đạt yêu cầu cao như: vệ sinh dụng
cụ bằng nước sạch (96,59%), bảo quản thức ăn thừa (95,77%), móng tay
cắt ngắn (91,36%), rửa tay trước chế biến thực phẩm (87,76%). Tuy
nhiên, một số nội dung thực hành chưa tốt như: dùng chung dụng cụ chế
biến thực phẩm sống và chín (23,33%), người chế biến thực phẩm mắc
bệnh ngoài da (20,41%) hoặc đeo trang sức trên tay (20,08%).
3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp liên quan
thực phẩm trong cộng đồng
3.2.1. Phân tích hồi quy đơn biến về tình trạng tiêu chảy liên quan
thực phẩm và một số yếu tố ảnh hưởng
Kết quả phân tích mô hình hồi quy đơn biến logistic cho thấy:
3.2.1.1. Yếu tố ảnh hưởng tới TCCTP của cá nhân
Tuổi: nhóm tuổi 40-59 có nguy cơ mắc TCCTP cao nhất
(OR=1,52; p<0,05), sau đó đến nhóm tuổi ≥ 60 (OR=1,33; p>0,05),
thấp nhất là nhóm tuổi 20 - 39 (OR=0,40; p<0,001).
Học vấn: nhóm có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp liên quan thực
phẩm cao nhất là học vấn trung học cơ sở (OR=1,70; p<0,01); thấp
nhất là nhóm học vấn trên trung học phổ thông (OR=0,22; p<0,001).
Tình trạng hôn nhân: các nhóm có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp liên
quan thực phẩm cao nhất là tình trạng hôn nhân “Ly hôn/ ly thân/
góa” (OR=1,82; p<0,05) và những người sống trong gia đình có số
nhân khẩu ≤ 2 người (OR=2,08; p<0,001).
Nghề nghiệp: nhóm có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp cao là nghề

nghiệp nông nghiệp (OR=1,12; p<0,001). Các nhóm có nguy cơ mắc


16
tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm thấp là nghề nghiệp Công
chức/viên chức /Công nhân (OR=0,29; p<0,001) và nhóm có thu
nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình trên trung bình
(OR=0,52; p<0,01).
3.2.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới TCCTP của hộ gia đình
Hộ gia đình có nguy cơ mắc TCCTP cao là: số nhân khẩu ≥5
người (OR=1,72; p<0,05), trình độ chủ HGĐ là tiểu học (OR=1,82;
p<0,05). Nhóm hộ gia đình có nguy cơ mắc TCCTP thấp là trình độ
chủ HGĐ trên trung học phổ thông (OR=0,48; p<0,05).
Tỷ lệ TCCTP của hộ gia đình có mối quan hệ chặt với:
Kiến thức về: thực phẩm an toàn (OR=0,50; p<0,01), nguyên nhân
ngộ độc thực phẩm (OR=0,44; p<0,01), nguồn ô nhiễm thực phẩm
(OR=0,39; p<0,01), xử trí tiêu chảy do thực phẩm (OR=0,41;
p<0,001), nước sạch (OR=0,32; p<0,001), thời điểm rửa tay
(OR=0,52; p<0,05), bảo quản thực phẩm (OR=0,07; p<0,001).
Thái độ: cho rằng “cần khám và điều trị tiêu chảy cấp” (OR=0,33;
p<0,001); thái độ cho rằng “Cần rửa tay trước chế biến thực phẩm, sau
đi vệ sinh và tiếp xúc bẩn” (OR=0,53; p>0,05).
Thực hành thường xuyên: rửa tay trước chế biến thực phẩm
(OR=0,38; p<0,001), rửa tay xà phòng (OR=0,43; p<0,001), dùng
chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín (OR=2,11; p<0,001),
đổ rác hàng ngày (OR=0,37; p<0,001).
3.2.2. Phân tích hồi quy đa biến về tình trạng tiêu chảy cấp liên
quan thực phẩm và một số yếu tố ảnh hưởng
Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy:
Một số yếu tố làm giảm nguy cơ mắc TCCTP của cá nhân như:

trình độ học vấn trên trung học phổ thông (OR=0,68; p>0,05), nhóm
tuổi 20-39 tuổi (OR=0,66; p>0,05), nghề nghiệp công chức/viên chức


17
/công nhân (OR=0,68; p>0,05). Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc
TCCTP như: số nhân khẩu gia đình ≤ 2 người (OR=1,47; p>0,05),
tình trạng hôn nhân “Ly hôn/ ly thân/ góa” (OR=1,71; p>0,05), nhóm
tuổi 40-59 tuổi (OR=1,28; p>0,05).
Một số yếu tố làm giảm nguy cơ mắc TCCTP của HGĐ như: kiến
thức về “xử trí TCC” đạt yêu cầu (OR=0,63; p<0,05); kiến thức về
“bảo quản thực phẩm” đạt yêu cầu (OR=0,26; p>0,05); thái độ về
“xử trí TCC” đạt yêu cầu (OR=0,59; p>0,05). Yếu tố làm tăng nguy
cơ mắc TCCTP là số nhân khẩu HGĐ ≥5 (OR=1,72; p<0,05).
3.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp truyền thông an toàn thực
phẩm đến thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng
3.3.1. Hiệu quả can thiệp truyền thông tại cộng đồng
3.3.1.1. Hiệu quả can thiệp kiến thức ATTP tại cộng đồng
Sau can thiệp, các chỉ số vể kiến thức an toàn thực phẩm đều được
cải thiện so với trước can thiệp. Một số chỉ tiêu có hiệu quả can thiệp
cao như: Hiểu đúng khái niệm an toàn thực phẩm (104,65%;
p<0,001), Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (435,32%; p<0,001),
Nguồn gây ngộ độc thực phẩm (763,28%; p<0,001), Dấu hiệu ngộ
độc thực phẩm (755,91%; p<0,001).
3.3.1.3. Hiệu quả can thiệp thực hành ATTP tại cộng đồng
Sau can thiệp, các chỉ số vể thực hành liên quan đến an toàn thực
phẩm đều được cải thiện so với trước can thiệp. Một số chỉ tiêu có
hiệu quả can thiệp cao như: rửa tay trước và trong khi chế biến thực
phẩm bằng xà phòng (53,21%; p<0,001); rửa tay trước khi ăn bằng
xà phòng (57,84%; p<0,001); rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc vật

bẩn bằng xà phòng (28,96%; p<0,001); Thớt dùng riêng cho thực
phẩm chín (39,18%; p<0,001); Dao dùng riêng cho thực phẩm chín
(68,71%; p<0,001).


18
3.3.2. Hiệu quả can thiệp tỷ lệ tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm
tại cộng đồng
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp của ngƣời dân
trƣớc và sau can thiệp (n=2.089)
Địa điểm
Xã can thiệp
(n = 1042)(1)

Trước can thiệp (a)

TCC
%
SL
21 2,02

p, CSHQ, HQCT

pa-b, 1 <0,001*;
p1-2, b <0,01**;
CSHQ1=85,71%;
23 2,20
Xã đối chứng Trước can thiệp (a)
CSHQ2=34,78%;
(n = 1047)(2)

Sau can thiệp (b)
15 1,43 HQCT=50,93%
* McNemar Chi-Square test, Exact Sig. (2-sided); **Fisher's Exact Test, Exact Sig. (2-sided)
Sau can thiệp (b)

3

0,29

Nhận xét: Tỷ lệ người dân mắc TCC sau can thiệp (0,29%) giảm so
với thời điểm trước can thiệp (2,02%) tại địa bàn can thiệp có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Tỷ lệ người dân mắc TCC sau can thiệp tại địa bàn
can thiệp (0,29%) thấp hơn so với tại địa bàn đối chứng (1,43%) có ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Hiệu quả can thiệp tiêu chảy cấp là 50,93%.
Bảng 3.30. So sánh tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp liên quan thực
phẩm của ngƣời dân trƣớc và sau can thiệp (n=2.089)
TCCTP
%
SL
18 1,73
3 0,29

p, CSHQ,
HQCT
Trước
can
thiệp
(a)
p
<0,01*;

a-b,
1
Xã can thiệp
p1-2, b <0,05**;
(n = 1042) (1)
Sau can thiệp (b)
CSHQ1=83,33%;
Trước can thiệp (a)
20 1,91
Xã đối chứng
CSHQ2=35,00%;
(n = 1047) (2)
Sau can thiệp (b)
13 1,24 HQCT=48,33%
* McNemar Chi-Square test, Exact Sig. (2-sided); **Fisher's Exact Test, Exact Sig. (2-sided)
Địa điểm

Nhận xét: Tỷ lệ người dân mắc TCCTP sau can thiệp (0,29%)
giảm so với thời điểm trước can thiệp (1,73%) tại địa bàn can thiệp
có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tỷ lệ người dân mắc TCTP sau can
thiệp tại địa bàn can thiệp (0,29%) thấp hơn so với tại địa bàn đối
chứng (1,24%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hiệu quả can thiệp tiêu
chảy cấp liên quan thực phẩm là 48,33%.


19
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm trong cộng đồng
Tỷ lệ tiêu chảy cấp trong nghiên cứu này thấp hơn một số nghiên

cứu được tiến hành tại Việt Nam như: nghiên cứu của Ngô Thị Nhu
và cs. tại 3 xã tại tỉnh Thái Bình (3,0%/ 2 tuần); nghiên cứu của Phạm
Đức Phúc và cs. tại tỉnh Hà Nam (0,28 lượt/người/năm); nghiên cứu
của Đỗ Thùy Trang và cs. tại Hà Nội (0,281 lượt/người/năm); nghiên
cứu của Phan Thị Kim và cs. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (12%/4
tuần).
So sánh số liệu giữa các quốc gia khác nhau cho thấy tỷ lệ tiêu
chảy của nghiên cứu này thấp hơn so với Hoa Kỳ (7,6%/ 4 tuần), Ailen (3,4%/ 4 tuần) và Canada (7,6%/ 4 tuần) và Úc (6,4%/ 4 tuần). Sự
khác biệt lớn giữa số liệu các nghiên cứu có thể giải thích sự biến
thiên của tỷ lệ bệnh theo thời gian và địa phương, hoặc cũng có thể
do sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu.
4.2. Một số yếu tố liên quan tới tiêu chảy cấp truyền qua thực
phẩm trong cộng đồng
4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm
4.2.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố xã hội học với tỷ lệ mắc tiêu chảy
cấp liên quan thực phẩm của cá nhân người dân trong cộng đồng
Kết quả đánh giá phân tích đơn biến logistic từ bảng 3.16 - 3.19 cho
thấy không có liên quan giữa tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp liên quan thực
phẩm (TCCTP) của cá nhân với giới tính (p>0,05), nhưng có liên quan
giữa tỷ lệ bệnh với nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số
nhân khẩu hộ gia đình, nghề nghiệp và thu nhập hộ gia đình (p<0,05).
4.2.2.2. Phân tích đơn biến một số yếu tố xã hội học và kiến thức,
thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của hộ gia đình với tỷ lệ
mắc tiêu chảy liên quan thực phẩm


20
a) Kết quả phân tích đơn biến giữa một số yếu tố xã hội học của
chủ hộ gia đình và hộ gia đình tới tỷ lệ mắc bệnh của hộ gia đình
Kết quả phân tích mô hình hồi quy đơn biến logistic cho thấy tiêu

chảy cấp do thực phẩm của hộ gia đình (bảng 3.20) có liên quan với
số nhân khẩu trong gia đình (OR=1,72; p<0,05). Số liệu phân tích
(bảng 3.20) cũng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ gia đình có xu
hướng tương quan với tỷ lệ hộ gia đình mắc bệnh, với tỷ suất chênh
(OR) của các nhóm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trên
trung học phổ thông lần lượt là: 1,82 (p<0,05); 1,42 (p>0,05); 0,79
(p>0,05); 0,48 (p<0,05).
b) Kết quả phân tích đơn biến giữa một số yếu tố kiến thức, thái độ,
thực hành của chủ hộ gia đình tới tỷ lệ mắc tiêu chảy của hộ gia đình
Một số yếu tố kiến thức và thực hành của về ATTP chủ hộ gia
đình (bảng 3.21-3.23) có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc TCCTP của hộ gia
đình. Đánh giá chung liên quan giữa các yếu tố KAP với tỷ lệ mắc
TCCTP cho thấy nhóm hộ gia đình có kiến thức, thái độ, thực hành
về an toàn thực phẩm tốt hơn sẽ có khả năng phòng tránh TCCTP
hiệu quả hơn. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong xây
dựng các nội dung can thiệp để phòng chống TCCTP.
4.2.2.3. Phân tích đa biến một số yếu tố với tỷ lệ mắc tiêu chảy liên
quan thực phẩm
a) Phân tích đa biến giữa một số yếu tố xã hội học với tỷ lệ mắc tiêu
chảy liên quan thực phẩm của cá nhân người dân trong cộng đồng
Một số yếu tố xã hội học làm giảm nguy cơ tiêu chảy cấp liên
quan thực phẩm (TCCTP) như: Nhóm trình độ học vấn trên trung học
phổ thông có nguy cơ mắc TCCTP giảm chỉ còn 0,68 lần (p>0,05);
nhóm tuổi 20-39 tuổi có nguy cơ mắc TCCTP giảm chỉ còn 0,66 lần
(p>0,05).


21
Ngược lại, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TCCTP như:
Nhóm có tình trạng hôn nhân: Ly hôn/ ly thân/ góa có nguy cơ mắc

TCCTP cao gấp 1,71 lần (p>0,05); Nhóm tuổi 40-59 có nguy cơ mắc
TCCTP cao gấp 1,28 lần ( p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với
một số nghiên cứu khác trên thế giới như nghiên cứu của Chen và cs.
tại Trung Quốc, Gurpreet và cs. tại Cộng hòa Malaysia, Agustina và
cs. tại Indonesia khi đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã
hội với tình trạng tiêu chảy của người dân trong cộng đồng.
b) Phân tích đa biến giữa một số yếu tố xã hội học và kiến thức,
thái độ, thực hành của chủ hộ gia đình với tỷ lệ mắc tiêu chảy liên
quan thực phẩm của hộ gia đình
Nhóm hộ gia đình có kiến thức đạt yêu cầu về “xử trí tiêu chảy
cấp” có nguy cơ mắc TCCTP giảm chỉ còn 0,63 lần (p<0,05); Nhóm
có thái độ đạt yêu cầu về “xử trí tiêu chảy cấp” có nguy cơ mắc
TCCTP giảm chỉ còn 0,59 lần (p>0,05); Nhóm có kiến thức về “bảo
quản thực phẩm” đạt yêu cầu có nguy cơ mắc TCCTP giảm chỉ còn
0,26 lần (p>0,05). Ngược lại, nhóm có số nhân khẩu hộ gia đình ≥5
có nguy cơ mắc TCCTP tăng 1,72 lần (OR=1,72; p<0,05).
Kết quả phân tích tương quan đa biến của đề tài hoàn toàn phù
hợp với bản chất bệnh lây truyền đường phân-miệng đã được trình
bày trong phần tổng quan.
4.3. Sự khác biệt tỷ lệ tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng
đồng và qua báo cáo của hệ thống y tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.12) có khoảng trống lớn giữa
số liệu thực tại cộng đồng và số liệu được báo cáo.Trên thế giới, các số
liệu tại các quốc gia phát triển được báo cáo thường xác định được hệ
số ước lượng cho một bệnh nguyên cụ thể do họ đã hình thành hệ
thống giám sát dựa vào hội chứng kết hợp với phòng xét nghiệm Hiện


22
tại, Việt Nam chưa có được số liệu xác định các bệnh nguyên gây tiêu

chảy cấp do thực phẩm nhưng kết quả từ nghiên cứu này cho thấy nếu
sử dụng dữ liệu từ bệnh viện để ước lượng gánh nặng bệnh tật, số liệu
sẽ có khuynh hướng ước lượng non so với thực tế.
4.4. Hiệu quả biện pháp can thiệp trong cộng đồng
4.4.1. Hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành về An toàn thực phẩm
Đề tài đã phân tích yếu tố liên quan và nhận thấy kiến thức về xử
trí, điều trị tiêu chảy đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Như vậy
chính ý thức dự phòng và điều trị bệnh của người dân trong cộng
đồng đã góp phần dự phòng bệnh tật cho chính họ. Kết quả của nhiều
nghiên cứu khác cho thấy biện pháp truyền thông- giáo dục sức khỏe
đã chứng minh là mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao kiến
thức, thực hành của người dân trong vệ sinh ATTP nhằm phòng tránh
tiêu chảy do thực phẩm.
Sau can thiệp (bảng 3.26), các chỉ tiêu kiến thức đều tăng cao so
với trước can thiệp và so với đối chứng. Một số chỉ tiêu có hiệu quả
can thiệp cao nổi bật như: hiểu đúng khái niệm an toàn thực phẩm,
nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Về thực hành, kết quả nghiên cứu này (bảng 3.28) cho thấy, tại
địa bàn can thiệp, tuy khảo sát về kiến thức (99,58%) và thái độ
(99,17%) đều đạt tỷ lệ cao sau can can thiệp nhưng thực tế thực hiện
hành vi rửa tay không cao (70,00%). Sự giám sát của đội ngũ y tế
thôn đã tạo được hiệu ứng cao trong thực hành rửa tay.
4.4.2. Hiệu quả can thiệp tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm
Sau can thiệp, tỷ lệ tiêu chảy cấp chung (bảng 3.29) và tiêu chảy
cấp liên quan thực phẩm (bảng 3.30) đã giảm. Điều này là do tác
động của quá trình can thiệp đã làm thay đổi KAP về ATTP.


23
KẾT LUẬN

1. Thực trạng tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng
Tỷ lệ tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng là 0,56%/ 2
tuần, chiếm 81,76% tổng số các trường hợp tiêu chảy cấp chung.
Tình huống hay gặp tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm là: Thực
phẩm không nấu chín kỹ (28,10%), thức ăn đường phố (16,53%), bữa
ăn gia đình (16,53%), thực phẩm tươi sống (10,74%), nước lã, nước
đá (9,09%), thức ăn tiệc, liên hoan (6,61%).
Khuynh hướng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế: phổ biến nhất là
tự điều trị (87,60%); khám và điều trị tại trạm y tế (8,26%), tại phòng
khám tư (3,31%), tại bệnh viện tỉnh (0,83%), không điều trị (2,48%).
Đa số bệnh nhân tự điều trị bằng cách mua thuốc Tây (82,08%) hoặc
sử dụng thuốc Tây có sẵn (15,09%).
Khoảng trống số liệu tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm giữa cộng
đồng với báo cáo của hệ thống y tế công và nhà thuốc lần lượt là
21,56 lần và 7,01 lần.
Một số nội dung kiến thức có tỷ lệ đạt yêu cầu thấp như: nguyên
nhân ngộ độc thực phẩm (27,24%), nguồn gây ô nhiễm thực phẩm
(24,17%), thời điểm rửa tay (27,10%). Một số nội dung thực hành đạt
yêu cầu thấp như: dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và
chín (23,33%), chế biến thực phẩm khi đang mắc bệnh ngoài da
(20,41%), đeo trang sức trên tay khi chế biến thực phẩm (20,08%).
2. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tiêu chảy cấp liên quan thực
phẩm tại cộng đồng
Yếu tố làm giảm tỷ lệ tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm của hộ gia
đình là kiến thức về “xử trí tiêu chảy cấp” đạt yêu cầu (OR=0,63).
Yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm của
hộ gia đình là số nhân khẩu hộ gia đình ≥5 người (OR=1,72).


24

3. Hiệu quả biện pháp can thiệp cải thiện kiến thức vệ sinh an toàn
thực phẩm và tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm tại cộng đồng
Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp, hiệu quả can thiệp đã
được thể hiện rõ: kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ
sinh an toàn thực phẩm đã tăng lên so với trước can thiệp và so với
đối chứng. Một số chỉ tiêu có hiệu quả can thiệp cao như: hiểu đúng
khái niệm an toàn thực phẩm (104,65%), nguyên nhân ngộ độc thực
phẩm (435,32%), dấu hiệu ngộ độc thực phẩm (755,91%), rửa tay
trước và trong khi chế biến thực phẩm bằng xà phòng (53,21%), rửa
tay trước khi ăn bằng nước sạch và xà phòng (57,84%), rửa tay sau
khi đi vệ sinh, tiếp xúc vật bẩn bằng xà phòng (28,96%), thớt dùng
riêng cho thực phẩm chín (39,18%), dao dùng riêng cho thực phẩm
chín (68,71%), tự nghiên cứu về an toàn thực phẩm (28,51%).
Sau can thiệp, tỷ lệ người dân mắc tiêu chảy cấp liên quan thực
phẩm của nhóm can thiệp (0,29%) giảm so với thời điểm trước can
thiệp (1,73%) có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hiệu quả can thiệp tỷ lệ
mắc tiêu chảy cấp liên quan thực phẩm là 48,33%.
KIẾN NGHỊ
1. Triển khai nghiên cứu thêm ở một số địa phương khác để dần
hoàn thiện hệ thống đánh giá, giám sát bệnh truyền qua thực phẩm
nói chung trong đó có tiêu chảy cấp do thực phẩm ở cấp độ khu
vực và quốc gia thông qua điều tra tại cộng đồng, cơ sở y tế công
lập và tư nhân.
2. Từng bước triển khai nhân rộng mô hình can thiệp truyền thông
dựa vào cộng đồng. Tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức
về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người dân, trong
đó nhấn mạnh các kiến thức về yếu tố nguy cơ và biện pháp bảo
đảm vệ sinh cá nhân, trong đó có rửa tay xà phòng




×