Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá hiện trạng và khả năng nhân giống bằng hom để bảo tồn nguồn gen loài hoàng đàn (cupressus torulosa d don) tại khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên, hữu lũng, lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 81 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình quốc gia về đánh giá đa dạng các sinh vật núi đá
vôi ở Việt Nam, một hệ sinh thái hết sức nhạy cảm, rất dễ dàng bị rủi ro bởi lẽ
trong đó có nhiều sinh vật quý, một đối tượng khá hấp dẫn bọn lâm tặc, đồng
thời đó lại là những đối tượng hiếm nếu chưa nói thường là những sinh vật sót
lại của hệ sinh vật cổ xưa, mà điều kiện hiện nay ít thích hợp với chúng 26  .
Trong các nhóm sinh vật đó có loài Hoàng Đàn. Cây hoàng đàn (Cupressus
torulosa D.Don ) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressuceae) là loài cây đã được xếp
hạng vào loại quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới, là loài có giá
trị về nhiều mặt và đang được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau ở nhiều
nước.
Gỗ Hoàng Đàn rất mịn và bóng, có nhiều vân hoa đẹp, có mùi thơm dịu
nên được dùng làm hàng mỹ nghệ cao cấp
Gỗ, vỏ, lá và rễ Hoàng đàn có dầu thơm đặc trưng được dùng làm
hương, đốt trầm, chưng cất tinh dầu để làm thuốc chữa bệnh (xoa bóp, thuốc
trị đau bụng, cảm cúm…) và dược liệu hoá mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng
thơm…
Ngoài giá trị về kinh tế Hoàng Đàn còn có ý nghĩa về bảo tồn nguồn
gen và tiến hoá đồng thời còn là cây cảnh đẹp
Hiện nay Hoàng đàn còn lại rất ít ở một số nơi trên đất nước ta như
Hữu Liên (Hữu Lũng-Lạng Sơn), Mai châu( Hoà Bình), và phân bố rải rác
trên các đỉnh núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang
Theo viện điều tra quy hoạch rừng thì loài cây này đang bị diệt vong và
có nguy cơ mất loài bởi sự khai thác và thu lượm của nhân dân địa phương.
Nhìn chung cây gỗ lớn đã hết, cây tái sinh còn nhưng không đáng kể, môi
trường sống của Hoàng Đàn đang bị huỷ hoại. Vì vậy việc bảo vệ loài cây này
càng trở nên cấp thiết, theo đúng như xếp hạng của tổ chức quốc tế bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên (I.U.C.N) về loài cây này là loài đang nguy cấp



2

Để góp phần bảo vệ loài Hoàng đàn theo cả hai hướng exsitu và insitu ( Tại
chỗ và chuyển chỗ) cần thiết phải có những khảo sát, đánh giá hiện trạng
đồng thời nghiên cứu khả năng nhân giống làm cơ sở xây dựng các biện pháp
bảo tồn phát triển loài cây này.
Chính vì lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng và
khả năng nhân giống bằng hom để bảo tồn nguồn gen loài Hoàng Đàn
(Cupressus torulosa D.Don) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên- Hữu
Lũng- Lạng Sơn


3

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Định tên và mô tả loài Hoàng Đàn
1.1.1 Trên thế giới
Họ Hoàng Đàn hiện nay đang được bàn luận bởi các tác giả khác nhau.
Một số tác giả cho rằng họ Cupressaceae bao gồm cả Taxodiaceae, một số
khác cho rằng hai họ này hoàn toàn khác biệt. 22 
Năm 1919 Philippe Eber hardt đã thu thập mẫu vật từ một cây cao
khoảng 8-10m tại Kai Kinh- Hữu Lũng- Lạng Sơn, mẫu vật này được đánh số
5073 và được lưu giữ tại New York. Năm 1919 Chevalier đã định loại mẫu
vật này là Cupressus funebris Endl. Năm 1994, 1998 Siba đã mô tả là loài
mới và đặt tên là Cupressus tonkinensis. Ông ta coi mẫu vật ở New York là
mẫu chuẩn 22 
Một số tác giả khác như Farjon, 1998 đã xem loài Hoàng Đàn
Cupresuss tonkinensis đồng dạng với Cupresuss torulosa D. Don. 22 
Trong luận văn này chúng tôi dùng tên Cupresuss torulosa D. Don để

gọi Hoàng Đàn tại khu bảo tồn Hữu Liên- Lạng Sơn
Họ Hoàng đàn (Cupressaceae) bao gồm khoảng 27-30 chi (trong đó 17
chi chỉ có một loài) với khoảng 130-140 loài.Chúng là các loài cây thân gỗ
hay cây bụi, có cơ quan sinh dục hoặc là đơn tính cùng gốc (monoecious),
hoặc là đơn tính cận khác gốc (subdioecious), đôi khi là đơn tính khác gốc
(dioecious), cao từ 1-116 m Vỏ cây của các cây trưởng thành nói chung có
màu từ nâu da cam tới nâu đỏ với kết cấu có thớ, thường bong ra hay dễ lột
theo chiều dọc, nhưng lại trơn, xếp vảy hoặc cứng và dễ vỡ thành miếng hình
vuông. Ở một số loài lá của chúng hoặc là mọc thành vòng xoắn ốc, theo các


4

cặp chéo chữ thập (các cặp đối, mỗi cặp cách cặp trước 90°) hoặc thành vòng
xoắn chữ thập gồm 3 hay 4 lá, phụ thuộc vào từng chi. 27 
Cupressaceae là họ phân bổ rộng nhất trong các họ thực vật hạt trần
thuộc ngành Thông, với sự phân bổ gần như toàn cầu ở mọi lục địa, ngoại trừ
châu Nam Cực, kéo dài từ vĩ độ 71° bắc ở khu vực cận Bắc cực của Na Uy tới
vĩ độ 55° nam ở khu vực xa nhất về phía nam của Chile , chúng có thể sinh
trưởng tốt ở cao độ 5.200 m tại khu vực Tây Tạng, là cao độ lớn nhất mà
người ta thông báo là không có bất kỳ loài cây có thân gỗ nào có thể sinh
sống. 27 
Họ Hoàng Đàn cũng mang những đặc điểm của cây lá kim: dạng cây
hình tháp, mọc thành rừng thuần loài hay là những cây vượt tán trên các cây
lá rộng khác. Tính đa dạng của cây lá kim (được thể hiện ở số lượng các loài)
lớn hơn ở Bắc bán cầu tại các vùng nhu Mêhicô, Tây Nam Hoa kỳ và Trung
Quốc (gồm cả Việt Nam), phần lớn các loài này thuộc các họ Thông
(Pinaceae) và Hoàng đàn (Cupressaceae). Nam bán cầu có số loài ít hơn. Có
một loạt các điểm nóng đối với sự đa dạng của cây lá kim ở Nam bán cầu như
ở New Caledonia, một quần đảo nhỏ phía Tây Thái Bình Dương có tới 43

loài, tất cả các loài này đều là đặc hữu. 27 
Cupressus torulosa còn gọi là cây bách Himalaya. Loài này được tìm
thấy ở Himalay, phân bố ở độ cao 300-1800m, mọc trên núi đá vôi của Tứ
Xuyên- Trung Quốc và Việt Nam 27 
Cupressus torulosa D.Don là loài ưa sáng, phát triển tốt trong rừng mưa
nhiệt đới và cận nhiệt đới ở những nơi đất có tính chất đá vôi. Nó có thể mọc


5

hỗn loài với Mackhamia và Hsienmu Buretiodendron. Đôi khi mọc riêng lẻ
trên sườn núi và các đỉnh núi. Là loài cây có khả năng chịu sương giá 27 
Là loài cây bản xứ của Trung Quốc, Việt Nam và được dẫn nhập vào
Ấn Độ, Kenya, Pakitan. Chúng mọc ở độ cao 800-3000m, nhiệt độ bình quân
năm 12-220 C, lượng mưa bình quân năm 650-1600mm. Thích nghi với hầu
hết các điều kiện gồm các loại đất đá vôi 27 
Theo đánh giá của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên( Internationa Union for

Conservation of Nature and

Natural Resources-IUCN) loài Cupressus torulosa D.Don là loài đang bị đe
dọa ở mức thấp.Là cây bản địa của Trung Quốc, được mô tả ở Việt Nam 24 
Trong cuốn Bách khoa toàn thư, phần Lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông
nghiệp Bắc Kinh 1989( Tiếng Trung Quốc) có ghi: Loài Cupressus torulosa
D.Don còn được gọi là Hoàng Đàn Tây tạng, cao 20m, thân hình trụ tròn, lá
rủ ở đầu cành, lá dạng vảy. Quả hình trụ dài 1.2-1.6cm, màu nâu xám sẫm, có
nhiều hạt nhỏ. Trên đỉnh nón có đầu ngọn. Phân bố ở Đông Nam Tây Tạng,
nhiệt độ thích hợp từ 13-190 C, lượng mưa hàng năm > 1000 mm, mọc trên
núi đá vôi và được trồng ở Vân Nam- Trung Quốc 25

1.1.2. Ở Việt Nam
Các tài liệu trước đây về cây lá kim Việt Nam đều gọi các cây Hoàng đàn
ở Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Việt Nam là Cupressus torulosa D.Don.
Trong cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội, 2001 đề cập
đến có 03 loài Hoàng Đàn trong đó loài Cupressus torulosa D.Don chỉ gặp ở
dãy nuí Cai Kinh, Hữu Liên, Hữu Lũng- Lạng Sơn, đôi khi gặp ở Lâm
Đồng 17 


6

Theo GS.TS Lã Đình Mỡi trong cuốn “ Tài nguyên thực vật có tinh dầu
ở Việt Nam”, tập 2 năm 2002 có ghi: Chi Hoàng Đàn gồm khoảng 20 loàii
phân bố từ Đông Á, Nam Á, Trung Á đến Bắc Mỹ. Ở nước ta Hoàng Đàn chỉ
mới gặp 02 loài duy nhất : Hoàng Đàn (Cupressus torulosa D.Don và Hoàng
Đàn rủ (Cupressus funebris Endl ) 6 
Trong cuốn “Thực vật và thực vật đặc sản rừng ” của trường Đại Học
lâm nghiệp các tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng có ghi: Loài Hoàng Đàn
Cupressus torulosa D.Don, là cây gỗ thường xanh, có thể cao tới 40m, đường
kính tới 90cm. Sinh trưởng chậm, tái sinh kém, phân bố rải rác hoặc thành
quần thụ nhỏ trên đất đá vôi cao 200-1200m so với mặt nước biển thuộc các
tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn 2 
Trên Thế giới Hoàng đàn được xếp ở cấp độ ít nguy cơ, gần bị đe doạ,
còn ở Việt Nam thì loài này được xếp vào cấp rất nguy cấp (Critically
Endangered - CR) là loài đã bị khai thác rất ráo riết để lấy gỗ thân và gỗ rễ, số
lượng cá thể còn lại rất ít, cây lại tái sinh rất khó khăn. Qua điều tra hiện tại
chỉ còn 03 cây tự nhiên trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng
Sơn và một quần thể nhỏ gồm 17 cây được trồng trong khu đặc dụng.
Theo các tài liệu mới nhất hiện nay như: Sách đỏ Việt Nam năm 2007,

Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật trong hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ 3 ngày 22/10/2009 xác định tên loài Hoàng Đàn ở Hữu
Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn là Cupressus torulosa D.Don và tên tương tự là
Cupressus tonkinensis Silba 1 21
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỡ thường xanh, cao 15-20m, đường
kính thân 40-60cm, vỏ màu nâu, nứt dọc, cành non hình trụ hay 4 góc chia
nhánh trên cùng một mặt phẳng, tán lá hình tháp. Lá hình vẩy xếp thành 4 dãy


7

sít nhau trên cành, tù ở đỉnh, mặt lưng có tuyến nhựa dài tạo thành rãnh hơi
rõ. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực hình trụ thuôn dài 5-6cm mang 8-12 cặp
nhị, nón cái gần hình cầu hoặc hình trứng dài 1,5-2cm, gồm 6-8 hoặc hãn hữu
tới 14 vẩy hình khiên, rốn vẩy lồi hoặc phẳng có mũi nhọn ít nhiều uốn cong.
Mỗi vẩy mang 6-8 hạt, hạt hình cầu, dẹt, đôi khi hình tam giác, thường rộng
và có mũi nhọn ở đỉnh, có tuyến nhựa hơi rõ ở mặt trong và một cánh mỏng
bao quanh 1
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Nón xuất hiện tháng 4, hạt chín tháng
7- tháng 10. Cây sinh trưởng chậm, khả năng tái sinh hạt kém. Mọc rải rác
trong rừng cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi ở độ cao 300-700m 1
Phân bố: Việt Nam: Tuyên Quang( Na Hang), Cao Bằng( Thạch An),
Lạng Sơn(Hữu Lũng, Đồng Mỏ,Bắc Sơn) 1
Giá trị: Nguồn gen quí và hiếm ở Việt Nam. Gỗ tốt, thớ mịn, không
mối mọt, có mùi thơm dịu, dùng trong xây dựng, đóng dồ gỗ cao cấp, làm
hàng mỹ nghệ và chế biến hương trầm 1
Tình trạng: Loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên do trước
đây bị khai thác ồ ạt vì mục đích thương mại và sử dụng làm hương. Hiện tại,
theo các thông tin thu được từ khu bảo tồn thiên nhiên Hưũ Liên thì loài này
còn rất ít, thỉnh thoảng trên núi đá vôi chỉ còn cây nhỏ hoặc ít cây to ở những

nơi hiểm trở. Phân hạng CR A 1a,d 1
Biện pháp bảo vệ: Đánh giá cấp đang nguy cấp E và nằm trong danh
lục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quí hiếm (nhóm 1) của nghị định
32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của chính phủ về nghiêm cấm khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu
Liên. Nghiên cứu các cơ sở khoa học để có thể nhân giống bằng gieo hạt,


8

giâm hom cành phục vụ trồng đại trà tại các vùng sinh thái núi đá vôi thích
hợp 1
1.2. Nghiên cứu giâm hom trong lâm nghiệp
1.2.1 Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom
Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn
thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom, cây hom
có đặc tính di truyền giống như cây mẹ
Nhân giống bằng hom là phương pháp làm cho hom ra rễ còn thân cây
sẽ được hình thành từ chồi bên hoặc chồi bất định. Nếu sử dụng hom lá thì
hom phải hình thành cả rễ và thân mới. Tuy nhiên khả năng hình thành rễ và
thân phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận của cây làm
giống. Từ đó tạo điều kiện cho chúng ra rễ
1.2.1.1. Cơ sở khoa học của sự hình thành rễ bất định
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
nó, rễ bất định có thể sinh ra tự nhiên (ví dụ: cây Đa, Si, khi sinh ra là mọc từ
cành và đâm dài xuống đất, cây Cau, cây Dừa rễ mọc từ giữa các đốt thân)
Có hai loại rễ bất định: rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có
nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân
hoặc cành đó tách rời khỏi cây. Rễ mới sinh được hình thành khi cắt hom và
là hậu quả của phản ứng với vết cắt. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt

bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián
đoạn sau đó quá trình tái sinh xảy ra theo 3 bước:
- Các tế bào bị thương ở mặt ngoài chết và hình thành một lớp tế bào bị
thối trên bề mặt, vết thương được bọc một lớp bần, mạch gỗ được đậy lại
bằng keo, lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước
- Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi bị
cắt vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm. Các tế bào ở vùng lân cận
của tượng tầng và li be bắt đầu hình thành rễ bất định


9

- Cây gỗ có một hoặc nhiều lớp gỗ thứ cấp và li be thì rễ bất định
thường phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom, bắt nguồn từ phần li be
thứ cấp còn non. Tuy nhiên đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch rây
tượng tầng, li be, bì khổng và tủy
Nói chung các rễ bất định thường được hình thành bên cạnh và sát
ngoài lõi trung tâm của mô mạch và ăn sâu vào trong thân (cành) tới gần ống
sát bên ngoài tượng tầng
Như vậy: Vấn đề quan trọng nhất trong giâm hom cành, hom thân là
hình thành bộ rễ mới, sau đó là số lượng rễ trên hom và chiều dài của rễ
1.2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi rễ bất định
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom. Về
cơ bản chia làm 2 nhóm chính:
a. Nhóm các nhân tố nội sinh
- Đặc điểm di truyền của loài : Các loài cây khác nhau có đặc điểm ra
rễ khác nhau. Dựa vào khả năng ra rễ chia các loài cây gỗ thành 3 loại:
+ Nhóm dễ ra rễ: bao gồm các loài không cần xử lý chất điều hòa sinh
trưởng ra rễ vẫn có tỷ lệ ra rễ cao
+ Nhóm khó ra rễ: bao gồm những loài hầu như không ra rễ hoặc phải

dùng tới các chất điều hòa sinh trưởng ra rễ mà vẫn cho tỷ lệ ra rễ thấp
+ Nhóm ra rễ trung bình: Bao gồm các loài chỉ cần xử lý các chất điều
hòa sinh trưởng ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao
Tuy nhiên sự phân chia này có ý nghĩa tương đối, vì thế theo khả năng
giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm chính: Nhóm sinh sản chủ yếu
bằng hom cành và nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt
- Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom: Khả năng ra rễ không những do
tính di truyền quyết định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi
cành lấy hom. Nhìn chung cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ càng giảm
- Vị trí lấy hom trên cây: Hom lấy từ các vị trí khác nhau trên tán (cây
gỗ), trên thân (họ tre trúc) cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Trên một cành hom ở
các vị trí khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Với mỗi loài cây và vị trí


10

lấy hom khác nhau thì cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Điều quan trọng là cần xác
định vị trí lấy hom tốt nhất đối với từng loài cây
- Kích thước hom: Đường kính và chiều dài của hom ảnh hưởng đến tỷ
lệ ra rễ của hom giâm
- Tuổi cành và tuổi gốc lấy hom: Các thực nghiệm với Bạch Đàn và các
loài Keo ở trung tâm giống cây rừng cho thấy: Sau khi chặt gốc 2 tháng lấy
hom thì hom cho tỷ lệ ra rễ cao. Với loài Keo lai thường chặt cây dưới 5 tuổi
để thu chồi gốc lấy hom
b.Nhóm các nhân tố ngoại sinh:
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ,
- Thời vụ giâm hom
- Ánh sáng,
- Nhiệt độ không khí, nhiệt độ giá thể
- Độ ẩm không khí, độ ẩm giá thể

- Giá thể cắm hom,
- Chất điều hòa sinh trưởng
- Phương pháp xử lý hom
Như vậy để hình thành bộ rễ mới phải trải qua quá trình phức tạp, tổng
hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội sinh, ngoại sinh, mỗi giai đoạn cần phức
hệ nhất định các điều kiện hoàn cảnh. Vì vậy cần nắm chắc cơ sở khoa học
của việc nhân giống bằng hom để giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất
1.2.2. Trên thế giới
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử
dụng trên 100 năm nay. Ngay từ năm 1840, Marrier de Boisdyver (người
pháp) đã ghép 10.000 cây thông đen. Năm 1883, Velinski AH công bố công
trình nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom.
Ở Pháp năm 1969, trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân
giống cho các loài bạch bàn. Năm 1973 mới chỉ có 1ha rừng trồng bằng cây


11

hom thì đến năm1986 đã có khoảng 24.000 ha rừng trồng bằng cây hom, các
rừng này đạt năng suất bình quân 35m3 /ha/năm 12 
1.2.3. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong số 30 loài cây lá kim thì có hơn nửa số loài được thử
nghiệm và sử dụng tích cực trong việc bảo tồn ngoại vi các loài cây quí hiếm,
đặc biệt là các cây thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) và Thông đỏ
(Taxaceae). Phần lớn các thử nghiệm được tiến hành vào thời gian từ mùa thu
đến đầu mùa xuân trước khi các loài cây lá kim kết thúc giai đoạn sinh trưởng
và nhú chồi mới. Các kết quả thử nghiệm cho thấy tỉ lệ ra rễ giâm hom cây lá
kim là rất khác nhau:
- Cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis) giâm hom thành công ở
những cá thể 2-10 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi,

hom ra rễ đạt 85-95% khi xử lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi
bầu ( Trần văn Tiến, 2002) (Lê Đình Khả, Đoàn thị Bích, 1997)
- Cây Pơ mu (Fokienia hodgisii) được giâm hom thành công ở những
các thể 2-8 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi, hom ra
rễ đạt 80-90% khi xử lý bằng NAA 1,5% với giá thể bằng cát hoặc trực tiếp
trong túi bầu (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần văn Tiến, 2002)
- Cây Hồng tùng (Dacrydium elatum) giâm hom thành công ở các giai
đoạn có độ tuổi khác nhau, bằng chồi ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo
chồi, hom ra rễ đạt 80-85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần văn Tiến, 2002)
- Cây Bạch tùng (Podocarpus imbricatus) giâm hom thành công ở các
giai đoạn có độ tuổi khác nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã


12

qua tạo chồi, nhung ở giai đoạn từ 2-10 tuổi thì thời gian ra rễ được rút ngắn
hơn, hom ra rễ đạt 80-85% khi xử lý bằng IBA 1% trên giá thể bằng cát (Trần
văn Tiến, 2002)
- Thông ba lá, Thông nàng, Hoàng đàn giả ra rễ 80% (Nguyễn văn Chi,
2002; Nguyễn văn Thắng, 2003; Huỳnh văn Kéo và cộng sự, 1999), Và một
số loài qua thử nghiệm cho tỷ lệ ra rễ không cao như: Bách tán Đài Loan ra rễ
2% (Nguyễn văn Thắng, 2003); Sa mu 10% (Nguyễn Đức Tố Lu, 2003);
Bách vàng 18% (Tô Quang Thảo, Nguyễn Đức Tố Lu, Nguyễn Tiến Hiệp,
2004).Thời gian bắt đầu ra rễ của loài cây lá kim rất dài từ 4 đến 7 tháng.
Bên cạnh các thí nghiệm nhân giống bằng phuơng pháp giâm hom,
một số loài cây lá kim cũng đã được tiến hành nhân giống hữu tính nhưng hầu
hết các loài đều rất khó thu hái hạt và tỷ lệ nảy mầm của hạt là rất thấp, thậm
chí không nảy mầm được như các loài Thông nước, Bách vàng, Bách Đài
Loan …

Cây Hoàng đàn ở Hữu Liên là loài cây có giá trị kinh tế và khoa học
cao nhưng đến nay có rất ít nghiên cứu để bảo tồn loài cây này và các nghiên
cứu mới chỉ là kết quả bước đầu. Các thử nghiệm ban đầu về nhân giống hữu
tính cho thấy Hoàng đàn tại Hữu Liên tỷ lệ cây ra nón rất thấp và hạt thu hái
về không nảy mầm. Đã có những thử nghiệm giâm hom Hoàng Đàn Hữu Liên
nhưng tỷ lệ ra rễ rất thấp (chỉ khoảng 20%)
Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát,
đánh giá hiện trạng loài và nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương
pháp giâm hom làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm để bảo tồn, phát triển loài
cây quí hiếm này.


13

1.3. Những vấn đề cơ bản trong bảo tồn nguồn gen cây rừng
Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết
cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt
hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác 4 
1.3.1. Trên thế giới
Đến nay nhiều nước trên thế giới đã làm công tác bảo tồn nguồn gen
cây rừng nhưng cũng chỉ mới tập trung bảo tồn cho các loài cây đang được sử
dụng cho trồng rừng 4 
Ở Thái Lan mới bảo tồn nguồn gen cho Thông ba lá (Pinus kesiya),
Thông nhựa (p. merkusii), Thông Caribe (P.caribaea), Tếch (Tectona
grandis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và tre (Bambusa spp) 4 
Ở Nigieria việc bảo tồn ngoại vi được tập trung cho thông caribe, thông
ôcapa (P.oocarpa), Bạch đàn trắng caman (E.camaldulensis) 4 
W.J.Libby và các tác giả khác (1975) đã đề ra 7 tiêu chuẩn để xem xét
bảo tồn cho các loài cây lá kim ở California là: 4 
- Các loài cây có tầm quan trọng ở California. Đó là 9 loài thông quan

trọng nhất trong đó có 5 loài thông dùng để làm cây Nô en
- Các quần thể ở California có tầm quan trọng thương mại ở nơi khác
- Các quần thể ở California có tầm quan trọng lâu dài ở California và ở
nơi khác
- Các quần thể không có ở California nhưng có tầm quan trọng ở ngoài
California. Ví dụ loài Pseudotsuga menziesii là loài cây ngoại lai không có ở
California song có tầm quan trọng ở Bắc Mỹ
- Các loài liên quan chặt chẽ với các loài có tầm quan trọng thương
mại. Đó là những loài dùng cho lai xa


14

- Các loài cây dùng để trồng ở thành phố và trồng làm cây trang trí
(theo sở thích)
- Các loài cây đáp ứng nhu cầu mỹ thuật cho nhiều người do có những
tính trạng đặc biệt
Ngoài ra theo các tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
và tài nguyên thiên nhiên thì việc xác định các loài cây ưu tiên cho bảo tồn
còn cần phải theo mức độ bị de dọa của chúng. Những loài được ưu tiên bảo
tồn chính là những loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất 4 
1.3.2. Ở Việt Nam
Theo qui chế về quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi
sinh vật được bộ khoa học Công nghệ và môi trường ban hành ngày
30/12/1997 thì : "nguồn gen là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận
của chúng mang thông tin di truyền sinh học, có khả năng tạo ra hay tham gia
tạo ra giống mới của thực vật, động vật hay vi sinh vật" 4 
Từ định nghĩa này có thể thấy rõ bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn
các vật thể mang thông tin di truyền, những vật liệu ban đầu có khả năng tạo
ra giống mới

Cho đến nay, mục tiêu bảo tồn trong nông nghiệp bao giờ cũng được
xác định là để sử dụng cho công tác chọn giống và gây trồng giống mới trước
mắt và trong tương lai. Vì vậy việc bảo tồn nguồn gen bao giờ cũng được tập
trung giải quyết cho các loài cây trồng chủ yếu (gồm các dạng trồng trọt và
hoang dại) mà không bảo tồn cho các loài cây cỏ không có ý nghĩa kinh tế. 4 
Trong chương trình bảo tồn hiện nay của nghành nông nghiệp nước ta
người ta mới chỉ tập trung vào các dạng biến dị của các loài cây chủ yếu như
Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Khoai tây; trong cây công nghiệp mới chỉ tập trung bảo
tồn cho các dạng khác nhau của cây Cao su, Cà phê; trong chăn nuôi người ta


15

tập trung bảo tồn các dạng biến dị di truyền của Gà, Vịt và lợn là những loài
vật nuôi quan trọng nhất 4 
Trong lâm nghiệp việc bảo tồn nguồn gen còn hết sức non trẻ song bảo
tồn nguồn gen cũng phục vụ cho công tác giống trước mắt và trong tương lai,
cho sử dụng trong nước và cho trao đổi quốc tế. Vì vậy các nước đã hoạt động
bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng chỉ tập trung cho những loài cây có giá trị
kinh tế nhất hoặc một số loài cây quí hiếm đặc biệt 4 
Trong điều kiện của nước ta khi công tác bảo tồn nguồn gen mới được
bắt đầu, có thể chỉ nên tập trung cho một số đối tượng sau 4 :
- Các loài cây có giá trị đặc biệt đang nguy cấp hoặc hết sức nguy cấp:
Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc), Hoàng Đàn (Cupressus torulosa D.
Don)...
- Các loài có giá trị kinh tế cao, đang nguy cấp và mới được gây trồng:
Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dun) Alenry et Thomas), Trầm hương (Aquilaria
crassa Pierre et Lecomte)...
- Các loài mới được sử dụng trong chương trình trồng rừng
- Các loài cây ngoại lai được gây trồng rộng rãi

- Các loài Tre, Trúc, Song mây có giá trị
Các phương pháp bảo tồn nguồn gen cây rừng
Bảo tồn insitu hay bảo tồn tại chỗ: Là bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên
di truyền với cả hệ sinh thái như chúng hiện có trong thiên nhiên, là hình thức
lý tưởng trong bảo tồn nguồn gen và phải được tiến hành bất cứ lúc nào có thể
được. Trong điều kiện nước ta bảo tồn insitu được thực hiện tốt nhất là ở các
vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 4 .
Bảo tồn insitu là bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền của các loài cây
mục đích "tại chỗ" trong các hệ sinh thái tự nhiên hoặc nguyên gốc mà chúng
đã tồn tại trước đó hoặc trên lập địa trước đây đã có hệ sinh thái ấy. Mặc dù
bảo tồn insitu phần lớn được áp dụng cho các quần thể được tái sinh tự nhiên
song bảo tồn insitu vẫn có thể bao gồm việc tái sinh nhân tạo vào bất cứ lúc


16

nào mà việc gây trồng được thực hiện trên cùng một diện tích ở nơi đã thu hái
hạt hoặc vật liệu giống 4 
Bảo tồn exsitu hay bảo tồn nơi khác: là sự bảo tồn thông qua việc gây
trồng rừng nhân tạo ở ngoài nơi sinh sống tự nhiên của loài, là sự xây dựng
các khu rừng trồng trên các khu đất mới, ở những nơi mà việc điều chế tập
trung cho phép bảo đảm bảo vệ rừng đã trồng được tốt hơn, nhằm tạo điều
kiện duy trì các vốn gen có giá trị quan trọng nhất về mặt kinh tế để làm
nguồn giống sử dụng lâu dài cho trồng rừng và cho công tác chọn giống, hoặc
duy trì vốn gen của những loài quí hiếm, đặc biệt là những loài có nguy cơ bị
tiêu diệt để sử dụng chúng trong tương lai 4 


17


Chương 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nhằm bảo tồn nguồn gen loài Hoàng Đàn (Cupressus
torulosa D.Don) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiện trạng và khả năng nhân giống bằng
hom làm căn cứ đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng Đàn
tại Hữu Liên
2.2. Giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài Hoàng Đàn tại khu bảo tồn thiên nhiên
Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn
- Phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu tại khu bảo
tồn thiên nhiên Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn và giâm hom tại ban quản lý
rừng 661 Hữu Lũng- Lạng Sơn.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào đánh giá hiện trạng ( số
lượng, chất lượng cá thể trong tự nhiên, cá thể trồng, đặc điểm phân bố, sinh
cảnh ) và khả năng nhân giống bằng hom loài Hoàng Đàn (Ảnh hưởng của
nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom, ảnh hưởng của loại
chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom)
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Sự suy giảm số lượng các loài thực vật trong khu bảo tồn
- Đánh giá hiện trạng loài Hoàng Đàn tại khu bảo tồn
+ Về số lượng, chất lượng quần thể Hoàng Đàn
Trong tự nhiên
Trong nhân tạo (cây trồng)
+ Về đặc điểm phân bố và sinh cảnh
- Khả năng nhân giống bằng hom loài Hoàng Đàn
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom
Nồng độ 500 ppm



18

Nồng độ 1000 ppm
Nồng độ 1500 ppm
Nồng độ 2000 ppm
+ Ảnh hưởng của loại thuốc điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom
Thuốc IBA
Thuốc NAA
Thuốc ABT
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng Đàn tại khu
bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn
+ Giải pháp về công tác quản lý và chính sách xã hội
+ Giải pháp về kỹ thuật gây trồng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp trong nghiên cứu sinh thái
2.4.1.1. Quan điểm và phương pháp luận
Quan điểm cá thể: Người ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự
nhiên, vì vậy khi nghiên cứu phải hướng tập trung vào cá thể loài. Đại diện
cho quan điểm này là các học giả Tây Âu và Bắc Mỹ: Negrii (Italia); Gleason
và Curtis (Hoa Kỳ); Whittaker và Brovon (Anh); Fournier, Lennoble (Pháp);
Ramenxki (Liên Xô)…
Quan điểm quần thể, đại diện là Braun-Blanquel, Pavillard, Rubel.
Weaver, Clements, Walater… các tác giả đều nhất trí đối tượng nghiên cứu cơ
bản là những quần thể thực vật rừng
Quan điểm trung hoà giữa hai quan điểm trên khi nghiên cứu đặc điểm
lâm học loài cây cần kết hợp giữa các cá thể và quần thể. Đại diện cho quan
điểm này là Tanslay, Poniatovxkaia, Thái Văn Trừng…
Trong đề tài này chúng tôi theo quan điểm của Thái Văn Trừng,
Poniatovxkaia (1961), bởi vì cây Hoàng Đàn là cây gỗ có đời sống dài ngày,



19

mọc tự nhiên trong rừng và chúng thường hỗn giao với nhiều loài cây khác
nhau. Nếu ta chỉ nghiên cứu một cá thể loài Hoàng Đàn, tách rời chúng ra
khỏi quần thể thì sẽ không phát hiện hết được các đặc điểm sinh thái học của
loài cây này
Nghiên cứu hiện trạng loài Hoàng Đàn thực chất là nghiên cứu sinh thái
cá thể, quần thể và quần xã có nghĩa là nghiên cứu các mối quan hệ xảy ra
trong hệ sinh thái rừng. Trên cơ sở đó phát hiện và nắm bắt được những thuận
lợi và những hạn chế đối với sinh trưởng và phát triển của Hoàng Đàn từ đó
tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phục hồi sinh cảnh cũng như bảo tồn
nguồn gen loài Hoàng Đàn tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên
Chúng tôi chọn phương pháp kế thừa số liệu của các nghiên cứu trước,
kết hợp lập ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu ngoại nghiệp .


20

Quá trình nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua sơ đồ sau
Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các giới
hạn nghiên cứu

Xác định
các nội dung nghiên cứu

Xác định sản

phẩm nghiên cứu

Xác định các phương pháp nghiên cứu

Kế thừa số liệu
Lập các ô tiêu chuẩn
Bố trí thí nghiệm

Số liệu
đo
đếm
tại
hiện
trường

Số
liệu
phân
tích
trong
phòng

Số
lượng

chất
lượng
loài
Hoàng
Đàn


Đặc
điểm
phân
bố và
sinh
cảnh

Ảnh
hưởng của
nồng độ
chất
ĐHST đến
giâm hom
Hoàng
Đàn

+ Đánh giá được hiện trạng (số lượng, chất lượng, đặc điểm phân bố và sinh cảnh loài Hoàng Đàn) tại
Hữu Liên
+ Lựa chọn được công thức thí nghiệm cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất và đề xuất các giải pháp về quản
lý, bảo vệ môi trường sống và kỹ thuật gây trồng loài cây Hoàng đàn

Khả năng nhân giống
bằng hom

TN ở
vườn
ươm

Hiện trạng loài Hoàng

Đàn

ÔTC
đặt tại
các vị
trí có
cây
Hoàng
Đàn

Phân tích số liệu

Sự suy giảm số lượng
các loài thực vật trong
KBT

Kế
thừa
các
kết
quả
nghiên
cứu
trước

Thu thập số liệu

Ảnh
hưởng
của loại

chất
ĐHST
đến giâm
hom
Hoàng
Đàn


21

2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Để đánh giá được hiện trạng loài Hoàng Đàn tại khu bảo tồn Hữu
Liên chúng tôi thu thập các tài liệu liên quan như:
+ Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng,
+ Tài liệu về khí tượng thủy văn, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã
hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu về định tên, mô tả, nhân giống Hoàng
Đàn, các tài liệu khác liên quan đến khu bảo tồn Hữu Liên.
- Điều tra sơ bộ:
+ Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu về cây Hoàng Đàn tiến hành
phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương về tình hình xuất hiện của loài
Hoàng Đàn trong khu vực.
+ Căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xác
định ranh giới khu vực điều tra.
+ Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm được đặc điểm địa hình và
phân bố của loài Hoàng Đàn, cụ thể: Dạng địa hình, đai độ cao...
+ Xác định các tuyến điều tra và lập ô tiêu chuẩn tại các vị trí có cây
Hoàng Đàn, đánh dấu lên bản đồ
- Phương pháp lập tuyến điều tra: Qua khảo sát cho thấy loài Hoàng
Đàn tại Hữu Liên hiện chỉ có ở phân khu III của khu bảo tồn nên chúng tôi
lập 4 tuyến điều tra song song cách đều tại phân khu III để điều tra về loài

Hoàng Đàn
- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Vì khu vực nghiên cứu là núi đá vôi
nên lập ô tiêu chuẩn 1000m2 (20mx50m), chiều 50m trải dài theo đường đồng
mức của địa hình. Chúng tôi tiến hành lập 7 ô tiêu chuẩn (04 ô tại vị trí của 04
cây Hoàng Đàn còn sót lại trong tự nhiên và 03 ô tại 03 hố vừa bị đào để lấy
rễ Hoàng Đàn). Việc điều tra ngoại nghiệp là nhằm bổ sung các tài liệu đã có
a. Sự suy giảm về số lượng các loài thực vật trong khu bảo tồn Hữu Liên
Do không có điều kiện điều tra thực tế nên chúng tôi kế thừa số liệu của
các tài liệu nghiên cứu trước đây về thực vật tại khu bảo tồn Hữu Liên


22

b. Đánh giá hiện trạng loài Hoàng Đàn
- Về số lượng và chất lượng quần thể Hoàng Đàn
+ Trong tự nhiên: Chúng tôi kế thừa số liệu về vị trí, số lượng các cá
thể Hoàng Đàn còn lại trong tự nhiên kết hợp với việc sử dụng bản đồ địa
hình để nhận biết vị trí các cá thể trong tự nhiên, mô tả tình trạng sinh trưởng
hiện tại của từng cá thể.
+ Trong nhân tạo (cây trồng): Chúng tôi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu :
Đường kính thân cây (D1,3;cm), chiều cao (Hvn;m), đường kính tán (Dt,m),
của 17 cây được trồng tại ban quản lý rừng và 19 cây tại các hộ gia đình trong
xã Hữu Liên. Phương pháp đo đếm như sau:
Đường kính thân cây (D1,3;cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ
chính xác đến mm, đo theo hai hướng đông tây và nam bắc, sau đó tính trị số
bình quân
Chiều cao vút ngọn (Hvn,m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ
chính xác đến dm. Hvn của cây rừng được xác định từ gốc đến đỉnh sinh
trưởng của cây,
Đường kính tán (Dt,m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến

dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng đông tây, nam
bắc, sau đó tính trị số bình quân
- Về đặc điểm phân bố và sinh cảnh
+ Đặc điểm phân bố: Chúng tôi dùng địa bàn cầm tay, bản đồ địa hình
để xác định độ dốc, độ cao, hướng phơi nơi mọc Hoàng Đàn
+ Đặc điểm sinh cảnh: Tìm hiểu đặc điểm sinh cảnh loài Hoàng Đàn
tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây đó với điều kiện môi trường mà
nó đang tồn tại. Do điều kiện về thời gian và số lượng loài cây Hoàng Đàn
hiện có tại khu bảo tồn Hữu Liên có hạn nên trong khuôn khổ đề tài này
chúng tôi chỉ nghiên cứu các yếu tố sau
Tiểu khí hậu nơi mọc Hoàng Đàn ( nhiệt độ không khí, độ ẩm không
khí, tốc độ gió, chế độ ánh sáng)


23

Do thời gian có hạn nên chúng tôi không có điều kiện đo đếm các chỉ
tiêu về : Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ gió nơi phân bố cây
Hoàng Đàn. Chúng tôi kế thừa số liệu về các chỉ tiêu trên của tác giả Hoàng
Kim Ngũ 11 . Tác giả đã dùng nhiệt ẩm kế và dụng cụ đo gió bằng tay để xác
định nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ gió nơi có Hoàng Đàn và
nơi không có Hoàng Đàn
Xác định độ tàn che của cây tái sinh và cường độ ánh sáng: Do hiện tại
không còn cây con tái sinh nên chúng tôi kế thừa số liệu của tác giả Hoàng
Kim Ngũ 11 . Để đo độ tàn che và cường độ ánh sáng tại nơi có Hoàng Đàn
phân bố tác giả đã xác định độ tàn che bằng mắt thường và bằng dụng cụ đo
độ tàn che KE2 (của Nga), xác định cường độ ánh sáng bằng máy đo Inximet
tại nơi có Hoàng Đàn phân bố và chỗ trống
Đặc điểm đất đai nơi mọc Hoàng Đàn: Do địa hình núi đá vôi nên đất ở
trên núi rất ít, không đào được phẫu diện đất nên chúng tôi tiến hành lấy 3

mẫu đất ở 3 nơi: Nơi có cây Hoàng Đàn(cả đất ở nơi bị đào rễ Hoàng Đàn),
đất trên núi đá vôi nơi không có cây Hoàng Đàn và ở nơi trồng thử tại Ban
quản lý khu bảo tồn.
Các chỉ tiêu về tính chất lý ,hóa tính của đất nơi có Hoàng Đàn chúng
tôi kế thừa số liệu phân tích của tác giả Hoàng Kim Ngũ
Đặc điểm hình thái đá vôi và thành phần khoáng trong đá vôi: Chúng
tôi nhận biết hình thái bên ngoài bằng mắt thường và kết hợp với kế thừa số
liệu điều tra của tác giả Hoàng Kim Ngũ để phân tích thành phần khoáng
trong đá vôi ở khu vực nghiên cứu
Thành phần loài cây mọc chung với Hoàng Đàn: Tiến hành quan sát
bằng mắt thường những loài cây mọc chung với Hoàng Đàn trong các ô tiêu
chuẩn 1000m2


24

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong giâm hom
2.4.2.1. Lựa chọn nguyên vật liệu trong giâm hom
- Vật liệu nghiên cứu : Vật liệu dùng để giâm hom được lấy từ những
cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh. Dùng kéo sắc cắt hom, hom
được cắt vuông góc với trục của nó, đảm bảo không bị dập xước để tránh nấm
bệnh và giảm sức sống khi giâm. Sau khi cắt, hom được ngâm ngay vào dung
dịch thuốc khử nấm Benlat nồng độ 200ppm( 200mg Benlat/1lit nước) trong
15-20 phút để trừ nấm bệnh sau đó đem hom đi giâm
- Giá thể cắm hom: Là nơi để cắm hom sau khi đã xử lý chất kích thích
ra rễ. Trước khi giâm hom ta xử lý nấm bệnh cho giá thể bằng cách tưới dung
dịch Benlat 0,2%, tưới đẫm vào giá thể. Xử lý nấm được tiến hành trước khi
cắm hom 12 giờ. Trước khi cắm hom dùng nước lã tưới sạch tàn dư của
Benlat
- Chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng (kích thích ra

rễ) được sử dụng trong nghiên cứu này là auxin tổng hợp IBA ở các nồng độ
500 ppm, 1000 ppm, 1500 ppm, 2000 ppm; NAA ở nồng độ 2000 ppm, ABT
nồng độ 2000 ppm. Các hom ở các công thức thí nghiệm đều được xử lý chất
điều hòa sinh trưởng trong thời gian 3 giây
2.4.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm giâm hom
a. Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm hợp lý sẽ tạo cơ sở tốt để đánh giá chính xác các yếu
tố (nguyên nhân) tạo nên sự khác biệt giữa các nhân tố cũng như các cấp của
nhân tố tác động và độ lớn của chúng. Bởi vậy mục tiêu lớn nhất của các
phương pháp bố trí thí nghiệm là hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng
của môi trường đến kết quả thí nghiệm. Trong đề tài này chúng tôi chọn
phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ.
Khối là nền cát đồng nhất, trên đó bố trí các công thức thí nghiệm khác
nhau, mỗi khối tương ứng với một lần lặp lại của tất cả các công thức thí
nghiệm. Vì thế nguyên tắc của bố trí thí nghiệm theo khối là ở mỗi khối mỗi
công thức thí nghiệm chỉ xuất hiện một lần và bao gồm đủ các công thức


25

Chúng tôi bố trí 7 công thức thí nghiệm và 01 công thức đối chứng. Do
số lượng hom thu hái được ít nên chúng tôi chỉ tiến hành lặp 2 lần.
Để nghiên cứu ảnh hưởng cuả nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến
kết quả giâm hom chúng tôi sử dụng các công thức
Công thức 1: Hom giâm được xử lý IBA với nồng độ 500ppm
Công thức 2: Hom giâm được xử lý IBA với nồng độ 1000ppm
Công thức 3: Hom giâm được xử lý IBA với nồng độ 1500ppm
Công thức 4: Hom giâm được xử lý IBA với nồng độ 2000ppm
Để nghiên cưú ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng đến kết
quả giâm hom chúng tôi dùng các công thức:

Công thức 5: Hom giâm được xử lý IBA với nồng độ 2000ppm
Công thức 6: Hom giâm được xử lý NAA với nồng độ 2000ppm
Công thức 7: Hom giâm được xử lý ABT với nồng độ 2000ppm
Công thức 8: Hom giâm không được xử lý chất điều hòa sinh trưởng
Các công thức thí nghiệm được thực hiện từ này 1/10/2009 đến
30/4/2010. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Lần lặp
I
II

1
8

2
5

Các công thức thí nghiệm
3
4
5
6
1
6
2
4

7
3

8

6

b. Chăm sóc thí nghiệm
- Tưới phun: Sau khi cắm hom vào giá thể phải tưới phun cho hom
hàng ngày bằng bình bơm tay
- Nguyên tắc tưới phun: Đảm bảo lá và ngọn hom không bị héo, giá thể
không bị úng nước. Vì vậy tùy theo điều kiện thời tiết của từng ngày và thời
tiết của từng buổi sáng, trưa, chiều mà điều chỉnh khoảng thời gian giữa hai
lần phun cho thích hợp, song thời gian phun cho mỗi lần chỉ nên trong khoảng
5-10 giây đủ ướt lá và ngọn hom. Ta cần tưới phun cho đến khi hom bắt đầu


×