Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

giáo án tổng hợp ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.44 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH

MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II- ĐỀ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8
MỨC ĐỘ
KIẾN THỨC
I- Văn – Tiếng Việt:
Bài : Văn học trung đại
Bài: -Thuế máu( Nêu 3 luận
điểm-Nội dung cơ bản)
Bài:-Các kiểu câu chia theo
mục đích nói
-Câu trần thuật- ví dụ
II-Tập làm văn:
-Văn nghị luận
Bài làm văn
- Xác định đúng kiểu bài và
hình thức 3 phần
- Làm rõ các nội dung
+Tài - đức
+Mối quan hệ giữa tài và đức
Cộng

Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn

Vận dụng
Nhận biết



Thông hiểu

Câu 1 : (1 đ)

(0.5đ)

Câu 2 : (0.5đ)

(1đ)

Câu 3 : (0.5đ)

(1đ)



Thấp

Cao

(1đ)

(0.5đ)

(1đ)

(1đ)

(1đ)


(1đ)







Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8 - Thời gian: 90 phút
ĐỀ 1:
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 5 điểm)
Câu 1: ( 1.5 điểm )
a)Em hãy kể tên các văn bản trong phần văn học trung đại đã học ở lớp 8 và cho biết tên
tác giả?
b)Em hiểu như thế nào về thể hịch?
Câu 1: ( 1.5 điểm )
a)Văn bản “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc) có mấy luận điểm chính? Kể ra các luận điểm
đó.
b)Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3: ( 2 điểm )
a)Trong chương trình tiếng Việt lớp 8 ở học kì II em đã được học những kiểu câu nào? Kể

tên của các kiểu câu đó?
b)Nêu hình thức và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ.
II- TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
Đề bài: Trong cuộc nói chuyện với học sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không
có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hiểu như thế nào
về lời dạy đó của Bác.

Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn

Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II- ĐỀ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 5 điểm)
Câu 1: ( 1.5 điểm )
a)Các văn bản văn học trung đại đã học:
+Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
/ +Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
+Nước Đại Việt ta- Nguyễn Trãi / +Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp
b)Hịch là thể văn nghị luận xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một
phong trào dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch

thường được viết theo thể văn biền ngẫu.
Câu 2: (1.5 điểm)
a)Văn bản “Thuế máu ” (Nguyễn Ái Quốc) có 3 luận điểm.
+Chiến tranh và người bản xứ
+Chế độ lính tình nguyện
+Kết quả của sự hy sinh
b)Nội dung
+Những thủ đoạn mánh khóe nham hiểm, tàn bạo của chính quyền thực dân đối với người
dân thuộc địa.
+Số phận đau khổ, bi thảm, bị lừa dối, bị áp bức, đáng thương.
Câu 3: (2 điểm)
a)Có 5 kiểu câu chia theo mục đích nói
+Câu nghi vấn
+Câu trần thuật
+Câu cầu khiến
+Câu phủ định
+Câu cảm thán
b)Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nhgi vấn, cầu khiến, cảm
thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả… Ngoài những chức năng chính trên, câu
trần thuật còn dùng để yêu cầu , đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết câu trần thuật
thường kết thúc bằng dấu chấm, có khi dùng dấu chấm than hay dấu chấm lửng. Đây là kiểu câu
cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
VD: HS đặt câu trần thuật
II- TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
Đề bài:
Trong cuộc nói chuyện với học sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không có đức
là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hiểu như thế nào về lời
dạy đó của Bác.
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài; Bài văn có các phần mở bài, thân bài, kết bài; Trình bày mạch lạc và

liên kết với nhau chặt chẽ. ( 1 điểm )
* Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm )
a)MB: -Giới thiệu vài nét về tác giả
-Nêu lời dạy của Bác
b)TB: -Thế nào là tài? -Thế nào là đức?
-Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng?


-Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
-Người toàn diện phải có cả tài lẫn đức.
-Mối quan hệ giữa tài và đức
c)KB:
-Khẳng định lời dạy của Bác.
-Nêu phương hướng phấn đấu và không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức.
Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn

Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH

MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II- ĐỀ 2
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8

MỨC ĐỘ
KIẾN THỨC
I- Văn – Tiếng Việt:
Bài: Thuế máu( Tác giả, tác
phẩm-Nội dung cơ bản)
Phần VHTĐ: Văn bản:Hịch
tướng sĩ
Bài:-Hành động nói
-Các kiểu hành động nói
-VD
II-Tập làm văn:
-Văn nghị luận
Bài làm văn
- Xác định đúng kiểu bài và
hình thức 3 phần
- Làm rõ các nội dung
+Học là gì?
+Hành là gì??
+Thế nào là học đi đôi
với hành?
+Vì sao ta cần phải theo
điều học mà làm?
-Nêu mối quan hệ giữa học đi
đôi với hành
Cộng

Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn


Vận dụng
Nhận biết

Thông hiểu

Câu 1 : (1đ)

(0.5đ)

Câu 2 : (0.5đ)

(1đ)

Câu 3 : (0.5đ)

(0.5đ)

Thấp

Cao

( 1đ )

Câu 4: (TLV)
(1đ)

(1đ)








(1đ)





Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8 - Thời gian: 90 phút
ĐỀ 2:
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 5 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm )
a)Văn bản “Thuế máu” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b)Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 2: ( 1.5 điểm )
a)Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
b) Hãy phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn đoạn trích?
Câu 3: ( 2 điểm )

a)Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp?
b)Đặt một câu có hành động điều khiển.
II- TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
Đề bài: Nhiều người còn chưa hiểu rõ: thế nào là “học đi đôi với hành”, và vì sao ta rất cần
phải “theo điều học mà làm” như La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” (Ngữ văn 8,
tập hai). Hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn

Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II – ĐỀ 2
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 8
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 5 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
a)Văn bản “Thuế máu ” Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”- Tác giả Nguyễn Ái Quốc
b)Nội dung:+Những thủ đoạn mánh khóe nham hiểm, tàn bạo của chính quyền thực dân
đối với người dân thuộc địa.
+Số phận đau khổ, bi thảm, bị lừa dối, bị áp bức, đáng thương.
Câu 2: (1.5 điểm)
a) Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông

–Nguyên lần thứ hai (1285).
b) Lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sục sôi, thề không đội trời chung với quân cướp
nước được bộc lộ rất chân thành và cụ thể của Trần Quốc Tuấn đoạn trích:
-Đau xót trước cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm đến không ăn, không ngủ được.
-Căm tức chưa giết được quân thù.
-Dẫu có chết giữa chiến trường vẫn vui lòng.
Câu 3: (2 điểm)
a)Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
-Các kiểu hành động nói: Hành động trình bày, hành động hỏi, hành động điều khiển,
hành động bộc lộ cảm xúc…
b)HS đặt câu có hành động điều khiển
II- TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài; Bài văn có các phần mở bài, thân bài, kết bài; Trình bày mạch lạc và
liên kết với nhau chặt chẽ. ( 1 điểm )
* Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm )
a)MB: -Giới thiệu vấn đề
-Nêu lời dạy của
b)TB: -Giải thích vấn đề
+Học là gì?
+Hành là gì??
+Thế nào là học đi đôi với hành?
+Vì sao ta cần phải theo điều học mà làm?
-Nêu mối quan hệ giữa học đi đôi với hành
-Dẫn chứng thực tế+ liên hệ bản thân
c)KB:
-Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phương pháp học tập của chúng ta.
-Nêu quyết tâm của người học sinh
Ngày 19 tháng 04 năm 2017
GVBM

Hồ Thị Thu Thúy




×