Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giáo án tổng hợp ngữ văn 8 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.71 KB, 12 trang )

Văn Bản Điều Hành
Cập nhật lúc : 13:53 31/03/2016
Hướng dẫn sinh hoạt Tổ chuyên môn năm học 2017 - 2018

SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO quy nhơn
TRƯỜNG PHỔ THpt
ischool quy nhơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015-2016


(Nội dung hoạt động và các giải pháp thực hiện)
I. Mục tiêu:
1. GVBM nắm được các yêu cầu về giáo dục đào tạo học sinh
trong giai đoạn mới để ứng dụng qua các tiết lên lớp, các hoạt
động giáo dục khác.
2. GVBM nắm được các nội dung hoạt động trọng tâm trong năm
học 2015-2016 với các chỉ tiêu phấn đấu. Từ đó, xây dựng kế hoạch
toàn niên với các nội dung công việc đúng với yêu cầu của ngành,
của trường.
II. Một số nội dung về giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay:
Giáo viên cần nắm vững các nội dung sau đây:
1. Các giá trị học đường cốt lõi: nhân ái, khoan dung, tự tin,
trung thực, trách nhiệm, và kỷ luật (Đối với Huế Star: Tiên tiến –


Phát triển – Tình thương – Hợp tác – Sáng tạo).
2. Các năng lực chung: tự học, tính toán, hợp tác, giao tiếp,
thẩm mỹ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, công nghệ thông tin, tiếng
Anh giao tiếp.
3. Các năng lực chuyên biệt: tùy theo bộ môn văn hóa. Ví dụ:


● Công dân: năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác và giao
tiếp, năng lực tổ chức cuộc sống có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, xã hội...
● Toán: năng lực tư duy toán học, năng lực sử dụng các
công cụ, phương tiện học toán như máy vi tính, máy tính cầm tay,
năng lực giao tiếp toán học.
● Môn KHTN: năng lực khám phá thế giới qua quan sát và
thực hiện, năng lực vận dụng kiến thức để ứng xử với thiên nhiên
phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững...
● Môn Văn: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực
cảm thụ văn học, năng lực ứng xử nhân văn thông qua 4 kỹ năng
Nghe – Nói – Đọc – Viết, năng lực thẩm mỹ.
● Môn Thể dục: năng lực hợp tác, năng lực tự rèn luyện và
bảo vệ sức khỏe, năng lực phát triển hài hòa các tố chất thể lực,
năng khiếu thể thao.
● Môn Mỹ thuật và Âm nhạc (nghệ thuật): năng lực thẩm mỹ,
giao tiếp, hợp tác; năng lực cảm thụ, hiểu biết và thực hành âm
nhạc, tạo hình...


● Môn Tin: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
làm việc trong thế giới công nghệ kỹ thuật số và thông tin, năng lực
ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống hàng ngày.

● Môn Công nghệ: năng lực sử dụng công nghệ trong các
lĩnh vực của xã hội
như kinh tế, khoa học..., năng lực về ngôn
ngữ, thiết kế, chế tạo...
● Môn Hóa học: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học (biểu
tượng hóa học, thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học), năng lực
thực hành hóa học (tiến hành thí nghiệm, qua sách, mô tả và giải
thích xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm), năng lực tính toán,
năng lực vận dụng hóa học vào cuộc sống.
● Môn Vật lý: năng lực sử dụng kiến thức vật lý (tái hiện kiến
thức, vận dụng kiến thức, liên kết kiến thức...), năng lực thực
nghiệm, năng lực trao đổi thông tin...
4. Một số phương pháp – kỹ thuật dạy học:
● Một số vấn đề liên quan đến dạy học tích cực:
- Quan niệm về quá trình dạy học:
+ Dạy là quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động
nhận thức của học sinh để đạt đến mục tiêu dạy học.


+ Học là quá trình tìm tòi, khám phá, phát hiện và xử lí
thông tin tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất thông qua
quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Bản chất dạy học:
+ Giáo viên quan tâm đến quá trình học như thế nào,
khai thác động lực của học tập.
+ Học sinh là trung tâm, giáo viên tổ chức và điều khiển
các hoạt động.
- Vai trò của giáo viên – học sinh:
+ Giáo viên: tổ chức – chỉ đạo – hướng dẫn – định
hướng – kiểm tra hoạt động nhận thức – kết luận – chốt kiến thức.

+ Học sinh: Hoạt động nhằm chiếm lĩnh trí thức.
- Mục tiêu dạy học:
+ Chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
+ Hình thành năng lực (năng lực tự học, năng lực tổ chức hoạt động...) ngoài việc hình thành kiến thức.
- Nội dung dạy học:
+ Cung cấp kiến thức, kỹ năng nhất là kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
+ Gắn tri thức và nhu cầu của học sinh với xã hội, môi trường địa phương.
- Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo, hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu.
+ Phương pháp dạy học phân hóa theo trình độ – năng lực –tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ và phát triển tài năng.
- Hình thức tổ chức dạy học:
+ Học cá nhân, cặp, nhóm thay vì dạy học cho toàn lớp.
+ Học ở các không gian khác nhau thay vì dạy trong phòng học.
- Phương tiện dạy học:
+ Phương tiện hiện đại như công nghệ thông tin thay vì chỉ sử dụng các đồ dùng dạy học truyền thống.


+ Các nguồn thông tin (như sách giáo khoa, báo chí...) dẫn học sinh đến với kiến thức.
- Kiểm tra đánh giá:
+ Nhiều phương cách kiểm tra kết quả học tập của học sinh: kiểm tra cuối cùng, kiểm tra cả quá trình học tập, kiểm tra năng lực học
tập, kiểm tra cách thức học tập.
+ Đánh giá theo mục tiêu bài học, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, và năng lực người học.
+ Học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.
+ Giáo viên tự đánh giá về hiệu quả giảng dạy của mình để điều chỉnh quá trình dạy học.
● Kỹ thuật sơ đồ tư duy
● Kỹ thuật khăn trải bàn
● Kỹ thuật dạy học theo trạm (góc)
● Kỹ thuật KIWILA
● Kỹ thuật học hợp tác
● Kỹ thuật dạy học nêu vấn đề

● Kỹ thuật học theo dự án
● Phương pháp Bàn Tay Nặn Bột (La main à la pâte)
● Kỹ thuật warm – up (khởi động)
● Kỹ thuật nhắc, kỹ thuật động não (prompt – brainstorming)
● Kỹ thuật sử dụng công nghệ thông tin – thiết bị dạy học – đồ dùng dạy học.
5. Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2015-2016 (theo công văn 1916/SGD-ĐT ngày 10/8/2015)
● Nội dung 1 (30 tiết): Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
● Nội dung 2 (30 tiết):
+ Tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của Sở GD-ĐT: phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016.
+ Tài liệu học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Về Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh”.
● Nội dung 3 (60 tiết):
+ Môđun 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Môđun 24: Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
+ Môđun 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường.
+ Môđun 29: Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.
III. Một số nội dung hoạt động giáo dục trọng tâm năm học 2015-2016:
Trong năm học 2015-2016, trường Phổ thông Huế Star sẽ tiến hành các hoạt động trọng tâm sau đây:
1. Hoạt động chuyên môn:
1.1 Biên soạn phân phối chương trình áp dụng cho năm học 2015-2016 (từ tuần 1 ngày 17/8/2015). Kể cả chương trình tăng cường của
Huế Star.
1.2 Hướng dẫn học sinh xây dựng 5 qui tắc học tập bộ môn.
1.3 Xây dựng bộ hồ sơ chuyên môn gồm: giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, kế hoạch toàn niên của cá nhân, bài làm
BDTX 2015-2016. Đối với các phòng bộ môn hồ sơ gồm:
- Sổ danh mục TBDH
- Sổ đăng ký lịch sử dụng phòng thực hành và mượn trả TBDH.
- Sổ đầu bài tại phòng thực hành.


- Sổ theo dõi tài sản.

- Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị.
- Các biên bản kiểm tra, và công văn hướng dẫn của ngành.
1.4 Tham gia thi GVST lần thứ V (điều kiện dự thi: dạy bậc THPT, có 1 chứng chỉ Tin học quốc tế MOS-powerpoint tính đến cuối năm
2015). Tham gia cuộc thi dạy học tích hợp liên môn.
1.5 Bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu. Chú ý học sinh với chương trình IOE, chương trình MOSWC, thi hùng biện tiếng Anh,
thi vận dụng kiến thức liên môn, thi lịch sử Việt Nam, thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.
1.6 Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học mới theo định hướng tiếp cận năng lực người học, đổi mới kiểm
tra đánh giá người học.
1.7 Áp dụng đa hình thức dạy học: dạy học ở các không gian khác nhau thay vì chỉ dạy trong phòng học; hướng dẫn học sinh học cá
nhân, cặp, nhóm thay vì dạy học cho toàn lớp; dạy thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong xã hội thay vì chỉ dạy lí thuyết thuần túy. Chú
trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
1.8 Viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc làm một số đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền, hướng dẫn học sinh hay nhóm học sinh nghiên cứu
khoa học. Hướng dẫn học sinh sáng tác, chọn bài để đăng tập san KHÁT VỌNG V và tập thơ NGUYÊN TIÊU CẢM TÁC hằng năm. Hằng tháng,
tổ chuyên môn có bài đăng trên website của nhà trường.
1.9 Biên soạn giáo án tích hợp, giáo án phục vụ cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực (tích hợp dạy các chủ đề như phòng
chống thiên tai, phòng chống ma túy, giáo dục địa phương, an toàn giao thông...)
1.10 Tổ chức: dự giờ, thao giảng, xây dựng ma trận đề, thanh kiểm tra chuyên môn (mỗi tổ 2 giáo viên được thanh tra), biên soạn đề kiểm
tra – đáp án – biểu điểm...Tiếp tục cải tiến sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, thực hiện tổ chức và quản lý chuyên môn qua mạng.
1.11 Tổ chức ngày hội bộ môn như NGÀY HỘI DÂN CA, NGÀY HỘI TOÁN HỌC...Phối hợp với Đoàn, Đội hướng dẫn học sinh tham gia
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng học sinh thấm nhuần các giá trị sống.
1.12 Xây dựng và phát triển các phòng chức năng như: thư viện, thí nghiệm – thực hành, phòng bộ môn góp phần thực hiện dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tổ Văn – Sử – Địa – Công dân: cùng với thư viện xây dựng phong trào đọc sách, báo
- Tổ Toán – Tin: cùng với nhân viên IT xây dựng phong trào học và thi Tin học theo chuẩn quốc tế, học toán bằng tiếng Anh.
- Tổ Hóa – Lý – Sinh – Công nghệ: xây dựng các phòng thí nghiệm – thực hành Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, và vườn thực vật.
- Tổ Anh văn: dạy học sinh Anh văn qua mạng, đồng thời cùng với thư viện phát triển phong trào đọc sách bằng tiếng Anh.
2. Hoạt động chủ nhiệm:
2.1 Lập kế hoạch chủ nhiệm toàn năm học với các chỉ tiêu phấn đấu phù hợp.
2.2 Nắm rõ chất lượng học lực từng học sinh với 5 loại sau:
● Học sinh xuất sắc có thể đạt điểm bình quân các môn trên 8.0 và có khả năng đặc biệt về 1 môn nào đó.

● Học sinh giỏi đạt điểm bình quân trên 8,0
● Học sinh khá đạt điểm bình quân từ 6,5 – 7,9
● Học sinh trung bình đạt điểm bình quân từ 5 – 6,4.
● Học sinh yếu
Qua đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như hướng nghiệp cho học sinh.
2.3 Nắm rõ chất lượng hạnh kiểm – chú ý các loại sau:
● Gương điển hình về mặt hạnh kiểm, đạo đức: chăm học, lễ độ, sống có trách nhiệm.
● Lười biếng, hay vi phạm các qui tắc ứng xử học đường.
● Lười biếng, học yếu.


Qua đó đề ra các biện pháp giúp học sinh rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức, lối sống.
2.4 Giáo dục pháp luật cho học sinh. Chú trọng các luật: giáo dục, phòng chống thuốc lá, phòng chống ma túy, chủ quyền biển đảo Việt
Nam, an toàn giao thông...
2.5 Rèn luyện học sinh về các giá trị học đường: trung thực – tiên tiến – phát triển – tình thương – hợp tác – sáng tạo; bồi dưỡng các
năng lực chung như tính toán, giao tiếp, thẩm mỹ, công nghệ thông tin, Anh ngữ phổ thông... và các kỹ năng sống cơ bản.
2.6 Tổ chức phong trào thi đua hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp hằng tuần, hàng tháng, hàng học kỳ. Sáng thứ Hai hằng tuần, tổ chức
sinh hoạt 15’ (từ 7h30 – 7h45) trước khi chào cờ.
Trong năm có một số sự kiện sau đây:
● Ngày hội 20/11
● Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
● Ngày Tết Âm lịch
● Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
● Cắm trại Đoàn 26/3
● Văn nghệ truyền thống Huế Star cuối năm.
2.7 Hướng dẫn học sinh xây dựng và hoạt động Đoàn thanh niên, Hội Chữ Thập Đỏ lớp học. Chú trọng hoạt động đền ơn đáp nghĩa,
nhân đạo.
2.8 Hoạt động ôn tập và thi Học kỳ, thi IOE, thi học sinh giỏi
● Học kỳ I: ôn tập theo đề cương sau 20/11/2015
Thi Học kỳ I vào cuối tháng 12/2015

Thi học sinh giỏi tháng 11/2015
Thi IOE, MOS, thi hùng biện tiếng Anh, thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam...
● Học kỳ II: Ôn tập theo đề cương sau 26/3/2015
Thi Học kỳ II vào cuối tháng 4/2016
* Học sinh lớp 9 xét tốt nghiệp vào tháng 5/2016
* Học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia 2016.
* Hoạt động thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh (tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh)
2.9 Xây dựng 10 biện pháp quản lý và hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm học tập tiến bộ, rèn luyện tính kỷ luật, chuyên cần, bồi dưỡng
các phẩm chất đạo đức, lối sống văn minh phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương.
2.9.1 ● Xây dựng tính chuyên cần:
+ Xử lý ngay trường hợp trễ học (phê bình, áp dụng hình thức phạt).
+ Làm việc với cha mẹ học sinh đối với trường hợp học sinh vắng. Học sinh vắng hôm trước, hôm sau đi học lại phải có giấy vào lớp
của Ban Giám hiệu.
(vắng 20 buổi/ Học kỳ: Hạnh kiểm yếu – vắng 35 buổi/ năm học: Hạnh kiểm yếu toàn niên).
2.9.2 ● Xây dựng tác phong, thái độ:
+ Không đúng trang phục qui định (như áo quần, thẻ đeo,...): không được vào lớp, ngồi học ngoài lớp do GVQN quản lí. Tuyệt đối
không được hút thuốc.
+ Không nghiêm túc trong lớp học: ngồi học ngoài lớp. Xếp hạnh kiểm YẾU trong tháng (Giáo viên quản nhiệm quản lý). Lập bè
nhóm, gây gỗ đánh nhau: kỷ luật đuổi học 1 tuần. Xếp hạnh kiểm Yếu trong học kỳ (nếu nghiêm trọng, Hội đồng kỷ luật xét đuổi học 1 năm)
+ Sách vở đầy đủ, có bao bọc, nhãn tên và giữ gìn sạch sẽ.
(kèm theo bản qui định)


2.9.3 ● Sử dụng điện thoại di động:
+ Trước buổi học: tắt nguồn, bỏ vào thùng đựng điện thoại của lớp (có khóa)
Cuối buổi học: Lớp trưởng mở khóa trả lại cho các bạn.
+ Nhà trường quản lý ĐTDĐ trong 1 tuần nếu học sinh đem điện thoạivào lớp học và xếp hạnh kiểm YẾU trong tháng đó.
2.9.4 ● Lập sơ đồ lớp học:
+ Học sinh ngồi theo sơ đồ lớp được in trên giấy Ao treo phía sau lớp.
+ Học sinh thực hiện 5 điều qui định hoạt động của tập thể lớp được in dưới sơ đồ lớp (Ngoại trừ khi giáo viên yêu cầu hoạt động

NHÓM).
2.9.5 ● Tổ chức hoạt động ĐẦU TUẦN (vào sáng thứ Hai hằng tuần)
+ Được kiểm tra trang phục – tác phong trước khi vào cổng trường (từ 6h45 – 7h30). Học sinh không thực hiện đúng theo yêu cầu
được tập hợp tại sân trường và làm lao động.
+ Sinh hoạt tại lớp (từ 7h30 – 7h45) do GVCN và 1 giáo viên phụ trách do Ban Giám hiệu phân công: kiểm tra sách giáo khoa, vở
học, vở bài tập, dụng cụ học tập qui định, các môn học trong sáng thứ Hai. Tiếp tục kiểm tra đồng phục, tác phong.
+ Sinh hoạt dưới cờ (từ 7h45 – 8h15) tại sân trường hoặc hội trường: hát quốc ca đúng nhạc và lời thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2.9.6 ● Tăng cường khuyến khích học sinh hứng thú học tập:
+ Cho điểm tốt để khuyến khích học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc học tập: thuyết trình trước tập thể –
ứng dụng công nghệ thông tin – hoạt động nhóm hiệu quả – vận dụng kiến thức
vào tình huống thực tiễn – sáng tạo khoa học
(bằng những sản phẩm).
+ Xây dựng hồ sơ học tập: kế hoạch học tập – mục tiêu học tập – tích lũy các bài tập cá nhân – nhóm. Làm lại bài tập chưa đạt yêu
cầu – trình bày lại các bài tập chưa đạt yêu cầu để tăng điểm số...
2.9.7 ● Xây dựng nhóm học riêng:
+ Đối với 3 môn Toán, Văn, Anh: chọn nhóm học sinh yếu, mất căn bản học riêng để nâng dần trình độ theo cam kết với cha mẹ học
sinh.
+ Đối với các học sinh xuất sắc một bộ môn nào đó, khuyến khích, hướng dẫn, và giới thiệu cho Ban Giám hiệu lập đội tuyển học sinh
giỏi.
2.9.8 ● Xây dựng gương học sinh điển hình:
+ Điển hình về học tập văn hóa: biết xác định mục tiêu, biết lập kế hoạch phấn đấu, đạt thành tích tốt về kiến thức, về năng lực.
+ Điển hình về thái độ học tập, lối sống văn minh: gương mẫu trong việc chấp hành tốt qui tắc ứng xử văn hóa học đường, có tinh
thần tập thể, có trách nhiệm với tập thể, cộng đồng xã hội.
+ Điển hình về hoạt đông ngoài giờ lên lớp, về rèn luyện kỹ năng sống.
2.9.9 ● Xây dựng tổ chức Đoàn – Đội – Hội trong lớp học:
+ Đối với THCS: hình thành Chi đội với 3 hoạt động nổi bật. Ví dụ:
- Hoạt động “Em yêu Trường em”
- Hoạt động “Con là con ngoan của bố mẹ”
- Hoạt động “Hai vững vàng: vững vàng về kỹ thuật Tin học, vững vàng về kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh”
+ Đối với THPT: hình thành Chi đoàn với 3 hoạt động nổi bật. Ví dụ:

- Hoạt động “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”
- Hoạt động “Phấn đấu trở thành người Đoàn viên gương mẫu”
- Hoạt động “Tìm hiểu và học tập về chủ quyền biển, đảo Việt Nam”
2.9.10 ● Tổ chức hoạt động dã ngoại, học thực địa kết hợp với hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa:


+ 2 lần học thực địa và 1 lần dã ngoại/ học kỳ
+ Chăm sóc, học tập một di tích lịch sử, cách mạng và giúp đỡ một địa chỉ nhân đạo (chi phí 1 triệu đồng/ 1 năm học).
3. Hoạt động Đoàn thể - ngoài giờ lên lớp:
3.1 Tổ Công Đoàn giới thiệu tổ viên cho Chi Bộ xem xét phát triển Đảng (chỉ tiêu: 1 người/ 1 tổ)
3.2 Tham gia quỹ tình nghĩa do Công Đoàn khởi xướng.
3.3 Tham gia thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành:
● Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
● Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, và sáng tạo”.
● Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.4 Tham gia học tập pháp luật, thực hiện đúng nội dung của luật “Phổ biến giáo dục pháp luật”.
Tiếp tục triển khai hoạt động hàng tháng của Ban Giáo dục Pháp luật:
- Giới thiệu tóm tắt các luật cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Phát thanh về một số điều trong các luật.
- Tập huấn, bồi dưỡng nội dung các luật cho hội đồng giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết tìm hiểu một số nội dung của luật.
- Phối hợp với ban An toàn giao thông để thực hiện kế hoạch giáo dục về luật ATGT cho học sinh.
- Phối hợp với câu lạc bộ 60’ để triển khai một số nội dung.
- Phối hợp với chuyên môn thực hiện các buổi triển lãm, trưng bày tranh ảnh, bài viết...
3.5 Tham gia hoạt động các ngày lễ lớn, các lễ hội của trường và Đoàn thể.
● Ngày khai giảng (5/9)
● Ngày Hội nghị công chức (tháng 9)
● Ngày thành lập Hội phụ nữ Việt Nam (20/10)
● Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)
● Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

● Ngày Tết cổ truyền dân tộc
● Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2)
● Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)
● Ngày trại Đoàn thanh niên (26/3)
● Ngày thống nhất đất nước và quốc tế lao động (30/4 – 1/5)
● Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)
IV. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn năm học 2015 – 2016:
Tổ chuyên môn lập kế hoạch toàn niên theo mẫu đề nghị sau:
1. Tình hình chung của tổ: (tổ ghép/ số lượng tổ viên trong đó cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng/ Trình độ...)
2. Chỉ tiêu bộ môn:
● Giảng dạy bộ môn: Giỏi (8,0 – 10,0)
:............%
Khá: (6,5 – 7,9)
:............%
Trung bình (5,0 – 6,4) :............%
Yếu dưới 5,0
:............%
● Một số hoạt động khác:
- Tổng số tiết dự/ năm:......................................


- Tổng số tiết thao giảng/ năm:...........................
(trong đó số tiết dạy thực hành:.........................)
- Tổng số giáo án soạn theo hướng đổi mới/ năm:..................................
- Tổng số đạt LĐTT/ năm (trong đó có.........CSTĐ cơsở):.....................
● Đối với lớp 9-12: điểm thi tốt nghiệp đạt 5 trở lên .....%.....(các môn học sinh
chọn)
3. Chỉ tiêu học sinh giỏi:
● Đội tuyển ......Số lượng:......tên học sinh..........Giáo viên phụ trách:..............
● Giải tỉnh: ......... (Đối với môn Anh 3 loại giải – văn hóa – IOE – hùng biện)

(Đối với môn Tin 3 loại giải – văn hóa – MOS – Tin học
không chuyên)
4. Thi giáo viên dạy giỏi:
● Giáo viên sáng tạo lần V (với điều kiện có 1 chứng chỉ TIN HỌC MOS powerpoint và bài học BDTX 2015 – 2016)
● Giáo viên thi toàn ngành (dành cho PTTH):
● Giáo viên thi dạy tích hợp liên môn:
5. Đổi mới phương pháp dạy học:
● Kỹ thuật dạy học được bộ môn áp dụng trong năm
● Chủ đề tích hợp liên môn:
6. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học sinh
● Các phương thức kiểm tra đánh giá tổ áp dụng
● Nêu 1 phương thức mới áp dụng trong năm học này
7. Ngày hội truyền thống bộ môn: thời gian? nội dung
8. Thanh tra toàn diện giáo viên: (mỗi tổ 1 giáo viên). Kiểm tra các mặt hoạt động của giáo viên.
9. Tiết dạy thực địa (nêu rõ môn/ bài/ địa điểm/giáo viên phụ trách)
Học kỳ I...................................
Học kỳ II...................................
10. Tiết dạy thực hành: số tiết/ Học kỳ
11. Tiết thao giảng toàn hội đồng: (Mỗi tổ 1 tiết/1 học kỳ)
* HKI: Môn:.................................. Tiết:..........Giáo viên dạy:........................
* HKII: Môn:..................................Tiết:..........Giáo viên dạy:........................
12. Xây dựng gương điển hình (thông qua các cuộc vận động lớn cũng như phong trào thi đua của ngành)
● Tự học
● Sáng tạo
● Đạo đức
Ngoài những nội dung nêu trên, tổ chuyên môn có thể nêu những hoạt động khác mà tổ cần thực hiện trong năm học góp phần nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục đào tạo học sinh.
V. Chỉ tiêu năm học 2015 – 2016:
1. 100% học sinh được lên lớp trong đó:
- Học lực: 30% Giỏi – 50 % Khá

- Hạnh kiểm: 90% Tốt – 10% Khá (không có loại yếu)
2. Học sinh lớp 12:
- 100% đậu Tốt nghiệp phổ thông quốc gia


- 85% học lên Đại học – Cao đẳng
- 2 học sinh đi du học
3. Học sinh lớp 9:
- 100% đậu tốt nghiệp PTCS trong đó có 40% loại Giỏi
4. Giải HSG các cấp:
- Khối PTTH có 1 giải văn hóa, 2 giải IOE cấp Tỉnh
- Khối THCS có 1 giải văn hóa, 3 giải IOE cấp Tỉnh
- Có 5 học sinh thi đạt chứng chỉ Tin học chuẩn quốc tế (IC3 – MOS)
5. Nghề phổ thông:
- 100% học sinh lớp 8 và 11 học nghề phổ thông và kết quả kỳ thi nghề đạt yêu cầu với tỉ lệ 100% (trong đó có 80% trở lên đạt loại KHÁ –
GIỎI)
6. Môn Anh ngữ và Tin học chuẩn quốc tế:
- 100% học sinh được rèn luyện 2 kỹ năng NGHE – NÓI theo chuẩn Cambridge.
- 100% học sinh được tiếp cận và học tập môn Tin theo chuẩn quốc tế.
7. Kỹ năng sống và kỹ thuật học tập tiên tiến:
- 100% học sinh được rèn luyện KNS cơ bản thông qua học tập các môn văn hóa, các hoạt động dã ngoại, các chuyến học tập thực địa.
- 100% học sinh biết sử dụng công nghệ thông tin và Anh ngữ giao tiếp để nâng cao hiệu quả học tập và hoạt động.
8. Gương học sinh điển hình:
- 5 học sinh điển hình về mặt tu dưỡng, rèn luyện hạnh kiểm (thực hiện tốt các qui tắc ứng xử học đường, sống có trách nhiệm với bản
thân, gia đình, xã hội, Đoàn viên/ Đội viên xuất sắc).
- 5 học sinh điển hình về mặt học tập (chăm học – biết tự học – biết xác định mục tiêu – kết quả học tập xuất sắc – là thành viên của 1 đội
tuyển học sinh giỏi hoặc nghiên cứu khoa học).
- 5 học sinh điển hình về mặt hoạt động xã hội (học sinh tiên tiến 7.0 trở lên, có thành tích trong 1 hoạt động xã hội như hoạt động nhân
đạo – hoạt động An toàn giao thông – hoạt động Văn Thể Mỹ).
9. THI ĐUA KHEN THƯỞNG:

- Trường tiếp tục đạt danh hiệu: TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN (cấp ngành).
- 100% đạt danh hiệu LĐTT trong đó có 2 CSTĐ cơ sở, 3 đạt GVG cấp trường và 1 đề nghị khen cao.
10. Đội ngũ:
- 3 được giới thiệu Đảng và ít nhất có 1 được xét kết nạp.
- 6 GV, NV có chứng chỉ TIN hoặc ANH NGỮ theo chuẩn quốc tế.
- 4 có bằng Thạc sĩ (để có được 50% GV cơ hữu đạt trình độ Thạc sĩ).
- 100% giáo viên được tập huấn về đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng
lực.



×