Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

giáo án tổng hợp ngữ văn 8 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.86 KB, 223 trang )

ND: 09/01/2017

Tiết 73: NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng,
tầm thường, giả dối...thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Thấy được bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm của bài thơ
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ.
- GD học sinh lòng yêu nước, cảm thông với thời cuộc và tâm sự của nhà thơ.
B/ TRỌNG TÂM
- Đọc tìm hiểu chung
C/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài thơ, đọc chú thích
- Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:(5’) Vở soạn bài của HS.
2. Giới thiệu bài: (2’)
Trong phong trào thơ mới 1932- 1945 với hồn thơ đầy lãng mạn, dạt dào, các thi
nhân đã nói lên tiếng lòng của mình, tâm sự của mình một cách trực tiếp (Khác hẳn với
cách nói hình tượng trong thơ trung đại). Thế Lữ cũng là một trong các nhà thơ thuộc
thời kì đó. Vậy ông có tâm sự gì qua những lời thơ của mình? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều
đó qua Vb “Nhớ rừng”.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS


TG
15’

H: Qua CHUẨN BỊ bài ở nhà, em hãy giới
thiệu đôi nét về tác giả?
-> HS trả lời.
- GV bổ sung thêm: Ông lấy bút danh là
“Thế Lữ” ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn
có ngụ ý: Ông tự nhận mình là người lữ
hành nơi trần thế, chỉ biết tìm đến cái đẹp:
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để rong chơi

NỘI DUNG
I/ Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Ông lấy bút danh là “Thế Lữ”
ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn có
ngụ ý: Ông tự nhận mình là người
lữ hành nơi trần thế, chỉ biết tìm
đến cái đẹp:
“ Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để
rong chơi
Trang 1


(Cây đàn muôn điệu).
- Là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ
mới chặng đầu, là cây bút dồi dào và tài

năng nhất. Ông có công cùng với Lưu
Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu...đem
lại chiến thắng vẻ vang cho thơ mới trong
cuộc giao tranh quyết liệt với thơ cũ.
- Thế Lữ đi tìm cái đẹp ở mọi nơi mọi
lúc: Thiên nhiên, Mĩ thuật, Âm nhạc...đều
có mặt trong thơ ông. Nhưng thơ Thế Lữ
vẫn mang nặng tâm tư thời thế mà “Nhớ
rừng” là tiêu biểu, đặc sắc nhất.

(Cây đàn muôn điệu).

2.Tác phẩm.
- Bài thơ diễn tả tâm sự u uất của con hổ
bị sa cơ- người anh hùng chiến bại. Tuy
chiến bại nhưng mà vẫn đẹp, vẫn lẫm liệt
ngang tàng. Tác phẩm đã đem lại tiếng
vang lớn trong thơ ca VN một thời.
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu
thống thiết, phù hợp với cảm xúc của
mỗi đoạn thơ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Giải thích từ khó: 1, 2, 4, 7, 8, 10, 12, 13,
16, 17.
H: Dựa vào nôi dung, em có thể chia bài
thơ thành mấy phần? nội dung từng phần?
GV: Bài thơ có 1 cách thể hiện độc đáo:
đó là mượn lời con hổ trong vướn bách

thú. Với cảm xúc liền mạch nhưng vẫn
được tác giả ngắt thành 5 đoạn thơ với 3
niềm tâm sự khác nhau. Vậy những tâm sự
ấy là gì? C.ta sẽ tìm hiểu.
GV: “Nhớ rừng” là lời con hổ bị giam ở
vườn bách thú.
H: Khi mượn lời con hổ, nhà thơ muốn gửi
gắm điều gì?
-> Gửi gắm tâm sự của con người.
H: Nếu như vậy, phương thức biểu đạt tình

3. Đọc và tìm hiểu chú thích

4. Bố cục
-> 3 phần:
+ P1: Khối căm hờn và niềm uất
hận
+ P2: Nỗi nhớ thời oanh liệt
+ P3: Khao khát giấc mộng ngàn.

II/ Đọc- hiểu văn bản

Trang 2


cảm của VB này là gì?
-> Biểu cảm gián tiếp.
* HS đọc khổ 1.
H: Lời con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn
bách thú được miêu tả qua những chi tiết

nào?
H: Giọng điệu của hai khổ thơ đầu?
H: Giọng điệu ấy giúp em hiểu gì về tâm
trạng con hổ?
GV: “Gậm một khối...sắt”- động từ
“Gậm” đã diễn tả nỗi uất ức, gò bó, trói
buộc và 1 cảnh ngộ tù túng, vô vị, không
lối thoát. Các thanh trắc dồn cả vào đầu
và cuối câu như kìm nén uất ức, bất lực,
nhất là với 1 loài ưa tự do, tung hoành
như hổ.
Câu thơ đầu với những âm thanh chói
tai, đặc quánh thì đến câu thứ hai lại
buông xuôi như 1 tiếng thở dài với toàn
những thanh bằng “Ta nằm dài...” -> Như
kéo dài thêm nỗi đau
H: Đọc những câu thơ tiếp theo, em thấy
hổ bày tỏ thái độ gì với những người,
những vật xung quanh?

1.Tâm trạng và cảnh ngộ thực tại
của con hổ trong vườn bách thú.
* Tâm trạng:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi
sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần
qua”
- Lời giận dữ, tiếng thở dài ngao
ngán.
->Tâm trạng uất ức, căm hờn, chán

ngán, bất lực.

H: Em có nhận xét gì về thái độ của hổ
thông qua cái nhìn ấy?

- Khinh:
+ Lũ người: ngạo mạn, ngẩn ngơ
+ Lũ vật: vô tư lự.
-> Thái độ kiêu hãnh, coi thường kẻ
khác.

GV: Không phải ngẫu nhiên trong đoạn
thơ tiếp theo, 6 câu thơ liền đều bộc lộ sự
khinh thường (4 câu nói về người, 2 câu
nói về đồng loại) nhưng có lẽ niềm căm
phẫn con người, giống người mới đủ sức
tạo nên 1 giọng thơ hằn học như vậy.
H: Oái oăm thay, cái nhìn kiêu hãnh, khinh
thường kẻ khác lại xuất phát từ một thân
phận như thế nào?

- Thân phận: Làm trò lạ mắt, thứ đồ
chơi.

GV: “Phải làm trò lạ mắt....
Chịu ngang bầy cùng...”
H: Những câu thơ trên giúp em hiểu thêm

-> Cảnh ngộ trớ trêu
Trang 3



điều gì về cảnh ngộ của hổ lúc này?
GV: Bi kịch ấy được thể hiện rất rõ. Một
chúa sơn lâm lừng lẫy mà phải chịu “sa
cơ”, chẳng qua chỉ là sa cơ lỡ bước thôi
nhưng thật trớ trêu là hổ lại biết suy nghĩ
chứ không như bọn gấu “dở hơi” và cặp
báo “vô tư lự” kia nên nó vô cùng ngán
ngẩm.
H: Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật
gì khi miêu tả tâm trạng hổ? Hiệu quả của
nó?
GV: Vì vậy ta mới thấy con hổ có suy nghĩ
nội tâm thật dữ dội. Bằng lối nói nhân
hoá, giọng thơ tự sự cho ta thấy được thực
tại buồn chán nhưng cũng đầy kiêu hãnh;
nỗi khát khao tự do đang giằng xé nội tâm
của hổ.
H: Lời tâm sự của hổ cũng là lời tâm sự
của ai? Nó được diễn tả như thế nào?

->Bút pháp NT Nhân hoá miêu tả
con hổ như con người.

=>Đó là lời tâm sự của người dân
VN: phải sống cuộc đời gò bó, tăm
tối, tầm thường đầu thế kỉ XX.

GV: bài thơ ra đời vào những năm 40 của

thế kỉ XX. Lúc này đất nước ta đang chịu
sự đô hộ của thực dân Pháp, 1 cổ hai
tròng...cũng hệt như lúc này, hổ đang sống
trong vườn bách thú. Biết vậy, nghĩ vậy
nhưng không thể làm gì được.
4. Củng cố, luyện tập: (3’)
- GV nhắc lại tâm trạng của con hổ trong khổ thơ đầu.
5. Hướng dẫn về nhà: (5’)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Học nội dung của khổ thơ đầu.
- Trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK để tiết sau học tiếp.

Trang 4


Ngày giảng:11/01/2017

Tiết 74: NHỚ RỪNG (tiếp)
(Thế Lữ)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Tiếp tục giúp học sinh:
- Cảm nận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng,
tầm thường, giả dối...thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Thấy được bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm của bài thơ
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ.
- GD học sinh lòng yêu nước, cảm thông với thời cuộc và tâm sự của nhà thơ.
B. TRỌNG TÂM:
- Đọc hiểu văn bản
C/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- Tham khảo tài liệu
- Phân tích nội dung các khổ thơ còn lại.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài thơ
- Trả lời các câu hỏi còn lại vào vở soạn.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài: (3’)
2. Kiểm tra: (5’)
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng” và cho biết tâm trạng của con hổ qua đoạn thơ
đầu?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Gọi HS đọc khổ thơ thứ 4
H: Cảnh sống thực tại của con hổ ở vườn
bách thú được miêu tả như thế nào?

TG
7’

NỘI DUNG
II/ Đọc, hiểu văn bản
1.Tâm trạng và cảnh ngộ thực
tại của con hổ trong vườn bách
thú. (tiếp)
* Cảnh ngộ thực tại:
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng,
cây trồng.
- Suối giả: chẳng thông dòng
- Mô gò thấp kém

- Lá: hiền lành, không bí hiểm.
Trang 5


H: Em có nhận xét gì về cảnh sống ở đây so
với cảnh sơn lâm?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì?
H: Qua khổ thơ này, em thấy tác giả muốn
diễn tả điều gì?
GV: Bực dọc, chán ngán cuộc sống hiện tại
bao nhiêu, con hổ lại càng nhớ tới cảnh sơn
lâm của nó bấy nhiêu.
?Vậy cảnh tượng ấy hiện ra như thế nào
trong trí nhớ của con hổ?

-> Giả dối, đơn điệu, tẻ nhạt và
tầm thường.
- NT: Đối lập, dùng từ ngữ có sắc
thái giễu cợt.
=> Diễn tả nỗi bực dọc cao độ
của con hổ đối với cuộc sống
thực tại.

* Gọi HS đọc khổ 2, 3
8’
GV: Thật dễ nhận ra hình ảnh mở đầu dòng
hồi tưởng của vị chúa sơn lâm - đó chính là
hình ảnh giang sơn.


2. Nỗi nhớ thời oanh liệt:

H: Giang sơn một thời của con hổ có cảnh
sắc như thế nào?

* Hình ảnh giang sơn:
- Bóng cả cây già
-Tiếng gió gào ngàn, giọng
nguồn thét núi
- Lá gai cỏ sắc
- Những đêm trăng sáng
- Những ngày mưa
-Những bình minh:cây xanh nắng
gội
- Những buổi chiều: mặt trời gay
gắt
-> Động từ mạnh

H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ
của tác giả?
GV: Động từ mạnh diễn tả tâm trạng đau
đớn, nhớ, thèm cuộc sống ngày xưa.
H: Chốn rừng xưa của hổ là một nơi như thế
nào?
GV: Phủ nhận cái trước mắt, cái hiện thời,
lối thoát chỉ còn hai hướng: Trở về quá khứ
hoặc hướng tới tương lai. Con hổ không có
tương lai, nó chỉ còn quá khứ. Đối lập 2
vùng không gian ấy, cảm hứng lãng mạn trào


=> Chốn sơn lâm đẹp tự nhiên và
kì vĩ.

Trang 6


dâng những giai điệu say mê. Quá khứ, chốn
rừng xưa trở nên lớn lao, dữ dội, phi thường
nhưng lại hết sức tự nhiên, hoang sơ, quyến
rũ.
Và, trong nỗi nhớ tiếc quá khứ, con hổ
không chỉ nhớ tiếc chốn xưa mà nó còn nhớ
tiếc cả chính mình, hình ảnh của mình khi ấy.
- HS chú ý khổ 3.
H: Nổi bật trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy,
hình ảnh chúa sơn lâm được miêu tả như thế
nào?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì? Hiệu quả của nó trong việc thể hiện tư thế
của chúa sơn lâm?
GV: Con hổ hiện lên bằng một bức tranh đặc
tả, cả ngoại hình và sức mạnh ghê gớm bên
trong khiến nó càng thần thánh, đường bệ,
uy nghiêm.
H: Trong lúc này, những kỉ niệm nào đã trở
về với nó?
H: Những kỉ niệm của hổ gắn với chốn thiên
nhiên kì vĩ đã gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Nhiều người khen khổ thơ đẹp như một
bức tranh tứ bình (đêm-ngày-sáng-tối).

Trong đó, hình tượng con hổ vừa là tâm điểm
của bức tranh, vừa là một bậc đế vương rực
rỡ trong ánh chiều tà.
GV: Sau khi nhớ lại những kỉ niệm cũ, con
hổ đã thốt lên: “Than ôi!.....đâu”?
H: Em hiểu điều gì qua câu thơ này?

* Hình ảnh chúa sơn lâm:
- Bước chân: dõng dạc, đường
hoàng.
- Thân: như sóng cuộn nhịp
nhàng
- Mắt: quắc
-> NT: So sánh, ngôn từ giàu
chất tạo hình.
=> Gợi lên vẻ đẹp oai phong,
lẫm liệt, uy nghi và sức mạnh
ghê gớm.

- Đêm: say mồi, uống ánh trăng
- Ngày: ngắm giang sơn
- Bình minh: ngủ tưng bừng
- Chiều: đợi mặt trời lặn
-> Bức tranh tráng lệ, rực rỡ, đầy
sức sống.

- NT: Câu hỏi tu từ (tiếng than)
=> Hoài niệm đầy nuối tiếc và
đau đớn.


GV: Mặc dù đau đớn , nhưng con hổ vẫn
Trang 7


phải đối mặt với thực tại trớ trêu và nuối tiếc
về quá khứ dầy tươi đẹp. Vì thế nó luôn có 1
tâm niệm, 1 khát khao- đó chính là được trở
về chốn xưa.
* HS đọc khổ cuối
H: Khao khát được quay về, con hổ đã 10’
hướng tới một không gian như thế nào?
GV: Đoạn cuối bài thơ vẫn tràn chảy trong
dòng hoài niệm. Nhưng đó chỉ là “Nơi ta
không còn đc thấy bao giờ”. Thì ra, cảnh oai
linh, hùng vĩ, thênh thang ấy chỉ còn trong
giấc mộng.
H: Tác giả đã sử dụng kiểu câu gì?
H: Em có nhận xét gì về giấc mộng ngàn của
con hổ?
GV: Tất cả chỉ còn là một mơ ước hão
huyền. Nhưng con hổ dù mất môi trường
sống, dù bị tước đoạt mất quyền làm chúa
sơn lâm nhưng nó vẫn giữ được niềm tin,
không thoả hiệp với hoàn cảnh bị đổi thay,
tước đoạt.
H: Nỗi đau, bi kịch của con hổ đã hàm chứa
khát vọng gì của con người?
H: Học xong bài thơ, em có nhận xét gì về
NỘI DUNG và NT?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.


3. Khao khát giấc mộng ngàn
- Không gian:+ oai linh, hùng vĩ
+ thênh thang

- NT: Câu cảm thán (Bộc lộ cảm
xúc)
-> Khát vọng tự do mãnh liệt, to
lớn nhưng bế tắc, bất lực.

=> Khát vọng được sống cuộc
sống của chính mình, tại sứ sở
của mình. Đó là khát vọng giải
phóng, khát vọng tự do.
* Ghi nhớ: (SGK – 7).

GV: Chốt: Từ tâm sự “Nhớ rừng” của con hổ
ở vườn bách thú, tác giả đã kín đáo nói lên
những tâm sự của người dân mất nước đầu
thế kỉ XX. Tác phẩm quả là 1 thi phẩm tiêu
biểu cho hồn thơ lãng mạn, lời thơ là lời chân
tình bộc bạch, giọng thơ lại ào ạt, khoẻ
khoắn; hình ảnh và ngôn từ gần gũi, cảm xúc
dâng trào mạnh mẽ và mãnh liệt.
Trang 8


4. Củng cố: GV nhắc lại : (3’)
- Tâm trạng và cảnh ngộ thực tại của con hổ
- Thời quá khứ oanh liệt

- Niềm khao khát được quay về thuở xưa.
5. Hướng dẫn học bài: (4’)
- Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
- Học nội dung cơ bản của bài thơ theo quá trình phân tích.
- chuẩn bị tiết sau: Câu nghi vấn.

ND: 13/01/2017

Tiết 75

CÂU NGHI VẤN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hởi.
- Phân biệt được câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
B/ TRỌNG TÂM:
- Luyện tập.
C/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu và gợi mở vấn đề
- Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
- Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS (5’)
2. Giới thiệu bài: (3’)
ở các lớp dưới, các em đã được tìm hiểu về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
như: Câu trần thuật, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán. Sang năm học này,

Trang 9


chúng ta sẽ cùng nghiên cứu lại các kiểu câu này nhưng kiến thức về câu được nâng cao
hơn, và cũng yêu cầu cao hơn trong quá trình vận dụng.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

TG
14’

* GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK.
- Gọi HS đọc.
H: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi
vấn?
-> HS tìm.
H: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó
là câu nghi vấn?

H: Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên
dùng để làm gì?
VD: Dùng để tự hỏi:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
(Truyện Kiều – N.Du)
* Một số trường hợp khác:
VD: Khi câu có từ “hay” thì từ đó được đặt
giữa hai vế câu, biểu thị quan hệ lựa chọn,
chứ không đặt ở cuối câu như các từ ngữ nghi
vấn khác.

Trong trường hợp dùng dấu chấm hỏi
nhưng NỘI DUNG đã bao hàm ý trả lời
(Không yêu cầu người nghe, người đọc phải
trả lời) thì đó là câu hỏi tu từ (mang dụng ý
nghệ thuật) chứ không phải câu nghi vấn
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy câu nghi vấn
là câu như thế nào?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ

NỘI DUNG
I/.Đặc điểm hình thức và chức
năng chính:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
* Các câu nghi vấn:
- Sáng ngày.....lắm không?
- Thế làm sao....không ăn khoai?
- Hay là......đói quá?
* Đặc điểm hình thức:
- Có dấu chấm hỏi
- Có những từ ngữ nghi vấn:
không, làm sao, hay là
* Chức năng chính:
- Dùng để hỏi
- Dùng để tự hỏi.

Trang 10



* Ghi nhớ : (SGK- 142)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS trả lời từng phần.

- HS đọc thầm NỘI DUNG trong SGK.
H: Căn cứ vào đâu để xác định những câu
trên là câu nghi vấn?
H: Trong các câu đó, có thể thay từ “hay”
bằng từ “hoặc” được không? Tại sao?

- HS đọc NỘI DUNG các câu văn
H: Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu
văn đó được không? Tại sao?

17’

II/ Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Chị khất tiền sưu....phải
không?
-> Dấu ? và từ “không”
b. Tại sao ...khiêm tốn như thế?
-> Dấu ? và từ “tại sao”
c. Văn là gì? Chương là gì?
-> Dấu ? và từ “gì”
d. Chú mình...đùa vui không?
-> Dấu? Và từ “không”
- Hừ...hừ...cái gì thế?
- Chị Cốc...đấy hả?

-> Dấu ? và các từ “gì”, “thế”,
“hả”.
2. Bài tập 2:
- Căn cứ để xác định câu NV:
+ Dấu?
+ Từ “hay”.
- Không thể thay thế từ “hay”
bằng từ “hoặc” được.
-> Nếu thay thì câu trở nên sai
ngữ pháp hoặc biến thành một
câu khác, thuộc kiểu câu trần
thuật và sẽ có ý nghĩa khác hẳn.
3. Bài tập 3:

GV giải thích: Các câu a, b có chứa các từ
nghi vấn: Có, không, tại sao. Nhưng kết cấu
của câu chứa những từ ngữ này lại không
phải câu nghi vấn. Những từ ngữ này chỉ làm
chức năng bổ sung ngữ nghĩa.
Còn câu c, d chứa các từ : Nào cũng, ai
cũng -> Là những từ ngữ phiếm định (SGVtập II)

- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở
cuối các câu được.
-> Vì đó không phải là các câu
nghi vấn.

Trang 11



- GV nêu yêu cầu
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét, chữa.

4. Bài tập 4:
- Về hình thức:
+ Câu a: có...không
+ Câu b: đã...chưa
- Về ý nghĩa: Khác nhau:
Câu b hàm chứa giả định là
người đc hỏi trước đó có vấn đề
về sức khoẻ.
Câu a không hề có giả định đó.

4. Củng cố, luyện tập: (3’)
GV hỏi HS:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn?
- Chức năng của câu nghi vấn?
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Học bài theo quá trình phân tích VD
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị tiết sau: Viết đoạn văn trong VB thuyết minh.

Trang 12


Ngày giảng:14/01/2017


Tiết 76

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm của 1 đoạn văn thuyêt minh
- Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh sao cho hợp lí.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói chung và đoạn văn thuyết minh nói riêng.
B/ TRỌNG TÂM
- Luyện tập
C/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu và gợi mở vấn đề
- Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
- Làm các bài tập trong SGK
2. Học sinh:
- Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
- chuẩn bị BT1.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS (5’)
2. Giới thiệu bài: (3’)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Hoạt động 1:
GV: Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn. Viết
tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.
Đoạn văn thường gồm có 2 câu trở lên và
được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định.
- Gọi Hs đọc đoạn văn a.
H: Cho biết câu nào là câu chủ đề của đoạn

văn?
H: Câu nào có nhiệm vụ giải thích, bổ sung?

TG
15’

NỘI DUNG
I. Đoạn văn trong VB thuyết
minh
1. Nhận dạng các đoạn văn
thuyết minh:

a. Đoạn văn 1:
- Câu 1: Là câu chủ đề- nêu ý
khái quát.
- Câu 2: Cung cấp thông tin về
Trang 13


H: Những câu sau có vai trò như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn văn b.
H: Câu nào là câu chủ đề?
H: Từ nào là từ ngữ chủ đề?

- Gọi HS đọc đoạn văn a.
H: Để viết được 1 đoạn văn thuyết minh cần
yêu cầu điều gì?
-> Xác định các ý lớn
H: Yêu cầu TM của đoạn văn trên là gì?
-> Thuyểt minh về cây bút bi.

H: NỘI DUNG diễn đạt của đoạn văn trên đã
lưu loát và đúng chưa?
H: Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu
như thế nào?
-> Tách đoạn văn trên, thêm ý, viết thành 3
đoạn.

- Cho HS viết vào vở.
- Gọi HS đứng đọc.
- GV sửa chữa, uốn nắn nếu cần.

lượng nước ngọt ít ỏi.
- Câu 3: Cho bíêt lượng nước ấy
bị ô nhiễm.
- Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các
nước trên TG thứ 3.
- Câu 5: Nêu dự báo
-> Các câu 2, 3, 4, 5 bổ sung, làm
rõ ý cho câu chủ đề.
b. Đoạn văn 2:
- Câu 1: Là câu chủ đề
Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn
Đồng
- Câu 2, 3: Cung cấp thông tin về
PVĐ theo lối liệt kê các hoạt
động đã làm.
2. Sửa chữa lại các đoạn văn
thuyết minh chưa chuẩn.
a.


-> Sửa lại:
+ Bút bi có 2 bộ phận chính: vỏ
bút và ruột bút. Vỏ bút bi có vai
trò bảo vệ ruột bút và có 2 phần:
thân buta và nắp bút. đầu bút bi
có nắp đậy, có cái để cài vào áo,
vào sách hoặc cặp sách.
+ Bút bi có nhiều loại, nhưng có
2 loại phổ biến nhất là có nắp
đậy và không có nắp đậy. Loại
bút bi không có nắp đậy thì có lò
Trang 14


- Gọi HS đọc đoạn văn b.
H: Đoạn văn trên thuyết minh về đồ vật nào?
-> Thuyết minh về cái đèn bàn (đèn học).
H: Chỉ rõ những chỗ chưa đc của đoạn văn?
-> Chưa sắp xếp các câu theo trình tự: đi từ
cái tổng thể đến cái bộ phận.
H: Em hãy nêu cách sửa và viết lại?

- HS viết và trình bày.
- GV theo dõi và sửa chữa.

H: Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định
ý như thế nào?
H: Khi viết đoạn văn, cần trình bày như thế
nào?
- HS trả lời. GV chốt lại.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

xo và nút bấm.
+ Bút bi khác bút mực là do nó
có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút.
Khi viết, hòn bi lăn làm mực
trong ống nhựa chảy ra, ghi
thành chữ. Khi viết bút bi không
có nắp thì phải ấn đầu cán bút
cho ngòi bút chồi ra, còn khi thôi
viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút
thụt vào.
b.

-> Sửa lại:
Nhà em có chiếc đèn bàn. Nó
được cáu tạo gồm: 1 đế đèn, 1
ống thép, 1 bóng đèn 25w và 1
chao đèn.
Mỗi bộ phận tạo nên chiếc
đèn lại có 1 công dụng riêng: ống
thép rỗng, thẳng để dây điện luồn
ở bên trong nối từ đế đèn đến đui
đèn và bóng điện. Dưới ống thép
là đế đèn được làm bằng khối
thuỷ tinh vững chãi. Trên đế đèn
có công tắc để bật đèn hoặc tắt
đèn rất tiện lợi. Chao đèn được
làm bằng vải lụa, có khung sắt ở
trong và có vòng thép gắn vào

bóng đèn. Nó có tác dụng cản trở
sự toả sáng ra nhiều nơi, chỉ tập
trung ánh sáng vào 1 điểm nhất
định.
* Ghi nhớ : (SGK- 15)

Hoạt động 2:

II/ Luyện tập.
Trang 15


Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS trình bày từng phần.

- Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK
- GV hướng dẫn HS viết bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.

18’

* Mở bài:
Từ ngã ba Mãn Đức thị trấn
MK, đi lên phía Mai Châu chừng
50 mét, rẽ trái vào 20 mét là ngôi
trường THCS KĐ mà chúng tôi
đang học.
* Kết bài:

Tôi rất tự hào khi được học
dưới mái trường này. Nơi đây là
cái nôi của bao thế hệ học sinh
đã trưởng thành và gặt hái được
nhiều thành quả. Trường thật
xứng đáng là: “Cánh chim đầu
đàn” khối THCS trên toàn huyện.
Bài tập 2:
Chủ tịch HCM (1890 – 1969)
sinh ra trong một gia đình nho
học có truyền thống yêu nước.
Lớn lên, trước cảnh nước mất
nhà tan, người rất đau lòng và
quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước. Sau 30 năm bôn ba nơi đất
khách quê người, Người đã về
VN năm 1941 tại Cao Bằng. Từ
đây, dưới ngọn cờ của Đảng,
người đã lãnh đạo nhân dân đứng
lên đánh đuổi bọn cướp nước,
giành lại độc lập tự do cho tổ
quốc. Người đã khai sinh ra nước
VN DCCH, đã hi sinh tình riêng
để dành trọn cho tình chung. Cả
cuộc đời Người cống hiến cho
non sông VN, Người là vị cha
già của DT, người nghệ sĩ, thi sĩ,
chiến sĩ cộng sản, là vị lãnh tụ vĩ
đại của nhân dân VN.
Trang 16



4. Củng cố: GV nhắc lại yêu cầu của đoạn văn TM. (3’)
5. Hướng dẫn học bài: (2’)
- Học bài theo quá trình tìm hiểu
- Học thuộc ghi nhớ.Làm BT3.
- CHUẨN BỊ tiết sau: VB “Quê hương”.

Ngày giảng: 17/01/2017
Trang 17


Tiết 77

QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu
tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả; thấy được nét nghệ thuật
đặc sắc của tác giả.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ hiện đại.
- GD học sinh lòng yêu quê hương, đất nước .
B/ TRỌNG TÂM
- Đọc hiểu văn bản
C/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Tranh minh hoạ (phóng tranh từ SGK)

2. Học sinh:
Đọc trước bài thơ, đọc chú thích
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: (5’)
H: Đọc thuộc lòng hai khổ thơ 2, 3 của bài thơ “Nhớ rừng” và cho biết nỗi nhớ thời oanh
liệt của con hổ được thể hiện như thế nào?
2. Giới thiệu bài: (3’)
Nói chung, nhà thơ nào mà chẳng có 1 miền quê. Vì vậy những bài thơ nói về cái
“Núm ruột sinh tồn” ấy, với họ không có gì là khó hiểu. Bài thơ “Quê hương” của nhà
thơ Tế Hanh đã được tác giả viết từ khi ông còn rất trẻ, mới bước vào làng thơ nhưng nó
vẫn được coi là “Một chấm son giữa cánh đồng thơ mới”. Cái mới ở đây không phải là ở
đề tài, mà ở thể thơ, ở cấu trúc bài thơ, và nhất là hồn thơ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài
thơ qua tiết học hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

T
NỘI DUNG
G
10’ I/ Đọc, tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm.

H: Qua CHUẨN BỊ bài ở nhà, em hãy giới
thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
Trang 18


-> HS trả lời.
- GV bổ sung thêm: Tế Hanh sinh năm

1921 quê ở Quảng Ngãi. Quê hương chính
là nguồn thi cảm lớn nhất trong suốt cuộc
đời của Tế Hanh.
Bài thơ được sáng tác năm 1939. Đây là
tình cảm của cậu học trò 18 tuổi lần đầu
tiên xa quê nhớ về quê hương mình.
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Giọng đọc nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý
nhịp thơ 3/2/3 hoặc 3/5.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Giải thích từ khó: 1, 3, 4
- Thể thơ: Thơ 8 chữ
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
-> Thơ 8 chữ.
H: Em có nhận xét gì về cách gieo vần?
-> Vần chân, liền. Một số câu gieo vần
lưng.
H: Dựa vào NỘI DUNG, em có thể chia
bài thơ thành mấy phần? NỘI DUNG từng
phần?
-> 4 phần:
+ P1: 2 câu đầu (G. thiệu chung về làng
quê).
+ P2: 6 câu tiếp (Cảnh thuyền ra khơi đánh
cá)
+ P3: 8 câu tiếp (Cảnh thuyền cá trở về)
+ P4: 4 câu cuối (Nỗi nhớ làng, nhớ biển

quê hương).
GV: Có thể nói đoạn 2 và 3 là hai đoạn thơ
đặc sắc nhất của bài thơ này.
H: Mạch cảm xúc của bài thơ?
-> Ca ngợi làng quê, cuộc sống ở quê và
nỗi nhớ quê hương. Bài thơ có cách phân
đoạn không đều và cũng không theo bố cục
của thơ Đường. Tất cả là do hồn thơ, do
cảm hứng của cái “tôi” trữ tình xô đẩy như

3/ Bố cục:

Trang 19


những con sóng biển: Khi dìu dặt, lúc tràn
II/ Đọc, tìm hiểu văn bản
bờ. Cảm hứng ấy được diễn đạt bằng
những hình ảnh ngôn từ đầy sáng tạo.
1. Quê hương qua hồi tưởng của
H: Nhà thơ trở về quê hương bằng con
nhà thơ
đường nào?
-> Bằng cách hồi tưởng.
20’ Làng tôi ở...
Nước bao vây...
H: Quê hương qua nỗi nhớ của nhà thơ
được bắt nguồn từ hình ảnh nào?
- Lời giới thiệu mộc mạc, tự nhiên
H: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu

của tác giả?
H: Qua lời giới thiệu này, quê hương của
tác giả có những đặc trưng gì?
GV: Lời giới thiệu của nhà thơ nếu xét
theo nghĩa thông tin đơn giản thì ta hiểu đó
là 1 làng ven biển, 1 cù lao và dân ở đó
sinh sống bằng nghề đánh cá. Nhưng cái
tình của Tế Hanh, cái hồn biển của Tế
Hanh đã gửi vào câu chữ để cái làng ấy
hiện ra duyên dáng, nên thơ. Làng ở vào
thế trung tâm, xung quanh là nước, và
khoảng cách với biển cũng được đo bằng
nước “Cách biển nửa ngày sông”.
H: Sáu câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh gì?
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ
H: Cảnh ra khơi được giới thiệu vào thời
điểm nào?
H: Tại sao tác giả không chọn 1 thời điểm
khác để miêu tả mà lại chọn thời điểm
sớm mai?
GV: Một ngày mới tinh khôi, trong trẻo,
bình minh tươi sáng, như bắt đầu một ngày
ra khơi đầy hứa hẹn. Câu thơ như có hoạ
và có nhạc làm bức tranh vùng trời, vùng
biển trở nên tươi sáng, đầy màu sắc.
H: Trên cái nền của bức tranh thiên nhiên
ấy, hình ảnh nào làm cho em chú ý?

-> Làng chài, gắn bó cuộc sống với
sông nước.


a. Cảnh ra khơi đánh cá
- Thời điểm: Sớm mai hồng: trời
trong, gió nhẹ.
-> Tươi sáng, khoáng đạt.

- Con người: đi đánh cá.
Trang 20


- Chiếc thuyền:
+ Như con tuấn mã
+ Phăng mái chèo
+ Cánh buồm: như mảnh hồn
làng
+ Rướn thân
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào để miêu tả con thuyền đầy sáng
tạo như vậy?
H: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
H: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn
làng” Hình ảnh cánh buồm ở đây có ý
nghĩa gì?
GV: Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
- Cha mượn cho con cánh buồm trắng
nhé,
Để con đi...
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ 1 nơi xa
thẳm?

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong những uớc mơ
con.
->Hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng
Trung Thông là biểu tượng của ước mơ,
hoài bão và ước vọng. Nhưng hình ảnh
những cánh buồm trong thơ Tế Hanh là
hình ảnh mang tâm hồn của cả 1 vùng quê,
thật thiêng liêng và sâu nặng biết bao.
H: Vậy em hình dung như thế nào về
không khí ra khơi?

- NT: Nhân hoá, so sánh, động từ
mạnh-> Làm nổi bật vẻ đẹp mạnh
mẽ của con thuyền.
-> Hình ảnh cánh buồm: Là biểu
tượng của làng quê và con người
nơi đây.

=> Bức tranh lao động đầy hứng
khởi, tràn đầy sức sống.
b. Cảnh thuyền cá trở về:

- HS chú ý 8 câu thơ tiếp theo.
H: Cảnh gì được miêu tả và tái hiện trong
đoạn thơ này?

- ồn ào trên bến đỗ
- Dân làng: tấp nập


H: Cảnh đón thuyền cá trở về được miêu tả
như thế nào?
-> Không khí vui vẻ, hồ hởi, náo
Trang 21


H: Em có nhận xét gì về không khí ở bến?
H: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Tại
sao câu thơ này lại được đặt trong dấu
ngoặc kép?
-> Trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên
biển lặng, cho dân làng chài trở về an toàn.
H: Có phải nguyên nhân cá đầy ghe là do
trời không?
-> Không, mà là loài cảm ơn của người dân
làng chài và của chính tác giả.
GV: Con thuyền nhẹ nhõm rời bến trong
làn gió nhẹ của buổi sớm mai hồng. Và vẫn
con thuyền ấy, ngày hôm sau đầy nặng cá
trở về. Giấc mơ đã trở thành hiện thực –
hiện thực trong cái ồn ào tấp nập của dân
làng ra đón ghe, đón cá. Là hình ảnh thực
rồi mà nó vẫn như mơ. Cảnh đón thuyền về
bến không chỉ gây ấn tượng bởi không khí
vui vẻ, hồ hởi, náo nức mà còn đặc sắc bởi
hình ảnh người dân làng chài.
H: Dân trai tráng sau chuyến ra khơi về
được đặc tả như thế nào?

nức.


- Dân trai tráng:
+ Da ngăm rám nắng
+ Thân hình: nồng thở vị xa xăm.

H: Em có nhận xét gì về hình ảnh của họ?
GV: Vẻ đẹp khoẻ khoắn, rắn chắc của
những người dân chài với làn da rám nắng,
mang cả vị mặn mòi xa xăm của biển khơi.
Họ như những con người được sinh ra từ
biển, đi ra từ cổ tích, sao đầm ấm và thân
thương đến thế.
H: Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra
khơi?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì?
H: Có ý kiến cho rằng: con thuyền và con
người ở đây có sự tương đồng. Em hãy cho
biết ý kiến của mình?

-> Vẻ đẹp khoẻ khoắn, giản dị, đầy
sức sống của những con người lao
động.

- Chiếc thuyền: im, mỏi, nằm,
nghe...
- NT: Nhân hoá
-> Con thuyền như con người: thư
Trang 22



giãn và mãn nguyện.
GV: Con thuyền vừa là con thuyền thực,
vừa là con thuyền thơ. Thực là vì nó đã về
bến đỗ để được neo đậu, được bình yên,
không còn gió dập sóng xô. Nhưng thơ là ở
chỗ: nó cũng như 1 con người: thư giãn và
mãn nguyện sau 1 chuyến ra khơi thành
công.
*HS đọc khổ thơ cuối.
GV: Đối với nhà thơ, cảnh người và quê
hương không phải là bức tranh được miêu
tả trực tiếp. Mà nó chỉ là những kỉ niệm
hiện lên trong kí ức, nghĩa là có 1 khoảng
cách xa xôi. Vì thế nên luôn có 1 miền
tưởng nhớ.
H: Nhà thơ đã nhớ về những hình ảnh nào?

H: Qua những hình ảnh quen thuộc, rất đặc
trưng trên, em hiểu được điều gì về tình
cảm của nhà thơ đối với quê hương?
GV: Trong nỗi niềm tưởng nhớ ấy, dường
như chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người
lại hiện ra rõ mồn một. Bởi nó đã nhập
tâm, đi vào kí ức thi nhân.
4’
H: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này?

H: Cảm nhận của em sau khi học xong tác
phẩm?

- HS trả lời.
- GV đưa ra ghi nhớ, gọi Hs đọc.

2. Nỗi nhớ của tác giả

- Luôn tưởng nhớ:
+ Màu nước xanh
+ Cá bạc
Giản dị, thân
+ Chiếc buồm vôi
thuộc
+ Con thuyền
+ Mùi nồng mặn
-> Nỗi nhớ da diết, đằm thắm, cháy
bỏng.

III. TỔNG KẾT:
- Phương thức biểu cảm: trực tiếp
- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá
- Giàu hình ảnh và nhạc điệu.

* Ghi nhớ: (SGK)

GV: Chốt: Bài thơ đã kết thúc nhưng bức
Trang 23


tranh về quê hương vùng biển, cảnh và
người vùng biển, nhất là tình cảm của nhà
thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân nga.

Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm
trong những câu thơ, cả giọng thơ bồi hồi
và ngôn ngữ thơ vô cùng bình dị.

* Luyện tập: Đọc diễn cảm.

- Gọi 2 HS đọc diễn cảm bài thơ
- Cho HS quan sát tranh
H: Bức tranh là hình ảnh nào trong bài
thơ?
4. Củng cố: (2’)
GV nhắc lại những nội dung chính.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: VB “Khi con tu hú”.

Ngày giảng: 18/01/2017
Trang 24


Tiết 78

Văn bản
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được lòng yêu thiên nhiên, yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của

người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục bàng những hình ảnh
gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ hiện đại.
- GD học sinh lòng yêu quê hương, đất nước .
B/TRỌNG TÂM
- Đọc hiểu văn bản
C/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, đặc trưng thi pháp
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc trước bài thơ, đọc chú thích
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: (5’)
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và cho biết tình cảm của nhà thơ
dành cho quê hương được thể hiện như thế nào?
2. Giới thiệu bài: (3’)
Tự do vốn là niềm khao khát của con người từ xưa đến nay vẫn thế. Nó tha thiết và
thiêng liêng. Tuy nhiên quan niệm về tự do thì mỗi thời mỗi khác. Cái khác ấy được thể
hiện như thế nào trong bài thơ “Khi con tu hú”, khi mà tác giả là một chàng trai 19 tuổi
đầy ước mơ và nhiệt huyết cách mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

TG

H: Qua CHUẨN BỊ bài ở nhà, em 10’
hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác
phẩm?

-> HS trả lời.
- GV bổ sung thêm: Tố Hữu (1920 –

NỘI DUNG
I/ Đọc tìm hiểu chung.
1/ Tác giả.

Trang 25


×