Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách và kinh tế xã hội tạo động lực phát triển trồng rừng gỗ lớn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.43 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------

Nguyễn Thu Thuỳ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN TRỒNG
RỪNG GỖ LỚN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Trần Văn Con

Hà Nội – 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng trong khi tiềm năng cung cấp
của rừng tự nhiên ngày càng giảm, thực tế này đã thúc đẩy các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới gia tăng diện tích rừng
trồng. Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng hiện nay đã có trên 2,3 triệu ha và
đang gia tăng với tốc độ khá nhanh, trong đó rừng trồng công nghiệp cây mọc


nhanh cũng có xu hướng gia tăng kể cả để cung cấp nguyên liệu giấy và cung
cấp gỗ lớn. Trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh là một xu hướng đang được quan
tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề và nghịch lý tiềm
ẩn trong đó cần phải được làm sáng tỏ. Ngoài các vấn đề liên quan đến khía
cạnh kỹ thuật, các vấn đề về chính sách và tổ chức sản xuất cũng có vai trò
hết sức quan trọng trong việc phát triển rừng trồng gỗ lớn mọc nhanh.
Những hạn chế và yếu kém trong hệ thống chính sách và tổ chức kinh
doanh rừng trồng ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng nguyên nhân cội nguồn có thể được xuất phát từ những nhận thức và
quan niệm sai lầm hoặc thiếu chính xác về đối tượng và bản chất triết học của
quá trình sản xuất lâm nghiệp. Quan niệm về nội dung lâm nghiệp đã, đang và
sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội tuỳ vào trình độ nhận
thức, nhu cầu và xu thế phát triển của từng thời kỳ (Trần Văn Con, 2006). Đối
tượng của ngành lâm nghiệp là đất rừng và các hệ sinh thái rừng (HSTR).
Nhận thức khác nhau về rừng sẽ dẫn đến các quan niệm khác nhau về chiến
lược tổ chức và phát triển nghề rừng. Ví dụ nếu quan niệm rừng là “kho tài
nguyên thiên nhiên bất tận” thì chiến lược quản lý rừng chỉ chú trọng đến
khâu khai thác tài nguyên (cũng như các nguồn tài nguyên khoáng sản khác).
Nhưng nếu quan niệm rừng là một hệ sinh thái (một cơ thể sống) có các qui
luật phát sinh, phát triển và suy thoái thì việc kinh doanh rừng phải cân đối
được cả khâu khai thác và xây dựng tái tạo lại hệ sinh thái đó. Chế độ sở hữu,
quyền sử dụng, quyền kinh doanh rừng và đất rừng là những vấn đề lớn mà


2

mỗi quốc gia phải quan tâm giải quyết. Liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử
dụng, quyền kinh doanh rừng và đất lâm nghiệp, ở Việt Nam đang diễn ra hai
quá trình có vẻ như trái ngước lẫn nhau, đó là: (i) Quá trình ly tán (chia nhỏ
ruộng đất) theo chủ trương giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá

nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; quá
trình này được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật: luật đất đai, luật bảo
vệ và phát triển rừng, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ và
sau đó là Nghi định 163/1999/CP ngày 16/11/1999. (ii) Quá trình tích tụ (tập
trung ruộng đất) do nhu cầu của sản xuất kinh tế thị trường ở qui mô lớn, nhu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất lâm nghiệp và cũng là xu thế
khách quan của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Về mặt pháp lý thì hiện chưa
có những qui định riêng cho quá trình tích tụ ruộng đất, nhưng cũng đã có
nhiều qui định trong các văn bản pháp luật về đất đai tạo tiền đề pháp lý cho
quá trình này.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, PGS.TS.Trần Văn Con đã
định hướng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách
và kinh tế - xã hội tạo động lực phát triển trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam”
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích các cơ sở lý
luận và thực tiễn để đề xuất khung chính sách và các mô hình tổ chức tạo
động lực phát triển rừng trồng gỗ lớn mọc nhanh ở Việt Nam phù hợp với
mục tiêu chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, thuật ngữ chính sách được định
nghĩa : “…là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể
nào đó. Bản chất, nội dung và phương pháp của chính sách tuỳ thuộc tính chất
của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Chính sách lâm
nghiệp (CSLN) là một loại chính sách chuyên ngành. Theo FAO “chính sách
lâm nghiệp là một hệ thống gồm những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,

tạo nên một cấu trúc, trong đó, chính phủ trình bày rõ những mục tiêu của
chương trình lâm nghiệp cuả mình, hướng dẫn, kiểm tra dân chúng sử dụng
tài nguyên rừng”. Nói cách khác, những hoạt động bị ảnh hưởng hoặc tác
động bởi CSLN là những hoạt động có liên quan tới bảo tồn, bảo vệ, quản lý
nhà nước về rừng, quản lý và sử dụng tài nguyên rừng (FAO, 1985). So sánh
những khái niệm về thuật ngữ CSLN của FAO và của các nước, Lê Du Phong
và Tô Đình Mai (2007) [9] nhận thấy khái niệm và nội dung thuật ngữ chính
sách ở mỗi quốc gia có những điểm khác nhau và lưu ý những điểm khác
nhau đó trong khi sử dụng thuật ngữ CSLN:
- Nhiều quốc gia thường dùng khái niệm CSLN với ý nghĩa là văn
kiện chính phủ quy định tổng quát đường lối, phương châm, mục tiêu phát
triển lâm nghiệp và các giải pháp, quy tắc hành động để thực hiện những nội
dung nói trên. Theo nghĩa này thì CSLN gần giống với khái niệm chiến lược
phát triển lâm nghiệp mà chúng ta đang sử dụng.
- Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam cho rằng, phạm vi tác động
của CSLN cần bao gồm 2 mặt : (i) Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển tài
nguyên rừng ; (ii) Phát triển lâm nghiệp (nghề rừng). Trong khi đó, một số
quốc gia khác cho rằng, CSLN chỉ nên bao gồm những nội dung về quản lý,


4

bảo vệ, xây dựng và phát triển tài nguyên rừng, không nên bao gồm những
vấn đề phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát triển nghề rừng.
- Ở Việt Nam, thuật ngữ CSLN có thể hiểu là một hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật (VBQPPL) của chính phủ quy định về những nguyên tắc
hành động và giải pháp cụ thể để điều chỉnh hành vi của các bên liên quan
nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển lâm nghiệp, trong đó mục
tiêu chủ yếu là quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng bền vững và phát
triển nghề rừng bền vững.

- Khi nhận thức về khái niệm và nội dung của thuật ngữ CSLN ở nước
ta, cần lưu ý những vấn đề sau : (i) CSLN là một loại chính sách chuyên
ngành, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những quy định về
VBQPPL. (ii) Mục tiêu chủ yếu của CSLN là xây dựng phát triển tài nguyên
rừng và nghề rừng bền vững. (iii) Đối tượng tác động chủ yếu của CSLN là
các hoạt động của các bên có liên quan đến rừng và nghề rừng ; (iv) Hệ thống
chính sách lâm nghiệp được thể hiện ở các loại văn bản như : (a) Đường lối,
phương châm phát triển lâm nghiệp của Đảng và nhà nước; (b) Chiến lược
phát triển lâm nghiệp ; (c) Chính sách vĩ mô của chính phủ có tác động đến
rừng và nghề rừng ; (d) Các chính sách để tăng cường nguồn lực đầu vào và
khai thông đầu ra của sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp ; (v) Trên thực tế,
nội dung của CSLN được nghiên cứu bao gồm những quy định của nhà nước
về các quy tắc và căn cứ hành động đối với các yếu tố về : (a) Rừng và đất
lâm nghiệp ; (b) Các nguồn lực chủ yếu được sử dụng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ lâm nghiệp ; (c) Tiêu dùng và
thị trường lâm sản ; (d) Các chính sách ở các lĩnh vực khác nhưng có gắn kết
chặt chẽ với sự tồn vong của rừng và nghề rừng.
Trong chương này, chúng tôi sẽ tổng quan các nghiên cứu về chính
sách và hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến phát triển trồng rừng gỗ
lớn, mọc nhanh ở Việt Nam.


5

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Các xu hướng phát triển chính sách lâm nghiệp ở nước ngoài
Kể từ hội nghị thượng đỉnh Rio 1972, khái niệm “phát triển bền vững”
đã trở thành một biệt ngữ bị lạm dụng quá nhiều nhưng ít được hiểu một cách
đúng đắn. Thật vậy, trong thời đại hôm nay, ít có một khái niệm nào lại có
nhiều định nghĩa và được tranh luận rộng rãi như vậy. Rất nhiều người có thể

kiếm sống bằng cách nói về phát triển bền vững hơn là thực hiện nó. Cũng
như vậy, khái niệm “quản lý rừng bền vững” (QLRBV) được tạo ra và trở
thành một sự bắt buộc khi nói đến một nền “lâm nghiệp tốt”. Trong thực tế,
rất ít quốc gia đạt được thành công trong việc thực hiện QLRBV; thậm chí
nhà lâm nghiệp được gán nhãn hiệu là những người tàn phá màu xanh, huỷ
hoại môi trường; điều đó buộc họ phải trở về với gốc rễ để nhận thức lại rằng:
nhà lâm nghiệp trước hết phải là những người bảo vệ môi trường. Đạo lý và
các chuẩn mực của thực tiễn một nền lâm nghiệp tốt đã bị thay chỗ trước các
vấn đề cấp bách như sa mạc hoá, sự nóng lên của trái đất, suy giảm đa dạng
sinh học (ĐDSH)... và thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học, của công
chúng và của các nhà chính khách. Nói cách khác, nhà lâm nghiệp đã nhận
thức được rằng suy giảm rừng là hệ quả của một thực tiễn sai lầm và thất bại.
Trách nhiệm nghề nghiệp của các nhà lâm nghiệp là phải tìm ra các biện pháp
hành động để sữa chữa những sai lầm đó và phát triển các chuẩn mực mới cho
thực tiễn lâm nghiệp. Quan niệm lâm nghiệp của chúng ta trước đây (và còn
cả ngày nay) đã lỗi thời thể hiện ở sự bất lực của nó trong việc xử lý vấn đề
tiếp tục phát triển ngành lâm nghiệp và khủng hoảng môi trường sinh thái. Vì
vậy, thay đổi quan niệm về lâm nghiệp là chìa khoá để xử lý cuộc khủng
hoảng nhằm đạt được một ngành lâm nghiệp và quản lý tài nguyên môi
trường bền vững. Việc thay đổi quan niệm về lâm nghiệp có thể được thúc
đẩy thông qua việc đổi mới các thể chế phù hợp, mà sự đổi mới này được tạo


6

điều kiện thông qua sự nhất trí cao của các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức tài
trợ và sự ủng hộ cao của công chúng.
Các luận cứ trên đây không chỉ phản ánh sự cần thiết phải coi tài
nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên mà còn hàm chứa sự
cần thiết của việc quản lý tổng hợp mà tất cả các đối tác phải quan tâm trong

các hoạt động quản lý ngay từ khi thiết lập các dự án.
Tổng quan về sự thay đổi tư duy kinh doanh rừng trên thế giới có thể
nêu lên các tư duy điển hình đang được phát triển ở một số nước như sau (Lê
Du Phong và Tô Đình Mai, 2007) [9].
- Nước Áo: đang phát triển và thịnh hành tư duy về xây dựng nông
nghiệp, lâm nghiệp xã hội và sinh thái hài hoà với tự nhiên.
- Ba Lan: đang thực thi “mô hình mới về kinh doanh rừng” với mục
tiêu là thực hiện công tác bảo vệ và kinh doanh rừng không dẫn đến tình trạng
phá hoại môi trường và cân bằng sinh thái.
- Thụy Điển: áp dụng mô hình “lâm nghiệp dựa vào điều kiện lập địa”
và cho rằng ngành lâm nghiệp hợp lý là ngành lâm nghiệp có kết hợp với
nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan và những khu vực tự nhiên quy mô nhỏ.
- CHLB Đức thực hiện tư duy về “lâm nghiệp chính xác” với nội dung
xây dựng những phương pháp kinh doanh nhất trí với những quy tắc lâm học
đã có cơ sở khoa học và được thực tiễn chứng minh, đồng thời bảo đảm nâng
cao bền vững năng suất sản xuất sinh thái và năng suất kinh tế của đất rừng.
Nhìn chung, mục tiêu và trọng điểm kinh doanh rừng của các nước có
sự khác nhau nhưng đều có xu hướng chuyển dần từ lâm nghiệp truyền thống
(lấy kinh doanh gỗ làm mục tiêu chính) thành lâm nghiệp theo hướng bền
vững và đa chức năng, từ khai thác tài nguyên rừng đến quản lý HST.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa trên lý thuyết về HST là một cách
tiếp cận nhằm giải quyết sự phân tán của các hệ thống quản lý tài nguyên


7

thiên nhiên để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đã được tăng cường một
cách ý nghĩa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các nước trong khu vực
Châu Á thái bình dương. Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) [3] đã phản
ánh sự đồng thuận và cam kết của các cấp cao nhất về việc làm thế nào để đạt

được phát triển bền vững ở các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. Nó
bao gồm bảo vệ sinh quyển, tiếp cận tổng hợp để qui hoạch và quản lý tài
nguyên đất, chống suy thoái tài nguyên rừng, quản lý các hệ sinh thái nhạy
cảm: chống sa mạc hoá và khô hạn và phát triển bền vững khu vực miền núi,
thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, bảo tồn ĐDSH, quản
lý công nghệ sinh học, bảo vệ và quản lý tài nguyên biển, bảo vệ và quản lý
nuồn nước ngọt và hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho phát triển bền vững
(Shlaepfer, 1997 dẫn theo APAFRI [16]). Khái niệm quản lý HST đã được
nhiều nhà sinh thái học định nghĩa. Baker et al (1995)[17] đã kể đến một số
định nghĩa của Gordon (1993), Wood (1994), Grambine (1994), Christenson
et al. (1996)... trong báo cáo EPA. Dựa trên các định nghĩa của các tác giả này
có thể hiểu quản lý HST trong tình hình hiện nay như sau: “Quản lý HST là
một tiếp cận hướng đich nhằm phục hồi và bền vững hoá cấu trúc, chức năng
và giá trị của hệ sinh thái bằng các ứng dụng các khoa học tiến tiến nhất
đồng thời với các kiến thức bản địa. Nó đòi hỏi sự hợp tác giữa chính quyền
trung ương, các bộ tộc và chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng, các
chủ đất tư nhân, và các đối tác khác nhằm phát triển một tầm nhìn cho điều
kiện các HST mong đợi trong tương lai. Tầm nhìn này nhất thể hoá các nhân
tố sinh thái, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến các đơn vị quản lý được xác
định bằng ranh giới sinh thái chứ không phải ranh giới hành chính. Mục đích
là khôi phục và bảo toàn chất lượng các HST đồng thời với việc cung cấp cho
kinh tế và văn hoá xã hội của các cộng đồng và toàn xã hội.” Hiện tại quản lý
HST đã được ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các nước phát


8

triển và đang phát triển và không chỉ cho các HST cạn mà còn cho các HST
biển, bờ biển và kể cả các lưu vực đầu nguồn.
Theo nhận thức ngày nay thì bản chất và nội dung của ngành lâm

nghiệp là ở chỗ: tạo ra sự tối ưu cho sức sản xuất tổng hợp của HST rừng phù
hợp với các nhu cầu của xã hội loài người. Sức sản xuất tổng hợp của các
HST rừng bao gồm 5 hợp phần sau đây:
(1). Chức năng sản xuất (hay chức năng kinh tế): thể hiện ở khả năng
sản xuất ra các lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) có giá trị thương mại và giá
trị sử dụng vật chất.
(2). Chức năng phòng hộ: thể hiện ở khả năng bảo vệ không gian
sống, không gian sản xuất trước các nguy cơ của thiên tai lũ lụt, hạn hán, sạt
lở, tiếng ồn...
(3). Chức năng môi sinh: thể hiện ở khả năng tái tạo lại và điều hoà
các nhân tố cơ bản của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai...
(4). Chức năng giải trí: thể hiện ở khả năng khôi phục sức khoẻ, giảm
stress, thư giản tinh thần cho con người.
(5). Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học: thể hiện ở khả năng bảo vệ
và duy trì đa dạng sinh học bảo đảm cho sự bền vững của quá trình tiến hoá.
Các chức năng riêng biệt này của HST rừng không thể thay thế lẫn
nhau. Về thứ tự tầm quan trong của mỗi chức năng thì phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển. Ở
nước ta trong giai đoạn trước mắt thì chức năng kinh tế có tầm quan trọng thứ
nhất. Tuy nhiên tầm quan trong của các chức năng sẽ thay đổi theo sự phát
triển của đất nước. Có thể sắp xếp vị trí tầm quan trọng của 5 chức năng trên
đây từ việc suy ngược lại về hậu quả của việc mất chúng đối với sự phát triển
của loài người:


9

- Mối đe doạ lớn nhất cho sự tiến hoá bền vững của xã hội loài người
là mối đe doạ về suy giảm đa dạng loài dẫn đến rối loạn cơ chế điều chỉnh
chức năng hệ thống của chúng => Cần chức năng bảo tồn đa dạng sinh học.

- Mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn tại của loài người là mối đe doạ mất
và suy giảm các yếu tố cơ bản của sự sống: nước, không khí, khí hậu, đất
đai=> Cần chức năng môi sinh.
- Mối đe doạ lớn nhất đối với sự tự do của con người là mối đe doạ
mất không gian sống => Cần chức năng bảo vệ/phòng hộ.
- Mối đe doạ lớn nhất với tinh thần con người và do đó là sự phát triển
của họ là mối đe doạ về sức khoẻ và trí tưởng tượng => cần chức năng giải trí,
nghỉ ngơi.
- Mối đe doạ lớn nhất đối với mức sống của con người là mối đe doạ
về suy giảm tiềm năng và năng suất sản xuất dẫn đến đói nghèo => Cần chức
năng kinh tế .
(Nguồn: Trần Văn Con, 2008)[7].
Lê Du Phong và Tô Đình Mai (2007)[9] đã nghiên cứu tình hình phát
triển lâm nghiệp của 16 nước, trong đó có 10 nước châu Á (có 8 nước đang
phát triển); thu thập, nghiên cứu tổng quan về tiến trình và xu thế phát triển
rừng, quản lý rừng và lâm nghiệp thế giới trong thời kỳ gần đây. Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho vấn đề hoạch định CSLN Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là công trình có giá trị tham khảo
rất tốt cho đề tài của chúng tôi, do đó chúng tôi sẽ tóm lược các kết quả và bài
học chính mà các tác giả đã rút ra liên quan đến hoạch định CSLN ở Việt
Nam.
(1). Từ những phân tích về những biến đổi trong tư tưởng, lý luận kinh
doanh rừng và chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới, CSLN của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay phải được xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn
vị trí và nội dung quản lý lâm nghiệp bền vững. Quản lý lâm nghiệp bao gồm
hai nội dung chính là quản lý rừng và quản lý hoạt động sản xuất lâm nghiệp.


10


Các VBQPPL cần phải làm cho các bên liên quan và toàn xã hội hiểu đúng
bản chất khái niệm rừng và nghề rừng; vai trò và vị trí của nó trong các chức
năng kinh tế, môi trường và xã hội. Các vấn đề cụ thể cần được xác định ở
đây là : (i) xác định và tổ chức lâm phận quốc gia ổn định ; (ii) Phân biệt
quyền sở hữu và quyền kinh doanh rừng ; (iii) xác định rõ nội dung quản lý
rừng của chủ rừng và quản lý nhà nước về rừng ; (iv) Xác định chế độ sử
dụng rừng và cơ chế quản lý rừng sao cho thực sự linh hoạt, không quy định
một cách thống nhất, máy móc.
(2). Trên cơ sở tìm hiểu kỹ các xu hướng và nội dung quản lý rừng
trên thế giới để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về rừng. Cụ thể: (i)
Nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về nghề rừng và quản lý nghề rừng
trên cơ sở tiếp cận quản lý rừng bền vững, đa chức năng và tiếp cận quản lý
hệ sinh thái ; (ii) Xác định đúng tầm quan trọng của rừng tự nhiên và lựa chọn
phương thức quản lý rừng, giải pháp lâm sinh phù hợp ; (iii) Phát triển rừng
trồng các loài cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và các
loài cây khác có giá trị kinh tế cao trên đất lâm nghiệp, nhất là trên đất rừng
sản xuất ; (iv) Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên rừng
bền vững trên cơ sở lồng ghép các CSLN với chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn miền núi.
(4). Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và phát triển
nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh rừng và nghề rừng.
(5). Xác định rõ vai trò và sự can thiệp của nhà nước.
1.1.2. Các xu thế tổ chức và thể chế lâm nghiệp
Lâm nghiệp bao gồm hai lĩnh vực thống nhất biện chứng với nhau, đó
là: xây dựng rừng và sử dụng rừng.
Xét về khía cạnh phân công nhiệm vụ giữa hai lĩnh vực này, về cơ bản
có hai mô hình tổ chức quản lý lâm nghiệp:
Mô hình thứ nhất, tách hai lĩnh vực: xây dựng rừng và sử dụng rừng
riêng biệt và giao cho hai loại tổ chức khác nhau đảm nhiệm. Trong mô hình



11

này, khái niệm lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp và chỉ bao gồm các hoạt
động lâm sinh (xây dựng rừng) như trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo
vệ rừng. Sản phẩm cuối cùng của các cơ quan quản lý lâm nghiệp là cây
đứng. Việc khai thác và sử dụng rừng được giao cho các cơ quan khác và xếp
vào ngành công nghiệp rừng, họ mua rừng cây đứng đã thành thục của các cơ
quan lâm nghiệp và tiến hành khai thác theo thiết kế, sau đó giao lại rừng đã
khai thác cho các cơ quan lâm nghiệp. Mô hình này đã được áp dụng ở Liên
Xô (củ), ở Mỹ và ở Pháp. Việt Nam cũng đã từng áp dụng mô hình tổ chức
này.
Mô hình thứ hai, cơ quan quản lý lâm nghiệp được giao thực hiện cả
hai lĩnh vực xây dựng và sử dụng rừng một cách thống nhất. Trong mô hình
này thì lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả các hoạt
động lâm sinh và các hoạt động khai thác, vận xuất, vận chuyển lâm sản đến
tại bãi hai. Sản phẩm cuối cùng là gỗ và các lâm sản (chứ không chỉ là rừng
cây đứng như ở mô hình 1). Các nước thực hiện mô hình này là Đức, Áo và
một số nước Đông Âu khác.
Xét về phương diện quản lý và tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu nhà
nước cũng có hai mô hình:
Mô hình 1: Hợp nhất chức năng quản lý nhà nước về rừng và chức
năng của xí nghiệp kinh doanh rừng và giao cho một tổ chức thực hiện. Như
vậy, cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và quản
lý kinh doanh rừng nhà nước. Đặc điểm chủ yếu của loại hình tổ chức này là
toàn bộ rừng của nhà nước được tổ chức thành một hệ thống, do một cơ quan
lãnh đạo và quản lý thống nhất từ các yếu tố: nhân lực, tài chính, vật tư, sản
xuất, cung ứng, tiêu thụ. Mô hình này đang được áp dụng ở Mỹ, Nhật và một
số nước khác.
Mô hình 2: Tách chức năng quản lý kinh doanh rừng nhà nước ra khỏi

nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về rừng để thành lập một tổ chức
kinh doanh rừng riêng và thực hiện chế độ hạch toán như xí nghiệp kinh


12

doanh. Các nước Thụy Điển, CHLB Đức, Pháp, Áo, Canada, New Zealand,
Ấn Độ, … đang thực hiện mô hình này.
Đối với rừng thuộc sở hữu tư nhân, hiện tại có ba mô hình tổ chức
kinh doanh như sau:
Mô hình 1: Tổ hợp rừng tư nhân, các chủ rừng hợp tác với nhau để tổ
chức thành tổ hợp rừng, xây dựng thành các hình thức liên hợp kinh doanh
giữa các chủ rừng, tạo điều kiện nâng cao qui mô kinh doanh rừng tư nhân cả
về phương diện diện tích và sản lượng sản phẩm.
Mô hình 2: Tổ chức hiệp hội các chủ rừng, nhiệm vụ của hiệp hội là tổ
chức hợp tác, cung ứng dịch vụ, tiêu thụ kinh doanh gỗ và chế biến gỗ.
Mô hình 3: Tổ chức rừng công ty: là rừng do các công ty chế biến gỗ
đầu tư trồng để ổn định nguyên liệu và thuộc quyền sở hữu của công ty.
Tất cả các hình thức tổ chức này cần được nghiên cứu tham khảo để
áp dụng cho việc tổ chức kinh doanh rừng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
1.2.3. Các vấn đề liên quan đến trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh
Trong vài thập kỷ gần đây, việc gia tăng diện tích rừng trồng cây gỗ
mọc nhanh đã làm bùng nổ nhiều cuộc tranh luận liên quan đến nhiều vấn đề
rất khác nhau. Trong những tranh luận này, có hai quan điểm trái ngược nhau
khi đánh giá tác động của sự gia tăng về diện tích rừng trồng, đặc biệt là rừng
trồng cây mọc nhanh luân kỳ ngắn. Quan điểm thứ nhất cho rằng rừng trồng
ảnh hưởng tốt đến môi trường bằng cách chuyển hoá CO 2, ánh sáng và nước
thành gỗ và O2, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn trên đất dốc, hạn chế lũ
lụt,… đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội thông qua cung cấp gỗ, củi và
các lâm sản khác; họ cho rằng phát triển rừng trồng sẽ làm giảm áp lực vào

rừng tự nhiên và do đó bảo vệ được ĐDSH. Ngược lại, quan điểm thứ hai lo
ngại rằng phát triển rừng trồng thâm canh sẽ thay thế các HST rừng tự nhiên
và do đó làm ảnh hưởng đến hệ động vật, mất ĐDSH, ảnh hưởng đến nguồn
nước và độ phì của đất ; về mặt xã hội họ cho rằng rừng trồng phát triển sẽ


13

chiếm hết đất đai của các cộng đồng địa phương, nơi là nguồn sống chủ yếu
của họ.
Vấn đề gỗ mọc nhanh đã đặt các chính phủ, các chủ rừng trồng và các
công ty nguyên liệu đối lập với những người nông dân địa phương ở các nước
như Brazil và Indonesia. Đã xảy ra các cuộc xuống đường để phản đối vì lý
do môi trường ở Chile, Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan. Điều đó đã thúc ép
các công ty phát triển phải nhìn nhận lại chính sách của họ và ở một số nước
đã dẫn đến xung đột giữa các nhà chức trách và cộng đồng địa phương. Việc
gia tăng diện tích rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây mọc nhanh là vấn đề
không có gì đáng ngạc nhiên. Phát triển dân số và gia tăng tiêu dùng bình
quân đầu người về gỗ và các sản phẩm của gỗ như giấy, và các sản phẩm dựa
vào gỗ ở thành thị dẫn đến việc gia tăng nhu cầu về gỗ nguyên liệu mà chỉ có
rừng trồng cây mọc nhanh mới có thể cung cấp đủ. Thương mại quốc tế trong
các sản phẩm gỗ mọc nhanh như bột giấy cũng đang gia tăng liên tục và phần
lớn giấy được sản xuất ở các nước như Brazil và Chile đang xâm nhập thị
trường các nước đang phát triển. Nâng cao thu nhập và tăng trưởng dân số,
đặc biệt ở thế giới đang phát triển dẫn đến việc mở rộng đất canh tác nông
nghiệp và chăn thả và việc mất rừng tự nhiên. Rõ ràng, các ngành công
nghiệp và chính phủ gia tăng việc tìm kiếm các giải pháp nhằm đáp ứng các
nhu cầu gia tăng về gỗ nguyên liệu bằng việc thiết lập các rừng trồng cây mọc
nhanh. Hơn một nữa thế kỷ qua, trồng rừng cung cấp gỗ cho các ngành công
nghiệp đã trở thành thương vụ lớn và việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh

phát triển rất mạnh ở một số nước cả các nước phát triển và đang phát triển.
Khoảng 30 năm trước, Brazil trở thành nước thứ nhất ở Nam Mỹ thiết lập
diện tích lớn rừng trồng cây mọc nhanh. Tiếp theo đó là các nước Chile,
Argentina và Uruguay. Ngày nay, bốn nước này có khoảng 2 triệu ha rừng
trồng Bạch đàn thâm canh nguyên liệu giấy, trong khi Brazil có thêm 2 triệu
ha rừng Bạch đàn trồng cho sản xuất than công nghiệp. Cũng trong giai đoạn
này, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha đã thiết lập hơn 1 triệu ha Bạch đàn nguyên


14

liệu giấy, khoảng 2/3 diện tích rừng này được xác định là mọc nhanh. Những
gì đã xẩy ra ở Nam Mỹ và Nam Âu cũng đã diễn ra trong khoảng 10 năm trở
lại đây ở Đông Nam Á, cụ thể là ở Indonesia với hơn một triệu ha rừng rừng
trồng nguyên liệu giấy, phần lớn là rừng Keo tai tượng (Acacia mangium). Có
thể ước lượng rằng, hiện tại có gần 10 triệu ha rừng trồng cây mọc nhanh trên
phạm vi toàn cầu; mỗi năm diện tích này gia tằng khoảng 0,8 đến 1,2 triệu ha;
và việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Ngành công nghiệp giấy tiếp tục có nhu cầu rất lớn nguyên liệu giấy sợi mà
phần lớn được đáp ứng từ rừng trồng cây mọc nhanh. Việc tái sử dụng giấy
phế thải đang được các nhà môi trường và các chính phủ khuyến khích sẽ vẫn
không đáp ứng được nhu cầu về giấy.
Tương tự, công nghiệp luyện thép vẫn tiếp tục có nhu cầu rất lớn về
than công nghiệp, một sản phẩm khác của rừng cây mọc nhanh. Phần lớn việc
mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh sẽ được chờ đợi ở Nam Mỹ và Đông Á,
cụ thể là Trung Quốc. Rừng trồng gỗ mọc nhanh sẽ phát triển một cách hiển
nhiên ở đây, cho dù chúng ta muốn hay không. Việc đánh giá lại các quan
điểm ủng hộ và phản đối rừng trồng cây gỗ mọc nhanh là một chủ đề rất phức
tạp. Thỉnh thoảng, trồng rừng là một cách sử dụng đất tuyệt vời, thỉnh thoảng
lại không phải như vậy. Ở một địa phương nào đó, rừng trồng có thể có những

tác động tiêu cực đến đời sống động vật, hoặc giảm lượng nước cho các mục
đích sử dụng khác. Còn một rừng trồng tương tự ở một địa phương khác lại có
thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít. Một diện tích rừng trồng Thông
mọc nhanh có thể cung cấp các lợi ích kinh tế và xã hội nhưng cũng có những
diện tích tương tự như vậy ở đâu đó lại có thể dẫn đến những thay đổi tổn
thương cho cộng đồng dân địa phương. Ngoài ra khi xem xét tác động của
rừng trồng cây mọc nhanh đến đời sống động vật, nước và đất, chúng ta cũng
có thể kiểm tra những đánh giá cho rằng rừng trồng cây mọc nhanh có khả
năng sản xuất một khối lượng lớn gỗ giấy sợi trong một thời gian tương đối
ngắn và giúp cho việc giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Chúng ta cũng có thể


15

chi tiết hiệu quả mong đợi của việc sử dụng tiền công để khuyến kích trồng
rừng gỗ mọc nhanh. Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải đưa ra được
các phát hiện khoa học với sự chấp thuận của công chúng và nhấn mạnh các
cơ sở khoa học về mặt chính sách. Nhưng khoa học không thể giải quyết tất
cả các vấn đề phức hợp liên quan đến tất cả các khía cạnh về đạo lý, chính trị
và xã hội. Khoa học chỉ cung cấp các thông tin và chúng ta cố gắng hết sức
mình để vận dụng các thông tin đó như là công cụ để đưa ra các quyết định tốt
hơn. Chúng tôi hy vọng rằng, đề tài này sẽ đóng góp tích cực vào cuộc tranh
luận về trồng cây mọc nhanh và cung cấp một hướng dẫn hữu ích cho các nhà
làm chính sách. Kết quả cuối cùng rất quan trọng là việc xác định một cách
chính xác gỗ mọc nhanh là gì và tìm cách để phân biệt sự khác nhau của nó
với các loại rừng trồng khác. Rừng trồng được thiết lập dưới các dạng và mục
đích khác nhau. Một số rừng trồng được thiết lập để che bóng, cung cấp thức
ăn cho gia súc, một số khác để cung cấp củi và gỗ làm đồ mộc, và công
nghiệp xây dựng. Thỉnh thoảng nó cũng được trồng để tạo nơi ở cho động vật
hoặc khu du lịch giải trí. Rừng trồng cũng có thể thiết lập để cung cấp các

dịch vụ môi trường cho các thành phố, đặc biệt ở các vùng khô hạn, rừng
trồng để giữ nước. Mục tiêu thương mại của rừng trồng thì ngược lại, nhằm
sản xuất khối lượng lớn gỗ nguyên liệu với giá thành cạnh tranh và thời gian
đạt sản phẩm cuối cùng càng nhanh càng tốt, nó phải có năng suất tối thiểu
15m3/ha/năm. Tuy rừng trồng cây mọc nhanh có thể cung cấp nhiều loại sản
phẩm, nhưng chủ yếu chúng chỉ có một chức năng thương mại. Một số cung
cấp gỗ để sản xuất ván sàn; một số để sản xuất than; một số ít cung cấp gỗ xẻ;
và quan trọng nhất là sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Đặc
điểm có tính đặc trưng nhất của rừng trồng cây mọc nhanh và ảnh hưởng của
nó mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là rừng trồng có chu kỳ ngắn, thuần
loài với quy mô lớn và các loài chủ yếu là Bạch đàn, Keo, Thông và Bạch
dương. Các rừng trồng này tạo thành phương thức sử dụng đất chủ yếu hoặc ít
ra thì cũng chiếm ưu thế trong một vùng cảnh quan. Chúng được sở hữu bởi


16

một công ty hoặc của nhiều hộ gia đình trồng rừng để bán cho các công ty với
cường độ kinh doanh cao. Những nhóm người có thái độ phản đối việc gia
tăng diện tích rừng trồng cây mọc nhanh là các nhóm đang vận động cho việc
bảo vệ rừng mưa. Các nhóm môi trường khác cũng phê phán việc trồng cây
mọc nhanh ở vùng nhiệt đới bao gồm tổ chức hoà bình xanh, cơ quan nghiên
cứu môi trường, mạng lưới rừng bản địa và mạng lưới hành động rừng mưa.
Một số nhóm khác có thái độ ủng hộ mặc dầu họ không dành nhiều thời gian
cho việc tuyên truyền các luận điểm của họ. Không có các vận động hành
lang tích cực nhằm khuyến khích rừng trồng cây mọc nhanh ở quy mô quốc
tế. Tuy nhiên, các tập đoàn công nghiệp dẫn đầu cũng đã tiến hành các vận
động cho trồng rừng cây mọc nhanh. Ở nhiều nước, nhiều công ty, nhà lâm
nghiệp hàn lâm, các cơ quan phát triển và các tổ chức khác cũng tin tưởng
rằng lâm nghiệp cây mọc nhanh rất hữu ích cho xã hội.

Chúng tôi không có ý định bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối
rừng trồng cây mọc nhanh. Ở khía cạnh nào đó thì các luận điểm của cả hai
nhóm ủng hộ và phản đối rừng trồng cây mọc nhanh đều có cơ sở đúng đắn
của họ. Vấn đề chính yếu là phát triển rừng trồng cây mọc nhanh ở đâu và
trên cơ sở chính sách như thế nào và đó cũng chính là lý do và mục tiêu mà
chúng tôi thực hiện đề tài này.
1.2. Trong nước
1.2.1. Quan niệm về lâm nghiệp
Theo Trần Văn Con (2008) [5] thì lâm nghiệp bao gồm tất cả những
mục tiêu và biện pháp mà xã hội loài người (và nền kinh tế tương ứng với mỗi
Nhà nước của xã hội đó) đặt ra và tác động vào đối tượng Rừng. Nó bao gồm
hai lĩnh vực thống nhất với nhau: xây dựng rừng và sử dụng rừng. Lâm
nghiệp là một khoa học tổng hợp của sự nhất thể về sinh thái - kinh tế - kỹ
thuật dựa trên nền tảng đạo lý và các chuẩn mực của xã hội. Bằng cách xem
xét rừng như là một HST, một nhân tố cảnh quan, một nhân tố kinh tế và cũng
là một nhân tố tâm linh, lâm nghiệp còn là hoạt động ứng dụng của con người


17

nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế. Thông qua các mục
tiêu và biện pháp thích hợp của việc bảo vệ, tái tạo rừng để hướng sự phát
triển của rừng theo những mong muốn của con người và do đó đạt được sự tối
ưu về lợi ích đối với con người và đối với thiên nhiên. Có nghĩa là hướng tới
một hệ thống rừng bền vững và đa chức năng.
Tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển rừng ngày nay không chỉ
là để duy trì việc kinh doanh rừng, mà còn nhiều hơn, quan trọng hơn là việc
nhất thể hoá các chức năng của rừng với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái trong tổng thể phát triển.
Chúng ta phải thừa nhận hệ thống quản lý rừng của chúng ta hiện nay

đang bị khủng hoảng hoặc bị lỗi thời. Ít nhất có thể nhấn mạnh ba khía cạnh
của sự khủng hoảng trong quan niệm về ngành lâm nghiệp hiện nay:
Thứ nhất, rừng ngày càng bị suy giảm kéo theo các hậu quả nghiêm
trọng về môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá... gia tăng; ĐDSH
suy giảm; xói mòn đất đai; thay đổi khí hậu theo chiều hướng không có lợi
cho sự tồn tại của con người.
Thứ hai, cơ chế chính sách của nhà nước thiếu đồng bộ, không nhất
quán, thậm chí không minh bạch tạo ra sự lộn xộn trong quản lý đất đai giữa
các cộng đồng dân bản địa, các nông, lâm trường và đất đai cá nhân.
Thứ ba, những thử nghiệm mới trong quản lý tài nguyên rừng như
quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhất thể hoá thực tiễn bảo tồn ĐDSH trong
quản lý rừng phòng hộ và rừng sản xuất và thực hiện quản lý có sự tham gia
trong các lưu vực đầu nguồn đã mang lại nhiều hứa hẹn và thuyết phục được
nhiều đối tác.
Tất cả những khía cạnh đó là dấu hiệu cho thấy quan niệm lâm nghiệp
hiện nay của chúng ta cần phải được thay đổi để làm cơ sở cho việc hoàn
thiện hệ thống CSLN.
Trần Văn Con (2008) [5] đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến
CSLN trong ba lĩnh vực sau đây:


18

(1) Trong kinh tế doanh nghiệp
Hệ thống tổ chức lâm nghiệp của chúng ta đang nằm trong tiến trình
đổi mới. Theo tinh thần của quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999
của Thủ tướng Chính phủ thì các lâm trường quốc doanh sẽ được sắp xếp lại
thành hai hình thức tổ chức với cơ chế hoạt động khác nhau: (i) Các lâm
trường quản lý rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu hoạt động theo cơ
chế kinh doanh; và (ii) Các ban quản lý rừng phòng hộ/rừng đặc dụng hoạt

động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu. Nguyên tắc tổ chức được qui định
phải bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp phải là
chủ rừng thực sự; lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp, của địa
phương và của nhà nước phải được giải quyết hài hoà. Nhưng làm thế nào để
đạt được điều đó trong thực tế? Những bất cập gì cần được vượt qua?
Bất kỳ một khu rừng nào cũng có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế và
lợi ích sinh thái. Về nguyên tắc thì lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái không
mâu thuẫn nhau, nếu giữa kinh tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp không tạo
ra các hệ thống độc lập lẫn nhau và những trách nhiệm cũng như hậu quả
không bị nhập nhằng giữa các cấp, các ngành. Những tư duy mới, những định
hướng mới trong chính sách và kinh doanh lâm nghiệp là tiền đề cần thiết để
đổi mới hệ thống quản lý rừng theo hướng bền vững. Kinh doanh lâm nghiệp
chịu sự ràng buộc của sản phẩm có thể bán trên thị trường. Đối với một doanh
nghiệp lâm nghiệp, hầu như sản phẩm hàng hoá có thể bán được là các lâm
sản (chủ yếu là gỗ). Các sản phẩm phi vật chất (các dịch vụ từ rừng) mặc dầu
mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội, cho đến nay và cả trong
một thời gian nữa vẫn chưa được thị trường hoá. Đặc điểm cơ bản riêng có
của ngành lâm nghiệp so với các ngành sản xuất khác là ở chỗ: rừng vừa là
đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất. Sự ràng buộc trong lợi ích kinh tế của
quản lý rừng sẽ dẫn đến:
- Các doanh nghiệp được quản lý rừng có tài nguyên (rừng giàu) sẽ có
nhiều lợi thế trong kinh doanh. Vì lợi nhuận của họ phụ thuộc vào thị trường


19

lâm sản vốn rất biến động. Hậu quả có thể dẫn đến là: (i) Khai thác quá mức
cho phép các loài cây có giá trị thương mại cao. (ii) Vi phạm nguyên tắc bền
vững theo nghĩa đa chức năng, đa dạng về loài (phát triển theo chiều hướng từ
HST rừng tự nhiên thành các HST rừng nhân tạo cao sản, đơn giản về tổ

thành loài).
- Các doanh nghiệp quản lý rừng nghèo và đất chưa có rừng buộc phải
đầu tư rất lớn cho công tác trồng rừng, cải tạo, làm giàu rừng... Đó là những
đầu tư cần thời gian rất dài mới thu hồi được vốn. Điều này buộc họ phải
chọn những loài cây sinh trưởng nhanh, có giá trị kinh tế cao và do đó lại vi
phạm nguyên tắc bền vững xét về mặt ĐDSH và các dịch vụ khác của rừng.
- Các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phụ thuộc vào kinh
phí sự nghiệp do Nhà nước cấp, nguồn kinh phí này rất hạn chế và sẽ không
thể duy trì được lâu dài nếu như bản thân những giá trị của những khu rừng
phòng hộ và đặc dụng không được hạch toán và thị trường hoá.
- Trong trường hợp rừng được giao cho người dân thì các hậu quả của
sự ràng buộc trong lợi ích kinh tế lại càng phức tạp hơn. Người dân không thể
vay vốn để đầu tư cho các công việc mà trong đời họ có thể chưa được thu
hồi. Nguy cơ của việc khai thác quá tải tài nguyên là rất lớn.
Giải pháp duy nhất để vượt qua các vấn đề này là đẩy mạnh sản xuất
lâm sản hàng hoá và thị trường hoá các giá trị phi vật chất của rừng; các giá
trị xã hội, môi trường cảnh quan, phòng hộ... của rừng đối với cộng đồng và
xã hội cần được tính toán ít nhất là theo một thanh giá trị tương đối.
(2) Trong kinh tế quốc dân và chính sách lâm nghiệp
Có các nhóm quyền lợi khác nhau đang cạnh tranh xung quanh việc sử
dụng tài nguyên rừng và trách nhiệm quản lý rừng. Trong khi đó khung pháp
lý và hệ thống chính sách thể chế (chẳng hạn như sự phân quyền giữa Nhà
nước và các cộng đồng dân địa phương), các hình thức tổ chức (ví dụ các lâm
trường, các ban quản lý, hợp tác xã, hội...), các phương pháp phân loại và
đánh giá các chức năng của rừng, các hình thức sử dụng và nguyên tắc phân


20

phối quyền lợi tỏ ra hoàn toàn không thích hợp với tình hình thực tế. Một

CSLN thích hợp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế
quốc dân (hướng theo các mục tiêu xã hội) và lợi ích của doanh nghiệp (
hướng theo mục tiêu kinh doanh của chủ rừng). Hiệu quả của các giải pháp
quản lý rừng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phải được đánh giá dựa trên mối
quan hệ này. Nếu khung chính sách không làm rõ ràng mối quan hệ này,
người chủ rừng bắt buộc phải có những quyết định riêng vì lợi ích của họ.
Những khả năng quyết định và hành động; và vì vậy, mức quan trọng của
công tác quản lý tài nguyên rừng phụ thuộc vào mức độ mà CSLN lượng giá
các chức năng của rừng trong việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.
Ví dụ, nếu chính sách lâm nghiệp chỉ hạn chế tầm quan trọng kinh tế quốc
dân của lâm nghiệp ở chức năng kinh tế (sản xuất gỗ) và không lượng giá các
chức năng phi vật chất của rừng thì các quyết định và không gian hành động
của công tác xây dựng rừng sẽ thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, CSLN của chúng
ta cần phải hướng tới nguyên tắc đa chức năng (nhiều lợi ích khác nhau) và
bền vững (bắt chước thiên nhiên).
(3) Trong đối tượng rừng
Những hạn chế trong tổ chức và quản lý/kinh doanh rừng của chúng ta
hiện nay có thể bắt đầu từ những nhận thức và quan niệm sai lầm hoặc thiếu
chính xác về đối tượng. Quan niệm về nội dung của lâm nghiệp đã, đang và sẽ
thay đổi theo từng giai đoạn của phát triển xã hội tuỳ vào trình độ nhận thức,
nhu cầu và xu thế phát triển của từng thời kỳ. Thông thường, lâm nghiệp được
hiểu là một ngành kinh tế kỹ thuật lấy tài nguyên rừng làm đối tượng để khai
thác gỗ và các lâm sản đáp ứng các nhu cầu xã hội. Ở nghĩa hẹp hơn, người ta
hiểu lâm nghiệp chỉ bao gồm những hoạt động lâm sinh như trồng, tu bổ,
chăm sóc, bảo vệ rừng. Việc khai thác, sử dụng rừng và chế biến lâm sản
được xếp vào ngành công nghiệp khai thác tài nguyên (cũng giống như khai
thác than, quặng... vậy). Trong hệ thống tổ chức lâm nghiệp đã có sự phân
tách giữa các lâm trường trồng rừng và xí nghiệp khai thác riêng lẻ. Các lâm



21

trường trồng rừng chỉ có nhiệm vụ trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo
vệ rừng. Sản phẩm cuối cùng của họ là cây đứng. Các xí nghiệp khai thác
mua cây đứng để khai thác. Kết quả là các lâm trường trồng rừng chỉ quan
tâm đến việc trồng rừng theo chỉ tiêu kế hoạch sao cho được nghiệm thu, còn
chất lượng, sản lượng rừng thì họ không quan tâm. Trong khi đó các xí nghiệp
khai thác lại chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao cho đạt được các chỉ tiêu khai
thác với giá thành thấp nhất. Việc đổ vỡ rừng và ảnh hưởng sau khai thác
không phải là vấn đề của họ. Sự tách biệt giữa hai khâu: xây dựng rừng và
khai thác rừng cho hai chủ thể kinh tế khác nhau là siêu hình và được xuất
phát từ nhận thức sai lầm về đối tượng rừng dẫn đến những thất bại làm suy
thoái tài nguyên rừng.
Rừng, gắn liền với đất, là một HST, nó là một bộ phận của trái đất.
Các chức năng của rừng và các ảnh hưởng tương hỗ của nó với các bộ phận
khác (ví dụ: sông hồ, đại dương, đồng cỏ, núi đá...) có vai trò quyết định. Mỗi
một tác động vào rừng đều có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hệ
thống tổng thể (trái đất) và ngược lại, các ảnh hưởng này lại tác động ngược
trở lại với sự phát triển của rừng.
Do vậy, một nền lâm nghiệp bền vững phải, nói đúng hơn là bắt buộc
phải chú ý đến các tương quan tổng thể, toàn cầu. Ngoài ra các tác động của
các lĩnh vực khác (và ảnh hưởng của nó) đến rừng cũng phải được nghiên cứu
(tác hại thiên tai, ô nhiễm không khí, công nghiệp hoá, nông nghiệp, chăn
nuôi, du lịch ...). Nhận thức khoa học phải làm tiền đề cho CSLN. Nói cách
khác, xây dựng phát triển rừng cũng chính là vận dụng hợp nhất kinh tế quốc
dân và kinh tế doanh nghiệp bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp dựa trên
cơ sở sinh thái và hệ thống tổng thể.
Vì vậy, một nhà lâm nghiệp luôn luôn đặt những ý niệm chiến lược
hướng tới tương lai, cũng như ý thức về hệ thống tổng thể trong mối quan hệ
tương tác giữa kinh tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp trong tư duy và hành

động của mình.


22

1.2.2. Các vấn đề về chính sách liên quan đến trồng rừng gỗ lớn
1.2.2.1. Chính sách đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của nông dân Việt Nam, cung
cấp các sản phẩm nông nghiệp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đóng góp
quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
Sau thời kỳ đổi mới sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có những
thành quả nổi bật nhờ vào các chính sách đất đai phù hợp và áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là giống cây trồng, vật nuôi..
Các chính sách đất đai dựa trên Luật đất đai sửa đổi (2003) và Luật bảo
vệ và phát triển rừng sửa đổi (2004). Luật đất đai qui định: đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, qui định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Người sử dụng đất được thực hiện
các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
theo qui định.
Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng nêu Nhà nước thống nhất quản lý
và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà
nước... Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức
giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, qui định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Các chính
sách của nhà nước dựa trên cơ sở Luật đất đai và Luật bảo vệ phát triển rừng
đặc biệt giao đất, giao rừng cho cá nhân, HGĐ sử dụng ổn định và lâu dài (20

năm đối với đất nông nghiệp và 50 năm đối với đất lâm nghiệp) đã thúc đẩy
việc sử dụng, đầu tư vào đất đai có hiệu quả và bền vững.
Tuy vậy trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai cũng nổi lên
những vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong thực tiễn nhằm nâng cao


23

hơn nữa năng lực sản xuất của đất, sử dụng một cách bền vững, đảm bảo
chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ. Gần đây nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã ra nghị quyết “Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn” trong đó có nêu rõ “ tiếp tục khẳng định đất đai là sở
hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử
dụng có hiệu quả; giao đất cho HGĐ sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử
dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất
được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản
xuất, kinh doanh. Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hòa quyền lợi
của người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giải
tỏa, thu hồi đất. Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp
vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinh
doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở,
việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc
đất trồng lúa.
Qua đó có thể thấy được những tồn tại cơ bản liên quan tới việc sử
dụng đất đai và quyền sử dụng đất đai trong thực tiễn:
a) Qui hoạch sử dụng đất đai
Những qui hoạch sử dụng đất đai chưa có đầy đủ luận cứ khoa học
dẫn đến qui hoạch treo, người sử dụng đất tự thay đổi cây trồng theo thị
trường bấp bênh mà không kiểm soát, hướng dẫn được gây ra các rủi ro trong
sản xuất… Các liên kết phối hợp các ngành trong qui hoạch sử dụng đất đai

còn yêú, mang tính chất cục bộ. Sự tham gia người dân trong qui hoạch sử
dụng đất đai còn rất hạn chế, các thông tin qui hoạch chưa được cung cấp đầy
đủ, đặc biệt tới người dân… Qui hoạch thay đổi nhanh, thiếu ổn định. Đất lúa
tốt, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp luôn bị thay thế bởi các dự án phát
triển công nghiệp, du lịch, sân golf... Các qui hoạch đa phần mới tiến hành ở
cấp Trung ương: quốc gia, tỉnh, huyện (chưa đầy đủ), tới cấp xã còn rất ít, đặc
biệt đối với đất lâm nghiệp.


24

b) Giao đất, giao rừng
Đối với đất nông nghiệp do các điều kiện sản xuất và quỹ đất có hạn
và đã được người nông dân sử dụng từ lâu nên việc giao đất đã hoàn thành,
cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên có 2 vấn đề đặt ra:
- Việc thu hồi đất đai khi các dự án cần tới tại các tỉnh, các địa phương
dẫn tới đất trồng lúa màu mỡ bị thu hẹp đáng kể và đáng báo động. Có nhiều
vấn đề xuất hiện sau thu hồi đất như an sinh xã hội, việc làm, định giá...
- Đất đai bị manh mún cần được tích tụ trong quá trình phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, sản xuất trên qui mô lớn..
- Đối với đất lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê tại Cục Lâm Nghiệp,
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 5/2007 đã tiến hành
giao cho các chủ quản lý là 13,3 triệu ha (trong đó diện tích đất có rừng là 9,7
triệu ha, diện tích đất không có rừng là 3,6 triệu ha). Tổng diện tích đất đã cấp
GCNQSDĐ là 8,1 triệu ha (hộ gia đình: 2,6 triệu ha; tổ chức 4 triệu ha).
c) Định giá đất
Còn nhiều bất cập đối với đất nông nghiệp bị thu hồi. Vì vậy nghị
quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định công nhận QSDĐ
theo cơ chế thị trường và cần phải ban hành chính sách định giá phù hợp. Đối
với lâm nghiệp đang tiến hành định giá rừng trong đó có định giá quyền sử

dụng rừng đặc biệt với rừng phòng hộ và đặc dụng.
1.2.2.2. Những Quy định về quản lý bảo vệ rừng
Ngày 12 tháng 8 năm 1991 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật bảo vệ và phát triển
rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng đã xác định: “Rừng là tài nguyên quý báu
của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của
nhân dân và sự sống còn của dân tộc”, đồng thời quy định rõ về các loại rừng,
trách nhiệm trong quản lý nhà nước về rừng và đất rừng, quy định về bảo vệ
rừng, trách nhiệm của nhà nước và nhân dân trong việc phát triển rừng và sử


×