Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giáo án ngữ văn 9 tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.94 KB, 16 trang )

-1-


Ngày soạn 14/11/2016

Tuần 15
Tiết 71

Tự học có hướng dẫn

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa
người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn bản
cũng như kkhi viết văn.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, giáo án.
HS: Sgk, tìm hiểu, soạn bài, làm bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập soạn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Nhắc lại kiến thức cũ về - Nghe
chuyển đổi ngôi kể.
- Nêu vấn đề → vào bài
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn
văn


- Đọc đoạn trích

? Đoạn trích kể về ai và kể về sự
việc gì.
? Ai là người kể về các nhân vật và
sự việc trên.
- Gợi ý:
+ Có phải là một trong các nhân
vật?

+ Dấu hiệu nào cho ta biết ở đây
các nhân vật không phải là người
kể chuyện?

Nội dung

I. Vai trò của người kể
chuyện trong văn bản tự sự:
1. Đọc đoạn trích:
Lặng lẽ Sa Pa
(sgk / 192)
2. Tìm hiểu:
→ Kể về phút chia
a. Kể về phút chia tay giữa
tay giữa người họa người họa sĩ già, cô gái và anh
sĩ già, cô gái và thanh niên.
anh thanh niên.
- Lần lượt trả lời
theo gợi ý:
b. Người kể chuyện giấu

→ người kể không mặt (vô nhân xưng).
xuất hiện, không
phải là một trong
ba nhân vật đã nói
tới.
→ trong đoạn văn
ta thấy các nhân
vật đều trở thành
đối tượng miêu tả
một cách khách
quan: “Anh thanh
niên vừa vào, kêu
lên”;
-2-


“Cô kĩ sư mặt đỏ
ửng”; “bỗng nhà
họa sĩ già quay
+ Chuyện được kể ở ngôi thứ lại”; ...
mấy?
→ ngôi thứ ba
+ Nếu là một trong ba nhân vật
trên thì ngôi kể và lời văn phải → nếu người kể
thay đổi như thế nào?
chuyện là một trong
ba nhân vật trên thì
ngôi kể và lời văn
phải thay đổi. Hoặc
là xưng tôi hoặc là

xưng tên một trong
ba nhân vật đó để
- Kết luận và khẳng định: Như vậy, kể lại chuyện.
người kể chuyện ở đây là vô nhân - Nghe
xưng, không xuất hiện trong câu
chuyện.
? Những câu “giọng cười nhưng
đầy tiếc rẻ”, “những người con → là nhận xét của
gái sắp xa ta, biết không bao giờ người kể chuyện về
gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” anh thanh niên và
là nhận xét của người nào, về ai.
suy nghĩ của anh ta.
- Lưu ý: câu nhận xét thứ hai,
người kể chuyện như nhập vào - Nghe
nhân vật anh thanh niên để nói hộ
suy nghĩ và tình cảm của anh ta,
nhưng vẫn là câu trần thuật của
người kể chuyện. Câu nói đó vang
lên không chỉ nói hộ anh thanh
niên mà là tiếng lòng của rất
nhiều người trong tình huống đó.
Nếu đó là câ nói trực tiếp của anh
thanh niên thì tính khái quát sẽ bị
hạn chế rất nhiều.
? Nêu những căn cứ để có thể nhận
xét: người kể chuyện ở đây dường
như thấy hết và biết tất cả mọi
việc, mọi hành động, tâm tư, tình
cảm của các nhân vật.


HĐ 3: Hệ thống hóa kiến thức
- Cho HS rút ra nhận xét.
- Tổng kết, khái quát.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập

→ căn cứ vào:
người kể chuyện,
đối tượng được
miêu tả, ngôi kể,
điểm nhìn và lời
văn.

- Rút ra nhận xét.
- Đọc ghi nhớ

c. Những câu “giọng cười
nhưng đầy tiếc rẻ”, “những
người con gái sắp xa ta, biết
không bao giờ gặp ta nữa,
hay nhìn ta như vậy”, ... là
nhận xét của người kể chuyện
về anh thanh niên và suy nghĩ
của anh ta.

d. Căn cứ vào:
- Người kể chuyện (ngôi thứ
ba).
- Đối tượng miêu tả một cách
khách quan.
→ người kể thấy và biết tất cả

mọi ciệc, mọi người, mọi hành
động, tâm tư, tình cảm của
các nhân vật.

 Ghi nhớ: Sgk / 193
II. Luyện tập:
Đoạn trích:
? So với đoạn trích ở mục I, cách - Đọc đoạn trích.
Trong lòng mẹ
kể ở đoạn trích này có gì khác. - Thảo luận nhóm
(Nguyên Hồng)
-3-


Hãy làm sáng tỏ bằng cách cho (3/), lần lượt trình
a. Người kể chuyện: nhân
biết người kể chuyện ở đây là ai. bày.
vật “tôi” – chú bé (ngôi thứ
Ngôi kể này có ưu điểm gì và
nhất) – trong cuộc gặp gỡ cảm
hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn
động với mẹ mình sau những
trên.
ngày xa cách.
- Ưu điểm: giúp cho người kể
dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm,
miêu tả được những diễn biến
tâm lí tinh vi, phức tạp đang
diễn ra trong tâm hồn nhân vật
“tôi”.

- Hạn chế: không miêu tả
được bao quát các đối tượng
khách quan, sinh động, khó
tạo ra cái nhìn nhiều chiều →
dễ gây sự đơn điệu trong
giọng văn trần thuật.
- Yêu cầu HS chọn một trong ba
b. Chọn nhân vật là người
nhân vật là người kể chuyện, sau - Lựa chọn nhân vật kể chuyện → chuyển đoạn
đó chuyển đoạn văn trích ở mục I kể
chuyện
→ văn.
thành một đoạn văn khác sao cho chuyển đoạn văn
phù hợp.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
? Tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn bài Chiếc lược ngà.
IV. Rút kinh nghiệm:

......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.

Tiết 72, 73
Bài 15
Văn bản


CHIẾC LƯỢC NGÀ
Nguyễn Quang Sáng

I. Mục tiêu: giúp HS
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu
trong truyện.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật
xây dựng tình huống truyện bất ngờ m,à tự nhiên của tác giả.
-4-


- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý
trong một truyện ngắn.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, giáo án.
HS: Sgk, đọc văn bản, tìm hiểu soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong văn bản tự sự người kể chuyện có vai trò như thế nào?
- Kiểm tra bài tập (b) và việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
GTB: Có rất nhiều tình huống éo le trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh
ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà
văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt
nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam, qua đó khắc sâu tình
cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ → vào bài.
Hoạt động của GV


Hoạt động của
HS

HĐ 1: Giới thiệu

Nội dung

I. Giới thiệu:
- Đọc chú thích.
1. Tác giả:
? Nêu những nét chính về tác giả, văn - Lần lượt nêu Nguyễn
Quang
Sáng
bản
theo sgk.
(1932)
- Quê: Chợ Mới – An
Giang.
- Tham gia bộ đội, hoạt
động ở chiến trường Nam
Bộ.
- Sau 1954 tập kết ra Bắc,
bắt đầu viết văn.
- Tác phẩm có nhiều thể
loại: truyện ngắn, tiểu
thuyết, ... viết về cuộc sống
và con người Nam Bộ
trong hai cuộc kháng chiến
cũng như sau hòa bình.
2. Văn bản:

- Viết năm 1966 và đưa
- Chú ý: nêu hoàn cảnh sáng tác của - Nghe
vào tập truyện cùng tên.
truyện cũng là hoàn cảnh được miêu tả
- Đoạn trích nằm ở phần
trong tác phẩm
giữa truyện.
II. Đọc – hiểu văn bản:
HĐ 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
- Tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của - Nghe
truyện.
- Hướng dẫn đọc: chú ý giọng kể của - Theo dõi.
tác giả trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn;
những đoạn văn miêu tả tâm trạng bé
Thu, tâm trạng anh Sáu, những câu đối
thoại ngắn của cá nhân vật cần chọn
giọng đọc với giọng điệu phù hợp.
-5-


- Cùng HS nối nhau đọc, nhận xét.
- Cùng HS giải thích từ khó.
- Yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích (gọn
trong khoảng 8 – 10 câu)
? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và
cảm động tình cha con của ông Sáu và
bé Thu.
- Bổ sung: truyện đã thể hiện tình cha
con sâu sắc của hai cha con ông Sáu
trong hai tình huống:

+ Hai cha con gặp nhau sau tám năm
xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu
không nhận cha, đến lúc em nhận ra và
biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông sáu
lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản
của truyện.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả
tình yêu thương và mong nhớ đứa con
vào việc làm chiếc lược ngà để tặng
con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp
trao món quà ấy cho con gái.
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình
cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì
tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm
sâu sắc của người cha đối với đứa con.
HĐ 3: Phân tích diễn biến tâm lí và tình
cảm mãnh liệt của bé Thu với cha trong
lần cha về thăm nhà
? Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé
Thu trong đoạn trích có thể chia làm
mấy giai đoạn. Đó là những giai đoạn
nào.
- Vậy tâm lí và hính ảnh cụ thể của đứa
bé gái 8 tuổi ấy qua từng giai đoạn ra
sao và nguyên nhân nào đã tạo ra sự
thay đổi thái độ tình cảm 180 độ như
vậy?
- Chia nhóm, nêu yêu cầu cho HS thảo
luận:
? Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến

tâm lí và hành động của bé Thu trước
khi nhận ông Sáu là cha.
? Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến
tâm lí và hành động của bé Thu khi
nhận ông Sáu là cha.
- Diễn giảng bổ sung: Gặp lại con sau
nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ
thương nên ông Sáu không kìm được
nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy
đứa con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự
vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra

- Đọc, nhận xét.
- Tóm tắt theo yêu
cầu.
- Xác định tình
huống
- Nghe

1. Diễn biến tâm lí,
hành động của bé Thu:
→ hai giai đoạn:
trước và sau khi
nhận ông Sáu là
cha.

- Thảo luận nhóm
(3/), lần lượt trình
bày.


- Nghe

-6-

a. Trước khi nhận ra
ông Sáu là ba:
- Hốt hoảng, mặt tái đi, vụt
chạy và kêu thét lên.


ngờ vực, lãng tránh và ông Sáu càng
muốn gần con thì đứa con càng tỏ ra
lạnh nhạt, xa cách.
? Vì sao bé Thu lại có thái độ như vậy.
→ lí do là con bé
quá ngạc nhên,
bất ngờ, không
hiểu chuyện gì đã
xảy ra, tiếp sau là
sự sợ hãi, sợ bị
lừa, sợ bị bắt.
→ nó đã từng chứng kiến khối chuyện
tương tự từ khi nó bắt đầu hiểu biết ở - Nghe
ngay chính nơi này. Tâm lí sợ hãi của
đứa bé được tả bằng tiếng kêu thét gọi
mẹ và hành động chạy vụt đi là rất phù
hợp với tâm lí và hành động của trẻ con
- Chỉ gọi trống không.
(đặc biệt là đối với bé gái)
- Nhất định không chịu

nhờ ông giúp chắt nước
nồi cơm.
→ Trong 2 ngày đêm tiếp theo, mặc kệ
những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân,
vỗ về tính cảm của anh Sáu, bé Thu một
mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng
bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu: không
một lần gọi một tiếng ba, khi bị dọa
đánh, khi bị buộc gọi phải gọi thì chỉ
nói trống không, tỏ vẻ không có gì là lễ
phép, ngoan ngoãn như bản tính
thường ngày của em
? Có ý kiến cho rằng, khi hất tung cái
trứng cá ra khỏi bát cơm, khi bị đánh
mắng, khi nó lặng lẽ nhặt lại cái trứng
cá đặt vào bát, lặng lẽ đứng dậy, bỏ ra
xuồng, chèo về bên ngoại là lúc bé Thu
bày tỏ tình thương yêu mãnh liệt và tức
tưởi đối với ba mình. Ý kiến của em.
- Trình bày ý kiến
- Diến giảng bổ sung: Đó là một ý kiến của bản thân.
rất tinh tế và sâu sắc. Bở lẽ trong suốt 2 - Nghe
ngày đó, đến bữa cơm đó, bé Thu đâu
có coi anh Sáu là ba mình, không
những thế, trong con mắt và cảm nhận
của nó, anh chỉ là người đàn ông xa lạ
và xảo quyệt đang tìm mọi cách cám dỗ
nó, đánh lừa nó vì một lí do đen tối nào
đó mà nó chưa thể hiểu. Nó không hiểu
sao cả mẹ nó cũng chấp nhận, lại còn

cứ bắt nó phải gọi ong ta là ba?! Anh
Sáu càng tìm cách vỗ về, làm thân, bày
tỏ tình cảm chân thật bao nhiêu thì
-7-

- Hất cái trứng cá, cố ý
khua dây cột xuồng kêu
thật to.


càng làm cho nó hoảng sợ và căm ghét
bấy nhiêu. Nhưng nó vẫn sợ mẹ, nể mẹ
mà miễn cưỡng không dám phản ứng ra
mặt. Nhưng đến hành động hất cái
trứng cá tung khỏi bát cơm thì chính là
để thể hiện sự căm ghét anh Sáu. Và
cũng chính trong giây phút bừng khởi
của tình cảm xốc nổi trẻ thơ, nó càng tỏ
ra lầm lì, sẵn sàng chịu đựng, và bỏ đi
bất. Nó không thể kìm nén được phản
ứng của mình. Và chính ở thời khắc ấy,
càng chứng tỏ nó thương yêu ba nó
(người chụp trong ảnh với má nó).
? Vì sao bé Thu không nhận anh Sáu là → vì trên mặt anh
ba.
Sáu có vết sẹo,
không giống với
người trong ảnh
chụp cùng má nó.
? Sự ương ngạnh của bé Thu có đáng → hoàn toàn

trách không
không đáng trách
→ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở - Nghe
của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để
có thể hiểu được những tình thế khắc
nghiệt, éo le của đời sống và người lớn
cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón
nhận những khả năng bất thường, nên
nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì
trên mặt ông có vết thẹo, khác với hình
ba mà nó đã được biết.
- Khẳng định: Phản ứng tâm lí của bé
Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó còn - Nghe
chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình
cảm của em sâu sắc, chân thật , em chỉ
yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.
? Vì sao Thu nhận anh Sáu là ba.
→ Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giaỉ tỏ
và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là
sự ân hận, nối tiếc: “Nghe bà kể nó
nàm im ... như người lớn”. Vì thế
trong giờ phút chia tay với anh Sáu,
tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha
xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay
bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, có xen
lẫn cả sự hối hả.

→ từ chối sự quan tâm,
chăm sóc của ông Sáu vì
nghĩ rằng ông không phải

là ba mình.

b. Khi nhận ra ba:

→ Vì bé Thu
được bà ngoại
giải thích về vết
thẹo làm thay đổi
khuôn mặt ba nó.

? Nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu - Nhận xét.
-8-

- Gọi “ba”, “vừa kêu vừa
chạy ... ba nó”.
- Ôm chặt lấy anh Sáu.
- Không cho ba nó đi.
→ Khi hiểu ra, tình cảm tự
nhiên của tình cha con lại
trỗi dậy.
 tình cảm thật sâu sắc,
mạnh mẽ nhưng dứt khoát,


và nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhân
vật.
HĐ 4: Phân tích tình cảm cha con sâu
nặng ở ông Sáu
- Nhắc lại vài nét tình cảm, hoàn cảnh - Nghe
và tâm trạng của anh Sáu trong chuyến

về phép thăm nhà:
+ Đầu tiên là sự ngạc nhiên, hụt hẩng
và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ
chạy.

rạch ròi; cá tính cứng cỏi
nhưng hồn nhiên, ngây
thơ.
2. Tình cảm sâu nặng
của anh Sáu đối với con:

- Lần đầu tiên gặp con: xúc
động (thuyền chưa cập
bến, ông Sáu đã nhảy thót
lên bờ, vừa gọi vừa chìa
tay đón con).
- Những ngày đoàn tụ:
quan tâm, chờ đợi con gái
gọi mình là ba.

+ Hai ngày sau, tìm mọi cách để làm
thân, để vỗ về, mong con bé cứng đầu
nhận ba, gọi mình một tiếng ba mà
không thành.
- Nghe
+ Không nén được bực, giận, đánh
mắng con.
+ Trong buổi chia tay, đành đau khổ,
bất lực chào con ra đi, sợ con phản ứng
mạnh như hôm qua.

+ Sung sướng, cảm động, hạnh phúc,
nghẹn ngào khi con gái yêu đột ngột
thay đổi thái độ, ôm lấy ba, vừa khóc
vừa nói không cho ba đi.
→ rõ ràng anh Sáu đã bị đặt trong một
hoàn cảnh hết sức éo le mà anh không
ngờ và không biết tìm cách nào để giải
tỏa nếu như không có chuyện bất ngờ
xảy ra, nếu không có chuyện va chạm
kịch liệt trong bửa cơm, để con bé tức
tưởi bỏ về mách ngoại. Trải qua thử
thách, anh Sáu vẫn là một người cha
hạnh phúc.
- Nhấn mạnh: tình cảm sâu nặng của
người cha càng được thể hiện tập trung
hơn trong tình huống sau của câu
chuyện, trong những ngày anh Sáu
công tác ở ciến khu cho đến khi anh hi
- Những ngày xa con:
sinh.
- Tìm, phát hiện
? Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của anh chi tiết.
Sáu đối với con được thể hiện qua
+ Ân hận, day dứt sao
những chi tiết nào, sự việc nào.
mình lại đánh con.
- Diễn giảng bổ sung:
→ trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn - Nghe
sự day dứt, ân hận vì đã trót đánh mắng
con gái.

Lời dặn của đứa con gái trước lúc
hai con chia tay khiến ông quyết tâm
-9-


nung nấu thực hiện cho bằng được, làm
chiếc lược bằng ngà voi để dành tặng
cho đứa con gái bé bỏng yêu dấu.
→ Kiếm được khúc ngà anh vui mừng
như đứa trẻ bắt được quà, rồi đẻ hết - Nghe
tâm trí, cong sức vào việc làm cây lược,
cưa răng, khắc chữ, ... tỉ mỉ, cần mẩn,
công phu.
→ Đó không chỉ là chiếc lược xinh xắn
và quí giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất
cả tình cảm của một người cha xa con.
Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã
làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi
vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu
được gặp lại con, trao tận tay nó mán
quà kỉ niệm này. Nhưng rồi một tình
cảnh đau thương lại đến với cha con
anh Sáu: anh sáu đã hi sinh trong một
trận càn, chưa kịp thực hiện tâm
nguyện, đành nhắm mắt xuôi tay khi đã
yên tâm trao gửi niềm tin vào tay người
đồng đội thân thiết.
- Nêu theo cảm
? Cảm nghĩ của em về tình cảm ấy.
nhận.

→ tình cha con
? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì thắm thiết, sâu
trong tâm hồn của người cán bộ cách nặng
mạng ấy.
→ Câu chuyện về chiếc lược ngà không - Nghe
chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu
nặng của cha con ông Sáu, mà còn gợi
cho người đọc nghĩ đến và thấm thía
những đau thương, mất mát, éo le mà
chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con
người, bao nhiêu gia đình.
HĐ 5: Nhận xét về nghệ thuật trần thuật
của truyện.
- Lần lượt trình
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện.
bày, nêu dẫn
chứng.
→ Một trong những điểm tạo nên sức
hấp dẫn của truyện Chiếc lược ngà và
nhiều truyện khác của NQS là tác giả - Nghe
đã xây dựng được một cốt truyện khá
chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ
nhưng hợp lí: bé Thu không nhận cha
khi ông sáu về thăm nhà, rồi lại biểu
lộ những tình cảm thật nồng nhiệt,
đầy xúc động với người cha trước lúc
chia tay. Sự bất ngờ càng gây hứng thú
- 10 -

+ Thực hiện lời hứa, làm

chiếc lược ngà thận trọng,
tỉ mỉ.

+ Nhớ con, lấy lược ra
ngắm

→ tình cha con thắm thiết,
sâu nặng

3. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo
le.
- Có cốt truyện mang yếu
tố bất ngờ.


cho người đọc khi hiểu được tính hợp lí
của các sự việc, hành động bề ngoài có
vẻ mâu thuẫn.
- Nói thêm: ở phần sau truyện (văn bản
sgk đã lược bỏ phần này), tác giả còn
tạo thêm một bất ngời nữa, đó là cuộc
gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể
chuyện với Thu, bấy giớ đã thành một
co giao liên dũng cảm, trong một lần
ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường
dây giao liên, vượt qua một quãng nguy
- Lựa chọn nhân vật kể
hiểm ở Đồng Tháp Mười.
→ Bác Ba, ban chuyện thích hợp.

? Truyện được kể theo lời kể chuyện của anh Sáu,
của nhân vật nào.
không chỉ là
người chứng kiến
khách quan và kể
lại mà còn bày tỏ
sự đồng cảm, chia
sẻ với các nhân
vật.
- Bổ sung thêm: Bác Ba, người đã
chứng kiến những cảnh ngộ éo le của
cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên
bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể
chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng
xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi
người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba
mà nó cố dồn nén trong bao nhiêu năm
nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy
lòng nó.” Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu
những hi sinh mà bạn mình phải chịu
đựng khiến cho ông bỗng thấy khó thở
như có bàn tay nắm lấy trái tim.
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng
gì trong việc xây dựng nhân vật và thể
hiện nội dung tư tưởng của truyện.
→ Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ
động điều khển nhịp kể theo trạng thái
cảm xúc của mình, chủ động xen vào
những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn
dắt sự tiếp nhận của người đọc, người

nghe. (chú ý những lời nhận xét, bình
luận của người kể chuyện).

- Nghe

→ khiến cho câu
chuyện trở nên
đáng tin cậy.
- Nghe

HĐ 6: Tổng kết
- Lần lượt phát
? Cảm nghĩ của em sau khi học xong biểu
truyện ngắn này.
- 11 -

- Miêu tả tâm lí và tính
cách nhân vật (đặc biệt là
nhân vật trẻ em)
- Ngôn ngữ, lời kể giản dị,
mang đậm màu sắc Nam
bộ.


- Dựa vào phần ghi nhớ, tổng kết giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Truyện đã diễn tả một cách cảm - Nghe
động tình cha con thắm thiết, sâu nặng
của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh
éo le của chiến tranh. Qua đó tác giả

khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con
thiêng liêng như một nhân bản sâu sắc,
nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ
khó khăn.
+ Truyện thành công nổi bật ở nghệ
thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà
tự nhiên, hợp lí, ở ngòi bút miêu tả tâm
lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân
vật trẻ em.
- Đọc ghi nhớ.
HĐ 7: Hướng dẫn luyện tập

- Đọc, xác định
yêu cầu

- Hướng dẫn cách làm.
- Hướng dẫn cho HS về nhà làm bài tập
2

 Ghi nhớ: Sgk/ 202
III. Luyện tập:
1. Giải thích:
2. Viết lại đoạn văn
(Về nhà làm)

4. Củng cố:
? Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện ngắn này.
? Chủ đề tư tưởng của truyện là gì. (→ tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh
éo le, thời chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam. Khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con
thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những

hoàn cảnh khó khăn.)
5. Hướng dẫn:
- Học bài, tập tóm tắt lại văn bản, hoàn thành bài tập.
- Xem lại kiến thức liên quan, soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt.
IV. Rút kinh nghiệm:

......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
Tiết 74

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
Giúp HS nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở HK I.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgk, giáo án, trực quan, một số tình huống giao tiếp.
HS: Sgk, ôn lại kiến thức cũ, làm bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- 12 -


? Nêu các tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà. Cho biết đâu là tình huống
cơ bản của truyện. Phân tích .
? Phân tích tình cảm sâu nặng của anh Sáu đối với bé Thu. Qua đó nêu chủ đề của
truyện.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV


Hoạt động của
HS

Nội dung

HĐ 1: Ôn lại các phương châm hội
I. Các phương châm hội thoại:
thoại.
1. Nội dung:
- Hướng dẫn HS ôn lại các phương - Lần lượt nhắc - Phương châm về lượng.
châm hội thoại đã học.
lại các khái - Phương châm về chất.
niệm.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Tình huống giao tiếp:
? Kể một tình huống giao tiếp mà - Kể tình huống,
(HS kể)
trong đó có một hoặc một số PCHT phân tích.
không được tuân thủ.
- Trực quan thêm 1, 2 tình huống và
yêu cầu HS phân tích PCHT đã
không được tuân thủ.
II. Xưng hô trong hội thoại:
HĐ 2: Ôn lại các từ ngữ xưng hô
1. - Các từ ngữ xưng hô thông
trong hội thoại.
dụng:

? Nhắc lại các từ ngữ xưng hô thông - Lần lượt nhắc + Đối với người trên: bác –
dụng trong tiếng Việt và cho biết lại
cháu, ông – cháu, anh – em, ...
cách dùng những từ ngữ đó.
+ Đối với bạn bè: bạn – tớ, cậu
– tớ, gọi tên bạn – mình (tôi), ...
+ Trong tập thể, trong lớp: bạn
– tôi, các bạn – chúng tôi.
- Cách dùng: người nói cần
căn cứ vào đặc điểm của tình
- Lưu ý: người nói cần căn cứ vào
huống giao tiếp để xưng hô cho
đặc điểm của tình huống giao tiếp - Nghe
thích hợp.
để xưng hô cho thích hợp.
2. Phương châm: “Xưng
? Trong tiếng Việt, xưng hô thường - Trao đổi cặp khiêm, hô tôn”
tuân theo phương châm “xưng (2/).
Khi xưng hô, người nói tự
khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương
xưng mình một cách khiêm
châm đó như thế nào. Cho VD
nhường (xưng khiêm) và gọi
minh họa.
người đối thoại một cách tôn
kính (hô tôn).
VD:
Xưa: quả nhân – bệ hạ.
Bần tăng – cao tăng
- Lưu ý: Đây không chỉ là phương

Nay: chúng tôi – quý ông (quý
châm xưng hô riêng trong tiếng Việt - Nghe
bà)
mà còn là phương châm xưng hô
trong nhiều ngôn ngữ phương Đông,
nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật,
Triều Tiên.
3. Trong tiếng Việt khi giao
? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao - Thảo luận tiếp, người nói phải hết sức chú
- 13 -


tiếp, người nói phải hết sức chú ý nhóm (3/)
đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Diễn giảng bổ sung: Trong tiếng
Việt, để xưng hô, có thể dùng không - Nghe.
chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có
thể dùng các danh từ chỉ quan hệ
thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ,
nghệ nghiệp, tên riêng, ... Mỗi
phương tiện xưng hô đều thể hiện
tính chất của tình huống giao tiếp
(thân mật hay xã giao) và mối quan
hệ giữa người nói với người nghe
(thân hay sơ, khinh hay trọng, ...).
Hầu như không có từ ngữ xưng hô
trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý
để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích
hợp với tình huống và quan hệ thì
người nói sẽ không đạt được kết quả

giao tiếp như mong muốn, thậm chí
trong nhieuf trường hợp, giao tiếp
không tiến triển được nữa.
HĐ 3: Ôn lại 2 cách dẫn
? Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp
và cách dẫn gián tiếp. VD

? Hãy chuyển những lời đối thoại
trong đoạn trích thành lời dẫn gián
tiếp.
- Trực quan đoạn văn đã chuyển đổi
hoàn chỉnh.

ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô.
Vì mỗi phương tiện giao xưng
hô đều thể hiện tính chất của
tình huống giao tiếp và mối
quan hệ giữa người nói với
người nghe.

III. Cách dẫn trực tiếp và
cách dẫn gián tiếp:
1. Phân biệt:
- Lần lượt trình - Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại
bày, nêu VD.
nguyên văn lời nói hay ý nghĩ
của người nói hoặc nhân vật, lời
nói được dẫn trong dấu ngoặc
kép.
VD:

- Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại
lời nói hay ý nghĩ của người nói
hoặc nhân vật có điều chỉnh cho
thích hợp, lời dẫn gián tiếp
không đặt trong dấu ngoặc kép.
VD:
2. Đoạn trích:
- Đọc đoạn trích.
Sgk / 191
- Thực hiện theo - Chuyển lời đối thoại thành lời
yêu cầu.
dẫn gián tiếp:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn
Thiếp là quân Thanh sang
đánh, nếu nhà vua đem binh ra
chống cự thì khả năng thắng
hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy
giờ trong nước trống không,
lòng người tan rã, quân Thanh
ở xa tới, không biết tình hình
quân ta yếu hay mạnh, không
hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra
sao, vua Quang Trung ra Bắc

- 14 -


không quá mười ngày quân
Thanh sẽ bị dẹp tan.

- Phân tích những thay đổi về từ
? Phân tích những thay đổi về từ ngữ - Phân tích theo ngữ:
trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối gợi ý, hướng + Từ xưng hô:
thoại.
dẫn.
Tôi (I) → nhà vua (III)
Chúa công (II) → vua Quang
Trung (III)
+ Từ chỉ địa điểm:
đây → (tỉnh lược)
+ Từ chỉ thời gian:
bây giờ → bấy giờ
4. Củng cố:
Khái quát nội dung, ý nghĩa bài học.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, chuẩn bị kiểm tra một tiết (các nội dung đã ôn tập).
- Học thuộc lòng các bài thơ xà các truyện hiện đại kiểm tra một tiết về thơ và
truyện hiện đại.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
.
Tiết 75

KIỂM TRA
VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu:
Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học để làm tốt bài
kiểm tra.

Qua bài kiểm tra , đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ để
có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.
II. Chuẩn bị
GV: Ôn tập cho HS
HS: Học kĩ các nội dung đã ôn tập
III. Đề
Kiểm tra chung đề của trường (Photo đính kèm)
IV. Đáp án, thang điểm
(Photo đính kèm)
V. Tổng kết:
a. Các sai sót phổ biến:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
- 15 -


b. Phân loại:
Điểm
92
8 → 10
.......................
7 → dưới 8
.......................
5 → dưới 7
.......................
3 → dưới 5
.......................
Dưới 3
.......................

c. Hướng phấn đấu:

Nguyên nhân
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................

GV: ...............................................................................................................................
HS: ................................................................................................................................
4. Củng cố:
Thu bài, Nhận xét, đánh giá chung lại, nhắc nhở một số vấn đề cần lưu ý.
5. Hướng dẫn:
- Xem lại bài, rút kinh nghiệm.
Trình ký: 19/11/2016
- Ôn bài, Kiểm tra tiếng Việt
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................

- 16 -

Huỳnh Thị Thanh Tâm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×