Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Dẫn liệu bước đầu về côn trùng nước ở xã tân hợp, huyện văn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

------------

NGUYỄN LÂM TÙNG

DẪN LIỆU BƢỚC ĐẦU
VỀ CÔN TRÙNG NƢỚC Ở XÃ TÂN HỢP,
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS NGUYỄN VĂN VỊNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn
Vịnh, ngƣời thầy đã định hƣớng và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời, qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm
Khoa cùng các thầy, cô giáo Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trƣờng Đại
học Sƣ Phạm Hà Nội 2, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của
mình. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hiếu - Trƣởng
phòng thí nghiệm Động Vật học, Thầy giáo Khuất Văn Quyết và các cán bộ
giảng dạy tổ Thực vật - Vi sinh đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng một số thiết


bị tại phòng thí nghiệm Thực vật học góp phần giúp tôi hoàn thành khóa luận
đúng thời gian.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động
viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Lâm Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là do nghiên cứu, thực
tiễn đảm bảo tính trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình
khoa học, trong các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học, sách
chuyên khảo,…nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Lâm Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ......................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc trên thế giới ................ 3

1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc ở Việt Nam .............................. 10
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái........................................................................................................ 15
1.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 15
1.3.2. Địa hình ......................................................................................... 15
1.3.3. Đất đai ........................................................................................... 15
1.3.4. Khí hậu .......................................................................................... 15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 17
2.2. Thời gian nghiên cứu: 8/2016 đến 5/2017. ......................................... 17
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài tự nhiên.......................................... 19
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu ......................................................... 20
2.4.3. Một số chỉ số Đa dạng sinh học .................................................... 20
2.4.4. Xử lý số liệu ................................................................................... 22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
3.1. Thành phần loài côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu .................... 23
3.1.1. Thành phần loài Phù du (Ephemeroptera) ................................... 29


3.1.2. Thành phần loài Chuồn chuồn (Odonata) .................................... 29
3.1.3. Thành phần loài của bộ Cánh úp (Plecoptera) ............................ 30
3.1.4. Thành phần loài Cánh nửa (Hemiptera) ...................................... 30
3.1.5. Thành phần loài Cánh cứng (Coleoptera) .................................... 30
3.1.6. Thành phần loài Cánh rộng (Megaloptera).................................. 31
3.1.7. Thành phần loài Hai cánh (Diptera) ............................................ 31
3.1.8. Thành phần loài Cánh lông (Trichoptera).................................... 31
3.1.9. Thành phần loài Cánh vẩy (Lepidoptera) ..................................... 32

3.2. So sánh số lƣợng và thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu ......... 32
3.2.1. So sánh số lượng loài giữa các điểm nghiên cứu ......................... 32
3.2.2. Tính tương đồng về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu .. 35
3.3. Một số đặc điểm của quần xã côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu 38
3.3.1. Mật độ côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu ............................ 38
3.3.2. Loài ưu thế và một số chỉ số đa dạng ........................................... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN HƢỚNG NGHIÊN CỨU KHÓA
LUẬN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lƣợng các taxon thuộc các bậc phân loại của côn trùng nƣớc tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................. 23
Bảng 3.2. Thành phần loài côn trùng nƣớc thu đƣợc ở các điểm nghiên cứu .......... 25
Bảng 3.3. Số loài thu đƣợc của mỗi bộ côn trùng nƣớc ở các điểm nghiên cứu..... 32
Bảng 3.4. Chỉ số Jacca - Sorensen giữa các điểm nghiên cứu ........................ 35
Bảng 3.5. Số lƣợng cá thể các bộ côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu .... 38
Bảng 3.6. Loài ƣu thế, chỉ số loài ƣu thế (DI) và chỉ số Đa dạng sinh học
Shannon - Weiner (H’).................................................................... 40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ số loài theo từng bộ côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu..............24
Hình 3.2. Số loài thu đƣợc của mỗi bộ côn trùng nƣớc ở các điểm khảo sát..........33
Hình 3.3. Sơ đồ Jacca - Sorensen thể hiện mối liên quan giữa các điểm nghiên cứu.36
Hình 3.4. Sơ đồ MDS (Non-metric Multi-Dimensional Scaling) về mức độ tƣơng
đồng tại khu vực nghiên cứu ............................................................................37
Hình 3.5. Số cá thể thu đƣợc ở mỗi bộ côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu ...........40



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Côn trùng ở nƣớc giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nƣớc ngọt và
có mặt hầu hết trong các thủy vực nội địa, đặc biệt rất phổ biến ở các hệ thống
sông, suối thuộc vùng trung du, núi cao. Mỗi một môi trƣờng thủy vực, nhóm
sinh vật này đều có những đặc tính thích nghi phù hợp. So với nhiều nhóm
sinh vật khác, côn trùng nƣớc có nhiều đặc tính nổi trội nhƣ số lƣợng loài, số
lƣợng cá thể lớn…đặc biệt chúng là những mắt xích không thể thiếu trong
chuỗi và lƣới thức ăn: vừa là những sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 vừa là
nguồn thức ăn của của cá và nhiều loài động vật có xƣơng sống khác. Vì vậy
chúng tham gia tích cực trong vai trò cân bằng mối quan hệ dinh dƣỡng ở hệ
sinh thái thủy vực.
Nhiều loài côn trùng nƣớc có quan hệ mật thiết đối với con ngƣời. Một
số loài côn trùng nƣớc gây hại là tác nhân truyền bệnh, tác nhân gây bệnh ...
Đáng chú ý là những nhóm giữ vai trò quan trọng trong dịch tễ học nhƣ các
loài thuộc giống Anopheles, Aedes thuộc bộ Hai cánh (Diptera)… Giai đoạn
trƣởng thành của chúng là những vector truyền bệnh sốt rét, sốt vàng da cho
ngƣời. Khác với nhóm côn trùng trên cạn, phần lớn các loài thuộc côn trùng
nƣớc tồn tại cả trong môi trƣờng nƣớc và trong môi trƣờng cạn. Do vậy,
chúng là đối tƣợng lý tƣởng dùng trong các nghiên cứu về sinh thái học và
sinh học tiến hóa. Đa phần các loài côn trùng nƣớc đều nhạy cảm với các biến
đổi của môi trƣờng nƣớc. Vì vậy hiện nay, một trong những hƣớng nghiên
cứu quan trọng về nhóm côn trùng nƣớc là dùng đối tƣợng này làm chỉ thị
chất lƣợng môi trƣờng.
Trên thế giới đã có rất nhiều thành tựu nghiên cứu trên đối tƣợng côn
trùng nƣớc, từ việc phân loại cho đến những nghiên cứu về tập tính, sinh thái,

1



sinh sản, di truyền, tiến hóa … Ở Việt Nam, trong những năm gần đây côn
trùng nƣớc cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các Vƣờn Quốc
gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên, những nơi có hệ thống sông, suối phong
phú, tiềm ẩn tính đa dạng côn trùng nƣớc cao.
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nơi có hệ thống sông, suối
phong phú, tiềm ẩn tính đa dạng về loài và là nơi thuận lợi cho việc trú ngụ của
các loài côn trùng nƣớc, tuy nhiên việc nghiên cứu về nhóm sinh vật này vẫn
chƣa đƣợc quan tâm, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Dẫn liệu bƣớc
đầu về côn trùng nƣớc ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần loài côn trùng nƣớc tại thủy vực dạng suối thuộc
xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đặc điểm của quần xã côn trùng nƣớc: thành phần loài,
mật độ cá thể, mức độ đa dạng dựa vào mức độ đa dạng sinh học theo các
dạng sinh cảnh.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Đề tài cung cấp những dẫn liệu đa dạng về loài, phân bố theo tính chất
dòng chảy của côn trùng nƣớc thuộc địa phận xã Tân Hợp, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài góp phần cung cấp những tƣ liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu về côn trùng nƣớc sau này tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái.

2



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc trên thế giới
Côn trùng nƣớc đã đƣợc quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới,
đặc biệt ở những nƣớc phát triển. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến từng bộ của nhóm côn trùng này, từ những nghiên cứu về phân loại
học (Eaton, 1871, 1883 - 1888; Lepneva, 1970, 1971; McCafferty, 1973,
1975; Kawai, 1961, 1963), sinh thái học (Brittain, 1982), tiến hoá (Edmunds,
1972; McCafferty, 1991) đến những nghiên cứu về ứng dụng (Morse, 1984)
[21]. Đặc biệt đã có nhiều nghiên cứu về các nhóm côn trùng nƣớc gắn bó
chặt chẽ với đời sống con ngƣời mà đa phần là tác nhân gây bệnh hoặc tác
nhân truyền bệnh cho ngƣời và động vật nhƣ: ruồi, muỗi,… Điển hình là các
nghiên cứu của Resh và Rosenberg, 1979; Merritt và Cummins, 1984; Merritt
và Newson, 1978; Kim và Merritt, 1987 [21].
Việc nghiên cứu sử dụng côn trùng nƣớc làm sinh vật chỉ thị chất lƣợng
nƣớc đã đƣợc bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX qua các công trình
nghiên cứu của Kuehne (1962), Bartsch và Ingram (1966), Wilhm và Dorris
(1968). Sang những năm 1970, 1980 côn trùng nƣớc trở thành vấn đề trung
tâm trong các nghiên cứu về sinh thái học ở các thủy vực nƣớc ngọt (Barnes
và Minshall, 1983) [21]. Đã từ lâu, các nhà khoa học sớm nhận ra vai trò quan
trọng của côn trùng nƣớc trong các hệ sinh thái, do đó phạm vi nghiên cứu
côn trùng nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng, các hƣớng nghiên cứu không chỉ
dừng lại ở việc mô tả, phân loại mà còn đi sâu vào các cơ chế bên trong nhƣ:
biến động quần thể côn trùng, các mối quan hệ dinh dƣỡng, đáp ứng yêu cầu
của sinh thái học (Resh và Rosenberg, 1984; Cummins, 1994) [21].

3


Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhiều nhà khoa học đã công bố

hàng loạt các công trình nghiên cứu về côn trùng nƣớc nhƣ: McCafferty W.P.,
1983; Kawai T., 1985; John C.M., Yang Lianfang và Tian Lixin, 1994; Yoon,
I.B., 1995; Merritt R. W. và Cummins K. W., 1996; … Các nghiên cứu này
đã bổ sung và cung cấp nhiều kiến thức về côn trùng nƣớc bao gồm cả phân
loại học, sinh thái học, tiến hóa, ứng dụng...
Qua các công trình nghiên cứu, đến nay có thể xác định 9 bộ thuộc nhóm
Côn trùng ở nƣớc: Phù du (Ephemeroptera), Chuồn chuồn (Odonata), Cánh
lông (Tricoptera), Cánh úp (Plecoptera), Cánh nửa (Hemiptera), Cánh cứng
(Coleoptera), Hai cánh (Diptera), Cánh rộng (Megaloptera), Cánh vảy
(Lepidoptera).
Nghiên cứu về Phù du (Ephemeroptera)
Bộ Phù du là côn trùng có cánh cổ sinh tƣơng đối nguyên thủy, thậm chí
còn đƣợc xem nhƣ một trong những tổ tiên của côn trùng. Dựa vào những
bằng chứng hóa thạch, chúng có thể đã phát sinh vào giai đoạn cuối của kỷ
Cacbon và đầu kỷ Pecmơ trong đại Cổ sinh, cách đây khoảng 290 triệu năm
[10]. Các loài thuộc bộ Phù du đƣợc mô tả từ rất sớm. Công trình nghiên cứu
đầu tiên về phân loại học Phù du là của nhà tự nhiên học nổi tiếng Lineaus
(1758). Ông đã mô tả 6 loài Phù du tìm thấy ở châu Âu và xếp chúng vào một
nhóm là Ephemera [24].
Nghiên cứu về Phù du thực sự phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX, điển
hình là các công trình nghiên cứu của Ulmer (1920, 1924, 1925, 1932, 1933),
Navás (1920, 1930), Lestage (1921, 1924, 1927, 1930), Needham và cộng sự
(1935) [8].
Cho đến nay trên toàn thế giới đã có hơn 3000 loài đƣợc mô tả thuộc 42
họ và hơn 400 giống của bộ Phù du. Các nghiên cứu về Phù du, đặc biệt là

4


phân loại học vẫn đang phát triển, vẫn còn nhiều loài chƣa đƣợc mô tả, nhất là

ở các khu vực nhiệt đới [13].
Đối với khu vực châu Á, những nghiên cứu đầu tiên về Phù du đƣợc
thực hiện bởi các nhà côn trùng học đến từ châu Âu nhƣ: Navás (1922, 1925),
Lestage (1921, 1924) [26].
Gần đây, các công trình nghiên cứu đề cập đến khả năng sử dụng Phù du
là sinh vật chỉ thị chất lƣợng môi trƣờng nƣớc vì nhiều loài thuộc bộ Phù du
rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng nhƣ một số công trình của Landa
và Soldan (1991), Bufagni (1997) [26].
Nghiên cứu về Chuồn chuồn (Odonata)
Chuồn chuồn thuộc nhóm côn trùng ăn thịt ngay từ giai đoạn thiếu trùng
sống trong nƣớc cho đến giai đoạn trƣởng thành. Vòng đời của chúng trải qua
3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng, con trƣởng thành. Thiếu trùng thƣờng sống
trong nƣớc, chủ yếu ở vùng nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ấm, con trƣởng thành
sống trên cạn. Bộ Chuồn chuồn đƣợc chia thành 3 phân bộ là: phân bộ
Anisozygoptera, phân bộ Zygoptera (Chuồn chuồn kim) và phân bộ
Anisoptera (Chuồn chuồn ngô). Phân bộ Anisozygoptera chỉ có 1 giống là
Epiophlebia, giống này có một số loài chỉ phân bố ở độ cao khoảng 2.000m ở
những con suối thuộc Nhật Bản và vùng núi cao Himalaya (Tani & Miyatake,
1979; Kumar & Khanna, 1983). Hai phân bộ còn lại phân bố rộng cả ở nơi
nƣớc đứng cũng nhƣ nƣớc chảy với số lƣợng loài vô cùng phong phú [22].
Ngoài các công trình nghiên cứu về phân loại học còn có những công
trình nghiên cứu về Sinh học, Sinh thái học và Tập tính sinh học của
Corbet (1999), Silsby (2001) [5]. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu
dựa vào giai đoạn trƣởng thành. Đối với giai đoạn thiếu trùng, Ishida &
Ishida (1985) đã xây dựng khóa định loại có kèm theo hình vẽ rõ ràng tới
giống ở vùng châu Á [1].

5



Nghiên cứu về Cánh úp (Plecoptera)
Hiện nay, trên thế giới bộ Cánh úp đƣợc biết khoảng 2.000 loài và là một
trong những nhóm côn trùng có các đặc điểm nguyên thủy với nhóm có cánh
hiện nay. Hóa thạch của chúng đƣợc tìm thấy đầu tiên thuộc kỷ Pecmi, nó có
những đặc điểm khác biệt với Cánh úp hiện đại về số đốt bàn và cánh ở phần
ngực (Hynes, 1976) [15].
Để nhận dạng bộ Cánh úp, ngƣời ta dựa vào một số đặc điểm: chúng có
3 đốt bàn nhƣng chân sau không biến đổi để thích hợp theo kiểu nhảy nhƣ
một số loài thuộc bộ Cánh thẳng (nhƣ dế và châu chấu). Chúng có ăng ten dài
dạng chỉ, tơ đuôi khá dài đặc biệt là các thiếu trùng ở nƣớc. Hầu hết, cánh của
các loài thuộc bộ Cánh úp rất phát triển nhƣng đôi khi lại ngắn. Các đặc điểm
đó dùng để phân biệt chúng với bộ Cánh màng. Ấu trùng bộ Cánh úp trải qua
thời gian dài sống ở nƣớc. Các thiếu trùng Cánh úp giống con trƣởng thành ở
nhiều đặc điểm. Thiếu trùng luôn có tơ đuôi dài và không bao giờ có tơ đuôi ở
giữa. Mang nếu có, chỉ tìm thấy ở phần ngực và phần bụng đƣợc tạo thành
giữa các tơ đuôi. Thiếu trùng sống chủ yếu ở nƣớc, có một vài loài sống trong
đất ẩm (Harpers và Stewart, 1996) [15].
Morse J. C., Yang Lianfang & Tian Lixin (1994); Merritt & Cummins
(1996) khi nghiên cứu khu hệ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ, các tác
giả đã xây dựng khóa định loại tới giống thiếu trùng của bộ này, đó là cơ sở
cho việc định loại các loài thuộc bộ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ sau
này [22].
Nghiên cứu về Cánh lông (Trichoptera)
Cánh lông là một trong những bộ có số lƣợng loài phong phú. Những
nghiên cứu về hệ thống phân loại bậc cao của bộ Cánh lông đƣợc thực hiện
bởi Ross (1956, 1967) và sau đó tiếp tục đƣợc bổ sung và hoàn thiện bởi
Morse (1997) [18].

6



Bộ Cánh lông đƣợc nghiên cứu ở Đông Nam Á từ rất sớm bởi Ulmer
(1911, 1915, 1925, 1927, 1930, 1932) và Navás (1913, 1917, 1922, 1930,
1932), đặc biệt là Ulmer khi nghiên cứu khu hệ động vật ở Indonesia (1951,
1955, 1957). Ông đã cung cấp những thông tin cơ bản về Cánh lông ở khu
vực nghiên cứu này. Cánh lông ở Borneo đã đƣợc nghiên cứu khá tỷ mỉ lần
đầu bởi Kimmins (1955). Ở Philippin, Banks (1937) là ngƣời đầu tiên nghiên
cứu khu hệ Cánh lông ở khu vực này. Tiếp đến là Ulmer (1955, 1957) nghiên
cứu dựa vào giai đoạn ấu trùng. Trong khi đó các hƣớng nghiên cứu khác lại
dựa vào giai đoạn trƣởng thành. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây việc nghiên
cứu dựa vào giai đoạn trƣởng thành lại càng đƣợc quan tâm nhƣ: Kimmis
(1953), Banard (1980, 1984), Oláh (1987-1989), Chantaramongkol (1986,
1989, 1995), Malicky (1970, 1979, 1987, 1989, 1992 - 1998, 2002-2004),
Malicky và Chantaramongkol (1989, 1991 - 1994, 1996 - 2000), Mey (1989,
1990, 1995 - 1999, 2001 - 2003), Weavers (1985, 1987, 1989, 1992, 1994),
Ismail (1993, 1996), Scheffer (2001), Armitage và Arefina (2003), Klaithong
(2003) [18]. Ismail (1993, 1996, 1997) cũng tiến hành nghiên cứu trên ấu
trùng Cánh lông tại một số nƣớc ở khu vực Đông Nam Á [22].
Ngoài các công trình nghiên cứu ở các nƣớc Đông Nam Á, khu hệ Cánh
lông cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu ở các quốc gia khác nhƣ: Ấn Độ,
Srilanka đƣợc nghiên cứu bởi Martynov (1935, 1936), Trung Quốc
(Martynov, 1931; Wang, 1963), Nhật Bản (Iwata, 1927; Tanida, 1987). Trong
giai đoạn hiện nay, hƣớng nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc dựa trên đối
tƣợng là các loài thuộc nhóm côn trùng này đƣợc nhiều nhà khoa học quan
tâm tìm hiểu. Do đó, các công trình liên quan đến giai đoạn ấu trùng xuất hiện
ngày càng đồ sộ nhƣ nghiên cứu của Wiggins (1996) [18]. Ở khu vực Bắc
Mỹ, Merritt R. W. & Cummins K. W. (1996), đã xây dựng khóa định loại tới
giống của bộ Cánh lông ở cả giai đoạn ấu trùng và trƣởng thành [21].

7



Nghiên cứu về Cánh rộng (Megaloptera)
Bộ Cánh rộng đƣợc xem là nhóm côn trùng nguyên thủy trong nhóm côn
trùng biến thái hoàn toàn. Hiện nay, bộ Cánh rộng có khoảng 300 loài đƣợc
biết trên thế giới và chia thành hai họ là: Corydalidae và Sialidae. Giai đoạn
trƣởng thành ở cạn và ăn thịt, thƣờng hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên, giai
đoạn ấu trùng lại sống dƣới nƣớc và ăn thịt các loài động vật [22].
Số lƣợng loài thuộc họ Sialidae rất phong phú ở các thủy vực nƣớc ngọt
nhƣ: sông, suối, hồ nơi có nhiều mùn, các mảnh vụn, cát hoặc sỏi nhỏ. Chúng
trải qua 5 lần lột xác và sống đƣợc khoảng 1 năm trong vòng đời của mình.
Ấu trùng rời khỏi các thủy vực nƣớc ngọt và hóa nhộng. Các loài thuộc họ
này lại phân bố rất hẹp. Ở châu Á, họ này mới chỉ phân bố ở vùng ôn đới
thuộc Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nơi ở Trung Quốc (Bank, 1940) [22].
Nghiên cứu về Cánh cứng (Coleoptera)
Bộ Cánh cứng là bộ lớn nhất trong giới Động vật. Hiện nay, số loài
thuộc bộ côn trùng này vào khoảng 277.000 đến 350.000 loài và khoảng
10.000 thuộc nhóm côn trùng nƣớc [22]. Theo các kết quả nghiên cứu nhóm
sống dƣới nƣớc đƣợc xem là đa dạng nhất ở khu hệ suối vùng nhiệt đới. Hiện
nay, các công trình nghiên cứu về bộ Cánh cứng tập trung vào phân loại học,
sinh thái học, tiến hóa nhƣ: các nghiên cứu của Feng (1932, 1933),
Gschwendtner (1932), Fernando (1962, 1969), Nertrand (1973), Jach (1984).
Heinrich & Balke (1997), Gentuli (1995), Jach & Ji (1995, 1998, 2003) [23]
đã cung cấp khá đầy đủ những dẫn liệu về phân loại học của bộ Cánh cứng ở
châu Á.
Wu và cộng sự đã xác định ở Trung Quốc có 601 loài, Sato (1988) đã
định loại đƣợc 311 loài ở Nhật Bản, Britton (1970) xác định ở Úc có khoảng
510 loài và White (1984) đã phân loại đƣợc 1.143 loài ở khu vực Bắc Mỹ
thuộc bộ Cánh cứng [22].


8


Nghiên cứu về Hai cánh (Diptera)
Các nghiên cứu về bộ Hai cánh đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa học công
bố, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Alexander (1931), Mayer
(1934), Zwich & Hortle (1989) [21]. Đối với khu vực châu Á, Delfinado &
Hardy (1973, 1975, 1977) đã tổng hợp một danh lục khá đầy đủ về thành phần
loài của bộ Hai cánh ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Khóa định loại tới họ và giống
hiện nay chủ yếu thực hiện theo khóa định loại đƣợc xây dựng bởi Harris
(1990) [22].
Nghiên cứu về Cánh nửa (Hemiptera)
Hiện nay, trên thế giới đã xác định đƣợc trên 4.000 loài thuộc bộ Cánh
nửa sống ở nƣớc (Dudgeon, 1999). Trong đó, khu vực châu Á có số lƣợng
loài chiếm ƣu thế, đặc biệt có rất nhiều giống đặc hữu, thậm chí có cả
những phân họ đặc hữu ở khu vực này (Andersen, 1982; Spence &
Andersen, 1994) [23].
Các công trình nghiên cứu về bộ Cánh nửa ở châu Á đƣợc bắt đầu khá
sớm bằng các nghiên cứu của Lundblad (1933), La Rivers (1970), Lansbury
(1972, 1973) [22]. Các họ trong bộ này cũng đƣợc nghiên cứu khá tỷ mỷ nhƣ:
Nepidae đƣợc nghiên cứu bởi Keffer (1990), Naucoridae là họ rất đa dạng ở
vùng nhiệt đới châu Á đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhƣ Nieser
& Chen (1991, 1992), Sites và cộng sự (1997) [23]. Merritt & Cummins
(1996), Morse & cộng sự (1994) đã xây dựng khóa định loại tới giống của các
họ thuộc bộ Cánh nửa ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Quốc [21] [22].
Bộ Cánh nửa bao gồm 3 phân bộ: Gerromorpha, Nepomorpha và
Leptopodomorpha. Phân bộ Gerromorpha gồm hầu hết những cơ thể côn
trùng sống trên bề mặt của nƣớc. Trong phân bộ này, có hai họ lớn là
Velliidae (trên thế giới có khoảng 850 loài) và họ Gerridae (khoảng 700 loài)
(Chen và cộng sự, 2005). Theo Bendell (1988), Damgaard & Andersen (1996)


9


các loài trong họ Gerridae đƣợc xem nhƣ những sinh vật chỉ thị cho chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc [21].
Nghiên cứu về Cánh vảy (Lepidoptera)
Trong bộ Cánh vảy chỉ có một số loài thuộc họ Pyralidae, Pyraustidae và
Crambidae sống ở nƣớc. Ở châu Á, các nghiên cứu về Lepidoptera chủ yếu là
về phân loại học trong đó có các nghiên cứu của Rose & Pajni (1987), Habeck
& Solis (1994) và Munroe (1995) [21]. Trong các nghiên cứu này, các tác giả
cũng đã thành lập khóa định loại cụ thể tới loài.
1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc ở Việt Nam
Nghiên cứu về Phù du (Ephemeroptera)
Ở Việt Nam, trong những năm đầu của thế kỷ 20, các mô tả về
Ephemeroptera cũng đƣợc đề cập và quan tâm nghiên cứu. Mở đầu cho những
nghiên cứu về Ephemeroptera ở Việt Nam, nhà côn trùng học Lestage (1921,
1924), đã mô tả một loài mới của bộ Phù du cho khoa học, dựa vào mẫu vật
đƣợc lƣu giữ ở bảo tàng Paris. Ông đặt tên loài là Ephemera duporti, do các
loài thuộc giống Ephemera có kích thƣớc lớn, phân bố khá rộng và dễ thu
thập nên nó đƣợc tiếp tục nghiên cứu ở giai đoạn này. Sau đó, Navas (1922,
1925) đã công bố hai loài Ephemera longiventris và Ephemera innotata, cũng
dựa trên các mẫu vật thu đƣợc ở miền Bắc Việt Nam. Cho đến nay, hai loài
này cũng chƣa tìm thấy ở các khu vực phân bố khác, nên có thể xem chúng
nhƣ là loài đặc hữu cho khu hệ Ephemeroptera ở Việt Nam.
Đặng Ngọc Thanh (1967), cũng đã đề cập đến thành phần loài của Phù
du (Ephemeroptera), tác giả đã mô tả một loài mới thuộc họ Heptageniidae.
Đặng Ngọc Thanh (1980), xác định khu hệ Phù du ở Bắc Việt Nam bao gồm
54 loài, 29 giống thuộc 13 họ khác nhau. Tuy nhiên trong số này chỉ có 13
loài là đƣợc định tên đầy đủ, số còn lại chỉ ở mức độ giống. Trong nghiên cứu


10


này đã mô tả hai loài cho khoa học đó là Thalerosphyrus vietnamensis Dang
và Neopheieridae cuaraoensis Dang [7].
Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001), khi xây dựng khoá định loại
các nhóm động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt thƣờng gặp ở Việt Nam đã
đƣa ra khoá định loại tới họ ấu trùng Phù du [6].
Nguyen Van Vinh and Yeon Jae Bae (2001, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007, 2008) ở một số Vƣờn Quốc gia của Việt Nam. Những nghiên cứu này,
đã công bố hàng loạt các kết quả về các loài Ephemeroptera ở Việt Nam, và
đã bổ sung danh sách thành phần loài, mô tả các loài mới, cũng nhƣ xây dựng
các khóa định loại tới loài [24] [25] [27] [28] [29] [30] [31].
Nguyễn Văn Vịnh (2003), đã xác định đƣợc 102 loài thuộc 50 giống và
14 họ Phù du ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng khóa
định loại và mô tả đặc điểm hình dạng ngoài của các loài thuộc bộ Phù du ở
Việt Nam, nghiên cứu này là cơ sở để phục vụ cho các hƣớng nghiên cứu tiếp
theo về bộ Phù du ở nƣớc ta [25].
Nguyễn Văn Vịnh (2004), khi nghiên cứu về Phù du ở Vƣờn Quốc gia
Tam Đảo đã xác định đƣợc 32 loài thuộc 24 giống và 8 họ. Trong đó, có 10
loài lần đầu tiên ghi nhận cho Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đó là:
Platybaetis edmundsi Muller - Liebenau, 1980; Baetiella trispinata Tong and
Dudgeon, 2000; Serratella albostriata Tong and Dudgeon, 2000; Torleya
arenosa Tong and Dudgeon, 2000; Cincticostella boja Allen, 1975;
Ephemera serica Eaton, 1871; Choroterpes trifrucata Ulmer, 1939;
Habrophlebiodes prominens Ulmer, 1939; Caenis cornigera Kang and Yang,
1994; Isonychia formosana Ulmer, 1912 [9]. Ngoài việc phân loại các loài
thuộc bộ côn trùng này, tác giả còn nhận xét về sự phân bố của chúng theo độ
cao của suối Thác Bạc.


11


Nguyễn Văn Vịnh (2005), khi nghiên cứu về Phù du ở Vƣờn Quốc gia
Ba Vì, Hà Tây đã thu đƣợc 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ. Trong đó có một
loài ghi nhận lần đầu tiên cho khu vực là Teloganodes tristis (Hagen, 1858)
[10]. Trong khoảng thời gian này, tác giả cũng tiến hành điều tra thành phần
loài Phù du ở một số Vƣờn Quốc gia khác ở Việt Nam [11] [12].
Nghiên cứu về Chuồn chuồn (Odonata)
Nghiên cứu về khu hệ thiếu trùng Chuồn chuồn ở Việt Nam còn tản
mạn và chƣa thành hệ thống. Chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào giai đoạn
trƣởng thành. Bộ Chuồn chuồn ở Việt Nam đƣợc nghiên cứu lần đầu tiên vào
những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX dƣới thời Pháp thuộc bởi một số
nhà nghiên cứu ngƣời Pháp: Martin trong báo cáo đƣợc công bố năm 1902
khi điều tra khu hệ động vật Đông Dƣơng. Trong báo cáo này, ông công bố
139 loài thuộc 3 họ: Libellulidae, Aeshnidae và Agrionidae. Trong 139 loài,
Martin đã mô tả 9 loài mới và một giống mới là Merogomphus [1].
Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001), khi xây dựng khóa định loại
các nhóm động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt thƣờng gặp ở Việt Nam đã
xây dựng khóa định loại tới họ của bộ Chuồn chuồn [6].
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001), trong nghiên cứu khu hệ côn
trùng nƣớc ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đã xác định đƣợc 26 loài thuộc 12 họ
của bộ Chuồn chuồn ở khu vực này. Tuy nhiên, do những nghiên cứu về phân
loại thiếu trùng chuồn chuồn ở Việt Nam còn ít. Do đó, những mẫu vật thu
đƣợc mới chỉ phân loại đến bậc giống [3].
Nghiên cứu về Cánh úp (Plecoptera)
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bộ Cánh úp đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu trong thơi gian gần đây. Một vài loài đã đƣợc mô tả bởi Kawai
(1968, 1969), Zwick (1988), Stark và cộng sự (1999) [15], nhƣng tất cả các

mẫu vật đều ở giai đoạn trƣởng thành. Mục đích của những nghiên cứu là

12


nhằm xác định lại và mô tả một số loài mới thuộc bộ Cánh úp dựa trên những
nghiên cứu trƣớc đó và những điều tra về sau của cả giai đoạn trƣởng thành
và ấu trùng đƣợc thu thập ở Việt Nam. Thêm vào đó là việc xác định khóa
định loại tới loài của bộ Cánh úp ở cả giai đoạn trƣởng thành và ấu trùng ở
Việt Nam cũng nhƣ sinh thái, nơi ở của chúng. Cao Thị Kim Thu (2002), đã
xây dựng khóa định loại tới loài Cánh úp ở Việt Nam. Công trình là cơ sở
khoa học cho các nghiên cứu về bộ Cánh úp ở nƣớc ta [15].
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001), khi nghiên cứu về nhóm côn
trùng nƣớc ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đã tiến định loại các loài thuộc bộ
Cánh úp. Kết quả cho thấy số loài Cánh úp ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo là 12
loài thuộc 3 họ [9].
Nghiên cứu về Cánh lông (Trichoptera)
Ở Việt Nam, bộ Cánh lông đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. Những tài liệu về
Cánh lông đã đƣợc xuất bản bởi các nhà phân loại học đến từ các nƣớc châu Âu
nhƣ: Đức (Ulmer, 1907), Tây Ban Nha (Navás, 1913). Sau những nghiên cứu
đầu tiên của Ulmer về 2 loài Hydromanicus buenningi và Paraphlegopteryx
tonkinensis, ông đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về Cánh lông ở Việt Nam.
Tiếp theo, Navás (1913, 1917, 1921, 1922, 1930, 1932, 1933) đã mô tả một số
loài

thuộc

các

tổng


họ

của

Hydropsychoidae,

Philopotamoidae

(Stenopsychidae), Leptoceroidae, Limnephiloidae và Rhyacophiloidae. Banks
(1931) và Mosely (1934) [12] nghiên cứu về Hydropsychoidae, Limnephiloidae
và Rhyacopphiloidae. Oláh (1987 - 1989) mô tả các loài thuộc
Glossosomatoidae, Hydroptiloidae và Rhyacophiloidae [18].
May (1995-1998) và Malicky (1994, 1995, 1998), mô tả các loài thuộc
các

họ

Hydropsychoidae,

Glossosomatoidae,

Rhyacopphiloidae,

Phiolopotamoidae, Limnephiloidae, Hydroptiloidae, Sericostomatoidae và
Leptoceroidae từ các mẫu vật thu đƣợc ở một số vùng của Việt Nam. Malicky

13



và Mey (2001), mô tả 2 loài mới thuộc giống Ceratopsyche ở miền Bắc Việt
Nam. Schefter và Johanson (2001), mô tả 3 loài thuộc giống Helicopsyche.
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001) định loại đƣợc 23 loài thuộc 16 họ của
bộ Cánh lông ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo khi nghiên cứu về nhóm côn trùng
nƣớc tại khu vực này [3].
Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling (2001), đã xây dựng
khóa định loại tới họ của bộ Cánh lông thƣờng gặp ở nƣớc ta. Hoàng Đức
Huy (2005) mô tả đặc điểm hình dạng, cấu tạo ngoài của các loài Cánh lông ở
Việt Nam dựa vào giai đoạn ấu trùng [6].
Nghiên cứu về Cánh cứng, Hai cánh, Cánh nửa, Cánh vảy và
Cánh rộng
Ở nƣớc ta, các công trình nghiên cứu về bộ Cánh cứng (Coleoptera),
Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera) và bộ Cánh rộng
(Megaloptera) còn tản mạn. Các nghiên cứu thƣờng không tập trung vào một
bộ cụ thể mà thƣờng đi cùng với các công trình nghiên cứu về khu hệ côn
trùng nƣớc nói chung nhƣ: Nguyễn Văn Vịnh (2001) nghiên cứu ở Vƣờn
Quốc gia Tam Đảo [24]; Cao Thị Kim Thu, Nguyễn Văn Vịnh và Yeon Jae
Bae (2008) nghiên cứu ở Vƣờn Quốc gia Bạch Mã [17], Nguyễn Xuân Quýnh
và cộng sự (2001) khi định loại các nhóm động vật không xƣơng sống nƣớc
ngọt thƣờng gặp ở Việt Nam [6].
Những nghiên cứu đầu tiên về khu hệ Cánh nửa ở Việt Nam đƣợc bắt
đầu vào những năm đầu của thế kỷ XX. Loài đầu tiên thuộc họ Gerridae
(Hemiptera) đƣợc mô tả ở Việt Nam là Ptilomera hylactor Breddin, 1903
thuộc Bắc Việt Nam. Tiếp theo, khu hệ Gerridae ở Việt Nam tiếp tục đƣợc
mô tả bởi Andersen (1975, 1980, 1993); Andersen & Cheng (2004);
Polhemus (2001); Chen & Zettel (1999), Polhemus & Andersen (1994);
Polhemus & Karunaratne (1993) [31].

14



Trần Anh Đức (2008), mô tả khá đầy đủ và chi tiết hình dạng ngoài của
các loài thuộc họ Gerridae ở Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học cho các nghiên
cứu về bộ Cánh nửa ở nƣớc ta [31].
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái
1.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí: Xã Tân Hợp là một xã nằm ở trung tâm của huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái, cách thành phố Yên Bái 35km về phía Tây Bắc theo trục đƣờng cao tốc
Nội Bài - Lào Cai
Tọa độ: Từ 21o53’14’’ vĩ độ Bắc
Từ 104o35’9’’ kinh độ Đông
Tổng diện tích tự nhiên: 62,01 km2
1.3.2. Địa hình
Địa hình của xã Tân Hợp chủ yếu là đồi núi, cao dần từ Đông sang Tây.
Phía Đông nằm sát sông Hồng, về phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn. Tân Hợp
có hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao
hiểm trở, vùng đồi bát úp lƣợn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và bị
chia cắt bởi hệ thống khe, suối.
1.3.3. Đất đai
Nhóm đất phù sa phân bổ chủ yếu dọc sông Hồng, và các suối trên địa
bàn có độ phì tự nhiên khá cao thích hợp cho các loại cây lƣơng thực, cây
công nghiệp.
Nhóm đất đồi (gồm đất đỏ vàng, đất mùn vàng) phân bổ rộng khắp trên địa
bàn, nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao thích hợp với cây công nghiệp dài
ngày (cây chè, dứa, mía, quế...).
1.3.4. Khí hậu
Xã Tân Hợp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh
hƣởng của gió mùa Đông Bắc, có lƣợng mƣa lớn, bình quân 1.800 - 2.000
mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºC, độ ẩm không khí 81 - 86%.

15


Sƣơng muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng
xuống thấp số ngày có sƣơng càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông
Hồng ít xuất hiện.
Mƣa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa
hạ và thƣờng đi kèm với hiện tƣợng dông và gió xoáy cục bộ.

16


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM,
THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng côn trùng nƣớc tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 08/2016 đến
tháng 04/2017. Mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập ngoài thực
địa từ ngày 02/09/2016 đến ngày 04/09/2016.
Toàn bộ mẫu vật thu ngoài tự nhiên đƣợc bảo quản và lƣu trữ tại phòng thí
nghiệm Động vật học, Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại các thủy vực dạng suối tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Trƣớc khi tiến hành thu mẫu, tôi ghi lại một số đặc điểm, hình ảnh
chính của các điểm nghiên cứu:
Điểm 1 (ký hiệu B1) Độ cao 75m.

Tọa độ N:21o52,302’ E:104o35,209’
Hai bên suối là ruộng canh tác của ngƣời dân. Dọc 2 bên bờ suối có
nhiều cây bụi nhỏ. Nền đáy của suối chủ yếu là sỏi nhỏ và cát, rất ít đá tảng,
độ che phủ từ 0- 5%. Độ sâu trung bình của suối từ 20 - 30cm. Trời âm u,
nhiều mây thỉnh thoảng có nắng nhẹ.
Điểm 2 (ký hiệu B2) Độ cao 107m.
Tọa độ N:21o52,409’ E:104o34,942’.

17


Nƣớc suối tƣơng đối trong và chảy mạnh, nền đáy chủ yếu là đá tảng,
đôi chỗ có cát và sỏi nhỏ. Hai bên suối là rừng quế, dọc bờ suối có nhiều cây
bụi nhỏ, độ che phủ 10 - 20%. Suối có đôi chỗ tạo thành vùng nƣớc đứng.
Độ sâu trung bình 20 - 30cm, có nơi sâu >1m
Điểm 3 (ký hiệu B3) Độ cao 111m.
Tọa độ N:21o53,117’ E:104o36,303’.
Khe gần đƣờng đi vào điểm trƣờng hạnh phúc. Hai bên suối là rừng
thứ sinh có nhiều cây bụi, trong suối đôi chỗ có các cây cỏ thủy sinh. Nƣớc
chảy bình thƣờng, nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, đôi chỗ có cát và sỏi. Độ che
phủ 15 - 25%.
Điểm 4 (ký hiệu B4) Độ cao 57m.
Tọa độ N:21o55,578’ E:104o35,808’.
Trời nắng, suối chảy bình thƣờng, dọc hai bên bờ suối có nhiều cây
bụi nhỏ, đôi khi giữa suối có nhiều cỏ. Hai bên suối là rừng trồng và nhà dân.
Nền đáy của suối chủ yếu là đá và cát, ít đá tảng lớn, suối đƣợc ngƣời dân
thả chăn nuôi vịt. Độ sâu của suối thấp 10 - 30cm, độ che phủ 50 - 60%, có
nơi 80%.
Điểm 5 (ký hiệu B5) Độ cao 92m.
Tọa độ N:21o55,146’ E:104o35,356’.

Trời nắng. Một bên suối là rừng thứ sinh một bên là ruộng lúa, dọc hai
bờ suối có nhiều cây bụi nhỏ. Nền đáy của suối chủ yếu là sỏi và đá nhỏ,
thỉnh thoảng có bùn đất và cát. Suối chảy bình thƣờng, chảy qua đƣờng đi.
Độ sâu trùng bình của suối 20 - 40cm, độ che phủ 0 -15%.
Điểm 6 (ký hiệu B6) Độ cao 54m.
Tọa độ N:21o55,497’ E:104o36,019’.
Suối tại điểm thu mẫu chảy ngay vào sông Hồng, cách sông Hồng 300
- 400m. Nền đáy của suối chủ yếu là đá nhỏ, bùn, ít đá tảng, thỉnh thoảng có

18


×