Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu thành phần loài lớp giáp xác cỡ lớn (malacostraca) tại rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
---------------------------

LÊ THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
LỚP GIÁP XÁC CỠ LỚN (MALACOSTRACA)
TẠI RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt khóa luận tốt nghiệp của mình em đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình của:
Các thầy cô giáo chuyên ngành Động vật học, Khoa Sinh – KTNN, trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2.
Các thầy cô giáo bộ môn Động vật Không xƣơng sống (ĐVKXS), Khoa
Sinh học, trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội.
Thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Vịnh – Trƣởng Bộ môn ĐVKXS, Khoa
Sinh học, trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn em
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Thầy giáo ThS. Nguyễn Thanh Sơn – Bộ môn ĐVKXS, Khoa Sinh học,
Trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội.
Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hiếu – Khoa Sinh – KTNN, Trƣờng ĐHSP Hà
Nội 2.


Nhân dân địa phƣơng xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng song đề tài
nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự
góp ý chân thành từ các thầy, cô cùng các bạn để khóa luận của em đƣợc hoàn
thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoàn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn tận tình của Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh.
Các mẫu nghiên cứu đƣợc lấy tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và đƣợc phân tích đúng phƣơng pháp nhƣ
trong khóa luận đã đƣa ra. Mọi số liệu và kết quả trong nghiên cứu khóa luận
này là hoàn toàn chính xác, trung thực. Các thông tin đƣợc trích dẫn trong khóa
luận là hoàn toàn chính xác, nó đƣợc lấy ra từ các tài liệu có nguồn gốc. Tôi xin
chịu trách nhiệm nếu có sai sót.
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Hƣơng


MỤC LỤC
Mở đầu........................................................................................................... …..1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài....................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 3
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................. 3
1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................... 4
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................... 6
1.2.1.Vị trí, địa lý .................................................................................................. 6
1.2.2. Địa hình ....................................................................................................... 6
1.2.3. Thời tiết, khí hậu ......................................................................................... 7
1.2.4. Một số đặc điểm tự nhiên của rừng ngập mặn Đồng Rui ........................... 7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 12
2.1.1. Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 12
2.1.2. Khái quát vè bộ Mƣời chân (Decapoda) ................................................... 12
2.1.3. Khái quát về bộ Chân miệng (Stomatopoda) ............................................ 15
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 17
2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4. Nội dung nghiên cứu . .................................................................................. 17
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
2.5.1. Phƣơng pháp hồi cứu, kế thừa các tài liệu ................................................ 19
2.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về đa dạng sinh học .......................................... 19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 21
3.1. Thành phần loài lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) tại khu vực rừng ngập
mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh........................................ 21


3.1.1. Danh lục thành phần loài lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) tại khu vực
rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ...................... 21

3.1.2. Sự đa dạng loài của loài Giáp xác lớn (Malacostraca) tại rừng ngập mặn
xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh................................................ 23
3.1.3. Thành phần các loài có giá trị kinh tế chủ yếu của lớp Giáp xác lớn
(Malacostraca) tại rừng ngập mặn Đồng Rui ...................................................... 27
3.2. Một số đặc điểm phân bố của các loài lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) tại
rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. ................ ….31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần loài Giáp xác lớn tại RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 ....................................................................... 21
Bảng 3.2. Số lƣợng taxon thuộc các bậc phân loại của lớp Giáp xác lớn tại
khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui, năm 2016 .................................................... 24
Bảng 3.3. Số lƣợng taxon thuộc các bậc phân loại của bộ Mƣời chân tại khu
vực rừng ngập mặn Đồng Rui, năm 2016 .......................................................... 24
Bảng 3.4. Thành phân các loài có giá trị kinh tế chủ yếu lớp Giáp xác lớn tại
rừng ngập mặn Đồng Rui, năm 2016 .................................................................. 28


DANH LỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

RNM

Rừng ngập mặn


ĐVKXS

Động vật Không xƣơng sống


DANH LỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui, huyện Tiên Yên ................... 8
Hình 2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của tôm ......................................... 13
Hình 2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của cua. ......................................... 14
Hình 2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của tôm tít ..................................... 16
Hình 2.4. Sơ đồ các điểm thu mẫu ...................................................................... 18
Hình 3.1. Số lƣợng giống, loài của bộ Mƣời chân ở khu vực nghiên cứu
RNM Đồng Rui. .................................................................................................. 25


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáp xác lớn là lớp động vật có số lƣợng loài lớn nhất trong 6 lớp giáp xác,
gồm khoảng 25000 loài còn tồn tại và đƣợc chia thành 16 bộ. Các loài này có sự
đa dạng hơn so với các lớp động vật khác, đƣợc phân bố nhiều ở nƣớc ngọt và
nƣớc mặn. Trong lớp này bao gồm nhiều bộ khác nhau và nhiều loài có giá trị
cao về mặt kinh tế thƣơng phẩm.
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc trƣng ở bờ biển nhiệt đới, là nguồn
tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. RNM có tác dụng chắn sóng, chắn gió,
bảo vệ bờ biển, chống sói mòn bảo vệ đất, mang lại nhiều chất dinh dƣỡng cho
hệ động thực vật. Ngoài ra RNM còn là nơi lƣu trữ nguồn gen vô cùng phong
phú.
RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có trên 28000 ha
RNM, chiếm trên 75% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Với diện tích RNM

lớn nhƣ vậy. Đồng Rui là nơi sinh sản và phát triển của rất nhiều loài động thực
vật. Đặc biệt với nguồn thủy hải sản phát triên rất mạnh mẽ nên đã và đang là
nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng. Loài giáp xác cũng không nằm
ngoài sự đa dạng và nguồn lợi đó. Với sự đa dạng về thành phần loài lớp Giáp
xác mang lại nhiều giá trị về thực tiễn và khoa học.
Với mục đích xác định rõ thành phần loài của lớp Giáp xác lớn tại rừng
ngập mặn Đồng Rui tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần loài lớp
Gíáp xác cỡ lớn (Malacostraca) tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, làm tiền đề cho việc phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu sau này.
- Xác định đƣợc thành phần loài của lớp Giáp xác lớn tại RNM Đồng Rui.
1


- Xác định đƣợc các loài Giáp xác lớn có giá trị kinh tế tại RNM Đồng Rui.
2.2. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, một số đặc điểm phân bố cũng nhƣ
các nhóm loài có giá trị kinh tế ở khu vực nghiên cứu.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả thu đƣợc của đề tài làm cơ sở góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh
học, sự cân bằng trong hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt
Nam nói cung.
2.3. Điểm mới của đề tài
Kết quả của đề tài đã cung cấp những dẫn liệu mới về thành phần loài Giáp
xác cỡ lớn (Malacostraca) ở khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh cho các nghiên cứu sau.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lớp Giáp xác lớn là một trong những lớp động vật có số lƣợng loài lớn trên
thế giới. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lớp này đã đƣợc
thực hiện. Tuy nhiên do có sự phân bố rộng nên nhiều khi việc nghiên cứu cũng
còn có những hạn chế nhất định.
Balss (1927) với công trình nghiên cứu về bộ Mƣời chân đã đƣa ra hệ thống
phân loại đến giống và loài một cách chặt chẽ. Tác giả đã chia họ Palaemonidae
thành 4 họ phụ: Typhlocaridinae, Desmocaridinae, Palaemoninae và Pontoniinae
[13].
Anderson và Lindner (1945) đã dẫn ra khóa phân loại các họ phụ thuộc Giáp
xác Mƣời chân. Tác giả đã đƣa ra khóa phân loại đến loài trong họ Penaeidae
tƣơng đối hoàn chỉnh. Đây là một công trình lớn nhất về phân loại giáp xác ở thế
kỷ 20 [13].
Gunter (1957) dù chỉ đƣa ra khu hệ phân bố giáp xác ở Mỹ nhƣng đã xác
định một cách đúng đắn, chặt chẽ các đặc điểm của các loài tìm thấy ở khu hệ
này [13].
Rất nhiều tác giả khác nhƣ: Sollaud (1938), Gaiepskaia (1948), Cowles
(1914), Suvatti (1950), Vino Gradob (1950), Dall (1957), Holthuis (1958),
Lindner (1957), Hall (1961), Kobjokava (1966),...bằng những công trình nghiên
cứu của mình ở những khu hệ khác nhau đã đƣa ra các hệ thống phân loại chính
để xác định các giống loài Giáp xác Mƣời chân nói chung và tôm thuộc 2 họ phụ
Penaeinae và Palaemoninae nói riêng [13].
Holthuis (1980) đã đƣa ra hệ thống định loại và giới thiệu thành phần các
loài tôm trên thế giới của. Tác giả đã thống kê đƣợc 363 loài tôm hiện diện trên

thế giới, trong đó có 110 loài thuộc họ Penaeidae [13].

3


1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới. Phía Đông và Nam đều giáp
biển, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng… tạo nên khu
hệ động thực vật phong phú về thành phần loài. Nhóm Giáp xác lớn là một trong
những nhóm đem lại lợi ích kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu về nhóm
động vật này đã đƣợc bắt đầu khá sớm ở nƣớc ta và nó thƣờng gắn với việc
nghiên cứu động vật đáy và vùng triều.
Riêng về lớp Giáp xác biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu,
đáng chú ý là các báo cáo của Dawydoff (1952); Fize et Serene (1952); Forest
(1956, 1958); Tiwari (1956); Trần Ngọc Lợi (1965, 1967); Nguyễn Văn Chung
(1971, 1994); Gurjanova ( 1972 ); Starobogatov (1972 ); Bruce (1993); Phạm
Ngọc Đẳng (1994) [13].
Về Tôm tít ( Stomatopoda) năm 1917 - 1951 có một số công trình nghiên
cứu của R.Serene (1917, 1947, 1951). Trên cở sở các mẫu thu đƣợc trong 30
năm tác giả này đã để lại một bản thảo công trình nghiên cứu lớn về
Stomatopoda Việt Nam [2].
Năm 1972, Starobgator đã công bố kết quả nghiên cứu về khu hệ tôm he qua
tƣ liệu thu đƣợc của đợt hợp tác đều tra tổng hợp Việt-Xô về nguồn lợi cá Vịnh
Bắc Bộ 1906 và 1961 [2].
Năm 1978, Nguyễn Văn Chung và cộng sự đã tổng kết tình hình nghiên cứu
sinh vật đáy biển Việt nam (trong đó có lớp giáp xác), nhƣng báo cáo này chƣa
có đủ dẫn liệu về loài [13].
Năm 1995, Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự đã công bố “Danh mục tôm
biển Việt Nam” công trình nghiên cứu khá đầy đủ và có thêm các phần đặc điểm
nhƣ kích thƣớc, phân bố, môi trƣờng sống, tình trạng... rất có ích cho việc

nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng trong sản xuất [13].

4


Năm 2009, Phạm Thị Dự và Đào Tấn Học đã thực hiện mô tả các loài Giáp
xác (Crustacea) mới phát hiện ở biển Việt Nam qua các chuyến thu mẫu trên tàu
“Viện sĩ Oparin” và xác định đƣợc 30 loài động vật Giáp xác (Crustacea), trong
đó có 10 loài mới phát hiện ở biển Việt Nam.
Kết quả điều tra tổng hợp Sinh vật đáy vùng biển Thuận Hải - Minh Hải
(1979 - 1982) của Nguyễn Văn Chung & cộng sự cho thấy họ tôm Penaiedae
gồm 30 loài, nhiều loài hiện là đối tƣợng đánh bắt và nuôi của vùng này nhƣ:
Penaeus merguiensis (tôm bạc thẻ), Penaeus japonicas (tôm he Nhật Bản),
Penaeus semisulcatus (tôm thẻ), Penaeus monodon (tôm sú), Metapenaeus ensis
(tôm rảo).
Năm 1985, trong phạm vi chƣơng trình 60 - 02 cấp nhà nƣớc về “Điều tra
tổng hợp tài nguyên sinh vật vùng đồng bằng sông Cửu long” Nguyễn Văn
Thƣờng và cộng sự (Khoa Thủy sản - Đại học Cần thơ) đã bƣớc đầu công bố các
dẫn liệu về thành phần loài và đặc tính phân bố của tôm họ Penaeidae ở vùng
ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó tác giả đã nêu lên đƣợc 15 loài
thuộc 3 giống của họ Penaeidae [13].
Năm 2005, Hà Phƣớc Hùng và cộng sự khi nghiên cứu nguồn lợi tôm, cá,
cua vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển đã xác định đƣợc hơn 20 loài [6].
Năm 2004, Đỗ Văn Nhƣợng và Hoàng Ngọc Khắc khi nghiên cứu về động
vật đáy trong RNM vùng cửa sông Hồng xác định đƣợc 59 loài cua, ghẹ [8].
Năm 2006, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng khi nghiên cứu về nhóm
cua ở RNM ven biển từ Tĩnh Gia đến Hội An xác định đƣợc 36 loài giáp xác.
Năm 2008, Nguyễn Văn Thuận khi nghiên cứu về thành phần loài họ tôm he
(Penaeidae) vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xác định đƣợc 33 loài, thuộc 7
giống [11].

Năm 2009, Tôn Thất Chất và cộng sự nghiên cứu phân loại họ tôm he
(Penaeidae) ở một số tỉnh vùng ven biển miền Trung Việt Nam xác định đƣợc
29 loài [7].
5


1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí, địa lý
Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông nghiêng
xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ, phía Tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp.
Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o40' đến 21o40'
vĩ độ Bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc
xuống nam khoảng 102 km. Phía Đông Bắc của tỉnh Giáp với Trung Quốc, phía
Nam Giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía Tây Nam Giáp tỉnh
Hải Dƣơng và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía Tây Bắc Giáp các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang và Hải Dƣơng.
Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh, có toạ
độ từ 21012’ đến 21033’ vĩ độ bắc và từ 107013’ đến 107035’ kinh độ đông; Bắc
giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, Đông giáp
huyện Đầm Hà, Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, Nam giáp huyện
Vân Đồn.
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố
Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua
đây rồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đƣờng 331 lên Bình Liêu tới cửa
khẩu Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm
yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng [14].
1.2.2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80%
đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng
đều là các núi. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng gồm có vùng núi,

vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo. Địa hình đáy biển
Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu
là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trƣởng các
rặng san hô rất đa dạng.
6


Địa hình huyện Tiên Yên có nhiều đồi núi, thung lũng và sông suối. Phía
Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ với đỉnh cao nhất là Ngà chạy dài ra cửa sông Ba
Chẽ, theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, ranh giới thiên nhiên giữa Tiên Yên và
Ba Chẽ. Dƣới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển thuộc xã Hải
Lạng, một trong những xã trù phú nhất Tiên Yên.
1.2.3. Thời tiết, khí hậu
Quảng Ninh nằm vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trƣng cho các tỉnh miền
Bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm
mƣa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mƣa. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân
Đồn... có đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng. Do ảnh hƣởng bởi hoàn lƣu gió
mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì
nóng ẩm với mùa mƣa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Ngoài ra, do tác
động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận
lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
Tiên Yên có nhiệt độ trung bình năm 22,4 oC, mùa đông ở rẻo cao khá lạnh,
nhiều ngày có sƣơng muối, nhiệt độ có khi dƣới 4oC, lƣợng mƣa lớn, trung bình
năm tới 2427mm, mƣa phùn nhiều và mùa đông hay có sƣơng mù [14].
1.2.4. Một số đặc điểm tự nhiên của rừng ngập mặn Đồng Rui
Đồng Rui là một xã đảo thuộc huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ
địa lý từ 21°10’ đến 21º16’30’’ vĩ độ Bắc và từ 107°21’30’’ đến 107º27’ kinh
độ Đông. Trung tâm xã cách huyện lỵ 23km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện
Ba Chẽ, phía Đông giáp huyện Vân Đồn và phía Bắc giáp xã Hải Lạng, Tiên
Yên (Hình1.1). Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.974,21 ha [4]. Xã Đồng

Rui nằm trong vùng bồi tụ ven biển của huyện Tiên Yên và chịu tác động của 2
cửa sông Ba Chẽ và Tiên Yên.

7


Hình 1.1. Sơ đồ khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui, huyện Tiên Yên
(Nguồn: Nguyễn Văn Cƣờng, 2015)
Trƣớc năm 1975, RNM xã Đồng Rui có diện tích khoảng 3.000ha chủ yếu
là rừng tự nhiên, đƣợc coi là hệ sinh thái RNM điển hình của khu vực phía Bắc
Việt Nam. RNM trƣớc đây rất đa dạng, phong phú về hệ động thực vật. Những
cánh RNM ở đây không chỉ có tác dụng lớn trong việc phòng hộ, chống xói lở,
rửa trôi… mà còn đem lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, góp phần nâng cao đời
sống cho ngƣời dân [4].
Địa hình vùng đất ngập nƣớc Đồng Rui có vùng lõi (vùng đất nổi) là xã
Đồng Rui nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi Lớn và Voi Bé, địa hình
tƣơng đối bằng phẳng, là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy
sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao từ 1,5m đến 3m.
Khí hậu khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió
mùa với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh, là khu vực có những đặc
trƣng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển. Tiên

8


Yên là vùng đồi núi cao nên mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1
hàng năm đạt 15,8oC. Do địa hình phân hoá mạnh có nhiều đồi núi và thung
lũng nên ở vùng núi xuất hiện những ngày giá rét có nhiều sƣơng muối ảnh
hƣởng đến sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lƣu

lƣợng giữa hai mùa. Về mùa đông (mùa khô) mực nƣớc ở các sông thƣờng thấp,
lƣu lƣợng nƣớc nhỏ, lúc này tình trạng nƣớc mặn xâm nhập vào qua vùng cửa
sông khá xa. Ngƣợc lại, vào mùa mƣa thƣờng có lũ đơn, lũ lên nhanh và cũng
rút nhanh.
Chế độ thuỷ triều:
- Vùng nghiên cứu nằm trong vịnh Bắc Bộ, có chế độ thuỷ triều là nhật
triều điển hình, biên độ tới 3 - 4m. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lƣu chảy theo
hƣớng Bắc Nam kéo theo nƣớc lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng
biển lạnh nhất nƣớc ta, nhiệt độ có khi xuống tới 13°C.
- Thuỷ triều mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Trong những tháng
này mực nƣớc thực tế lên đến hơn 4m. Thuỷ triều yếu nhất vào các tháng 3, 4, 8
và 11. Số ngày trong năm có mực nƣớc cao trên 3,5m là trên 100 ngày.
- Chế độ sóng:
Vùng nghiên cứu đƣợc che chắn bởi các hòn đảo ở phía Đông - Đông Nam
nên sóng gió không lớn nhƣ vùng biển Trung Bộ. Do vậy, khu vực này ít có
những biến động thời tiết lớn và nguy hiểm nhƣ bão, sóng không cao nhƣ ở
ngoài khơi.
RNM xã Đồng Rui là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng
sinh học cao, đã và đang chịu nhiều áp lực do đói nghèo, do phát triển kinh tế xã hội. Đồng Rui là một xã mà cuộc sống của cộng đồng dân cƣ ở đây luôn gắn
liền với các nguồn tài nguyên của RNM. Thu nhập từ đánh bắt hải sản và nuôi
trồng thuỷ sản chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên những năm gần
đây, sản lƣợng đánh bắt cũng nhƣ nuôi trồng thuỷ hải sản đã có những dấu hiệu
9


suy giảm, chất lƣợng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ RNM cũng đang bị suy
giảm [3].
RNM ở Đồng Rui rất đa dạng và phong phú về hệ động thực vật. Hệ sinh
thái RNM chiếm diện tích khoảng 6400 ha, gồm các quần xã thực vật ngập
mặn phân bố ở 4 khu vực chính: khu vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu vực

trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi triều; khu vực các bãi lầy thụt.
Thảm thực vật RNM nguyên sinh ít bị tác động ở khu vực này cây cao nhất
cũng chỉ 8 - 10 m nhƣ Vẹt dù, Đâng, Mắm biển. Các bãi triều ở Mũi Chùa, cửa
sông Tiên Yên, cửa sông Ba Chẽ có RNM phát triển mạnh với các loài phổ
biến nhƣ Đâng, Vẹt dù, Mắm biển, Trang…[3].
Khu hệ động vật RNM rất đa dạng và phong phú, riêng tại RNM Đồng Rui
với rất nhiều nhóm động vật với thành phân loài phong phú nhƣ: động vật phù
du, Thân mềm, Cá, Tôm,... Trong đó, có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao
nhƣ: Penaeus monodon (tôm sú), Penaeus japonicus (tôm he Nhật Bản),
Metapenaeus ensis (tôm rảo), Cerithidea spp. (ốc mút), Nerita spp., (ốc ngọt)
Mactra spp. (vạng)...[3].
Ngoài sự đa dạng về hệ sinh thái thì RNM Đồng Rui còn có vai trò rất to
lớn nhƣ trong việc lƣu trữ và xử lí chất gây ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng.
- RNM là bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ô nhiễm: Với các quá
trình lý - hoá - sinh học trong hệ sinh thái RNM. Nhờ có hệ vi sinh vật phong
phú trong hệ sinh thái RNM, cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các
quá trình hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ, lọc, lắng đọng… các vật chất ô nhiễm từ
môi trƣờng nƣớc vào trầm tích, từ môi trƣờng nƣớc, trầm tích vào sinh vật và
ngƣợc lại. Cùng với thảm thực vật trong RNM với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là
nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật.
Từ những vai trò đặc biệt quan trọng của RNM là xử lý chất thải, làm sạch môi
trƣờng nƣớc - xử lý chất ô nhiễm rất sinh thái tự nhiên đã làm giảm thiểu chất ô
nhiễm từ lục địa theo các hệ thống sông đƣa ra cũng nhƣ các nguồn ô nhiễm
10


xung quanh và trong RNM Đồng Rui, góp phần tạo môi trƣờng sống thuận lợi
cho nguồn lợi thuỷ sản [4].
- RNM còn là lá phổi xanh, ổn định môi trƣờng: Thảm thực vật của
RNM góp phần cân bằng ôxy (O2) và khí cacbonic (CO2) trong khí quyển, hấp

thụ khí CO2 góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, RNM cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hoà, ổn định điều kiện vi khí hậu của tiểu
vùng địa phƣơng [4].
- Thảm thực vật phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn
ngừa và tăng bồi tụ. Hằng năm, thì thảm thực vật cũng tạo nên các phần bồi tụ
lớn tạo điều kiện cho sự hình thành vùng đất ven biển.

11


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giáp xác lớn (Malacostraca) gồm các loài trong bộ mƣời chân
(Decapoda), bộ Chân miệng (Stomatopoda) tại khu vực RNM Đồng Rui, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Các mẫu vật phân tích cho khóa luận đƣợc sử sụng từ bộ mẫu vật
ĐVKXS đƣợc thu tại khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui (năm 2016), đƣợc lƣu
trữ tại phòng thí nghiệm ĐVKXS - Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.1.1. Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu
Vị trí phân loại
Giới (regnum):

Animalia

Ngành (phylum):

Arthropoda


Phân ngành (subphylum):

Crustacea

Lớp (class):

Malacostraca

2.1.2. Khái quát về bộ Mƣời chân (Decapoda)
Bộ Mƣời chân là một nhóm giáp xác thuộc lớp Giáp xác lớn, bao gồm rất
nhiều họ trong phân ngành Crustacea nhƣ cua, tôm hùm, tôm bên cạnh đó cũng
có một số họ rất ít đƣợc biết đến (Hình 2.1, Hình 2.2).
Cơ thể Giáp xác mƣời chân đƣợc tạo thành hai phần chính; phần đầu ngực
và phần bụng. Các cặp chân hàm là các chân đƣợc biến đổi để làm chức năng
nhƣ những phần phụ miệng. Các cặp chân bò đƣợc sử dụng để bò cũng nhƣ để
lấy thức ăn. Chúng đƣợc trang bị với mỗi vuốt ở đầu chân. Trên chân bò còn có
cơ quan sinh dục; ở cặp chân bò thứ 3 với con cái và thứ 5 với con đực, ngƣời ta
coi chúng nhƣ chân sinh sản. Mỗi một phần phụ từ chân hàm thứ 2 đến chân bò
thứ 5 đƣợc gắn một mang ở gốc.

12


Đầu ngực đƣợc bao phủ bởi vỏ giáp để bảo về các cơ quan bên trong và
mang; phần vỏ giáp phía trƣớc mắt đƣợc gọi là chuỷ.
Chân bụng chủ yếu dung để bơi. Ở con cái chân còn đƣợc dùng để ôm trứng.
Ở cuối bụng có một cặp chân đuôi đƣợc sử dụng nhƣ một bánh lái và chạy trốn
trong phản ứng “caridoid escape reaction” cùng với telson dài và hậu môn. Ở
bọn cua và một số mƣời chân khác, bụng thƣờng đƣợc gập lại phía dƣới phần
đầu ngực.


Hình 2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của tôm
(Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, 2010)
Chú giải:
1. Phần đầu

7. Các răng trên chủy

13. Phần phụ đuôi

2. Phần thân

8. Râu 1 (râu xúc giác)

14. Đốt đuôi

3. Phần đuôi

9. Râu 2

15. Chiều dài toàn thân

4. Vỏ giáp đầu ngực

10. Gai má

16. Dài đầu

5. Mắt


11. Chân bò (5 đôi)

17. Dài thân

6. Chủy

12. Chân bơi (5 đôi)

Các đốt bụng (I-VI)

13


Hình 2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của cua
(Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, 2010)
Chú giải:
1. Mắt
2. Râu (Ăng ten)
3. Càng
4. Ngón cử động
5. Ngón không cử động
6. Đinh đốt ngón
7. Răng sắc cắt thức ăn
8. Mép rìa trong
9. Mép rìa ngoài
10. Đốt ống

11. Đốt đùi
12. Đốt ngón
13. Đốt bàn

14. Chân bò 1
15. Chân bò 2
16. Chân bò 3
17. Chân bò 4 (chân bơi)
18. Mép rìa bên phía
trƣớc
19. Mép rìa bên phía sau
20. Răng cƣa

14

21. Răng hoặc gai bên
22. Giáp đầu ngực
Phía dƣới và phía trong
GĐN gồm:
23. Phần bụng (yếm)
24. Vùng dạ dày
25. Vùng tim
26. Vùng ruột
27. Vùng mang sau


2.1.3. Khái quát về bộ Chân miệng (Stomatopoda)
Tôm tít, tôm tích, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng
tiến hóa thành dạng chùy), là tên đƣợc dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ
Tôm chân miệng (Hình 2.3). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ ngựa
nhƣng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng
giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm tít có mặt rộng rãi tại những
vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Bộ Chân miệng bao gồm khoảng
trên 400 loài bộ này có nhiều họ, trong đó họ Squillidae là họ có nhiều loài đƣợc

dùng làm thực phẩm tại Việt Nam.
Tôm tít có thể dài đến 30 cm, một số con có thể dài hơn, màu sắc bên ngoài
của chúng có thể thay đổi tùy từng vùng biển, từ xanh lục cho đến hồng và vàng
nhạt. Tôm tít có mai rộng, bảo vệ cơ thể phía trong. Cơ thể dài, gần nhƣ là hình
trụ, phần lƣng bụng phẳng. Giáp đầu của tôm tít chỉ bao phủ phần sau đầu và 4
đốt đầu tiên của ngực. Các chân bơi luôn hoạt động. Tôm tít có 8 đôi chân, trong
đó 5 đôi đầu là các chân hàm ở phần ngực có vuốt để bắt mồi, 3 cặp chân sau là
các cặp di chuyển trên mặt nền. Các gai cuối và mấu đuôi phát triển tạo thành
đuôi quạt giúp chúng di chuyển nhanh hơn. Mắt tôm tít có những cấu trúc đặc
biệt, đƣợc xem là phức tạp nhất trong giới động vật. Mắt và đôi ăng ten đầu tiên
đƣợc gắn nơi những đoạn di động riêng biệt tại đầu tôm. Mắt tôm tít giúp chúng
phân biệt đƣợc những vật thể chung quanh nhƣ những rạng san hô, những con
mồi, kể cả mồi có thân trong suốt.
Tôm tít thƣờng sống vùi thân mình trong cát hoặc các kẽ đá, chúng sống
bằng việc ăn các động vậy nhỏ hơn thậm chí cả cá, tôm tít dùng càng giữa để bắt
giữ con mồi.

15


Hình 2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của tôm tít
(Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, 2010)

16


2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 04/2016 đến tháng 04/2017.
Tiến hành thu mẫu ngoài thực địa chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: 27/05/2016 đến 30/05/2016.

- Đợt 2: 15/07/2016 đến 20/07/2016.
Thời gian còn lại tiến hành thu thập tài liệu, phân tích mẫu, xử lý số liệu và
viết báo cáo.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh. Mẫu vật đƣợc thu ở 27 điểm đại điện cho sinh cảnh khu vực. Chi tiết các
điểm thu mẫu đƣợc trình bày ở hình 2.4. Các mẫu vật đƣợc phân tích, định loại
tại phòng thí nghiệm Bộ môn ĐVKSX - Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.4. Nội dung nghiên cứu .
- Thành phần loài lớp Giáp xác lớn tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Một số đặc điểm phân bố của loài Giáp xác lớn tại khu vực RNM xã Đồng
Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

17


×