Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh lí của một số giống hoa cúc nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

LÊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA CÚC NUÔI CẤY MÔ
GIAI ĐOẠN RÈN LUYỆN THÍCH NGHI

VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Đính Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của thầy TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh - KTNN, cô Mai Thị Hồng – Phòng
thí nghiệm Sinh lý thực vật, đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề
tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cảm ơn tới các Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh


lý học thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật- trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, phƣơng tiện để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý kiến cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

LÊ THU HẰNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

LÊ THU HẰNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MS

:

Murashige & Skoog

BAP


:

6-Benzylaminopurine

Kinetin

:

6- Furfurylaminopurinne

NAA

:

1- Naphthaleneacetic acid

NXB

:

Nhà xuất bản


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Chồi cúc Đỏ Cờ in vitro trong 4 tuần ............................................. 24
Hình 3.2: Cây cúc đƣa ra ngoài vƣờn ƣơm ..................................................... 24
Hình 3.3b: Chiều dài rễ giống cúc Thạch Bích 0 ngày – 14 ngày .................. 27
Hình 3.6b: Chiều cao cây giống cúc Thạch Bích 0 ngày – 14 ngày ............... 31



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của BAP kết hợp với Kinetin đến sự tái sinh và nhân
nhanh chồi in vitro từ đốt thân cây hoa cúc .................................................... 23
Bảng 3.2: Tỉ lệ sống của các giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm sau 14 ngày ..... 25
Bảng 3.3: Chiều dài rễ của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ................ 26
Bảng 3.4: Khối lƣợng tƣơi của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ......... 28
Bảng 3.5: Khối lƣợng khô của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm .......... 28
Bảng 3.6: Chiều cao cây của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ............. 30
Bảng 3.7: Diện tích lá của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ................. 32
Bảng 3.8: Hàm lƣợng diệp lục của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ... 33


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Giới thiệu về hoa cúc ................................................................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc cây hoa cúc ........................................................................... 4
1.1.2. Vị trí phân loại của cây hoa cúc .............................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm cây hoa cúc ............................................................................. 6
1.1.4. Yêu cầu đặc điểm ngoại cảnh của cây hoa cúc ....................................... 7
1.1.5. Yêu cầu về dinh dƣỡng của cây hoa cúc ................................................. 8
1.1.6. Thời vụ trồng của cây hoa cúc ................................................................ 9
1.1.7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc..................................................................... 9
1.1.7.1. Chuẩn bị nhà che .................................................................................. 9
1.1.7.2. Chuẩn bị đất ......................................................................................... 9
1.1.7.3. Trồng cây.............................................................................................. 9

1.1.7.4. Chăm sóc ............................................................................................ 10
1.2. Giá trị kinh tế của cây hoa cúc ................................................................. 10
1.3. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam ....... 12
1.3.1. Trên thế giới. ......................................................................................... 12
1.3.2. Ở Việt Nam. .......................................................................................... 13
1.3.3. Những thuận lợi, khó khăn khi trồng cúc ở nƣớc ta ............................. 14
1.4. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý học cây hoa cúc nuôi cấy mô .......... 15
1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 15
1.4.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 16


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu.................................................. 18
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 18
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu............................................................. 18
2.2. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ................................................................ 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
2.4.2. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu ....................................................... 20
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê kết quả thực nghiệm ......................... 22
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
3.1. Nhân nhanh in vitro một số giống hoa cúc hoàn chỉnh ........................... 23
3.1.1.Ảnh hƣởng của BAP kết hợp với Kinetin đến khả năng ra chồi in
vitro một số giống cúc nuôi cấy mô ................................................................ 23
3.1.2. Ra rễ - tạo cây cúc in vitro hoàn chỉnh ................................................. 24
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cây in vitro giai đoạn rèn
luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên .......................................................... 25
3.2.1. Đánh giá tỉ lệ sống sót ........................................................................... 25
3.2.2. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của một số giống cúc giai đoạn vƣờm ƣơm .. 26

3.2.2.1. Chiều dài rễ ........................................................................................ 26
3.2.2.2. Khối lƣợng tƣơi, khô của cả cây ........................................................ 27
3.2.2.3. Chiều cao cây ..................................................................................... 29
3.2.3. Các chỉ tiêu sinh lý của một số giống cúc giai đoạn vƣờn ƣơm ........... 31
3.2.3.1. Diện tích lá ......................................................................................... 31
3.2.3.2. Hàm lƣợng diệp lục (a,b và tổng số) .................................................. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 37
1. Kết luận ....................................................................................................... 37


2. Kiến nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOA CÚC
PHỤ LỤC 3: THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG DINH DƢỠNG MS
(MURASHIGE AND SKOOG, 1962)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về
hoa trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Hoa tƣơi đã trở thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị
trí đặc biệt trong thị trƣờng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới. Hiện
nay ở Việt Nam, cơ cấu cây trồng nông nghiệp chuyển đổi nhanh chóng sang
cơ cấu thị trƣờng theo hƣớng phát triển trồng và xuất khẩu hoa cây cảnh, đây
là một hƣớng đi mới và mang lại hiệu quả to lớn.
Trong các loài hoa cắt cành hiện nay thì hoa cúc là một loài hoa đƣợc ƣa
chuộng và trồng phổ biến ở nƣớc ta chỉ đứng sau hoa hồng [23]. Hoa cúc
không chỉ đem lại giá trị trong đời sống tinh thần mà còn đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho ngƣời sản xuất. Hoa cúc hấp dẫn ngƣời sản xuất và kinh
doanh không chỉ bởi vì hoa cúc đẹp, có nhiều loại hoa với màu sắc khác nhau
mà hoa cúc còn là loại cây dễ trồng, dễ sản xuất, đa dạng về loài, màu sắc và
có thể trồng nhiều vụ trong năm phục vụ cho tiêu thụ và sản xuất. Ngoài tác
dụng làm cảnh, trang trí, hoa cúc còn rất có lợi cho sức khỏe. Nó đƣợc coi là
một thảo dƣợc có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh. Theo Đào Mạnh
Khuyến (1993) [9] thì hoa cúc còn đƣợc sử dụng để chiết tinh dầu thơm pha
chè, ngâm rƣợu nhƣ Cúc Chi, dùng làm thuốc trừ sâu nhƣ cúc trừ sâu, đối với
ngành y dƣợc thì một số loài nhƣ Kim cúc, Bạch cúc có tác dụng chữa đau
đầu hoa mắt. Còn theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, mát gan,…
Do nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng về hoa cúc càng cao do đó
phƣơng pháp nhân giống cũng liên tục đƣợc cải tiến nhằm tạo ra những giống
cây với số lƣợng lớn, chất lƣợng cao, đảm bảo nguồn giống tạo ra sạch bệnh,
họ có thể điều chỉnh đƣợc thành phần dinh dƣỡng, nhiệt độ,… theo ý muốn và

1


đƣợc tiến hành quanh năm. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học
trong việc áp dụng phƣơng pháp nuôi cấy mô (in vitro) đáp ứng mọi yêu cầu
trên. Ngày nay, ở những nƣớc phát triển cũng nhƣ một số vùng chuyên canh
hoa nhƣ Đà Lạt đã đƣợc ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến kĩ thuật nuôi cấy
mô tế bào thực vật để tạo ra số lƣợng lớn cây con với hệ số nhân giống cao,
đồng đều về chất lƣợng đáp ứng nhƣ cầu của cuộc sống [7]. Nhƣng ngƣợc lại
phƣơng pháp này cũng có một số nhƣợc điểm mà chúng ta cần lƣu ý nhƣ:
nhân nhanh với số lƣợng nhiều sẽ gây ra hiện tƣợng thoái hóa giống, giống
cây ngày một xấu và không to khỏe, mập mạp và xanh tốt nữa; trƣớc khi đem
nuôi cấy cần phải có mẫu sạch, đạt yêu cầu; ngoài ra trong quá trình nuôi cấy
cây sẽ bị thủy tinh hóa;… vì vậy chúng ta cần có những giải pháp phù hợp để

tạo ra những nguồn giống cây tối ƣu nhất đáp ứng cho đời sống con ngƣời.
Tuy nhiên, những cây mô đƣợc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để đƣa
ra môi trƣờng bên ngoài rèn luyện với điều kiện tự nhiên cũng gặp rất nhiều
những khó khăn. Khi đem cây ra bên ngoài môi trƣờng tự nhiên thƣờng bị
mất cân bằng nƣớc, gây hiện tƣợng bị héo và chết, ví dụ cây hoa Lan khi đƣa
ra rèn luyện ngoài tự nhiên tỉ lệ sống sót rất thấp. Cây hoa cúc nếu chúng ta
đƣa ra vƣờn rèn luyện vào độ tháng 5, tháng 6 lúc nhiệt độ bên ngoài cao thì tỉ
lệ sống sót thấp, cây dễ bị héo và chết… Vì vậy khi đem cây ra rèn luyện
ngoài thực nghiệm chúng ta cần để ý tới khí hậu cũng nhƣ ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm bên ngoài có đảm bảo hay không rồi tiếp đến cải tạo để tạo nhiều dinh
dƣỡng cho đất trở nên tốt nhƣ: cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cƣờng sự hoạt
động của vi sinh vật háo khí, tăng cƣờng sự lƣu thông khí trong đất, giúp đất
giữ nƣớc, giữ phân tốt và cung cấp độ ẩm, lƣợng ánh sáng thích hợp để cây
mô có thể sinh trƣởng và phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải chú ý tới
cách trồng cũng nhƣ cách chăm sóc cây trong từng giai đoạn khác nhau để
cây có tỉ lệ sống cao nhất. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn và

2


tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của một số giống
hoa cúc nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên”
nhằm tạo ra những cây hoa cúc sạch bệnh và cho năng suất cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của một số giống hoa cúc nuôi cấy mô giai
đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp tƣ liệu khoa học cho nghiên cứu đặc điểm sinh lý của một số
giống hoa cúc nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự

nhiên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hoàn thiện các quy trình trong nhân giống và chăm sóc cây trồng nuôi
cấy mô nhằm cung cấp nguồn cây giống sạch bệnh, chất lƣợng cao. Từ những
nghiên cứu có thể tìm ra đƣợc điều kiện tốt nhất để có thể tạo ra giống cúc tốt
trong giai đoạn vƣờn ƣơm để tăng năng suất và chất lƣợng cây hoa cúc đáp
ứng thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và làm tăng giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về hoa cúc
1.1.1. Nguồn gốc cây hoa cúc
Hoa cúc có tên khoa học (Chrysanthemum sp.) đƣợc định nghĩa từ
Chrysos (vàng) và Anthemon (hoa) bởi Linneaus năm 1753, có nguồn gốc
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số nƣớc Châu Âu.
Khoảng 500 năm trƣớc công nguyên, hoa cúc lần đầu tiên đƣợc trồng ở
Trung Quốc nhƣ một loại thảo mộc có hoa. Trong thế kỉ thứ VIII sau công
nguyên, các giống hoa cúc đã đƣợc giới thiệu từ Trung Quốc đến Nhật Bản. Ở
Trung Quốc, ngƣời ta đã làm lễ “Thắng địa hoa vàng” (hoa cúc) và cây hoa
cúc đã đi vào tác phẩm hội họa từ thời gian này. Một thành phố cổ xƣa của
Trung Quốc đã đặt tên là Ju – Xian, có nghĩa là: “Thành phố hoa Cúc”. Ở
Nhật Bản, hoa cúc đƣợc sử dụng trong chính các lễ hội. Tới thế kỉ thứ XVII,
Hà Lan dƣờng nhƣ là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu nhập khẩu hoa cúc vào
năm 1688 nhƣng nó không thể sống. Đến năm 1789, 3 giống đƣợc nhập khẩu
từ Trung Quốc đƣa vào Pháp trong đó chỉ có 1 giống sống sót và đƣợc trồng ở
Anh năm 1975. Đầu thế kỉ XIX, 8 giống sau đó từ Trung Quốc đƣợc nhập vào
Anh và năm 1826 con số đó tăng dần lên tới 48 giống cây. Năm 1836, hoa cúc

từ Anh đƣợc đƣa tới Tasmania và đƣợc trồng ở New South Wales rồi mang
tới Australia năm 1843. Đến năm 1855 nó cũng đƣợc đƣa đến Victoria (Mĩ)
và đến lƣợt New Zealan vào năm 1960 [17].
Ở Nhật, cúc đƣợc coi là Quốc hoa dùng trong các buổi lễ quan trọng,
ngƣời Nhật luôn coi cúc là ngƣời bạn tâm tình (Quách Trí Cƣơng, Trƣơng Vĩ,
1997) [2].
Còn tại Mỹ, hoa cúc là loài hoa rất quan trọng, chủ yếu sử dụng hoa cắt
cành (Đặng Văn Đông, 2004) [5]. Và sau nhiều thế kỉ thì hiện nay hoa cúc

4


đƣợc trồng rộng rãi ở hầu hết các nƣớc trên thế giới nhƣ: Thái Lan, Đức,
Pháp, Hà Lan, Philippin, Malaysia, Australia, NewZealand,.... và ở Việt Nam
hoa cúc đƣợc nhập nội và trồng từ lâu đời (cách đây khoảng 165 năm). Vào
đầu thế kỉ thứ XIX, hoa cúc ở Việt Nam đã đƣợc trồng thành các vùng chuyên
canh. Hiện nay Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới 5000 ha; Hà Nội đã
hình thành những vùng chuyên canh nhƣ: Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ
200 ha, quận Tây Hồ diện tích 70 ha đảm bảo cung cấp hoa cho ngƣời tiêu
dùng [13].
1.1.2. Vị trí phân loại của cây hoa cúc
Theo Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến, 1988. Cây hoa cúc thuộc:
Ngành : Hạt Kín – Angiospermatophyta (Magnoliophyta)
Lớp : hai lá mầm – Dicotyledonace (Magnoliopsida)
Phân lớp : Cúc - Asterydae
Bộ : Cúc - Asterales
Họ : Cúc - Asteraceae
Phân họ : Cúc - Asteroideae
Chi : Hoa Cúc Chrysanthemum
Qua hai hội thảo quốc tế về họ Asteraceae năm 1967 và 1994 mang tên

“Sinh học và hóa học của họ Cúc” đã có sự thống nhất tƣơng đối về hệ thống
học của họ Asteraceae. Họ cúc trên thế giới xếp trong 2 phân họ, 13 tông [21].
Nghiên cứu của Anderson (1987), Langton (1989) cho biết trên thế giới có
hơn 7000 giống cúc đã đƣa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, phong
phú về màu sắc [15], [22]. Việt Nam có 2 phân họ và 12 tông, nhƣng hiện tại
chia làm 17 tông. Họ cúc có khoảng 1550 chi với 23000 loài [14], [29].
Tuy nhiên, có nhiều tài liệu khác nhau về số liệu loài hoa cúc. Theo tác
giả Nguyễn Nghĩa Thìn thì họ cúc có 2500 loài và có 1100 chi [14]. Theo
Trần Lan Hƣơng và cộng sự, hoa cúc có hơn 3000 loài với kích thƣớc, màu

5


sắc khác nhau [8].
1.1.3. Đặc điểm cây hoa cúc
- Rễ: rễ cây hoa cúc thuộc một loại rễ chùm, mọc cạn, theo chiều ngang,
phân bố ở tầng mặt từ 5 – 20 cm. Khối lƣợng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ
và lông hút, nên khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng mạnh. Kích thƣớc các rễ
trong bộ rễ cúc chênh lệch nhau không nhiều, số lƣợng rễ rất lớn. Có 2 loại rễ
là rễ mầm và rễ thứ sinh [7].
- Thân: hoa cúc thuộc thân thảo nhỏ. Thân cây dạng đứng hoặc bò, có
khả năng phân nhánh mạnh và có nhiều đốt giòn dễ gãy, càng lớn càng cứng.
Thân có ống tiết nhựa mủ trắng, mạch có bản ngăn đơn. Cây cao hay thấp, đốt
dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu tùy thuộc vào từng giống, điều kiện
sinh trƣởng, phát triển. Nhìn chung cây ở điều kiện Việt Nam có thể từ 30 –
80 cm, ở điều kiện ngày dài cây cúc có thể cao từ 1,5 – 2 m.
- Lá: Lá cây cúc thƣờng xẻ thùy và có răng cƣa. Lá đơn không có lá
kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim, lá phẳng hoặc hơi nghiêng về
phía trên. Mặt trên nhẵn, gân hình mạng lƣới, còn mặt dƣới bao phủ một lớp
lông tơ. Phiến lá mềm mỏng có thể to hoặc nhỏ, màu sắc xanh đậm hoặc nhạt

tùy thuộc vào từng giống. Bởi vậy, trong sản xuất để đạt hiệu quả cao trong
kinh tế ngƣời ta thƣờng tỉa bỏ các cành nhánh phụ đối với giống cúc đơn và
để cây sinh trƣởng phát triển tự nhiên với cúc chùm. Cây hoa cúc có năng suất
cao thƣờng có bộ lá gọn, thân cứng, mập và thẳng, khả năng chống đổ tốt.
Trong thời kì sinh trƣởng tùy từng giống mà trên một thân cây hoa cúc có từ
30 - 50 lá.
- Hoa: Hoa cúc chủ yếu có 2 dạng là hoa đơn tính và hoa lƣỡng tính với
nhiều màu sắc khác nhau nhƣ trắng, vàng, tím,… Đƣờng kính của bông phụ
thuộc vào giống, giống hoa to có đƣờng kính từ 10 – 20 cm, loại trung bình từ
5 – 7 cm và loại nhỏ từ 1 – 2 cm. Mỗi hoa gồm nhiều loại hoa nhỏ gộp lại trên

6


mỗi cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một bông
hoa. Thƣờng mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ nách lá. Trong thực tế
tùy theo mục đích sử dụng mà ngƣời ta để một bông/cành hay nhiều
bông/cành. Tùy theo cách sắp xếp của cánh hoa mà ngƣời ta phân ra nhóm
hoa đơn và nhóm hoa kép. Những cánh hoa nằm ở phía ngoài thƣờng có màu
sắc đậm hơn, xếp nhiều tầng, sít nhau, chặt hay lỏng tùy thuộc vào từng
giống, cánh hoa có nhiều hình dạng khác nhau cong hoặc thẳng, có loại cánh
ngắn, có loại cánh dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong. Hoa có 4 - 5 nhị
đƣợc dính vào nhau làm thành một ống bao xung quanh vòi nhụy, còn vòi
nhụy mảnh hình trẻ đôi. Khi phấn nhị đực chín bao phấn mở tung phấn ra
ngoài, nhƣng lúc này vòi nhụy còn non chƣa trƣởng thành nên không có khả
năng tiếp nhận hạt phấn. Vì vậy cúc tuy là hoa lƣỡng tính nhƣng thƣờng giao
phấn [7].
- Quả: Quả thuộc loại quả đóng (quả khô không mở) hay quả bế khô,
hình trụ dẹt chỉ chứa một hạt, quả có chùm lông do đài tồn tại để phát tán hạt
[7].

- Hạt: hạt cây hoa cúc có phôi trắng và không có nội nhũ tế bào [7].
1.1.4. Yêu cầu đặc điểm ngoại cảnh của cây hoa cúc
- Nhiệt độ: Hoa cúc có nguồn gốc ôn đới, nên đa số ƣa khí hậu mát mẻ.
Với Việt Nam, mùa thu là mùa có khí hậu tƣơng đối mát mẻ và thuận lợi,
nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trƣởng và phát triển là 150C - 200C, bên cạnh
cũng có một số giống cúc chịu đƣợc nhiệt độ 30 – 350C. Tuy nhiên, nhiệt độ
quá cao (350C) hay quá thấp (100C) đều làm ảnh hƣởng tới sinh trƣởng và
phát triển của cây. Ở thời kì cây con và thời kì ra hoa cây có yêu cầu nhiệt độ
cao hơn [13].
- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hƣởng mạnh tới quá trình phát sinh hình
thái của mô nuôi cấy, bao gồm cƣờng độ, chu kì và thành phần quang phổ ánh

7


sáng. cúc là cây trồng cạn, không chịu đƣợc úng, có sinh khối lớn và bộ lá to,
do vậy cũng chịu hạn kém. Ánh sáng có sự ảnh hƣởng rất lớn đến sự ra hoa và
phân hóa mầm hoa của cây hoa cúc. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trƣởng và
phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau:
+ Thời kỳ cây non: Khi cây ra rễ cây cần ít ánh sáng vì lúc này cây non
còn sử dụng các chất dinh dƣỡng dự trữ.
+ Thời kỳ chuẩn bị phân cành: cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo
các chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây.
Cúc đƣợc xếp vào cây ngày ngắn, thời kỳ để phân hóa mầm hoa tốt nhất
là 10 giờ chiếu sáng/ngày với nhiệt độ là 20 - 250C. Thời gian chiếu sáng kéo
dài thì thời gian sinh trƣởng của cây cúc dài hơn, thân cao, lá to, chất lƣợng
hoa tăng. Thời gian chiếu sáng ngắn thì sẽ kích thích phân hóa mầm hoa sớm,
cây ngắn, chất lƣợng hoa kém [13].
- Độ ẩm: Độ ẩm đất thích hợp khoảng 600C - 700C và độ ẩm không khí
thích hợp khoảng 550C - 650C là thuận lợi cho cây sinh trƣởng và phát triển

[13]. Nếu độ ẩm trên dƣới 80% thì cây sinh trƣởng mạnh nhƣng dễ mắc một
số bệnh nấm. Đặc biệt vào thời kì thu hoạch, hoa cúc cần thời tiết trong xanh,
khô ráo. Nếu độ ẩm cao, tuyến mật của hoa sẽ dễ bị thối do đọng nƣớc lại, cản
trở quá trình thu hoạch [30].
1.1.5. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa cúc
- Đất cung cấp nƣớc, dinh dƣỡng cho sự sống của cây. Cây hoa cúc có
bộ rễ ăn nông do vậy yêu cầu đất cao ráo, thoát nƣớc, tƣơi xốp.
Đất phải có hàm lƣợng mùn > 5%, độ pH khoảng 6 - 6,5.
- Các chất dinh dƣỡng: Các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh,
than bùn), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân trung, vi lƣợng ( Mg,
Zn, Cu,…) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sinh trƣởng và phát triển,
năng suất và chất lƣợng của cây cúc [13].

8


Cúc cần đƣợc trồng trong nhà có mái che tránh mƣa nắng bằng lƣới, nhà
lƣới bán tự động hoặc plastic; có thể điều chỉnh ánh sáng (bằng cách dùng tay
kéo lƣới che bớt ánh sáng), điều chỉnh độ ẩm (theo tần suất phun mƣa và tƣới
cho cây).
1.1.6. Thời vụ trồng của cây hoa cúc
- Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3, 4, 5 để có hoa vào tháng 6, 7, 8.
- Vụ Thu: Trồng tháng 5, 6, 7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11.
- Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1.
- Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3.
1.1.7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.1.7.1. Chuẩn bị nhà che
Cây hoa cúc là loài cây dễ trồng nhƣng nếu nhiều và cƣờng độ ánh sáng
mạnh nên trồng cây trong nhà lƣới để đảm bảo lƣợng nƣớc, ánh sáng vừa đủ
cho cây.

1.1.7.2. Chuẩn bị đất
Giá thể thích hợp cho cúc là hỗn hợp đất và phân chuồng ủ hoại mục.
Đất trƣớc khi trồng phải tiến hành xử lí mầm bệnh, pH = 6 - 6,5.
Khu vực trồng cây phải cao ráo, thoáng nƣớc. Trƣớc khi trồng phải cuốc
đất thật tơi xốp, phơi ải 15 ngày, nếu đất chặt phải bổ sung thêm tro, trấu (giữ
nguyên hình dạng trấu để tạo độ thông thoáng). Lên luống đất cao 35 - 40cm,
rộng 0,7 - 0,9m.
1.1.7.3. Trồng cây
Trồng cây ra đất tiến hành ra ngôi cây và tiêu chuẩn ra ngôi: Cây đầy đủ
thân, lá (3 - 5 lá), rễ, phát triển bình thƣờng [1].
Cúc phát triển khỏe, lá rộng to nên khoảng cách 5 x 8 cm. Trồng cúc
không đƣợc trồng quá sâu và nén đất chặt, nếu trồng sâu cây sẽ phát triển
chậm và bị thối thân [5].

9


1.1.7.4. Chăm sóc
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mát mẻ với nhiệt độ cho cúc sinh trƣởng và
phát triển tốt là: 150C - 200C. Tuy nhiên, cũng có một số giống hoa cúc có thể
chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn 300C - 350 C. Nếu nhiệt độ dƣới 150C và trên
350C chậu hoa cúc sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lƣợng hoa
xấu.
Khi cây đã bám rễ trên giá thể tiến hành phun phân bón lá Thiên Nông
hoặc Đầu Trâu với nồng độ 5 g/lit nƣớc, 3 ngày phun 1lần.
Tƣới nƣớc: Cúc là loại cây cần nhiều nƣớc trong quá trình phát triển,
trung bình 1 ngày tƣới 2 lần là đủ. Nếu cây mới đem ra trồng cần phủ nylon 3,
4 ngày để hở từ từ để cây có thể thích nghi đƣợc với môi trƣờng tự nhiên và
chú ý không nên tƣới nhiều hoặc đẫm nƣớc quá sẽ dễ làm thối rễ, thối thân.
Thƣờng xuyên loại bỏ lá già, tạo độ thông thoáng và tránh sâu bệnh. Khi

vặt bỏ lá già chú ý tránh làm tổn thƣơng cây để vi sinh vật không xâm nhập
vào gây bệnh qua các vết thƣơng.
Phòng trừ sâu bệnh: Thƣờng xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên
cây hoa cúc, một số sâu hại phổ biến trên hoa cúc nhƣ: Nhện chân tơ, nhện
nhảy, ngài đêm sọc trắng, bọ trĩ, bọ phấn trắng,...Các bệnh hại thƣờng gặp
nhƣ: Bệnh thối gốc, bệnh mốc tro, bệnh phấn trắng, bệnh đốm hạch, bệnh
đốm lá, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh virut hoa lá,…
1.2. Giá trị kinh tế của cây hoa cúc
Cúc luôn là cây cảnh quan trọng nhất thế giới [19]. Từ lâu hoa cúc đƣợc
xem nhƣ là một loại thảo dƣợc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con ngƣời.
Ăn hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ,…Cả hoa cúc
khô và tƣơi đều đƣợc dùng để chế biến các loại trà. Các thành phần hoạt chất
trong tinh dầu hoa cúc là Bisabolol đƣợc coi là có tác dụng chống kích ứng,
chống viêm và chống vi khuẩn.

10


Ngoài ra, ở các quốc gia khác nhau, hoa cúc đƣợc sử dụng với các mục
đích khác nhau vào các dịp khác nhau. Ở Trung Quốc, một số loại hoa cúc
đƣợc sử dụng làm trà, thậm chí đƣợc sử dụng làm thuốc trừ sâu thân thiện
môi trƣờng. Ở Nhật Bản, hoa cúc đƣợc coi là ngƣời bạn tâm tình và có một
“Lễ hội hạnh phúc” để kỉ niệm. Hoa cúc đƣợc sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản:
40% sử dụng làm quà, 25% cho các cơ sở thƣơng mại (khách sạn, sự kiện),
25% sử dụng trong gia đình để thờ cúng và 10% cho mục đích giáo dục trong
giảng dạy cắm hoa nghệ thuật nhƣng ở một số các nƣớc Châu Âu nhƣ: Pháp,
Balan,… cụm hoa màu trắng là biểu tƣợng của cái chết và đƣợc sử dụng để
trên các ngôi mộ vào tất cả các Ngày Thần Thánh. Cúc còn đƣợc trồng làm
cảnh của nhiều nƣớc trên thế giới [18].
Riêng ở Việt Nam, hoa cúc thƣờng có mặt ở các công viên, vƣờn hoa,

phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ viếng,… Cúc còn đƣợc trồng đại trà
nhằm mục đích cắm hoa bình, trồng trong bồn hay để trang trí,…[5]. Theo Lê
Kim Liên thì học cúc gồm 374 loài, trong đó có 181 loài đã biết giá trị sử
dụng [1].
Làm thuốc: Cây hoang dại 85%, 16 loài cây trồng.
Làm cảnh: 30 loài (nhập nội có nguồn gốc nƣớc ngoài).
Rau ăn: 31 loài tự nhiên, 4 loài trồng.
Thuốc trừ sâu: 3 loài ( không gây độc).
Phân xanh: 1 loài, cúc quỳ ở Mỹ dùng để phủ đất trống bạc màu.
Chất béo và tinh dầu: 12 loài, đặc biệt là cây thanh hao.
Ngoài ra cúc còn đƣợc dùng để pha chè, ngâm rƣợu (cúc vàng, Kim
cúc,…), làm thuốc chữa bệnh (cúc Trắng chữa nhức đầu, đau mắt,..); rau cải
cúc thƣờng trồng làm rau ăn.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trên, hoa cúc đồng thời cũng đem lại
nguồn kinh tế cho ngƣời dân Việt Nam: Quý 3 năm 2008 xuất khẩu hoa đạt

11


tới 1,4 triệu USD [31].
Việc xuất khẩu hoa ngày một tăng cao trong 10 tháng năm 2016 với kim
ngạch đạt 11,5% triệu USD, tăng 37,9%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa
Cúc các loại đạt cao nhất với 7 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2009
[31].
Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì việc sản xuất và
nhân giống hoa cúc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngƣời ta đã có thể kéo dài
tuổi thọ của hoa, điều khiển hoa theo ý muốn, trồng trái vụ hoặc cho nở hoa
vào các dịp lễ tết đã làm cho giá trị của hoa cúc đƣợc tăng lên nhiều lần.
1.3. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam
Với sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, hƣơng thơm dịu, dễ

dàng bảo quản, vận chuyển tiêu thụ thì hoa cúc là một mặt hàng đặc biệt hấp
dẫn các nhà sản xuất kinh doanh hoa. Những năm gần đây việc nghiên cứu
cũng đang đƣợc quan tâm nhằm đào tạo đƣợc nhiều giống mới phục vụ cho
nhu cầu của con ngƣời.
1.3.1. Trên thế giới.
Hoa cúc là loại hoa giàu truyền thống văn hóa cũng đóng vai trò kinh tế
quan trọng, đứng thứ 2 sau hoa hồng. Cây hoa cúc thu hút ngƣời tiêu dùng
đặc biệt là ở màu sắc phong phú: trắng, vàng, tím,… không những vậy, hình
dạng và kích cỡ hoa cũng rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho
ra hoa tạo nguồn hàng hóa quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa
đƣợc tiêu thụ đứng thứ hai trên thị trƣờng thế giới, sau hoa hồng [3]. Hà Lan
là quốc gia đứng đầu về xuất hoa cúc phục vụ thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn
khoảng 80 nƣớc trên thế giới, chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tƣơi. Năm
2006, có 4 nƣớc sản xuất hoa cúc trên thế giới đạt sản lƣợng cao nhất là Hà
Lan đứng đầu với sản lƣợng 1,5 tỷ cành, Colombia là 900 triệu cành, Mehico
và Italia đạt 300 triệu cành.

12


Ở châu Á, Nhật Bản cũng đang là nƣớc dẫn đầu về xuất khẩu hoa cúc.
Mỗi năm Nhật Bản sản xuất khoảng hơn hai triệu cành hoa cúc phục vụ nhu
cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Diện tích trông hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích
trồng hoa. Năm 2008 diện tích trồng hoa ở Nhật Bản là 16.800 ha, giá trị sản
lƣợng đạt 2.599 triệu USD [28]. Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng gần
4000 triệu Euro để phục vụ nhu cầu hoa trong nƣớc [20]. Tuy vậy, giá trị sản
xuất hoa ở Nhật đã tăng gấp đôi trong thập kỉ qua là kết quả của sự hoàn thiện
nhanh chóng về điều kiện và hƣởng thụ cuộc sống, với hoa cúc chiếm 35%
sản lƣợng hoa cắt cành [16].
Một số nƣớc khác nhƣ Thái Lan, cúc đã đƣợc trồng quanh năm với sản

lƣợng cành cắt hàng năm là 50.841.500 cành và đạt năng suất 635625ha [25].
Ở Trung Quốc, cúc là 1 trong 10 loài hoa cắt quan trọng sau Hồng và Cẩm
chƣớng chiếm khoảng 20% tổng số hoa cắt trên thị trƣờng bán buôn ở Bắc
Kinh và Côn Minh. Vùng sản xuất hoa cúc chính là Quảng Đông, Thƣợng
Hải, Bắc Kinh bao gồm các giống ra hoa mùa Hè, Thu, Đông sớm và Xuân
muộn với loại cúc đơn, màu đƣợc ƣa chuộng nhất là vàng, trắng, đỏ [10].
Hàng năm, một số nƣớc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu hoa cúc do đặc điểm
của giống với môi trƣờng và điều kiện khí hậu các nƣớc khác nhau nên các
giống hoa cúc trồng cung cấp cho thị trƣờng khác nhau.
1.3.2. Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, hoa cúc đƣợc du nhập vào đầu thế kỉ XV, đến đầu thế kỉ
XIX đã hình thành một số vùng chuyên canh nhỏ cũng cấp cho ngƣời tiêu
dùng, một phần để chơi thƣởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một
phần dùng làm dƣợc liệu.
Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các loại hoa thì trƣớc những năm
1997 diện tích hoa hồng nhiều nhất chiếm 31% nhƣng từ 1998 trở lại đây với
trên 15.000 ha trồng hoa cúc trên cả nƣớc, diện tích trồng hoa cúc đã vƣợt lên

13


chiếm 42%, trong đó hoa hồng chỉ còn 29,4%. Hiện nay hoa cúc là loại hoa
có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
hoa cây cảnh của cả nƣớc.
Ở nƣớc ta hiện nay hoa cúc có măt khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng
bằng, từ nông thôn đến thành thị nhƣng chủ yếu tập trung ở các vùng hoa
truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát nhƣ Ngọc
Hà, Quảng An, Nhật Tân (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Gò
Vấp, Hoặc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
với tổng diện tích trồng hoa khoảng 2000 ha. Riêng Hà Nội và Đà Lạt hàng

năm sản xuất ra hàng chục triệu cành hoa cúc cắt, cúc chậu phục vụ cho nhu
cầu trong nƣớc. Là những nơi lý tƣởng cho việc sinh trƣởng và phát triển của
hầu hết các giống cúc đƣợc nhập từ nƣớc ngoài vào (Đặng Văn Đông, 2000)
[4]. Hiện nay ở Đà Lạt có trên 70 giống hoa cúc đƣợc trồng với mục đích cắt
cành.
So với những năm trƣớc đây sản xuất hoa cúc ở Việt Nam đã tăng đáng
kể. Tuy nhiên, lƣợng hoa sản xuất ra thực sự còn rất hạn chế so với nhu cầu
rất cao của thị trƣờng, cũng nhƣ tiềm năng kinh tế to lớn mà cây cúc đem lại
nếu đƣợc đầu tƣ phát triển [13].
1.3.3. Những thuận lợi, khó khăn khi trồng cúc ở nước ta
- Những thuận lợi:
+ Việt Nam là nƣớc có khí hậu đa dạng nên có nguồn hoa phong phú,
đồng thời có thể trồng trọt nhiều loại hoa với nhiều vụ trong năm.
+ Là một nƣớc nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân cần cù
giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời.
+ Thị trƣờng hoa ngày càng đƣợc mở rộng từ nội địa đến tiềm năng xuất
khẩu hoa ra nƣớc ngoài.
+ Nhà nƣớc khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tƣ và phát triển sản

14


xuất hoa ở những nơi có điều kiện phù hợp.
- Những khó khăn
+ Miền Bắc mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ lên tới 300C, mùa Đông lạnh số
ngày nhiệt độ dƣới 150C cao; miền Nam quanh năm nóng ẩm, mùa Đông khô,
mùa mƣa ẩm độ cao không thích hợp cho nhiều giống hoa có nguồn gốc ôn
đới chất lƣợng cao.
+ Có ít giống hoa chất lƣợng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng.
+ Sản xuất hoa còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kỹ thuật chƣa đồng đều, chƣa cao.

+ Thiếu trang thiết bị nhà lƣới, nhà kính, nhà bảo quản.
+ Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa.
1.4. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý học cây hoa cúc nuôi cấy mô
1.4.1. Trên thế giới
Hoa cúc có nguồn gốc rất lâu đời, song mãi đến thế kỉ XX nó mới có giá
tri thƣơng mại trên thế giới và trở thành sản phẩm hoa cắt có giá trị sản xuất
cao, mang lại lợi nhuận lớn cho ngƣời sản xuất, cho nên hoa cúc đã trở thành
một đề tài đƣợc nhiều khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu trên lĩnh vực
nhƣ chọn tạo giống, nhân giống, kĩ thuật trồng và chăm sóc,…
Sussex (1989) sử dụng thành công đỉnh sinh trƣởng để nuôi cấy in vitro
[27], kết quả thí nghiệm cho thấy phƣơng pháp tối ƣu để mẫu có tỷ lệ sống sót
và tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất là bảo quản chồi đỉnh cúc trƣớc nuôi cấy mô 2
ngày trong điều kiện lạnh dần từ 0,20C đến 40C với 10% Dimethyl sulfoxide
và 3% Glucose, có nhiều giống đã đạt các tỷ lệ này tới 100%.
Theo Strelitus và Zhuravie (1986) [26] thì tổng nhiệt hữu hiệu của cây
hoa cúc là 17000C và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng, phát triển từ 20 –
250C. Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 300C ảnh hƣởng đến màu sắc chất lƣợng
hoa, nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 100C ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển
của cây hoa cúc.

15


1.4.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta việc trồng, chăm sóc cây hoa cúc từ lâu chỉ theo kinh nghiệm
truyền thống từ đời này sang đời khác. Việc nhân và giữ giống đƣợc tiến hành
bằng phƣơng pháp tỉa chồi, giâm cành qua nhiều năm làm cho giống bị thoái
hóa rất mạnh, sâu bệnh nhiều làm giảm năng suất, phẩm chất và giá trị thƣơng
mại. Trong những năm gần đây cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc tốc độ đô
thị hóa ngày càng mạnh, nhu cầu về hoa ngày càng trở nên thiết yếu nên công

tác nghiên cứu chọn tạo, lai tạo các giống hoa mới đƣợc chú ý tập trung vào
một số loại hoa chính nhƣ hoa hồng, hoa cúc.
Riêng hoa cúc ở nƣớc ta chỉ tập trung nghiên cứu vào chọn lọc, nhân
giống và áp dụng một số biện pháp kĩ thuật để nâng cao năng suất, phẩm chất
hoa (điều tiết ánh sáng, phân bón, thời vụ,…) là chính. Tuy nhiên nhờ sự tiến
bộ của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nhân giống nhƣ nuôi cấy mô tế bào
thực, phƣơng pháp nhân giống này đã đạt hiệu quả cao với hệ số nhân giống
cao gấp nhiều lần so với những phƣơng pháp nhân giống thông thƣờng.
Năm 1988, Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự (1988) [12] đã xây
dựng hoàn chỉnh quy trình nhân giống nuôi cấy mô cho một số giống cúc
đang đƣợc phổ biến ở miền Bắc nƣớc ta nhƣ cúc CN93, vàng Đài Loan, đỏ
Hà Lan.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (1988) [12] để nâng cao tỉ lệ
sống và ra rễ của cành giâm trong nhân giống vô tính có thể sử dụng IBA
hoặc α – NAA với nồng độ 1000 ppm bằng cách nhúng phần gốc của cành
khoảng 0,5 – 1 cm vào dung dịch thuốc từ 3 – 5 giây rồi cắm vào đất hoặc cát.
Theo tác giả Đặng Văn Đông (2005) [6] cho rằng thời vụ trồng hoa cúc
Singapore đầu đỏ là từ 15/7 – 15/11, nhƣng tốt nhất là trong tháng 9, nếu
trồng sớm hay muộn hơn thì năng suất chất lƣợng hoa giảm.
Biện pháp che giảm cƣờng độ ánh nắng cho hoa cúc trồng vào vụ hè

16


×