Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha huyện mộc châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
===============

NGUYỄN VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA
HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA

LUÂN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM HỌC

XUÂN MAI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
===============

NGUYỄN VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA
HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA


CHUYÊN NGHÀNH "LÂM HỌC"
MÃ SỐ: 60.62.60

LUÂN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.PHẠM BÌNH QUYỀN

XUÂN MAI - 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
+ Tính cấp thiết của luận văn
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật
sống trong thiên nhiên từ các sinh vật nhân sơ, vi sinh vật, các loài động , thực vật
bậc cao. Từ độ phân tử đến gen, cơ quan , cơ thể, các loài và các quần xã nơi chúng
sống. Đa dang sinh học duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, là nhân tố quan trong
đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định.
Sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đã trở
thành vấn đề thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học trong những năm gần đây
và được chính thức cơng nhận tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát
triển bền vững (UNCED) ở Rio de janeiro ( tháng 6 năm 1992). Nhận thức được giá
trị to lớn của ĐDSH và hạn chế sự suy thoái của ĐDSH, Năm 1993 Việt Nam đã ký
công ước Quốc Tế về bảo vệ ĐDSH." Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH ở Việt
Nam"được Chính Phủ phê duyệt, ban hành. Cho đến 2007 kế hoạch mới có tên" Kế
hoạch Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" đã được
Chính Phủ phê duyệt và ban hành thực hiện. Với những nỗ lực như vậy tính đến
cuối năm 2009 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng trong đó cố 30 vườn Quốc

gia (VQG), 58 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), 38 khu bảo vệ cảnh quan, với
tổng diện tích là 2.541.675 ha, bằng 7,6% diện tích lãnh thổ Quốc gia.
Thách thức lớn nhất đối với chiến lược bảo tồn ĐDSH là sức ép từ cộng
đồng dân cư điạ phương thể hiện bằng các hoạt động kinh tế của người dân địa
phương liên quan đến quản lý, sử dụng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(TNTN). Vì vậy, sự tồn tại và phát triển các khu bảo tồn (KBT) đòi hỏi sự hỗ trợ,
cộng tác của cộng đồng địa phương bằng cách thiết thực nhất là xây dựng và phát
triển các KBT mà ở đó người dân có thể tham gia vào việc quản lý, đồng thời phát
triển kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha gồm nhiều dải đồi và núi, có độ cao từ
300 đến 2000 mét so với mặt nước biển, trong đó số ngọn núi có độ cao từ 900 mét


2

đến 1500 mét chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vùng. ngọn núi có độ cao nhất (1969m) là
ngọn Fa Lng. Độ cao trung bình tồn khu vực khoảng 1100 mét so với mặt nước biển.
Độ dốc trung bình tồn khu vực từ 250 đến 350, tuy nhiên cũng có nhiều nơi
dốc trên 400. Với địa hình địa mạo phức tạp ở Xuân Nha là điều kiện thuận lợi cho
việc khoanh giữ bảo vệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH. Nhưng nếu KBTTN Xuân Nha
không được quan tâm bảo vệ đúng mức, rừng bị xâm hại tàn phá thì đây là những
thảm hoạ tác động khôn lường, khu bảo tồn sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và bị huỷ
diệt. Tác dụng phịng hộ đầu nguồn sơng Đà và sơng Mã cũng bị ảnh hưởng theo.
Tuy KBT Xn nha có tính ĐDSH cao nhưng đã và đang bị suy thoái do tác
động trực tiếp và gián tiếp của phát triển kinh tế- xã hội thiếu qui hoạch và nhận
thức của người dân cịn thấp dẫn đến một số lồi đặc hữu, có giá trị đang bị đe doạ
tuyệt chủng và nhiều loài đang bị suy thoái nghiêm trọng, nguồn gen cạn kiệt. Sự
suy thoái về ĐDSH sẽ làm mất cân bằng sinh thái và gây ra những hậu quả khôn
lường. Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn bảo tồn hệ sinh thái (HST),
ĐDSH đặc thù của khu và việc nâng cao hiệu quả quản lý một cách hệ thống và

bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha là một trong những nhu cầu cấp
thiết, hiện nay để bảo tồn được các nguồn tài nguyên quí hiếm của quốc gia, vậy để
góp phần vào việc bảo tồn ĐDSH tôi đã tiến hành thực hiện đề tài luận văn"Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh
học tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La" được
thực hiện với những nội dung sau:


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo công ước ĐDSH được định nghĩa là sự phong phú của thế giới sinh
vật, ở tất cả mọi nơi mọi cơ thể sống từ mọi nguồn. Trong hệ sinh thái đất liền, dưới
biển, HST dưới nước khác, mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm
sự đa dạng trong loài (Đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (Đa dạng
loài) và các HST (Đa dạng HST). ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di
truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học
khác của HST, hiện đang có gía trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài
người. Thuật ngữ ĐDSH được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1988( Wilsson, 1988)
và sau khi công ước ĐDSH được ký kết năm1992 đã được dùng phổ biến trên các
diễn đàn Quốc tế.
1.1. Trên thế giới
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh học đã trở thành một
chiến lược chung trên toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn việc
đánh giá bảo tồn ĐDSH như: Công ước ĐDSH; Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên
Quốc Tế (IUCN), Chương Trình Mơi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Quỹ Quốc
Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Viện tài nguyên Di truyền QuôcTế
(IPGRI).v.v.Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính
chất chỉ dẫn về ĐSDH được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về

ĐDSH và rất nhiều công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện
như công ước ĐDSH, cơng ước CITES cơng ước về các lồi di cư.v.v..
- Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng, cùng với viêc sử
dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kém tài nguyên sinh học, ĐDSH đạng bị suy
thoái ngày càng tăng. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, mà nguyên
nhân chủ yếu là do con người khai thác thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều
loài bị tiêu diệt.


4

- Để thực hiện bảo tồn ĐDSH theo hướng phát triển và bền vững, nhưng năm
gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tịi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình
một chiến lược và chính sách quản lý tài nguyên thích hợp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm
kinh tế- chính trị- xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc,
mỗi Quốc gia mà hình thành nên một hệ thống quản lý sử dụng tài nguyên khác
nhau. Theo lịch sử thời gian quá trình triển khai bảo tồn ĐDSH đã có những bước
thay đổi về phương pháp nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận.
- Trong tiến trình bảo tồn ĐDSH các hoạt động bảo tồn thường được tách lập
với các hoạt động Kinh tế -xã hội khác nhau trong vùng. Các KBTđược xem như
những"hòn đảo" tách biệt với thế giới xung quanh. Các tác động của con người lên
hệ sinh thái trong KBT hồn tồn bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, mơ hình bảo tồn này
sớm bộc lộ những hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát triển, nơi
có một số lượng dân cư lớn đang sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm các KBT. Ở
rất nhiều nơi, xung đột giữa người dân địa phương và Ban quản lý các KBT ngày
càng trở lên trầm trọng. Những người dân được di dời ra khỏi KBT vẫn tiếp tục đi
vào rừng, khai thác các sản phẩm của rừng, thậm chí ngày càng trầm trọng, tinh vi
hơn và thiếu ý thức hơn.Carruthes (1997) đã kết luận mơ hình bảo tồn này rằng
" Việc bảo tồn theo mơ hình Yellwstone là nghiêm cấm hoàn toàn tác động
của con người vào thiên nhiên; được ngăn chặn bởi hàng rào hoặc di dời cư dân

địa phương ra khỏi KBT sẽ khơng cịn phù hợp trong thế kỷ 21.Nếu chúng ta vẫn
tiếp tục hình thức bảo tồn này thì hậu quả sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn"
- Ngày nay, chiến lược tiếp cận trong cơng tác bảo tồn đã có nhiều thay đổi.
Các hoạt động của con ngừơi trong các khu bảo tồn ngày càng được chấp nhận.
Chiến lược tiếp cận bảo tồn mới của ( IUCN ) trong thế kỷ 21 được khẳng định
rằng. Các khu bảo tồn cần phải tăng số lượng các bên tham gia và người dân trong
vùng cần được xem như những "đối tác" hơn là những "mối nguy hiểm" cho cơng
tác bảo tồn. Nói một cách tổng quát hơn quá trình quản lý tài nguyên trong khu bảo
tồn cần song song với việc bảo đảm sinh kế của người dân địa phương, tạo ra một


5

chiến lược quản lý tài nguyên vì con người và do con người. Muốn được vậy chúng
ta phải tìm ra các giải pháp để thực hiện chiến lược đó và nâng cao hiệu quả của các
giải pháp để từ đó có thể nhân rộng ra cho các KBT khác. Hiện nay trên thế giới
đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH là
- Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các lồi, các chủng, các sinh cảnh và các HST trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo
đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn
nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các bịên
pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra theo Chương trình Giáo dục khoa học và Văn hố
Liên Hiệp Quốc ( UNESCO ) cịn có Khu di sản thế giới, và theo cơng ước
RAMSAR có KBT Đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn
bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN
ngồi các KBT. Trong nơng nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là
bảo tồn các giống loài cây trồng và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay trồng
các loại rừng trồng.
-Bảo tồn chuyển vị (es situ)

Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây,con và các vi
sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên cuả chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân ni vơ tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi
sinh sống bị suy thối hay huỷ hoại khơng thể lưu giữ lâu hơn các lồi nói trên,
dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để
nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyền vị bao gồm các vườn thực vật,
các bể nuôi thuỷ sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt
giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy.....Do các sinh vật hay các phần của cơ thể
sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi q trình
tiến hố tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn
ngun vị rất bổ ích cho cơng tác bảo tồn ĐDSH phục hồi. Để dẫn đến bảo tồn
nguyên vị.


6

1.2. Ở Việt Nam
-Việt Nam với diện tích khoảng 332.000 Km2 nằm ở phía đơng trên bán đảo
Đơng Dương, thuộc khu vực Đơng Nam Á. Vị trí đại lý của Việt Nam ( chỉ kể phần
đất liền) giới hạn ở kinh độ 102o,9' - 109o,30' Vĩ độ : 8o10' - 23o24'. Đơng và Đơng
Nam giáp biển đơng và Thái Bình Dương, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và
Tây Nam giáp Cambuchia.
-Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam. (Bộ tài nguyên và Môi
trường, 2009), đã ghi nhận có 13.766 lồi thực vật trong đó, có 2.393 loài thực vật
bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10% lồi và 3% chi đặc hữu,
khơng có họ đặc hữu. Cho đến nay đã thống kê được 307 lồi giun trịn (Nematoda)
161 lồi giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 145 lồi ve giáp
( Acarina), 5.268 lồi cơn trùng, 260 lồi bị sát ( Reptilia ) 120 lồi ếch nhái (
Amphipia), 840 loài chim ( Avecs), gần 300 loài và phân lồi thú ( Mammalia).
-Hiện nay ở Việt Nam tình trạng suy giảm số lượng cá thể các loài, đặc biệt

là các lồi q hiếm, có gia trị khai thác ngày càng tăng, năm 2002 -2003, theo tiêu
chuẩn mới của IUCN, Sách Đỏ Việt Nam đã được các nhà khoa học soạn thảo lại.
Trong đó, số lượng các lồi động, thực vật được đưa vào Sách Đỏ lần này cao hơn
số lượng đã cơng bố (417 lồi động vật vào năm 1992, 2000 , 450 loài thực vật vào
năm 1995 ). Chúng ta đã đánh mất một kho tàng nguồn gen động thực vật hoang dã
quí hiếm, đánh mất lá phổi xanh của nhân loại và đánh mất những cỗ máy giúp điều
hồ khí hậu, bảo vệ mơi trường sống cho tất cả các loài sinh vật trên Quả đất.
- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên, của ĐDSH đối
với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, trong vài thập niên gần đây Chính Phủ
Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các giải pháp tích cực nhằm bảo vệ các nguồn
TNTN quí giá của đất nước.( Nguồn :Nghị định 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006
của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng)
- Các họat động bảo tồn ĐDSH đã được bắt đầu nhìn nhận từ những năm
1960. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam là "Rừng cấm Cúc Phương"
được thành lập theo quyết định số 72/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ vào năm


7

1962.Từ đó đến nay số lượng và diện tích các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam
không ngừng tăng lên, tính 2009 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng trong đó
có 30 vườn Quốc gia (VQG), 58 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), 38 khu bảo vệ
cảnh quan với tổng diện tích là 2.541.675 ha, bằng7,6% diện tích lãnh thổ Quốc
gia.( Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2003)
- Bên cạnh việc phát triển các khu rừng đặc dụng, Nhà nước Việt Nam cũng
đã tham gia ký kết nhiều công ước Quốc tế, ban hành nhiều văn bản Pháp luật và
chính sách có liên quan đến bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Năm 1985 chiến lược bảo
tồn Quốc gia của Việt Nam được ban hành. Đến năm 1993, Việt Nam đã ký công
ước Quốc tế về ĐDSH và tiến hành xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH và triển
khai. Năm 1991, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và được sửa

đổi bổ sung vào năm 2004. Cũng vào năm đó 2004 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi
được ban hành. Đầu năm 2007 đã ban hành kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đến tháng 7 năm 2009 Việt Nam đã
ban hành Luật ĐDSH. Đây là những văn bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho
mọi hành động của Việt Nam trong việc bảo tồn ĐDSH ở tất cả các cấp từ trung
ương đến địa phương các ngành và các đoàn thể.
- Một số nghiên cứu tại Việt Nam như Trần Thế Liên (2006), Nghiên cứu
một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam, WWF (2002), Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam
(2003 -2010), Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu BTTN tại Việt Nam.
Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ (1990), Một số dẫn liệu bước đầu về tài nguyên
thực vật Sơn La, Tuyển tập cơng trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên thực vật.
- Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ
nhiều tồn tại và bất cập điểm mà vẫn cịn gây tranh cãi trong cơng tác bảo tồn ở Việt
Nam đó là có nên lơi kéo, thu hút người dân tham gia vào công tác bảo tồn hay
không ? rất nhiều ý kiến tán đồng với việc này và đã đề xuất các giải pháp như "
Đồng quản lý","Quản lý dựa vào cộng đồng". Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho
rằng con người (mà cụ thể là người dân địa phương) là những nhân tố chính dẫn đến


8

sự suy thối ĐDSH ở các vùng rừng vì thế không nên để cộng đồng tham gia vào
bảo tồn và tốt hơn hết là không để người dân sống trong khu bảo tồn.
1.3 Tại khu bảo tồn Xuân Nha Mộc Châu
-Trong KBT Xuân Nha có dân tộc Thái và Mường có canh tác lúa nước ở
các khu vực thấp gần giống người Kinh, đã ổn định thành các làng bản cố định, sản
xuất cho sản phẩm và khá ổn định; cịn dân tộc Mơng và các dân tộc khác ở trên cao
hơn, họ có kinh nghiệm tạo ra các ruộng cấy lúa bậc thang chạy theo các đường
bình độ ven núi có giá trị lớn đối với cuộc sống hàng ngày của họ.

- Ruộng đất trồng cấy lúa nước hẹp và thiếu nên nhìn chung các cộng đồng
dân tộc ở đây đều phá rừng đốt nương làm rẫy để mở rộng diện tích trồng cây nơng
nghiệp. Một vài nơi cịn xảy ra tình trạng du canh du cư làm ảnh hưởng và tác động
vào hệ sinh thái rừng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và các giá trị bảo tồn
nguyên vẹn, tới sự phục hồi sinh thái nguồn gen động thực vật rừng. Mặt khác do
sức ép gia tăng dân số làm cho sự quản lý của chính quyền địa phương gặp nhiều
khó khăn, từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu bảo tồn.
- Một số nghiên cứu tại KBTTN Xuân Nha như UBND tỉnh Sơn La. Chi cục
Kiểm lâm (2003), Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội KBT thiên nhiên Xuân Nha,
tỉnh Sơn La.
- Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2007), Báo cáo kết quả thực hiện đề
tài Điều tra đánh giá ĐDSH và HST KBTTN Xuân Nha và đề xuất các giải pháp
bảo tồn.
- UBND tỉnh Sơn La. Chi cục Kiểm lâm (2003), Dự án điều chỉnh bổ sung
đầu tư xây dựng KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La.


9

Chương 2
ĐỊA ĐIỂM,THỜI GIAN, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha huyên
Mộc Châu tỉnh Sơn La.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010.
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
2.3.1 Mục tiêu chung
Điều tra đánh giá cập nhật ĐDSH và đề xuất một số giải pháp nâng cao bảo

tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu.
2.3.2 Mục tiêu cụ thể
+Xác định được giá trị ĐDSH của dải núi đá vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu.
+Xác định được các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm ĐDSH tại dải núi đá
vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi KBTTN
Xuân Nha Mộc Châu.
2.4 Đối tượng nghiên cứu
+ Các sinh cảnh và các kiểu thảm thực vật chính ở KBTTN Xuân Nha Mộc
Châu.
+ Sự đa dạng của hệ thực vật và động vật ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu.
+ Nghiên cứu những tác động của con người lên ĐDSH trong khu bảo tồn
Xuân Nha Mộc Châu.
+ Thử đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu.


10

2.5 Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá hiện trạng thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ động vật ở
KBTTN Xuân Nha.
+ Xác định các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm suy thoái ĐDSH của khu
vực nghiên cứu.
+ Xác định một số loài thực vật bị đe doạ tiệt chủng tại khu vực nghiên cứu.
+ Đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để bảo tồn ĐDSH tại khu vực
nghiên cứu.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp luận
Nguyên lý của bảo tồ n ĐDSH hay mu ̣c tiêu của sinh ho ̣c bảo tồ n là nghiên
cứu sự tác đô ̣ng của con người đố i với ĐDSH, phát triể n các bước tiế p cận thực tiễn

thích hơ ̣p để bảo vê ̣ ĐDSH và các chức năng của hê ̣ sinh thái. Do vâ ̣y, phương pháp
nghiên cứu cầ n thiế t phải mang tính chất hệ thống, có sự kế t hơ ̣p của phương pháp
tiế p câ ̣n về xã hô ̣i (khảo sát phỏng vấ n, phân tić h đánh giá có sự tham gia...) và tiếp
câ ̣n về kỹ thuâ ̣t (điề u tra, giám sát đối với từng nhóm tài nguyên ĐDSH).
2.6.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra đánh giá đa dạng sinh học:
+ Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kế t quả nghiên cứu đã được công bố từ trước tới nay của các
tác giả đã nghiên cứu tại KBTTN Xuân Nha.
+ Phỏng vấn nhân dân và thợ săn
Áp du ̣ng phương pháp đánh giá nhu cầ u bảo tồ n của ngân hàng thế giới đố i
tươ ̣ng phỏng vấn là người dân số ng xung quanh KBT số lươ ̣ng phiế u phỏng vấ n
vào khoảng 120 phiế u trên 3 xã và 8 bản. Cán bô ̣ công nhân viên của KBT là 21
phiế u, các ban ngành liên quan là 15 phiế u, phân tić h thu nhâ ̣p bình quân của 10 bản
thuô ̣c vùng đê ̣m của KBT thiên nhiên Xuân Nha Mô ̣c Châu.
+ Điề u tra bổ sung theo tuyến để quan sát và thu mẫu


11

Tiế n hành điề u tra theo tuyế n do ̣c theo hướng đông tây của khu bảo tồ n Xuân
Nha trải dài qua các xã nằ m trong KBT. Qua điề u tra câ ̣p nhâ ̣t, bổ sung, mẫu vâ ̣t
bằng cách xác đinh
̣ tên khoa ho ̣c. Sau khi đã có đươ ̣c bản danh sách các loài, áp
du ̣ng theo cuốn của [Pha ̣m Nhâ ̣t ( 2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điề u tra
ĐDSH, nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội] để bổ sung vào danh lục đã kế
thừa và bổ sung thông tin về mức đô ̣ các loài nguy cấp, quý hiế m theo sách đỏ Viê ̣t
Nam (1996) và danh mu ̣c các loài thuộc Nghi đi
̣ nh
̣ số 32/2006 NĐ - CP của Chính Phủ..

+ Phương pháp phân tích số liệu
Phân tić h tiń h ĐDSH về taxon cho khu vực nghiên cứu, chỉ số đa da ̣ng cho
khu hê ̣ thực vâ ̣t và so sánh một số loài quí hiế m theo sách đỏ Viê ̣t Nam với một số
KBT khác.
- Phương pháp nghiên cứu nguyên nhân tác động
+ Phương pháp kế thừa
+ Phương pháp điề u tra cập nhật và phỏng vấ n
+ Phương pháp tổ ng hợp
- Phương pháp tiế p cận các giải pháp bảo tồ n
+ Phương pháp tiế p cận tổ ng hợp
Tình hình quản lý trong khu bảo tồ n qua các báo cáo kiế n nghi ̣ của địa
phương, qua các cuô ̣c ho ̣p, hô ̣i thảo để trao đở i phỏng vấ n, phân tích các văn bản
pháp qui, công tác quản lý, qui hoa ̣ch của điạ phương và các ban ngành hữu quan,
phân tích kinh nghiê ̣m từ các mô hin
̀ h phát triể n kinh tế xã hô ̣i, mô hin
̀ h quản lý
ĐDSH, các dự án đầ u tư, phát triể n đã thành công hoă ̣c thấ t ba ̣i ở các địa phương
khác
+ Nghiên cứu cơ cấu bộ máy tổ chức và nguồ n nhân lực
Sử du ̣ng điề u tra (60) phiế u với các cấ p chiń h quyề n, cơ quan tổ chức và cá
nhân trong KBT Xuân nha Mô ̣c Châu bằ ng câu hỏi mở với nô ̣i dung đã đinh,
̣ thẩ m
đinh
̣ thông tin qua các cuô ̣c khảo sát thực đia,̣ với sự tham gia của nhiề u thành phầ n
đa ̣i diê ̣n BQL HKL KBT để tăng độ chính xác của các số liê ̣u, phân tić h đánh giá


12

hiê ̣n tra ̣ng, và tiề m năng quản lý khu bảo tồ n, xác đinh

̣ các khó khăn ,bấ t câ ̣p trong
công tác quản lý bảo vê ̣ rừng để đưa ra các giải pháp nâng cao bảo tồ n hiệu quả.
+ Nghiên cứu khung pháp lý về quản lý các khu bảo tồ n
Thu thâ ̣p các văn bản Pháp Luâ ̣t và chiń h sách có liên quan đế n công tác
quản lý các khu bảo tồ n.
+ Phương pháp phân tích tổ ng hợp
Câ ̣p nhâ ̣t các văn bản pháp qui, phân tić h rõ tầ m quan tro ̣ng và hiê ̣u quả
mang la ̣i của từng chủ trương chính sách, đă ̣c biê ̣t quan tâm đúng mức đế n nguyê ̣n
vo ̣ng chiń h đáng của cô ̣ng đồ ng trong vấ n đề phát triể n kinh tế xã hô ̣i kết hợp với
công tác bảo tồ n ĐDSH ở dải núi đã vôi Xuân Nha - Mô ̣c Châu - Sơn La.
2.7 Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
2.7.1 Vị trí địa lý
- Khu bảo tồn có toạ độ địa lý: Từ 1040 28’ 38’’ đến 1040 50’ 28’’ vĩ độ bắc.
Từ 200 84’ 45’’ đến 200 54’ 54’’ kinh độ đơng
- Địa giới
+ Phía Bắc giáp các xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Lng
+ Phía Nam giáp huyện Mường Lát, huyện Quan Hố, Thanh Hố
+ Phía Đơng giáp Khu bảo tồn Hang Kia Pà Cị, Hồ Bình
+ Phía Tây giáp nước Lào
2.7.2 Địa hình và thổ nhưỡng
+ Địa hình trong khu bảo tồn không chỉ bị chia cắt do 3 dãy núi mà cịn bị
chia cắt bởi nhiều dơng núi phụ xuất phát từ 3 dãy núi chạy về hai bên tạo ra các
thung, áng, khe suối sâu, các hút nước do hiện tượng Các - tơ của vùng núi đá vôi
tạo nên là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về thực vật và hoàn cảnh rừng
+ Khu bảo tồn có độ dốc trung bình 20-250, nhiều nơi có độ dốc >350 rất khó
đi lại. Nhìn chung địa hình khu bảo tồn thuộc loại: Trung và tiểu địa hình vùng núi.


13


Càng đi sát các đỉnh núi đá vôi, núi càng cao và độ dốc càng lớn, có nhiều sườn núi
đá, vách đá dựng đứng.
+ Nền địa chất khu bảo tồn có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ địa chất
ĐệTam (Tortiazv), thuộc thời kỳ Ladini, cách ngày nay khoảng 220 triệu năm.{22}
2.7.3 Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 9 có nhiệt độ bình
qn 20-250C. Mưa to thường tập trung vào mùa nóng, thỉnh thoảng có trận mưa đá,
độ ẩm mùa nóng trung bình 80-85%. Mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau:
trong mùa lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 200C. Trong các đợt rét nhiệt độ thường
xuống dưới 130C và cá biệt có khi xuống tới 3-50C. Trong mùa lạnh không khô, độ
ẩm khá cao, thường 70-80% và nhiều ngày có sương mù, ẩm ướt.
+ Khu bảo tồn có lượng mưa trung bình 1.700-2.000 mm. Mùa mưa thường
gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút
xuống sông suối ngầm. Mùa lạnh, các khe suối thường cạn kiệt, đơi chỗ cịn các
đám sình lầy, nước ngọt chủ yếu còn trong các mỏ.
+ Vào tháng 1 và 2 trong mùa lạnh thường có sương mù, thỉnh thoảng có
sương muối trong năm, nhưng đơi khi có nhẹ khơng gây hại.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành của khu bảo tồn là Đông Bắc, Đông Nam. Hàng
năm và các tháng 4-8 đơi khi có gió tây khơ nóng xuất hiện mỗi đợt 2-4 ngày với
tốc độ gió 10-15 m/gy.
+ Thuỷ văn: Trong khu bảo tồn khơng có sơng, khơng có suối lớn. Đáng chú ý
là hệ thống các suối nhỏ bắt nguồn, đón nước từ dãy núi ranh giới với Thanh Hoá
đổ xuống vùng trung tâm. Các suối kể trên có đoạn lộ, đoạn mất, khơng thường
xun có nước quanh năm. Mật độ suối thấp, tuy độ dốc lớn nhưng có nhiều hút
nước, sơng ngầm, hang động vùng đá vơi nên chỉ có lũ cục bộ trong những ngày
mưa lớn và rất ít nước vào mùa khơ.
2.7.4 Hiện trạng đất rừng trong KBT


14


Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất KBT Xuân Nha { 2 }
Tổng diện tích

21.420,15 ha

100%

Đất lâm nghiệp có rừng

15.881,901

74,1

Rừng giàu trạnh thái IIIa3

1.886,633

8,8

Rừng giàu trạnh thái IIIb

5.866,370

27,4

Rừng giàu trạnh thái IIIa2

952,911


4,4

Rừng giàu trạnh thái IIIa1

1.602,899

7,5

Rừng giàu trạnh thái IIa

2.620,853

12,2

Rừng giàu trạnh thái IIb

242,582

1,1

2.158,459

10,1

551,194

2,6

Đất lâm nghiệp khơng có rừng


5.538,249

25,9

Đất trống trạng thái Ia

4505,104

21,0

Đất trống trạng thái Ib

617,752

2,9

Đất trống trạng thái Ic

415,393

1,9

Rừng tre nứa
Rừng hỗn giao


15

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch rừng và sử dụng đất khu vực KBTTN Xuân Nha
Nguồn : Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng( 2007),tỉnh Sơn La, Theo chỉ thị 38/CT - TTg.



16

Bảng 2.2: Diện tích qui hoạch cho các xã trong KBT Xuân Nha{20}
TT



Diện tích
(ha)

Phân khu

Số tiểu
khu

DTQH Phân
khu nghiêm
ngặt

DTQH Phân
khu phục hồi
sinh thái

1

Xã Xuân Nha

22.987,491


23

11.241,097

11.749,394

2

Xã Chiềng Sơn

3.602,030

2

0

3.602,030

3

Xã Lóng Sập

495,273

1

0

495,273


Tổng
2.7.5 Đặc điểm về kinh tế xã hội
+ Dân số dân tộc
+ Khu BTTN Xuân Nha nằm trong khu vực thua dân cư. Phần lớn là người
dân bản địa chiếm tới 95% ở trong đó dân tộc Thái có tỷ lệ cao nhất sau đó đến
người kinh, Mường, Hơ Mơng, ít nhất là người Xinh Mun và Khơ Mú.
+ Phân bố dân cư và tỷ lệ tăng dân số
Do yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cư trong vùng
không đồng đều. Đa số người dân sống thành từng thơn bản phân bố rải rác khơng
tập trung. Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính.
Vùng thấp đa số là người Thái, người kinh, Mường sinh sống ở đây có nguồn
nước thuận lợi cho canh tác lúa nước và trồng cây hoa mầu cũng như nước sinh
hoạt.
Vùng cao chủ yếu là người Hơ Mông, Xinh Mun, Khơ Mú họ sống chủ yếu
vào canh tác lúa nương , ngô và sắn ở vùng này giao thơng đi lạ khó khăn, phát triển
kinh tế ở vùng này còn gặp nhiều hạn chế. Tập quán canh tác còn du canh du cư
vẫn còn do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác BTTN.


17

Bảng 2.3: Phân bố dân cư và tỷ lệ tăng dân số của các xã trong khu BTTN
Xuân Nha {14}
TT

Đơn vị xã

Số bản
và TK


Tổng dân
số của xã

Nhân khẩu
Nam

Nữ

Tỷ lện tăng
dân số

1

Xã Xuân Nha

17

8.451

4.212

4.239

2,9%

2

Xã Chiềng Sơn


19

6.821

3.298

2.523

2,6%

3

Xã Lóng Sập

12

3.459

1.748

1.711

2,9%

Bảng 2.4: Phân bố số bản trong các vùng của khu BTTN Xuân Nha
TT

Đơn vị xã

Số bản


Khu vực
Vùng lõi

Vùng PHST

vùng đệm

1

Xã Xuân Nha

17

5

11

1

2

Xã Chiềng Sơn

19

0

2


17

3

Xã Lóng Sập

12

0

0

12

Nguồn: Điều tra bổ sung của tác giả ( 11 / 2009)
Bảng 2.5: Mật độ dân số của các xã trong KBTN Xuân Nha
STT

Đơn vị xã

Mật độ dân số (người /km2 )

1

Xã Xuân Nha

26

2


Xã Chiềng Sơn

26

3

Xã Lóng Sập

24

Nguồn: Tính tốn của tác giả ( 1 / 2010)
+ Lao động và phân bố lao đông
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2007 cho thấy lực lượng lao động ở các
xã nằm trong KBTTN Xuân Nha được tổng hợp như sau:
Bảng 2.6: Lao động và phân bố lao động các xã trong KBTN Xuân Nha {14}


18

STT

Đơn vị xã

1
2
3

Xã Xuân Nha
Xã Chiềng Sơn
Xã Lóng Sập


Lao động ( người)
Tổng Nam
Nữ
8.451 4.212 4.239
6.821 3.298 2.523
3.459 1.748 1.711

Số lượng lao động
chính cả nam và nữ
3.979
3.162
1.470

-Các hoạt động kinh tế của người dân
+ Sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong khu vực là phát triển
ngành nơng nghiệp.
Tổng diện tích đất nơng nghiệp của 3 xã là 4.117 ha. Bình quân 0,22 ha đất
nương/người/năm và diện tích đất ruộng hẹp Do vậy khơng tránh khỏi việc đốt
nương, phát rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp tới khu bảo tồn và
làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.{14}
Chăn nuôi gia súc gia cầm cịn ở phạm vi gia đình và trao đổi trong khu vực,
chưa hình thành chăn ni cơng nghiệp, sản xuất lớn.
Về phát triển công nghiệp chủ yếu gồm một số ít gia đình trồng cây chè,
mía, cây ăn quả các loại manh mún chưa tập chung. Do vậy đời sống người dân
thấp so với yêu cầu xu thế phát triển.
+ Sản xuất lâm nghiệp
Hầu như người dân chưa chủ động phát triển nghành lâm nghiệp mà chỉ
trồng rừng được một số diện tích khi có dự án vào. Do vậy bà con thu nhập từ

nghành lâm nghiệp thấp.
+ Về văn hoá giáo dục
KBTTN Xuân Nha nằm ở cận nam của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, nằm
trên địa bàn 3 xã là vùng núi cao, trong vùng có nhiều dân tộc chung sống nhưng
sinh hoạt văn hoá vẫn đơn điệu chỉ diễn ra vào những ngày tết, phong tục tập quán
lạc hậu, văn hoá và các sinh hoạt văn minh khác của xã hội cịn ít được thâm nhập.
Tun truyền giáo dục văn hố mới khơng được thực hiện thường xun trong các cộng
đồng thơn bản, các chính sách xã hội chuyển tải tới người dân còn nhiều hạn chế.


19

+ Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện xuống xã cịn nhiều cách biệt, tuy khơng có hiện
tượng trắng về y tế ở các xã, nhưng khó khăn về thuốc men, cơ sở vật chất thiếu,
đội ngũ cán bộ y tế mỏng, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra như sốt rét, đau mắt, tiêu
chảy và các bệnh xã hội khác… việc hướng dẫn phòng, chữa bệnh chưa tới hết được
người dân trong vùng, việc đón thầy mo để cúng ma chữa bệnh vẫn cịn xẩy ra.
+ Giao thơng
KBTTN Xn Nha duy nhất có một tuyến đường 43b chạy từ Mộc Châu qua
Lóng Sập sang Lào, cịn lại đường ơ tơ lâm nghiệp chạy vào lâm trường 4 cũ nối
xuống đường 43b tại đội 11 nằm giữa nông trường Chiềng Ve cũ vào bản Nà Hiềng
trung tâm xã Xuân Nha. Trong KBTTN Xn Nha có nhiều đường mịn đi tắt giao
lưu với các khu vực lân cận là chính. Hiện tại đã có một tuyến đường mới chạy từ
huyện Mộc Châu vào khu vực xã Xuân Nha. Việc chia xã Xuân Nha thành 3 xã mới
đã tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây.
+ Các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước
Hiện nay trong KBTTN Xuân Nha có một Ban quản lý với 21 biên chế do
Kiểm lâm quản lý và 2 đồn biên phòng 473 và 469 đây là 2 đơn vị tham gia tích cực
với Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng khá tốt. Tuy nhiên do nghiệp vụ

chun mơn cịn hạn chế, đặc biệt là sự tham gia của các cộng đồng dân tộc người
H.Mơng từ nhiều ngả, nhiều phía vào Xn Nha đã gây khơng ít khó khăn tới việc
bảo tồn tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha.


20

Thông tin về điệu kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội
tại dải núi đá vôi
KBTTN Xuân Nha Mộc
Châu

Đặc điểm và giá
trị ĐDSH tại dải
núi đá vôi
KBTTN Xuân
Nha Mộc Châu

Nguyên nhân suy thối và
hiện trạng cơng tác quản
lý ĐDSH tại dải núi đá
vơi KBTTN Xn Nha
Mộc Châu

Xử lý phân tích và tổng hợp
Đề xuất một số giải pháp nâng cao bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá
vơi KBTTN Xn Nha Mộc Châu
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình nghiên cứu



21

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
3.1. Các hệ sinh thái và các kiểu thảm thực vật chính ở KBTTN Xuân Nha Mộc
Châu.
Theo tài liệu {23} của Viện sinh thái thực vật đã đưa ra một số HST sau.
3.1.1 Hệ sinh thái rừng
- HST này là hệ sinh thái chủ đạo có diện tích lớn nhất và phân bố rộng. Hệ
sinh thái rừng, không chỉ đã tạo nên cảnh quan, mơi trường rừng khu bảo tồn mà
cịn chi phối sự phát triển của các hệ sinh thái khác trong khu vực. Đến nay hệ sinh
thái rừng đã bị suy giảm nhiều, các trạng thái IB, IC, IIA, IIB phổ biến. Trạng thái
IIIAI có diện tích rất lớn, các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB cịn ít nhưng chủ yếu ở
xa, hẻo lánh, hiểm trở. Các loài cây quý như Nghiến, Trai, Chò nhai, Chò xanh,
Đăng, Xoan nhừ còn khá nhiều, nhưng Lát hoa, các lồi Giổi, Vàng tâm, Thơng pà
cị, Táu mật, Chị chỉ, Thạch hộc, Hài gấm lan, Bình vơi… cạn kiệt, kích thước
trung bình các lồi cây giảm dẫn đến cấu trúc nguyên thuỷ tự nhiên bị phá vỡ đã
làm giảm vai trò của hệ sinh thái rừng ở đây.
- Trong HST này bao gồm các kiểu thảm thực vật sau.
1. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
- Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 800 m phân bố tập trung dọc 2 bên
suối Quanh, suối Ngà, suối Nậm Con… và tập trung nhiều ở phía đơng nam của
KBT, ở chân các đồi thấp dọc theo tuyến đường ô tô và chạy đến địa phận Thanh
Hoá.
- Theo phân loại rừng của{17} kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
núi thấp tại KBTTN Xn Nha có các phân kiểu sau.
1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và
đỉnh núi thấp (các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB).



22

Đặc điểm:
+ Do khai thác bừa bãi, đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới núi thấp đã bị tác động nhiều về cấu trúc và hệ thực vật, diện tích cịn
khơng đáng kể, phân bố rải rác theo mảng, chủ yếu là rừng thứ sinh đang phục hồi
sau khai thác, sau cháy rừng và nương rẫy.
+ Diện tích nhỏ và khơng liền khoảnh mà thường theo đám, theo dải.
+ Rừng tốt, mật độ cây cao 1200 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,7-0,8. Cây có
kích thước tương đối lớn, HVN, TB = 5-20 m, D1,3TB = 25 cm (Trữ lượng rừng khá
tương đương loại rừng IIIA3, IIIB).
Cấu trúc tầng tán
-Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán.
+ Gồm các lồi cây cao phổ biến như Chị nâu, Sến mật, Nanh chuột ...
+ Chiều cao tầng 1đạt tới 20-25 m, đường kính TB cây 30-40 cm.
-Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái.
+ Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao. Ngồi cây tầng 1 có
mặt ở đây cịn có Trám trắng, Trám đen..vv
+ Chiều cao tầng 2 đạt tới 15m-20m, đường kính cây 20-30cm.
- Tầng A3: Tầng gỗ nhỏ.
+ Gồm một số loài cây có chiều cao sát với tầng A2 như Nhọ nồi, Nhội, Đa
bóng, Thị đá, Nhãn rừng, Ngát, Màu cau, Nhọc..vv
- Tầng B: Tầng cây bụi:
Thường cao 3-5 m, phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ.
Thường gặp họ Mua, họ Cà phê, họ ô rô, họ Cam quýt, họ Thầu dầu.
- Tầng C: Thảm tươi:
+ Phát triển khá, gồm Dương xỉ thường, Quyết lá xẻ, Sa nhân, Ráy, Tắc kè
đá, Cỏ lá, Cỏ dĩ … Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Đẳng sâm, Bảy lá một hoa,
Củ bình vơi, Củ dịm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Dây máu người…



23

+ Ưu hợp thực vật cơ bản ở đây là: Giổi lơng, Giổi bà, Trường mật, Sến mật,
Chị nhai, Chị chỉ, Chò nâu, Nanh chuột, Nhội, Ké, Trám, Sấu, Sung.
1.2 Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi đá vôi thấp (các
trạng thái IIA, IIB, IIIA1).
- Đặc điểm
+ Nằm rải rác hay thành vùng ở vùng núi đá vơi phía đơng KBT sát địa phận
Hang Kia-Pà Cò và chạy dọc ranh giới xã Xuân Nha với xã Lóng Lng, Vân Hồ,
nơi người dân khơng thể làm nương rẫy mà chỉ có thể khai thác vận chuyển hạn chế
một số lâm sản quý.
+ Diện tích hẹp khơng liền khoảnh mà theo dải.
+ Rừng cịn cây nhưng trữ lượng thấp vì những cây tốt, cây to đã bị khai
thác, mật độ cây thấp 400-600 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5-0,6. Cây có kích thước
tương đối nhỏ H = 10-15m, D1.3 = 13-18 cm.
+ Rừng ở chân, sườn đỉnh núi đá vẫn phong phú về loài cây nhưng kích
thước nhỏ hơn cây của rừng trên núi đất. Những cây cá biệt lớn như Chò nhai, Vàng
anh, Sấu trai, Phay, Đăng, Bồ hịn, Đa..vv có D1.3 = 50-60 cm (Trữ lượng rừng thấp,
tương đương loại rừng IIB, IIIA1). Tầng cây gỗ: 2 tầng
-Tầng A1: Tầng cây cao
Gồm một số lồi cây cao, to có tán vượt như: Trám trắng, Trai, Nghiến, Trám
đen, Hà nu, Thanh thất, Trương vân, Đinh thối, Trám ba cạnh…
-Tầng A2: Tầng cây trung bình
Tầng chính này có độ khép tán cao, có chiều cao TB 10-15 m. Nhiều loài cây
phổ biến của vùng núi đá vôi phân bố ở đây như: Nghiến, Trai, Đinh, Ké, Nhội,
Lòng mang, Trâm, Thị đá, Giổi bà, Vàng tâm, Nanh chuột..vv
- Tầng B: Tầng cây bụi
Chủ yếu gặp các loại sau: Cọc rào, Hoắc quang, Bồ cu vẽ, Sầm sì, Cỏ lào,

Mua cao, Mua bà, Thao kén, Bỏng nổ, Găng gai, Lấu, Găng thạch…
- Tầng C: Tầng thảm tươi


×