Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------

HOÀNG CÔNG ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS CHU TIẾN QUANG

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả

Hoàng Công Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn tới PGS.TS. Chu Tiến Quang - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều
kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các
nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo các Phòng, Ban thuộc UBND huyện
Sóc Sơn, lãnh đạo các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn;
các cán bộ, hộ nông dân trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông
tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè đã chia sẻ, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô
và bạn bè, song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân
còn hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy - Cô và các bạn để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Hoàng Công Anh


iii

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn .................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Kết cấu ........................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI...................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng NTM.................................................................. 5

1.1.1. Một số khái niệm liên quan.................................................................. 5
1.1.2. Chủ thể xây dựng NTM........................................................................ 8
1.1.3. Nguyên tắc, nội dung, các bước, và đánh giá kết quả xây dựng NTM. . 10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng NTM .......................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM........................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới................... 19
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở Việt Nam .......................................... 27


iv

1.2.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho Huyện Sóc Sơn trong xây dựng NTM. 31
1.3. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến xây dựng NTM..................... 34
1.3.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài ........................................................... 34
1.3.2. Tổng quan tài liệu trong nước ........................................................... 35
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 37
2.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn, Hà Nội ............... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................... 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................... 44
2.2.2. Phương pháp và công cụ xử lý số liệu .............................................. 44
2.2.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................... 45
2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả: .......................................................... 45
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài............................. 45
2.3.6. Phương pháp tổng hợp, kết nố i thông tin ........................................... 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 47
3.1. Khái quát kết quả thực hiện các tiêu chí NTM cấp xã ở huyện Sóc Sơn..... 47
3.1.1. Triển khai các nội dung bước công việc liên quan đến xây dựng NTM
trên địa bàn huyện ............................................................................................ 56

3.2. Thực trạng thực hiện 19 tiêu chí NTM tại 3 xã Nghiên cứu ....................... 61
3.2.1. Khái quát chung về đặc điểm của 3 xã trước xây dựng NTM ............. 61
3.2.2. Tình hình thực hiện 19 tiêu chí NTM cấp xã ở 3 xã nghiên cứu ......... 66
3.2.3. Kết quả thực hiện từng tiêu chí NTM ở 3 xã nghiên cứu đến hết năm
2013 và ý kiến đánh giá của người dân về mức độ hài lòng các tiêu chí. .......... 69
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả thực hiện các tiêu chí NTM
ở 3 xã nghiên cứu ............................................................................................. 92
3.3.1 Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khách quan .......................................... 92
3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố chủ quan ............................................ 93


v

3.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong thực hiện thành công 19 tiêu chí
NTM ở 3 xã ...................................................................................................... 96
3.5. Một số giải pháp cần triển khai để thực hiện thành công 19 tiêu chí NTM ở 3
xã nghiên cứu và toàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tiếp theo. ..................... 105
3.5.1. Những thay đổ i cầ n thiế t đối với cán bộ xây dựng NTM cấp huyện và
cấp xã ở Sóc Sơn. ........................................................................................... 105
3.5.2. Giải pháp cụ thể nhằm nhanh chóng thực hiện thành công các tiêu chí
chưa đạt ở 2 xã : Phú Cường, Quang Tiến .................................................... 107
3.5.3. Giải pháp duy trì các tiêu chí đã đạt được ở cả 3 xã Mai Đình, Phú
Cường, Quang Tiến. ....................................................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 112
1.Kết luận ...................................................................................................... 112
1.1. Về cơ sở lý luận. Luận văn đã đạt được các kết quả sau:.................... 112
1.2. Về cơ sở thực tiễn. Luận văn đã khảo cứu kinh nghiệm trong và ngoài
nước về xây dựng NTM và đã rút ra được những nhận quan trọng như sau:.. 112
1.3. Về đánh giá thực trạng. Luận văn đã đạt được kết quả sau ................ 113
1.4. Về đề xuất giải pháp. .......................................................................... 114

1.5. Một số hạn chế của luận văn. ............................................................. 114
2. Kiến nghị ................................................................................................... 115
2.1.Với Nhà nước ...................................................................................... 115
2.2. Với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, người dân và các tổ chức kinh tế-xã hội
trên địa bàn xã. .............................................................................................. 115
2.2.1.Đối với cấp tỉnh:............................................................................... 115
2.2.2.Đối với cấp huyện: ........................................................................... 115
2.2.4. Đối với người dân và các tổ chức kinh tê-xã hội trên địa bàn xã ..... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa hiện đại hóa

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HTX

: Hợp tác xã


KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT – XH

: Kinh tế xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới

HĐND

: Hội đồng nhân dân

BCĐ


: Ban chỉ đạo

BQL

: Ban quản lý

NQ

: Nghị quyết



: Quyết định

XDCB

: Xây dựng cơ bản

NN

: Nông nghiệp

XD NTM

: Xây dựng nông thôn mới

TTg

: Thủ tướng


NDCM

: Nhân dân cách mạng

TW

: Trung ương

THCS

: Trung học cơ sở

UVBCH

: Ủy viên ban chấp hành

KHCN

: Khoa ho ̣c công nghê ̣


vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang


2.1

Dân số và lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn

39

2.2

Diễn biến sử dụng các loại đất từ năm 2010-2012

40

3.1

Tổng hợp kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM trên địa bàn huyện
Sóc Sơn (Tính đến tháng 31/12/2013)

47

3.2

Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch

48

3.3

Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông


49`

3.4

Tình hình thực hiện tiêu chí Thủy lợi

49

3.5

Tình hình thực hiện tiêu chí Điện

50

3.6

Tình hình thực hiện tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa

51

3.7

Thực hiện tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

53

3.8

Tình hình thực hiện tiêu chỉ Giáo dục


54

3.9

Tình hình thực hiện tiêu chí Y tế

55

3.10

3.11

Thực trạng 19 tiêu chí xã NTM Mai Đình, Phú Cường và Quang
Tiến trước khi tiến hành XD NTM (Đơn vị: % so với từng tiêu chí)
Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM ở 3 xã nghiên cứu đến hết năm
2013

67

69

3.12 Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch trên địa bàn 3 xã

70

3.13 Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông tại 3 xã

72

3.14 Tình hình thủy lợi trên địa bàn 3 xã


74

3.15 Tình hình thực hiện tiêu chí về điện trên địa bàn 3 xã

75

316 Tình hình thực hiện tiêu chí Trường học trên địa bàn 3 xã

76

3.17

Tình hình thực hiện tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn 3


3.18 Tình hình thực hiện tiêu chí Chợ nông thôn trên địa bàn 3 xã

77
78


viii

3.19 Tình hình thực hiện tiêu chí Bưu điện trên địa bàn 3 xã

79

3.20 Tình hình thực hiện tiêu chí Nhà ở dân cư trên địa bàn 3 xã


80

3.21 Tình hình thực hiện tiêu chí Thu nhập trên địa bàn 3 xã

80

3.22 Tình hình thực hiện tiêu chí Hộ nghèo trên địa bàn 3 xã

82

3.23

3.24

Tình hình thực hiện tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên trên địa bàn 3 xã
Tình hình thực hiện tiêu chí về Hình thức tổ chức sản xuất trên địa
bàn 3 xã

83

84

3.25 Tình hình thực hiện tiêu chí Giáo dục trên địa bàn 3 xã

85

3.26 Tình hình thực hiện tiêu chí về y tế trên địa bàn 3 xã

86


3.27 Tình hình thực hiện tiêu chí Văn hóa trên địa bàn 3 xã

87

3.28 Tình hình thực hiện tiêu chí Môi trường tại 3 xã

88

3.29

Tình hình thực hiện tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị- xã hội
vững mạnh của người dân 3 xã

3.30 Tình hình thực hiện tiêu chí An ninh trật tự xã hội trên địa bàn 3 xã
3.31

Phân tích điểm mạnh, yếu và hướng khắc phục, phát huy để thực
hiện thành công xây dựng NTM tại 3 xã nghiên cứu

90
91
97


ix

DANH MỤC HÌNH

Tên hình


TT

Trang

2.1

Bản đồ điạ chính huyê ̣n Sóc Sơn

37

2.2

Cơ cấu đất đai năm 2012 huyện Sóc Sơn

40

3.1

Bản đồ xã Mai Đình

62

3.2

Bản đồ xã Phú Cường

63

3.3


Bản đồ xã Quang Tiến

65

3.4

Mức độ hài lòng của người dân về quy hoạch và thực hiện quy
hoạch

71

3.5

Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Giao thông

73

3.6

Mức độ hài lòng của người dân 3 xã về tiêu chí Thủy lợi

75

3.7

Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Trường học

76


3.8

Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Chợ

79

3.9

Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí thu nhập

81

3.10 Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Giảm tỷ lệ hộ nghèo
3.11

3.12

Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Tỷ lệ lao động có
việc làm thường xuyên
Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Hình thhức tổ chức
sản xuất

82
83

84

3.13 Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Văn hóa

87


3.14 Mức độ hài lòng của người dân về tiêu chí Môi trường

89


1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
- Nông thôn Việt nam có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của cả nước. Phát triển nông thôn luôn là một chủ trương nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta trong các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội đất
nước. Mặc dù vậy, nông thôn nước ta vẫn là nơi có trình độ phát triển thấp về
mọi mặt kinh tế - xã hội - môi trường, kém bền vững và kém ổn định, chưa phát
huy được vai trò đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
Qua 3 năm triển khai xây đựng NTM, huyện Sóc Sơn đã đạt được một số
kết quả sau:
+ Huyện đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương
trình 02/CTr-TU của Thành Ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, từ
đó chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, đã chủ động trên cơ sở bám vào
chương trình của Thành Ủy Hà Nội và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế
của Sóc Sơn chọn khâu đột phá là dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp.
+ Đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục nhân dân, tổ
chức nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, xác định đúng đối tượng
cần tuyên truyền là cán bộ, Đảng viên và người dân nên bước đầu đạt được kết
quả tốt. Đã chỉ đạo công tác truyên truyền một cách đồng bộ trong các hệ thống
chính trị theo phương châm “Kiên trì, bền bỉ, chắc chắn và hiệu quả”;
+ Đã có chủ trương xây dựng các cơ chế khuyến khích các địa phương
tích cực thực hiện các nhiệm trọng tâm.

+ Bên cạnh những thành công bước đầu, huyện vẫn còn những khó khăn
hạn chế trong công tác xây dựng nông thôn mới đang nổi lên như sau:
* Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn
mới từ huyện đến xã còn hạn chế, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước là chính,


2
chưa tích cực tham gia, chưa thấy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong
xây dựng NTM;
* Đội ngũ cán bộ xã năng lực còn hạn chế, triển khai nhiệm vụ lúng túng,
kết quả một số mặt không cao, trong khi khối lượng công việc phát sinh lớn, yêu
cầu công việc cao, cán bộ chưa hoặc ít được đào tạo, tập huấn, thiếu tính chủ
động sáng tạo khi gặp những vấn đề mới;
* Chất lượng lập đề án xây dựng NTM ở một số xã ban đầu chưa được
quan tâm đúng mức; Công tác dồn điền đổi thửa triển khai chưa đồng bộ, công
tác thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ dồn điền đổi thửa rất chậm. Một số xã, thôn
chưa nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của dồn điền đổi thửa;
* Nguồn lực đầu tư cho công tác xây nông thôn mới (bao gồm cả xã
điểm) còn rất hạn chế, chưa có cơ chế tháo gỡ để tạo nguồn lực (công tác đấu giá
đất), chưa thu hút được các nguồn lực xã hội;
Với tư cách là cựu phóng viên của Tạp chí “Doanh nghiệp và Thương mại
– Bộ Công Thương”, đã tác nghiệp thực tế tại địa bàn huyện Sóc Sơn về xây
dựng NTM nhiều lần đang là học viên cao học, chuyên ngành KTNN tại trường
Đại học Lâm Nghiệp, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thực hiện
thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn, TP Hà
Nội” để làm đề tài tốt nghiệp khóa học và mong muốn được đóng góp giải quyết
những vấn đề đặt ra trong xây dựng NTM tại huyện những năm tiếp theo.
2.Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thành

công Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện các
tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã;


3
- Đánh giá thực trạng thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM cấp xã tại
huyện Sóc Sơn, Hà Nội theo Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010
của TTCP về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và theo 19 tiêu chí
XD NTM tại QĐ số 491/2009/QĐ-TTg của TTCP ngày 16/4/2009
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công các tiêu chí xây
dựng NTM cấp xã tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là quá trình và kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Trong giai đoạn 2010-2013 và đề xuất giải pháp đến 2015
nhằm thực hiện thành công xây dựng NTM tại huyện Sóc Sơn.
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại 3/25 xã – thị trấn thuộc huyện
Sóc Sơn gồm theo tiêu chí lựa chọn là xã điểm xây dựng NTM của TP Hà Nội
và huyện Sóc Sơn: Xã Mai Đình, xã Phú Cường, xã Quang Tiến.
- Về nội dung: các vấn đề liên quan đến việc thực hiện 19 tiêu chí xây
dựng NTM theo quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
4. Nội dung nghiên cứu
- Luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn về thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới cấp xã.
- Đánh giá thực trạng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp

xã tại huyện Sóc Sơn; từ đó rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới cấp xã tại huyện Sóc Sơn.


4
5. Kết cấu
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, hệ thống các bảng biểu, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn tốt nghiệp được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng NTM
1.1.1. Một số khái niệm liên quan.
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn.
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về nông thôn. Để định nghĩa
nông thôn, người ta thường so sánh với thành thị. Có nhiều cách so sánh như:
dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư, trình độ phát triển kết cấu hạ
tầng, dùng chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phát triển các
ngành nghề mang tính văn hóa truyền thống, cộng đồng để phân biệt với kinh tếxã hội đô thị.
Qua khảo cứu các tài liệu liên quan, Học viên đồng tình với khái niệm về
nông thôn do một số nhà kinh tế đưa ra như sau: “Nông thôn là vùng sinh sống
của các cộng đồng dân cư, trong đó đa số là nông dân. Tập hợp cư dân này cùng
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể

chế chính trị nhất định và mang tính cộng đồng cao.
Vùng nông thôn thường đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
văn hoá, khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, đa dạng về hình thức tổ chức,
thiết chế xã hội1”
1.1.1.2. Phát triển nông thôn.
Do tính chất đa dạng và về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như đã nói ở
trên, dẫn đến “Phát triển nông thôn” cũng có nội hàm trìu tượng, đa chiều và
được nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể thống nhất rằng, phát triển nông
thôn là qua trình phát triển một vùng (địa bàn) nông thôn mang tính toàn diện
cae về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

1

Nguồn: “Kinh tế nông thôn” ; Chủ biên PGS Lê Nghiêm; NXB nông nghiệp; Hà nội 1995; Trang7


6
Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Phát triển nông thôn là một quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội,
văn hóa và môi trường các vùng nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác”2.
Theo đó, sản xuất nông nghiệp sẽ không còn là đặc trưng duy nhất của
nông thôn, mà chỉ là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nông thôn, có chức năng
vừa tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội (an ninh lương thực) vừa
có tạo ra môi trường sinh thái đặc biệt, khác vùng đô thị, tạo ra những điểm du
lịch sinh thái, an dưỡng, chữa bệnh và nghỉ ngơi.
Đặc điểm của quá trình phát triển nông thôn là:
+ Mang tính lâu dài, không thể ngắn hạn;
+ Mang tính bền vững, được kế thừa qua các giai đoạn khác nhau;

+ Thể hiện một chuỗi hành động liên tục và tác động qua lại lẫn nhau;
+ Mang tính kinh tế-xã hội giữa các chủ thể trong nông thôn với với các
chủ thể ngoài khu vực nông thôn;
+ Mang tính văn hóa trong các mối quan hệ giữa người và người mang
tính cộng động, tập thể với các đặc trưng về tập quán riêng của từng địa bàn
nông thôn;
+ Mang tính môi trường, thể hiện cảnh quan tự nhiên, đặc sắc của từng
vùng về sinh thái và hệ động thực vật;
+ Mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự tham gia của nhiều người, nhiều
hộ gia đình trong một cộng đồng, địa bàn nông thôn nhất định
+ Phát triển nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp. Vào thời kỳ đầu, khi
nông thôn còn nghèo và nhu cầu sản xuất lương thực, thực phẩm để tự cung, tự
cấp còn lớn và mang tính phổ biến thì khái niệm phát triển nông thôn gắn liền
2

Nguồn: chinhphu.vn


7
với khái niệm phát triển nông nghiệp. Tiếp theo giai đoạn này, phát triển nông
thôn dần mở rộng ra các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, mang
tính tổng hợp nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau và luôn phải gắn với sinh kế
người dân. Từ đó phát triển nông thôn gắn với vấn đề việc làm, thu nhập phi
nông nghiệp đối và giảm nghèo, làm giàu cho người dân ở nông thôn và bắt đầu
ra đời các chương trình, dự án phát triển nông thôn với tên gọi khác nhau3 .
1.1.1.3. Khái niệm NTM và xây dựng NTM.
- Về khái niệm NTM. Đến nay vẫn chưa có khái niệm đầy đủ về NTM.
Các nhà nghiên cứu về xã hội học đưa ra cách nhìn về NTM là một “kiểu mẫu
cộng đồng nông thôn” được phát triển theo các tiêu chí nào đó. Theo đó, “NTM”
là kết quả của một quá trình phát triển nông thôn theo các phương thức, tiêu chí

được lựa chọn về kinh tế, xã hội, môi trường theo điều kiện cụ thể của từng vùng
nông thôn. Quá trình phát triển (xây dựng) NTM trước hết là: Phải tiếp thu được
các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của người dân và nâng cao được
đời sống vật chất của dân cư nông thôn ngang bằng với đô thị, đồng thời vẫn giữ
được những nét văn hóa, xã hội, môi trường đa dạng mang các đặc trưng của
nông thôn.
Hay một cách nhìn khác về NTM. NTM là mô hình tổ chức nông thôn
theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra cho phát triển nông thôn trong
điều kiện hiện nay, đó là mô hình nông thôn tiên tiến so với nông thôn cũ (truyền
thống) ở tính tiến tiến về mọi mặt. Tính tiên tiến của NTM thể hiện ở 5 nội dung
cơ bản là: Xây dựng làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Sản xuất
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững; Đời sống vật chất, tinh
thần của người dân không ngừng nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ
gìn và phát triển; Xã hội nông thôn được quản lý dân chủ.
Nguồn: “Giáo trình xây dựng, phân tích chính sách NN, NT”, NXB nông nghiệp, Hà Nội 2013 trang 46-52
Tác giả: PGS.TS Chu Tiến Quang
3


8
- Xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng NTM là quá trình phát triển nông thôn theo những tiêu chí
được xác định cho từng giai đoạn. Muốn xây dựng NTM cần đưa ra được các
tiêu chí cụ thể định hướng cho các chủ thể cùng tham gia xây dựng nông thôn
trong giai đoạn đã được xác định.
Ở Việt Nam, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 491/2009/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia NTM, tiếp đó ngày 20/2/2013
là Quyết định số 342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu tại Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg và quy định: “ Một xã đạt tiêu chuẩn NTM phải hoàn thành

19 tiêu chí” chia thành 5 nhóm nội dung, tổng cộng số chỉ tiêu cho 5 nhóm nội
dung trên là 39 chỉ tiêu4.
Ngày 20/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
342/2013/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
1.1.2. Chủ thể xây dựng NTM
Trong xã hội nông thôn thôn chủ yếu những người dân nông thôn sinh
sống và phát triển kinh tế, do vậy người dân nông thôn phải là chủ thể của xây
dựng NTM. Vì vậy các chương trình, dự án xây dựng NTM cần thu hút tối đa
sự tham gia tích cực của người dân nông thôn với phương châm “ dân làm, lãnh
đạo xã, huyện, tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo”. Sự tham gia của người dân nông thôn
vào quá trình xây dựng NTM là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công
của các tiêu chí NTM. Sự tham gia của người dân nông thôn được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
- Dân được biết về các nội dung, yêu cầu và kế hoạch xây dựng NTM.
Người dân cần phải được biết về tất cả các công việc và hoạt động liên quan đến
xây dựng NTM. Sự hiểu biết của người dân là động lực để họ tham gia vào:

4

Phụ lục 1


9
quyết định xây dựng các công trình hạ tầng; trách nhiệm, quyền lợi của cộng
đồng và của từng người dân…;
- Dân được bàn, thảo luận, tham gia ý kiến vào đến kế hoạch phát triển
sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn;
- Dân tham gia đóng góp vật chất, tiền bạc và trí tuệ vào các hoạt động
trong xây dựng NTM;
- Dân trực tiếp thực hiện các hoạt động phát triển NTM. Cụ thể là, trực

tiếp tham gia vào lập kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng, thi công, quản lý và
duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng đã xây dựng; phát triển sản xuất nông
nghiệp; phát triển hoạt động phi nông nghiệp; phát triển các hoạt động xã hội; tu
sửa nhà cửa gia đình sạch đẹp..;
- Dân kiểm tra các hoạt động xây dựng NTM thông qua các biện pháp
giám sát và đánh giá của họ về kết quả xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì
các công trình hạ tầng trên địa bàn, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong việc
sử dụng các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và của chính người dân đã bỏ ra xây
dựng các công trình;
- Dân quản lý các công trình hạ tầng đã xây dựng thông qua một tổ chức
do nông dân tự lập ra, với vai trò là chủ sở hữu công trình. Người dân có quyền
quyết định về thời gian, số lượng công việc duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm
nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong sử dụng công trình;
- Dân hưởng lợi từ các lợi ích tạo ra nhờ các hoạt động mà họ tham gia
mang lại, bao gồm lợi trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Nhóm trực tiếp bao gồm các
lợi ích từ tăng năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các
giống mới trong thực hiện phát triển kinh tế sản xuất,... Nhóm gián tiếp bao gồm
các lợi ích do các hoạt động văn hóa xã hội cộng đồng mang lại như: phát triển
các hoạt động văn hóa cộng đồng, phát triển các dịch vụ xã hội, cải thiện môi
trường sinh thái....


10
1.1.3. Nguyên tắc, nội dung, các bước, và đánh giá kết quả xây dựng NTM.
1.1.3.1. Các nguyên tắc trong xây dựng NTM. Để xây dựng NTM, cần thực hiện
theo những nguyên tắc chủ yếu sau:
- Thực hiện đầy đủ về số lượng và chất lượng 19 tiêu chí quốc gia về
NTM;
- Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương
là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,

chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện;
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn;
- Gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo thực hiện đúng các quy hoạch xây dựng NTM đã phê duyệt;
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho UBND xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án liên quan trên địa bàn xã;
- Phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ
cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá;
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
trong đó Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị, xã hội vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây
dựng NTM;
- Xây dựng NTM phải gắn với thị trường và bảo vệ tài nguyên môi
trường; Xây dựng NTM là phát triển nông thôn trong một giai đoạn cụ thể nhằm
tạo ra một xã hội nông thôn có kinh tế phát triển, có đời sống về vật chất văn hoá
và tinh thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ


11
tốt cho sản xuất, đời sống và văn hóa của người dân theo các chuẩn mực đề ra
cho từng giai đoạn.
1.1.3.2. Những nội dung cơ bản của xây dựng NTM.
Như trên đã trình bày, theo Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, quá trình xây dựng
NTM phải thực hiện 5 nhóm nội dung chính trong giai đoạn từ 2010 đến 2015
như sau:

Nội dung thứ nhất. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTM. Cụ thể là
xác định quỹ đất trên địa bàn xã vào các mục tiêu sau:
+ Xây dựng các hạ tầng thiết yếu cho phát triển hoạt động kinh tế công nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ hàng hóa;
+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường;
+ Phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có
trên địa bàn xã.
Nội dung thứ hai. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, gồm các việc sau:
+ Đường giao thông nông thôn: Hoàn thiện đường xã, trục thôn đường
ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa và xây dựng đường trục chính nội
đồng phần lớn được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện;
+ Nâng cấp hệ thống các công trình điện lưới đảm bảo cung cấp điện phục
vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn;
+ Nâng cấp hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn;
+ Hoàn thiện trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia;
+ Xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ xây dựng;
+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông đảm bảo cung cấp dịch
vụ Internet đến các thôn bản;


12
+ Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn, xây dựng đê
hoặc bờ bao chống lũ, hoàn thiện các công trình tưới tiêu và kiên cố hóa kênh
mương;
+ Xây dựng trụ sở xã ở trung tâm, thuận tiện đối nội, đối ngoại;
+ Chỉnh trang các khu dân cư hiện có,xóa nhà tạm, dột nát, xây dựng,
hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.
Nội dung thứ ba. Phát triển tổ chức sản xuất, các hoạt động kinh tế nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân, gồm các công việc sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – nghiệp.
+ Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương.
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
+ Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a của chính Phủ.
+ Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
+ Thực hiện an sinh xã hội.
+ Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
Nội dung thứ tư. Phát triển Văn hoá - Xã hội - Môi trường nông thôn, gồm
các công việc sau:


13
+ Giáo dục: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào
tạo, duy trì phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
tiếp tục học trung học phổ thông và đẩy mạnh đào tạo nghể.
+ Y tế: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, nâng
cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
+ Văn hóa. Phấn đấu các xã có thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa
+ Môi trường: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.

Nội dung thứ năm. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững
mạnh
bao gồm các công việc sau:
+ Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị các cấp;
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, chống các hủ tục
lạc hậu và các tệ nạn xã hội.
1.1.3.3. Các bước và nguồn lực trong xây dựng NTM
- Về các bước xây dựng NTM.
Các bước XD NTM gồ m5:
Bước 1: Thành lập bộ máy tổ chức triển khai, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền đến người dân về thực hiện
XDNTM.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia NTM.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM trên quy mô toàn xã.
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện.
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông
nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính.
5


14
- Về huy động các nguồn lực, bao gồm:
+ Thứ nhất là nguồn nhân lực. Trong xây dựng NTM thì nguồn nhân lực
cơ bản cần huy động là: người dân, các tổ chức kinh tế-xã hội và chính quyền địa
phương. Theo đó, người dân với tư cách là chủ thể nên được quyền tham gia
toàn diện từ quy hoạch, góp công, góp của và trực tiếp lao động sản xuất tạo ra
của cải vật chất ở nông thôn; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng, tu bổ,

nâng cấp nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh, tham gia trực tiếp ngày công
lao động cho các công trình công cộng ở khu dân cư nơi gia đình sinh sống, hiến
đất góp đất để mở rộng đường làng ngõ xóm, đường giao thông thuỷ lợi.
Các tổ chức kinh tế-xã hội tham gia theo nghĩa hỗ trợ, hướng dẫn người
dân trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nông thôn;
Cơ quan chính quyền địa phương giữ vai trò chỉ đạo, cầu nối trong triển
khai các hoạt động xây dựng NTM tại địa bàn được giao quản lý, cụ thể là: xác
định đúng định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp và hoạt động xã hội tại địa phương;
+ Thứ hai là nguồn lực tài chính. Quá trình xây dựng NTM được triển
khai trên cơ sở huy động mọi nguồn lực tài chính của xã hội gồm: nguồn vốn
ngân sách; vốn của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế, vốn từ người dân và
nguồn vốn từ nơi khác.
+ Thứ ba là các nguồn lực vật chất tại chỗ. Quá trình xây dựng NTM phải
dựa trên cơ sở những lợi thế có sẵn về điều kiện vật chất, hạ tầng như đất đai,
nguồn nước, các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội đã được xây dựng đến mức
nào và có tương thích với các tiêu chí NTM mà Chính phủ đã đưa ra không để
hình thành kế hoạch triển khai tiếp tục việc xây dựng đồng bộ các hạng mục kết
cấu hạ tầng còn thiếu hụt. Vì vậy, việc nắm chắc các nguồn lực vật chất tại chỗ
đã có từ đầu khi bắt tay vào xây dựng NTM có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng
định tầm của cơ quan triển khai xây dựng NTM ở địa phương. Những nơi nào có


15
nguồn lực vật chất tại chỗ đầy đủ sẽ có những lợi thế tốt trong việc hoàn thành
19 tiêu chí NTM và sớm thành công trong xây dựng NTM.
1.3.3.4. Đánh giá kết quả xây dựng NTM.
Công tác đánh giá kết quả xây dựng NTM bao gồm các khía cạnh sau6:
Thứ nhất. Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM
Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM là đánh giá về kết

quả thực hiện các công việc trong kế hoạch hành động xây dựng NTM về trình
tự và thời gian. Đánh giá này liên quan việc xem xét tính hợp lý của các hoạt
động xây dựng công trình cùng những yêu cầu về các nguồn tài nguyên để thực
hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Cụ thể là thời gian hoàn thành các tiêu chí
từng khu vực cụ thể.
Thứ hai. Đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí.
Là đánh giá kết quả đạt được từng tiêu chí của chương trình NTM phân
theo 5 nội dung cụ thể, theo BTCQG về NTM. Đánh giá mức độ hoàn thành các
tiêu chí, tỷ lệ các tiêu chí đạt được tại các xã XDNTM, từ đó rút ra được nguyên
nhân, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM trên toàn địa bàn huyện
Bảo Thắng.
Thứ ba. Đánh giá mức độ bền vững của chương trình NTM
Phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển phù hợp với nhu cầu của
con người, đảm bảo sự tồn tại bền vững và tiến bộ lâu dài của nông thôn dựa trên
việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái nông
thôn, đáp ứng nhu cầu hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, không để
lại hậu quả cho thế hệ tương lai. Do vậy, đánh giá tính bền vững của xây dựng
NTM gồm 3 nội dung: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về
môi trường. Đây là 3 trụ cột của xây dựng NTM bền vững và bước đầu đã được
thể ở 19 tiêu chí xã NTM ở Việt Nam
Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của TTCP về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020).
6


×