BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
----------***----------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN THEO HOẠT ĐỘNG (ABC)
ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC
CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02
TRẦN TÚ UYÊN
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Thị Quy
PGS.TS. Đào Thị Thu Giang
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng:
- Luận án tiến sĩ kinh doanh này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện.
- Các thông tin, số liệu sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực
chính xác và có căn cứ.
- Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm
cá nhân và nghiên cứu của tác giả Luận án, không có sự sao chép của bất cứ tài
liệu nào đã được công bố.
- Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong Luận án.
Tác giả Luận án
Trần Tú Uyên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS, Nguyễn Thị Quy và
PGS.TS, Đào Thị Thu Giang (Trường Đại học Ngoại thương) đã tận tình hướng
dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến khoa Kế toán-Kiểm toán, khoa Quản trị
Kinh doanh, các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Ngoại thương đã góp
ý cho tác giả chỉnh sửa luận án trong quá trình nghiên cứu.
Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các kế toán trong
các công ty dược phẩm niêm yết đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, phỏng
vấn, thực hiện thu thập phiếu điều tra.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và phòng
kế toán, phòng thống kê Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây đã giúp đỡ tác giả
rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế về quy trình sản xuất, cách tính giá thành theo
các phương pháp tại công ty.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ hai bên, chồng, các con,
các em trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp tại trường Đại học Ngoại thương
đã giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
án.
Tác giả Luận án
Trần Tú Uyên
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ đầy đủ
STT
Kí hiệu
1
CNTT
2
CP
3
CPKH
4
CPSXDD
5
DN
6
ĐVT
Đơn vị tính
7
GTSP
Giá thành sản phẩm
8
KTTC
Kế toán tài chính
9
KTQT
Kế toán quản trị
10
LĐTT
Lao động trực tiếp
11
NCTT
Nhân công trực tiếp
12
NK
13
NVL
14
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
15
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
16
SX
17
SXC
18
SXKD
19
SXKDĐ
20
TSCĐ
Tài sản cố định
21
TTCK
Thị trường chứng khoán
Công nghệ thông tin
Chi phí
Chi phí khấu hao
Chi phí sản xuất dở dang
Doanh nghiệp
Nhập khẩu
Nguyên vật liệu
Sản xuất
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh dở dang
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
Nghĩa
1
ABC
Activity Based Costing
Chi phí theo/dựa trên hoạt động
2
ABM
Activity Based Management
Quản lý theo hoạt động
3
ACA
Activity Cost Analysis
Phân tích chi phí hoạt động
4
AHP
Analytic Hierarchical Process
Quá trình phân tích thứ bậc
5
CVP
Cost – Volumne – Profit
Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
6
EPS.
Earning Per Share
Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
7
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
9
GMP
Good Manufacturing Practice
Thực hành sản xuất thuốc tốt
10
IAS
International Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
11
JIT
Just In Time
Quản lý sản xuất tức thời
Manufacturing Overhead cost
Chi phí sản xuất chung
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
12
MOH
costs
13
ROE
Return on equity
14
TCS
Traditional Costing System
15
TPP
16
Hệ thống tính giá theo phương pháp
truyền thống
Trans-Pacific Strategic
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên
Economic Partnership
Thái Bình Dương
TQM
Total Quality Management
Hệ thống quản trị chất lượng
17
VAS
Vietnamese Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
18
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
19
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
iii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại hiện nay đang là một xu thế
tất yếu và diễn ra ngày càng sâu rộng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Các
doanh nghiệp muốn hội nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh
để cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một
trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát chặt chẽ,
hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí. “Làm sao để xác định chi phí sản xuất một
cách chính xác nhất”, “làm sao để quản trị chi phí một cách hiệu quả” là những câu
hỏi không mới nhưng luôn là vấn đề hóc búa đối với nhà quản trị doanh nghiệp, đặc
biệt khi giá thành là yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận của sản phẩm. Hiện nay
khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đều coi giá thành là cơ sở chính
để xác định giá bán thì việc tính giá thành chính xác là điều kiện sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng xét cả về
yếu tố kinh tế và xã hội. Ngành dược phẩm không những đáp ứng nhu cầu thiết yếu
trong đời sống hàng ngày của nhân dân mà còn đóng góp một phần ngân sách
không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu được áp dụng, các
hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình đẳng với các doanh nghiệp
trong nước. Do vậy mà thông tin về chi phí sẽ là kim chỉ nam giúp cho các nhà quản
trị kiểm soát tốt chi phí để có thể cung cấp ra thị trường các sản phẩm với giá thành
cạnh tranh, có ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển đồng thời có
các quyết định về phân phối và Marketing phù hợp, kịp thời.
Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương pháp kế toán
quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị thì tại
Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng
phương pháp kế toán chi phí truyền thống. Theo phương pháp kế toán này, chi phí
gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức nhất định, (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ
chi phí nhân công trực tiếp). Cách phân bổ này phù hợp với phương thức sản xuất
iv
truyền thống khi mà chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí
nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung không quan trọng, hơn nữa, nhân công trực
tiếp là yếu tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và là chi phí chính nên việc sử
dụng tiêu thức này là hợp lý. Ngày nay, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi
đặc điểm quy trình sản xuất cũng như thay đổi trong kết cấu chi phí sản phẩm thì
cần thiết phải có sự điều chỉnh phương pháp phân bổ chi phí cho phù hợp.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù hợp và có khả năng sẽ
mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp. Với phương pháp kế toán chi phí
theo hoạt động ABC (còn gọi là phương pháp kế toán ABC hay phương pháp
ABC), chi phí sẽ được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với
từng loại sản phẩm, vì thế thông tin chi phí cung cấp bởi phương pháp ABC có mức
độ chính xác cao hơn, các doanh nghiệp xác định được giá thành chính xác hơn.
Mặt khác, phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị theo hoạt động, từ đó
xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị giúp cải tiến
quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính vì những lý do trên tác
giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi
phí và giá thành sản phẩm tại các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài cho Luận án của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về phương
pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này xoay quanh 5 vấn đề
chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống; thứ hai,
tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi
ích và khó khăn mà phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới
việc áp dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong một
doanh nghiệp cụ thể (case study). Sau đây Luận án sẽ trình bày mục đích và hiệu
quả đạt được của từng nghiên cứu cụ thể.
v
Trước hết, các nghiên cứu so sánh phương pháp ABC và phương pháp
truyền thống có thể kể đến là nghiên cứu của Cooper và Kaplan (1988) mô tả ABC
như một hệ thống có thể vẽ một bức tranh về giá thành sản phẩm hoàn toàn khác so
với phương pháp truyền thống. Những khác biệt này phát sinh do phương pháp
ABC tiếp cận tinh vi hơn để tách chi phí sản xuất tại nhà máy, chi phí của công ty,
và các chi phí khác của doanh nghiệp, các chi phí này bước đầu sẽ tập hợp vào từng
hoạt động sau đó phân bổ tới từng sản phẩm.
Innes and Mitchell (1993) cho rằng phương pháp ABC đã khắc phục được
những nhược điểm về sự không chính xác trong tính toán của các phương pháp kế
toán truyền thống và đây là một tiến bộ đáng kể về cách tính chi phí. Cũng theo hai
nhà nghiên cứu này phương pháp ABC đã cung cấp một phương pháp cơ bản để
tính toán chi phí của sản phẩm, điều này mang lại lợi ích không chỉ cho nhà quản lý
mà còn cho cả khách hàng. Ngoài ra, so với phương pháp truyền thống phương
pháp ABC còn cung cấp mức độ đóng góp của từng hoạt động vào quá trình sản xuất
giúp nhà quản trị dễ dàng ra quyết định cắt giảm hay đẩy mạnh hoạt động hơn.
Gần đây, Appah et al (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh việc áp
dụng phương pháp ABC và phương pháp truyền thống tại các doanh nghiệp sản
xuất tại Nigeria. Tác giả đã gửi bảng hỏi tới kế toán trưởng của 40 doanh nghiệp sản
xuất phía Tây Nam Nigeria. Kết quả điều tra cho thấy 60% doanh nghiệp cho rằng
việc áp dụng phương pháp ABC hiệu quả hơn bởi kiểm soát chi phí tốt hơn, tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, tuy nhiên, 40% cho rằng so với phương
pháp chi phí truyền thống, phương pháp ABC phức tạp và gia tăng chi phí thực
hiện, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nghiên cứu này đã điều
tra toàn bộ các công ty sản xuất và bỏ qua tiêu chí quan trọng là đối với mỗi ngành
sản xuất khác nhau hiệu quả áp dụng phương pháp ABC sẽ khác nhau.
Nhóm nghiên cứu thứ hai có thể kể đến là các nghiên cứu về tỷ lệ áp dụng
phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia. Năm 1995 Innes và Mitchell
đã điều tra về tình hình áp dụng phương pháp ABC tại 1000 doanh nghiệp lớn nhất
nước Anh. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi gửi tới kế toán trưởng của 1000 doanh
nghiệp lớn nhất tại Anh (theo xếp hạng của tạp chí Time) bằng đường bưu điện,
trong đó gồm 940 công ty phi tài chính và 60 công ty tài chính. Theo kết quả điều
vi
tra, 33,2% tỷ lệ trả lời không hợp lệ, 66,8% phiếu trả lời là hợp lệ. Trong các phiếu
trả lời hợp lệ có 21% các công ty đang sử dụng phương pháp kế toán ABC, 29,6%
các công ty đang xem xét áp dụng phương pháp kế toán này, 13,3 % từ chối áp
dụng ABC sau khi đã đánh giá về ABC, 36,1% không có ý định áp dụng ABC.
Cũng theo kết quả điều tra việc áp dụng phương pháp ABC được đánh giá là có tác
động tích cực tới các chỉ tiêu liên quan tới kế toán quản trị như giá trị cổ phiếu, hiệu
quả kinh doanh, giảm chi phí và quản lý chi phí tốt hơn cũng là những ưu điểm
được chứng minh trong các doanh nghiệp có áp dụng ABC tại Anh. Điều tra này
không nghiên cứu các nhân tố hạn chế việc áp dụng phương pháp kế toán ABC.
Đến năm 1997, Bjornenak đã tiến hành điều tra mức độ phổ biến của việc áp
dụng phương pháp kế toán ABC tại Na-uy bằng cách điều tra 132 công ty sản xuất
lớn tại nước này, nghiên cứu đạt tỷ lệ trả lời là 75 công ty (tương đương 57%). Theo
đó 30 công ty (tương đương 40%) đã áp dụng phương pháp ABC, 23 công ty
(chiếm 31%) có tìm hiểu về ABC nhưng chưa áp dụng và 22 công ty (29%) không
quan tâm tới phương pháp ABC. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân
tố như cấu trúc chi phí, mức độ cạnh tranh, sự đa dạng của sản phẩm có mối quan
hệ với việc áp dụng phương pháp ABC, trong khi đó không có sự khác biệt đáng kể
về quy mô của doanh nghiệp giữa nhóm áp dụng ABC và nhóm không áp dụng
ABC.
Một nghiên cứu khác về ABC được Nguyen và Brooks tiến hành vào năm
1997 (Nguyen and Brooks-1997) tại bang Victoria tại Úc. Nghiên cứu đã sử dụng
Bảng hỏi gửi tới 350 doanh nghiệp sản xuất tại Úc với tỷ lệ trả lời là 120 công ty,
chiếm tỷ lệ 34%. Theo kết quả điều tra chỉ có 15 công ty tương đương 12,5% số
doanh nghiệp trả lời có áp dụng phương pháp kế toán ABC, 3 công ty (tương đương
2,5%) từ chối áp dụng phương pháp ABC, 10 công ty (8,3%) có ý định áp dụng
phương pháp ABC trong tương lai, 92 công ty còn lại (tương đương 76,7%) không
có ý định áp dụng ABC. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng giữa các
công ty áp dụng và không áp dụng ABC về sự đa dạng của sản phẩm, quy mô doanh
nghiệp, mức độ cạnh tranh, trái lại không có sự khác biệt về sự đa dạng sản phẩm và
vii
tỷ lệ chi phí sản xuất chung trên tổng chi phí giữa các công ty áp dụng và không áp
dụng phương pháp ABC.
Thứ ba là nhóm các nghiên cứu về thuận lợi và khó khăn mà phương pháp
ABC mang lại. Vào năm 1999, Clarke et al đã công bố kết quả điều tra 511 trong
1000 doanh nghiệp sản xuất lớn nhất của Ai Len theo xếp hạng của tạp chí Tài
chính và Kinh doanh về tình hình áp dụng kế toán ABC tại các doanh nghiệp này.
Các câu hỏi được gửi tới kế toán trưởng trong từng công ty. Số Bảng hỏi nhận về
hợp lý là 40% (tương đương 204 doanh nghiệp), trong đó có 12% (24 công ty) đã áp
dụng ABC, 20% (42 công ty) đang nghiên cứu về ABC, 13% (26 công ty) từ chối
áp dụng ABC, còn lại 55% (112 công ty) không xem xét áp dụng ABC. Nghiên cứu
cũng chỉ ra những ưu điểm của ABC như: phương pháp ABC cung cấp thông tin chi
phí chính xác hơn dẫn tới các quyết định quản trị tốt hơn, đem lại lợi ích cho nhân
viên và cho khách hàng. Liên quan tới những khó khăn khi áp dụng phương pháp
ABC đó là: khó xác định chi phí cho từng hoạt động, khó xác định từng hoạt động
riêng biệt, hệ thống công nghệ chưa hiện đại để áp dụng, năng lực của nhân viên
chưa đáp ứng việc áp dụng ABC.
Trong năm 2003, Cotton et al. (2003) tiến hành điều tra tình hình áp dụng
ABC tại Niu- Di- Lân. Đối tượng điều tra là các kế toán trưởng, thành viên của
Viện kế toán Niu-Di-Lân (ICANZ), những người đang làm việc tại các công ty
thương mại, các công ty cổ phần và các công ty nhà nước. Số lượng doanh nghiệp
điều tra là 748 doanh nghiệp, với tỷ lệ trả lời là 40%. Theo đó 20,3% các doanh
nghiệp đang áp dụng phương pháp kế toán ABC, 11% đang xem xét, 10,8% từ chối
sau khi xem xét, 57,8% còn lại không quan tâm tới phương pháp này. Lý do chọn
áp dụng phương pháp ABC được các doanh nghiệp đưa ra là: cần xác định chính
xác trị giá hàng tồn kho, giá sản phẩm dịch vụ đầu ra, quản lý chi phí, ngân sách,
cần xác định lợi nhuận trên từng khách hàng, nâng cao khả năng quản lý từng hoạt
động của doanh nghiệp.
Một năm sau đó, Pierce and Brown (2004) đã tiến hành một cuộc điều tra đối
với các công ty lớn trong ngành sản xuất, dịch vụ, tài chính tại Ireland để tìm hiểu
về thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty này. Bảng hỏi
được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Innes et al. (2000) và gửi trực tiếp tới kế
viii
toán trưởng hoặc giám đốc tài chính tại các công ty được điều tra. Tỷ lệ phản hồi
của nghiên cứu là 23,2% trên 550 doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng
so với 4 năm trước đó, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC đã tăng lên. Theo đó có
28% các công ty đã áp dụng phương pháp ABC, 52,4% các công ty không xem xét
áp dụng. Tỷ lệ các công ty đang xem xét là 9%, 10,7 % các doanh nghiệp từ chối áp
dụng sau khi đã tìm hiểu. Các lợi ích có được khi áp dụng phương pháp ABC được
các công ty chỉ ra là: ABC giúp phân tích thông tin sâu hơn, tạo ra giá trị gia tăng
cho việc ra quyết định. Ngoài ra phương pháp ABC giúp cung cấp thông tin sản
phẩm chính xác hơn, nâng cao lợi nhuận trên từng sản phẩm, đánh giá được hiệu
quả của việc đầu tư. Hơn thế nữa, phương pháp ABC còn chỉ rõ được nguồn phát
sinh chi phí, giúp quản trị tốt hơn trong việc thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm
và xây dựng chiến lược giá.Về nguyên nhân không áp dụng ABC được các nhà
nghiên cứu chỉ ra gồm ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là các khó
khăn do điều kiện áp dụng ABC như: trình độ của nguồn nhân lực, trình độ về công
nghệ thông tin, chi phí tốn kém. Nguyên nhân thứ hai được chỉ ra: do việc khó phân
lọai chi phí thành các hoạt động cụ thể, chi phí để phân loại có thể lớn hơn lợi ích
mang lại sau khi có được thông tin chi phí chính xác. Nguyên nhân cuối cùng là do
các doanh nghiệp đang hài lòng với hệ thống tính giá thành của mình, thiếu thông
tin và kinh nghiệm về phương pháp ABC, quy mô doanh nghiệp nhỏ, quá trình sản
xuất và kiểm soát chi phí đơn giản.
Cũng trong năm 2004 Manalo (2004) tiến hành cuộc điều tra đối với 500
doanh nghiệp lớn nhất Philippines (theo tạp chí The Fookien Times Philippine
Yearbook, 2001). Kết quả điều tra cho thấy có 17% (tương đương 83 doanh nghiêp)
đang áp dụng phương pháp ABC, có 55% (275 doanh nghiệp) vẫn áp dụng phương
pháp truyền thống, các công ty còn lại là 28% (142 công ty) đang xem xét có nên áp
dụng ABC hay không. Điều tra cũng làm rõ nguyên nhân của việc chưa áp dụng
phương pháp ABC là: thiếu thông tin về ABC, hạn chế về nguồn nhân lực, cũng
như hệ thống công nghệ thông tin phụ trợ.
Vào năm 2005, Cohen et al (2005) tiến hành điều tra trên 177 công ty lớn ở
Hy Lạp. Cuộc điều tra nhằm tìm hiểu tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong ba loại
hình sản xuất: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch
ix
vụ, đồng thời tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thay đổi hệ thống kế
toán quản trị chi phí hiện tại. Trong nghiên cứu này có 88 trong số 177 doanh
nghiệp trả lời, đạt tỷ lệ 49,7%. Hy Lạp là nước có tỷ lệ áp dụng ABC tương đối cao,
36 công ty trong tổng số 88 công ty trả lời đã áp dụng ABC, tương đương 40,9%.
Số còn lại 52 công ty tương đương 50,1% hiện không áp dụng ABC. Trong số các
công ty hiện không áp dụng ABC có 31,9% (28 công ty) từ chối không áp dụng,
13,6% (12 công ty) đang xem xát có áp dụng hay không, 13,6% (12 công ty) còn lại
không xem xét đến phương pháp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lợi ích của việc
áp dụng ABC, theo đó lợi ích của việc áp dụng ABC được chia làm 5 nhóm: kế toán
chi phí, quản trị chi phí, đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh, ra quyết định, quản
lý chung.
Thứ tư là nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng
phương pháp ABC, đã có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô
doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, mức độ cạnh tranh
của sản phẩm… có mối quan hệ với việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Ví dụ
Innes and Mitchell, 1995, 1998; Bjornenak, 1997; Van Nguyen and Brooks,
1997;Krumwiede, 1998; Clarke et al, 1999. Theo các kết quả điều tra này các công
ty có quy mô lớn có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ.
Vào năm 1999, theo kết quả điều tra của Clarke, 18% trong số các công ty có doanh
thu 50 triệu USD/ năm áp dụng ABC, trong khi con số này chỉ là 4% đối với các
công có doanh thu nhỏ hơn 10 triệu USD. Năm 2010, Zhang Zi Fei & Che Ruhana
Isa đã công bố bài “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp
ABC”.Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công
phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp sản xuất và
cung ứng dịch vụ tại Vương Quốc Anh.
Vào năm 1995 Anderson (1995) đã tiến hành nghiên cứu quá trình áp dụng
ABC tại công ty General Motors.Nghiên cứu này đã xây dựng một mô hình các nhân
tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC.Theo đó các nhân tố ảnh hưởng tới
việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí ABC được nêu ra là: lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, yếu tố đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của
sản phẩm, cấu trúc chi phí, chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
x
Năm 2013, Elhamma et al (2013) đã tiến hành điều tra tình hình áp dụng
ABC trong các doanh nghiệp tại Ma-rốc. Nghiên cứu đã chỉ ra có 12,9% trong tổng
số 62 doanh nghiệp tại Ma- rốc có áp dụng phương pháp ABC, nghiên cứu cũng sử
dụng nghiên cứu định lượng và kiểm định Khi bình phưong (chi square) để kết luận
không mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh và việc áp dụng ABC.
Hạn chế của nghiên cứu này là không chỉ ra tại sao lại chỉ chọn nhân tố chiến lược
kinh doanh mà không phải các nhân tố khác cũng như không mô tả cụ thể về mẫu
điều tra.
Cuối cùng là nhóm các nghiên cứu về phương pháp ABC tại một doanh
nghiệp cụ thể (case study). Năm 1995 Anderson đã nghiên cứu về việc thực hiện
phương pháp ABC tại BCA là nhà sản xuất máy bay Boeing lớn tại Mỹ. Sau khi
thực hiện được 1 năm, ABC đã mang lại hiệu quả lớn cho công ty: công ty đã tiết
kiệm được khoảng 1,6 triệu USD trong vòng 12 tháng, lợi nhuận trên tài sản (ROA)
tăng đáng kể mà không làm tăng chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng
ABC, các loại chi phí chất lượng (tổng chi phí dự phòng, thẩm định, thất bại, làm
lại…) đã giảm đáng kể: từ 1,3 triệu USD mỗi quý giảm xuống còn 350 nghìn USD
mỗi quý. Những kết quả này đã làm nhóm nghiên cứu về ABC đưa ra kết luận việc
áp dụng ABC giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế lãng phí, mang lại lợi
nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh, giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu
dài hạn của mình. Ngoài ra vào năm 2013, Yung I & Hwei Cheng Wang cũng
nghiên cứu về việc áp dụng ABC tại công ty truyền thông B tại Đài Loan. Đây là
một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị đài phát thanh, điện thoại có dây và
điện thoại không dây lớn nhất Đài Loan, đã áp dụng phương pháp ABC với quy
trình 7 bước. Trong bài viết các tác giả đã phân tích kỹ quy trình áp dụng ABC tại
công ty và so sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp
truyền thống để thấy rõ sự khác biệt khi tính giá theo hai phương pháp này.
Năm 2012, Yapa et al (2012) đã nghiên cứu về quy trình áp dụng ABC tại
công ty Viễn thông A Thái Lan thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu 5 chuyên gia
về quản trị chi phí và một trợ lý giám đốc đang làm việc tại đây. Công ty Viễn
thông A Thái Lan đã áp dụng phương pháp ABC từ năm 2003 và đã đạt được
những kết quả nhất định như tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, có được hệ
xi
thống khách hàng trung thành và lợi nhuận tăng trưởng cao. Kết quả của những
cuộc phỏng vấn chuyên sâu tại đây cho thấy môi trường cạnh tranh là nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất đến việc áp dụng ABC, sau đó là công nghệ, chiến lược tổ chức, cấu
trúc tổ chức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility –
CSR) và văn hóa tổ chức. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kết luận trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp, sự trung thành của nhân viên và chính sách của Chính phủ có ảnh
hưởng gián tiếp đến việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Hạn chế của nghiên
cứu này là các kết luận chỉ dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu một số lượng
mẫu nhỏ, đồng thời tác giả cũng không chứng minh được liệu việc nghiên cứu tại
một công ty có thể rút ra kết luận cho toàn ngành viễn thông của Thái Lan hay
không.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Mặc dù phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) đã được biết đến,
đã áp dụng thành công và có rất nhiều nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới
nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp này.
Những nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy trình bày
trong bài “Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing – ABC)” đăng
trên tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của Quang Khải với bài “ ệ
thống xác lập chi ph d a trên hoạt động”, tạp chí Kế toán tháng 5 năm 2006. Hai
bài viết đã giới thiệu về phương pháp kế toán ABC cùng với các ưu nhược điểm của
phương pháp này tuy nhiên đây chỉ là những lý thuyết cơ bản nhất về ABC, trong
bối cảnh ABC mới bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam. Các nghiên cứu khác
cũng hoàn thiện việc cung cấp thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp
này, bao gồm nghiên cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt
động”của Trần Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó
khăn trong áp dụng kế toán chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển,
tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện
phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải.
Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí theo hoạt
động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và khả năng áp dụng tại
Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu đã nêu ra những ưu
xii
nhược điểm của phương pháp kế toán ABC và khả năng vận dụng trong các doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại cung cấp khung lý
thuyết chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, muốn áp dụng tại các ngành,
các doanh nghiệp khác nhau cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng ngành, đặc điểm phát sinh các chi phí cụ thể.
Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các
nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng Phúc có
bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển.
Bài báo trình bày một cách khái quát nội dung kế toán quản trị chi phí theo hoạt
động kết hợp với việc khảo sát thực tế tại công ty HACOMEX nhằm khẳng định ưu
điểm của phương pháp ABC. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô
Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) tại
các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc doanh nghiệp sau khủng
hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 12 năm 2013. Bài báo đã nêu
khả năng áp dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam.
Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và thực tiễn có tác giả Phan
Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu quản trị chi phí kinh
doanh theo quá trình hoạt động (ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam”. Luận án đã đánh giá thực trạng về quản trị chi phí kinh doanh trong các
doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã gửi
phiếu điều tra tới 60 doanh nghiệp chế biến gỗ và lựa chọn xí nghiệp sản xuất Bao
bì tại Hà Nội làm ví dụ điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ rõ tại sao phương
pháp này lại phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ dựa trên kết
quả nghiên cứu định lượng mà chỉ đưa ra các luận giải thiên về định tính.
2.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, ngoài những nghiên cứu mang tính khái quát về lý thuyết ABC cũng
đã có một số nghiên cứu chỉ ra khả năng ứng dụng ABC vào một số ngành tại Việt
Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dựa trên những nghiên cứu định tính
nhằm mô tả thực trạng hoặc dựa vào lý thuyết của nước ngoài để nêu ra sự phù hợp
chứ chưa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại một
xiii
ngành cụ thể ở Việt Nam. Vì vậy cần có một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định
các nhân tố phù hợp với khả năng áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp
Việt Nam..
Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng phương pháp ABC trong
một ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các doanh
nghiệp có nhiều khả năng áp dụng phươn pháp ABC để nghiên cứu và phân tích,
cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó. Vì vậy việc
định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp dụng và xây dựng mô hình
ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết.
Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực cạnh
tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến lợi nhuận của ngành giảm xuống. Mặc dù
trước đây ngành dược vẫn luôn được coi là một ngành ổn định, luôn duy trì lợi
nhuận ở mức cao kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
một số doanh nghiệp lớn trước đây luôn trên 30% và bình quân ngành luôn ở mức
cao trên 25% từ 2010 đến 2013 bất chấp các giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Khó
khăn chỉ xuất hiện từ sau 2014 và đến nay các chỉ tiêu tăng trưởng ngành như ROE
chỉ còn 19,6% trong khi EPS đã giảm từ 7,000 bình quân xuống còn 5,200. Để cải
thiện tình trạng đó, ngoài việc phải thay đổi các sản phẩm chiến lược từ thuốc
generic lợi nhuận thấp sang các thuốc đặc trị giá trị cao thì việc chú trọng đến kế
toán quản trị nhằm cắt giảm chi phí, cải tiến hoạt động… cũng là một nhiệm vụ cấp
bách đối với mỗi doanh nghiệp dược. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có
thể đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng hiệu
quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết.
Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong Luận án của mình.
3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu thực trạng
áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty này.
xiv
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
1. Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC.
2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi
phí theo hoạt động ABC của các nước trên thế giới, kết hợp với thực tiễn Việt Nam
để xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các các nhân tố ảnh hưởng tới việc
áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động trong các công ty dược phẩm
nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng.
3. Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động
tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với
các công ty đã áp dụng, Luận án sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của việc áp
dụng phương pháp này. Đối với những công ty chưa áp dụng, Luận án sẽ đi sâu
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng đã tìm được ở mục tiêu thứ 2, xem
liệu các công ty này có phù hợp với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động hay không?
4. Dựa vào kết quả ở mục tiêu 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp
dụng phương pháp ABC cho các công ty đã áp dụng và các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng áp dụng đối với các công ty chưa áp dụng.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC của một doanh
nghiệp dược?
Đâu là các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nước khác
(Mỹ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc)?
Việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết tại Việt
Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Liệu các doanh
nghiệp dược phẩm niêm yết có phù hợp với việc áp dụng phương pháp ABC hay
không?
Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC tại
các công ty dược phẩm niêm yết đã áp dụng và nâng cao khả năng áp dụng phương
pháp ABC tại các công ty áp dụng thí điểm và chưa áp dụng?
xv
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các phương pháp kế toán chi phí bao
gồm phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC và phương pháp kế toán chi
phí truyền thống trong doanh nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các doanh nghiệp dược
phẩm sản xuất niêm yết (15 doanh nghiệp). Tuy nhiên, để có được cơ sở tin cậy
chứng minh sự phù hợp của các doanh nghiệp niêm yết đối với phương pháp ABC,
Luận án đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, bao gồm tất cả các doanh nghiệp dược
phẩm Việt Nam (187 doanh nghiệp). Đặc biệt, Luận án lựa chọn Công ty cổ phần
dược phẩm Hà Tây làm ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp ABC. Ngoài
ra, để có cơ sở so sánh, các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công ABC
cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Về thời gian: Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí
và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, Luận án lấy mốc từ năm 2003 đến hết năm 2015 (khi khái niệm về kế
toán quản trị chính thức được đề cập đến tại khoản 3, điều 4, chương I - Luật kế
toán- năm 2003). Khi đề xuất việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và
giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam Luận án đề xuất các giải pháp đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng năm phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp nghiên cứu điển hình và phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng chủ yếu ở cả 3 chương với
mục đích làm rõ các vấn đề liên quan tới cơ sở khoa học về phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: chủ yếu được sử dụng ở chương 2 nhằm làm
rõ các vấn đề về thực trạng và đưa ra các nhận xét một cách cụ thể đối với việc áp
dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động, mặt khác nghiên cứu cũng so
xvi
sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống
tại công ty dược phẩm Hà Tây để thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp này.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: chủ yếu được sử dụng ở chương 1 và
chương 2. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp điển hình trên thế
giới áp dụng thành công phương pháp chi phí theo hoạt động nhằm rút ra bài học
kinh nghiệm phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2, nghiên cứu thực
trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm
Hà Tây…
- Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp nghiên cứu định lượng: được
áp dụng ở chương 2 khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương
pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và các doanh nghiệp dược
phẩm niêm yết nói riêng.
Luận án đã tiến hành khảo sát toàn bộ 187 công ty dược phẩm là thành viên
của hiệp hội dược phẩm Việt Nam (bao gồm 15 công ty niêm yết và 172 công ty
chưa niêm yết) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp
ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết nói riêng. Đối với các công ty dược phẩm chưa niêm yết Bảng
hỏi bao gồm 11 câu liên quan đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp
dụng phương pháp kế toán ABC. Đối với các công ty dược phẩm niêm yết Bảng hỏi
bao gồm 30 câu, trong đó 11 câu đầu giống Bảng hỏi thứ nhất, bổ sung thêm 19 câu
nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng áp dụng phương pháp ABC. Tổng số phiếu thu về
là 71 trong đó có 15 phiếu không hợp lệ và 56 phiếu hợp lệ.
Nghiên cứu đã xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng
phương pháp ABC bao gồm: nhân tố quy mô, tỷ lệ chi phí gián tiếp, sự đa dạng sản
phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của thông tin chi
phí.
Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = β0 + β1*QUYMO + β2*CHIPHI +
β3*DADANG+ β4*CANHTRANH+ β5*THONGTIN + ε (1)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (doanh nghiệp áp dụng ABC) và 0
(doanh nghiệp không áp dụng ABC). Kiểm định chi bình phương bằng phần mềm
xvii
SPSS và phân tích hồi quy nhị phân binary logistic được thực hiện để tiến hành
kiểm định này.
Bảng hỏi chuyên sâu được tiến hành với toàn bộ 15 công ty dược phẩm niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau khi đã loại ra 2 công ty chỉ đơn
thuần kinh doanh thiết bị y tế) nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp kế
toán ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết. Đối với các công ty đã áp dụng
phương pháp này, nghiên cứu tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong việc áp
dụng phương pháp ABC. Tại các công ty chưa áp dụng, căn cứ vào mô hình các
nhân tố ảnh hưởng ở trên, nghiên cứu tìm hiểu xem liệu những công ty này có
những điều kiện phù hợp để áp dụng phương pháp ABC không? Giải pháp nào nâng
cao khả năng áp dụng phương pháp ABC cho các công ty này?.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã tổng hợp lý luận về việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm như khái niệm, đặc điểm, nội dung,
các bước tiến hành đối với các doanh nghiệp dược niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và rút ra bài học áp dụng thành công phương
pháp kế toán chi phí theo hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cho các công
ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Là Luận án đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và xây dựng mô hình nghiên cứu
định lượng gồm 5 nhân tố để tìm xem các nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới việc
áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược phẩm Việt Nam nói chung và
các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. Luận án đã kết hợp tốt hai phương pháp
điều tra và phương pháp định lượng, các phương pháp này được thực hiện cho kết
quả điều tra đáng tin cậy.
- Luận án đã nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí theo cả hai phương pháp
truyền thống và phương pháp ABC để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp
dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm đã áp
dụng, trong đó có giải pháp nhằm gắn kết ABC với ABM (Activity Based
Management- Quản trị theo hoạt động) tại công ty dược phẩm Hà Tây. Ngoài ra,
xviii
các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng tại các công ty dược phẩm niêm yết
chưa áp dụng cũng được đề xuất.
- Bốn trong năm nhân tố của mô hình có tác động tới việc áp dụng phương pháp
ABC đó là: Quy mô của doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián
tiếp, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí không có mối quan hện với
khả năng áp dụng phương pháp ABC. Các nhân tố trong mô hình cũng giải thích
được 64,6% biến phụ thuộc.
- Căn cứ vào kết quả chạy mô hình và thực trạng các doanh nghiệp dược phầm
niêm yết Luận án đã chứng minh rằng các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết hội tụ
đủ các điều kiện để áp dụng có hiệu quả phương pháp ABC.
Ngoài ra Luận án cũng xây dựng mô hình áp dụng phương pháp ABC cho các
doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các công ty dược phẩm nói chung.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, Luận án có kết cấu gồm 3
chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chi phí, giá thành và phương pháp kế toán chi
phí theo hoạt động trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động
để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương
pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các
công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
xix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng
xét cả về yếu tố kinh tế và xã hội. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối
mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu
được áp dụng, các hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình
đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp dược muốn hội
nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh để cải thiện
hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một
trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát
chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí.
Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương
pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho
các nhà quản trị thì tại Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp
dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyền
thống.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh
nghiệp dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng
phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù
hợp và có khả năng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp.
phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, từ
đó xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị
giúp cải tiến quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính
vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại
các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
làm đề tài cho Luận án của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về
phương pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này
xx
xoay quanh 5 vấn đề chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và
phương pháp truyền thống; thứ hai, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC
trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi ích và khó khăn mà
phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp
dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong
một doanh nghiệp cụ thể (case study). Đó là các nghiên cứu sau Kaplan
(1988), Innes and Mitchell (1993), Appah et al (2013), Innes và Mitchell
(2005), Nguyen and Brooks (1997), Cotton et al. (2003), Pierce and
Brown (2004), Manalo (2004) Bjornenak, (1998), Krumwiede (1998);
Clarke et al, (1999), Elhamma et al (2013), Yung I & Hwei Cheng Wang
(2013), Amrik S. Sohal & Walter W.C Chung (1998), Fawzi A, (2008),
Suzanne B (2007), Sartorius K at el, (2007), Lin (2001); Abdallah & Wei
(2008), Zhang & Isa (2010)…
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương
pháp này. Nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy
trình bày trong bài “Kế toán chi phí d a trên hoạt động (Activity-Based
Costing – ABC) tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của
Quang Khải (2006). Các nghiên cứu khác cũng hoàn thiện việc cung cấp
thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp này, bao gồm nghiên
cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt động”của Trần
Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó khăn
trong áp dụng kế toán chi phí d a trên hoạt động”, tạp chí Kinh tế và
Phát triển, tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong
quá trình thực hiện phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải.
Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí
theo hoạt động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và
khả năng áp dụng tại Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014.
Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các
nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng
Phúc có bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí
Kinh tế và Phát triển. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô
xxi
Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí d a trên hoạt
động (ABC) tại các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc
doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển,
tháng 12 năm 2013. Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và
thực tiễn có tác giả Phan Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ
“Nghiên cứu quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động
(ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”.
2.3. Các vấn đề cần tiếp tực nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cức về ABC đa phần là các nghiên cứu định
tính. chưa có nghiên cứu thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại
một ngành cụ thể ở Việt Nam.
Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng ABC trong một
ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các
doanh nghiệp có nhiều khả năng áp dụng ABC để nghiên cứu và phân
tích, cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó.
Vì vậy việc định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp
dụng và xây dựng mô hình ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết.
Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực
cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến hiệu quả kinh doanh của
ngành giảm sút rõ rệt. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có thể
đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng
hiệu quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc
làm cần thiết. Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong
Luận án của mình.
3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu
thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp
ABC tại các công ty này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
xxii