Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp phát triển cây bưởi diễn trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 110 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đỗ Thị Phương


ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Sau đại học,
Khoa – trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
quá trình học tập và làm Luận văn tốt nghiệp cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân, Chi cục Thống kê,
Phòng Kinh tế, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Lao động-TB&XH huyện
Chương Mỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn, các ngành đoàn thể, các cán bộ chuyên môn và sự giúp đỡ nhiệt tình hộ
gia đình tại địa bàn điều tra.
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS Lê Trọng Hùng, người đã định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn cao học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và


bạn bè trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn.
Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đỗ Thị Phương


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................................iii
Danh mục các hình ..............................................................................................................vi
Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ ... 4
1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4
1.1.1 Lý luận về phát triển .......................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm cây bưởi Diễn ................................................................................... 7
1.1.3. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn ...........12
1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................14
1.2.1. Tình hình phát triển cây ăn quả có múi của nước ta hiện nay: ....................14
1.2.2. Tình hình phát triển cây Bưởi Diễn tại một số địa phương trên cả nước: ...18
1.2.3. Một số chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển cây ăn quả nói
chung và cây bưởi nói riêng .....................................................................................22
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến cây bưởi:Error! Bookmark not
defined.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................25
2.1 Đặc điểm của huyện Chương Mỹ...........................................................................25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................25
2.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................28

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................37
2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế .......................................................................37
2.2.2. Phương pháp phân tích kinh tế: ...................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp PRA ........................................Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nguồn số liệu ................................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................39


iv

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cây bưởi Diễn .......................................39
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả, hiệu quả kinh tế............................................40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................42
3.1. Thực trạng phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Chương Mỹ ................42
3.1.1. Công tác quy hoạch trồng cây Bưởi Diễn .....................................................42
3.1.2. Về công tác phát triển giống cây bưởi Diễn:.................................................44
3.1.3. Về quy mô diện tích, sản lượng: ....................................................................45
3.1.4. Về đầu tư vốn ..................................................................................................48
3.1.5. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ ..............................................50
3.1.6. Tình hình tổ chức sản xuất của các hộ trồng bưởi Diễn ...............................52
3.1.7. Thị trường tiêu thụ ..........................................................................................54
3.1.8. Kết quả sản xuất cây bưởi Diễn của các hộ trồng bưởi:...............................62
3.1.9. Hiệu quả xã hội của phát triển cây bưởi Diễn ở huyện Chương Mỹ...........69

3.1.10. Hiệu quả môi trường của phát triển cây Bưởi Diễn ở huyện Chương Mỹ70
3.1.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện
Chương Mỹ................................................................................................................71
3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển cây bưởi Diễn của huyện Chương Mỹ.......80
3.2.1. Căn cứ đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển......................................81
3.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ................................................................84
3.3. Những giải pháp đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn của huyện Chương Mỹ...86
3.3.1. Nhóm giải pháp quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh .............86
3.3.2. Nhóm giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ...........................................87
3.3.3 Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật .................................................................88
3.3.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn lao động..................................................90
3.3.5. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ...............................................90
3.3.6. Nhóm giải pháp về tiêu thụ sản phẩm ...........................................................92
3.3.7.Xây dựng, thực hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả .............93
3.3.8. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển cây bưởi Diễn ..................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1
1.2
2.1


Diện tích cây ăn quả có múi cho sản phẩm phân theo vùng của Việt
Nam
Sản lượng cây ăn quả có múi phân theo vùng của Việt Nam
Tình hình sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 (tại
thời điểm 31/12 các năm 2011-2013)

Trang
15
16
30

2.2

Một số chỉ tiêu cơ bản của hai loại đất trồng bưởi tại Chương Mỹ

31

2.3

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện 3 năm 2011 – 2013

33

2.4

Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện qua các năm

36

3.1


Diện tích cây bưởi Diễn phân theo vùng sinh thái của huyện Chương
Mỹ qua giai đoạn 2009 - 2013

43

3.2

Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả chính ở Chương Mỹ (2009 -2013)

47

3.3

Tình hình chăm sóc bưởi diễn tại huyện Chương Mỹ

51

3.4

: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng quả

55

3.5

Giá bán bưởi Diễn trên thị trường

56


3.6

Một số đặc điểm khác biệt của hai loại giao dịch

61

3.7

Thông tin chung về hộ điều tra năm 2013

62

3.8

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra

63

3.9

Chi phí trồng mới 1 ha bưởi Diễn thời kỳ KTCB

65

3.10 Chi phí sản xuất bình 1 ha bưởi Diễn trong giai đoạn SXKD năm 2013

66

3.11 Kết quả và hiệu quả của hộ trồng bưởi


67

3.12 Hiệu quả kinh tế cây bưởi Diễn tính theo mô hình canh tác

68

3.13 Bảng so sánh năng suất quả giữa 2 giống ghép và chiết

72


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT
1.1

Bản đồ diện tích, năng suất, sản lượng bưởi ở các vùng miền năm
2007 trên đất nước ta

Trang
17

2.1

Bản đồ hành chính Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội

29


3.1

Diện tích cây bưởi Diễn phân theo vùng sinh thái (2009 -2013)

53

3.2

Đổ thị diễn biến diện tích cây có múi (2009-2013)

52

3.3

Đổ thị diễn biến sản lượng cây có múi (2009-2013)

52

3.4

Đồ thị cơ cấu các loại mô hình thâm canh sản xuất của
các hộ trồng bưởi Diễn

57

3.5

Đồ thị tình hình biến động giá bưởi Diễn từ năm 2011-2013


60

3.6

Sơ đồ chuỗi cung ứng bưởi Diễn

61

3.7

Quy trình thu hoạch bưởi Diễn

63

3.8

Các hình thức cung ứng bưởi Diễn

63


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

BVTV


Bảo vệ thực vật

CAQ

Cây ăn quả

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

TP

Thành phố


UBND

Ủy ban nhân dân


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng là một trong những loại cây
trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao và đang được xem là đối tượng quan trọng
góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp.
Bưởi Diễn là loại bưởi quả nhỏ, vỏ mỏng, múi đầy căng và mọng nước, có
mùi hương thơm mát và vị ngọt thanh khiết, là một trong những giống cây ăn quả
đặc sản của đất Hà thành, có xuất xứ từ xã Phú Diễn huyện Từ Liêm - Hà Nội .
Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giống cây bưởi Diễn được nhân
trồng ra nhiều địa phương khác thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội như: Đan
Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai,... Bưởi Diễn không chỉ cung cấp nguồn thực
phẩm giàu vitamin, có tác dụng bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái mà còn
đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
Huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội, nằm trong vành đai thực phẩm phục
vụ nhu cầu của thủ đô Hà Nội, với những điều kiện về đất đai và khí hậu thuận lợi
để phát triển các loại cây ăn quả có giá trị cao, trong đó có cây bưởi Diễn. Chương
Mỹ lại là một huyện nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư là thị
trường tiêu thụ rất tốt, Hà Nội cũng là nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa
học, các khu công nghiệp tập trung, sẽ thuận lợi cho việc học tập và trao đổi những
kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời cũng sẽ thuận
lợi cho việc bảo quản và chế biến nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm.
Là một trong những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như cây bưởi Diễn, cam

Canh, nhãn,... được chú trọng phát triển trong Đề án “Phát triển một số loại cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2016" của UBND thành phố
Hà Nội nhằm xây dựng những vùng cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao. Trong
những năm gần đây, huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các địa phương vùng đồi gò từng
bước đưa những giống cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt cây bưởi Diễn vào


2

sản xuất, chuyển đổi tập quán canh tác và cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho
người nông dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung toàn huyện.
Tuy nhiên, thực tế diện tích sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn
nói riêng của huyện Chương Mỹ đang dần bị thu hẹp, công tác quy hoạch vùng
trồng tập trung chưa được đẩy mạnh. Người nông dân vẫn đang trồng và phát triển
cây theo hướng tự phát, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, trồng và chăm sóc cây trồng theo
kinh nghiệm, chưa chú trọng cải tiến kỹ thuật canh tác nên tình trạng mất mùa riêng
hay chất lượng quả không thật "xuất sắc" ở từng vườn bưởi vẫn còn xảy ra. Bên
cạnh đó tỷ lệ bưởi hư hỏng, chất lượng giảm sút sau thu hoạch do chưa có cách bảo
quản tối ưu nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chất lượng và sản lượng bưởi Diễn hàng
năm của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn
thành phố Hà Nội, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng. Một trong
những nguyên nhân nữa khiến cho vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản thu hẹp, chưa
phát triển mạnh là do tốc độ đô thị hoá nhanh nên diện tích đất nông nghiệp những
năm qua bị thu hẹp đáng kể . Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài "Giải pháp phát triển
cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội" là hết sức cần
thiết nhằm quy hoạch phát triển vùng trồng cây bưởi Diễn tập trung, quy mô lớn, kỹ
thuật canh tác hiện đại, năng suất, chất lượng chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cao. nâng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần chung vào thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế toàn huyện.
2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây ăn quả
- Đánh giá thực trạng phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn trên địa
bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.


3

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng phát triển cây bưởi Diễn
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số xã đại diện về trồng cây bưởi Diễn trên
địa bàn huyện Chương Mỹ- thành phố Hà Nội, tập trung những giải pháp phát triển cây
bưởi Diễn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của huyện.
* Thời gian nghiên cứu
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2009 đến 2013;
+ Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong năm 2013.
4. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, Luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây ăn quả.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận về phát triển
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng lên về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem
như là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về chất và
lượng của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của
cả hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có sự
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, thường dẫn đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp, thương mại dịch vụ. Sự biến đổi ngày càng tốt các vấn đề xã hội (xóa đói
giảm nghèo, tăng tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục,
giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội,…) [10]
1.1.1.2. Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững: Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền
vững”. Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Môi trường năm 1987 thì phát triển
bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài
nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về
tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai
của con người.
Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng
nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Phát

triển bền vững lồng ghép các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn
tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại
nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. [4]
Trước những vấn đề của phát triển, vào nửa cuối thế kỉ 20, Liên Hợp quốc đã


5

đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc thì một
thế giới phát triển bền vững là thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái
tạo (nước, đất đai, sinh vật) nhanh hơn khả năng sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền
vững sẽ không sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (khoáng sản, nhiên
liệu…) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi
trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janero đã đưa
ra đĩnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu
của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai” (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997) [6]
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng tựu chung
lại các ý kiến đều cho rằng, phát triển bền vững là phạm trù về hệ thống giá trị của
con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Như vậy, để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3 mục tiêu:
+ Phát triển có hiệu quả kinh tế;
+ Phát triển hài hoà các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp dân cư;
+ Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho
thế hệ hôm nay và mai sau.
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý
nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia…
không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như

thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển cây ăn quả:
a, Phát triển nông nghiệp bền vững:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức
Lương thực và nông nghiệp của Liên hơp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng
“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và
kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện
tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp


6

và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp
tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được
chấp nhận về phương diện xã hội” .
Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý
có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì
hay làm tăng thêm chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên [4].
Như vậy trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cách bền
vững vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong tương lai.
Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông
nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng
có lợi về môi trường. Nội dung của sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm
các mặt sau đây:
Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định
Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống.
b, Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững:

Phát triển sản xuất cây ăn quả là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và phát triển nền nông nghiệp
nước ta nói riêng. Với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, nước ta có rất
nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước, vừa đem lại giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt hiện nay Nhà nước
đang có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái
tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công
nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp
ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm
bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây
dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời
tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại.


7

Thực tiễn quá trình đầu tư phát triển sản xuất cây ăn quả trong thời gian vừa
qua đã đạt được những thành tựu ở cả 03 mặt như: Về kinh tế: góp phần nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình; Về xã hội: giải quyết việc làm cho lao
động khu vực nông thôn; Về môi trường: bảo vệ và không ngừng cải thiện môi
trường sinh thái nông nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm cây bưởi Diễn
1.1.2.1. Giới thiệu chung về cây bưởi Diễn:
Bưởi là một loại quả than thuộc với mỗi người dân Việt Nam, vừa dễ ăn, dễ
trồng, phù hợp với điều kiện địa lý của nhiều địa phương trên cả nước. có rất nhiều
thương hiệu bưởi ngon và nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi Phúc Trạch
(Hà Tĩnh), Bưởi Tân Triều (Đồng Nai), Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) và sẽ rất thiếu sót
nếu như không nhắc tới loại bưởi Diễn nức tiếng đất Hà Thành. Vốn là thứ quà quý
tiến vua, bưởi Diễn (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã được xếp vào hàng đặc sản
hoa trái đất Hà thành. Quả bưởi chỉ to hơn trái cam nhưng vị ngọt không trái nào sánh

bằng. Bưởi Diễn có hương thơm đặc biệt, nhiều khi chưa thấy bưởi đã thấy hương dìu
dịu phảng phất quyến rũ lòng người. Giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được
đưa về trồng đầu tiên tại xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội, nhờ bàn tay chăm
sóc khéo léo của những người nông dân nơi đây bưởi Diễn mang những nét đặc trưng
riêng và khẳng định thương hiệu trên thị trường rau hoa quả.
Bưởi Diễn có màu vàng tươi đẹp mắt, mùi vị đặc trưng, ngọt mát, đậm đà.
Quả tuy nhỏ nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng. Không chỉ đẹp mắt, cách thưởng thức
đặc biệt của bưởi Diễn khiến loại quả quê dân dã này trở nên khác biệt. Khi bưởi
được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần,
để xuống nước, múi căng mọng rất hấp dẫn. Bưởi để lâu vỏ bị khô quắt lại nhưng
múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất long người. Nếu như các loại
quả khác để 2 đến 3 tháng là khô quắt thì bưởi Diễn có thể bảo quản được trong thời
gian đó. Chính vì vậy bưởi Diễn là một trong những sự lựa chọn hợp lý để bày mâm
ngũ quả ngày tế để thờ cúng tổ tiên hay để làm quà biếu người thân. Hiện tại, cây


8

bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hưng Yên, Bắc
Giang, Phú Thọ, bưởi Diễn cũng đã có những đặc trưng riêng, thương hiệu riêng.


9

1.1.2.2. Đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của cây bưởi Diễn:
a, Đặc điểm kinh tế của cây bưởi
Bưởi là những thức ăn quý được thuần dưỡng từ lâu đời. Trong bưởi có
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: giàu khoáng chất, vitamin, nhất là
vitamin C giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng. Trong các loại bưởi
ngoài vitamin, chất khoáng còn chứa lượng lớn chất xơ giúp cặn bã của quá trình

tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng ở mức
độ vừa phải và được duy trì ở mức cần thiết, nhờ đó mà cơ thể không thừa đường,
không chuyển mỡ dự trữ ở các mô gây béo phì. Các loại vitamin A, E và C là các
chất chống ôxi hóa và có nhiều trong quả bưởi, rất tốt cho sức khỏe của con người
(Nguyễn Hữu Đống, 2003).[7]
Thực tế cho thấy thu nhập từ cây bưởi gấp 2 – 4 lần cây lúa. Trung bình thu
nhập 100 – 150 triệu đồng/ha. Mặt khác, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng thì việc lựa chọn trồng cây ăn quả nói chung, cây bưởi nói riêng là giải pháp
đúng đắn để phá thế độc canh, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Việc tổ chức sản xuất cây bưởi nếu hình thành được các vùng chuyên canh sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao và đòi hỏi phải có các chính sách kinh tế linh hoạt để
kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi, cung cấp
nhiều chủng loại bưởi cho thị trường và hạn chế được tính thời vụ trong sản xuất.
b, Đặc điểm kỹ thuật:
Bưởi Diễn là loài cây sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời kì kiến thiết cơ bản
và thời kì kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thường dài 3 – 4 năm, chỉ có chi
phí mà chưa có thu hoạch. Ở giai đoạn này, nếu được đầu tư chăm sóc đúng mức
chẳng những rút ngắn được giai đoạn kiến thiết cơ bản mà còn cho năng suất cao và
kéo dài được giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn kinh doanh dài, ngắn với năng suất và
sản lượng tăng dần theo tuổi cây và mật độ trồng đến đỉnh cao rồi lại giảm dần
Sản phẩm của cây bưởi là loại quả chứa nhiều nước dễ hư hỏng nhưng lại yêu
cầu đảm bảo chất lượng, tiêu dùng ngay và thường xuyên. Vì vậy, đòi hỏi phải tổ chức
tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ thuật phải cao.


10

- Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào vụ xuân (tháng 24) vụ thu (tháng 8-10).
- Đất trồng bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ

mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5- 6,5. Không
nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với
các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây chắn gió.
- Mật độ và khoảng cách: Nên trồng mật độ là (5x5) mét 1 cây ( cây cách cây
5 mét, hàng cách hàng 5 mét).
- Đào hố: Đất phù sa hố đào (60 cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng
khó thoát nước có thể đắp ụ hoặc lên luống cao.
Mỗi hố bón lót từ, phân bón hữu cơ : 15-20kg, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali
Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố
10-15cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 - 2 tháng).
Cách trồng: Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín
gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề
phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục
buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).[2]
* Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây bưởi
Cây bưởi (C. Grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố
rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới.
Ngoài ảnh ảnh hưởng tới năng suất, điều kiện khí hậu còn ảnh hưởng rất lớn
tới sinh trưởng, độ lớn của quả, mã quả và chất lượng bên trong quả.
- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi
là 12 - 390C. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là - 8 đến - 110C, bưởi có thể chống chịu
được khi nhiệt độ lên đến 480C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi
là 23 - 290C. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 200C và tổng tích ôn từ
2.500 - 3.5000C đều có thể trồng được bưởi. (Vũ Công Hậu, 1996) [8]
- Yêu cầu về nước và chế độ ẩm


11


Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 - 1.850 mm. Bưởi
yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một
số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và quả
phát triển. Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 - 80%.
- Yêu cầu về đất đai
Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 - 1m; thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất
phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên
(hàm lượng mùn từ 2 - 3%; N tổng số: 0,1 - 0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 - 7mg/100g;
K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g; Ca, Mg: 3 - 4mg/100g). pH KCl đất thích hợp nhất
cho cây trồng bưởi là từ 5,5 - 6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ
4,0 - 8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất. (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996)
-Yêu cầu về ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 - 15.000 Lux (tương
ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp
lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả.
- Gió
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà
độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng
đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gãy
cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.
- Yêu cầu về các yếu tố khác
Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 150),
đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại.
1.1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn
Bưởi Diễn là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, được người tiêu dung ưu
chuộng. Vì vậy, việc phát triển sản xuất bưởi Diễn sẽ đưa giá trị của ngành nông
nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của
người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các
nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.



12

Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp
sang trồng cây ăn quả như bưởi Diễn sẽ tạo ra những vùng chuyên môn sản xuất
hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng thu nhập cho
người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) phát triển ở
khu vực nông thôn.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây bưởi Diễn nói riêng góp phần làm
cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần
lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ
trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà
nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất bưởi Diễn còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh
thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình,
du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng đã góp
phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh
tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất
hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển cây ăn quả nói chung, bưởi Diễn nói riêng không những góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà nó còn góp phần vào việc
bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền vững.Với
những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những thành tựu khoa học trong
sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng đã góp phần tạo ra nhiều sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng
ngoại tệ lớn cho đất nước.

1.1.3. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn
1.1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu có ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi giống cây trồng
sẽ có những đặc điểm sinh trưởng riêng thích nghi với những điều kiện tự nhiện cụ


13

thể. Tuy nhiên thực tế, khi giống cây trồng gốc được đem về trồng tại nhiều địa
phương khác nhau thì không phải địa phương nào cũng có đầy đủ những điều kiện
tự nhiên thuận lợi phù hợp với giống cây trồng. Để phát triển giống cây nào đó tại
địa phương, người nông dân cần phát huy hơn nữa những điều kiện tự nhiên sẵn có
để tạo ra những ưu thế vượt trội cho sản phẩm cũng như khắc phục những yếu tố tự
nhiên bất lợi có ảnh hưởng xấu để giảm thiểu những thiệt hại giúp cây trồng thích
nghi dần với điều kiện tự nhiên tại địa phương và sinh trưởng phát triển tốt.
1.1.3.2. Nhân tố khoa học kỹ thuật:
Mỗi loại cây ăn quả đều có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng nên cần
có những biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc riêng để cây có điều kiện sinh
trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Kỹ thuật trồng và chăm
sóc là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cây ăn quả, mỗi giai đoạn phát
triển cần có những kỹ thuật chăm sóc riêng. Chính vì vậy, người nông dân cần đặc
biệt chú trọng đến các kỹ thuật chăm sóc phù hợp để phát huy những tiềm năng về
đất đai và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế
cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư, trang bị thêm những máy móc, kỹ thuật hiện đại vào
quá trình sản xuất cũng sẽ góp phần nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản
phẩm và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất.
1.1.3.3. Nhân tố kinh tế - Xã hội:
- Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, nguyên liệu đầu vào… được sử dụng vào sản xuất, góp phần duy trì quá

trình sản xuất. Vốn rất cần thiết trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả cho
đến khi thu hoạch. Người nông dân cần vốn để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuê nhân công, cũng như mua sắm máy móc, kỹ thuật hiện đại,… để phục
vụ quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả. Nguồn vốn cần phải được người nông
dân sử dụng hợp lý và đáp ứng đầy đủ để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho
năng suất, chất lượng cao.
- Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất đều do con người quyết định. Lực lượng lao động có trình
độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất sẽ có vai trò quyết định


14

nâng cao năng suất lao động. Do đó, chất lượng sức lao động quyết định đến kết quả
và hiệu quả sản xuất. Thực tế, trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả, người
nông dân có những kiến thức sâu, rộng về đặc tính sinh học của cây trồng, cũng như
tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất sẽ tìm ra được những biện pháp gieo
trồng và chăm sóc vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao.
- Thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa
hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường tiêu thụ chấp nhận sản phẩm thì quy mô
sản xuất sẽ được duy trì phát triển và mở rộng, ngược lại thì ngành sản xuất đó sẽ dẫn
đến phá sản.
- Những chủ trương, chính sách của Nhà nước sẽ tác động đồng thời đến cả quá
trình sản xuất cũng như tiêu thụ bưởi Diễn. Về phía người nông dân trồng bưởi Diễn,
những chính sách của nhà nước hỗ trợ các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, chương trình tín dụng ưu đãi, giảm thuế đất,.. sẽ góp phần
giảm thiểu chi phí sản xuất cho người nông dân. Các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi kinh
nghiệm, chia sẽ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả giúp bà con nông dân có những
định hướng phát triển đúng đắn cũng như khắc phục những khó khăn trong quá trình sản
xuất. Những chính sách, biện pháp của nhà nước nhằm thúc đẩy và gắn kết quá trình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm như: mô hình liên kết bốn nhà “Nhà nước – Nhà khoa học –
Doanh nghiệp – Nhà nông dân”, hay những hội trợ, sàn giao dịch nông sản tạo nơi giao
lưu gặp gỡ trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, loại bỏ các trung gian
thương mại góp phần đem lại lợi ích cho các người sản xuất và người tiêu dùng.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển cây ăn quả có múi của nước ta hiện nay:
Tổng diện tích cây có múi cho sản phẩm của cả nước năm 2010 là 68900 ha,
trong đó tập trung chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi và
Bắc trung bộ (Bảng 1.1). Từ năm 2006 đến 2010 diện tích cây có múi cả nước tăng
bình quân 2,66%/năm. Trung du miền núi, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có xu
hướng tăng lên, từ 3 – 6%/năm. Ngược lại, vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
bộ và ĐB song Cửu Long diện tích có giảm do tốc độ đô thị hóa, đặc biệt là vùng
Bắc Trung Bộ giảm 5,1% năm.


15

Sản lượng cây có múi từ năm 2006- 2010 có xu hướng tăng, bình quân tăng
2,67%/năm (bảng 1.2).
Bảng 1.1: Diện tích cây ăn quả có múi cho sản phẩm phân theo vùng của Việt Nam
Diện tích (ha)
Vùng
2006

2007

2008

2009


2010

TĐPTBQ (%)

ĐB sông Hồng

5500,0

5600,0

4800,0

5000,0

5100,0

98,4

Trung du miền núi

8800,0

9800,0 10200,0 10500,0 10200,0

103,9

Bắc Trung Bộ

7400,0


7300,0

6800,0

6500,0

6000,0

94,9

Tây Nguyên

600,0

700,0

500,0

600,0

700,0

106,2

Đông Nam Bộ

4500,0

5300,0


5600,0

6000,0

5500,0

105,7

ĐB sông Cửu Long

35400,0

36400,0 35300,0 35300,0 33400,0

98,6

Cộng

62200,0

65100,0 63200,0 63900,0 68900,0

102,66

Nguồn: www.mard.gov.vn, 2010

Đối với các tỉnh miền Bắc nước ta, diện tích cây có múi cho sản phẩm tăng
mạnh trong giai đoạn 2001-2005 (bình quân 3,4%/năm), từ năm 2006 đến nay diện
tích cây có múi cho sản phẩm ổn định ở mức 28 – 29 nghìn ha, chiếm khoảng
33,7% so với cả nước. Năng suất bình quân năm 2010 đạt 91,1 tạ/ha tăng 20,9% so

với năm 2006 (bình quân tăng 5%), nhưng chỉ bằng 77% so với năng suất bình quân
cả nước (10,25 tấn/ha). Sản lượng năm 2011 đạt 165 nghìn tấn, chiếm 25% so với
cả nước, tăng 37,5% so với năm 2006. Các tỉnh có diện tích có diện tích cam, quýt
lớn ở khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Tuyên Quang, Hà
Tĩnh, Hưng Yên…(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Đối với cây bưởi, diện tích tăng nhanh trong một số năm gần đây, năm 2011
diện tích đạt 11,8 nghìn ha tăng 28,3% so với năm 2005, bình quân tăng 7%/năm,
sản lượng đạt 84,8 nghìn tấn (chiếm 28,6% so với cả nước). các địa phương sản
xuất bưởi chủ yếu ở khu vực phía Bắc như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nội, Bắc
Giang, Thừa Thiên – Huế…


16

Bảng 1.2: Sản lượng cây ăn quả có múi phân theo vùng của Việt Nam
Vùng

Sản lượng (tấn)
2006

2007

2008

2009

2010

TĐPTBQ (%)


55600,0

58600,0

54700,0

62000,0

64200,0

103,9

Trung du miền núi 51900,0

51000,0

56300,0

51400,0

51400,0

99,99

Bắc Trung Bộ

54900,0

56500,0


61200,0

55100,0

57800,0

101,54

Tây Nguyên

3300,0

3900,0

3000,0

3400,0

3900,0

105,78

Đông Nam Bộ

36700,0

55900,0

67600,0


73800,0

71600,0

120,11

ĐB sông Cửu Long 408600,0 422300,0 433900,0 437800,0 471500,0

104,46

ĐB sông Hồng

Cộng

62200,0

65100,0

63200,0

63900,0

68900,0

102,67

Nguồn: www.mard.gov.vn, 2010

Cơ cấu giống cây có múi tại các tỉnh phía Bắc chủ yếu vẫn là các giống địa
phương chọn lọc như: các giống cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Bù, cam Sành, các

giống quýt chum Bắc Quang, quýt vàng Lạng Sơn, cam Đường Canh, các giống bưởi
Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng, bưởi Diễn đang được mở rộng diện tích tại các
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du miền núi phía Bắc cho hiệu quả cao.
Hầu hết sản lượng của các vùng sinh thái đều tăng, trừ vùng Trung Du miền núi
sản lượng 2 năm liên tiếp (2009, 2010) giảm với năm 2008
* Vùng sản xuất chủ yếu: Ở nước ta vùng trồng cây có múi chủ yếu là:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ở đây là một tập đoàn cam quýt rất
phong phú như cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt. Các giống được ưa
chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi Năm roi, bưởi Long Tuyền.
Theo thống kê năm 2010 diện tích cây ăn quả có múi cho sản phẩm ở đồng bằng
sông Cửu Long là 33400 ha bằng 55,5% diện tích cây ăn quả có múi cả nước. Năng
suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 121,6 tấn/ha.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: theo thống kê năm 2010 diện tích cây có múi cho sản
phẩm toàn vùng là 6000 ha với sản lượng 57500 tấn. Trong vùng này có hai vùng
bưởi đặc sản đó làng bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh. Với
nhu cầu và giá trị kinh tế đem lại cao, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày càng đựơc
mở rộng. Trong năm 2011 diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600 ha, trong


17

đó có khoảng 950 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt
12- 15 nghìn tấn/năm (www.cesti.gov.vn).
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Cây có múi ở vùng này được trồng
nhiều ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Chảy. Hiện
chỉ còn một vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang, riêng với bưởi vùng
này có gần 500 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng,
bưởi Diễn ngon nổi tiếng. [22]
Tuy cây có múi là rất quan trọng, trồng ở nhiều nơi, nhưng các vườn kinh doanh
rất nhỏ chỉ trong phạm vi một vài hecta đến vài trăm hecta, giống chưa tốt, chưa có hệ

thống phòng trừ sâu bệnh, cam quýt có nhiều chủng loại nhưng điều kiện tự nhiên ở
Việt Nam trải dài đến 15 vĩ tuyến, nên trong một vườn có thể trồng nhiều giống quan
trọng. Miền Bắc có chế độ gió mùa đặc biệt mùa đông lạnh hơn so với các vùng khác
cùng vĩ tuyến trên thế giới, đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng nhiệt đới ẩm điển
hình nên việc trồng cây có múi có nhiều điểm khác nhau rõ rệt giữa hai miền: Miền
Bắc có cam, cam Bố Hạ thơm ngon, đẹp mã, còn miền Nam có nhiều loại bưởi ngon,
chanh mỏng vỏ, quýt Xiêm sản lượng cao.
Trung du miền núi

ĐB Sông Hồng
Diện tích: 5.100 ha

Diện tích: 10.200 ha

Năng suất: 117,9 tấn/ha

Năng suất: 52,9 tấn/ha

Pro: 64.200 Tấn

Pro: 51.400 tấn
Tây Nguyên

Bắc Trung bộ

Diện tích: 7 ha

Diện tích: 6.000 ha

Năng suất: 55,7 tấn/ha


Năng suất: 102,4 tấn/ha

Pro: 3.900 Tấn

Pro: 57.800 tấn
ĐB Sông Cửu Long

Đông Nam Bộ

Diện tích: 33.400 ha

Diện tích: 5.500 ha

Năng suất: 141,2 tấn/ha

Năng suất: 128,1 tấn/ha

Pro: 471.500 tấn

Pro: 71.600 Tấn

Hình 1.1. Bản
đồ diện
nănghoạch
suất,vàsản
lượng
bưởi
ở các(NIAPP)
vùng miền

Nguồn:
theo tích,
Viện Quy
Thiết
kế nông
nghiệp
năm 2010 trên đất nước ta


18

Qua đặc điểm khí hậu đất đai cho thấy, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận
lợi cho việc trồng và phát triển cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói riêng.
Điều đáng lưu ý, muốn sản xuất lớn, sản lượng cao cần có quy hoạch từng vùng,
cần điều tra dịch bệnh để kịp thời phòng bệnh lây lan. Song song với việc trồng phải
tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, tiêu thụ và chế biến.
1.2.2. Tình hình phát triển cây Bưởi Diễn tại một số địa phương trên cả nước:
a, Bưởi Phú Diễn, Huyện Từ Liêm:
Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi
Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Trái tròn, vỏ trái nhẵn khi chín mầu
vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1kg/trái. Múi và vách múi dễ tách rời nhau.
Thịt trái mầu vàng xanh, ăn giòn, ngọt, độ Brix từ 12-14. Sau khi Chương trình 06
của Thành ủy Hà Nội (1996) về phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn
mới được triển khai tại vùng nông nghiệp thành phố về phát triển sản xuất cây ăn quả,
nhiều hộ nông dân ở xã chuyển đất canh tác lúa sang trồng bưởi Diễn. Nhờ có chủ
trương này mà diện tích bưởi Diễn trồng chuyên canh của xã không ngừng tăng lên
đã góp phần bảo tồn một giống bưởi quý. Tính đến năm 2009, tổng diện tích vùng
bưởi tập trung cho thu hoạch của diện tích trồng bưởi Diễn của xã vào khoảng 75ha,
với khoảng 500 hộ trồng. trong đó có 35 ha bưởi ở độ tuổi từ 5– 10 năm, 40 ha bưởi ở
độ tuổi trên 10 năm. Diện tích bưởi được tập trung nhiều nhất ở thôn Đức Diễn. Thời

gian thu hoạch thường trước tết Nguyên đán khoảng nửa tháng. Theo kinh nghiệm,
bưởi Diễn càng già, vỏ càng thẫm. Ðấy là bưởi ngon nhất. Bưởi này nhẹ, tròn, lây
đều. Còn bưởi có màu vàng nhạt, bòng bòng, chất lượng kém hơn. Khi ăn bưởi cảm
nhận vị ngọt lịm, cùi mỏng. Dân làng Diễn không dùng phân xanh, phân chuồng bón
bưởi. Họ cho rằng, dùng phân hữu cơ có nhiều sâu bọ, dễ sinh bệnh cho cây. Người ta
dùng các loại phân vô cơ như đạm, kali. Có năm gia đình trong làng dùng phương
pháp riêng để bón bưởi. Người ta ngâm đậu tương trong ba tháng, cho rữa hẳn rồi
đem bón xung quanh gốc bưởi. Ngày thường, người ta phải chăm sóc và diệt sâu cho
bưởi. Đặc biệt là xiến tóc, loại côn trùng này thường làm hỏng hoa và dẫn đến mất
mùa bưởi. Năm 2009, giá bưởi Diễn tại vườn nhà từ 20.000 – 25.000 đồng/quả. Quả
càng nhỏ, càng ngon. Giá bưởi trồng ở các chân ruộng rẻ hơn nhiều, khoảng từ 5.000
– 12.000 đồng một quả bán tại chỗ.


×