Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất phương án quy hoạch và một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 134 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam và mong muốn góp phần công sức của mình vào sự nghiệp
phát triển của Khu BTTN Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất phương án quy hoạch
và một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum”.
Để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy, cô giáo, bạn bè. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Huy Dũng người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi
trong cả quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, xin cảm ơn các thầy cô
giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, khoa đào tạo
sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành các nội dung và chương trình mà luận văn đặt ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của


khu BTTN Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trường để hoàn thành tốt
luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Tuấn Anh


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Bảo tồn và nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới ......................... 3
1.1.1. Công ước Đa dạng sinh học ................................................................. 3
1.1.2. Hệ thống phân hạng quốc tế các khu BT theo IUCN ............................. 5
1.1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ........................................................... 7

1.2. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam ............................ 10
1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ....................................................... 16
1.4. Đánh giá ................................................................................................ 19
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 21
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2.1. Nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học và thực tiễn ............................... 21
2.2.2. Đề xuất phương án quy hoạch KBT thiên nhiên Ngọc Linh ................ 22


iv

2.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại khu
BTTN Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum. .................................................................. 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
2.3.1. Quan điểm và phương pháp luận ........................................................ 22
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
3.1. Cơ sở thực tiễn xây dựng quy hoạch ...................................................... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 36
3.1.3. Cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục ............................................................... 39
3.1.4. Đánh giá............................................................................................. 41
3.2. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 41
3.2.1. Đặc điểm đa dạng sinh học Khu BTTN Ngọc Linh.............................. 41
3.2.2. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật trong khu BTTN Ngọc Linh .. 55

3.2.3. Sự đa dạng về thành phần loài động vật trong Khu BTTN Ngọc Linh. 63
3.2.4. Đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch ........................ 69
3.2.5. Tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học tại Khu BTTN
Ngọc Linh..................................................................................................... 70
3.3. Đề xuất phương án quy hoạch ............................................................... 82
3.3.1. Các căn cứ pháp lý ............................................................................. 83
3.3.2. Quy hoạch ranh giới và các phân khu chức năng ............................... 84
3.3.3. Quy hoạch các chương trình hoạt động .............................................. 91
3.4. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả:.......................................................... 96
3.4.1. Tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư ......................................... 96
3.4.2. Hiệu quả của phương án quy hoạch ................................................... 98
3.5. Đề xuát một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Ngọc Linh .... 100


v

3.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................ 100
3.5.2. Giải pháp về đầu tư .......................................................................... 101
3.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................... 102
KẾT LUẬN -TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ.................................................... 103
1. Kết luận .................................................................................................. 103
2.Tồn tại ..................................................................................................... 104
3. Kiến nghị................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1

Tên viết tắt
BQL

Tên đầy đủ
Ban quản lý

2

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

3
4
5
6
7
8

CTNS21VN
DTSQ
DVMTR
ĐDSH
EBA
IUCN

Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam

Dự trữ sinh quyển
Dịch vụ môi trường rừng
Đa dạng sinh học
Vùng chim đặc hữu
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

9
10
11
12
13
14
15
16

KBT
KTXH
LSNG
METT
NN&PTNT
ODB
OTC
PCCCR

Khu bảo tồn
Kinh tế xã hội
Lâm sản ngoài gỗ
Công cụ đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ô dạng bản

Ô tiêu chuẩn
Phòng cháy chữa cháy rừng

17
18
19
20
21
22
23
24
25

PRA
QLBVR
UBND
TNĐDSH
TNR
VQG
VCF
RĐD
WWF

Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Quản lý bảo vệ rừng
Uỷ ban nhân dân
Tài nguyên đa dạng sinh học học
Tài nguyên rừng
Vườn Quốc gia
Qũy bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam

Rừng đặc dụng
Qũy Quốc tế bảo vệ thiên nhiên


vii

TT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

1.1

Diện tích và số lượng các khu bảo vệ trên thế giới

5

3.1

Tổng hợp các nhân tố khí hậu trong vùng

34

3.2

Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng Khu BTTN Ngọc Linh
tỉnh Kon Tum

Trang


42

3.3

Đa dạng các bậc Taxon của hệ thực vật khu BTTN Ngọc Linh

56

3.4

Hệ số họ, chi và loài theo diện tích

57

3.5

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Ngọc Linh

58

3.6

Các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật Ngọc Linh

60

3.7

Tổng hợp tài nguyên động vật KBTTN Ngọc Linh


63

3.8

Diện tích và số hộ nhận khoán bảo vệ rừng

71

3.9

Diện tích và số cây trồng rừng

72

3.10 Các mối đe dọa tới công tác bảo tồn tại KBTTN Ngọc Linh
3.11

Nguyên nhân và tác động của các mối đe dọa tới công tác bảo
tồn tại KBTTN Ngọc Linh

77
78

3.12 Hiện trạng rừng và sử dụng đất phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

87

3.13 Hiện trạng các loại rừng và đất đai phân khu phục hồi sinh thái

89


3.14 Hiện trạng các loại rừng và đất đai phân khu hành chính dịch vụ

91

3.15 Tổng hợp nhu cầu kinh phí đầu tư các chương trình

96

3.16 Kế hoạch vốn và tiến độ đầu tư

97

3.17 Xác định nguồn vốn đầu tư

98


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

2.1

Các bước thực hiện đề tài


23

3.1

Biểu đồ tỷ lệ (%) 10 họ giàu loài nhất hệ thực vật Ngọc Linh

59

3.2

Biểu đồ tỷ lệ (%) 10 chi giàu loài nhất hệ thực vật Ngọc Linh

61

3.3

Cấu trúc thành phần loài

67

3.4

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý KBTTN

70


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài sản có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người. Ngoài
khả năng cung cấp gỗ, củi, dược liệu... Rừng còn có vai trò to lớn trong việc
bảo vệ đất, nước, không khí tạo nên sự cân bằng sinh thái và sự phát triển bền
vững của sự sống trên trái đất.
Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là lá phổi của Trái đất,
thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ, củi; điều
hoà khí hậu; ngăn chặn gió bão; tạo ra Oxy; điều hoà nước; là nơi cư trú của
muôn loài động thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm…
Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu.
Hiện nay vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đã và đang được cả thế
giới quan tâm. Năm 2011 Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn là Năm Quốc tế
về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền
vững tất cả các loại rừng; đồng thời tăng cường cam kết chính trị lâu dài giữa
các quốc gia dựa trên “Tuyên bố Rio” (1992), các nguyên tắc trong Chương
trình nghị sự 21 về chống phá rừng.
Khu rừng đặc dụng Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum được thành lập theo
quyết định số 194/TC ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ). Trong những năm qua Ngọc Linh không chỉ được
biết đến là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao mà còn được đánh giá nơi phát
hiện và ghi nhận nhiều loài mới cho khu hệ thực vật Việt Nam như: Kiều
diễm việt nam - Pleione vietnamensis, Cầu diệp ngọc linh - Bulbophyllum
ngoclinhensis, Kiều lam văn duy - Calanthe duyana, Sâm ngọc linh - Panax
vietnamensis, Sồi ba cạnh - Trigonobalanus verticillata,… đối với động vật:
Khướu ngọc linh - Garrulax ngoclinhensis, Khướu đầu đen - Garrulax
yersini, Khướu vằn đầu đen - Actinodura sodangorum, Ếch gai hàm ngọc linh
- Leptobrachium ngoclinhense,…


2


Mặt khác, khu vực này còn là nơi thực hiện chức năng phòng hộ đầu
nguồn của 3 lưu vực chính trong vùng: Sông Đắk Mek, sông Đắk Pô Kô, sông
Thu Bồn và góp phần quan trọng vào tái tạo sự cân bằng sinh thái, điều hòa
khí hậu, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái
đặc biệt là du lịch mạo hiểm.
Xuất phát từ lý do trên cũng như để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
với nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái rừng hiện có trong Khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Linh - tỉnh Kon Tum đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn để đề xuất phương án quy hoạch và một số giải pháp bảo tồn đa
dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum”. Đã
được thực hiện
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiểu biết về các giá trị
của Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bảo tồn và nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
1.1.1. Công ước Đa dạng sinh học
1.1.1.1.Công ước về đang dạng sinh học:
Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity;
CBD) là một hiệp ước đa phương. Công ước có ba mục tiêu chính:


Bảo toàn đa dạng sinh học (ĐDSH).




Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.



Phân phối công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các nguồn tài

nguyên di truyền.
Nói cách khác, mục tiêu của công ước là phát triển các chiến lược quốc
gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Nó thường được coi là
văn kiện trọng yếu liên quan đến phát triển bền vững. Công ước được đưa ra
ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro vào ngày 5 tháng 6
năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993. Tính đến tháng 5
năm 2009 đã có 191 quốc gia tham gia Công ước này. Việt Nam chính thức
gia nhập vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Đến năm 2000 đã ký kết Nghị định
thư Cartagena, có hiệu lực vào năm 2003, được phê chuẩn vào năm 2010 và
ban hành vào tháng 10 năm 2014.
1.1.1.2.Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới
Bảo tồn ĐDSH được được đề cập ở đây là nói đến các hoạt động nhằm
gìn giữ được ĐDSH về các mặt cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho
cuộc sống của con người, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh
thái. Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn
các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan. Thông
qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các cây,


4

con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con

người, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài
nguyên sinh vật.
Bước vào thế kỷ thứ 19, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, nền kinh tế của một số nước trên thế giới phát triển nhanh chóng. Cùng
với sự phát triển kinh tế thì cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên đã bị tàn phá
nặng nề và con người đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo tồn. Năm 1864
nước Mỹ đã thiết lập khu bảo tồn đầu tiên để bảo vệ loài Hồng Sam tại Espen-to. Đến năm 1872 Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lậpVườn quốc gia Yellow Stone. Từ đấy các quốc gia trên thế giới đã dần thiết
lập các Vườn quốc gia, các KBT của nước mình. Nhiều nước đã dành một
diện tích đáng kể để thiết lập hệ thống các KBT: Nhật Bản dành trên 15%,
Vương quốc Anh 18,9%, Cộng Hoà Liên Bang Đức 24,6%, Aó 25,3%, Hoa
Kỳ 10%, Thuỵ Điển 5%, Thái Lan 11%, Inđônêsia 9,1%, tuy nhiên cũng có
một số nước đang dành ít diện tích cho bảo tồn như Nga 1,2%, Hy lạp 0,8%,
Thổ Nhĩ Kỳ 0,3%,... Cùng với sự hình thành hệ thống các khu bảo tồn nhận
thức về bảo tồn của con người cũng dần được nâng cao. Như vậy hệ thống các
khu bảo tồn trên thế giới cũng mới chỉ hình thành và phát triển được trên 100
năm và đã hình thành được một hệ thống các KBT rộng lớn để bảo vệ tài
nguyên đa dạng sinh học của nhân loại.
Năm 1962 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công bố danh
sách của 1000 khu bảo vệ. Tới năm 2014 con số này là 209.000 khu chiếm
diện tích khoảng 20,6 triệu km2. Do tầm quan trọng của công tác bảo tồn mà
diện tích và số lượng các khu bảo vệ trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng.
Trong số 20,6 triệu km2 được bảo vệ thì có 15,4% diện tích đất liền,diện tích
đại dương chiếm 3,4%, diện tích đất ngập nước 8,4% và 10,4% biển và bờ
biển.


5

Bảng 1.1. Diện tích và số lượng các khu bảo vệ trên thế giới
TT


Năm

Số lượng các khu

Diện tích (triệu km2)

bảo tồn
1

1962

9214

2,4

2

1972

16394

4,1

3

1982

27794


8,8

4

1992

48388

12,3

5

2003

102102

18,8

6

2014

209.000

20,6

Nguồn: Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, 2008 [4].
1.1.2. Hệ thống phân hạng quốc tế các khu BT theo IUCN
Hệ thống các khu KBT “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. Vườn quốc gia
Yellowstone là Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ

năm 1872. Trong quá trình hình thành và phát triển các khu RĐD, mỗi nước
đều có cách tiếp cận riêng, không có các tiêu chuẩn hoặc thuật ngữ chung,
điều này gây trở ngại cho việc chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm về khu
RĐD trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
Những nỗ lực đầu tiên nhằm làm rõ những thuật ngữ và phân hạng các
khu RĐD được ghi nhận vào năm 1933. Hệ thống phân hạng quốc tế khu bảo
tồn đầu tiên được IUCN xây dựng và công bố năm 1978 - gọi là hệ thống
phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1978 của IUCN gồm có 10 phân hạng.
Hệ thống này đã được sử dụng tương đối rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới
và trong các hoạt động quốc tế như làm cơ sở cho xây dựng “Danh Mục các
khu RĐD của Liên Hiệp Quốc năm 1993”.


6

Tuy nhiên, ngay sau đó, Hệ thống phân hạng 1978 đã bộc lộ một số
thiếu sót. Năm 1984, IUCN đã tiến hành những bước đầu tiên xem xét lại và
đề xuất cập nhật hệ thống phân hạng này.
Hệ thống phân hạng KBT quốc tế của IUCN hiện hành được công bố
năm 1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng
1994 có tất cả 6 phân hạng. Năm phân hạng đầu tiên chủ yếu dựa trên các
phân hạng (I-V) của hệ thống phân hạng 1978. Phân hạng VI tập hợp các ý
tưởng của các phân hạng VI, VII và VIII của hệ thống phân hạng 1978.
Hệ thống phân hạng năm 1994:
(1)Loại I. Khu bảo tồn thiên nhiên toàn phần/ Khu bảo tồn thiên nhiên
nghiêm ngặt/ Khu bảo tồn tính hoang dã (Strict Nature Reserve/ Wildeness
Area).
- Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên toàn phần (Strict Nature Reserve)
Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu nhằm mục đích khoa học.
- Ib. Khu bảo tồn tính hoang dã (Wildeness Area)

Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu bảo vệ tính hoang dã của tự nhiên.
(2) Loại II. Vườn Quốc Gia (National Park).
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ hệ sinh thái và
vui chơi, giải trí.
(3)Loại III. Thắng cảnh tự nhiên (Natural Monument).
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các cảnh quan
thiên nhiên đặc biệt.
(4)Loại IV. Khu bảo vệ loài/ Sinh cảnh (Habitat/ Species management
Area).
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho công tác bảo tồn một số sinh
cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ.


7

(5)Loại V. Khu bảo tồn cảnh quan (Cả trên đất liền và trên biển
(Protected Landscape or Seascape).
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích bảo vệ các cảnh quan
đẹp trên đất liền hoặc trên biển sử dụng cho giải trí hoặc du lịch.
(6)Loại VI. Khu quản lý tài nguyên thiên nhiên (Managed Resource
Protected Area).
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm mục đích sử dụng bền vững
các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Đây là cơ sở quan trọng để các nước thiết lập hệ thống KBT để bảo vệ
ĐDSH Tuy nhiên, các nước tùy theo điều kiện địa sinh học cũng như tính đa
dạng đa dạng sinh học của mỗi nước để phân chia hệ thống các khu bảo tồn
phù hợp với mục tiêu bảo tồn của mỗi nước.
1.1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH được nêu lên ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn
giữ được ĐDSH về các mặt cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc

sống của con người, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái.
Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các
loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan. Thông qua
việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các cây, con và
cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con người,
cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài nguyên
sinh vật.
Tổ chức WWF(1989) định nghĩa “đa dạng sinh học là sự phồn thịnh
của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là
nguồn gen chứa đựng trong các loài và các hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường”. Còn công ước đa dạng sinh học (1992) đưa ra khái
niệm “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn


8

trong hệ sinh thái trên cạn, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ
hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh học
trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” để nói sự đa
dạng sinh học trên trái đất.
Đến nay người ta đã biết trên thế giới có hơn 1,4 triệu loài được mô tả
và còn ít nhất gấp 2 lần con số này chưa được con người biết đến, chủ yếu là
những loài côn trùng sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Theo số liệu do Wilson
cung cấp (1992) có khoảng 1.413.000 loài sinh vật đã được các nhà khoa học
xác định và mô tả, chủ yếu là côn trùng và thực vật. Một số lượng côn trùng,
vi khuẩn và nấm vẫn chưa được mô tả. Con số cuối cùng về các loài được mô
tả có thể lên đến 5 triệu hoặc hơn nữa.
Tuy nhiên cũng còn rất nhiều loài chưa được biết đến, nhiều môi
trường sống chưa được nghiên cứu và điều tra như các vùng biển sâu, vùng
san hô, đất vùng nhiệt đới và vùng savan. Dựa vào số lượng các loài đã có, có

thể suy đoán rằng thế giới động, thực vật của trái đất phải bao gồm từ 5 triệu
đến 10 triệu loài, thậm chí có thể tới 30 triệu loài. Như vậy có thể nói rằng
những bí ẩn về thế giới sinh vật mà con người còn phải nghiên cứu là vô tận.
Ở Đông Dương có một số công trình nghiên cứu về thực vật như:
Lecomte - Thực Vật Đông Dương (1905,1952); Guibier - Rừng Đông Dương
(quyển những cây gỗ Đông Dương, 1926); Maurand - Lâm Nghiệp Đông
Dương (1943); Humbert (1938, 1950);…
Để phát triển kinh tế con người vô tình đã hủy hoại nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô giá của chính mình. Để khắc phục hậu quả đó, trong những
năm gần đây trên thế giới đã xây dựng được 1.500 vườn thực vật lưu giữ ít
nhất 35.000 loài thực vật (chiếm 15% số loài thực vật hiện có). Riêng vườn
thực vật Hoàng Gia Anh Kew hiện có 25.000 loài (chiếm 10% của thế giới).
Một sưu tập cây ở California có tới 72 trong số 110 loài Thông được biết


9

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về thực vật cũng còn rất nhiều
công trình nghiên cứu về động vật được biết đến như:
- George Finlayson (1928): Bước đầu đưa ra những nhận xét về một số
loài thú ở Việt Nam, Lào, Camphuchia.
- Brousmiche (1887) đã giới thiệu ngắn gọn về một số loài thú ở Bắc
Bộ, chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế, dược liệu và khu phân bố của chúng.
- Năm 1904, De Poussargues đã thống kê được 200 loài thú và loài phụ
thú ở Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan. Riêng ở Việt Nam phát hiện
117 loài và phụ loài.
- Boutan (1906) đã khái quát chung về phân loại thú và một số dẫn liệu
về hình thái, đặc điểm sinh học và phân bố về địa lý của 10 loài thú đặc biệt.
- Dollman và Thoumas (1960) đã công bố một số kết quả nghiên cứu
mổ tả các dạng thú mới gặp lần đầu tiên ở nước ta. Các nghiên cứu này chủ

yếu phục vụ nghiên cứu hệ động vật.
- Vanpeneen (1969) trong tài liệu đã mô tả sơ bộ 217 loài và phụ loài
thú có ở miền nam Việt Nam và ghi nhận khái quát về phân bố chung của
chúng.
Nhờ các cuộc khảo sát mà các loài mới đang dần được phát hiện , định
danh, kể cả các loài động vật, thú lớn. Năm 1988 phát hiện ra loài Vượn cáo
mới (Propithecus tattersalli) ở Madagaxca; một loài khỉ có tên là
Cercopitthecus solatus ở Gabon; một loài Hoẵng mới ở vùng núi phía tây
Trung Quốc. Năm 1990 phát hiện ra một loài Linh trưởng mới trên đảo nhỏ ở
Superapui, cách thành phố Sao Paulo (Braxin) 65km. Trong một số năm gần
đây, Việt Nam cũng đã phát hiện ra 03 loài thú lớn đó là Sao La (Pseudoryx
Nghetinhensis) vào năm 1992, Mang lớn (megamuntiacus vuquangensis) vào
năm 1994, Mang Trường Sơn (Canimuntiacus truongsonensis) vào năm 1998.


10

Tại hội nghị các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học lần thứ 10
(COP10) tổ chức năm 2010 tại Nagoya - Nhật Bản đã quyết định thông qua
Kế hoạch chiến lược thực hiện công ước ĐDSH giai đoạn 2011 – 2020 nhằm
mục tiêu bảo tồn sự ĐDSH trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam được công nhận là trung tâm đặc hữu về loài, chứa đựng một
phần hoặc toàn bộ trong 05 vùng chim đặc hữu (EBA) do Birdlife
International xác định 03 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu
do WWF xác định và 06 trung tâm đa dạng sinh học về thực vật do IUCN xác
định. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô – Bơ Ma do tổ
chức Bảo tồn quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học bị đe dọa
nhất và giàu có nhất trên thế giới [3].
Ngày 07/7/1962, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định thành lập Khu

Rừng cấm Cúc Phương (Khu Bảo vệ đầu tiên, sau trở thành Vườn Quốc gia
đầu tiên của Việt Nam), đến nay lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống
RĐD Việt Nam đã trải qua hơn 40 năm và được chia làm 3 giai đoạn:
(1). Giai đoạn từ 1960 đến 1974
Trong giai đoạn này ngành Lâm nghiệp đã phát hiện và đề xuất 49 Khu
Rừng cấm ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên mới chỉ có một số ít khu được thành
lập. Do đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh và những hạn chế về điều
kiện kinh tế kỹ thuật nên việc xây dựng, quản lý và bảo vệ các khu nói trên
không được tốt.
(2). Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Sau khi đất nước thống nhất, ngành Lâm nghiệp đã triển khai việc điều
tra, phát hiện các khu bảo vệ trên cả nước đặc biệt ở các khu vực Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Các đề án về hệ thống các khu rừng cấm đã
lần lượt được đệ trình lên Bộ và Chính phủ.


11

Ngày 24/1/1977, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/TTg
thành lập 10 Khu Rừng cấm, tổng diện tích 44.310 ha, gồm: Ba Bể, Đảo Ba
Mùn, Ba Vì, Bắc Sơn (Mỏ Rẹ), Bán Đảo Sơn Trà, Đền Hùng, Pắc Bó, Rừng
Thông Đà Lạt, Núi Tam Đảo và Tân Trào (Núi Hồng). Trong đó chỉ có 3 khu:
Ba Vì, Đảo Ba Mùn và Núi Tam Đảo thuộc loại Bảo tồn thiên nhiên, các khu
còn lại thuộc loại Văn hoá - Lịch sử.
Tiếp đó, nhiều khu rừng có giá trị bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học được phát hiện, tiếp tục trình Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định
thành lập: Khu Rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên (1978), Khu Bảo tồn Thiên
nhiên Mom Ray-Ngọc Vin (1982), Vườn Quốc gia Côn Đảo (1984) và Vườn
quốc gia Cát Bà (1986).
Ngày 9/8/1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số

194/CT xác lập danh mục 73 Khu Rừng cấm trên toàn quốc với tổng diện tích
là 769.512 ha, gồm 2 Vườn quốc gia (65.000 ha), 46 Khu Bảo tồn Thiên
nhiên (629.661 ha) và 25 Khu Văn hoá- Lịch sử và Môi trường (74.851 ha).
Ngày 30/12/1986, Quy chế quản lý ba loại rừng (trong đó có RĐD)
được chính thức ban hành theo Quyết định số 1171/QĐ của Bộ trưởng Bộ
Lâm nghiệp. Theo Quy chế này Rừng cấm được đổi tên là RĐD và được chia
làm 3 phân hạng: Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Khu Văn hoá Lịch sử và Môi trường.
Hệ thống RĐD Việt Nam ở giai đoạn này đã gồm nhiều khu đại diện
cho các đai, đới khí hậu và các đơn vị địa lý sinh học khác nhau phân bố
tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
(3). Giai đoạn từ 1987 đến nay
Trên cơ sở Quy chế quản lý thống nhất, sau năm 1990, một loạt các khu
mới được Chính phủ quyết định thành lập như: Vườn quốc gia Yok Đôn,
VQG Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ca (1991); Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Luận chứng Kinh tế kỹ thuật


12

các Khu BTTN: Hữu Liên, Vồ Dơi, Đất Mũi, Bắc đảo Phú Quốc, Xuân Sơn
(1992); Khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thượng (1993), Xuân Thuỷ, Xuân
Nha, Tràm Chim, Cù Lao Chàm (1994); Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa, Pù
Mát, Bù Gia Mập, Khe Rỗ, Tiền Hải, Bi doup-Núi Bà (1995), Tà Kou, Kẻ Gỗ
(1996), Thạnh Phú, Rừng khô hạn Núi Chúa (1998), Phong Nha-Kẻ Bàng
(2000), Khu BTTN Pù Huống, Núi Ông, Phong Điền, Tây Côn Lĩnh, Vân
Long (2001), Lung Ngọc Hoàng, Chàng Riệc (2002). Trong các năm 2001
đến 2003, Chính phủ đã có nhiều quyết định chuyển hạng một số khu BTTN
thành Vườn Quốc gia như Pù Mát, Phong Nha-Kẻ Bàng, U Minh Thượng,
Phú Quốc, Xuân Sơn, Hoàng Liên, Lò Gò-Xa Mát, Chư Yang Sin, Vũ Quang,
Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Bù Gia Mập, Xuân Thuỷ và Mũi Cà Mau,...

Ngoài ra, còn có nhiều khu bảo vệ được thành lập do các quyết định của Bộ
Lâm nghiệp, Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong giai đoạn này, việc xây dựng RĐD được đẩy mạnh nhờ sự quan
tâm của các ngành và các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, được
sự cộng tác tích cực của các nhà khoa học trong nước cũng như sự hỗ trợ có
hiệu quả về khoa học kỹ thuật và vật chất của các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ.
Song song với việc tiếp tục điều tra phát hiện thêm các khu mới, công
tác xây dựng Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật (nay là Dự án đầu tư) cho các
khu đã được công nhận cũng được đẩy mạnh nhằm nhanh chóng cụ thể hoá và
tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ hệ thống RĐD Việt Nam.
Công tác điều tra cơ bản cũng thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa
khoa học như việc phát hiện và mô tả mới một số loài thú lớn từ năm 1992 1996 bao gồm:
- Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), 1992
- Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), 1993


13

- Mang Trường sơn (Muntiacus truongsonensis), 1996
Một số loài chim, côn trùng và thực vật mới cho khoa học cũng được
phát hiện trong giai đoạn này.
Việc phát hiện các loài trên đã chứng minh thêm giá trị đa dạng sinh
học cao của khu hệ động vật và thực vật Việt Nam và đẩy mạnh hơn sự đầu tư
của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế cho công tác bảo vệ và phát
triển hệ thống RĐD của Việt Nam.
Hệ thống các khu bảo vệ của Việt Nam vẫn đang phát triển cả về quy
mô và tổ chức. Tuy nhiên mới chỉ có các khu trong hệ thống RĐD (chủ yếu
trên đất liền và một số rất ít các khu đất ngập nước và ven biển) có quyết định
của Chính phủ, các Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố. Các Khu

Bảo vệ ngoài lâm nghiệp như đất ngập nước chưa có quyết định, các khu bảo
vệ biển mới quy hoạch 16 khu.
Ngay từ cuối năm 1990, để tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt
Nam, Chính phủ và Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã có chủ trương nâng tổng diện tích các khu RĐD của Việt Nam lên
khoảng 2 triệu ha.
Để thực hiện chủ trương này, trong hai năm 1997 và 1998, Bộ
NN&PTNT đã giao cho Viện Điều tra Quy hoạch Rừng phối hợp với Cục
Kiểm lâm thực hiện kế hoạch "Điều tra đánh giá và quy hoạch mở rộng hệ
thống RĐD của Việt Nam", tiếp đó hợp tác cùng Tổ chức BirdLife Quốc tế
(BirdLife International) thực hiện dự án "Mở rộng hệ thống các khu RĐD của
Việt Nam cho thế kỷ 21" do Liên minh Châu Âu tài trợ. Tiếp sau đó, Cục
Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT và WWF đã triển khai thực hiện dự án do Danida
tài trợ có tên Cải thiện Quản lý các khu bảo vệ tại Việt Nam. Một trong các
sản phẩm của dự án này là đã xây dựng được chiến lược cho hệ thống Khu
bảo vệ của Việt Nam.


14

Ngày 17/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
192/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quản lý Hệ thống khu Bảo tồn Thiên
nhiên của Việt Nam đến năm 2010 theo đó quy định rõ mục tiêu, cách thức
phát triển, các hoạt động chính và phân công trách nhiệm quản lý hệ thống khu
bảo vệ của Việt Nam. Năm 2003, danh sách các khu RĐD cần được thiết lập
đến năm 2010 đã được Cục Kiểm Lâm - Bộ NN&PTNT xây dựng và đệ trình
Chính phủ (Cục Kiểm lâm 2003). Danh lục này có lồng ghép cả các kiến nghị
từ Hội thảo tại Cúc Phương và các kiến nghị của các dự án do EU và Danida tài
trợ.
(4) Hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam

Sau Quy chế quản lý ba loại rừng (theo Quyết định Số 1171/QĐ của Bộ
trưởng Bộ Lâm nghiệp) hàng loạt các văn bản luật, quyết định, chỉ thị và công
văn có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác quản lý RĐD nói riêng và
Khu bảo vệ nói chung cũng được Nhà nước và ngành ban hành.
Ngày 11/01/2001, Quy chế mới về quản lý RĐD đã được ban hành theo
Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 6 của Quy chế này, RĐD được chia thành ba Phân hạng:
'Vườn Quốc gia', 'Khu Bảo tồn Thiên nhiên' và 'Khu Văn hoá, Lịch sử và Môi
trường (các khu bảo vệ cảnh quan)'. Khu Bảo tồn Thiên nhiên được chia thành
hai Phân hạng phụ: ‘Khu Dự trữ Thiên nhiên’ và ‘Khu Bảo tồn loài và sinh
cảnh’. Quy chế cũng giao trách nhiệm cho Bộ Văn hoá và Thông tin phối hợp
với Bộ NN&PTNT thành lập và quản lý các Khu Văn hoá, Lịch sử và Môi
trường.
Điều 8 của Quy chế nêu các mục tiêu cơ bản của vùng đệm để nhằm
‘ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng’ và chỉ rõ rằng
‘tất cả các hoạt động trong vùng đệm phải hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản
lý và bảo vệ Rừng Đặc dụng. Hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm, cấm


15

săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là
đối tượng bảo vệ’.
Để cụ thể hóa cho việc thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004, ngày 14-8-2006 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng thay thế cho quyết định số
08/2001/QĐ-TTg trước đây. Văn bản đã quy định việc phân loại RĐD:
1) Vườn quốc gia
2) Khu bảo tồn thiên nhiên
a) Khu dữ trữ thiên nhiên

b) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
3) Khu bảo vệ cảnh quan
4) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Trong hệ thống rừng đặc dụng hiện nay có thêm một loại rừng mới là
Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Quy chế quản lý rừng mới cũng
đã quy định cụ thể cho từng loại khu bảo tồn về chủ thể quản lý, đầu tư, tổ
chức bộ máy quản lý, các quy định bảo vệ,… tạo cơ sở cho các khu bảo tồn
triển khai thực hiện.
Trách nhiệm quản lý chung đối với hệ thống RĐD của quốc gia thuộc
về Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, nhiều cơ quan khác có liên
quan đến việc quản lý các khu RĐD ở cấp tỉnh, huyện, xã v.v... Công việc
quản lý hàng ngày tại từng khu RĐD do ban quản lý được thành lập để phục
vụ mục đích này. Khi đó 106 khu RĐD đã có Ban quản lý, trong số đó có 68
khu bảo tồn thiên nhiên trong số 95 khu đã được quyết định và toàn bộ 27
Vườn Quốc gia.
Hiện nay, chỉ có 6 Vườn Quốc gia trực thuộc Bộ NN&PTNT. Đó là: Ba
Vì, Cúc Phương, Tam Đảo, Bạch Mã, YokDon và Cát Tiên. Các Vườn quốc
gia khác và toàn bộ các khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu Văn hoá, Lịch sử và


16

Môi trường đều trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố. Nhân viên của
các ban quản lý chủ yếu được lấy từ các đơn vị kiểm lâm trong tỉnh.
Đến năm 2005 theo quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm
2005 của Bộ Trưởng bộ Nông nghiệp đã ban hành Bản tiêu chí về phân loại
rừng đặc dụng. Đây là bản tiêu chí đầu tiên về phân loại rừng đặc dụng của
Việt Nam, chi tiết hóa những quy định về rừng đặc dụng đã nêu trong Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Đối với từng loại hình khu bảo tồn đã
đưa ra khái niệm, vai trò, chức năng và tiêu chí phân loại. Các tiêu chí được

đề câp cụ thể là:
- Diện tích KBT
- Loài sinh vật đặc hữu hoặc loài ghi trong sách đỏ Việt Nam
- Tỷ lệ đất nông nghiệp và đất thổ cư
- Cảnh quan, di tích, đại diện cho các vùng sinh thái, có ý nghĩa về giáo
dục khoa học, tinh thần.
Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng và quyết định số 62 có thêm Khu
rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học nhưng chưa có các tiêu chí cụ thể để
đánh giá và quản lý. Tuy chưa thật hoàn thiện và chi tiết, nhưng đây cũng là
cơ sở để áp dụng phân chia hệ thống rừng đặc dụng, là cơ sở để hình thành
hoặc loại bỏ các KBT, tạo điều kiện thuận lợi để quản lý hệ thống rừng đặc
dụng được tốt hơn.
Năm 2008, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành rà soát quy hoạch
hệ thống rừng đặc dụng đến năm 2020. Đến nay số khu RĐD tại Việt Nam là
164, bao gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu văn hóalịch sử-môi trường và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học, có tổng
diện tích là 2.265.754 ha (Cục Kiểm lâm 2008).
1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
Khu BTTN Ngọc Linh có trong Quyết định số 194/TC ngày
09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ), với


17

diện tích 20.000 ha. Năm 1993 - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng tiến hành
khảo sát sơ bộ, thu thập số liệu liên quan để xây dựng Dự án đầu tư núi Ngọc
Linh. Đến năm 1998, Dự án đầu tư thành lập Khu BTTN đã được Viện Điều
tra Quy hoạch Rừng và chương trình BirdLife International tiến hành điều tra
khảo sát ĐDSH và xây dựng dự án đầu tư. Dự án này đã được UBND tỉnh
Kon Tum chính thức phê chuẩn ngày 12/10/1998 theo công văn Số 69/TT-UB
với diện tích 41.420ha [2].

Năm 2006 thực hiện chỉ thị Thủ tướng Chính phủ về rà soát 3 loại rừng,
diện tích Khu BTTN Ngọc Linh bị thu hẹp lại còn 38.109,4ha. Mặc dù vùng
núi Ngọc Linh được liệt kê vào hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam từ rất sớm,
song hoạt động nghiên cứu ĐDSH nói chung và đa dạng thực vật nói riêng tại
Khu BTTN Ngọc Linh còn rất nhiều hạn chế và có thể đưa ra một số công
trình nghiên cứu chính về khu vực này như sau:
- Kết quả hai đợt điều tra thực địa vào các năm 1996 và 1998 của Viện
Điều tra Quy hoạch Rừng và tổ chức BirdLife Internatinal khi xây dựng dự án
đầu tư Khu BTTN Ngọc Linh, đã ghi nhận 878 loài thực vật bậc cao có mạch.
Thời gian này tác giả Lê Văn Chẩm đã ghi nhận loài mới cho hệ thực vật Việt
Nam đó là Sồi ba cạnh - Trigonobalanus verticillata và đây cũng là chi thứ 5
trong họ Dẻ - Fagaceae được biết đến ở Việt Nam.
- Năm 1997, TS. Averyanov, Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự đã tiến
hành điều tra khu hệ Lan nơi đây, thời gian này nhóm nghiên cứu đã phát hiện
một số loài mới cho khoa học và Việt Nam như: Kiều diễm việt nam - Pleione
vietnamensis, Cầu diệp ngọc linh - Bulbophyllum ngoclinhensis và đến năm
2005 TS. Averyanov tiếp tục phát hiện thêm loài mới cho khu hệ này đó là
Kiều lam văn duy - Calanthe duyana.
- Năm 2011, thực hiện chương trình điều tra, đánh giá thực vật rừng
trong dự án đầu tư Khu BTTN Ngọc Linh giai đoạn 2011 - 2020 đã có một số


×