Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác bảo vệ và phát triển rựng tại ban quản lý rừng lâm viên, thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TÊN HỌC VIÊN: HOÀNG ĐÌNH LÃM

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN CÔNG TÁC
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
LÂM VIÊN, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà nội 2012
Hà nội, 2011(in hoa, cỡ chữ 14)



i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Trên thế giới. ................................................................................................... 3
1.1.1. Nhận thức về giá trị môi trường rừng .......................................................... 3
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng .................... 5


1.2. Ở Việt Nam. .................................................................................................. 12
1.2.1. Nhận thức về giá trị môi trường rừng ........................................................ 12
1.2.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả DVMTR ở Việt Nam ......................... 13
1.2.3. Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung Chi trả dịch vụ Môi trường
tại Lâm Đồng cụ thể như sau: .............................................................................. 17
1.2.4. Mục đích, yêu cầu của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: ........ 19
1.2.5. Các loại dịch vụ môi trường rừng được sử dụng ....................................... 20
1.2.6. Đối tượng được chi trả và đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại tỉnh Lâm Đồng........................................................................................ 20
1.2.7. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.................................... 21
1.2.8. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................. 21
1.2.9. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng ......................................... 21
1.2.10. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ......................................... 22
1.2.11. Nghĩa vụ, quyền hạn của người phải chi trả dịch vụ môi trường rừng ... 22
1.2.12. Nghĩa vụ, quyền hạn của người được chi trả dịch vụ môi trường rừng .. 23
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................24
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................................ 24
2.1.1. Ranh giới và vị trí địa lý ............................................................................ 25
2.1.2. Địa hình – địa thế ....................................................................................... 25


ii

2.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 26
2.1.4. Thủy văn ..................................................................................................... 27
2.1.5. Đất đai ........................................................................................................ 27
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............................................. 28
2.2.1. Dân số - lao động - dân cư......................................................................... 28
2.2.2. Cơ cấu kinh tế ............................................................................................ 29

2.2.3. Y tế và và giáo dục ..................................................................................... 29
2.3. Tài nguyên động thực vật rừng ..................................................................... 30
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................................................33
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 33
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 33
3.3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu....................................................................... 33
3.3.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 33
3.3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 33
3.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 34
3.4.1. Quan điểm phương pháp luận .................................................................... 34
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................37
4.1. Thực trạng quản lý rừng khi chưa có dịch vụ chi trả và sau khi có dịch vụ
chi trả .................................................................................................................... 37
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trước năm 2009 ............................................. 37
4.1.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trước khi thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ môi trường ......................................................................................... 39
4.1.3. Thực trạng chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng và quá trình
thực thi ở ban Quản lý rừng Lâm Viên ................................................................ 40


iii

4.2. Nghiên cứu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tới
tài nguyên rừng ở ban quản lý rừng Lâm Viên .................................................... 47
4.2.1. Ảnh hưởng của chính sách chi trả đối với nhận thức và văn hóa của
người dân địa phương .......................................................................................... 48
4.2.2. Ảnh hưởng đến lao động và việc làm ......................................................... 49

4.2.3. Ảnh hưởng của PES đến thu nhập và chi tiêu gia đình ............................. 53
4.2.4. Ảnh hưởng của PES đến ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng..................... 56
4.2.5. Ảnh hưởng của PES đến sự phát triển của tài nguyên rừng ở Lâm Viên .. 59
4.2.6. Đánh giá tính khả thi của chính sách chi trả DVMTR tại khu vực............ 62
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng ở Lâm Viên ...................................................................................... 65
4.3.1. Thuận lợi .................................................................................................... 65
4.3.2. Khó khăn .................................................................................................... 67
4.3.3. Giải pháp .................................................................................................... 69
4.3.3.1. Giải pháp về chính sách .......................................................................... 69
4.3.3.2. Giải pháp về con người ........................................................................... 71
4.3.3.3. Giải pháp trước mắt và lâu dài ............................................................... 72
4.3.3.3.1. Giải pháp bảo vệ rừng ......................................................................... 72
4.4.3.3.2. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) .............................. 73
4.3.3.3.3. Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh hại................................................... 74
4.3.3.3.4. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học .................................................... 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .............................................76
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 76
5.2. Tồn tại ........................................................................................................... 77
5.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................78


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý


BV & PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DTTS

Dân tộc thiểu số

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

Sở NN & PTNN

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Uỷ ban nhân dân

WWF


Quỹ bảo tồn Hoang dã Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các hợp phần giá trị của rừng............................................................... 4
Bảng 1.2. Tóm tắt chương trình chi trả VDMTR trên thế giới ............................. 9
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng của khu vực trước năm 2009 .................................... 37
Bảng 4.2. Tổng hợp công tác giao khoán bảo vệ rừng trước khi có chi trả
DVMTR .............................................................................................................. 40
Bảng 4.3. Tổng hợp công tác giao khoán bảo vệ rừng năm 2009 ...................... 41
Bảng 4.4. Tổng hợp diện tích, trữ lượng giao khoán chi trả dịch vụ môi trường
rừng từ năm 2010 đến nay................................................................................... 43
Bảng 4.5. Tổng hợp số vụ vi phạm tại Lâm Viên ............................................... 45
Bảng 4.6. Thu hút lao động nông nhàn ở Lâm Viên ........................................... 51
Bảng 4.7. Thu nhập của các hộ dân ở Lâm Viên ................................................ 53
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả chi trả giao khoán bảo vệ rừng trước khi thực
hiện PES, sau khi thực hiện PES và thực hiện công tác phát triển rừng trên địa
ban Lâm Viên. ..................................................................................................... 56
Bảng 4.9. Các nguồn thông tin phổ biến về chính sách của người dân tại Lâm
Viên ..................................................................................................................... 57
Bảng 4.10. Nhận thức vai trò của rừng ở Lâm Viên ........................................... 58
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của PES đến các nhân tố tại Lâm Viên ......................... 60
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của PES đến công tác phát triển rừng tại Ban Quản Lý
Rừng Lâm Viên ................................................................................................... 61


vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Ranh giới các lưu vực áp dụng thực hiện chính sách chi trả
DVMTR tỉnh Lâm Đồng ..................................................................................... 24
Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng Ban QLR Lâm Viên. .......................... 25
Hình 4.1. Tỉ lệ diện tích các loại rừng Lâm Viên trước năm 2009 ..................... 39
Hình 4.2. Thu nhập bình quân của hộ nhận khoán bảo vệ rừng trước khi thực
hiện PES và sau khi thực hiện PES. .................................................................... 46
Hình 4.3. Phân bố trình độ học vấn của người dân tại Lâm Viên ...................... 48
Hình 4.4. Phân bố độ tuổi lao động khu vực nghiên cứu .................................... 50
Hình 4.5. Tỉ lệ người dân có việc làm tại Lâm Viên .......................................... 52
Hình 4.6. Các nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình tại Lâm Viên ............ 54
Hình 4.7. Các nguồn thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình tại
Lâm Viên ............................................................................................................. 55
Hình 4.8. Đánh giá chính sách chi trả DVMTR ................................................. 59
Hình 4.9. Ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến thu nhập các hộ dân 63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống
của con người. Việt Nam có 13.258.843ha rừng (rừng tự nhiên: 10.339.305ha;
rừng trồng: 2.919.538ha), ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng
có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khí
hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế bão lụt, hấp thụ
các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học,... Các chức năng này của rừng
được hiểu là các "Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng". Mặc dù vậy,
nguồn tài nguyên này hiện đang đứng trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt và

mất dần khả năng tự phục hồi do sức ép của sự phát triển kinh tế xã hội, trong
đó chủ yếu là do việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững trong suốt thời gian
dài cùng với việc sử dụng tràn lan và thiếu khoa học của chính bản thân con
người. Để nguồn tài nguyên này phát huy tốt vai trò sinh thái của chúng,
chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải duy trì sự phát triển cân bằng
của hệ sinh thái và cùng với đó là một cơ chế tài chính hỗ trợ hiệu quả. Vì
vậy, vấn đề định giá tài nguyên có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
duy trì và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên trong giai đoạn
hiện nay.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như trồng rừng,
chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ
môi trường có liên quan đến rừng; Rừng có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo đặc biệt đối với
người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng; rừng
góp phần quan trọng trong việc phát triển, mở rộng các ngành nghề khác như
phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp,... Nhằm phát
huy vai trò tác dụng của rừng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa


2

phương thì cần có một cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế,
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Trong nhiều năm trước, đời sống của những người tham gia bảo vệ
rừng và phát triển rừng ở tỉnh Lâm Đồng vẫn còn rất nghèo, thu nhập thấp
hơn rất nhiều so với các khu vực khác, do chưa được hưởng lợi từ giá trị sử
dụng của rừng, thu nhập và đời sống của họ chưa gắn liền với việc bảo vệ và
phát triển rừng bền vững. Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ hội, là nguồn

lực mới góp phần phát triển ngành Lâm nghiệp của tỉnh thông qua thực hiện
cơ chế cung ứng dịch vụ là những người được hưởng lợi trực tiếp từ các giá
trị của rừng mang lại phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí để bảo vệ và phát
triển rừng.
Để đánh giá được những thành công, tồn tại của chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng trên địa bàn Ban Quản Lý Rừng Lâm Viên thành phố Đà
Lạt tỉnh Lâm Đồng qua hai giai đoạn (2009 – 2012) thực hiện thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo quyết định 380 và nghị định 99/2010 về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường. Tác giả thực hiện đề tài này nhằm “Nghiên
cứu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác
bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản Lý Rừng Lâm Viên, tỉnh Lâm
Đồng”.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nhận thức về giá trị môi trường rừng
Trên thế giới từ lâu người ta đã khẳng định được tác dụng nhiều mặt
của rừng với môi trường, đặc biệt là tác dụng điều tiết và làm sạch nguồn
nước, giảm thiểu hạn hán và lũ lụt, bảo vệ và phục hồi đất, điều hoà khí hậu,
hấp thụ các khí độc, ổn định thành phần khí quyển, chống lại biến đổi khí hậu
v.v... Hiểu biết của con người về ảnh hưởng của rừng đến môi trường đã trở
thành cơ sở khoa học của những giải pháp phát triển rừng phòng hộ đầu
nguồn, ven biển, rừng phục hồi đất, bảo vệ hồ đập, chắn gió, chắn cát, bảo vệ
khu đô thị, khu công nghiệp v.v...
Trên cơ sở nghiên cứu tác động của rừng đến môi trường, nhiều người
đã ước tính giá trị sinh thái môi trường của rừng. Ở Nga, Tarancop (1986) đã
ước lượng giá trị sinh thái cảnh quan của rừng ở vành đai xanh thành phố

Voronhez là khoảng 70% tổng giá giá trị của rừng. Ở Trung Quốc, Trương
Gia Bình (2003) đã ước tính giá trị giữ đất, giữ nước và cung cấp phân bón
của rừng ở Vân Nam là 4450USD/ha, chiếm 88% tổng giá trị của rừng. Khi
nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon, Zhang (2000) cho rằng rừng nhiệt đới có
có giá trị hấp thụ carbon từ 500-2000USD/ha, còn rừng ôn đới là 100300USD/ha. Ở Nhật Bản, người ta ước tính rằng giá trị môi trường của rừng ở
ven những thành phố lớn lên đến tới 95% tổng giá trị của rừng v.v...
Tuy nhiên, trong thời gian dài kết quả nghiên cứu giá trị môi trường
của rừng chỉ có ý nghĩa làm tăng kiến thức của con người về hiệu quả nhiều
mặt của rừng, mà chưa trở thành căn cứ cho những quyết định về biện pháp
tác động vào rừng. Chỉ trong những thập kỷ gần đây, người ta mới nhận thức
được rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của suy thoái rừng là không
xác định được giá trị môi trường của rừng. Nó làm cho người ta không tính


4

đến chi phí về môi trường trong hoạt động nghề rừng, do đó, xác định tổng
chi phí đầu vào thấp, tạo ra hiện tượng "lãi giả lỗ thật" trong nghề rừng và
thúc đẩy người ta khai thác không tính đến việc bảo tồn những giá trị môi
trường của rừng. Không tính được thu nhập về môi trường của nghề rừng
cũng dẫn đến tình trạng không công bằng trong việc chia sẻ lợi ích liên quan
đến rừng. Người ta không phải bỏ ra bất kỳ một chi phí nào khi được hưởng
lợi từ giá trị môi trường của rừng, và người làm nghề rừng cũng không nhận
được bất kỳ khoản thù lao nào để tiếp tục duy trì và phát triển những lợi ích
môi trường của rừng. Điều đó đã thúc đẩy người ta sử dụng rừng một cách
lãng phí, sử dụng mà không tính đến tác động môi trường của nghề rừng.
Bảng 1.1. Các hợp phần giá trị của rừng
Giá trị
Giá trị sử
dụng trực

tiếp
Giá trị sử
dụng
Giá trị sử
dụng gián
tiếp
Giá trị lựa
chọn
Giá
không
dụng

trị Giá trị để lại
sử
Giá trị tồn
tại

Biểu thị của giá trị
Sản phẩm gỗ (gỗ, củi)
Sản phẩm ngoài gỗ (thức ăn, thuốc, nguồn gen,...)
Sử dụng cho mục đích giáo dục, nghỉ ngơi và văn hóa
Phòng hộ đầu nguồn
Chu trình dinh dưỡng
Giảm ô nhiễm không khí
Điều tiết tiểu khí hậu
Lưu trữ các bon
Giá trị các hàng hóa/dịch vụ có thể sử dụng trong
tương lai bởi các bên liên quan
Giá trị các hàng hóa/dịch vụ có thể sử dụng trong
tương lai bởi các thế hệ kế tiếp của các bên liên quan

Đa dạng sinh học,
Di sản văn hóa,
Lợi ích cho các bên liên quan chỉ từ việc hiểu biết sự tồn
tại của hàng hóa và dịch vụ mà không sử dụng chúng

Giá trị tổng
Giá trị sử dụng + Giá trị không sử dụng
cộng


5

Trước những hiểm hoạ sinh thái có thể xảy ra người ta ngày càng nhận
thức đầy đủ hơn giá trị môi trường của rừng và sự cần thiết phải xác định nó
trong một hệ thống hạch toán đầy đủ vì sự phát triển bền vững. Những nỗ lực
nghiên cứu trong việc xác định giá trị của rừng đã làm cho nhận thức của con
người về giá trị của rừng ngày càng đầy đủ hơn. Có thể phân biệt những giá
trị của rừng theo sơ đồ 1.1.
Do rừng có ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác như
nông nghiệp, thuỷ điện, thuỷ sản, du lịch, nghề cá v.v... trong nhiều trường
hợp người ta xem bảo vệ và phát triển rừng như phát triển cơ sở hạ tầng đảm
bảo cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác (Tarankop, 1987; David,
2001; FAO, 2003).
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng
Mặc dù giá trị môi trường đã được khẳng định và nghiên cứu từ lâu,
song chúng thường được coi là thứ hàng hoá công cộng. Mọi người đều có thể
tự do tiếp cận, tự do sử dụng và hưởng lợi từ giá trị môi trường rừng. Tình
trạng ấy, nhất là ở những nước nghèo, đã không khuyến khích người lâm
nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng, dẫn đến thiệt hại
cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung. Thực tế đó đã buộc người ta

phải hợp tác với nhau giữa người làm rừng và những người hưởng lợi chính
từ giá trị môi trường rừng, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo vệ và
phát triển những giá trị môi trường rừng. Trong quá trình đó những giá trị môi
trường rừng được phân tích, lượng giá, mua bán, trao đổi như những hàng hoá
và dịch vụ khác. Người ta gọi những lợi ích môi trường của rừng được đưa ra
trao đổi, mua bán như vậy là dịch vụ môi trường rừng. Những chính sách
khuyến khích việc trao đổi, mua bán giá trị dịch vụ môi trường rừng được gọi
là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đến nay trên thế giới đã có nhiều chương trình chi trả dịch vụ môi


6

trường rừng (PES). Chúng được chia thành nhóm các chương trình PES tự
nguyện và PES chính phủ. Trong chương trình PES tự nguyện, cả nhà cung
cấp dịch vụ môi trường và người sử dụng dịch vụ đều tự nguyện trên cơ sở
hợp đồng. Ngược lại, trong các chương trình PES chính phủ tài trợ thường chỉ
tự nguyện ở bên nhà cung cấp, còn người sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ
chi trả qua các dạng phí và lệ phí bắt buộc.
Có thê kể đến một số chương trình PES tự nguyện ở Los Negros
Bolivia (Asquith et al., 2008), ở Pimampiro Ecuador (Wunder and Albán,
2008), ở Vittel Pháp (Perrot-Maître, 2006), và một số chương trình PES chính
phủ như chương trình bảo vệ đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008), Chương
trình PES ở Costa Rica (Pagiola, 2008), chương trình PES ở Mexico (MuñozPiña et al., 2008-this issue), chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ (Claassen et
al., 2008), chương trình vùng nhạy cảm môi trường và sơ đồ quản lý quốc gia
ở Anh (Dobbs and Pretty, 2008), dự án mô hình Northeim ở Đức (Bertke and
Marggraf, 2004), chương trình Wimmera ở Úc (Shelton and Whitten, 2005),
chương trình tương tự chi trả dịch vụ môi trường ở CAMPFIRE, Zimbabwe
(Frost and Bond, 2008), chương trình hoạt động vì nước ở Nam Phi (Turpie et
al., 2008). Phân tích thông tin về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới

cho phép đi đến một số nhận xét sau.
- Cho đến nay các chương trình PES chủ yếu vẫn là các chương trình
chính phủ. Thực tế, người làm rừng ít có khả năng quản lý được giá trị dịch
vụ môi trường rừng nên để thực hiện được chi trả dịch vụ môi trường rừng
thường cần sự hỗ trợ của nhà nước và khi đó việc chi trả dịch vụ môi trường
rừng được xem là bắt buộc.
- Các chương trình PES đều được hình thành trong những năm gần đây,
sớm nhất là chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ được khởi xướng năm 1983,
còn lại chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây.


7

- Mục tiêu của PES rất đa dạng, trong đó có bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ đất ướt, bảo vệ đất, bảo vệ động
vật hoang dã, kiểm soát sự nhiễm mặn, tích luỹ Carbon, v.v... Tuy nhiên, phổ
biến nhất vẫn là các chương trình bảo vệ nguồn nước. Đây là một trong những
hiệu quả môi trường quan trọng nhất của rừng. Các chương trình PES tự
nguyện chủ yếu hướng vào bảo vệ nguồn nước.
- Các chương trình PES ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn rừng, trồng
rừng mới và tái trồng rừng, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa, nông lâm
kết hợp, canh tác nông nghiệp thân thiện, bảo vệ đa dạng sinh học, thay đổi sử
dụng đất, bảo tồn cảnh quan thiên, loại trừ sinh vật xâm hại v.v... Tuy nhiên,
tập trung nhiều nhất vẫn là bảo tồn rừng, trồng rừng và phát triển nông nghiệp
thân thiện môi trường.
- Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm nhiều thành phần
khác nhau từ chính quyền địa phương, sở ban ngành địa phương, tập đoàn
điện lực, chính quyền Trung ương, cơ quan lâm nghiệp, chính phủ, quỹ tư
nhân, tài trợ quốc tế, người dân sử dụng nước. Phần lớn trong số họ là các tổ
chức và cơ quan chính phủ và phi chính phủ.

- Đối tượng hưởng lợi từ PES là người sử dụng nguồn nước ở địa
phương; nông dân, người không sử dụng đồng hồ đo nước, cơ quan tổ chức
trên lưu vực sông, người sử dụng nước ở hạ lưu, khách du lịch, cộng đồng bảo
tồn toàn cầu v.v... Nhìn chung đối tượng được hưởng lợi cả cộng đồng và toàn
xã hội.
- Đối tượng khởi xướng PES chủ yếu là các chính phủ, tổ chức phi
chính phủ, tổ chức hưởng lợi, chính quyền Trung ương, bộ tài nguyên nước,
lâm nghiệp và môi trường, các trường đại học, chính quyền địa phương v.v...
Nhìn chung đây là những cơ quan và tổ chức có khả năng liên kết và hỗ trợ
đàm phán hoặc ra quyết định, lập chính sách v.v...


8

- Vùng thực hiện PES chủ yếu là các vùng thượng nguồn lưu vực sông,
đất dốc vùng đầu nguồn, vùng đất cao nguyên, đồng cỏ, ven biển, đất cộng và
quy mô toàn quốc. Như vậy, một số chương trình tập trung vào những vùng
sinh thái nhạy cảm, còn gần 50% chương trình có quy mô toàn quốc.
- Hình thức của PES phần lớn là chi trả tiền mặt thông qua các tổ chức
hoặc qua cơ quan của chính phủ. Mức chi trả PES dao động trong phạm vi
rộng từ một vài đến 200 USD/ha/năm. Mức chi trả thường phụ thuộc nhiều
vào kết quả đàm phán giữa người cung cấp và người chi trả dịch vụ môi
trường rừng. Nó được hiểu là một phần chứ không phải toàn bộ giá trị dịch vụ
môi trường rừng.
- Thời gian chi trả thường là vào những thời điểm nhất định trong năm
theo hợp đồng hoặc theo quy định của chính phủ. Việc chi trả ở hầu hết các
chương trình là theo loại rừng và điều kiện lập địa. Có mức chi trả cao nhất là
các rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, rừng ở những nơi có nhu cầu phòng hộ
cao.
- Thời gian kéo dài của các chương trình PES ít nhất là 5 năm, một số

chương trình kéo dài 10-20 năm. Có những chương trình không hạn định thời
gian.
Trên cơ sở phân tích về nhận thức kiến thức và thực tiễn áp dụng chi trả
dịch vụ môi trường rừng của thế giới có thể rút ra một số kết luận áp dụng cho
Việt Nam như sau:
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng là công cụ quan trọng để thúc đẩy
quản lý rừng tốt hơn ở các vùng đầu nguồn, những vùng sinh thái nhạy cảm.
- Những dịch vụ môi trường rừng quan trọng nhất ở các vùng hồ thuỷ
điện là dịch vụ chống xói mòn bảo vệ đất chống bồi lấp lòng hồ và dịch vụ
lưu giữ nước mưa trên sườn dốc để cung cấp cho hồ thuỷ điện trong thời kỳ
không mưa.


9

- Đối với các vùng đầu nguồn việc chi trả dịch vụ môi trường rừng phải
được xem là các chương trình PES của chính phủ. Cần có những quy định của
nhà nước để việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng là tự nguyện, còn chi trả
dịch vụ môi trường rừng là bắt buộc qua phí và lệ phí.
- Các chương trình PES ở vùng hồ thuỷ điện nên khuyến khích vào
hoạt động quản lý rừng và tái trồng rừng để đảm bảo quyền lợi của nhiều bên
liên quan.
- Để các chương trình PES phát triển bền vững theo hướng cơ chế thị
trường cần phân loại rừng để chi trả, phải có hệ số hiệu chỉnh về mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng tính đến giá trị môi trường do rừng tạo ra, đến nhu
cầu phòng hộ và mức khó khăn trong việc bảo vệ rừng.
Các chương trình PES trên thế giới đã được thực hiện ở nhiều nước và
châu lục, có thể tóm tắt các chương trình PES của các nước trên thế giới như
sau:
Bảng 1.2. Tóm tắt chương trình chi trả VDMTR trên thế giới

TT
1

Quốc gia,

Đặc điểm chính

châu lục
Úc

Đã luật hóa quyền phát thải carbon từ năm 1998, cho
phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ
carbon của rừng. Đang thực hiện chiến lược bồi hoàn đa
dạng sinh học và chương trình bảo tồn nhằm giảm thiểu
tác động của hoạt động mở rộng khai thác mỏ. Các công
ty khai thác mỏ phải bồi hoàn lại môi trường do hoạt
động khai thác mỏ bằng cách thiết lập những khu rừng
mới

2

Chi-lê

Người dân Chi-lê đã đầu tư vào Khu Bảo tồn Tư nhân
phục vụ mục đích chính là bảo tồn và điểm nghỉ dưỡng có


10

TT


Quốc gia,

Đặc điểm chính

châu lục

giá trị đa dạng sinh học cao. Chi trả được thực hiện theo
hình thức tự nguyện với mong muốn bổ sung thêm cho
nguồn ngân sách bảo tồn sinh cảnh xung yếu của chính
phủ.
3

Costa Rica

Luật Lâm nghiệp (1996) đã xây dựng chương trình chi trả
dịch vụ hệ sinh thái tại trong một nỗ lực nhằm bảo vệ các
khu rừng nhiệt đới của quốc gia. Bộ Môi trường được
thành lập để thực hiện chương trình quốc gia này và đã
công nhận 4 loại dịch vụ hệ sinh thái chính mà các khu
rừng nhiệt đới của đất nước cung cấp:
• Giảm phát thải khí nhà kính
• Phòng hộ đầu nguồn
• Bảo tồn đa dạng sinh học
• Bảo tồn vẻ đẹp cảnh quan.
Bộ Môi trường nhận được 10 USD/1ha/năm từ bên mua
(các công ty thủy điện, công ty sản xuất bia). sử dụng
nguồn thu này để chi trả trọn gói cho các dịch vụ hệ sinh
thái


4

Mexico

Chính phủ đã tài trợ cho một chương trình chi trả để bảo
vệ rừng đầu nguồn và cung cấp dịch vụ thủy văn. Chủ
rừng ở bất cứ tiểu bang nào cũng đều có thể nộp đơn xin
tham gia chương trình miễn là họ đáp ứng được các tiêu
chí thực hiện. Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia đã ký hợp
đồng với chủ đất và hợp đồng có thể được ký lại hàng năm
trong giai đoạn 5 năm. Tiền chi trả lần đầu sẽ được thanh
toán trong vòng 16 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng
và các lần chi trả sau sẽ được thanh toán vào cuối năm


11

TT

Quốc gia,

Đặc điểm chính

châu lục

Mức giá chi trả cho chủ đất do nhà nước quyết định trên
cơ sở chi phí theo loại hình sử dụng đất (mức giá từ 30
đến 36 USD/ha/năm)
5


Mỹ

Chính phủ Mỹ tài trợ 5 chương trình bảo tồn liên bang,
trong đó một chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bốn
chương trình cấp độ địa phương về bảo vệ nguồn nước
uống với tổng đầu tư khoảng 1,35 tỷ USD trong năm
2008.
Thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra thị trường các hệ
sinh thái từ những vùng đầm lầy Florida đến môi trường
sống cần thiết cho cá hồi ở vùng Tây Bắc Thái Bình
Dương
Đưa ra các sáng kiến của mình nhằm góp phần đáng kể
đối với việc tích lũy những bài học mới về ứng dụng các
công cụ chi trả hệ sinh thái cho quản lý các dịch vụ hệ
sinh thái có liên quan tới nguồn nước

6

Châu Phi

Tổng số chương trình chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở Châu
Phi là 20 với khoảng 10 chương trình đang hoạt động vào
năm 2008 đem lại tổng giá trị chi trả là 62,7 triệu USD với
gần 200 ngàn ha đất. Hầu hết các trường hợp thực hiện ở
theo các chương trình bảo tồn hệ sinh thái quốc gia, trong
đó bao gồm đầu tư cho tăng cường và phục hồi các dịch
vụ vùng đầu nguồn, và cải thiện năng lực cho cộng đồng
địa phương nhằm xác định, hình thành và thực hiện các
hoạt động quản lý gắn với hệ sinh thái


7

Châu Á

Chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đã được phát triển
và thực hiện thí điểm tại nhiều nước như Indonesia,


12

TT

Quốc gia,

Đặc điểm chính

châu lục

Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal…đặc biệt là
Trung Quốc đã xây dựng các chương trình chi trả dịch vụ
môi trường rừng với quy mô lớn.
Ở Trung Quốc, từ 8 chương trình năm 1999 đến hơn 47
chương trình ở năm 2008 với tổng giá trị giao dịch khoảng
7.8 tỷ USD đã tác động đến hơn 290 triệu ha đất. Các
chương trình chi trả ở Trung Quốc nhằm nhằm thúc đẩy
sự phát triển và đổi mới trong “các cơ chế đền bù sinh
thái”.

Có thể thấy, quản lý và bảo vệ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong
việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học. Dịch vụ môi trường

rừng được đánh giá là một cơ chế có sự gắn kết với các mục tiêu thiên niên
kỷ, được xem như một cơ chế tài chính góp phần giảm nghèo, bảo vệ thiên
nhiên và đa dạng sinh học vì một thế giới phát triển bền vững hơn.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nhận thức về giá trị môi trường rừng
Ở Việt Nam từ xa xưa người dân ở nhiều nơi đã biết bảo vệ những khu
rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn để giữ nước sinh hoạt và nước tưới cho
cộng đồng. Hầu hết người dân miền núi đều hiểu rõ vai trò bảo vệ và phục hồi
đất của rừng. Họ đã sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để bảo vệ và phục
hồi đất canh tác từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm đến hiệu quả môi trường của
rừng từ những thế kỷ trước trong nhiều lĩnh vực như lâm học, sinh thái học,
khí tượng thuỷ văn, trồng rừng, quản lý nguồn nước v.v... Kết quả nghiên cứu
về hiệu quả bảo vệ đất và giữ nước của rừng đầu nguồn đã trở thành căn cứ
khoa học cho những giải pháp phục hồi đất, ngăn chặn các quá trình suy thoái


13

đất, xây dựng những biện pháp kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững, những
biện pháp nông lâm kết hợp v.v...
Nhận thức về ý nghĩa môi trường của rừng cũng được thể hiện trong
nhiều chính sách, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Đã có
những chương trình lớn nhằm phát huy những giá trị môi trường của rừng,
trong đó có Chương trình sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven
biển và mặt nước 327, Chương trình 661 – trồng mới 5 triệu hecta rừng,
Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình định canh định cư, Chương
trình nông thôn miền núi v.v...
1.2.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả DVMTR ở Việt Nam
Ở nước ta, hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và

các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà
nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách tại
Việt Nam.
Việc sử dụng công cụ thị trường để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên và góp phần cải thiện sinh kế không phải là hoàn toàn mới mẻ tại Việt
Nam. Bắt đầu từ đầu những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã bỏ ra hàng
triệu đô la để chi trả cho những người dân bảo vệ rừng đầu nguồn (chủ yếu là
chương trình trồng rừng theo Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 và dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ). Các chương trình này mang lại hiệu quả rất tốt đối
với công tác bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, góp phần rất lớn thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, các chương trình này
mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn và phát triển rừng theo phương thức đầu tư
cho chủ thể là tài nguyên rừng và có quan tâm một một ít đến những người
trực tiếp liên quan đến rừng mà chưa có cơ chế thích đáng và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các đối tượng liên quan đến rừng.


14

Gần đây, Chính phủ cũng đang rất nỗ lực để phối hợp với các tổ chức
quốc tế xây dựng và thực hiện chương trình Giảm phát thải do mất rừng và
suy thoái rừng, nhằm góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực do phát thải khí
CO2 gây ra. Việt Nam đã được chọn là một trong 9 quốc gia được Chương
trình giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc trợ
giúp để xây dựng chương trình Quốc gia về giảm phát thải do mất rừng và suy
thoái rừng.
Trong luật Đa dạng sinh học 2008 quy định "tổ chức, cá nhân sử
dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả
tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ" và đây cũng là nguồn tài chính

cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2020 đã đề cập đến việc xây dựng cơ chế chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng, coi đó là một trong những nguồn tài chính
tiềm năng đầu tư lại trực tiếp vào rừng.
Hiện tại, Quỹ Bảo tồn Hoang dã Thế giới (WWF) đang thực hiện một
số dự án về các mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng như bảo vệ đầu
nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, và du lịch sinh thái; tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) còn thực hiện Dự án chi trả dịch vụ môi trường - ứng
dụng tại khu vực ven biển. Những dự án này được tổ chức thực hiện trong các
chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ
chức Winrock International. Ngoài ra, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) còn thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường ứng dụng tại khu vực
ven biển. Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ các-bon trong lâm
nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình do Trung tâm Nghiên
cứu Sinh thái và Môi trường Rừng thực hiện.


15

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường đất ngập nước ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế dịch vụ môi
trường rừng phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hỗ trợ
một số hoạt động đánh giá và tìm cơ hội thị trường cho dịch vụ môi trường
rừng ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị.
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viện khoa học lâm

nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài "nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường rừng
và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam". Bằng phương
pháp xây dựng mô hình SWAT (Soil & Water Assesement Tool), tạo ra những
kịch bản để tính toán thiệt hại, đã lượng được giá trị của rừng về hạn chế xói
mòn đất và điều tiết nước của một số loại rừng ở lưu vực Sông Cầu và vùng đầu
nguồn hồ Thác Bà (thuộc địa giới hành chính các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội).
Tại Lâm Đồng, Nghiên cứu đã sử dụng Mô hình SWAT-Mô hình đánh
giá đất và nước cho hai tình huống khác nhau: bảo vệ độ che phủ rừng hiện
tại và chuyển 45.000 héc-ta rừng thông sang làm nông nghiệp. Mô hình SWAT
đã được sử dụng để dự báo sự chảy tràn bề mặt và mức phù sa lơ lửng đi vào
hồ chứa Đa Nhim. Một mô hình đã được thiết lập xem xét lượng phù sa lắng
đọng trong hồ cho hai tình huống. Tổng sản lượng điện bị mất đi do sự chuyển
đổi giữa hai tình huống đã được ước lượng, và tài chính từ việc sản xuất điện
trong thời gian tuổi thọ của hồ chứa. Sự thay đổi trong giá trị ròng hiện tại giữa
hai tình huống đã được ước lượng, cũng như giá trị ròng hiện tại của các tổn
thất. Cuối cùng, giá trị của các dịch vụ môi trường mà rừng cung cấp trong việc


16

giảm bồi lắng phù sa lòng hồ đã được ước lượng, làm cơ sở xem xét ban hành
Nghị định về chi trả môi trường cấp quốc gia.
Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á đã hoàn tất
một số nghiên cứu tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch du lịch bền vững ngắn
hạn và trung hạn tại Lâm Đồng. Các nghiên cứu này bao gồm Phương án
chọn lựa cho các cơ chế tạo tài chính cho đa dạng sinh học và du lịch; phân
tích chi phí - lợi ích của du lịch bền vững; gắn du lịch và chi trả dịch vụ
môi trường rừng ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng. Kết quả
nghiên cứu được đưa ra thảo luận, Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học

Vùng Châu Á đã đưa ra mức chi trả là 0,5 - 2% doanh thu ròng hàng năm
của các công ty du lịch.
Từ đầu năm 2008, chi trả dịch vụ môi trường rừng lần đầu tiên được
được thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng theo quyết định
380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 2
năm thực hiện, kết quả đã thu được thành công nhất định, rừng được bảo vệ
tốt hơn.
Tại Sơn La, bên sử dụng dịch vụ được xác định là các nhà máy Thuỷ
điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập, công ty Cấp nước Phù Yên và
công ty Cấp nước Mộc Châu, bên cung cấp dịch vụ là các chủ rừng trên địa
bàn 2 huyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên. Mức chi trả của từng công ty
được xác định dựa trên tổng lượng điện/tổng lượng nước kinh doanh hàng
năm trong đó đối với 1Kwh là 20 đồng, 1m3 nước là 30 đồng và bình
quân/ha là 100.432 đồng.
Chủ rừng đã nhận được mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như
sau: rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 140.243 đồng/ha/năm; rừng phòng hộ là
rừng trồng: 126.219 đồng/ha/năm; rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 84.146
đồng/ha/năm và rừng sản xuất là rừng trồng: 70.121 đồng/ha/năm.


17

Tại Lâm Đồng, chương trình thí điểm đã nhận được sự đồng thuận cao
của các bên liên quan và hiện nay các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và Đại
Ninh đã chi trả khoảng 55 tỷ đồng cho hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng.
Người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại lưu vực hồ thuỷ điện
Đa Nhim đã nhận được mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 290.000
đồng/ha/năm; lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh là 270.000 đồng/ha/năm. Tại
lưu vực hai nhà máy thuỷ điện, bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoán từ 1520 ha, mỗi năm nhận được khoảng từ 4- 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 2 tỉnh Sơn La

và Lâm Đồng còn có những hạn chế nhất định, đó là một số diện tích rừng
chưa có chủ quản lý cụ thể do đó tiền dịch vụ môi trường rừng chưa được tri
trả trực tiếp cho chủ rừng; cơ sở để tính toán hệ số K điều chỉnh mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng ở các tỉnh rất khác nhau (tỉnh Sơn La: hệ số K chưa
được dựa trên yếu tốt về mức độ khó khăn, thuận lợi bảo vệ rừng; tỉnh Lâm
Đồng: hệ số K chưa được dựa trên yếu tố về trạng thái lô rừng được chi trả).
Căn cứ kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 2 tỉnh Sơn
La, Lâm Đồng và kết quả thực hiện tại một số quốc gia, xét đề nghị Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để
thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
Ngày 13/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2284/QĐ-TTG phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1.2.3. Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung Chi trả dịch vụ Môi
trường tại Lâm Đồng cụ thể như sau
* Triển khai kế hoạch thực hiện Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi
trường rừng.


×