Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng sức khỏe người dân đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.66 KB, 29 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe đô thị hiện được coi là vấn đề y tế công cộng quan tr ọng hàng
đầu. Khu vực đô thị thường được biết đến là n ơi có điều ki ện s ống và phát
triển tốt hơn so với khu vực nông thôn (có điều kiện tiếp c ận tốt h ơn v ới thông
tin, giáo dục, y tế, việc làm và các dịch vụ xã h ội khác). Tuy nhiên, khu v ực đô th ị
cũng là nơi tập trung nhiều yếu tố nguy cơ đối v ới sức kh ỏe. Hiện nay, nhi ều
khu vực đô thị trên thế giới đang phải đối mặt với gánh n ặng bệnh t ật gây ra
bởi cả 3 nhóm bệnh [1]: các bệnh truyền nhiễm; các bệnh mạn tính không lây
nhiễm; tai nạn giao thông, thương tích, bạo lực và t ội ph ạm... Ở các n ước đang
phát triển, nhiều người di cư tới khu vực đô th ị và sống ở trong các khu “ ổ
chuột” thường phải phơi nhiễm nhiều hơn với các yếu tố nguy cơ cũng nh ư các
bệnh nguy hiểm này.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu so sánh tình hình s ức kh ỏe c ủa người
dân sống ở khu vực đô thị và của người dân sống ở khu vực nông thôn, trong đó
chỉ ra rằng người dân ở các khu vực đô th ị có điều kiện s ống t ốt h ơn và tình
trạng sức khỏe tốt hơn [ 2-4]. Bên cạnh đó, cũng có một số báo cáo, nghiên cứu
nói đến thực trạng di cư và tình trạng sức khỏe của nhóm ng ười di c ư này. Tuy
nhiên, ở Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu sâu về tình trạng s ức kh ỏe c ủa
người dân thuộc một số khu vực đô thị.
Mục tiêu của chuyên đề gồm:
1.



Mô tả khái quát về các khái niệm liên quan sức khỏe và s ức kh ỏe đô th ị,

2.
3.

các phương pháp đo lường sức khỏe cộng đồng
Mô tả thực trạng sức khỏe của người dân đô thị trên thế giới
Mô tả thực trạng sức khỏe của người dân đô thị tại Việt Nam


NỘI DUNG
1.
1.1.

Một số khái niệm liên quan
Khái niệm về sức khỏe
Khái niệm về sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về

thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có b ệnh ho ặc
thương tật, là một quyền cơ bản của con người, con người có quy ền ti ếp c ận
đến mức cao nhất có thể; sức khỏe là một m ục tiêu xã h ội r ất quan tr ọng liên
quan đến toàn bộ thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành kinh tế - xã
hội, bên cạnh các lĩnh vực y tế [5].
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe
Theo Labonte, R (1998), các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đ ược chia làm

2 nhóm chính là các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ. Trong đó nhóm y ếu t ố

bảo vệ bao gồm 4 cấu phần chính là: điều kiện môi tr ường, y ếu t ố tâm lý xã
hội, tác động của dịch vụ y tế, và lối sống khỏe mạnh. Đồng th ời, nhóm y ếu t ố
nguy cơ cũng bao gồm 4 cấu phần chính là: các điều ki ện nguy c ơ, các y ếu t ố
tâm lý xã hội, các yếu tố nguy cơ thuộc về hành vi và các y ếu tố nguy c ơ thu ộc
tâm lý (Hình 1) [6].


Điều kiện môi trường
Môi trường vật chất an
toàn
Sự hỗ trợ của điều kiện
kinh tế, xã hội
Sự cung cấp thường
xuyên thực phẩm và
nước sạch
Hạn chế tiếp cận thuốc
lá và chất gây nghiện
Chính sách công mang
tính thực hành và khỏe
mạnh
Cung cấp lương thực,
trả lương cho người lao
động
Cung cấp nhà ở

Các yếu tố bảo vệ
Yếu tố tâm lý xã hội
Tác động của dịch vụ
y tế
Tham dự các hoạt động

của cộng đồng và những
cam kết xã hội
Mạng lưới xã hội mạnh
Cảm nhận về cái đúng
Cảm nhận sức mạnh và
sự kiểm soát những
quyết định cuộc sống
Sự hỗ trợ của cấu trúc
gia đình
Tích cực trong quý
trọng bản thân

Cung cấp đủ các dịch v1.

dự phòng
Tiếp cận với các dịch y
2.
tế phù hợp với nền văn
hóa
Sự tham gia của cộng
3.
đồng trong việc lập kế
hoạch và nhận được các
4.
dịch vụ sức khỏe

5.

Lối sống khỏe mạnh
Giảm thiểu việc sử

dụng thuốc lá và các
thuốc gây nghiện
Hoạt động thể lực
thường xuyên
Cung cấp khẩu phần
dinh dưỡng cân bằng
Sức khỏe tâm thần tích
cực
Hoạt động tình dục an
toàn

Chất lượng cuộc sống, chức năng độc lập và
sự khỏe mạnh
Bệnh tật, tử vong và tàn phế

Các yếu tố nguy cơ
Điều kiện nguy cơ

Yếu tố về tâm lý xã hội

Yếu tố hành vi

Yếu tố thể chất

Sự nghèo đói
Địa vị xã hội thấp

Sự cô lập
Thiếu sự hỗ trợ xã hội


Hút thuốc lá
Thiếu sự cung cấp dinh

Cao huyết áp
Cholesterol cao

Công việc nguy hiểm
Môi trường ô nhiễm

Mạng lưới xã hội nghèo
nàn
Thiếu sự coi trọng bản

dưỡng
Lười hoạt động thể lực
Lạm dụng vật chất

thân
Nhiều sự trách mắng
Sức mạnh nhận thức thấp

Vệ sinh kém
Thừa cân

Giải phóng
hormone căng
thẳng
Thay đổi hàm

Cạn kiệt tài nguyên tự

nhiên
Sự kỳ thị (tuổi, giới,
chủng tộc, tàn tật)
Sự đi xuống của sức
mạnh quyền lực (sự
giàu có, địa vị, uy
quyền) trong cộng
đồng và nơi làm việc

kém
Mất mục đích và ý nghĩa
Lạm dụng

Hoạt động tình dục
không an toàn

lượng của các chất
sinh hóa
Yếu tố về gen

Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

1.3.

Khái niệm về đô thị


-

Định nghĩa chung về đô thị: Đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ dân

số cao và mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với
các khu vực xung quanh nó. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, trung tâm dân cư
đông đúc nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư

-

nông thôn như làng, xã, ấp [7].
Định nghĩa đô thị ở Việt Nam: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có
mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung
tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn

-

[8].
Các loại hình đô thị ở Việt Nam: Tại Việt Nam, một đơn vị hành chính được
phân loại là đô thị phải có các tiêu chuẩn cơ bản sau [9]:
o Có chức năng đô thị
o Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên
o Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị
và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ
o

theo các khu phố xây dựng tập trung
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị,

o

khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động

Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội

o

và hạ tầng kỹ thuật)
Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị
Hiện nay, tại Việt Nam có 6 loại hình đô thị chính: loại đặc biệt, loại I, II, III, IV

và V, bao gồm:
o Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
o Đô thị loại I (11 thành phố): Hải Phòng; Đà Nẵng; Cần Thơ; Huế; Vinh; Đà
o

Lạt; Nha Trang; Quy Nhơn; Buôn Mê Thuột; Thái Nguyên; Nam Định
Đô thị loại II (12 thành phố): Hạ Long; Biên Hòa; Vũng Tàu; Việt Trì; Hải
Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau; Vị

o

Thanh
Đô thị loại III (47 thành phố, thị xã): Các TP còn lại, các thị xã: Sơn Tây Cẩm

o
o

Phả; Thủ Dầu Một; Châu Đốc; Bà Rịa; Sa Đéc; Cửa Lò ; Sông Công
Đô thị loại IV: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn
Đô thị loại V: 640 thị trấn



1.4.

Khái niệm về khu nghèo
Khu nghèo theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc (cơ quan UN-HABITAT) là

một khu vực sinh sống trong một thành phố với những đặc trưng bởi những
ngôi nhà lụp xụp, bẩn thỉu, sát cạnh nhau và thường xuyên m ất an ninh và có
thể là ổ chứa các tệ nạn xã hội và tội phạm nh ư ma túy, mại dâm... Khu nghèo
là nơi giải quyết chỗ ở cho những người nghèo, bần hàn cơ cực, người có thu
nhập thấp, người lao động, người nhập cư, người thất nghiệp, vô gia cư mà họ
không có đủ điều kiện để sinh sống ở những nơi có điều kiện tốt h ơn [10].
Một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc đã đề xuất một định nghĩa c ủa khu
nghèo như là một khu vực kết hợp của những đặc điểm v ới m ức đ ộ khác nhau
sau đây: khu vực ít được tiếp cận với nước sạch một cách đều đủ, không đ ảm
bảo vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng khác, cấu trúc nhà ở chất l ượng kém,
tình trạng quá tải và tình trạng dân cư không an ninh, ổn đ ịnh [ 11].
Theo các tiêu chí cụ thể, một khu nghèo được định nghĩa là thiếu một trong
số các yếu tố sau [11]:

1.5.

-

Nhà kiên cố, ở lâu dài có khả năng bảo vệ trước các loại thiên tai;
Có đủ không gian sống, tức là không quá 3 người sống chung 1 phòng;
Có thể tiếp cận được dễ dàng với nguồn nước sạch với giá ph ải chăng;
Có đủ kiều kiện vệ sinh cá nhân dưới dạng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng

-


và không quá nhiều người dùng chung;
Nơi ở được đảm bảo, không có nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà.

Đô thị hóa
1.5.1.

Khái niệm đô thị hóa [12]

Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư từ
nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng
lãnh thổ đô thị. Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo lường bằng tỷ lệ dân cư
đô thị trong tổng số dân.


Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú
của con người. đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật
chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế-xã hội, phổ biến
lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội. Như vậy, quá trình đô thị
hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ,
tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức sống,
làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa. Cho đến thế kỷ 20, quá trình
đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng, ở đó các dấu hiệu về sự tăng trưởng
số dân đô thị, số lượng các thành phố, sự mở rộng lãnh thổ các đô thị-chiếm ưu thế.
Nửa sau của thế kỷ được đánh dấu bởi quá trình đô thị hóa theo chiều sâu, đặc biệt ở
các nước công nghiệp phát triển. sự gia tăng của các dấu hiệu định lượng chững lại,
thậm chí sút giảm (do phi tập trung hóa đô thị, quá trình đô thị hóa ...). Thay vào đó,
các dấu hiệu định tính được chú ý đề cao: chất lượng, tiêu chuẩn sống đô thị được
nâng cao, sự đa dạng và phong phú các kiểu mẫu văn hóa và nhu cầu. Tuy nhiên, đối
với các nước thuộc thế giới thứ ba, quá trình đô thị hóa vẫn còn nằm trong khuôn khổ
của quá trình đô thị hóa theo bề rộng.


1.5.2.

Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam
Cuối thế kỷ 18, sau cuộc cách mạng công nghiệp, dân số đô thị tăng lên nhanh

chóng, đô thị hóa diễn ra trong suốt thế kỷ 19, thông qua di cư từ nông thôn và mở
rộng về nhân khẩu học . Ở Anh , dân số đô thị tăng từ 17% năm 1801 lên 72% vào
năm 1891 (đối với Pháp, Đức, Mỹ, con số này lần lượt là 37%, 41% và 28%)[13]. Đô
thị hóa nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở phương Tây, từ những năm
1950, nó đã bắt đầu diễn ra tại các nước đang phát triển. Vào đầu thế kỷ 20, chỉ 15%
dân số thế giới sống ở các thành phố [14], năm 2007 chứng kiến bước ngoặt lớn lần
đầu tiên trong lịch sử nhân loại khi tỷ lệ dân số thế giới sống tại các thành phố là hơn
50% [13]. Ngày càng có nhiều người rởi bỏ làng quê và các nông trại tới sống ở
thành phố, kết quả là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển nhanh chóng
của các thành phố như Chicago trong những năm cuối thế kỷ 19, Tokyo


và Delhi trong thế kỷ 20 phần lớn do di cư từ nông thôn ra thành thị.Theo báo cáo
Triển vọng đô thị hóa thế giới của Liên Hợp Quốc bản sửa đổi năm 2005, tỷ lệ dân số
đô thị trên thế giới đã tăng đáng kể từ 13% (220 triệu USD) trong năm 1900, tới 29%
(732 triệu USD) trong năm 1950, lên 49% (3,2 tỷ USD) trong năm 2005. Các báo cáo
dự đoán rằng con số này có thể sẽ tăng lên 60% (4,9 tỷ USD) vào năm 2030[15].
Trong báo cáo Dân số thế giới năm 2007 của Liên Hợp Quốc, xu hướng trong tương
lai, ước tính 93% đô thị hóa sẽ xảy ra tại các quốc gia đang phát triển, với 80% xảy ra
ở châu Á và châu Phi [16, 17].
Tốc độ đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Theo Giáo sư Lu
Dadao,Chủ tịch của Hiệp hội địa lý của Trung Quốc (GSC), Trung Quốc mất 22 năm
để tăng tỉ lệ đô thị hóa từ 17,9% lên 39,1% trong khi Anh mất 120 năm, Mỹ cần 80
năm, và Nhật Bản tốn hơn 30 năm để thực hiện điều này[18].

Ở Việt Nam, Sau khi đạt được tỷ lệ 10% dân số đô thị vào khoảng năm 1950,
mức độ đô thị hóa tăng lên nhanh hơn cho đến năm 1975 đạt được tỷ lệ 21,5%.
Nhưng trong thời kỳ đó có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam. Tỷ lệ dân
cư đô thị giảm chút ít ở miền Bắc, trong khi tăng đáng kể ở miền Nam. sau khi thống
nhất đất nước, tỷ lệ dân cư đô thị của toàn bộ đất nước giảm tương đối cho đến năm
1982, khi giảm tới 18,4% mức độ đô thị hóa tăng dần, Theo kết quả của tổng điều tra
dân số năm 1999 thì mức độ đô thị hóa là 23,7%[19], và với số liệu mới nhất của năm
2009 thì mức độ đô thị hóa của Việt Nam mới đạt 29,6%[20], chưa bằng mức độ
trung bình của khu vực đông Nam Á 10 năm trước[12].
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng
và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng. Vào năm 1990 mới chỉ
có 500 khu đô thị trên khắp cả nước nhưng con số này đã là 649 vào năm 2000 và
tăng lên đến 656 vào năm 2003. Hệ thống đô thị hiện nay bao gồm 753 khu đô thị,
trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu
đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643
khu đô thị loại V. Tăng trưởng dân số ở Việt Nam tập trung ở các khu vực đô thị.
Nguyên nhân chính là do dòng di cư. Dân cư đô thị về cơ bản có mức sống cao hơn


dân cư nông thôn vì họ dễ dàng tiếp cận tới các loại dịch vụ cần thiết. Điều này góp
phần làm tăng sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúc đẩy tăng trưởng dân số tại
các khu đô thị[20].
Mặc dù số lượng các khu vực đô thị đang tăng lên trong vòng ba thập kỷ qua
nhưng mức độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố. Ví dụ, nhiều
thành phố được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính thay vì là
trung tâm kinh tế, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các thành phố này
không cao nếu so với các thành phố ở các nước khác trên thế giới. Sự phát triển của
các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch,
giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân[20]

Số liệu củaTổng điều tra dân số cho thấy, các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ
dân số đô thị thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam. Ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ
dân số đô thị chiếm gần 60%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Ngoài ra, dân số
đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số
đô thị toàn quốc. Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng ở vùng Đông Nam
Bộ hiện nay, đồng thời nếu tính đến tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai tới
khu vực ven biển, các vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rất có
thể sẽ dẫn tới việc tập trung một số lượng lớn dân cư ở khu vực Đông Nam Bộ và
điều đó có thể tạo nên những thách thức cho sự phát triển của khu vực này trong
tương lai[20].

2.
2.1.

Các phương pháp đo lường sức khỏe cộng đồng
Các công cụ đo lường sức khỏe cộng đồng
Để đo lường sức khoẻ của cộng đồng nhiều chỉ số đã và đang được sử dụng như

tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết trẻ dưới một tuổi, tỷ lệ chết đặc trưng theo bệnh, tỷ lệ
mắc bệnh, số ngày nghỉ việc do ốm, v.v. Tuy nhiên chỉ đo lường gánh nặng bệnh tật
thì chưa đủ để mô tả tình trạng sức khoẻ của cộng đồng.


Tiếp cận với khái niệm ốm khi mô tả tình trạng sức khoẻ của cộng đồng, có
nhiều công cụ đo lường sức khoẻ một cách toàn diện đã được áp dụng. Những công
cụ này được thiết kế để đo lường sức khoẻ nói chung và độc lập với các chẩn đoán
của bác sĩ. Một trong số công cụ là Nottingham Health Profile (NHP), được xây dựng
vào năm 1970 ở Anh, là một công cụ sử dụng để đo lường sức khoẻ theo cảm nhận
của người dân [21].
Sau NHP, SF-36 (36 items Short Form Health Survey) cũng đã được phát triển ở

Mỹ vào những năm 1980. Công cụ này gồm có 36 mục trong số 8 phần gồm có phần
về các chức năng sinh lý; hạn chế do các vấn đề sức khoẻ về mặt thể chất; cảm giác
đau; các chức năng về mặt xã hội; sức khoẻ tâm thần nói chung (biểu hiện mệt mỏi
tâm lý và các dấu hiệu tinh thần); hạn chế do cảm xúc; biểu hiện sống (năng lượng/sự
mệt mỏi) và cảm nhận về sức khoẻ nói chung. [22]
Gần đây, EUROQOL (European Quality of Life) được phát triển bởi nhóm
EUROQOL quốc tế. Công cụ này bao gồm 5 phần: bệnh tật, tự chăm sóc, các hoạt
động hàng ngày, đau/không thoải mái và lo lắng/trầm cảm. Phần sáu là tự đánh giá
chung về sức khoẻ sử dụng thang điểm từ 0 (sức khoẻ tồi nhất) đến 100 (sức khoẻ
hoàn hảo nhất). EUROQOL được thiết kế để tự điền và có thể sử dụng qua đường
bưu điện, công cụ này được sử dụng ở nhiều ngôn ngữ khác nhau như Hà Lan, Anh,
Phần Lan, Nauy, Thuỵ Điển [23].
Ở Việt Nam, các chỉ số sức khoẻ phần lớn được tính toán dựa trên những thống
kê bệnh viện và hệ thống y tế công, các cuộc điều tra cộng đồng rất ít nên chưa mô tả
được sức khoẻ của nhân dân theo như khái niệm đầy đủ về sức khoẻ.
2.2.

Các loại thiết kế nghiên cứu thích hợp [24]
Trên thế giới, bên cạnh các phương pháp thuộc nhiều lĩnh v ực khác nhau

đã được sử dụng để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu thuộc về s ức kh ỏe đô th ị.
Nhìn chung có 3 loại nghiên cứu đã được công bố dùng đ ể gi ải quy ết các câu
hỏi khác nhau liên quan đến sức khỏe đô thị: các nghiên c ứu so sánh c ộng đ ồng
nông thôn và đô thị, các nghiên cứu so sánh các thành phố trong nước hoặc gi ữa


các nước, và các nghiên cứu khảo sát các biến thuộc nội bộ đô th ị đ ối v ới s ức
khỏe.
-


Nghiên cứu so sánh tỷ suất và tỷ lệ bệnh tật hiện mắc và t ử vong ở đô th ị và
nông thôn có khả năng phổ biến nhất, mặc dù nó đã tr ở nên ít ph ổ bi ến h ơn
trong những năm gần đây. Những nghiên cứu điển hình th ường l ựa ch ọn đối
lập giữa vùng đô thị và nông thôn trong cùng 1 đất nước hoặc xem xét t ỷ lệ
bệnh tật, tử vong ở khu vực đô thị với khu vực không đô th ị. Các nhà đi ều tra
thường xác định các khu vực không đô thị như là tất c ả các khu v ực không đáp

-

ứng các tiêu chí đô thị.
Loại nghiên cứu thứ hai cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào mà đô th ị ảnh h ưởng
lên sức khỏe, bao gồm việc so sánh sức khỏe giữa các thành ph ố, hoặc trong
một nước hoặc giữa các quốc gia. Sử dụng bản thân thành ph ố là đ ơn v ị chính
để phân tích, những nghiên cứu so sánh sự khác nhau giữa các thành ph ố đ ể
đưa ra những kết luận về đặc điểm đô thị gắn liền v ới s ức kh ỏe. Khi so sánh
sức khỏe giữa các thành phố, những nghiên cứu này góp phần vào kh ả năng của
các nhà điều tra để phân biệt các tính năng của thành phố có th ể thúc đ ẩy ho ặc
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân. Dễ nhận thấy nhất, nh ững nghiên
cứu này phục vụ để làm nổi bật các đặc điểm đô thị, ít nh ất là ở cấp độ vĩ mô,
có thể là yếu tố quyết định quan trọng của sức khỏe đô th ị. Tuy nhiên, b ằng
việc xem xét các thành phố như đơn vị quan tâm phân tích, nh ững nghiên c ứu
ngầm giả định rằng các hành vi tổng hợp hoặc các đặc tính ở cấp độ thành ph ố
quan trọng ngang nhau cho tất cả các cư dân của thành ph ố. Quan đi ểm này
giới hạn việc phân tích các đặc điểm trên toàn thành ph ố có th ể có hoặc có th ể
không ảnh hưởng đến tất cả các mối quan tâm như nhau của toàn bộ c ư dân đô

-

thị về sự ảnh hưởng của đô thị lên sức khỏe.
Những nghiên cứu thuộc nhóm thứ ba đóng góp vào hiểu biết c ủa chúng ta v ề

ảnh hưởng của thành phố sinh sống đến sức khỏe, là nh ững ý t ưởng c ủa các
nhà nghiên cứu như nghiên cứu sức khỏe đô thị xanh. Nhóm nghiên c ứu này d ần
trở nên phổ biến hơn trong thập kỷ qua, bao gồm các nghiên cứu về lối sống ở
đô thị, đặc biệt những yếu tố liên quan của cộng đồng v ới sức kh ỏe. Thông


thường nhất, những nghiên cứu này tập trung vào nhóm không gian cá nhân
(thường được hiểu như khu phố) và thường xem xét tác động c ủa c ộng đ ồng c ư
trú đến sức khỏe cá nhân.
3.

Các nghiên cứu về sức khỏe người dân đô thị trên thế giới
Kết qủa nghiên cứu của tác giả Margaret Chan năm 2010 đã cho th ấy r ằng

thế giới đang trở nên đô thị hóa một cách nhanh chóng, đặc biệt là các n ước
đang phát triển. Lần đầu tiên trong lịch s ử, số l ượng dân c ư ở khu v ực thành
phố cao hơn số lượng dân cư ở các khu vực nông thôn [ 1]. Theo ước tính của Tổ
chức y tế thế giới, trên toàn thế giới tất cả sự tăng trưởng dân số trong vòng 30
năm tới hầu như sẽ xảy ra ở các khu vực đô thị, với sự tăng trưởng bùng n ổ
nhất là ở Châu Á và Châu Phi [1].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Alison Todd và cộng sự cũng cho thấy r ằng
sức khỏe đô thị là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng. Môi trường đô th ị v ề
cơ bản đã là một yếu tố y tế quyết định, bao gồm các thành ph ần xã h ội và môi
trường quan trọng. Dân cư đô thị nói chung được h ưởng l ợi nhiều h ơn so v ới
dân cư ở các vùng nông thôn. Dân cư đô thị được tiếp cận với các d ịch v ụ xã h ội
và y tế dễ dàng hơn, tỷ lệ biết chữ cao hơn, và tuổi th ọ cũng lâu dài h ơn. Tuy
nhiên, không chỉ tập trung vào các cơ hội, việc làm và d ịch vụ, các thành ph ố
cũng tập trung vào các rủi ro và nguy hiểm đến sức kh ỏe. Nhiều TP đang ph ải
đối mặt với 3 gánh nặng về bệnh dịch [1] bao gồm:
- Các bệnh truyền nhiễm như bệnh: lao, viêm gan, sốt xuất huy ết, viêm

phổi, bệnh tả và HIV/ AIDS,… Những dịch bệnh này dễ bị lây lan do không gian
sống chung và các dịch vụ được cùng chia sẻ bởi một số lượng c ư dân l ớn.
- Các bệnh mãn tính, không lây truyền bao gồm bệnh về sức kh ỏe tâm th ần
(gây ra do lối sống và làm việc căng thẳng), tiểu đường, bệnh ung th ư và b ệnh
tim (gây ra bởi lối sống không lành mạnh trong đó sử dụng thuốc lá, ch ế đ ộ ăn
uống không hợp lý, không hoạt động thể chất và sử d ụng r ượu có h ại…). Đi ều
trị những căn bệnh này rất tốn kém cho gia đình và xã hội.
- Tai nạn giao thông đường bộ, thương tích, bạo lực và tội ph ạm...


3.1. Bất công bằng/bất bình đẳng trong s ức kh ỏe ở người dân khu v ực đô
thị
Ở các nước đang phát triển, nhiều người di cư vào các khu đô th ị ph ải ch ịu
ở những khu “nghèo” nơi chịu tác động của nắng nóng nhiều h ơn do s ự thay đ ổi
thời tiết và những rủi ro gián tiếp (như là thiếu thốn về nước uống chất l ượng
tốt) có tác động xấu cao hơn ở những khu vực này của thành ph ố. C ư dân ở
những khu nhà ở bất hợp pháp có thể phải tiếp xúc với m ức nhi ệt cao h ơn,
sống trong tình trạng y tế nghèo nàn, và ít có khả năng th ực hiện nh ững bi ện
pháp thích ứng để chống chọi với sức ép căng thẳng t ừ nhiệt độ cao do thay đ ổi
khí hậu địa phương. Sức khỏe đô thị đã bị đe dọa bởi s ự b ất công b ằng/bình
đẳng. Bất công bằng/bình đẳng ở y tế đô thị xảy ra nhiều khía c ạnh khác nhau:
- Bất công bằng/bình đẳng kinh tế: Theo kết quả nghiên c ứu c ủa nhóm các
tác giả David Vlahov, Jo Ivey Boufford và cộng sự (2007) thì số l ượng c ư dân
nghèo ở các khu vực đô thị (thường sống ở các khu “nghèo”, khu dân c ư b ất h ợp
pháp, hay dựng lều ở vỉa hẻ) đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và kho ảng
cách về điều kiện sống và xã hội giữa người giàu và người nghèo đang ngày
càng rộng ra trong khi những người nghèo không được tiếp c ận nhi ều d ịch v ụ
thiết yếu cho một lối sống khỏe mạnh do bị cản trở cả về tài chính và th ể ch ất
[1, 25]. Chính vì thế, gánh nặng dịch bệnh đang ngày càng tập trung ở nh ững
khu người nghèo ở đô thị. Sức khỏe kém hiển nhiên sẽ lại càng làm tr ầm tr ọng

thêm đói nghèo và bất bình đẳng. Nhiều nghiên cứu của các tác gi ả trên th ế gi ới
trong đó điển hình là nghiên cứu của các McCally, Haines, Fein, Addington,
Lawrence, & Cassel (1998) đã chứng minh sự tồn tại vòng luẩn quẩn giữa bệnh
tật và sự nghèo đói [21, 26, 27].
- Bất công bằng/bình đẳng giới: Thông tin từ các báo cáo c ủa WHO (2007,
2009) cho thấy rằng phụ nữ có nhu cầu y tế và khả năng d ễ bị nhiễm b ệnh
riêng biệt. Họ thường phải chịu trách nhiệm chính trong công việc quản lý gia
đình, đặc biệt là việc chăm sóc trẻ em. Phụ nữ được ch ứng minh là mang gánh
nặng bệnh tật cao hơn trong khi họ có ít khả năng tiếp cận đến các dịch v ụ
chăm sóc sức khỏe hơn [28].


- Các nhóm dễ bị nhiễm bệnh khác: Môi trường đô th ị ảnh h ưởng đến s ức
khỏe của các nhóm dễ bị nhiễm bệnh khác như trẻ nhỏ, người già, dân di c ư và
người khuyết tật. Trong môi trường đô thị nhưng bị thiếu th ốn, tr ẻ nh ỏ, ng ười
già và người khuyết tật nhận được rất ít có khi là không m ột sự tr ợ giúp xã h ội
nào. Họ thường bị thành kiến, bỏ quên và kỳ thị. H ạn chế trong việc ti ếp c ận
với những dịch vụ y tế cơ bản hay các loại thuốc men thiết y ếu, thiếu tiếp cận
với các phương tiện giao thông đi lại, điều kiện sống hiểm nghèo và các rào c ản
về thể chất trong di chuyển tạo nên những yếu tố quy ết định quan tr ọng cho
sức khỏe của các nhóm dân cư này [29].
3.2.

Các bệnh truyền nhiễm

Theo Mberu B và cộng sự (2015) về nguyên nhân tử vong giữa các đô th ị
nghèo tại Nairobi, quá trình chuyển đổi dịch tễ đáng kể đang diễn ra trong b ối
cảnh địa phương này, các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh truyền
nhiễm giảm từ 66% năm 2003 tới 53% vào năm 2012, trong khi tr ường h ợp t ử
vong do nguyên nhân không truyền nhiễm cũng tăng g ấp b ốn l ần t ừ 5% trong

2.003-21,3 % trong năm 2012, cùng với sự gia tăng g ấp hai l ần s ố tr ường h ợp
tử vong do nguyên nhân bên ngoài (chấn thương) từ 11% năm 2003 lên 22%
vào năm 2012[30].
Theo Pollard C (1995), các bệnh truyền nhiễm gây ra một mối đe dọa đáng
kể, nhưng hiện còn bị đánh giá thấp trong công cộng. Trong một thế giới mà du
khách quốc tế, những người nhập cư, và người tị nạn có th ể tr ở thành v ật mang
bệnh nguy hiểm gần như ở mọi nơi, không có khu vực nào đ ược coi là an toàn
khỏi mọi nguy cơ. Các mầm bệnh mới được công nhận và các sinh vật kháng
thuốc có thể làm bùng phát dịch bệnh[31].
Tại các đô thị ở Nairobi, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, lao và
HIV / AIDS là 2 trong 3 nguyên nhân chính, chiếm 26,9 và 17,3% c ủa t ất c ả các
trường hợp tử vong. Trong năm 2003, HIV / AIDS là nguyên nhân gây chết nhiều
nhất, đứng thứ hai là lao. Tuy nhiên, đến năm 2012, lao và chấn thương đã vượt


qua HIV / AIDS trở thành nguyên nhân chính gây t ử vong. Xem xét sự phân bố
theo giới tinh, tỉ lệ chết do HIV / AIDS ở nữ cao gấp 2 l ần so v ới nam gi ới. Tuy
nhiên, chết do lao phân bố đồng đều qua các năm gi ữa hai gi ới tính. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng cho thấy tử vong liên quan nhiễm khuẩn đ ường hô h ấp cũng
đáng lưu ý trong số những người trên 50 tuổi, đặc biệt k ể từ năm 2005[ 30].
Theo báo cáo y tế quốc gia CDC Hoa Kì, giai đoạn 2005 – 2013, t ỷ lệ b ệnh
do thực phẩm thay đổi từ năm này sang năm khác, v ới m ức tăng trung bình
hàng năm do Salmonella serotype Salmonella Enteritidis và Listeria ổn định
khoảng 0,26 trường hợp trên 100.000 dân;Shiga tiết độc tố và E. coli (STEC)
O157 tăng trong suốt 3 năm qua với tỷ lệ 1,15 trường hợp trên 100.000 dân,
mặc dù sự thay đổi hàng năm cho giai đoạn nghiên cứu ghi nh ận v ề tổng th ể t ỉ
lệ các bệnh này có xu hướng giảm. Chăm sóc sức khỏe liên quan đến nhiễm
trùng giảm, trung bình, vết mổ bị nhiễm trùng (SSI), và Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus (MRSA) nhiễm . Tỷ lệ người sống chung với HIV, người
biết serostatus của họ tăng lên đến 84,2%, nhưng xu hướng biến động về số

lượng HIV mới nhiễm và tỷ lệ lây truyền HIV trong thanh thiếu niên và người
lớn. Chlamydia giá tăng trung bình 3,3% mỗi năm cho nh ững ng ười t ừ 15-19
năm và giảm 4,9% mỗi năm cho phụ nữ trong độ tuổi 20-24 năm. Số trường
hợp mắc mới bệnh viêm gan C và viêm gan C liên quan đến tr ường h ợp t ử vong
tăng trung bình 6,4% và 6,0% mỗi năm[32].
Nghiên cứu của Kalem F và cộng sự (2015), dựa trên việc h ồi cứu các k ết
quả xét nghiệm lâm sàng ở Konya trong giai đoạn 2005-2010 đã đưa ra các t ỉ l ệ
nhiễm viêm gan ở Konya. Đối với HBsAg, anti-HBs và sàng lọc anti-HCV, kết quả
kiểm tra toàn bộ 5 năm được đưa ra, có 4,15% dương tính v ới HBsAg, 36.46%
dương tính với anti-HBs và 1.16% dương tính v ới anti-HCV. S ự khác bi ệt
giữa thành thị và nông thôn của HBsAg (p = 0,062> 0,05) và anti-HCV (p =
0,874> 0,05) không có ý nghĩa thống kê. Trong khi với anti-HBs, sự khác biệt
giữa thành thị và nông thôn có ý nghĩa thống kê (P = 0,042 <0,05) [33].


Cohen C và cộng sự (2015) nghiên cứu tại Nam Phi về dịch tễ học của các
bệnh đường hô hấp ở trẻ em dươi 5 tuổi. Kết quả cho thấy trong 8723 trẻ em
<5 tuổi có nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới , có 64% trẻ dưới 12 tháng. Tỷ lệ tử
vong là 2% (150/8512). Tỷ lệ nhiễm HIV ở những trẻ e được nghiên cứu là
12% (705/5964). Các tỷ lệ nhiễm virus đường hô hấp được xác định là 78%
(6517/8393) bao gồm 37% rhinovirus, 26% virus h ợp bào hô h ấp (RSV), 7% và
5% cúm metapneumovirus người,4% (253/6612) dương tính với khuẩn. Tỷ lệ
hàng năm của nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới dao động 2.530-3.173 /
100.000 dân và cao nhất ở trẻ sơ sinh (8.446-10.532 / 100.000 ), trẻ nhiễm HIV
có tỉ lệ gấp 1,1-3,0. Trong phân tích đa biến, HIV lây nhiễm (OR: 3.7, 95% CI:
2,2-6,1), đồng nhiễm phế cầu khuẩn (OR: 2.4, 95% CI: 1,1-5,6), thông gió c ơ khí
(OR: 6.9, 95% CI: 2.7- 17,6) và nh ận bổ sung oxy (OR: CI 27,3, 95%: 13,2-55,9)
liên quan đến cái chết [34].
Một nghiên cứu khác trên 7193 người lớn và trẻ em trên 5 tuổi ở Nam Phi,
nhóm nghiên cứu của Cohen C mô tả dịch tễ học bệnh hô háp cấp tính. 9%

(621/7067) có xét nghiệm dương tính với cúm và 9% (600/6519) cho ph ế
cầu. HIV-tỷ lệ là 74% (4663/6334). Trong số người nhiễm HIV, với dữ liệu có
sẵn, 41% của năm 2629 đã được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Tỷ lệ
nhập viện hàng năm dao động với bệnh hô hấp cấp tính là 325-617 / 100.000
dân [35].
Việc tăng cường các biện pháp can thiệp kiểm soát đã dẫn đến việc giảm
gánh nặng sốt rét ở một số nơi. Để mô tả toàn diện về dịch tễ sốt rét ở Uganda ,
Kamya MR và cộng sự (2015) tiến hành một nghiên cứu giám sát. Ước tính tỉ lệ
tiêm phòng côn trùng học hằng năm là 2.8, 32.0, có 310 trường hợp bị côn trùng
cắn mỗi năm, và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng được ước tính là 7,4%, 9,3%, và
28,7% lần lượt ở Walukuba, Kihihi, và Nagongera. Kết quả nghiên cứu 2 năm, tỷ
lệ mắc bệnh sốt rét mỗi người-năm giảm tại Walukuba (0,51 so v ới 0,31, P =
0,001) và tăng ở Kihihi (0,97 so với 1,93, P <0,001) và Nagongera (2,33 so v ới


3,30, P <0,001). Trong số 2,582 trường hợp sốt rét, chỉ có 8 (0,3%) đạt tiêu
chuẩn bệnh nặng. Tỷ lệ thiếu máu ở mức thấp và không liên quan đến cường
độ lan truyền. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc sốt rét cao và tăng lên theo th ời
gian tại hai địa điểm ở nông thôn nhiều hơn vùng đô thị[ 36].
Feikin DR và cộng sự (2011) ước tính tỷ lệ mắc tới khám với phòng phám
lần lượt ở trẻ e dưới 5 tuổi và ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi : cho viêm nhiễm
đường hô hấp dưới là - 0,36 và 0,067 ở Asembo, 0,51 và 0,026 ở Kibera; tiêu
chảy là - 0,40 và 0,09 mỗi năm ở Asembo và 0,71 và 0,062 ở Kibera, bệnh cấp
tính có sốt là - 0,17 và 0,03 ở Asembo và 0,09 và 0,015 ở Kibera. Hàng năm,
trung bình mỗi trẻ em dưới 5 tuổi ở Asembo và Kibera tương ứng có 60 và 27
ngày bị ho, 10 và 8 ngày mắc tiêu chảy, và 37 và 11 ngày sốt. Tỷ lệ dựa trên điều
tra hộ gia đình đều cao hơn so với tỷ lệ báo cáo từ trạm y tế cho bệnh tiêu chảy
và bệnh cấp tính có sốt, sự khác biệt này là ở các vùng nông thôn nhiều gấp
nhiều lần so với thành thị[37].
3.3. Các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới
và đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp và trung bình
[38].

Theo báo cáo quốc gia Hoa Kỳ 2005-2013 dựa trên dữ liệu thu đ ược t ừ
các cuộc điều tra 17 CDC và các hệ thống giám sát từ ba nguồn không ph ải CDC ,
bệnh tim, đột quỵ đã giảm đáng kể từ năm 2005. Số ca tử vong do ngộ độc
thuốc tăng lên khoảng 11.000. Tỷ lệ béo phì vẫn ở m ức khoảng 35% đ ối v ới
người lớn và khoảng 17% đối với thanh niên. Kiểm soát huyết áp và cholesterol
tăng lên đến 46,3% và 29,5% tương ứng[32].
Tăng huyết áp là một thách thức y tế công cộng quan tr ọng trên toàn th ế
giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp rất khác nhau gi ữa các quốc gia. Nghiên cứu
của Cheraghian B và cộng sự ước tính tỷ lệ tăng huyết áp t ự báo cáo ở dân
Tehran vào năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc qua tự báo cáo là 5,27%, 3,83% ở nam
và 6,64% ở phụ nữ (p <0,001). Hàng năm tỷ lệ tỷ lệ tăng huyết áp tự báo cáo là


6,87 trên 1000 dân; 5,26 ở nam và 8,43 ở phụ nữ (p <0,001). Trong phân tích đa
biến, tuổi tác, giới tính (phụ nữ), tình trạng hôn nhân (single), béo phì và hút
thuốc có mối liên hệ đồng biến với tỷ lệ tăng huyết áp tự báo cáo. Trình độ học
vấn có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ tăng huyết áp[ 39].
Nghiên cứu của Gupta R và cộng sự (2012) kết luận có một tỷ l ệ cao c ủa
nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch trong tầng lớp trung lưu Ấn Độ. Nghiên cứu ti ến
hành đánh giá trên 739 đối tượng (451 nam, 288 nữ, đáp ứng 67%). Kết quả
cho thấy, ở nam và nữ tương ứng có: lượng chất béo cao (>20 gm/ngày) là 278
người (73,4%) và 171 người (68,7%), th ừa cân / béo phì 205 người (46,2%) và
142 người (50,7%), tăng huyết áp 177 người (39,5%) và 71 ng ười (24,6%), m ắc
bệnh tiểu đường 62 người (15,5%) và 25 người (10,8%)[ 40].
Để ước tính tỉ lệ bệnh tiểu đường không được chẩn đoán, Hadaeqh và
cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu trên một lượng lớn cư dân đô th ị Iran trên

20 tuổi. Kết quả cho thấy tỉ lệ phân lập glucose lúc đói, cô lập dung n ạp
glucose, và kết hợp cả hai là 8,1%, 5,1% và 4,0% ở nam giới và 10%, 4,7%, 6,3%,
7,6%, và 4,5% ở phụ nữ. Những người tham gia không được ch ẩn đoán mắc
bệnh tiểu đường có độ tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo, huy ết áp tâm thu
và tâm trương, triglycerides cao hơn (tất cả các giá trị p <0,001) và có chỉ số
HDL-cholesterol thấp hơn (chỉ ở phụ nữ, p <0,01). Các nhà nghiên cứu kết luận,
khoảng một phần ba số người lớn ở đây có rối loạn Tehranian dung n ạp
glucose và tiểu đường[41].
Seck SM và cộng sự (2014) đã thực hiện một nghiên c ứu cộng đ ồng trên
1037 người trên 20 tuổi sống ở Saint-Louis (phía bắc Senegal – châu Phi). Đa s ố
người tham gia sống ở khu vực đô thị (55,3% ở nông thôn) và đ ược đi h ọc
(65,6%). Tỷ lệ chung mắc tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì tương ứng là
39,1%; 12,7%; 23,4%. Tỷ lệ suy thận là 4,9% (CI 95% = 3,5-6,2) và 0,9% s ố
người có GFR <30 ml / phút / 1,73 m2. 3,5% số người có Albumin niệu> 1g /
l. Suy thận mạn phổ biến hơn đáng kể ở những bệnh nhân tăng huy ết áp so v ới


người tham huyết áp bình thường. Chỉ có 23% bệnh nhân đã nhận th ức được
bệnh của mình trước cuộc điều tra[42].
Sử dụng dữ liệu thừ mạng lưới các đô thị, Davitdson và cộng s ự (2014) đã
quan sát tình trạng trọng lượng trên cơ sở BMI của trẻ em trong 8 năm (20052012). Kết quả là béo phì chiếm tỷ lệ rất cao, với sự tiến triển đáng kể của
thừa cân và béo phì từ lần quan sát đầu tới những lần sau. Trong số trẻ em
được quan sát (n = 33.542), tỷ lệ th ừa cân là 16% và tỷ lệ béo phì là 18% ở lần
khảo sát đầu tiên. Những trẻ có độ tuổi trung bình là 3,24 ± 1,76 được theo dõi
để đo lường xu hướng và thay đổi tình trạng cân nặng trong th ời kì th ơ
ấu. Những trẻ em bị béo phì ở lần đầu tiên làm tăng nguy cơ (được điều
chỉnh tỷ lệ 27,8, 95% khoảng tin cậy 25,6-30,2) có béo phì quan sát ở lần cuối
cùng[43].
3.4. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống của người dân đô thị cũng là m ột vấn đ ề đ ược các

nhà nghiên cứu quan tâm.
Ping Xia và cs (2012) nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người dân ở
thành phố của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho th ấy, nam gi ới có ch ất
lượng cuộc sống về tinh thần cao hơn đáng kể so với ph ụ nữ; nh ững người trẻ
tuổi hơn, lương cao hơn, trình độ học vấn cao hơn cũng có đi ểm ch ất l ượng
cuộc sống hơn hẳn các đối tượng khác. Tuy nhiên, có kho ảng 5% nam gi ới và
16% nữ giới có chất lượng cuộc sống kém [44].
Żołnierczuk-Kieliszek D và cs (2012) thực hiện nghiên cứu tìm hiểu s ự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống th ời kì ti ền mãn
kinh và sau mãn kinh của phụ nữ Ba Lan. Kết quả cho th ấy, ch ất l ượng cu ộc
sống của người thành thị cao hơn so với nông thôn [ 2]. Márquez-Montero G và cs
(2011) trong nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe ở người
thành thị và người di cư từ nông thôn ra thành thị, Lima, Pê ru cũng cho thấy có sự
khác biệt rõ ràng về các điểm số chất lượng cuộc sống trung bình. So với nhóm thành
thị, nhóm người di cư có chất lượng cuộc sống về tinh thần thấp hơn, nhưng lại có thể
chất tốt hơn [3].


3.5. Tai nạn thương tích
Chấn thương là một trong 3 nguyên nhân gây từ vong chính chiếm 20,9%
trong 10 năm (2003-2012). Thời gian này, tỉ lệ tử vong do tai n ạn th ương tích
cũng tăng rõ rệt, từ 11% năm 2003 lên 22% năm 2012[ 30].
Theo Mberu B và cộng sự qua nghiên cứu các đô thị nghèo tại hai khu đ ịnh
cư ở Nairobi, Tỷ lệ chết do tai nạn thương tích nằm trong nhóm 3 nguyên nhân
tử vong cao nhất. Nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt đáng k ể v ề gi ới tính trong
những trường hợp tử vong liên quan đến th ương tích, chết ở nam gi ới cao h ơn
ở phụ nữ, tỉ lệ này là 4:1. Tỷ lệ nam giới tử vong do chấn th ương tăng 15% t ừ
năm 2003 và năm 2012. Đối với phụ n ữ, nh ững cái ch ết do ch ấn th ương v ẫn
khá ổn định suốt thời gian qua[30].
Theo Yang BM và Kim J (2003), tỷ lệ cao các vụ tai n ạn giao thông đ ường

bộ được coi là một vấn đề xã hội quan trọng tại Hàn Quốc. Sử dụng dữ liệu từ
các nguồn tin chính phủ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nh ững số li ệu liên quan.
Tai nạn giao thông đường bộ tại Hàn Quốc tăng gần gấp tám l ần, t ừ 37.000 năm
1970 lên 290.481 vào năm 2000. Các trường hợp tử vong tăng lên g ấp ba l ần và
bị thương gấp mười lần so với cùng kỳ. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên
nhân tử vong hàng đầu đối với những người dưới 29 tuổi. Tuy nhiên, thông qua
nhiều biện pháp can thiệp chính sách, một phần để đáp ứng v ới FIFA World
Cup 2002, khoảng 2000 trường hợp tử vong giao thông đ ường bộ và 9000 d ị t ật
liên quan đến giao thông đã được ngăn chặn trong riêng năm 2001 . Tuy nhiên,
tai nạn giao thông đường bộ vẫn đặt ra một vấn đề y tế công cộng, đe dọa chất lượng
cuộc sống của người dân Hàn Quốc.[45].
Đanona R và Mishra đã tiến hành phân tích cơ sở dữ liệu của c ục c ảnh sát
ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Tổng cộng có 3039 trường h ợp tai n ạn giao
thông đường bộ đã được ghi lại trong năm 2002, trong đó có trong đó 411 ng ười
đã thiệt mạng trong 400 vụ tai nạn (13,2%),. Cùng năm đó, 316 trường hợp tai
nạn giao thông đường bộ dẫn đến 353 ca tử vong đã đ ược báo cáo trên các
báo. Đa số những người bị chết do tai nạn là nam giới. Bảy mươi phần trăm của


những người thiệt mạng trong độ tuổi từ 16 - 49 tuổi. Người đi bộ và người đi
xe hai bánh là dễ bị tổn thương nhất. Va chạm với một chiếc xe gây ra 86,4%
của tất cả các tai nạn và 60% của các nạn nhân đã chết tr ước khi đến b ệnh
viện[46].
Năm 2003, Cohen và cộng sự tiến hành điều tra các ca chấn thương do đuối
nước ở người dưới 20 tuổi tại Mĩ. Hơn một nửa số đối tượng nằm trong nhóm 1-4
tuổi (53%), trẻ em dưới 10 tuổi chiếm 78%. Nguyên nhân chủ yếu là do chìm trong
nước ở bể bơi. 91% bệnh nhân đã nhập viện trong 7 ngày, mức độ bệnh tăng lên cùng
với tăng thời gian lưu trú (LOS). Tổng chi phí y tế trực tiếp cho bệnh nhân dưới 20
tuổi trong năm 2003 là 9.550.704 USD, trung bình 8,651 USD cho mỗi trường
hợp[47].

Một nghiên cứu dân số đã được tiến hành tại Connecticut, Hoa Kỳ (1996) cho tỷ
lệ tử vong và bệnh tật gây ra bởi súng ở trẻ em và thanh niên. Trong 219 trường hợp
tử vong: 68% vụ giết người, 25% các vụ tự tử, 6% không chủ ý, và 1% không xác
định. Có 533 nhập viện vì trúng đạn bị thương (16 trên 100.000); 41% là các cuộc tấn
công, 1% nỗ lực tự sát, 39% do đạn bắn không chủ ý , 1% can thiệp pháp lý, và 18%
không xác định. Hơn 80% số ca tử vong do vết thương đạn bắn và phải nhập viện xảy
ra ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi, hầu hết xảy ra ở năm thành phố lớn
nhất của Connecticut. Các vụ giết người bằng súng gần như chỉ xảy ra ở thành thị
trong khi các vụ tự tử chủ yếu ở nông [48].
Tại Nauy, Kopjar và cộng sự (1996) đã tiến hành một nghiên cứu về thương tích
tại nhà dựa trên 8.580 người cần điều trị y tế với những vết thương không chủ ý.
Nhóm 6 tháng tới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, 22% trong tất cả các loại chấn thương
tại nhà. Ngã là nguyên nhân chính ở trẻ dưới 6 tuổi (57%). Người trên 75 tuổi chiếm
12% các đối tượng và trẻ dưới 14 tuổi chiếm 31% tất cả các trường hợp chấn
thương[49].
Nghiên cứu trên những trường hợp có chấn thương tủy sống cấp tính tại một
thành phố ở Nam Phi, Joseph C và cộng sự đưa ra kết quả tỉ lệ giới tính nam: nữ là
khoảng 5,9:1. Độ tuổi trung bình của đối tượng là 33,5, dao động từ 18-93 tuổi. Tỉ
suất mắc thô là 75,6/ 1 triệu dân (95%CI: 64,3-88,8). Trong đó, hành hung là nguyên


nhân chính của chấn thương chiếm 59,3%; tiếp sau là tai nạn xe cơ giới chiếm 26,3%.
Hầu hết chấn thương xảy ra ở cột sống đoạn cổ tử cung (53,1%) [50].
4. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Số lượng các đô thị tại
Việt Nam đã gia tăng từ 500 vùng vào năm 1990 đến 753 vùng vào năm 2009. Hệ
thống đô thị hiện nay bao gồm 2 khu vực đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, 9 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và 643
đô thị loại V (chiếm 86% tổng số). Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 23.7% vào năm
1999 đến 29.6% vào năm 2008 (25,4 triệu cư dân đô thị trong tổng số 85,8 triệu tổng

dân số quốc gia) [11]. Mặt khác, do là một nước thu nhập thấp và có tốc độ đô th ị
hóa nhanh, Việt Nam có rất ít các khu ổ chuột ở các khu đô th ị so v ới các n ước có
thu nhập cao hơn như Ấn Độ, Philippin, Indonesia và Brazil [ 51].
Một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy thấy thông tin rõ nét về
tình trạng bất công bằng/bình đẳng giữa khu vực đô thị và nông thôn về điều kiện sức
khỏe và đời sống, đồng thời chỉ ra người dân khu vực đô thị nói chung có sức khỏe
cũng như điều kiện sống tốt hơn người dân ở khu vực nông thôn [2-4]. Tuy nhiên, các
báo cáo này đã không cung cấp dữ liệu riêng biệt so sánh tình trạng sức khỏe và điều
kiện sống giữa người dân tại các khu vực đô thị khác nhau. Một số cuộc khảo sát
khác về các mô hình đô thị hóa và phân bố dân cư đô thị theo tình trạng kinh tế-xã
hội như tuổi tác, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội [11] nhưng vẫn còn khá hạn chế
trong việc đi sâu phân tích các vấn đề sức khỏe đô thị cũng như các yếu tố liên quan.
Kết quả điều tra đánh giá hộ nghèo ở Hà Nội và thành ph ố Hồ Chí Minh
năm 2009 của Tổng cục Thống kê cho thấy [ 52], có 66,5% người dân phải chịu
bệnh tật/thương tật trong 12 tháng; trong đó có 20,3% người dân bị bệnh m ạn
tính; 97,7% người dân bị ốm đau/thương tích.
Tỷ lệ người dân bị ốm đau/thương tích ở Hà Nội là 72,3%, trong đó có
23,1% người dân được chẩn đoán mắc bệnh mạn tính và 95,7% đ ược ch ẩn đoán
ốm đau/thương tích. Ở thành phố Hồ Chí Minh, các t ỷ lệ này l ần l ượt là 63,4%;
18,5%; 98,9%.
Tỷ lệ phụ nữ chịu ốm đau/thương tích cao hơn nam giới (68,4% so v ới
64,3%), có thể do các vấn đề liên quan đến sinh nở, chăm sóc con cái, cũng nh ư


làm các công việc nhà bên cạnh làm việc chuyên môn. T ỷ l ệ phụ n ữ có b ệnh
mạn tính hay ốm đau trong 3 tháng gần nhất cũng cao h ơn nam gi ới (22,1% so
với 18%).
Kết quả cũng cho thấy, trẻ em thuộc nhóm tuổi 0-4 tuổi có tỷ l ệ m ắc
bệnh cao hơn trẻ em thuộc độ tuổi cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh mạn
tính tăng dần theo tuổi. Tuổi 50 trở lên có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao h ơn các

nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi 15-24 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.
Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Văn Minh và Kim Bảo Giang tại thành phố
Hà Đông, khu vực đô thị có tốc độ phát triển kinh tế xã hội tương đối nhanh trong
thời gian qua, nhằm xem xét tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính phổ biến. Kết quả
cho thấy, có 28,7% người được điều tra hiện mắc ít nhất một bệnh mạn tính; tỷ lệ
hiện mắc các bệnh khớp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính,
trầm cảm và ung thư lần lượt là 18,9%; 13,5%; 3,1%; 6,6%; 0,4% và 0,6% [53].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Huyền và cộng sự (2012) về tình trạng sức khỏe
người dân lao động phi chính thức ở Hà Nội. Kết quả cho thấy có 31,3% người được
điều tra mắc bệnh mạn tính, 61,2% người mắc bệnh/triệu chứng cấp tính. Kết quả
phản ánh tỷ lệ mắc bệnh mạn tính, cấp tính của người lao động khu vực lao động phi
chính thức khá cao, nữ giới và người nghèo có tỷ lệ mắc cao hơn so với những người
còn lại; tỷ lệ mắc bệnh mạn tính có xu hướng tăng theo độ tuổi [54].


×