Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Thực trạng bạo lực và cách xử trí với bạo lực của học sinh trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.78 KB, 74 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NG QUANG TN

THựC TRạNG BạO LựC Và CáCH Xử TRí VớI BạO LựC
CủA HọC SINH TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG
HIệP HòA Số 2,
HUYệN HIệP HòA, TỉNH BắC GIANG NĂM 2016

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2010 2016

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Nguyn Th Thỳy Hnh

H NI 2016
LI CM N


Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban, bộ môn và thầy cô giáo trường
Đại Học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập.
Và đặc biệt em cũng muốn gửi lời biết ơn tới tất cả các thầy cô của Viện
Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã cho em những giờ giảng hay,
những bài học chuyên ngành ý nghĩa và đầy hấp dẫn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Dân số vì
những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập vừa qua, cũng như sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm khóa luận tốt nghiệp của em.


Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, bác sĩ Phòng công tác Chính trị
học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em
hoàn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Nguyễn Thị
Thúy Hạnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ giảng dạy, học sinh
trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
đã nhiệt tình hợp tác và tạo điều kiện để việc thu thập số liệu của tôi được
nhanh chóng và thuận tiện.
Cuối cùng, em xin gửi tấm lòng biết ơn tha thiết và sâu sắc nhất tới gia
đình thân yêu cùng những người bạn đồng khóa đã luôn luôn sát cánh, ủng hộ
và khuyến khích em.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đặng Quang Tân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:


Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội



Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội




Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường
Đại học Y Hà Nội



Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Em là Đặng Quang Tân, sinh viên tổ 29 lớp Y6H trường Đại học Y Hà
Nội. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản thân
em thực hiện. Các số liệu trong bản khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố tại công trình nghiên cứu khoa học khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đặng Quang Tân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ

Bạo lực học đường

GD – ĐT

Giáo dục – đào tạo

THPT


Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực học đường (BLHĐ) là một hiện tượng đang trở thành vấn đề
nghiêm trọng ở nhiều nước trong một vài thập kỉ gần đây, đặc biệt là ở các
nước có nền kinh tế đang phát triển thì hiện tượng này càng rõ nét hơn [1].
Trong những năm gần đây, Việt Nam phát triển mạnh mẽ và toàn diện về kinh
tế – xã hội, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với thành tựu kể trên thì giáo dục Việt
Nam vẫn tồn tại những bất cập, yếu kém mà một trong đó thì BLHĐ đang trở
thành mối lo ngại [2].

BLHĐ là mối bận tâm không chỉ của phụ huynh, của nhà trường riêng
biệt mà là vấn nạn chung của ngành giáo dục. Bạo lực xảy ra ở trong khuôn
viên nhà trường lẫn ngoài xã hội, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh
với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh… [3].
Bạo lực và BLHĐ ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu. Nó trở thành một
trong những nguyên nhân chính gây đau khổ cho các nạn nhân. BLHĐ có thể
xảy ra ở tất cả các bậc học, từ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học
cơ sở, học sinh THPT và đối với cả sinh viên cao đẳng và đại học [4].
BLHĐ là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh trong môi trường
giáo dục. BLHĐ không những là bạo lực về thân thể mà còn là bạo lực về tinh
thần, ngôn ngữ, thi hành có ý đồ giữa các đối tượng trong và ngoài trường
học. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho
người bị hại cảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường [5].
Một nghiên cứu gần đây (năm 2013) của Viện Tâm lý học Việt Nam
trên 1141 học sinh THPT về hành vi BLHĐ cho thấy, số học sinh bị bạo lực
tinh thần là 725 em, (chiếm 63,7% số học sinh toàn mẫu nghiên cứu). Tỷ lệ


8

học sinh bị các bạo lực khác ít hơn so với bạo lực tinh thần. Bạo lực tình dục
có tỷ lệ thấp (122 em, chiếm 10,7% số học sinh tham gia nghiêm cứu) [6].
Theo Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng vụ Công tác học sinh –
sinh viên, Bộ GD – ĐT Việt Nam cho biết: thống kê từ 38 Sở GD – ĐT từ
2003 đến 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỉ
luật. Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2009 – 2010 trên toàn
quốc đã xảy ra khoảng 1598 vụ việc học sinh đánh trong trong và ngoài
trường học, và trong số đó có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết
người [7].
Học sinh lứa tuổi THPT (16 – 18 tuổi), đang ở trong độ tuổi hoàn thiện

về nhân cách, nên dễ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: gia đình, nhà
trường và xã hội. Mặt khác đây là lứa tuổi dành nhiều thời gian học tập, sinh
hoạt tại trường, nên vấn đề BLHĐ cần được quan tâm nhiều hơn cả. Trong bối
cảnh văn hóa – xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, các em có điều kiện thuận
lợi để học tập, vui chơi nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố dễ gây nên những hành vi sai lệch, phá vỡ những giá trị đạo đức và
chuẩn mực xã hội [8]. Ở Việt Nam, tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về BLHĐ,
nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về bạo lực học sinh và xử trí khi xảy ra bạo
lực trên học sinh, đặc biệt là trên học sinh THPT. Chính vì lý do trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu : “Thực trạng bạo lực và cách xử trí với bạo lực
của học sinh trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang, năm 2016”, với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng bạo lực của học sinh trường trung học phổ thông
Hiệp Hòa số 2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, năm 2016.


9

Mô tả thực trạng xử trí với bạo lực của học sinh trường trung học phổ

2.

thông Hiệp Hòa số 2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, năm 2016.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái niệm, định nghĩa


1.1.

1.1.1.


Khái niệm bạo lực và bạo lực học đường
Khái niệm bạo lực
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): bạo lực là việc đe dọa, dùng sức

mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một
nhóm người hay một cộng đồng người làm gây ra hay làm tăng khả năng gây
tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển [9].
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ” [10]. Trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức
hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội rất đa
dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành
nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với học sinh, với trẻ em.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kì “bạo lực là
việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực nhằm chống lại người khác bằng
những hành vi có khả năng gây thiệt hại về thể chất hoặc tâm lý” [11].


Khái niệm bạo lực học đường (BLHĐ)
Có nhiều định nghĩa liên quan đến bạo lực và BLHĐ. Tùy vào mục

đích của các nhà nghiên cứu cũng như đặc trưng văn hóa của mỗi nước mà
mỗi nghiên cứu có những định nghĩa riêng về BLHĐ.



10

BLHĐ bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học
cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hay
ngược lại [12]. Theo báo cáo “Hiểu biết về bạo lực học đường” năm 2015 của
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, BLHĐ được đinh nghĩa:
BLHĐ là bạo lực giới trẻ xảy ra trong khuôn viên của trường, trên đường đến
trường hoặc trong sự kiện do trường tổ chức. Một học sinh có thể là nạn nhân,
thủ phạm hay một nhân chứng của BLHĐ [13].
Ở Mỹ, BLHĐ còn được gọi là bắt nạt học đường. Định nghĩa bắt nạt
được đưa ra bởi StopBullying – một trang web của chính phủ Mỹ: bắt nạt là
hành vi hung hăng không mong muốn xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đến trường có
liên quan đến sự mất cân bằng trong nhận thức hoặc cảm xúc. Trẻ bị bắt nạt
và trẻ bắt nạt đều có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng lâu dài. Bắt nạt bao
gồm những hành động như đe dọa, phát tán tin đồn, tấn công ai đó về thể chất
hoặc lời nói, và loại trừ một ai đó từ một nhóm chủ đích [14].
1.1.2.

Các hình thức BLHĐ
Nghiên cứu này đề cập đến 3 hình thức sau [15].



Bạo lực thể chất: gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc, xé
quần áo, trấn lột… của một hay một nhóm học sinh khác.



Bạo lực tinh thần (bằng lời nói): bao gồm các hành vi như gán/gọi biệt
danh (mang nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương nhau, sỉ nhục, dùng lời

nói đe dọa, ép buộc… một hay một nhóm học sinh khác làm theo ý mình.



Bạo lực tình dục: có thể chia ra làm hai loại cơ bản: quấy rối tình dục và
lạm dụng tình dục.
o

Quấy rối tình dục: bất kì một lời nói hay hành động, cử chỉ có ý nghĩa
tình dục ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất kì những
nhận xét về tình dục xúc phạm người khác.

o

Lạm dụng tình dục: hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết, kinh
nghiệm, quyền lực của người khác để đạt được mục đích tình dục của
mình: ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cưỡng hiếp, đánh ghen….


11

1.2.
1.2.1.

Tình hình bạo lực học đường
Tình hình BLHĐ trên thế giới
Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 200000 vụ giết người xảy ra ở

thanh niên từ 10 – 29 tuổi mỗi năm và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4
cho những người ở nhóm tuổi này. Trên toàn cầu, có khoảng 83% nạn nhân

vụ giết người ở thanh niên là nam giới, và trong tất cả các nước thủ phạm là
nam giới cũng chiếm đa số. Trong những năm 2000 – 2012 thì tỷ lệ giết người
ở thanh niên ở hầu hết các quốc gia, ở các nước có thu nhập cao việc giảm lớn
hơn so với các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình [16].
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994, bạo lực dẫn đến tử vong tăng
nhanh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở độ tuổi từ 10 – 24 tuổi. Nghiên
cứu của WHO đã chỉ ra một số đặc trưng sau: hiện tượng này xảy ra ở độ tuổi
15 – 19 và 20 – 24 tuổi nhiều hơn là độ tuổi từ 10 – 14 tuổi, xảy ra ở nam
nhiều hơn ở nữ. Ví dụ về nguyên nhân do những thay đổi về tình hình kinh tế
xã hội: khi tỷ lệ tử vong do bạo lực ở giới trẻ ở các nước Đông Âu và Liên
Bang Xô Viết đặc biệt tăng nhanh sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản giai
đoạn cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 thì tỷ lệ này ở các nước
Tây Âu nhìn chung vẫn thấp và ổn định. Ở Nga, trong giai đoạn 1985 – 1994,
tỷ lệ này ở độ tuổi 10 – 24 tuổi tăng hơn 150%, tỷ lệ này là từ 7/100.000 dân
lên đến 18/100.000 dân [17].
Bên cạnh những hậu quả dẫn đến chết người, bạo lực ở giới trẻ cũng
xảy ra ở những hành vi như bắt nạt, tát, hoặc sử dụng vũ lực dẫn đến bị
thương. Ở trường hợp này, bạo lực xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Một
nghiên cứu ở Eldoret, Kenya cho thấy tỷ lệ nạn nhân là nam giới so với nữ
giới là 2,6:1. Một nghiên cứu khác ở Jamaica thì tỷ lệ đó là 3:1. Tỷ lệ bạo lực
gây chấn thương có xu hướng tăng nhanh ở độ tuổi từ thanh thiếu niên đến
thanh niên. Một cuộc điều tra ở Johannesburg, Nam Phi cho thấy 3,5% nạn


12

nhân của bạo lực ở độ tuổi 13 hoặc ít hơn trong khi ở độ tuổi 14 – 21 tuổi là
21,9% và ở độ tuổi từ 22 – 35 là 52,3%. Tỷ lệ này cũng tương tự ở Brazil,
Chile, Colombia [17].
Một nghiên cứu cho thấy, trong năm học 1010 – 2011, có 11 vụ giết

người của độ tuổi đi học trong khoảng lứa tuổi từ 5 – 18 tuổi. Trong tất cả vụ
giết người ở độ tuổi thanh thiếu niên, số vụ xảy ra ở trường học ít hơn 1% và
tỷ lệ này cũng khá ổn định trong vòng 1 thập kỉ qua [13]. Năm 2012, có
khoảng 749.200 vụ bạo lực không gây tử vong diễn ra ở trường học giữa các
học sinh từ 12 – 18 tuổi. Khoảng 9% giáo viên cho biết họ đã từng bị đe dọa
tấn công bởi học sinh trong trường [18]. Năm 2013, một nghiên cứu được
thực hiện tại Mỹ do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thực hiện
trên học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 cho thấy: 7,1% học sinh đã không đi học
trên một hoặc nhiều ngày trong vòng 30 ngày trước khi làm khảo sát bởi vì
học sinh cảm thấy không an toàn ở trường hoặc trên đường đến trường hay từ
trường về nhà. Có 5,2% học sinh báo cáo mang vũ khí (súng, dao, ..) trong
một hoặc nhiều ngày trong vòng 30 ngày trước khi khảo sát. 9% báo cáo là bị
đe dọa hoặc bị thương do vũ khí khi đến trường trong một hoặc nhiều lần
trong 12 tháng trước điều tra [19].
Ở Châu Á, BLHĐ cũng đang trở thành một vấn đề rất phổ biến của
ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Tổ chức phát triển
cộng đồng tập trung vào trẻ em và trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ
vừa công bố báo cáo về khảo sát tình trạng BLHĐ trong các trường học ở
Châu Á. Báo các dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000
học sinh ở lứa tuổi 12 – 17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh… tại 5
nước: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal.
Theo báo cáo thì tình trạng bạo lực trong các trường ở Châu Á đang ở
mức báo động. Trung bình cứ khoảng 10 học sinh thì có 7 học sinh từng trải


13

nghiệm BLHĐ. Trong đó Indonesia có số học sinh chịu nạn bạo lực lớn nhất
(84%), thấp nhất là Pakistan (43%). Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013 –
3/2014), số học sinh bị bạo lực tại các trường ở Indonesia là 75%, Việt Nam

đứng thứ 2 với tỷ lệ 71% [20]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những học sinh
đã tận mắt thấy bạo lực của cha mẹ ở nhà và có quan điểm về giới thấp,
thương có nhiều khả năng gây ra bạo lực ở trường hơn. Mạng xã hội cũng là
một trong những nguyên nhân gia tăng BLHĐ. Nhiều học sinh kể rằng, từ
những tin đồn, cãi vã, đăng ảnh bôi nhọ và bình phẩm ác ý trên facebook đã
khiến các em đánh nhau ở trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực tinh
thần chiếm tỷ lệ cao cả ở 5 nước, bạo lực thể chất là hình thức phổ biến thứ 2,
nhìn chung tỷ lệ xâm hại và quấy rối tình dục là thấp ở một số nước [20].
1.2.2.

Tình hình BLHĐ ở Việt Nam
Nghiên cứu “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường Trung

học cơ sở Lê Lai – Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” do Lê Thị
Hồng Thắm, Tô Gia Kiên thực hiện cho thấy các em có hành vi bạo lực luôn
muốn chứng tỏ mình. Ba mẹ của các em thường la mắng, đánh đập các em
mỗi khi các em sai phạm và có thái độ xúi giục các em thực hiện hành vi bạo
lực khi bị người khác xúc phạm. Nhà trường chưa tổ chúc được chương trình
phòng chống BLHĐ và không đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai
phạm của các em, đôi khi còn dùng hành vi bạo lực đối với các em. Khi gặp
thầy cô, đôi khi các em không chào vì một số nguyên nhân nào đó [21].
Nguyễn Thị Hoa với nghiên cứu “Hành vi có vấn đề của trẻ vị thành
niên: những ảnh hưởng của bố mẹ” cho thấy: nhân cách và mối quan hệ của
bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên. Tác
giả cũng chỉ ra rằng cách ứng xử của bố mẹ với con cái trong xã hội hiện nay
chủ yếu theo hai xu hướng: bố mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc con cái hoặc quá
nuông chiều con cái. Trong những nguyên nhân dẫn đến hành có vấn đề của


14


trẻ ở lứa tuổi này thì bố mẹ phải chịu một phần trách nhiệm, cần phải có sự
quan tâm và giáo dục đúng mực từ phía cha mẹ của các em [22].
Trong một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi
lệch chuẩn của học sinh, tác giả đã liệt kê những hành vi lệch chuẩn của học
sinh và chỉ ra những nguyên nhân gây ra những hành vi đó. Đã kết luận rằng:
hiện tượng bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong những nguyên nhân khá chủ
yếu khiến học sinh có những hành vi lệch lạc [23].
Theo báo cáo từ “Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn
tình trạng đánh nhau” do Bộ GD – ĐT tổ chức, trong năm học 2009 – 2010,
trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1598 vụ việc học sinh đánh nhau. Các trường
đã cảnh cáo 1558 học sinh, buộc thôi học 735 học sinh và đã có 7 vụ việc học
sinh đánh nhau dẫn đến chết người. Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có
1 em bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau [24].
Một nghiên cứu gần đây (năm 2013) của Viện Tâm lý học Việt Nam,
xét theo các hành vi bạo lực cụ thể đã xảy ra với học sinh, thì số học sinh bị
gọi bằng biệt hiệu/bị lấy làm trò đùa/bị trêu chọc và số học sinh bị nói xấu sau
lưng/bị tung tin đồn sai chiếm tỷ lệ lớn nhất và đáng kể nhất (lần lượt tương
ứng với tỷ lệ 71,3% và 47,7% số học sinh bị bạo lực; 48,8% và 32,7% số học
sinh trên toàn mẫu). Tỷ lệ các em học sinh bị hành vi bạo lực khá thấp, một số
hành vi như: bị ép hò hẹn/ép quan hệ tình dục và bị ép xem văn hóa phẩm
kích thích tình dục chiếm tỷ lệ lần lượt chiếm 2,3% và 1,6% [6].
Xét theo hình thức gây bạo lực học đường thì học sinh gây bạo lực tinh
thần chiếm tỷ lệ lớn nhất: có 48,0% số học sinh trên toàn mẫu nghiên cứu. Tỷ
lệ học sinh thực hiện các hình thức bạo lực khác ít hơn nhiều lần so với tỷ lệ
học sinh gây hình thức bạo lực tinh thần. Đặc biệt, bạo lực tình dục có tồn tại
trong học sinh, tuy nhiên tỷ lệ các em thực hiện các hành vi bạo lực này thấp


15


(62 em chiếm 10,7% số học sinh gây bạo lực và 0,5% số học sinh tham gia
nghiên cứu) [6].
Cũng theo nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức phát triển cộng đồng
tập trung vào trẻ em (Plan International) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về
phụ nữ từ năm 2013 đến năm 2014. Việt Nam cũng thuộc tốp có tỷ lệ cao ở cả
nhóm bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác và bạo lực tình dục. Tỷ lệ học sinh
Việt Nam trải qua bạo lực ở bất cứ hình thức nào là 71%. 66% học sinh Việt
Nam được khảo sát từng trải qua bạo lực tinh thần, 31% học sinh từng hứng
chịu bạo lực thể xác. Tỷ lệ bạo lực tình dục ở nước ta là 11% [20].
Trong một nghiên cứu về thực trạng BLHĐ tại trường THPT Bãi Cháy
– Hạ Long – Quảng Ninh cho thấy, có tới 91,8% học sinh trả lời là đã chứng
kiến BLHĐ và có 75,3% học sinh trả lời rằng rất quan tâm lo lắng trước thực
trạng BLHĐ đang diễn ra. Khi được hỏi về hành động của các em chứng kiến
hành vi bạo lực thì 75% các em trả lời chỉ đứng xem, không có hành động gì.
Khi được phỏng vấn sâu thì các em cho biết do tâm lý sợ hãi bị trả thù hoặc
không muốn liên quan đến vụ việc đó. Cũng theo điều tra thì có 14,6% các
em cho rằng khi đứng xem thì reo hò, cổ vũ nhưng những em này là cùng
nhóm với những em có hành vi bạo lực không tham gia đánh thì đứng cổ vũ
cho bạn mình, còn lại thì 15,4% các em tham gia can ngăn và 24,6% các em
thông báo cho ban quản lý trường như Ban giám hiệu, bảo vệ trường… và có
10% các em là bỏ đi khi thấy hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, hiện tượng học sinh đánh nhau đang xuất hiện cả ở hai giới nam
và nữ. Các em đánh nhau dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, có thể là
chửi bới xúc phạm nhân cách của bạn mình, các hành động chân tay như đấm,
đá, tát, dùng dao, phớ: con gái thì thường là xé quần áo, túm tóc, cắt tóc…
một hình thức biểu hiện đáng quan tâm hiện nay đó là việc dùng điện thoại
hoặc máy quay phim quay lại hành vi đánh nhau đưa lên mạng, những video



16

đó được phát tán nhanh chóng trong cộng đồng, hình thức này gây tổn hại
nặng về mặt tinh thần cho các bạn bị bạo lực [25].
Học sinh đánh nhau có thể ở nhiều địa điểm khác nhau, cũng theo khảo
sát ở trường THPT Bãi Cháy hành vi BLHĐ diễn ra chủ yếu ở ngoài cổng
trường, trong căng tin và nhà vệ sinh và ngay trong lớp học gây lo sợ cho các
học sinh khác. Thực hiện hành vi bạo lực ngoài cổng trường nguyên nhân đưa
ra là 83,6% có thể nhờ người giúp đỡ; dễ chạy trốn 59,3%; ít bị thầy cô kiểm
soát 55,7%; một số em cho rằng nguyên nhân là thích thể hiện. Địa điểm căng
tin: 40% cho rằng ít bị thầy cô kiểm soát; 23,6% nhờ người giúp đỡ, dễ chạy
trốn 9,3%. Địa điểm nhà vệ sinh thì có tới 50% học sinh cho rằng ít bị thầy cô
kiểm soát; 12,1% nhờ người giúp đỡ; 9,7% dễ chạy trốn [25].
1.3.

Xử trí khi bạo lực xảy ra ở học sinh
Lứa tuổi vị thành niên với thay đổi đặc điểm tâm lý, về vai trò, vị trí xã

hội cộng với những áp lực học tập nên những vấn đề khó khăn căng thẳng các
em phải đối mặt không phải là ít. Những vấn đề gây nên tình trạng căng thẳng
có thể làm nhẹ bớt hoặc ngăn chặn nếu các em sử dụng những cách ứng phó,
xử trí phù hợp. Nhưng nếu vấn đề không được giải quyết, hoặc giải quyết
theo hướng tích cực. Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến bản
thân các em và cả những người xung quanh. Một trong những khó khăn mà
học sinh ở độ tuổi này phải đối mặt là mâu thuẫn trong quan hệ ban bè.
Những thiếu hụt kỹ năng ứng phó tích cực hay việc gia tăng của việc sử dụng
các kiểu ứng phó không có lợi trước những tình huống khó khăn là nguyên
nhân dẫn đến vấn nạn BLHĐ. Hậu quả của nó là thương tật vĩnh viễn về thể
xác và tâm hồn, là những cái chết thương tâm, là nỗi ám ảnh kéo dài đến suốt
cuộc đời của học sinh lầm lỡ và người thân của các em, là nguy cơ tiềm ẩn tệ

nạn xã hội gây tâm lý bất an cho cộng đồng và xã hội.


17

Thuộc một trong năm kỹ năng sống cơ bàn bao gồm: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
ứng phó và xử trí với căng thẳng (theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)), kỹ
năng ứng phó được hiểu là khả năng con người lựa chọn và áp dụng những
cách thức phù hợp, cả trong suy và hành động, để giải quyết các tình huống
khó khăn. Kỹ năng ứng phó bao gồm cả những phản ứng bên trong (suy nghĩ
và tình cảm) trước hoàn cảnh xảy ra những hành động bên ngoài nhằm đáp lại
yêu cầu của hoàn cảnh. Nó nhấn mạnh đến hiệu quả của việc lực chọn những
hành vi ứng phó phù hợp, tích cực, có lợi cho sự phát triển của cá nhân. Có
thể phân loại kỹ năng ứng phó thành 5 nhóm, căn cứ vào mức độ hiệu quả của
cách ứng phó đối với cá nhân và đối với việc giải quyết tình huống, đó là: ứng
phó tích cực, chủ động; tìm kiếm sự hỗ trợ; xoa dịu căng thẳng; lảng tránh và
kiểu ứng phó tiêu cực [26].
Trong một nghiên cứu về BLHĐ trên 9000 học sinh ở 5 nước Châu Á,
trong đó có Việt Nam cho thấy, cứ 10 em thì có khoảng 7 em trải nghiệm
BLHĐ. Cũng trong nghiên cứu này, sau khi hứng chịu bạo lực ở trường học,
các học sinh ở Việt Nam, Campuchia cho biết, các em cảm thấy buồn chán,
tuyệt vọng, sợ hãi phải đến trường, từ đó làm hạn chế khả năng tập trung học
tập. Gần một nửa số học sinh của 5 nước tham gia nghiên cứu cho biết, đối
tượng gây ra bạo lực là giáo viên, nhân viên nhà trường. Bạo lực do bạn học
gây ra, dao động từ 33% (Việt Nam) tới 58% (Campuchia). Với những em
từng bị bạo lực thì các em cũng hiếm khi kể lại với người lớn việc bị bạo lực.
Ngay cả khi học sinh kể lại trải nghiệm bạo lực, người có trách nhiệm ít khi
có những hành động can thiệp. Theo báo cáo phân tích “việc thiếu niềm tin
vào nhà trường và lo sợ bị khiển trách có thể đã ngăn cản học sinh báo cáo về

bạo lực. Chính việc này đã tạo thành quyền hạn không cần bàn cãi của nhà


18

trường, đẩy đến việc bình thường hóa các hành xử bạo lực giữa học sinh, tạo
nên sự im lặng của học sinh trước các hành vi bạo lực” [20].
Cũng theo nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức phát triển cộng đồng
tập trung vào trẻ em (Plan International) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về
phụ nữ từ năm 2013 đến năm 2014, có 43% học sinh được khảo sát cho biết
đã không làm gì bị bạo lực [20].
Trong một khảo sát ý kiến về hành vi BLHĐ của học sinh một số
trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, với câu hỏi giả định: nếu
bản thân em bị BLHĐ, em sẽ có những phản ứng và hành động gì? Kết quả
cho thấy, có 41,2% báo với thầy cô giáo, 38,8% cãi lại, 29,6% đánh lại, và
27,9% im lặng, chỉ 3,4% nghỉ học vì sợ [27].
Trong một nghiên cứu đã cho thấy, những học sinh bị đánh, bị bạo lực
đã vô cùng hoảng sợ, các em không dám nói lên sự thật để nhờ nhà trường và
gia đình can thiệp. Các em đã chịu đựng, liên tục bị đánh vì những lý do hết
sức đơn giản và vô lý. Từ đó các em dễ bị trầm cảm, tâm lý sợ sệt mỗi khi đến
lớp, nơm nớp lo sợ bị đánh…ảnh hưởng đến kết quả học tập hoặc muốn xin
nghỉ học. Nghiêm trọng hơn, nhiều em sợ hãi và bế tắc dẫn đến nghĩ quẩn đã
tự tử [28].
1.4. Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp phòng tránh BLHĐ
1.4.1. Nguyên nhân của BLHĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây


Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh.
Cá nhân học sinh có thể nhận thức sai hoặc không đầy đủ về BLHĐ, do đó


dẫn đến các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó học sinh không chấp nhận các qui
chuẩn đạo đức của xã hội, quan điểm riêng khác với chuẩn mực chung [29].


Nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình học sinh.
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng việc hình thành nhân

cách của mỗi cá nhân, là cái nôi nuôi dưỡng và cũng là nơi ảnh hưởng sâu sắc


19

tới hành vi của con người. Cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc con em đúng
mực, thả lỏng các em với các trò chơi điện tử, ít quan tâm đến các mối quan
hệ bạn bè của con em mình. Người lớn trong gia đình cư xử với nhau và với
con em mình chưa đúng, chưa gương mẫu trong cuộc sống là một trong
những yếu tố khiến tình trạng BLHĐ ngày càng gia tăng. Cụ thể trong gia
đình mà bố mẹ thường xuyên có hành vi bạo lực thì con cái của họ sẽ có nguy
cơ cao gây ra bạo lực [29]. Bên cạnh đó, những học sinh đã tận mắt thấy bạo
lực của cha mẹ ở nhà và có quan điểm về giới thấp, thương có nhiều khả năng
gây ra bạo lực ở trường hơn [20].


Nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường
Trong nhà trường, mâu thuẫn hàng ngày của các em không quá lớn, hầu

hết là các xích mích nhỏ nhặt. Tuy nhiên, các em đề cao cái tôi của mình lên
chỉ cần một vài lời qua lại là cả hai bên xung đột. Do những giá trị vật chất
trong cuộc sống đang được đề cao và góp phần được tôn vinh nên giới trẻ
đang dần dần bị lãng quên những giá trị văn hóa và tinh thần, trong đó có đạo

đức học đường.
Trong khi đó, nhà trường vẫn chú trọng dạy chữ mà chưa chăm lo đầy
đủ cho việc dạy người, tư tưởng “học để thi, thi gì học nấy” vẫn còn rất nặng;
hoạt động giáo dục toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, việc giáo dục ý
thức tuân thủ pháp luật cho hoc sinh chưa thực sự có hiệu quả. Một bộ phận
thầy cô giáo không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo, từ cách
nói năng, cư xử với nhau, với người khác và với học sinh. Các tổ chức khác
như Đoàn thanh niên, ban đại diện hội cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; các hoạt động ngoại khóa có nội
dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống còn mang tính hình thức, kém
hiệu quả, hình thức xử lý học sinh có hành vi BLHD vẫn chưa được hiệu quả;
thầy cô kể cả giáo viên chủ nhiệm hầu như ít quan tâm đến những khó khăn


20

và diễn biến tư tưởng, tình cảm của học sinh. Sự phối hợp giữa gia đình – nhà
trường – xã hội còn thiếu chặt chẽ [29].


Nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng xã hội, và phương tiện truyền thông
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi

của học sinh. Phim ảnh và truyền thông ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng bạo
lực. Các cảnh bạo lực trong phim với những hành động, đấm đá… dần dần đã
trở thành định hướng không tốt ở các em. Các trò chơi game online hiện nay
cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách bạo lực ở chính các em [29].
1.4.2. Hậu quả của BLHĐ
Các hành vi BLHĐ gây ra các hệ lụy không nhỏ đối với học sinh, gia
đình, nhà trường và xã hội. Với học sinh có những hành vi bạo lực, nếu không

phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách có thể trở thành mầm mống tội phạm
trong tương lai. Đối với những học sinh là nạn nhân hay từng chứng kiến bạo
lực cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tổn thương tâm lý, trầm cảm, cô đơn,
học hành sa sút, cáu gắt, và có thể bùng phát dưới nhiều hình thức [13].


Đối với học sinh



Đối với học sinh là nạn nhân:
o

Thể chất: thường gây hậu quả về thể xác như vết bầm tím, trầy xước,
tổn thương vùng da, gẫy xương, thậm chí không ít vụ bạo lực đã cướp
đi cả sinh mạng của học sinh.

o

Tinh thần: học sinh cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn,
mệt mỏi. Bên cạnh đấy thì các em rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự
cô lập mình với thế giới bên ngoài gây khó khăn trong cuộc sống hàng
ngày đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến lúc các em trưởng thành.
Thậm trí nhiều em có phản ứng tự tử hoặc nổi loạn để trả thù [30].



Đối với học sinh có hành vi bạo lực: khi lớn lên có thể mắc phải mắc phải
các hành vi tội ác hơn những đứa trẻ bình thường khác. Những đứa trẻ này



21

có nguy cơ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất ma túy và dính vào các tệ
nạn xã hội [30].


Ảnh hưởng đến gia đình
Những gia đình có con em là nạn nhân hay gây ra bạo lực thường phải

chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần, các bậc phụ huynh luôn trong
trạng thái lo lắng về sự an toàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình.
Gia đình dễ dẫn đến mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái. Cuộc sống gia
đình cũng bị ảnh hưởng, xáo trộn do phản ứng của dư luận và mọi người xung
quanh. Chưa kể đến những vụ bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể
xác, gia đình phải mất thêm về tài chính để giải quyết hậu quả [30].


Ảnh hưởng đến nhà trường, xã hội
Bạo lực ở môi trường học đường ảnh hưởng đến danh tiếng của trường

và thành tích thi đua của lớp. BLHĐ thể hiện sự suy đồi về mặt đạo đức và sự
sai lệch về mặt hành vi đang báo động của một bộ phận trong xã hội hiện nay.
Những vụ BLHĐ đã góp phần làm mất trật tự xã hôi, để lại gánh nặng cho xã
hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của
quốc gia sau này [30].
1.5. Các yếu tố tác động đến hành vi BLHĐ ở học sinh
1.5.1. Đặc điểm cá nhân, gia đình, trường học, cộng đồng và hàng xóm
Các đặc điểm tiêu cực của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi
bạo lực của học sinh [31],[32]. Tùy vào suy nghĩ và thái độ của học sinh về

bạo lực mà có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của họ. Nếu quan niệm của
học sinh cho rằng bạo lực là điều bình thường, có thể chấp nhận được thì khả
năng học sinh đó sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề khi gặp phải.
Những học sinh không thể kiềm chế được cơn giận dữ của mình khi bị
người khác có những hành vi tác động đến bản thân thường giải quyết vấn đề
bằng cách sử dụng bạo lực. Bên cạnh đó, những học sinh có tính khí nóng nảy


22

thường rất dễ nổi cáu, rất dễ bị kích động, không kiềm chế được sự giận dữ và
thường chửi thề khi giận dữ. Vì vậy khi gặp vấn đề thường tỏ ra hung hăng và
có nguy cơ sử dụng bạo lực để giải quyết [32].
Đối với phần lớn học sinh ở Việt Nam, thời gian học sinh ở trường
chiếm rất nhiều [33]. Vì thế môi trường trong trường học là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, từ đó ảnh hưởng đến cách hành xử
của học sinh khi gặp phải vấn đề. Khi học sinh thấy tự hào về trường học của
mình, thầy cô, bạn bè đối xử tốt với nhau sẽ tạo ra một môi trường tốt hạn chế
các hành vi bạo lực có thể xảy ra [34].
1.5.2. Các yếu tố khác
Lứa tuổi vị thành niên thường có nguy cơ tổn thương tâm lý cao và việc
tiếp xúc với BLHĐ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hành vi của
trẻ em [35]. Học sinh là nạn nhân của bạo lực có nguy cơ sử dụng bạo lực để
đáp trả. Hơn nữa, trở thành nạn nhân của bạo lực học sinh có thể bị tổn
thương tâm lý dẫn đến trầm cảm, tự ti, cô đơn, có thể dễ bị kích động và có
thái độ hung hăng khi gặp phải vấn đề. Ngoài ra, các mối quan hệ bạn bè của
học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi bạo lực của học sinh. Việc tiếp xúc
với những bạn bè có nguy cao, hay việc đi qua đêm với bạn bè, và mức độ
thân thiết với những bạn bè có nguy cơ cao có thể tác động tiêu cực đến hành
vi bạo lực của học sinh [31],[32].

Môi trường xã hội xung quanh rất quan trọng cho việc hình thành nhân
cách của vị thành niên. Việc chứng kiến bạo lực ngày càng nhiều tác động đến
trẻ em. Nó có thể khiến học sinh nghĩ rằng bạo lực đã trở nên bình thường đối
với tất cả mọi người, và mọi người sử dụng bạo lực hàng ngày, do đó bạo lực
cũng là một cách thông dụng để giải quyết vấn đề [36].
Các biến thuộc tính như giới tính, loại trường, trình độ giáo dục là các
biến đặc trưng của cá nhân kỳ vọng có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của


23

học sinh [32]. Đồng thời một nghiên cứu của Anderson cũng đã chỉ ra rằng
học sinh thường xuyên chơi trò chơi điện tử trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu
tố bạo lực (game online) sẽ có hành vi bạo lực nhiều hơn bình thường [37], do
đó game online cũng tác động đến hành vi bạo lực của học sinh.
1.6. Thang đo BLHĐ


Thang đo của Chen: gồm hành vi đánh học sinh khác để làm họ bị tổn
thương, bị đau. Dùng các vật dụng nguy hiểm để làm hại học sinh khác.
Cố ý làm hư hỏng, hư hại tài sản của nhà trường hoặc của học sinh khác.
Đe dọa/dọa dẫm bằng lời nói đối với học sinh khác. Cố ý quấy rầy/chọc
ghẹo/khiêu khích, chế nhạo, hoặc chơi các trò gian trá/lừa phỉnh có hại đến
thể chất đối với học sinh khác. Chửi rủa hoặc sỉ nhục học sinh khác, cố ý
quấy rầy, khiêu khích và chế nhạo học sinh khác [32].



Bạo lực ở thanh niên, giới trẻ của WHO (1999) đề cập đến 3 nhóm sau:
Bạo lực thể chất: bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đạp, tát, dứt


tóc, cào cấu, xé quần áo, trấn lột, cướp đồ vặt… của một hay một nhóm học
sinh khác.
Bạo lực tinh thần: bao gồm các hành vi như gán/gọi biệt danh (mang
nghĩa xấu) , chế nhạo làm tổn thương nhau, sỉ nhục, dùng lời nói đe dọa, cảnh
cáo, ép buộc, đưa lên mạng những thông tin ác ý … một hay một nhóm học
sinh khác làm theo ý mình.
Bạo lực tình dục: có thể chia ra làm hai loại cơ bản: quấy rối tình dục
và lạm dụng tình dục. Quấy rối tình dục: bất kỳ một lời nói hay hành động, cử
chỉ có ý nghĩa tình dục ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất
kỳ những nhận xét về tình dục xúc phạm người khác. Lạm dụng tình dục:
hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm, quyền lực của người khác
để đạt được mục đích tình dục của mình: ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn,
cưỡng hiếp, sàm sỡ, đánh ghen… [15]


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Hiệp Hòa số 2, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trường được thành lập vào năm 1973 với tiền thân
là trường THPT cấp 3 Hiệp Hòa với 13 lớp (600 học sinh). Với truyền thống
43 năm trải qua rất nhiều khó khăn, nhà trường đã vươn lên xây dựng, trưởng
thành và đạt được nhiều thành tích nhất định, vị thế nhà trường ngày càng
được khẳng định rõ nét.



25

Hiện nay, trường THPT hiệp Hòa số 2 với quy mô 42 lớp (3 khối) với
khoảng 1900 học sinh, số cán bộ công nhân viên là 92, 7 tổ chuyên môn và 1
tổ hành chính. Với chất lượng bình quân: học sinh lên lớp 99%, 30% học sinh
khá giỏi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 98%, số giải học sinh giỏi khoảng 20 giải
cho các môn học, số học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp là 40%, trong đó Đại học, Cao đẳng là khoảng 23%.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2015 đến 05/2016.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là học sinh đang học tại trường THPT Hiệp Hòa số
2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.



Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
o

Đối tượng được chọn là học sinh có mặt vào thời điểm nghiên cứu.


×