Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh tại hai trường trung học cơ sở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.07 KB, 68 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Attention-Deficit Hyperactivity Disorder)
ADHD
HS
SKTT

Rối loạn tăng động thiếu chú ý

TB

Học sinh
Sức khỏe tâm thần
Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

TTTT

Thu thập thông tin
Vị thành niên

VTN


WHO

(World Health Organization)
Tổ chức y tế thế giới


3

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của trẻ vị thành niên (VTN) luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đây là nhóm có ảnh hưởng
lớn sự phồn vinh, thịnh vượng của một quốc gia [1]. Theo định nghĩa của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) lứa tuổi VTN trong khoảng (từ 10-19 tuổi) [2].
Khoảng 20% dân số thế giới là trẻ VTN. 85% trong số đó sống ở các nước
đang phát triển [3]. VTN là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó
được đánh dấu bằng những thay đổi đan xen nhau về thể chất, tâm thần và các
mối quan hệ xã hội từ giản đơn sang phức tạp. Giai đoạn này trẻ phát triển
mạnh mẽ với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết, tâm sinh lý, nhận thức,
các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội [4].
Sức khỏe tâm thần đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển toàn diện, hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Chăm sóc sức
khỏe tâm thần là tạo điều kiện cho việc phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng
cân bằng tâm lý, tình cảm, thích nghi với môi trường sống với các mối quan

hệ gia đình, bạn bè, xã hội. Hơn nữa chăm sóc sức khỏe tâm thần còn giúp tạo
cho trẻ phát triển tính tự lập, tự tin trong cuộc sống, phát triển nhân cách,
mang giá trị đạo đức căn bản của con người. Nếu sức khỏe tâm thần bị ảnh
hưởng, dẫn đến rối loạn hành vi, mất kiểm soát và có thể có những hành vi sai
lệch gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Những năm gần đây tình
trạng học sinh có những hành vi tiêu cực như bỏ học, tự tử, nghiện hút, hoạt
động tình dục tập thể hay hành vi bạo lực với bạn bè và thầy cô đang gia tăng
tới mức báo động. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới năm 2011, những
rối loạn này chiếm khoảng 12% trên tổng số gánh nặng bệnh tật trên thế giới
[5].
Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy tỷ lệ tổn thương sức
khỏe tâm thần (SKTT) ở lứa tuổi trẻ em chiếm tỷ lệ khá cao từ 8-21% [4, 6].


5

Việt Nam đang trong quá trình phát triển hội nhập quốc tế, do đó kinh tế xã
hội có sự biến đổi nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến lối sống của người
dân. Nhịp sống ngày càng gấp gáp hơn khiến các bậc phụ huynh không còn
nhiều thời gian để sum vầy với gia đình hay quan tâm chăm sóc con cái. Áp
lực công việc làm cho cha mẹ lơ là, không để ý đến tâm lý của trẻ, họ chỉ cố
gắng kiếm ra thật nhiều tiền đáp ứng tất cả các nhu cầu vật chất cho trẻ, điều
đó vô tình đã làm trẻ cảm thấy đơn độc, phải tự mình đối mặt với nhiều thách
thức trong cuộc sống trong khi còn chưa kịp trang bị những kiến thức, hành
trang để bước vào đời. Đối với lứa tuổi học sinh, khi mà thể chất và tinh thần
đều chưa ổn định dưới áp lực học tập, thi cử hay các mối quan hệ khác giới
khiến cho các em luôn bị căng thẳng, lo lắng nếu như không có sự quan tâm,
chia sẻ kịp thời từ bố mẹ và gia đình. Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần của trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi
đang có những thay đổi tâm sinh lý đặc biệt.

Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên là huyện đồng bằng Bắc Bộ giáp
với Hà Nội. Với lợi thế về tiềm năng du lịch của huyện Khoái Châu khá
phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo,
giao thông thuận lợi cũng như sự tập trung của một số trường cao đẳng, đại
học trên địa bàn huyện giúp cho trẻ VTN trên địa bàn dễ dàng tiếp xúc với các
thông tin, văn hóa cũng như mắc phải các tệ nạn xã hội nếu không được giáo
dục đầy đủ và toàn diện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các
em. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng hơn 25 trường trung học cơ sở chiếm
1 lượng lớn học sinh trên toàn tỉnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu tình hình sức
khỏe tâm thần của các em học sinh THCS trên địa bàn huyện là vô cùng cần
thiết giúp các nhà giáo dục đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp nhằm
nâng cao tình hình sức khỏe nói chung, sức khỏe tâm thần nói riêng cho trẻ
VTN. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần


6

của học sinh tại hai trường trung học cơ sở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng
Yên năm học 2015 - 2016” với hai mục tiêu chính sau:
1.

Mô tả thực thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh tại hai
trường trung học cơ sở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên năm học

2.

2015- 2016.
Xác định một số yếu tố liên quan tới sức khỏe tâm thần của học
sinh tại hai trường trung học cơ sở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng
Yên năm học 2015 - 2016.

Chương 1:
TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm sức khỏe

tâm thần

Trong bản tuyên ngôn tại Alma Ata năm 1978 của Tổ chức Y tế thế giới
định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh
thần, xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy sức khỏe toàn diện bao gồm 3 khía cạnh: thể
chất, tinh thần, xã hội. Trong đó sức khỏe tâm thần là một phần không thể
tách rời ra khỏi sức khỏe.
Tổ chức Y tế thế giới năm 2014 cũng đưa ra định nghĩa sức khỏe tâm
thần là một trạng thái của hạnh phúc trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng
của mình hay có thể đối phó với những căng thẳng của cuộc sống bình
thường, có thể làm việc hiệu quả và có hiệu quả, và có thể đóng góp cho cộng
đồng của mình hoặc mình [7].
1.1.2.

Khái niệm tuổi vị thành niên
Vị thành niên (VTN) xuất phát từ tiếng La tinh - adolescere nghĩa là "lớn

lên" hay "phát triển đến sự chín muồi" trong độ tuổi 10 - 19 tuổi. Lứa tuổi vị
thành niên là giai đoạn con người trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ em sang
người trưởng thành. Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện về mặt tình dục


7


đối với cả nam và nữ, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ về thế chất, tinh
thần cũng như tình cảm và khả năng hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên giữa
các nền văn hóa khác nhau, các quốc gia khác nhau, gia đình và cá nhân khác
nhau thì tốc độ trưởng thành và phát triển cũng khác nhau. Theo mức độ phát
triển vể tâm sinh lý, tuổi VTN được chia làm 2 giai đoạn [2]:
- Giai đoạn VTN sớm (10 – 14 tuổi)
- Giai đoạn VTN muộn (15 – 19 tuổi).
Lứa tuổi VTN đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về trí tuệ và thể lực với
nhiều thay đổi về tâm sinh lý [4, 8]. Trong giai đoạn này VTN đã dần tự chủ
về ý thức, thích tự khẳng định mình, có xu hướng tách dần ra khỏi vòng tay
của cha mẹ, đây cũng là lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách,
nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc do đó dễ bị các tổn
thương về thể trạng và tinh thần, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe VTN. Kèm theo
đó là sự thiếu hiểu biết các thông tin về giới tính, an toàn tình dục cũng sẽ là
mối nguy hại tới vấn đề sức khỏe sinh sản VTN sau này[9]. Theo kết quả tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam tính tới 01/04/2013 có tới 6805159 trẻ
VTV giai đoạn sớm (10-14 tuổi) và khoảng 7160420 trẻ trong gai đoạn VTV
muộn (15 - 19 tuổi) [10].
Những biến đổi về thể chất, tâm lý, xã hội giai đoạn VTN và những rối

1.2.

loạn liên quan tới sức khỏe tâm thần.
1.2.1. Biến đổi về thể chất
Ở trẻ trai:
-

Ở Việt Nam, chiều cao tăng mạnh nhất từ 13 -14 tuổi với mức tăng
8,3cm/năm. Cân nặng cũng tăng nhanh ở giai đoạn này, lứa tuổi tăng cân

nhiều nhất là 14 – 15 tuổi, trung bình khoảng 6,23 kg/năm. Sự phát triển về
chiều cao và cân nặng chậm lại sau giai đoạn dậy thì và kết thúc tăng trưởng
chiều cao ở độ tuổi 20 – 25 [11]. Ngoài ra, hệ thống cơ bắp phát triển mạnh


8

mẽ nhất là cơ cánh tay, các cơ ở ngực phát triển nhiều tạo nên dáng vẻ một
-

thanh niên.
Về sinh dục: thay đổi đầu tiên là sự phát triển tinh hoàn, thường bắt đầu ở độ
tuổi 10 – 13,5 tuổi, hoàn thiện khi 14,5 – 18 tuổi. Dương vật phát triển, tăng
về kích thước và có hiện tượng xuất tinh sau khi tinh hoàn phát triển khoảng 1
năm (độ tuổi 14,5 – 15 tuổi), kèm theo sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ
(lông mu, lông nách, râu…) [12]. Ở Việt Nam, tuổi xuất tinh lần đầu sớm nhất

-

là 12 tuổi, đến 17 tuổi 87,82% trẻ trai đã xảy ra hiện tượng này [11].
Phát triển tuyến bã và tăng tiết Androgen. Thay đổi giọng nói: giai đoạn này
trẻ trai vỡ giọng và dần trở nên trầm hơn do ảnh hưởng của testosteron,
hormon này khiến cho thanh quản của trẻ trai trở nên rộng hơn, dây thanh âm
trở nên dài và dày hơn [2].
Ở trẻ gái:

-

Tuổi dậy thì ở trẻ gái thường sớm hơn trẻ trai khoảng 2 năm. Ở Việt Nam,
tuổi tăng chiều cao mạnh nhất ở trẻ gái là 11 – 12 tuổi (7,68cm/năm) sau đó


-

chững lại và kết thúc phát triển chiều cao ở độ tuổi từ 19 – 21 tuổi [13].
Về sinh dục: thay đổi trước tiên là tuyến vú, từ 8 – 13 tuổi (trung bình 11 tuổi)
và hoàn tất ở tuổi 13 -18 tuổi (trung bình 15 tuổi), một vú có thể phát triển

-

nhanh hơn vú bên kia.
Khung chậu: so với trẻ trai khung chậu ở trẻ gái rộng hơn, đùi thon hơn, lớp
mỡ dưới da phát triển hơn. Tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển làm cơ thể có
mùi, tăng tiết tiết chất nhầy và xuất hiện trứng cá do hooc môn androgen làm

-

tăng tiết bã nhờn trên da[14]. Tiếng nói trở nên trong trẻo nhẹ nhàng.
Sự phát triển lông mu và lông nách.
Hoàn chỉnh sự phát triển của bộ phận sinh dục ngoài. Tử cung phát triển,
thành tử cung trở nên lớn hơn, tỷ lệ phần cổ và thân tử cung thay đổi. Kinh
nguyệt xuất hiện, tuổi kinh nguyệt xuất hiện trung bình là 13 năm 5 tháng
[11].
1.2.1.

Biến đổi về tâm lý và những rối loạn liên quan tới sức khỏe tâm thần


9

Cùng với những thay đổi về thể chất khi bước vào tuổi dậy thì các em

có nhiều thay đổi về tâm lý. Các em thường dễ rơi vào trạng thái lo lắng về
những thay đổi trên cơ thể mình, bắt đầu tìm hiểu và đánh giá các sự kiện,
tình huống theo quan điểm của riêng mình, trẻ có khả năng trừu tượng một
các rõ rệt và thích tò mò về những hành vi liên quan tới tình dục [14-16].
Thậm chí ở các em có thể xảy ra sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý. Sự quan
tâm quá mức về hình ảnh cơ thể, không hài lòng về một đặc điểm nào đó của
bản thân, bất bình trước các hiện tượng xã hội, căng thẳng trong học tập… có
thể là stress tiêu cực cho trẻ, làm nảy sinh lo âu, trầm cảm, thường xuyên căng
thẳng dễ xúc động, hoang mang gây ra những ý nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự
sát [17]. Hành động bốc đồng, dao động, lúc hăng hái lúc thì chán nản, xa
lánh, dễ tập nhiễm các hành vi tiêu cực [18].
Những biến đổi sinh học, nhận thức đã thôi thúc các em quan tâm
nhiều hơn đến bạn bè và nảy sinh tình cảm với các bạn khác giới [14], kèm
theo đó xuất hiện các ham muốn tình dục, song lại bị ràng buộc bới các quy
định, truyền thống, tập quán… làm chi phối hành vi ứng xử tình dục một cách
bốc đồng và theo bản năng của các em – người đã chín muồi về chức năng
sinh lý song vẫn chưa chín chắn về mặt cảm xúc và xã hội [12].
Ở tuổi này, vị thành niên có khuynh hướng sống trong hai thế giới: thế
giới nội tâm và thế giới bên ngoài. Trẻ VTN bắt đầu muốn khẳng định mình,
tìm kiếm sự độc lập, bướng bỉnh và muốn tách khỏi sự kiểm soát của bố mẹ
cũng như các áp lực gia đình. Trẻ khẳng định mình là một cá thể độc lập, tự
mình quyết định sự việc chứ không phải nghe theo một ai khác cho dù là bố
mẹ [19]. Việc tự tự đánh giá và tự phê bình bắt đầu hình thành và xuất hiện
một đặc điểm tâm lý quan trọng là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức là một
loại đặc biệt đối với bản thân [18]. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự


10

kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả hành động của bản thân, về

tư tưởng, tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú… Tự ý thức chính là điều
kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của
xã hội [12]. Do đó ở giai đoạn này, trẻ cần sự hỗ trợ của người lớn, đặc biệt là
bố mẹ về mặt tâm lý, sự đồng cảm, định hướng để vượt qua giai đoạn này một
cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng gì tiêu cực. Cần đặc biệt chú ý, giai
đoạn này các em cần được thấu hiểu, tôn trọng tính độc lập và hướng dẫn rõ
ràng tránh sự sai lệch trong nhận thức gây những hành động tiêu cực. Sự chân
thành, bao dung, thấu hiểu của bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung
quanh là rất cần thiết, nhằm giúp cho trẻ thỏa mãn được tính độc lập khi đánh
giá các giá trị chuẩn mực xã hội, cũng như củng cố nhân cách trở thành lao
động có ích cho xã hội sau này [20]. Những điều ngược lại, dù vô tình hay cố
ý, làm tổn thương lòng tự trọng, giảm lòng tin là những stress lớn gây trầm
cảm, những hành vi lệch lạc mang tính chống đối thách thức như quấy phá,
trốn học, bỏ nhà, trộm cắp, thô bạo đánh nhau, rượu chè, nghiện hút hoặc tử
tự, khi trưởng thành sẽ không có năng lực và nhân cách lành mạnh để đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội [21, 22].
1.2.2. Biến đổi về xã hội
Sự phát triển tâm lý xã hội ở giai đoạn vị thành niên đã diễn ra nhanh
chóng, có tính chất kịch tính cao và khá phức tạp. Quá trình phát triển này dễ
bị tác động bởi các yếu tố môi trường, văn hóa xã hội, giáo dục, gia đình.
Trẻ vị thành niên thường tò mò khám phá môi trường xã hội bên ngoài
vượt qua phạm vi gia đình, trường học qua internet, sách báo, mạng xã hội vì
vậy hình thành nhiều các mối quan hệ xã hội mới, thôi thúc các em phát triển
các kỹ năng giao tiếp, ứng xử mới theo cách riêng, theo trào lưu của bạn bè
[14].
Phần lớn trẻ VTN bị ảnh hưởng bởi bạn bè cùng lứa, tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng tùy thuộc vào cá thể, cách VTN nhìn nhận mình giống như cha


11


mẹ hay giống bạn bè nhiều hơn. Thông thường, trẻ vị thành niên ngày càng ít
có thời gian ở nhà, trẻ dành nhiều thời gian với bạn bè, thông thường là bạn
học vì nhà trường là nơi diễn ra nhiều nhất các tác động qua lại về mặt xã hội
đối với trẻ, nhóm bạn này có thể gồm các thành viên cùng giới hay hỗn hợp,
có thể là nhóm bạn thân thiết. Thông qua các mối quan hệ mang tính xã hội
này, trẻ VTN hiểu biết rõ hơn về bản thân và những người khác [17].
1.3.
Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi VTN
Vị thành niên là một lực lượng to lớn và đóng vai trò nòng cốt của xã
hội. Ở những nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ như Việt Nam thì lực
lượng vị thành niên chiếu gần một phần tư dân số, đây là nguồn nhân lực chủ
yếu cho đất nước trong tương lai [23].
Các vấn đề sức khỏe tâm thần ảnh hưởng tới khoảng 10-20% trẻ em
và thanh thiếu niên trên toàn thế giới [24]. Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho trẻ em và trẻ vị thành niên là một trong ba chương trình lớn của chăm sóc
sức khỏe. Các tổn thương tâm thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh
tật cho xã hội, chiếm khoảng 12% trên tổng số bệnh [5].
Đối với vị thành niên, các vấn đề về sức khỏe tâm thần là một trong
những nhân tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến cái chết, chẳng hạn như tự tử. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đã tổ chức các buổi tư vấn toàn cầu với sự tham gia
của chính trẻ VTN cho thấy sức khỏe tâm thần là vấn đề sức khỏe quan trọng
nhất đối với vị thành niên ngày nay. Chính bản thân trẻ nuốn được tiếp cận
nhiều hơn về mọi mặt để có thể tự chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt hơn [25].
1.4. Các

công cụ đánh giá sức khỏe tâm thần
Hiện nay, các công cụ đánh giá sức khỏe tâm thần dựa trên các cấu

trúc của các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV và ICD 10 để xác định tỷ lệ

các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Mặc dù đây là những bước


12

tiến lớn về phương pháp nghiên cứu dịch tễ, nhưng khi ứng dụng những
phương pháp này để nghiên cứu các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em, nó vẫn
bộc lộ những điểm hạn chế mà Achenbach đã nêu ra [26].
Để khắc phục những hạn chế trên, Achenbach đưa ra một phương
pháp tiếp cận gọi là chẩn đoán dựa trên thực chứng. Trong khi những phương
pháp chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán chính thống (hai bảng phân
loại bệnh DSM IV và ICD 10) có xu hướng trả lời câu hỏi trẻ có đáp ứng tiêu
chuẩn của một bệnh hay không, thì phương pháp đánh giá trẻ dựa trên thực
chứng có xu hướng chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ dựa trên
định lượng và nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau.
Có thể chia các công cụ đánh giá sức khỏe tâm thần ra làm 2 loại:
- Các bảng hỏi có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD10
hoặc DSM IV với hai bảng hỏi có cấu trúc nổi tiếng nhất là DIS và
-

CIDI
Các bảng hỏi sàng lọc dựa trên thực chứng. Hai bộ công cụ được sử
dụng nhiều nhất hiện nay là bản tự thuật dành cho trẻ (YSR), bản kiểm
kê hành vi cho cha mẹ (CBCL) và bảng hỏi về những điểm mạnh khó
khăn (SDQ).
Nếu chỉ tính đến những bảng hỏi điều tra trực tiếp trên trẻ em thì hai

bộ công cụ được sử dụng nhiều nhất là YSR và SDQ.
Nghiên cứu của Trần Tuấn về dịch tễ học rối nhiễm tâm trí và mô hình
chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng cho kết quả khả năng chẩn

đoán của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng việt đạt từ 0,70 đến 0,79 tùy theo
đối tượng và phương pháp lấy thông tin, không khác nhau giữa tự điền và
phỏng vấn. Đồng thời kết quả cho thấy sử dụng bộ câu hỏi SDQ25, thầy cô
giáo là nguồn cung cấp thông tin đánh giá về rối nhiễm tâm trí của trẻ có độ
tin cậy ổn định hơn so với bố mẹ hoặc chính bản thân trẻ [27].


13

Do giới hạn về sức lực và thời gian, chúng tôi chọn thu thập số liệu từ
thầy cô giáo cho các thông tin vê sức khỏe thâm thần. Trong nghiên cứu này
chúng tôi lựa chọn sử dụng công cụ SDQ25 theo phương thức tự điền.
1.5. Tình
1.5.1.

hình sức khỏe tâm thần của lứa tuổi VTN trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần có

xu hướng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân số
thế giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc
đời [5]. Nghiên cứu của Merikangas và cộng sự năm 2009 cho thấy khoảng
1/4 trẻ mắc một rối loạn tâm thần trong suốt năm qua và khoảng 1/3 số trẻ xảy
ra trong cả cuộc đời. Rối loạn lo âu là rối loạn thường gặp nhất, tiếp theo là
các rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Tuy nhiên chỉ có dưới một nửa số trẻ bị rối loạn tâm thần hiện tại được điều
trị các chuyên khoa sức khỏe tâm thần [28].
Một nghiên cứu về rối loạn tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên trên
toàn cầu báo cáo rằng có đến 20% trẻ em và thanh thiếu niên măc bệnh tâm
thần. Kết quả cũng cho thấy tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở trẻ vị

thành niên và có tới 50% các rối loạn tâm thần người lớn có khởi đầu của họ
ở tuổi niên thiếu [29].
Hysing và cộng sự nghiên cứu sức khỏe tâm thần ở trẻ em với bệnh
mạn tính cho thấy nguy cơ gia tăng của các vấn đề tình cảm và hành vi ở trẻ
em mắc bệnh mạn tính so với đối tượng không mắc [30].
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ giai đoạn 2005 – 2011 cho kết quả có tổng
cộng 13% -20% trẻ em sống ở Hoa Kỳ trải qua một rối loạn tâm thần trong
một giai đoạn nào đó. Tự tử là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ
em tuổi từ 12-17 năm trong năm 2010 [31].
1.5.2.

Tại Việt Nam


14

Nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ
lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là
19,46 % [18]. Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh nghiên cứu trên học sinh
ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy trẻ
mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 22.55% [32].
Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần thứ hai (SAVY 2)
cho biết, trong số 10039 thanh thiếu niên trả lời, có 73,1% người từng có cảm
giác buồn chán. Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng
về tương lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Có 78,9%
thanh thiếu niên thành thị (trong tổng số 2465 người) đã từng cảm thấy buồn
chán, cao hơn khoảng 7% so với tỷ lệ này ở nông thôn. Tỷ lệ thanh thiếu niên
thành thị cảm thấy thất vọng về tương lai là 23,5%. Tỷ lệ này ở nông thôn là
20,6%. Trong số 4925 nữ thanh thiếu niên, có 77,9% người đã từng trải qua
cảm giác buồn chán. Tỷ lệ này ở nam thanh thiếu niên là 68,4%. Đặc biệt, có

5,9% nữ thanh thiếu niên đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Tỷ lệ này cao gấp
hơn 2 lần so với nam thanh thiếu niên [33].
Không dưới 20% số người trẻ tuổi sẽ trải qua những rối loạn tinh thần
như phiền muộn, nhiễu loạn tâm lý, lạm dụng thân thể, hành động tự sát hay
chán ăn [13]. Để cải thiện vấn đề này, cần tăng cường việc chăm sóc sức khoẻ
cho vị thành niên và các dịch vụ tư vấn tại cộng đồng [12].
Dưới gánh nặng đáng kể của các vấn đề sức khỏe tâm thần, WHO đã
xây dựng Kế hoạch hành động Sức khỏe Tâm thần cho 2013-2020. Kế hoạch
này bao gồm các hành động đề nghị để cải thiện sức khỏe tâm thần của vị
thành niên [34].
1.6. Những yếu tố liên
1.6.1. Yếu tố cá nhân

quan đến sức khỏe tâm thần của lứa tuổi VTN


15

Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến
một số rối nhiễu tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi các rối nhiễu
tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong
các thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn
khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác
động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
Những nguyên nhân do quá trình sinh nở: trường hợp sinh khó để lại
di chứng trong sự phát triển của bộ não.
Những nguyên nhân do nuôi dưỡng: chế dộ ăn uống không hợp lý đẫn
đến suy dinh dưỡng, ảnh đến sức khỏe thể lực cũng như sức khỏe tâm thần
Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí
chất…Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các

vấn đề về SKTT, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi mắc các vấn đề
về SKTT thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh
hơn.Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho rối nhiễu tâm
thần phát sinh, khi mắc thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm
1.6.2.

Yếu tố gia đình
Trong số thanh thiếu niên sống trong những gia đình bất hòa một số

nhỏ thanh thiếu niên cho biết đã bị người trong gia đình đánh gây thương tích
(2,2%), tỷ lệ này cao hơn ở nam thanh thiếu niên (2,9% so với nữ 1,5%) và
nam thanh thiếu niên thành thị tuổi 14-17 nói riêng với tỷ lệ là 4,6% [3].
Nghiên cứu của Johnw Samtrock năm 2007 cũng cho thấy những trẻ
VTN sống trong gia đình có những hoàn cảnh không may như gia đình ly tán,
cha mẹ thường xuyên xung đột, có người uống rượu, thường xuyên dùng bạo
lúc, trẻ bị bạo hành, đối sử bất công, bị xúc phạm, giáo dục lệch lạc dễ bị ảnh
hưởng đến hành vi, ứng xử . Những gia đình có bố mẹ quá bận rộn với công


16

việc không có thời gian chăm sóc gần gũi con cái sẽ khiến cho trẻ bị lôi cuốn
bởi những tác động xấu từ xã hội, từ phim ảnh, internet... [35].
1.6.3.

Yếu tố nhà trường
Vấn đề học thêm với chính thầy cô ở trường, trẻ phải học ngày học

đêm nên không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, luyện tập thân thể. Điều này
dẫn đến những hành vi bất thường, tác hại lâu dài đến tư duy sáng tạo học hỏi

của trẻ.
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi
chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm
thần kém ở các học sinh Trung Quốc [36].
1.6.4.

Yếu tố xã hội
Bạo lực: Bạo lực bạn tình: Bạo lực trong các mối quan hệ thân mật là

phổ biến. Nó không chỉ dẫn đến chấn thương thể chất, mà còn dẫn đến chấn
thương về mặt tinh thần. Những chấn thương do bạo lực bởi bạn tình có thể
dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần ngay lập tức hoặc kéo dài lặp đi lặp lại
trong suốt cuộc đời. Các cuộc điều tra trong trường học trong năm quốc gia có
thu nhập cao (Canada, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa
Kỳ) cho thấy dấu hiệu bạo lực bạn tình ở vị thành niên không sống chung
nhưng đang trong mối quan hệ yêu đương khoảng 10%. [37]. Tỷ lệ bạo lực
giữa các học sinh trong các trường học ở cả Bắc Mỹ và châu Âu cũng tương
tự.
Bắt nạt: là một chỉ số khác về bạo lực. Bị bắt nạt thường dẫn đến một
loạt các vấn đề tâm thần, tâm lý xã hội, nhận thức/giáo dục và y tế bao gồm cả
trầm cảm và tự tử, cũng như phản ứng đối phó kém với các vấn đề như nghiện
rượu và sử dụng ma túy khác. Tỷ lệ vị thành niên trẻ, những người cho biết họ
bị bắt nạt (trong vòng một hoặc hai tháng qua) dao động dưới 10% ở Ý và


17

African đến 50% hoặc cao hơn ở 17 quốc gia trong tổng số 106 quốc gia.
Trong khoảng một nửa số quốc gia, con trai bị bắt nạt nhiều hơn con gái [38].
Internet: Một số nghiên cứu cho thẩy 5-10% người dùng internet bị

nghiện họ coi internet còn quan trọng hơn đồ ăn thức uống hàng ngày. Tại
những vùng não bị kích thích gây nghiện bị teo nhỏ 10-20%, có nhiều nguy
cơ rối loạn tăng động, thiếu chú ý (ADHD) và trầm cảm. Theo thống kê con
số mắc chứng (ADHD) tăng lên 66% trong 30 năm qua, trong số này có 30%
cho biết họ sử dụng internet hàng ngày khi sử dụng internet khiến cho mắt
phải điều tiết quá nhiều theo đó số người cận thị tăng từ 25 - 41,6% trong 10
năm qua kèm theo ảnh hưởng nhiều tới cột sống. Mất ngủ rối loạn giấc ngủ
kéo dài kèm theo ảnh hưởng tâm lý nhiều ngưới trở nên thô lỗ, bạo lực hoặc
có khuynh hướng tự tử [34].
Mối quan hệ bạn bè, thầy cô cũng là vấn đề rất quan trọng trong
những ứng xử của trẻ. Trong trường học thường hình thành những nhóm trẻ
chơi với nhau do hợp tính cách nhung cũng có những nhóm trẻ con nhà giàu
có điều kiện thì chơi với nhau, đua nhau những vật dụng các nhân, ăn mặc,
tiêu xài… Sự phân nhóm này dẫn đến tình trạng phân biệt giàu nghèo khiến
các bạn con nhà nghèo thường mặc cảm tự ti, không dám tiếp xúc hoặc có xu
hướng đua đòi dẫn đến những hành vi xấu, lệch lạc. Mối quan hệ giữa học
sinh và thầy cô có sự cách biệt, thầy giảng, trò nghe, chép không có sự
khuyến khích sáng tạo, trao đổi thảo luận để trẻ có thể bộc lộ các cảm xúc của
mình, điều này dẫn đến tình trạng học sinh chây ì, không phát huy được khả
năng mà luôn thụ động dựa vào bài giảng của giáo viên [39].


18

Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên là huyện đồng bằng Bắc Bộ giáp
với Hà Nội. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng hơn 25 trường trung học cơ
sở chiếm số lượng lớn học sinh trên toàn tỉnh.

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Dân và thị trấn Khoái Châu đại
diện cho khu vực nông thôn và thành thị của huyện Khoái Châu.
Tiêu chuẩn chọn trường tham gia nghiên cứu:
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Đảm bảo đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu
-

Nghiên cứu được thực hiện từ 06/2015 đến 06/2016
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh của các trường THCS được chọn trong huyện
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn vào nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn:
-

Là học sinh/giáo viên của các trường được lựa chọn vào nghiên cứu
Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:
-

Những học sinh được xác định không đủ khả năng hiểu và trả lời bảng

hỏi
- Những học sinh/giáo viên không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Những học sinh/giáo viên vắng mặt trong thời gian nghiên cứu
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trong nghiên cứu này.
2.5. Cỡ


mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước tính một
tỉ lệ:
Trong đó:

Z1-α/2=1,96 (với α=0,05)


19

∆: Độ chính xác tuyệt đối = 0,05
p: tỷ lệ mắc các vấn đề về SKTT của học sinh = 0.2 [6].
Tính theo công thức trên, căn cứ vào tỷ lệ học sinh mắc các vấn đề về
sức khỏe tâm thần trong nghiên cứu của Trần Tuấn và cộng sự [6], ta được cỡ
mẫu cần thiết là 246, nhân với hệ số chọn mẫu = 2 (tương ứng với hai trường
đại diện hai vùng nông thôn và thành thị) ta được cỡ mẫu bằng 492 học sinh.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu dự kiến có khoảng 5% học sinh vắng mặt hoặc từ
chối tham gia, từ đó ta tính được cỡ mẫu cuối cùng bằng 517 học sinh. Thực
tế thu được 529 học sinh.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Học sinh:
Bước 1: Lập danh sách các trường THCS trên địa bàn huyện Khoái
Châu
Bước 2: Tại huyện Khoái Châu chọn chủ đích 2 trường THCS đại diện
cho khu vực thành thị và nông thôn của huyện.
Bước 3: Tại mỗi trường, có 4 khối (khối 6, 7, 8 và 9). Mỗi khối chọn
ngẫu nhiên 2 lớp, tại mỗi lớp lấy toàn bộ số học sinh của lớp đó. Hình thành
danh sách học sinh được tuyển chọn và nghiên cứu.
Giáo viên: tất cả giáo viên chủ nhiệm của các lớp được chọn vào

nghiên cứu, tổng cộng có 16 giáo viên.
2.6. Biến

số và chỉ số nghiên cứu

Mục tiêu
Biến số
Thông tin Giới
chung
Dân tộc
Học lực
Hạnh kiểm
Khối học
MT1:
Thực trạng
Thực trạng chung
sức khỏe

Định nghĩa
Nam/nữ
Kinh/khác
Giỏi/Khá/TB/yếu/kém
Khá/tốt/TB/yếu/kém
Khối 6/7/8/9
SKTT Sử dụng thang đo
SDQ25 để chấm điểm
đưa ra tổng điểm cuối

Công cụ TTTT
Bộ câu hỏi tự điền

Bộ câu hỏi tự điền
Bộ câu hỏi tự điền
Bộ câu hỏi tự điền
Bộ câu hỏi tự điền
Bộ
câu
hỏi
SDQ25 được dịch
sang tiếng việt đã


20

tâm thần
của
học
sinh tại hai
trường
trung học

sở
huyện
Khoái
Các khía cạnh SKTT
Châu tỉnh theo thang SDQ25
Hưng Yên
năm học
2015
2016


-

cùng xem trẻ có gặp chuẩn hóa.
khó khăn trong 1 vài
khía cạnh như cảm xúc,
sự tập trung, hành vi
hoặc khả năng hòa
nhập: bình thường/nghi
ngờ/có vấn đề SKTT.
Sử dụng thang đo Bộ
câu
hỏi
SDQ25 để chấm điểm SDQ25 được dịch
đưa ra tổng điểm cho sang tiếng việt đã
từng khía cạnh: cảm chuẩn hóa.
xúc, hành vi, sự hiếu
động, quan hệ bạn bè,
quan hệ xã hội.
MT2: Một Thông tin cá nhân Tuổi, giới, học lực, Bộ câu hỏi tự điền
số yếu tố của đối tượng nghiên hạnh kiểm
liên quan cứu
đến SKTT Thông tin gia đình
Nghề nghiệp bố mẹ, bố Bộ câu hỏi tự điền
của
học
mẹ xa nhà/đã mất, gia
sinh tại hai
đình có người bị
trường
bệnh/tàn tật, người

trung học
trong gia đình say rượu

sở
bia
huyện
Mối quan hệ giữa các Cha mẹ đánh /cãi nhau, Bộ câu hỏi tự điền
Khoái
thành viên trong gia yêu gia đình/được gia
Châu tỉnh đình
đình thương yêu, bị bố
Hưng Yên
mẹ mắng phạt khi điểm
năm học
kém
2015Mối quan hệ với các Thích đi học, bị thầy cô Bộ câu hỏi tự điền
2016
thành viên tại trường mắng/phạt lao động, bị
học
bạn bè bắt nạt
Thực trạng học thêm Có đi học thêm hay Bộ câu hỏi tự điền
không
Hoạt động thẻ dục Có sử dụng máy tính, Bộ câu hỏi tự điền
thể thao, sử dụng có chơi thể thao không
máy tính
2.7. Quy trình thu thập thông tin
2.8.1 Công cụ thu thập thông tin
Bộ câu hỏi dành cho học sinh: được thiết kế theo mục tiêu nghiên cứu gồm 3
phần



21



Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, học lực,



hạnh kiểm, dân tộc, hoạt động thể dục thể thao, học thêm ....
Thông tin về gia đình: nghề nghiệp của bố mẹ, mỗi quan hệ trong
gia đình, tình cảm gia đình, kinh tế điều kiện sống của gia đình,



-

sức khỏe của thành viên trong gia đình ...
Thông tin về trường học: yêu thích trường học, mỗi quan hệ với

thầy cô bạn bè.
Bộ câu hỏi dành cho giáo viên: là bộ SDQ25 được dịch sang tiếng việt và
chuẩn hóa bao gồm 25 câu hỏi ứng với những cảm xúc và hành vi khác nhau.
Với mỗi mục, người trả lời đánh dấu vào 1 trong 3 ô để chỉ ra câu hỏi đó
không đúng, đúng một phần hay đúng hoàn toàn với học sinh. Bộ câu hỏi gồm
các thang đo để đo lường 5 khía cạnh:
• Biểu hiện cảm xúc: buồn rầu, thất vọng, cáu gắt, tức giận, suy
nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn



bè. (Câu 3; 8;13;16;24)
Hành vi: mất tự chủ, mất trật tự, vi phạm nội quy, bỏ học, gây hấn.



(Câu 5; 7; 13; 18; 22)
Sự hiếu động của trẻ: căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ ngoạy, hấp
tấp, không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến



chốn. (Câu 2; 10; 15; 21; 25)
Quan hệ bạn bè: cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu hòa



hợp, không được các bạn yêu mến.(Câu 6; 11; 14; 19; 23)
Quan hệ xã hội: không thân ái thân thiện, không tình nguyện,
không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàn quan vô cảm với

-

xung quuanh. (Câu 1; 4; 9; 17; 20)
Cụ thể điểm tính cho mỗi câu hỏi như sau:
• Các câu 7, 11, 14, 21, 25 điền “Không đúng”: 2 điểm, “Đúng một


phần”: 1 điểm, và “Chắc chắn đúng”: 0 điểm.
Các câu còn lại “Không đúng”: 0 điểm, “Đúng một phần”: 1 điểm,
và “Chắc chắn đúng”: 2 điểm



22

-

Tổng số điểm có từ các câu khoanh tròn (không tính các câu 1,4,9,17,20 là
những câu dành cho chẩn đoán khác) để có được tổng số, điểm phản ánh tình
trạng sức khoẻ tâm thần của trẻ. Ngưỡng để đánh giá một trẻ nghi ngờ bị
RNTT trong điều kiện của Việt Nam khi sử dụng bộ câu hỏi này như sau:
Bình thường

Nghi ngờ

Có vấn đề SKTT

SKTT chung

0 – 11 điểm

12 – 15 điểm

16 – 40 điểm

Vấn đề cảm xúc

0 – 4 điểm

5 điểm


6 – 10 điểm

Vấn đề hành vi

0 – 2 điểm

3 điểm

4 – 10 điểm

Sự hiếu động

0 – 5 điểm

6 điểm

7 – 10 điểm

Quan hệ bạn bè

0 – 3 điểm

4 điểm

5 – 10 điểm

Quan hệ xã hội

6 – 10 điểm


5 điểm

0 – 4 diểm

2.8.2

Quy trình thu thập thông tin
Với bộ câu hỏi dành cho học sinh: đối tượng nghiên cứu được mời

ngồi trong lớp học của trường, giới thiệu về nghiên cứu, hướng dẫn các em
về các điền phiếu sau đó phát phiếu cho các em tự điền dưới sự hướng dẫn
và giám sát của nghiên cứu viên.
Với bộ câu hỏi dành cho giáo viên: các giáo viên sẽ được mời vào
phòng họp/giao ban của trường, hướng dẫn và tự điền vào bộ câu hỏi trong
vòng khoảng 5 phút/1 bảng hỏi.


23

2.8. Xử

lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm epidata 3.1. Làm sạch, xử lý,

phân tích số liệu bằng STATA 12.
Thống kê mô tả bao gồm: tần số và tỷ lệ % cho biến định tính; trung
bình, trung vị và độ lệch chuẩn cho biến định lượng
Thống kê suy luận bao gồm: kiểm định t-test, ANOVA test đối với
biến định lượng phân phối chuẩn, Mann-Whitney test, Kruska wallis test đối
với biến định lượng phân phối không chuẩn được sử dụng để kiểm định sự

khác biệt giữa các nhóm. Kiểm định khi bình phương được sử dụng để kiểm
định sự khác biệt về mức độ mắc các vấn đề SKTT của trẻ. Giá trị p<0,05
được coi là có ý nghĩa thống kê.
2.9. Sai số và các khắc
- Sai số mắc phải :




phục

Sai số do đối tượng đọc câu hỏi không hiểu nhưng không hỏi nghiên cứu viên
mà điền bừa. Chép theo kết quả của bạn bên cạnh.
Sai số trong quá trình nhập liệu.
- Cách khắc phục sai số:
Giải thích kỹ về nghiên cứu cho đối tượng hiểu, nhấn mạnh tính bảo mật và tự
nguyện trong nghiên cứu. Nghiên cứu viên hướng dẫn chi tiết về bộ câu hỏi,



sắp xếp chỗ ngồi hợp lý tránh hiện tượng trao đổi phiếu điền.
Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu và làm
sạch trước khi nhập liệu, Tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm




hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu.
Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích.
Nhập liệu 2 lần bằng 2 người khác nhau nhằm tránh sai số trong quá trình

nhập liệu.
2.10.

Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích điều tra về SKTT của học sinh, không

ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kinh tế của các em.


24

Nghiên cứu được phép của trường học nơi các em học tập, được thông
báo trước về mục đích, nội dung và quá trình nghiên cứu. Các học sinh trước
khi tham gia nghiên cứu sẽ được cho biết về nghiên cứu này, mục đích của
nghiên cứu và những quyền lợi được hưởng của các em.
Các thông tin thu thập được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.


25

aChương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông

tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 1: Thông tin chung của học sinh

Đặc điểm
Dân tộc

• Kinh
• Khác
Học lực
• Giỏi
• Khá
• Trung bình
• Yếu
Hạnh kiểm
• Tốt
• Khá
• Trung bình
• Yếu
Chơi thể thao
• Có
• Không
Học thêm
• Có
• Không
Dùng internet
• Có
• Không
Tuổi

Nam

Nữ

Tổng
n
%


n

%

n

%

221
0

100
0

306
2

99,4
0,6

527
2

99,6
0,4

74
88
55

4

33,5
39,8
24,9
1,8

166
108
30
4

53,9
35,1
9,7
1,3

240
196
85
8

45,7
37,1
16,1
1,5

163
41
16

1

73,8
18,6
7,2
0,4

276
27
4
1

89,6
8,8
1,3
0,3

439
68
20
2

83,0
12,9
3,8
0,4

180
41


81,4
18,6

191
117

62,0
38,0

371
158

70,1
29,9

74
147

33,5
66,5

115
193

37,3
62,7

189
340


35,7
64,3

127
94
X
12,6

57,5
42,5
SD
1,2

166
142
X
12,5

53,9
46,1
SD
1,1

293
236
X
12,6

55,4
44,6

SD
1,1

Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 12,6 ± 1,1 tuổi và chủ
yếu là người dân tộc Kinh (99,6%). Gần ½ số học sinh có học lực loại giỏi
(45,7%) và hơn 1/3 số học sinh có học lực loại khá (37,1%). Đa phần học sinh
có hạnh kiểm tốt (83%) và khá (12,9%); hạnh kiểm yếu và kém chiếm những


×