Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 132 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, trích dẫn có nguồn gốc
rõ ràng. Các đánh giá, kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó.

TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Hồ Thị Khánh Phượng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện
của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trước hết, xin cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn - TS. HUỲNH MINH
TRIẾT về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để
luận văn có thể được hoàn thành và có giá trị.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng QLKH – ĐTSĐH
cùng thầy cô giáo trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em cán bộ - công nhân viên chức công ty
Cổ phần Hùng Vương đã giúp đỡ cung cấp thông tin đầy đủ để giúp luận văn có ý
nghĩa thực tế hơn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, xin cảm ơn và chúc tất cả mọi người hạnh phúc, sức khỏe và


thành đạt.
Trân trọng!
TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Hồ Thị Khánh Phượng


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, và phát tiển kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, hàng thủy sản
luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu cá
tra được coi là thế mạnh của ngành, nhưng giá trị không ổn định và luôn gặp những
rào cản từ phía những thị trường nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu là một vấn đề rất
quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung cũng
như của Công ty Cổ Phần Hùng Vương (HVG) nói riêng. Trong các thị trường xuất
khẩu chính thì thị trường EU là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản chiếm
tỷ trọng cao nhất của công ty trong những năm qua. Đây là một trong những thị
trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, là thị trường đầy tiềm năng,
đa dạng và phong phú về sản phẩm, và là một thị trường khó tính nhất, yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm, giá rẻ và đặt ra nhiều rào cản kĩ thuật. Do ảnh hưởng mạnh
của khủng hoảng tài chính Châu Âu, thắt chặt tín dụng nên sản lượng xuất khẩu cá
tra của công ty sang thị trường này trong những năm gần đây không ổn định và đối
mặt với nhiều trở ngại từ thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm cá tra không cao.
Thông qua đề tài “Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào
thị trường EU tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương” được thực hiện từ tháng
7/2013 đến tháng 12/2013 giúp công ty kịp thời ứng phó với những qui định mới
của EU, theo phương châm của công ty là tạo dựng hình ảnh cá tra bằng cách tham

gia sâu vào chuỗi sản xuất để chứng minh với người tiêu dùng thế giới sản phẩm
của công ty có quản lý, kiểm soát. Đồng thời, hướng đến mục tiêu tăng doanh thu
và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty, phát triển bền vững trong môi trường
hội nhập tương lai.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các phương pháp như nghiên cứu tại
bàn, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê đơn giản và phương pháp
chuyên gia để thực hiện. Quá trình phân tích tích hoạt động, môi trường tác động
tác giả dựa trên việc đánh giá các yếu tố nguồn lực 5M (men, money, machine,
marketing, material), chính sách 4P (price, product, place, promotion), và mô hình


iv

5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter. Sử dụng mô hình EFE, IFE đánh giá phản
ứng của công ty trước yếu tố môi trường; Mô hình phân tích SWOT: đánh giá các
điểm mạnh, yếu và những cơ hội, thách thức từ đó đề xuất những giải pháp. Kết hợp
tham vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nhằm hoàn thiện các
giải pháp tối ưu đẩy mạnh XK. Số liệu dùng phân tích, so sánh, đánh giá trong đề
tài là các số liệu có được thông qua thu thập trực tiếp, thông qua báo cáo thường
niên của công ty và hiệp hội thủy sản Việt Nam, trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến 6/2013.
Thông qua đề tài, tác giả đã thu được kết quả sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về xuất khẩu cá tra
vào thị trường EU. Tìm hiểu điều kiện kinh doanh của thị trường EU đối với mặt
hàng thủy sản cá tra.
2. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, basa của HVG sang thị trường EU trong
những năm gần đây. Phân tích các nhân tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của HVG (môi trường bên trong - môi trường bên ngoài).
3. Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhận định cơ hội và nguy
cơ tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty hiện tại và tương lai.

4. Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại HVG.


v

ABSTRACT
Exporting plays an important role in the process of industrialization modernization and the Vietnam’s strategies of developing economic - society
development. In recent years, Viet Nam’s Aquaculture products are one of the major
exporting products. Catfish is considered as a major of exporting fisheries products,
but catfish is always facing many barriers set by importer markets. Exporting
markets are important things affecting exporting turnover of VN in common and
also HV corporation. EU market is the main exporting market in HV factory. EU
market is huge markets in the world importing a lot of seafood, potential market,
various products, high standard, cheap price and more barriers in technique.
Because of global financial and economic crisis at EU in recent years, the exporting
catfish has not been stable and had to face a lot of problems from the markets.
However, the issues related to competition and competitiveness need to be
considered for the catfish.
Thorough the thesis “some solution suggestions for improving exporting
catfish to EU markets at HV corporation” was procced in 07/2013 to 12/2013
assiting this company to reach new standards in EU. The objectives of this company
created a picture of catfish by processing this products to demonstrade all of their
products are contrrolling. Therefore, they wanted to increase the volume by
expanding the markets and ensure sustainable development of world trade.
To accomplish thesis‘s objective, author has used various methods such as
desk-research, observation, statistical analysis and experts method. The researcher
based on impact assessment factors 5M resources, policies 4P, and 5 models of
competitive pressures Michael E.Porter to analyze the activities and effective
enviroment factor with EFE, IFE models. The SWOT analysis is used to identify the

strengths, weaknesses, opportunities and challenges then giving solution
suggestions. Combining taking experts advice in aquaculture sector is completed
best solutions in order to promote exorting. Thesis used collecting database, Vasep‘s
report and annual report during 20106/2013.


vi

As result,
1) Understanding clearly EU markets for catfish.
2) The author has analized exporting catfish situation in EU in recent years
and the factors inside and outside HV factory.
3) Evaluted strengths, weaknesses, opportunities and challenges and effective
exporting activities of HV factory at the present and future.
4) Suggested some sulutions to promote competitiveness of catfish at EU
markets.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN..........................................................................................iii
ABSTRACT..............................................................................................................v
MỤC LỤC..............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................xii

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1:.............................................................................................................6
Hình 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai
đoạn năm 2006-2012...............................................................................................11
Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa Kỳ
năm 2006-2012........................................................................................................12
Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản năm 2012 (triệu USD)..............12
Hình 1.4: Nhập khẩu cá tra vào EU, 2007 – 2011 (tấn)..........................................15
Bảng 1.1: Giá trung bình nhập khẩu cá tra năm 2011 (EUR/kg)............................16
Bảng 1.2: Tăng, giảm khối lượng nhập khẩu cá tra trong nửa đầu năm, 2011/2012
................................................................................................................................. 16
Bảng 1.3: Nhập khẩu cá tra tại các thị trường chính năm 2011..............................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22
CHƯƠNG 2:...........................................................................................................23
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀO THỊ TRƯỜNG EU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012.............23
Bảng 2.1: Kế hoạch (KH) – thực hiện (TH) kinh doanh của công ty 2011 -2013...25
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 –tháng 6/2013.. .26
Bảng 2.3: Chênh lệch các chỉ tiêu của Công ty năm 2010 –tháng 6/2013..............27
Hình 2.1: Tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của Công Ty......................27
giai đoạn 2010 - 6/2013..........................................................................................27
Bảng 2.4: Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2010 – 2012........30


viii

Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu, giá trị của công ty năm 2010 – 2012.......31
Bảng 2.5: Sản lượng xuất khẩu cá tra theo thị trường năm 2010 -2012..................32
Bảng 2.6: Sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường EU năm 2010 – 2012.........34
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu ca tra sang thị trường EU năm 2010 – 2012........35

Bảng 2.8: Lãi suất cơ bản trung bình năm Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011..........41
Bảng 2.9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty................................50
Bảng 2.10: Tài sản – nguồn vốn công ty qua các năm:...........................................53
Bảng 2. 11: Tình hình tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012...................54
Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty...............................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................64
CHƯƠNG 3:...........................................................................................................65
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀO THỊ TRƯỜNG EU
TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................................................65
Bảng 3.1: Ma trận SWOT.......................................................................................70
Bảng 3.2: Kết quả cho điểm của các giải pháp.......................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................86
KẾT LUẬN.............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................89
Phụ lục 1: PHÂN BIỆT CÁ TRA VÀ BASA..........................................................91
ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CÁ TRA VÀ CÁ BA SA.................................................91
Phụ lục 3: KIM NGẠCH VÀ TỶ TRỌNG CỦA 10 NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM................................................................................101
TRONG NĂM 2012..............................................................................................101
VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2012.........................................102
Phụ lục 5: DOANH THU XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN SANG CÁC THỊ
TRƯỜNG NĂM 2012...........................................................................................103


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


ATTP

: An toàn thực phẩm.

ASC

: Aquaculture Stewaship Council.
Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản

Cty

: Công ty

Cty CPHV

: Công ty Cổ Phần Hùng Vương. (HVG)

DN

: Doanh nghiệp.

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

EU

: The European Union – Liên minh Châu Âu


EFE

: External Factor Evaluation matrix
Ma trận các yếu tố bên ngoài

GDP

: Gross omestic product - Tổng sản phẩm quốc nội.

HVG

: Công ty Cổ phần Hùng Vương.

IFE

: Internal Factor Evaluation matrix.
Ma trận các yếu tố bên trong.

KD

: Kinh doanh

MSC

: Marine Stewardship Council - Hội đồng quản lý biển

M&A

: Mua bán và sáp nhập.


NK

: Nhập khẩu.

R&D

: Research and Development – Nghiên cứu và phát

triển.
SXKD

: Sản xuất kinh doanh.


x

SWOT

: Strength – Weaknesses; Opportunities – Threaten.
Ma trận điểm mạnh - điểm yếu; cơ hội – thách thức.

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp.

VASEP

: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers.
Hiệp hội thủy sản Việt Nam


VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

XK

: Xuất khẩu.

WTO

: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

WWF

: World Wildlife Fund.
Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên hoang dã.


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trung bình nhập khẩu cá tra năm 2011 (EUR/kg) ............................16
Bảng 1.2: Tăng, giảm khối lượng nhập khẩu cá tra trong nửa đầu năm, 2011/2012
................................................................................................................................. 16
Bảng 1.3: Nhập khẩu cá tra tại các thị trường chính năm 2011 ..............................17
Bảng 2.1: Kế hoạch (KH) – thực hiện (TH) kinh doanh của công ty 2011 -2013...25
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 –tháng 6/2013.. .26
Bảng 2.3: Chênh lệch các chỉ tiêu của Công ty năm 2010 –tháng 6/2013 ..............27
Bảng 2.4: Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2010 – 2012. .Error:
Reference source not found giai đoạn 2010 - 6/2013......Error: Reference source not

found0
Bảng 2.5: Sản lượng xuất khẩu cá tra theo thị trường năm 2010 -2012..................32
Bảng 2.6: Sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường EU năm 2010 – 2012.........34
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu ca tra sang thị trường EU năm 2010 – 2012 ........35
Bảng 2.8: Lãi suất cơ bản trung bình năm Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011....Error:
Reference source not found1
Bảng 2.9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty................................50
Bảng 2.10: Tài sản – nguồn vốn công ty qua các năm:...........................................53
Bảng 2.11: Tình hình tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012...................54
Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty....61Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ......................................................................................73


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai
đoạn năm 2006-2012...............................................................................................11
Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa Kỳ
năm 2006-2012.....................................................Error: Reference source not found
Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản năm 2012 (triệu USD)..............12
Hình 1.4: Nhập khẩu cá tra vào EU, 2007 – 2011 (tấn) ......................................... 15
Hình 2.1: Tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của Công Ty ................Error:
Reference source not found27
Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu, giá trị của công ty năm 2010 – 2012.......31


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngành thủy sản có vị trí đặt biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam. Những năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo VASEP, năm 2012, xuất khẩu ngành
hàng này đạt 6,09 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất
cả các mặt hàng của cả nước .
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản, nhóm sản phẩm cá tra, chiếm một
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản cả nước. Theo VASEP, thị
trường tiêu thụ cá tra đã được mở rộng và có uy tín ở hơn 142 nước và vùng lãnh
thổ, chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn phile trên thế giới với sản lượng 1,5
triệu tấn. Được coi là thế mạnh của ngành thủy sản xuất khẩu, nhưng cá tra của Việt
Nam luôn gặp những rào cản từ phía những thị trường nhập khẩu.
Thị trường xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kim
ngạch xuất khẩu của ngành. Trong các thị trường xuất khẩu chính thì EU là một
trong những thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của Việt Nam hằng năm. Hiện
nay, xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp rất nhiều khó khăn do EU là một thị
trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, giá rẻ và đặt ra nhiều rào cản
kĩ thuật mà vấn đề này đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam. Hiện nay, sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Châu Âu cũng
gặp nhiều khó khăn, trước đây chiếm tới 50-60% thì nay giảm chỉ còn 25%. Chiếm
tỉ trọng về thị phần rất cao trên thị trường thế giới nhưng khác với sản phẩm cá rô
phi của Đài Loan hay cá ngừ của Thái Lan, các sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt
Nam chưa tạo được vị thế vững chắc, vẫn chưa có uy tín chất lượng sau hàng loạt lô
hàng có chứa dư lượng kháng sinh vượt quy định và những thông tin bất lợi từ
WWF, Men’s Health về sản phẩm này khiến sản phẩm này bị mất lòng tin ở người
tiêu dùng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cá tra Việt Nam.
Vì vậy đòi hỏi các nhà xuất khẩu cần có tầm nhìn xa để vượt qua các rào cản
thương mại xuất phát từ xu hướng bảo hộ ngành thủy sản nội địa ngày càng tăng ở



2

các thị trường mục tiêu.
Đi sâu vào thực tiễn hiện nay, tôi chọn công ty Cổ Phần Hùng Vương (HVG)
là đối tượng nghiên cứu của đề tài với các lý do sau:
HVG là một tập đoàn lớn, với chiến lược xây dựng hệ thống khép kín từ sản
xuất giống, thức ăn thủy sản, chế biến, kho lạnh, và chế biến. Hùng Vương đang
được xem là ngôi sao ngành cá tra VN. Từ mức vốn điều lệ ban đầu chỉ 32 tỉ đồng
vào năm 2003, tăng lên 792 tỉ đồng trong năm 2012, tức đã tăng hơn 25 lần chỉ
trong vòng 9 năm, cho thấy tiềm lực hùng hậu và bước đi vững chắc của HVG. Tuy
sử dụng hoạt động M&A để mở rộng trong chuỗi giá trị ngành mà HVG đang lựa
chọn không còn mới, nhưng được nhà đẩu tư đánh giá HVG đã nhanh tay, nhanh
chân có tầm nhìn xa hơn, sớm hơn nhiều. Sản phẩm Công ty (Cty) có mặt hơn 60
quốc gia trên thế giới, trong đó hơn 40% kim ngạch xuất khẩu (XK) là thị trường
Châu Âu. Có thể nói tình hình xuất khẩu sang thị trường EU có tính quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhưng hiện nay sản phẩm XK của Cty chủ yếu
ở dạng thô như: fille, cắt khúc, fillet bỏ da,... sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT), sản
phẩm chuyên sâu mang tính công nghệ cao thể hiện thế mạnh đặc trưng riêng của
Cty chưa có. Thêm vào đó trước tình hình kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay
thay vì tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mũi nhọn thì HVG bị phân tán
nguồn lực bởi tham vọng đột phá và tăng trưởng mạnh nhờ M&A thì nguy cơ sẽ bị
mất thị phần sẽ rất cao. Để tiếp tục chiếm lĩnh và đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị
trường Châu Âu là một mục tiêu hết sức quan trọng đòi hỏi công ty phải tập trung
xây dựng những giải pháp sản xuất kinh doanh thích hợp.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên cũng như vai trò xuất khẩu của Công ty
trong thời gian tới tôi chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu cá tra vào thị trường EU tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương” làm luận văn
tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hiệu quả và


3

phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU cho mặt hàng cá tra thông
qua việc đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và môi trường cạnh tranh hiện tại
của Công ty Cổ phần Hùng Vương.
 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về xuất khẩu cá tra
vào thị trường EU. Tìm hiểu điều kiện kinh doanh của thị trường EU đối với mặt
hàng thủy sản cá tra.
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, basa của công ty sang thị trường EU trong
những năm gần đây. Phân tích các nhân tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của công ty (môi trường bên trong - môi trường bên ngoài).
Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhận định cơ hội và
nguy cơ tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty hiện tại và tương lai. Từ đó
đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU
phù hợp với công ty.
3. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh XK cá tra tại Cty Cổ Phần Hùng Vương
 Phạm vi nghiên cứu:


Về không gian: Hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường EU của Cty
CPHV.




Thời gian: tập trung xử lý số liệu từ năm 2010 đến tháng 6/2013 và đề xuất
các giải pháp đến năm 2020.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin bên trong và bên ngoài công
ty như các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, các báo cáo của chính
phủ nghiên cứu về thị trường, hiệp hội, báo, tạp chí và trang web tin cậy liên quan
đến thủy sản nói chung và cá tra nói riêng.


4

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên làm
việc tại Công ty Cổ phần Hùng Vương, các cán bộ phụ trách kinh doanh của một số
công ty trong ngành.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: (chi tiết ở phụ lục )
• Thứ cấp:
 Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động.
 Xây dựng mô hình EFE, IFE đánh giá phản ứng của công ty trước yếu tố
môi trường bên ngoài và bên trong.
 Mô hình phân tích SWOT: đánh giá các điểm mạnh, yếu và những cơ hội,
thách thức từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu.
• Sơ cấp: Sử dụng bảng tính Excel để thống kê các số liệu thu thập được.
 Phương pháp chuyên gia:
Tham vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nhằm hoàn
thiện các giải pháp tối ưu đẩy mạnh XK. Xử lí các câu trả lời bằng phương pháp
thống kê.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống hóa các lý luận phù hợp với thực tiễn của công ty, góp phần nâng
cao năng lực và mở rộng thị phần xuất khẩu.
Là tài liệu giúp cho Ban lãnh đạo công ty xem xét vận dụng hoàn thiện trong
các chiến lược kinh doanh sắp tới nhằm nâng cao năng lực phát triển hiệu quả xuất
khẩu cá tra và các sản phẩm chế biến từ cá tra sang thị trường EU.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu giúp cho sinh viên nghiên cứu hoặc các công ty
quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài ra luận văn giúp cho các cơ sở đào tạo, các viện
nghiên cứu cơ sở khoa học liên quan đến việc phát triển XK mặt hàng cá tra tại Việt
Nam.
Là tài liệu có cơ sở khoa học giúp cho người nông dân am hiểu được thị
trường xuất khẩu để từ đó họ nhận thức được vai trò trong việc cung cấp nguyên
liệu sạch cho thị trường xuất khẩu.


5

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp
cho vùng nuôi trồng thủy sản cá tra xây dựng kế hoạch và phát triển cá tra cho
những năm tiếp theo có cơ sở khoa học.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính như sau:
-

Chương 1: Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói
chung và thị trường EU nói riêng.

-

Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra vào thị trường EU của Công ty
Cổ phần Hùng Vương trong giai đoạn 2010-2012 và các nhân tố tác động.


-

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cá tra vào thị trường EU
của Công ty Cổ phần Hùng Vương trong thời gian tới.


6

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY
SẢN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG.
1.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU.
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu:
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một nước khác trên cơ sở dùng
tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc
là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này
nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất
cả các nhu cầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia
phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu, để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế
hơn các quốc gia khác để nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc
có sản xuất được thì chi phí quá cao.
Xuất khẩu không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó
còn mang đến cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ
không có.
Xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình thức hoạt động giao
lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi các điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và

công nghệ. Song hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển đều nằm trong
tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ và thừa lao động. Thực tiễn đã xác định mở
rộng xuất khẩu để tăng thu nhập cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ
cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương
mại.
Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể là:


7

1.1.2.1. Đối với một nền kinh tế:
Xuất khẩu thu được ngoại tệ về cho đất nước.
Xuất khẩu giúp cho các quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ.
Xuất khẩu được xem là công cụ đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Bởi vì
việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản
xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao
mức sống cho người dân.
Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa
học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử
dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và so sánh của đất nước.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước
trên thế giới.
1.1.2.2. Đối với một doanh nghiệp:
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp
cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở
rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong

và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Sản xuất hàng hoá xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động
vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một
môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi
hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt


8

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
Nhằm thâm nhập thị trường quốc tế các doanh nghiệp phải có chiến lược
xuất khẩu nhằm đưa sản phẩm thâm nhập có hiệu quả vững chắc ở thị trường thế
giới. Vì vậy cần nghiên cứu các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội, tài chính để lựa
chọn thị trường không đi lệch với mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy để
thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược:
1.1.3.1. Nghiên cứu và mở rộng thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp phải xem xét
các yếu tố sau: quy mô và mức độ tăng trưởng của thị trường, mức độ hấp dẫn của
thị trường, những mục tiêu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. Mức độ tăng
trưởng thường là một đặc điểm mong muốn vì các doanh nghiệp nói chung đều
muốn có mức tiêu thụ và lợi nhuận ngày càng tăng. Song các đối thủ cạnh tranh sẽ
nhanh chóng xâm nhập những khúc thị trường đang tăng trưởng và làm giảm đi khả
năng sinh lời của chúng. Khi chọn thị trường mục tiêu các doanh nghiệp cần quan
tâm đến thị phần mà đối thủ cạnh tranh đang nắm giữ.
1.1.3.2. Chiến lược về giá và chiến lược về sản phẩm: Việc xác lập một giá đúng

đắn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi và chiếm được thị trường. Giá
là yếu tố duy nhất mang lại doanh thu, hoạch toán được lãi lỗ và ra những quyết
định quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một vấn đề thường xảy ra ở các
doanh nghiệp là: giảm giá nhằm tăng doanh thu hơn là làm cho người mua tin rằng
sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị cao và vì thế nó đáng giá cao. Một sai lầm
thường gặp khác là định giá theo chi phí nhiều hơn là theo cảm nhận của khách
hàng về giá trị của sản phẩm.
Chiến lược về sản phẩm bao gồm: chiến lược tập hợp sản phẩm, dòng sản
phẩm, cho từng sản phẩm cụ thể.
1.1.3.3. Chiến lược phân phối: Là một công cụ quan trọng để sản phẩm xâm nhập
vào thị trường xa, mới lạ, đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. Sự lựa chọn hệ thống
phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất của công ty. Chi phí và lợi


9

nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi những quyết định lựa chọn kênh phân phối. Kênh
phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân phối gồm nhà
sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, các đại lý và người tiêu
dùng. Tùy theo từng loại sản phẩm, thị trường, doanh nghiệp mà số lượng kênh và
cấu trúc kênh cũng khác nhau: kênh không có trung gian là kênh trực tiếp, có trung
gian gọi là kênh gián tiếp.
1.1.3.4. Chiến lược xúc tiến: Xúc tiến (Promotion) là các hoạt động truyền tin về
sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng
và mua sản phẩm. Đây là những hoạt động truyền thông quan trọng trong việc xây
dựng và duy trì những mối quan hệ với khách hàng. Mục tiêu của xúc tiến là thông
tin cho khách hàng mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm công ty trên thị trường. Một
doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào có thể thực hiện nhiều chương trình quảng
cáo hơn một doanh nghiệp có nguồn tài chính giới hạn.

1.1.3.5. Phát triển chính sách marketing: Những chiến lược Marketing phải được
chuyển thành các chương trình thiết lập và ngân sách Marketing. Doanh nghiệp có
thể kết hợp và điều chỉnh các chính sách linh động theo những thay đổi trên thị
trường. Sự chiến thắng sẽ dành cho các doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu khách
hàng một cách tinh tế, tiện dụng và truyền thông hiệu quả.
1.1.3.6. Phát triển nguồn nhân lực: Ngày nay các doanh nghiệp cạnh tranh rất
khốc liệt về nguồn nhân lực, vì vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ tầm quan trọng của
việc đào tạo và phát triền nguồn nhân lực là một chiến lược của doanh nghiệp. Đối
với mỗi lao động có cách đào tạo khác nhau: lao động trực tiếp đào tạo theo kiểu chỉ
dẫn công việc, theo kiểu học nghề, kèm cặp và chỉ bảo. Đối với lao động gián tiếp:
luân chuyển và thuyên chuyển công việc, mời chuyên gia về đào tạo tại doanh
nghiệp, cử đi học tại các trường chính quy…Nguồn nhân lực có tay nghề cao là một
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
1.1.3.7. Đầu tư và cải tiến kỹ thuật công nghệ: Việc áp dụng công nghệ mới giúp
cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Sự phát triển công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư công tác nghiên cứu và


10

phát triển. Người ta thấy rằng giữa chi phí nghiên cứu, phát triển và khả năng sinh
lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu
và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
1.1.3.8. Mở rộng quan hệ đối tác: Hoạt động XK là sự mở rộng quan hệ buôn bán
ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động này có thể đem lại
kết quả cao hơn hoạt động KD trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
1.2. TỔNG QUAN THỰC TIỄN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình chung:
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có bước tăng trưởng vượt bậc, với mức tăng
trưởng bình quân 15.6 %/năm. Luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Theo thống kê Hải quan, cụ thể:
-

Năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trưởng cao
22.6%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12.1% so với năm
trước.

-

Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm
hàng này bị suy giảm (giảm 5.7 %) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD.

-

Năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc
độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18 % và 6,11 tỷ USD, 21.8 %.

-

Trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0.4 %
(tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011, chiếm tỷ trọng
5.3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước, khoảng
4% GDP.

-

Sáu tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,9 tỷ USD, tương
đương với cùng kỳ năm ngoái.

Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất

khẩu thủy sản lớn nhất trên toàn thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy
sản toàn cầu.
Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trường với tổng
giá trị là 6,13 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và


11

Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt
Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trường này đạt 3,89
tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước. Trong 4
thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có
mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16.7% so với năm
2011. Năm 2012, Hoa Kỳ chính thức vượt EU trở thành thị trường dẫn đầu về nhập
khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 19.2%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hình 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
giai đoạn năm 2006-2012
Sáu tháng đầu năm 2013, xuất khẩu vào Mỹ tăng 6% so với cùng kỳ. Một số
thị trường khác như Trung Quốc (kể cả Hồng Công), ASEAN và Bra-xin vẫn duy trì
mức tăng tốt so với cùng kỳ (tăng tương ứng là 27.7%, 11.8% và 76.5%). Xuất khẩu
vào một số thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn có tăng trưởng
âm, trong đó xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 1.3%, EU giảm 7.8% và Hàn Quốc giảm
19.5%.


12


(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa
Kỳ năm 2006-2012
Với đặc trưng bờ biển trải dài và có hệ sống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,
hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Việt Nam diễn ra khá sôi động, các mặt
hàng thủy sản xuất khẩu cũng khá đa dạng về chủng loại sản phẩm, với các sản
phẩm từ nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (hiện đã chiếm hơn 60%). Trong
đó dẫn đầu là mặt hàng tôm, cá tra vị trí thứ 2, tiếp đến là cá ngừ.

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)
Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản năm 2012 (triệu USD)
1.2.2. Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam:
Cá tra trong những năm qua vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lược
trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam là nhà sản


13

xuất cá tra đứng đầu thế giới. Trong đó, hai thị trường nhập khẩu trọng điểm và
truyền thống cá tra Việt Nam là EU và Mỹ. Theo Vasep, năm 2012 giá trị xuất khẩu
cá tra sang hai thị trường này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả
nước (năm 2011 là 47.5% ). Sáu tháng đầu năm 2013, Mỹ và EU chiếm gần 46%
giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Ngoài hai thị trường chính trên, năm 2012, cá tra Việt Nam đã xâm nhập sâu
hơn vào nhiều thị trường khác ở các châu lục. Trung Quốc và Ai Cập là hai trong số
10 thị trường nhập khẩu cá tra đạt mức tăng trưởng trên hai con số trong năm
qua. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 31.5% so với
năm 2011, Ai Cập tăng 29%. Ngoài ra, Mexico, Brazil, Colombia, Australia... vẫn là
những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra Việt Nam.
“Cho đến nay, cá tra Việt Nam vẫn là hàng độc quyền trên trường quốc tế. Về

nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết
định về giá. Song, thực tế lại diễn ra trái ngược khi sản phẩm cá tra liên tục bị nước
ngoài ép giá. Từ vị thế độc quyền, chỉ sau vài năm, mặt hàng này đã rớt giá thê
thảm. Năm 1997 - 1998, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93 USD/kg. Hơn 12 năm
sau, giá chào bán chỉ còn 2 - 2,5 USD/kg. Cá tra Việt Nam ngày càng mất vị thế,
tính cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi các doanh nghiệp cạnh tranh nội bộ, bán
phá giá, bán hàng kém chất lượng…
Bên cạnh đó, vị trí “độc tôn” của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới đang
bị cạnh tranh gay gắt khi ngành nuôi mặt hàng này đang phát triển mạnh. Ngoài 4
nước trong hạ lưu sông MêKông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan,
Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được một số nước khác Ấn Độ,
Philippines, Indonesia... đẩy mạnh sản xuất bởi nhìn thấy được những triển vọng
kinh tế mà ngành này mang lại.”[10]
Hiện nay, hai thị trường nhập khẩu chính có sức tiếp nhận tốt là EU và Mỹ vẫn
chưa hồi phục. Thị trường EU sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu do khủng hoảng kinh tế,
thị trường Mỹ dự báo cũng sẽ chững lại.


×