Ngày soạn: 20/02/2017
Ngày giảng: 23/02/2017
Lớp 8A+8B
Tiết 41
Bài 26:
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (tiếp theo)
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA
TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG.
I. Mục tiêu bài học: HS nắm được
1. Kiến thức:
- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, phong trào phát triển mạnh
đã qui tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn, đó là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình,
Bãi Sậy, Hương Khê.
-Mỗi cuộc khởi nghiã có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả các cuộc khởi
nghĩa này đều do các văn thân, sỹ phu yêu nước lãnh đạo.
-Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa.
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa;
phan tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc; trân trọng
và kính yêu nyững anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nghĩa lớn.
4. Giáo dục đạo đức.
- Tinh thần đoàn kết.
- Ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng.
II. Thiết bị tài liệu:
- Lược đồ: Các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Anh các nhân vật lịch sử: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện
Thuật, Phan Đình Phùng.
III. Ổ định tổ chức:
1. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
IV. Bài mới:
Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau vụ biến kinh thành Huế, Vua Hàm
Nghi hạ chiếu Cần Vương, phong trào phát triển sôi nổi ở khắp Bắc và Trung Kì.
Tháng 1.1888, vua Hàm Nghi bị bắt, kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần
Vương. Từ đó trở đi, phong trào phát triển mạnh , qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa
lớn: Ba Đình,Bãi Sậy, Hương Khê. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những cuộc
khởi nghĩa này.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
GV: Giới thiệu cho học sinh 2 cuộc khởi 1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886nghiaax đầu tiên trong phong trào Cần vương: 1887):
Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy
* Lãnh đạo: Đinh Công Tráng
HS: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
và Phạm Bành.
GV minh hoạ thêm:
*Căn cứ:
- Phạm Bành: Là 1 viên quan chủ chiến đã - Thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh
treo ấn từ quan về quê vận động sỹ phu và Thanh Hoá gồm 3 làng: Thượng
nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê.
- ĐCT: Ở Hà Nam là chánh tổng, ông đã - Là 1 chiến tuyến phòng thủ
từng chiến đấu trong đội quân cuả Hoàng Bá kiên cố.
Viêm và Lưu Vĩnh Phúc (khi TD Pháp đánh *Diễn biến:
chiếm Bắc Kì lần 2).
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ
GV: Thành phần nghĩa quân gồm nhưng ai?
tháng 12.1886 ->1.1887.
HS: Mạnh: Căn cứ hiểm yếu, phòng thủ tốt.
Yếu : Chỉ có 1 con đường độc đạo vào
căn cứ, khó rút lui khi bị bao vây, dễ bị tiêu
diệt.
GV: Cuộc chiến đấu ở Ba Đình (dựa vào lược
đồ).
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy:
GV: Lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy là ai?
*Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
HS: Nguyễn Thiện Thuật
*Căn cứ: Bãi Sậy
GV giới thiệu thêm về NTT.
- Là vùng đầm lầy lau, sậy thuộc
GV gọi hs đọc SGK/128 và quan sát “Lược đồ các huyện Văn Lâm, Văn Giang,
khởi nghiã Bãi Sậy” và gọi hs trình bày về căn Khoái Châu, Yên Mĩ…
cứ Bãi Sậy.
-Thuận lợi cách đánh du kích.
HS: Bãi Sậy là 1 vùng lau sậy um tùm ở các
huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên
Mĩ.
* Diễn biến: (SGK)
GV minh hoạ thêm: Bãi sậy trước kia là những
cánh đồng rộng mênh mông và rất màu mỡ
của đồng bằng Bắc Bộ. Thời Tự Đức do đê
Văn Giang bị vỡ 18 năm liền…nên nơi này lau
sậy mọc um tùm, cây cao đến 2m, vùng này
trở thành rừng lau sậy giữa đồng bằng Bắc Bộ.
GV: Khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra như thế nào?
(dựa vào lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy).
HS: Bùng nổ 1883,nghĩa quân thực hiện chiến
thuật đánh du kích; khống chế địch ở các con
đường số 5,1, 39. Giặc nhiều lần bao vây hòng
tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại…lực
lượng nghĩa quân hao mòn dần->1892 thì tan
rã.
GV: Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa
khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình?
- KNBĐ: Địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ
yếu,khi bị bao vây dễ bị tiêu diệt.
- KNBS: Địa bàn rộng lớn,nghĩa quân dựa vào
dân đánh du kích, đánh vận động, địch khó
tiêu diệt,tồn tại lâu dài hơn (10 năm).
3. Khởi nghĩa Hương Khê:
GV: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng
ai?
HS : Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
GV minh hoạ thêm dựa vào hình 94 SGK và
SGV/187.
* Căn cứ: Vụ Quang, Ngàn
GV gợi ý để hs trình bày căn cứ chính cuộc Trươi thuộc huyện Hương Khê
khởi nghĩa - Ngàn Trươi dựa vào lược đồ khởi (Hà Tĩnh)
nghĩa Hương Khê-> Gv minh hoạ thêm.
* Diễn biến: 2 giai đoạn
- GV yêu cầu hs khá, giỏi trình bày diễn biến
cuộc khởi nghĩa Hương Khê dựa vào lược đồ> Gv chốt lại, chú trọng trận Ngàn Trươi (đầu
1894).
-1885-1888: Xây dựng căn cứ,
xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ
khí.
-1888-1895: Chiến đấu ác liệt
? Tại sao cuuocj khởi nghĩa Hương Khê là tiêu lập nhiều chiến công.
biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
* Lãnh đạo là những người tài giỏi, có uy tín
lớn.
* Lập nhiều chiến công.
* Qui mô rộng lớn (hoạt động trên khắp 4
tỉnh).
* Thời gian tồn tại 10 năm.
* Lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, được tổ
chức chặt chẽ, tự trang bị vũ khí tốt.
V. Củng cố dặn dò:
1. Củng cố: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ
XIX? (đều thất bại, thiếu 1 lực lượng lãnh đạo có đầy đủ năng lực, khủng hoảng
đường lối lãnh đạo (ngọn cờ CV đã lạc hậu), các phong trào thiếu sự liên kết chặt
chẽ với nhau).
2. Hướng dẫn tự học*Bài vừa học: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần Vương.
Tên cuộc khởi nghĩa và thời Lãnh đạo
gian
Địa bàn hoạt động
Phương
thuật
*Bài sắp học: Kiểm tra 1 tiết.
1) Thông qua các sự kiện lịch sử có chọn lọc và hệ thống điều ước PhápNam(1862-1884) em hãy CM: Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng TD
Pháp.
2) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc (1858-1895) hãy CM câu nói bất
hủ của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây”.
VI. Rút kinh nghiệm.