Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 8 Tiết 46

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.3 KB, 4 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:
PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ
TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐỒN ĐẠC.

TIẾT 45 - KIỂM TRA MỘT TIẾT
Năm học: 2016 - 2017
Môn : Lịch sử 8

Khung Ma trận
Các nội dung
C.Đề 1:
Cuộc kháng
chiến từ
1858 – 1873.
Số câu
Số điểm

C.Đề 2:
Kháng chiến lan
rộng ra toàn quốc.

Số câu
Số điểm
C.Đề 3:
Phong trào kháng
chiến chống Pháp
trong những năm
cuối TK XIX.
Số câu
Số điểm


C.Đề 4: K/n Yên
Thế và phong trào
chống Pháp của
đồng bào miền núi
cuối TK XIX
Số câu
Số điểm
C.Đề 5: Trào lưu cải
cách duy tân ở Việt
Nam nửa cuối TK
XIX.

Vận dụng
Thấp
Cao

Nhận biết

Thông hiểu

TN
TL
- Nhận biết thời gian thực
dân Pháp đổ bộ XL nước
ta. Và thời gian tấn công
Đại đồn Chí Hòa.

TN
TL
- Nắm được mục tiêu

Pháp chọn Đà Nẵng mở
đầu cuộc tấn công nước
ta.
- Nắm ND cơ bản Hiệp
ước Nhâm Tuất.

2C (C1,3)
(0,5 đ)
- Biết tổng đốc thành Hà
Nội năm 1873 là ai?
- Biết thời gian triều đình
Huế kí Hiệp ước Giáp
Tuất.
- Biết sự kiện chấm dứt
tồn tại của vương triều
Nguyễn với tư cách là
một vương triều độc lập.

2C (C2,4)
(0,5 đ)
- Hiểu được năm 1873 So sánh điểm
để dễ tiến quân ra Bắc, khác nhau giữa
thực dân Pháp đã lấy cớ Hiệp ước Pagì? Và lấy cớ gì để tấn tơ-nốt (1884)
công ra Bắc Kì lần thứ với Hiệp ước
hai.
Hác-măng
(1883).

3C (C6,7,9)
(0,75đ)

Biết được thời gian cuộc
phản công kinh thành Huế
của phái chủ chiến.

2C (C5,8)
(0,5đ)
Hiểu được vì sao cuộc
k/n Hương Khê tiêu biểu
nhất trong phong trào
Cần Vương.

1C (C10)
(0,25đ)

TN

TL

½ C13
(1đ)

TN

Cộng

TL

4 câu
(10%)


Từ đó biết
âm mưu xảo
quyệt của
Pháp trong
Hiệp ước
1884.

½ C13
(1đ)

1C (C14)
(3đ)

6câu
(30%)

2 câu
(32,5%)

Nắm được thời gian diễn
ra phong trào nông dân
Yên Thế.

1C (C11)
(0,25đ)
Biết được mong muốn
của Nguyễn Lộ Trạch
dâng vua tự Đức 2 bản
“Thời vụ sách”.


Số câu
Số điểm

1C (C12)
(0,25đ)

Tổng số câu
Tổng số điểm

8
2

1câu
(2,5%)
Hiểu được vì sao vào
cuối TK XIX các quan
lại, sỹ phu yêu nước lại
đưa ra các đề nghị cải
cách đất nước.
1C (C15)
(2đ)
4
1

2
5

2C
(25%)
1/2

1

1/2
1

15
10


PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ
TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐỒN ĐẠC.

TIẾT 45 - KIỂM TRA MỘT TIẾT
Năm học: 2014 - 2015
Môn : Lịch sử 8

ĐỀ:
I – Phần trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án câu em cho là đúng nhất và ghi vào bài làm:
Câu 1: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào:
A. Ngày 9-1-1858.
B. Ngày 1-9-1858.
C. Ngày 30-9-1858.
D. Ngày 9-1-1885
Câu 2: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta nhằm:
A. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
B. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
D. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
Câu 3: Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào:
A. Tỉnh Định Tường.

B. Đại đồn Chí Hòa.
C. Tỉnh Vĩnh Long.
D. Thành Gia Định.
Câu 4: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình Nguyễn thừa nhận cai quản của Pháp ở:
A. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.
C. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và đảo Côn Lôn. D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và đảo Côn Đảo.
Câu 5: Năm 1873 để dễ tiến quân ra Bắc, thực dân Pháp đã lấy cớ?
A. Giải quyết vụ Đuy-puy.
B. Vì Triều đình không thi hành đúng Hiệp ước năm 1862.
C. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
D. Triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 6: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1873 là:
A. Hoàng Diệu.
B. Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Tri phương.
D. Phan Thanh Giản.
Câu 7: Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vào:
A. Ngày 10-3-1874.
B. Ngày 5-5-1874.
C. Ngày 15-3-1874.
D. Ngày 13-5-1874.
Câu 8: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc nổi dậy của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1784, giao thiệp với nhà Thanh.
D. Trả thù sự tấn công quân cờ đen.
Câu 9: Sự kiện nào chấm dứt tồn tại của vương triều Nguyễn với tư cách là một vương triều độc lập?
A. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.

Câu 10: Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra vào:
A. Đêm mồng 5 rạng sáng 6-7-1885.
B. Đêm mồng 6 rạng sáng 7-7-1885.
C. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885.
D. Đêm mồng 3 rạng sáng 4-7-1885.
Câu 11: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian:
A. Từ năm 1885 đến 1895.
B. Từ năm 1884 đến 1895.
C. Từ năm 1884 đến 1913.
D. Từ năm 1885 đến 1913.
Câu 12: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua tự Đức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị:
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đấy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
II – Phần tự luận 7 điểm:
Câu 13: So sánh điểm khác nhau giữa Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với Hiệp ước Hác-măng (1883). Từ đó
cho biết âm mưu xảo quyệt của Pháp trong Hiệp ước này? (2 điểm)
Câu 14: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương? (3 điểm)
Câu 15: Vì sao vào cuối thế kỷ XIX các quan lại, sỹ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách đất
nước? (2 điểm)


Biểu
điểm

Diễn giải đáp án
Câu
Đáp án


1
B

2
B

3
D

4
A

Điểm
0,25 0,25 0,25 0,25
Phần A – Trắc nghiệm: (3 điểm)
Phần B – Tự luận: (7điểm)

5
A

6
C

7
C

8
C


9
C

10
C

11
A

12
A

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 13: So sánh điểm khác nhau giữa Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với Hiệp ước Hác-măng (1883). Từ
đó cho biết âm mưu xảo quyệt của Pháp trong Hiệp ước này?

a. So sánh:
- Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì
như trả lại tỉnh Bình Thuận và Thanh – Nghệ – Tĩnh cho Trung Kì.
b. Âm mưu của Pháp: Là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong
kiến triều Nguyễn.
Câu 14: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương?
• Vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh.
- Thời gian tồn tại 10 năm.
- Mang tính chất ác liệt nhằm chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
- Tự chế tạo được vũ khí đặc biệt là súng trường theo mẫu của Pháp,
Câu 15: Vì sao vào cuối thế kỷ XIX các quan lại, sỹ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách đất
nước?
• Vì:
Đứng trước tình trạng đất nước ngày càng nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn
cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số
quan lại, sỹ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, đòi thay đổi chính sách về chính trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa … của triều đình Huế.

(3đ)

(2đ)



(3đ)
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
(2đ)


TIẾT 45 - ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐÁP ÁN SỬ 8 HKII
Năm: 2013 – 2014
Câu 1: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào năm ngày tháng năm nào?
Câu 2: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta nhằm thực hiên mục tiêu gì?
Câu 3: Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào:
Câu 4: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình Nguyễn thừa nhận cai quản của Pháp ở:
Câu 5: Năm 1873 để dễ tiến quân ra Bắc, thực dân Pháp đã lấy cớ:
Câu 6: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1873 là:
Câu 7: Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vào:
Câu 8: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai?
Câu 9: Sự kiện nào chấm dứt tồn tại của vương triều Nguyễn với tư cách là một vương triều độc lập:
Câu 10: Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra vào:
Câu 11: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian:
Câu 12: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua tự Đức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị:
Câu 13: So sánh điểm khác nhau giữa Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với Hiệp ước Hác-măng (1883). Từ đó
cho biết âm mưu xảo quyệt của Pháp trong Hiệp ước này?
a. So sánh:
- Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại
tỉnh Bình Thuận và Thanh – Nghệ – Tĩnh cho Trung Kì.
b. Âm mưu của Pháp: Là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều
Nguyễn.


Câu 14: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương?
• Vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh.
- Thời gian tồn tại 10 năm.
- Mang tính chất ác liệt nhằm chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Có tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
- Tự chế tạo được vũ khí đặc biệt là súng trường theo mẫu của Pháp,
Câu 15: Vì sao vào cuối thế kỷ XIX các quan lại, sỹ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách đất
nước? (SGK/135)



×