Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo án tổng hợp lịch sử 7 nguyễn thị lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.8 KB, 16 trang )

XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề: TÌNH HÌNH QUÂN ĐỘI VÀ KINH TẾ THỜI TRẦN Ở THẾ KỈ XIII
Phạm vi
- Tiết: 23
- Bài: 13
- Tổng số tiết: 1
- Tên bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
XÁC ĐỊNH CÁC CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
• Mục tiêu chủ đề
Biết những nét chính về quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý), nông nghiệp (Đắp đê, khai
hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội ở Thăng Long), thương nghiệp (hình
thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán).
XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Chủ đề : TÌNH HÌNH QUÂN ĐỘI VÀ KINH TẾ THỜI TRẦN Ở THẾ KỈ XIII
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng hiện hành
- Trình bày được những nét chính về tình hình quân đội thời Trần.
- Trình bày được những nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần.
II. Bảng mô tả
Nội
Dung
Nước
Đại Việt
ở thế kỉ
XIII
Mục II.
Nhà
Trần
xây
dựng
quân
đội và


phát
triển
kinh tế

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Nêu được những
đổi thay của nhà
Trần sau khi lên
thay nhà Lý
- Nêu được tổ
chức quân đội
nhà Trần.
- Trình bày được
khái niệm “Cấm
quân và quân ở
các lộ”
- Nhận thức được
nội dung chính
của chính sách
“ngụ
binh
ư


- Giải thích được vì
sao mới thành lập
mà nhà Trần đã
quan tâm tới việc
xây dựng quân đội
và củng cố quốc
phòng
-Giải thích được vì
sao nhà Trần chỉ
kén chọn những
thanh niên khoẻ
mạnh ở quê họ Trần
vào cấm cung
- Hiểu được chủ
trương “quân lính

- So sánh được
quân đội nhà Trần
với quân đội thời

- Liên hệ được
quân đội thời Trần
với thời nay
- So sánh được
tình hình kinh tế
thời nhà Trần với
thời nhà Lý
- Liên hệ được
những biện pháp
để phát triển

nông nghiệp hiện

- Nhận xét được
trang bị, vũ khí
của quân đội
thời Trần
- Nhận xét được
quân đội nhà
Trần
- Nhận xét được
những
chủ
trương phát triển
nông nghiệp của
nhà Trần
.


Nội
Dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

nông”.

cốt
tinh
nhuệ, nay
- Nêu được cách không cốt đông”
- Liên hệ được tình
thức tuyển dụng,
hình buôn bán
lựa chọn và huấn
trong và ngoài
luyện quân đội.
nước của nước ta
- Nêu được tình
hiện nay.
hình củng cố
quốc phòng thời
Trần
- Nêu được các
chủ chương phục
hồi và phát triển
kinh tế.
- Nêu được các
loại hình thủ công
nghiệp thời Trần
Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, phân
tích, so sánh nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, vận dụng, liên hệ.

BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I.
Câu hỏi
Câu 1: Sau khi lên thay nhà Lý, nhà Trần đã làm gì ?
A- Ổn định tình hình chính trị, xã hội
B- Ổn định lại bộ máy chính quyền
C- Phục hồi và phát triển kinh tế
D- Xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
Câu 2: Quân đội nhà Trần gồm:
A- Quân bộ và Quân Thuỷ
B- Cấm quân
C- Quân ở các lộ
D- Cả B và C
Câu 3: Thế nào là cấm quân và quân ở các lộ ?
Câu 4: Nhà Trần đã xây dựng quân đội theo chính sách và chủ trương nào ?
Câu 5: Chính sách “ngụ binh ư nông” là:
A- Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng; khi có việc chinh chiến, thì
hết thảy mọi người dân đều là quân lính. Thế quân cường thịnh”


B- Tuyển chọn những chàng trai khoẻ mạnh
C- Tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính
D- Quân lính tài giỏi
Câu 6: Quân đội được học và luyện tập như thế nào ?
Câu 7: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?
A. Đồn điền sứ
B. Hà đê sứ
C. Đắp đê sứ
D. Khuyến nông sứ
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

(ngụ binh ư nông...cốt đông,binh pháp,võ nghệ)
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…….” và theo chủ trương “ Quân lính
cốt tinh nhuệ, không…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần
được học tập ……và luyện tập…….. thường xuyên.
Câu 9: Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì ?
Câu 10: Nêu tên các loại hình thủ công nghiệp thời Trần?
Câu 11: Cho biết sau chiến tranh nhà Trần đã thực hiện chính sách gì để phát triển nông
nghiệp ?
Câu 12: Kể tên các nghành thủ công nghiệp thời Trần ?
Câu 13: Trình bày tình hình thương nghiệp thời Trần ?
Câu 14:Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tới việc XD quân đội và củng cố quốc
phòng ?
Câu 15: Tại sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào
cấm cung ?
Câu 16: Em hiểu ntn về Chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”?
Câu 17: Ngày nay để nông nghiệp phát triển, Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp gì ?

Câu 18: Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh ?
Câu 19: So sánh quân đội nhà Trần và thời Lý có điểm gì giống và khác nhau ?
Câu 20: Qua tổ chức quân đôi thời Trần em có thể liên hệ với quân đội ngày nay ?
Câu 21: Em hãy so sánh tình hình kinh tế thời nhà Trần với thời nhà Lý ?
Câu 22: So sánh ruộng tư dưới trời Trần có gì khác với thời Lý?
Câu 23: Em có nhận xét gì về trang bị, vũ khí quân đội thời Trần ?
Câu 24: Nhận xét của em về cách thức tổ chức quân đội thời Trần ?
Câu 25: Nhận xét về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?
Câu 26: Qua thông tin đại chúng, sách báo, em hãy liên hệ tình hình buôn bán trong và ngoài
nước của nước ta hiện nay?
II.
Đáp án
Câu 1: Sau khi lên thay nhà Lý nhà Trần đã làm gì ?

Một mặt nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt
khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
Câu 2: Quân đội nhà Trần gồm :
A- Quân bộ và Quân Thuỷ
B- Cấm quân
C- Quân ở các lộ


D- Cả B và C
Câu 3: Thế nào là cấm quân và quân ở các lộ ?
- Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần. Đội
quân này bảo vệ vua và kinh thành.
- Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Câu 4: Nhà Trần đã tuyển dụng quân đội theo chính sách và chủ trương nào ?
- Chính sách “ngụ binh ư nông”
- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”
Câu 5: Chính sách “ngụ binh ư nông” là:
A- Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng; khi có việc chinh
chiến, thì hết thảy mọi người dân đều là quân lính. Thế quân cường thịnh”
B- Tuyển chọn những chàng trai khoẻ mạnh
C- Tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính
D- Quân lính tài giỏi
Câu 6: Quân đội được học và luyện tập như thế nào ?
Được học binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên
Câu 7: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?
A. Đồn điền sứ
B. Hà đê sứ
C. Đắp đê sứ
D. Khuyến nông sứ
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

(ngụ binh ư nông...cốt đông,binh pháp,võ nghệ)
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…….” và theo chủ trương “Quân lính
cốt tinh nhuệ, không…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.Quân đội nhà Trần được
học tập ……và luyện tập…….. thường xuyên
( ngụ binh ư nông.(1)...cốt đông(2), binh pháp(3), võ nghệ(4) )
Câu 9: Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã:
Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu..... Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc
phòng bị ở các nơi này
Câu 10: Các loại hình thủ công nghiệp thời Trần
Các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các nghề như
đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy,...
Câu 11: Cho biết sau chiến tranh nhà Trần đã thực hiện chính sách gì để phát triển
nông nghiệp
- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất - mở rộng và trồng trọt. Vì vậy, nền nông
nghiệp thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng . Dưới thời Trần công cuộc khai
hoang, lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu quý tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khai
hoang, lập điền trang .
- Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất hoang hoặc đất của làng xã phong cho những người có
công lớn.


- Nhà Trần còn bán ruộng công cho dân làm ruộng tư, số địa chủ càng đông (Trần Hưng
Đạo dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân). Các vương hầu, quý tộc chiêu
tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.
- Sau kháng chiến nhiều quý tộc có điền trang rất lớn .
Câu 12: Kể tên các nghành thủ công nghiệp thời Trần ?
- Nghề dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in, đóng tàu chế tạo vũ khí
Câu 13: Trình bày tình hình thương nghiệp?
- Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên ở mọi nơi.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước : “ Trên sông san sát thuyền bè.

Mỗi thuyền có tới 30 người chèo, có khi tới hàng trăn người lướt nhanh như bayˮ
- Vân đồn là nơi trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời trần luôn được chăm lo phát triển
và đạt nhiều kết quả rực rỡ .
Câu 14: Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tới việc XD quân đội và củng cố quốc
phòng:
- Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm.
- Chính quyền nhà Trần mới được thành lập
Câu 15: Tại sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào
cấm cung:
Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, hoàng
thành, triều đình.
Câu 16: Hiểu ntn về Chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” :
Quân lính đủ số lượng nhưng phải là quân tinh nhuệ, tài giỏi, chứ không cần đông, nhiều
mà không có chất lượng.Chủ trương: “ Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”: Lực lượng
quân đội tinh nhuệ, thiện chiến
Câu 17: Ngày nay để nông nghiệp phát triển, Đảng và nhà nước ta đã có những biện
pháp gì?
Xây dựng kênh mương, nạo vét kênh, đắp đê phòng lụt, trồng rừng, chống phá rừng, xây
dựng các trạm bơm nước, sửa chữa đê thường xuyên,...
Câu 18: Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh ?
Do chính sách khuyến khích khai hoang. Nhà nước quan tâm cấp đất
Mặc dù ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều, nhưng ruộng đất công, làng xã vẫn chiếm phần lớn
ruộng đất trong nước và là nguồn thu của cả nước.
Câu 19: So sánh quân đội nhà Trần và thời Lý có điểm gì giống và khác nhau
- Giống: quân đội gồm 2 bộ phận được tuyển chọn theo chính sách ngụ binh ư nông
- Khác:
+ Thời Lý: Cấm quân được tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh ở trong cả nước
+ Thời Trần: Cấm quân tuyển chọn những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần quân
đội theo chủ trương “Cốt tinh nhuệ không cốt đông”

Câu 20: Qua cách thức tổ chức quân đôi thời Trần em có thể liên hệ với quân đội ngày
nay.
Ngày nay chúng ta sống trong thời hòa bình nhưng ở những vùng biên giới hay ngoài các
quần đảo xa đất liền nhà nước ta vẫn bố trí lực lượng canh gác để bảo vệ đất nước và quân


đội thường xuyên được luyện tập thể hiện qua các đợt học tập, tổ chức diễn tập cho bộ đội,
Đoàn viên TN, DQTV….
Câu 21: Em hãy so sánh được tình hình kinh tế thời nhà Trần với thời nhà Lý có điểm
gì giống và khác nhau
* Giống nhau:
- Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế
- Ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp được chú trọng và phát triển
* Khác nhau:
Thời Lý
Thời Trần
Nông nghiệp
- Tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến - Đẩy mạnh công cuộc khẩn
khích khai hoang, đào kênh
hoang, đắp đê phòng lụt. Đặt
mương, cấm giết hại trâu bò
chức Hà đê sứ để trông coi, đốc
- Nhiều năm mùa màng bội thu
thúc việc đắp đê.
- NN nhanh chóng phục hồi và
phát triển.
Thủ công nghiệp
Các nghề thủ công truyền thống
Xuất hiện xưởng thủ công của
phát triển, có nhiều công trình nổi nhà nước và nhân dân

tiếng được dựng lên như chông
Quy Điền, tháp Báo Thiên,….
Thương nghiệp
Buôn bán trong và ngoài nước
Chơ mọc lên ngày càng nhiều.
được mở mang. Vân Đồn là nơi
Kinh thành Thăng Long có 61
buôn bán sầm uất
phường.
Câu 22: So sánh ruộng tư dưới trời Trần có gì khác với thời Lý?
- Thời Lý: Ruộng tư có nhiều hình thức: Ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc
- Thời Trần ruộng tư của địa chủ ngày càng nhiều.
Câu 23: Em có nhận xét gì về trang bị,vũ khí quân đội thời Trần ?
Có nhiều binh chủng, thủy binh, tượng, kị binh, được trang bị nhiều loại vũ khí ..., thường
xuyên luyện tập. Phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Câu 24: Nhận xét của em về cách thức tổ chức quân đội thời Trần:
- Quân đội được xây dựng hoàn chỉnh quy củ hơn thời Lý
- Quân đội được củng cố vững chắc.
- Nhà Trần xây dựng được một đội quân hùng mạnh
Câu 25: Chủ trương phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp được nhà nước quan tâm như sửa chữa đắp đê, đào kênh mương..., nông dân
cố gắng tích cực cày cấy. Các chủ trương của nhà Trần rất phù hợp kịp thời với việc phát triển
nông nghiệp
Câu 26: Liên hệ tình hình buôn bán trong và ngoài nước của nước ta hiện nay
Ngày nay nhà nước ta có rất nhiều chủ trương để phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt
trong buôn bán trao đổi với nước ngoài cũng được trú trọng quan tâm, năm 2007 Việt Nam
chính thức ra nhập WTO nhằm giảm giá thành đầu vào cho sản xuất. Đây là cơ hội cho nước
ta giao lưu buôn bán trao đổi với các nước trong khu vực ĐNA và một số khu vực thuộc các
châu lục khác.
* GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC.



-GV: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức thảo luận nhóm.
- HS: Nghe, trả lời câu hỏi, thảo luận
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
Những nét chính về tổ chức quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý), nông nghiệp
( đắp đê, khai hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội ở Thăng Long, thương
nghiệp (hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán)
b. Về kỹ năng
Làm quen với phương pháp so sánh, miêu tả kênh hình.
c. Về thái độ
Bồi dưỡng lòng yêu nước tự hào dân tộc đối với công cuộc XD đất nước và phát triển đất
nước dưới thời Trần
d. Năng lực
- Tự học, tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Hợp tác
- Phân tích, so sánh nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, vận dụng, liên hệ, khai thác kênh
chữ, kênh hình
e. Phẩm chất
Tự học, rèn luyện và nâng cao kiến thức của bài.
2. Chuẩn bị của Gv & Hs
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu; Sọan giảng; Tranh ảnh tư liệu liên quan tới thành
tựu TCN thời Trần
b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
3. Tiến trình thực hiện chủ đề
Ngày soạn:


Ngày giảng:

CHƯƠNG III NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII- XIV)

Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Tiết 23 II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
- Mục đích của hoạt động:
+ Giúp HS nhớ được nội dung bài cũ.
+ Tạo cho học sinh có hứng thú trước khi vào nội dung bài mới.
- Nội dung hoạt động:
a. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi:
1, Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?


2, Bộ luật thời nhà Trần có tên là gì?
A. Quốc triều hình luật
B. Hình thư
C. Hồng Đức
D. Cả A, B, C
* Đáp án:
1. - Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ
trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ,
huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.
- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viên, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn
điền sứ,
- Cả nước chia lại thành 12 lộ
- Các qúy tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.
2. Đáp án A

b. Đặt vấn đề vào bài mới:
GV dẫn dắt nội dung để hướng Hs vào bài mới:
Sau khi thành lập nhà Trần đã củng cố XD bộ máy chính quyền PK trung ương tập quyền,
ban hành bộ luật mới và nhà Trần còn XD quân đội và phát triển kinh tế NTN…ta tìm hiểu
phần II.
- Phương pháp, kĩ thuật tổ chức:
+ GV ra câu hỏi, hs trả lời lý thuyết
+ Thuyết trình
- Thời gian và hình thức hoạt động:
+ Thời gian: 4’
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục đích hoạt động: HS nhớ và hiểu được nội dung của bài
- Nội dung hoạt động: (Giáo án)
Hoạt động của GV và HS
?

Nội dung ghi bảng
1. Nhà Trần xây dựng quân đội và
củng cố quốc phòng

Sau khi lên thay nhà Lý nhà Trần đã làm gì để
cai quản đất nước?
H Ổn định Chính trị, XH, xây dựng chính quyền
mới. Tổ chứ lại quân đội và củng cố quốc
phòng.
* Quân đội:
?

Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tới

việc XD quân đội và củng cố quốc phòng?
Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm.
H Chính quyền nhà Trần mới được thành lập
?

Quân đội của nhà Trần được tổ chức như thế


nào?
H Quân đội gồm có:
+ Cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều
đình và nhà vua)
- Quân đội gồm có:
+ Quân ở các lộ
+ Cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh
thành, triều đình và nhà vua)
? Thế nào là cấm quân? Thế nào là quân ở các lộ? + Quân ở các lộ.
Dựa vào SGK
H - Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng
khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần (Tức Mặc,
Nam Định).
G - Quân các lộ đồng bằng gọi là chính binh, ở
miền núi gọi là phiên binh.
?

Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh
niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm
cung?
H Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều
chính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, hoàng

thành, triều đình.
?

Ngoài ra quân đội họ Trần còn có những bộ
phận nào?
H TL
?

Quân nhà Trần đựơc tuyển dụng theo chính
sách, chủ trương nào?
H Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, + Ở làng xã có hương binh.
Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
+ Quân của các vương hầu.
- Quân đội được tuyển theo chính
sách: “ ngụ binh ư nông”, Chủ
cho quân trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ,
chiến, thì không cốt đông”
lính. Thế - Xây dựng tinh thần đoàn kế.

? Hiểu thế nào là “ Ngụ binh ư nông” ?
H “ Khi trong nước không có việc thì
lính về làm ruộng; khi có việc chinh
hết thảy mọi người dân đều là quân
quân cường thịnh”
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
Em hãy giải thích Chủ trương “Quân lính cốt
? tinh nhuệ, không cốt đông” ?
H Quân lính đủ số lượng nhưng phải là quân tinh



nhuệ, tài giỏi, chứ không cần đông, nhiều mà
không có chất lượng.
? Những chính sách và chủ trương đó có tác dụng
gì?
H - Chính sách “Ngụ binh ư nông”" có thể huy
động 1 lực lượng lớn khi có chiến tranh, toàn
dân là lính, xây dựng được khối đoàn kết giữa
kinh tế với quốc phòng, sản xuất nông nghiệp
với các tổ chức vũ trang
- Chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ không
cốt đông”: Lực lượng quân đội tinh nhuệ, thiện
chiến
G HD HS quan sát H.27 SGK. Quan sát bức ảnh
từ trái sang phải.
? Trong bức ảnh có những gì ?
H Một chiến binh và voi chiến.
?

Hình vẽ nói lên điều gì về tình hình đất nước ta
thời đó?
H Nước ta luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa, nhân
dân ta phải thường xuyên luyện tập võ nghệ,
sẵn sàng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
?

Qua hình vẽ em có nhận xét gì về trang bị, vũ
khí quân đội thời Trần?
H Nhiều binh chủng, thường xuyên luyện tập.
phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc ta
Mô tả lại bức tranh.

? Quân đội được học và luyện tập ntn?
H Được học tập binh pháp và luyện hập võ nghệ.
? Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần ?
H - Hoàn chỉnh quy củ.
- Quân đội được củng cố vững chắc.
- Nhà Trần xây dựng được một đội quân hùng
mạnh.
?

So sánh quân đội nhà Trần có gì giống và khác
so với thời Lý?
H Thảo luận theo bàn 1’
- Gống: quân đội gồm 2 bộ phận được tuyển

- Học tập binh pháp và luyện tập võ
nghệ.


chọn theo chính sách ngụ binh ư nông.
- Khác:
+ Thời Lý: Cấm quân được tuyển chọn từ
những thanh niên khỏe mạnh ở trong cả nước.
+ Thời Trần: Cấm quân tuyển chọn những
người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần quân
đội theo chủ trương “Cốt tinh nhuệ không cốt
đông”.
?

Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì?


H Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm * Quốc phòng:
yếu.Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc
phòng bị ở các nơi này.
?

Dựa vào quân đôi thời Trần em có thể liên hệ
với quân đội thời nay?
Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng
hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.
G * Liên hệ : Ngày nay chúng ta sống trong thời
hòa bình nhưng ở những vùng biên giới hay
ngoài các quần đảo xa đất liền nhà nước ta vẫn
bố trí lực lượng canh gác để bảo vệ đất nước và
quân đội thường xuyên được luyện tập thể hiện
qua các đợt học tập, tổ chức diễn tập cho bộ đội,
Đoàn viên TN, DQTV….
?

Để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc
phòng nhà Trần còn làm gì nữa ?
H Thực hiện nhiều chủ chương, biện pháp nhằm 2. Phục hồi và phát triển kinh tế
phục hồi, phát triển KT.
?

Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương gì để
phát triển nông nghiệp ?
- Nông nghiệp:
H
Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, đắp đê
phòng lụt, nạo vét kênh.

+ Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang,
? Nhà Trần đặt chức quan gì để chuyên trông coi đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét
việc sửa chữa, đắp đê ?
kênh.
H - Hà đê sứ.
G - Đê được nhà Lý quan tâm đắp nhưng chưa có + Đặt chức Hà đê sứ trông coi, đốc
quy hoạch quy mô, nhiều lần nước vẫn tràn vào thúc việc đắp đê.
kinh thành. Năm 1238 và 1243, nước lại tràn


vào cung điện. Năm 1248, Trần Thái Tông lập
ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách
đê điều tại các lộ phủ. Việc đắp đê thực hiện
suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nước
lũ tràn ngập, gọi là đê Đỉnh nhĩ (còn gọi là đê
Quai vạc)
- Đắp đê Quai vạc được xem là bước ngoặt to
lớn trong lịch sử thủy lợi Việt Nam. Triều đình
trực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông và
có cơ quan chuyên trách chỉ đạo quản lý đê
điều. Triều đình đã bỏ ra nhiều tiền của cho
công trình này, đoạn đê nào lấn vào ruộng đất tư
nhân thì được đền bù. Hiện nay nhiều địa
phương ven sông Hồng vẫn còn đê quai vạc.
- Việc đắp đê quai vạc không chỉ thực hiện ở
đồng bằng sông Hồng mà còn thực hiện
tại Thanh Hóa, Nghệ An.
- Vua đi thân chinh và huy động cả học sinh
trường Quốc Tử Giám.
Bên cạnh đó việc nạo vét kênh đào được chú

trọng để đảm bảo giao thông tưới tiêu ho đồng
ruộng .
“Năm 1266, nhà Trần cho phép các vương hầu,
công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những
người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì
để khai khẩn ruộng hoang,lập điền trang.
Vương hầu có điền trang từ đấy.”
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Vương hầu: Anh, em, con cháu nhà vua
Điền trang: Ruộng tư của vương hầu do khai
hoang mà có.
G Liên hệ:
Hãy giải thích hiện nay để nông nghiệp phát
triển, đồng lúa không bị ngập lụt nhà nước ta có
biện pháp gì?
Xây dựng kênh mương, nạo vét kênh, đắp đê
phòng lụt, trồng rừng, chống phá rừng, xây
dựng các trạm bơm nước, sửa chữa đê thường
xuyên,...
?

Nhận xét gì về những chủ trương phát triển
nông nghiệp của nhà Trần?


H

Nông dân được quan tâm, cố gắng tích cực cày
cấy. Các chủ trương của nhà Trần rất phù hợp
kịp thời với việc phát triển nông nghiệp


? Nêu các loại hình thủ công nghiệp thời kì này?
H TCN nhà nước
TCN trong nhân dân
? TCN nhà nước và TCN trong nhân dân chuyên =>Nông nghiệp nhanh chóng phục
sản xuất những gì?
hồi và phát triển.
H TCN nhà nước: đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí
TCN trong nhân dân: đúc đồng, làm giấy, khắc - Thủ công nghiệp:
ván in,...
?

Hướng dẫn HS xem hình 28
Trong ảnh là vật dụng gì ?
H Ấm gốm
Các xưởng thủ công của nhà nước và
? Miêu tả hình dáng, hoa văn trang trí trên ấm nhân dân được phục hồi và phát triển
gốm?
các nghề như đồ gốm, chế tạo vũ khí,
H Kiểu dáng to, khỏe, phóng khoáng. Trang trí đúc đồng, làm giấy,...
hoa văn theo lối khắc vẽ thành đường viền.
G Miêu tả lại.
?

Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp
thời kì này?
H Đang từng bước khôi phục và phát triển mạnh,
trình độ ngày càng cao.
Liên hệ:
? Kể tên một số làng nghề thủ công truyền thồng

mà em biết? Ở địa phương em có nghề thủ công
truyền thống nào?
H - Ngày nay có rất nhiều làng nghề khác nhau
làm gốm, làm giấy,... vẫn được lưu truyền như
làm gốm ở Phù Lãng (Bắc Ninh), Bình Dương,
Bát Tràng (HN), Dệt lụa (Hà Đông – HN), ....
G - Liên hệ địa phương
? Tình hình thương nghiệp dưới thời Trần ntn ?
H Các làng xã mọc lên nhiều nơi, kinh thành
Thăng Long đã có tới 61 phố phường hoạt động
tấp nập.


? Buôn bán với nước ngoài thì ntn ?
H Việc buôn bán với nước ngoài phát triển
“Thuyền bè nước ngoài đến tụ hội ở đây (Hội
Thống, Vân Đồn), mở chợ ngay trên thuyền.
G Cảnh buôn bán thật là thịnh vượng”
(An Nam tức sự)
- Vân đồn nằm ở phía Đông Nam vịnh Hạ Long
(thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đây là cảng ngoại
thương đầu tiên của nước ta .
- Là nơi có vị trí tự nhiên thuận lợi để thuyền bè
qua lại, trú đỗ nằm trên trục hàng hải từ Trung
Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
? Em hãy so sánh tình hình kinh tế thời nhà Trần
với thời nhà Lý có điểm gì giống và khác
nhau ?
H * Giống nhau: - Nhà nước quan tâm phát triển
kinh tế

- Ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp được chú trọng và phát triển
* Khác nhau:
Thời Lý
Thời Trần
Nông
- Tổ chức lễ - Đẩy mạnh
nghiệp cày tịch điền, công cuộc
khuyến
khẩn hoang,
khích khai
đắp đê phòng
hoang, đào
lụt. Đặt chức
kênh mương, Hà đê sử để
cấm giết hại trông coi, đốc
trâu bò
thúc việc đắp
- Nhiều năm đê.
mùa màng
- NN nhanh
bội thu
chóng phục
hồi và phát
triển.
Thủ
Các nghề thủ Xuất hiện
công
công truyền xưởng thủ
nghiệp. thống PT, có công của nhà

nhiều công
nước và nhân
trình nổi
dân.
tiếng được
dựng lên như

- Thương nghiệp:

+ Chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các
làng xã. Ở kinh thành Thăng Long,
bên cạnh Hoàng thành, đã có 61
phường.
+ Buôn bán với nước ngoài cũng phát
triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng
Ninh).


chông Quy
Điền, tháp
Báo Thiên,
….
Thương Buôn bán
nghiệp. trong và
ngoài nước
được mở
mang. Vân
Đồn là nơi
buôn bán
sầm uất.


Chơ mọc lên
ngày càng
nhiều. Kinh
thành Thăng
Long có 61
phường.

?

Liên hệ: (Bắc yên)
Qua thông tin đại chúng, sách báo, em dánh giá
tình hình buôn bán trong và ngoài nước của
nước ta hiện nay?
H Ngày nay nhà nước ta có rất nhiều chủ trương
để phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt
trong buôn bán trao đổi với nước ngoài cũng
được trú trọng quan tâm, năm 2007 VN chính
thức ra nhập WTO nhằm giảm giá thành đầu
vào cho sản xuất. Đây là cơ hội cho nước ta
giao lưu buôn bán trao đổi với các nước trong
khu vực ĐNA và một số khu vực thuộc các
châu lục khác.
- Phương pháp, kĩ thuật tổ chức:
+ Vấn đáp
+ Thuyết trình
+ Thảo luận nhóm
- Thời gian và tổ chức hoạt động:
+ Thời gian: 37’
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp.

c. Hoạt động thực hành
- Mục đích hoạt động: Giúp HS hệ thống lại được toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học
- Nội dung hoạt động: Hs làm bài tập
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…ngụ binh ư nông….” và theo
chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không...cốt đông…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong
quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập …binh pháp…và luyện tập…võ nghệ….. thường
xuyên.
Bài 2: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?


A. Đồn điền sứ
B. Hà đê sứ
C. Đắp đê sứ
D. Khuyến nông sứ
- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:
+ Thời gian: 2’
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp, dưới dạng HS làm bài tập vào phiếu học tập
d. Hoạt động ứng dụng
- Mục đích hoạt động: Giúp HS hệ thống lại được toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học
- Nội dung hoạt động: Làm các bài tập còn lại trong sách bài tập lịch sử
- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:
+ Thời gian: không giới hạn
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Ở nhà
e. Hoạt động bổ sung
- Mục đích hoạt động: Mở rộng thêm kiến thức cho HS
- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu thêm về một số tài liệu, hình ảnh về nhà Trần ở thế kỉ
XIII và so sánh với thời Lý và ngày nay
- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:
+ Thời gian: không giới hạn

+ Hình thức tổ chức hoạt động: Ở nhà
* Hướng dẫn Hs tự học bài ở nhà
- Về nhà học bài
- Làm bài tập còn lại
- Đọc và tìm hiểu bài 14
* Rút kinh nghiệm. (Thời gian sau giờ giảng)
Ưu điểm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Nhược điểm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................



×