Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 tuần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.21 KB, 8 trang )

Ngày soạn 7/09/2015

Tuần 6
Tiết 6
Bài 5

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý chính sau:
- Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Sự ra đời của tổ chức ASEAN, vai trò của nó với sự phát triển của các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
2. Tư tưởng:
Giáo dục cho HS tinh thần quốc tế, đoàn kết với các nước trong khu vực
để cùng xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, phân tích vấn đề, kĩ năng sử dụng
bản đồ thế giới và bản đồ châu Á.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bản đồ châu á và bản đồ Trung Quốc
HS: SGK, tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày sự ra đời của nước CHNDTH.
? Công cuộc cải cách mở cửa của TQ từ 1978 đến nay. Liên hệ tình
hình TQ hiện nay.
3. Bài mới:
GTB: Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh từ sau
1945, trong đó tiêu biêu ĐNÁ, kết quả thắng lợi của nó dẫn đến sự ra đời


của nhiều nước trong khu vực. ĐNÁ được coi như nơi khởi đầu của phong
trào giải phóng dân tộc từ sau 1945, ĐNÁ trở thành khu vực của các quốc
gia độc lập, tự do và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu vực có
nhiều thay đổi, nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á, ĐNÁ là khu vực
mà trong đó có VN với nhiều mối quan hệ lâu đời với các nước láng giềng.
Đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp
tác phát triển, sự ra đời và phát triển của ASEAN là chứng minh tiêu biểu
cho những thành tựu đó: hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Vậy để
hiểu rõ vấn đề này như thế nào? → vào bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Nội dung


I. Tình hình Đông
Nam Á trước và
sau năm 1945:
- Tích hợp kiến thức môn Địa:
? Căn cứ vào kiến thức đã học môn
địa lí, hãy nêu những hiểu biết của
mình về các nước ĐNÁ ( vị trí, tài
nguyên, …).
- Nhận xét và dùng bản đồ giới thiệu
về khu vực ĐNÁ: là khu vực rộng
gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước (yêu
cầu HS nhắc lại tên 11 nước ĐNÁ),
dân số 527 triệu dân (2000), 536

triệu dân (2002)..

- Nhớ lại kiến
thức, trả lời.
- Theo dõi.

→ VN, Lào,
Cam-pu-chia,
Thái Lan,
Mi-an-ma,
Ma-lai-xi-a,
In-đô-nê-xi-a,
Bru-nây,
Phi-lip-pin,
Sin-ga-po, và
Đông Ti-mo
- Nhớ lại kiến
? Cho biết tình hình các nước ĐNÁ thức và nội
trước và sau năm 1945.
dung sgk, trả
lời.

- Yêu cầu HS xác định vị trí những
nước dã giành được độc lập trên bản
đồ.
? Từ giữa những năm 50 của thế kỉ
XX, các nước ĐNÁ đã có sự phân
hóa như thế nào.
- Gợi ý: tác động của cuộc chiến
tranh lạnh?

- Giải thích “Chiến tranh lạnh”: là
chiến tranh không nổ súng nhưng
luôn gây ra tình trạng căng thẳng
trên thế giới từ sau CTTG II, để thực
hiện chính sách đối đầu của các

- Thực hiện
theo yêu cầu.
- Thảo luận
nhóm (3/)

- Nghe.

- Trước 1945: hầu
hết là thuộc địa.
- Sau năm 1945:
+ Nhân dân nhiều
nước ĐNÁ đã nổi
dậy giành chính
quyền → giành
được độc lập.


nước đế quốc đối với LX và các nước
XHCN. Các nước đế quốc đã thi
hành hàng loạt biện pháp như chạy
đua vũ trang, tăng cường ngân sách
quốc phòng, lập các liện minh quân
sự, bao vây để ngăn chặn rồi tiêu
diệt các nước XHCN và các lực

lượng cách mạng trên thế giới.
- Bổ sung và kết luận: Trong cùng
một khu vực mà Thái Lan và Phi-lippin tham gia vào khối SEATO, 3
nước ĐD thì đối đầu vời Mĩ, còn Inđô-nê-xi-a và Miến Điện thì trung
lập. Như vậy, từ cuối những năm 50,
trong đường lối ngoại giao của các
nước ĐNÁ đã bị phân hóa.
Chuyển ý: trước tình hình phức tạp
đó, năm 1967, một số nước ĐNÁ đã
thành lập Hiệp hội các nước ĐNÁ
(ASEAN). Tại sao như vậy, khối này
ra đời nhằm mục đích gì?

+ Từ cuối những
năm 50, các nước
ĐNÁ có sự phân
hóa trong đường lối
đối ngoại.

- Nghe

II. Sự ra đời của
tổ chức ASEAN:
- Hoàn cảnh:
- Dựa vào nội
(sgk /23)
dung sgk trả
lời.

? Hoàn cảnh ra đời của tổ chức

ASEAN.
- Nhận xét, kết luận , đồng thời nhấn
mạnh: các nước trong khu vực vừa
giành được độc lập cần phải hợp tác
để phát triển kinh tế, đồng thời tránh
sự phụ thuộc vào các nước lớn. Mặt
khác xu thế liên minh khu vực trên
thế giới có hiệu quả như sự ra đời và
hoạt động của cộng đồng kinh tế
châu Âu, cuộc chiến tranh của Mĩ ở
ĐD khó tránh khỏi thất bại. Vì vậy
các nước thấy rằng cần phải hợp tác
với nhau.
- Giới thiệu H.10, trụ sở đóng tại
Gia-các-ta, thủ đô của In-đô, đó là
nước lớn nhất và đông dân nhất

- Quan
theo dõi.

sát,

- Mục tiêu: hợp tác
kinh tế và văn hóa
- Đọc đoạn chữ giữa các nước
nhỏ / 23
thành viên trên tinh
thần duy trì hòa
bình và ổn định khu
vực.

- Nguyên tắc : cùng


ĐNÁ.
- Đọc đoạn chữ nhau tôn trọng củ
? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là nhơ /24.
quyền, toàn vẹn
gì.
- Nghe
lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc
nội bộ của nhau,
giải quyết các tranh
chấp bằng biện
pháp hòa bình; hợp
? Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
tác phát triển có kết
ASEAN là gì.
quả...
- Nhấn mạnh: trong thời kì đầu mới - Thực hiện
thành lập ASEAN “tuyên bố Băng theo yêu cầu
Cốc”và “Hiệp ước Ba-li” là 2 văn
kiện quan trọng nhất.
- Nghe
- Mở rộng: VN đã tích cực,chủ động
trong việc đóng góp nội dung cho
“Tuyên bố Ba-li” và “Dự thảo cộng
đồng ASEAN” nhằm hình thành
tuyên bố và kế hoạch hành động của
cộng đồng an ninh ASEAN.

- Yêu cầu HS về nhà đọc thêm nội
dung sgk (mùa xuân ... bên ngoài)
vrrf quan hệ giữa hai nhóm nước
III. Từ “ASEAN
ASEAN.
6” phát
triển
- Chuyển ý: Như vậy, ta thấy ASEAN
thành
“ASEAN
thành lập năm 1967 và đã trải qua → Sau khi 10”:
nhiều giai đoạn phát triển khác ASEAN thành - Năm 1984, Brunhau, nhưng một điều khẳng định lập (8-1967), nây tham gia và trở
rằng các nước tham gia khối này đã năm
1984, thành thành viên
có điều kiện tốt hơn để phát triển. Bru-nây
xin thứ sáu của tổ chức
Chính vì vậy mà các nước trong khu gia nhập Hiệp ASEAN.
vực đều muốn tham gia khối này và hội và trở
từ “ASEAN 6” đã phát triển thành thành
thành
“ASEAN 10”, quá trình này diễn ra viên thứ 6.
như thế nào → III.
Năm
1991,
tình hình Campu-chia được
giải quyết, tình
? Sự phát triển của các nước ASEAN hình chính trị
diễn ra như thế nào.
khu vực được



cải thiện.
- Đọc đoạn chữ
nhỏ / 25
- Nghe
- Tháng 7 – 1995,
VN trở thành thành
viên thứ bảy.

- Nhấn mạnh: Xu hướng của ASEAN
trong thời gian này là mở rộng, kết
nạp thêm các thành viên.
- Mở rộng thêm: trước khi trở thành
thành viên chính thức của ASEAN,
trước đó 3 năm (1992), VN trở thàh - Theo
quan sát viên của ASEAN. Tiếp đó, quan sát.
VN cũng đã đảm nhận vai trò Chủ
tịch UB thường trực ASEAN nhiệm kì
7/2000 – 7/2001. Năm 2010, VN lần
thứ 2 đảm nhận vai trò chủ tịch
ASEAN.

- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan
sát
H.11 Hội nghị cấp cao ASEAN VI
họp tại Hà Nội. Lưu ý giải thích rõ
tại sao ASEAN đã phất triển thành
10 nước thành viên nhưng trong
hình lại có 9 thành viên? (vì tháng
4-1999, Cam-pu-chia mới được kết


- Tháng 7 – 1997,
Lào và Mi-an-ma
gia nhập ASEAN.
- Tháng 4 – 1999,
Cam-pu-chia được
kết nạp và trở thành
thành viên thứ
mười của tổ chức
dõi, ASEAN.

→ hợp tác
kinh tế, xây
dựng một ĐNÁ
hòa bình, ổn
định để cùng
nhau
phát
triển
phồn
vinh.
- Đọc đoạn chữ

- Hoạt động trọng
tâm của ASEAN là
hợp tác kinh tế, hòa
bình, ổn định để
cùng nhau phát
triển phồn vinh.



nạp vào tổ chức này)
nhỏ / 25
- Kết luận và nhấn mạnh: Như thế, - Theo dõi
ASEAN từ sáu nước đã phát triển
thành mười nước thành viên. Lần
đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười
nước ĐNÁ đều cùng đứng trong một
tổ chức thống nhất.
? Hoạt động chủ yếu của ASEAN
hiện nay là gì.
- Nghe.

- Giới thiệu tình hình và xu thế hoạt
động của ASEAN: năm 1992 ASEAN
quyết định biến ĐNÁ thành khu vực
mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng
10-15 năm. Năm 1994 ASEAN lập
diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham
gia của 23 quốc gia trong khu vực.
- Giải thích rõ về AFTA: ý tưởng
phát triển kinh tế là 1 mục tiêu quan
trọng của ASEAN. Tuy nhiên trong
hơn 2 thập niên đầu, hợp tác kinh tế
nội bộ ASEAN bị đặt xuống hàng thứ
yếu và đến hội nghị cấp cao ASEAn
lần thứ tư ở Sin-ga-po (1992) mới
thực sự chú trọng và được xếp vào
vị trí ưu tiên cao. ARF: Sau chiến
tranh lạnh, các nước ASEAN thấy

rằng để đảm bảo an ninh lâu dài thì
cần phải xây dựng một số cơ chế an
ninh được thể chế hóa, có sự tham
gia của tất cả các nước lớn trong khu
vực, đặc biệt là TQ, ... và đó là nội
dung chủ yếu trong chính sách
“ngoại giao phòng ngừa” của
ASEAN được các nước trong khu vực


ủng hộ.
Với sự tham gia của 23 quốc gia
trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên
một môi trường hòa bình, ổn định
cho công cuộc hợp tác phát triển của
ĐNÁ.
- Khẳng định lại: Với 10 nước thành
viên, ASEAN trở thành một tổ chức
khu vực ngày càng có uy tínvới
những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992)
và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu
vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài
khu vực đã tham gia vào 2 tổ chức
trên: TQ, NB, Hàn Quốc, Mĩ, ÂĐ, ...
- Nói thêm: trong xu thế hoạt động
của ASEAN, VN không những tham
gia tích cực vào chương trình hợp
tác sẵn có, mà còn đống góp to lớn
cho sự hình thành các sáng kiến, cơ
chế hợp tác mới của ASEAN, ngay cả

khi chưa gia nhập ASEAN, VN đã kí
hiệp ước thân thiện và hợp tác, tham
gia ngay từ đầu vào ARF (1994).
Đầu năm 1996, VN đã công bố 857
mặt hàng ở diện giảm thuế 5 – 0%
khi tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và đang dần từng
bước thực hiện tiến trình tham gia
AFTA. Ngoài những cố gắng cụ thể
tham gia vào hợp tác kinh tế ASEAN,
AFTA, VN còn tích cực tham gia vào
các hoạt động hợp tác khác của
ASEAN, vào diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), hội nghị cấp cao Á –
Âu, ...nhiều nhà lãnh đạo các nước
ASEAN, trong đó có ngoại trưởng Inđô-nê-xi-a Ali Alatas đã đánh giá sự
thành công của VN trong việc tham
gia ASEAN là vượt quá sự trông
đợi.

 Một chương
mới đã mở ra trong
lịch sử khu vực
ĐNÁ.


- Kết luận và khẳng định: Có thể nói
rằng với ASEAN 10, ASEAN sẽ bước
sang một giai đoạn phát triển mới.
4. Củng cố:

? Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một
chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ”.
- GV sơ kết bài học: Trong hơn nửa thế kỉ qua, kể từ năm 1945, trải
qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, các dân tộc ĐNÁ đã giành lại được
độc lập cho đất nước. Bộ mặt khu vực ĐNÁ đã thay đổi căn bản. Với sự ra
đời của tổ chức ASEAN, các dân tộc ĐNÁ càng gắn bó nhau hơn trong
công cuộc hợp tác phát triển vì hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
5. Hướng dẫn:
Học bài, tìm hiểu trước nội dung bài Các nước châu Phi.
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................

Trình ký: 12/9/2015

.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×