Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án tổng hợp lịch sử 7 tuần 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.59 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 28/11/2016

Tuần 17
Tiết 33
Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(Thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ
VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA
CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thấy được những âm mưu và những hoạt động của nhà Minh đối với các
nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần,
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và của Trần Quý Khoáng.
2. Tư tưởng:
- GD truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
- Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
xâm lược.
3. Kĩ năng:
- Tường thuật sự kiện lịch sử.
- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
GV: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu TK XV.
HS: Sưu tầm những tư liệu liên quan đến các cuộc khởi nghĩa.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Những chiến thắng tiêu biểu của công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân
tộc thời Lý, Trần.
? Nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi đó.


3. Bài mới:
GTB : Từ đầu thế kỉ XV, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt những chính sách làm thay
đổi tình hình đất nước. tuy nhiên có một số chính sách đã không được lòng dân,
không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó
khăn. Giữa lúc đó nhà Minh lại ồ ạt xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống giặc
Minh diễn ra như thế nào? Để hiểu được trong tiết học này chúng ta sẽ được tìm
hiểu thông qua bài 18: “ Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa
chống quân Minh đầu thế kỉ XV”.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1

Nội dung

1/ Cuộc xâm lược của
quân Minh và sự thất bại
-1-


của nhà Hồ

- Diễn giảng: Khi nhà Hồ
thành lập, mặc dù đã đưa
ra rất nhiều chính sách cải
cách nhưng đến 1405 nạn
đói đã xảy ra, đất nước gặp
nhiều khó khăn. Nhận thấy
tình hình đó nhà Minh đã

kéo sang xâm lược nước ta.
? Thời gian, lực lượng,
tướng nào cầm đầu quân
Minh kéo vào nước ta.

- Tháng 11/1406, nhà
Minh huy động 20 vạn
quân cùng hàng chục vạn
dân phu, do tướng
Trương Phụ cầm đầu,
chia làm 2 cánh quân
tràn vào biên giới nước
ta.
? Thế nhưng khi nhà Minh - Nhà Hồ cướp ngôi nhà
sang xâm lược nước ta đã Trần.
dựa vào cớ gì.
? Có phải quân Minh kéo
vào xâm lược nước ta là do
nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần
không? Vì sao.
- Giải thích: Nhằm tạo sự
ủng hộ của nhân dân trong
nước và những ai không
phục HQL muốn tạo dựng
lại nhà Trần.
- Dùng lược đồ mô tả cuộc - Theo dõi
kháng chiến nhà Hồ

? Tại sao cuộc kháng - Vì không thu hút được
chiến của nhà Hồ bị thất toàn dân tham gia kháng

chiến, không phát huy
bại nhanh chóng.
sức mạnh của toàn dân.
Hoạt động 2
-2-

- Tháng 11/1406, nhà
Minh huy động 20 vạn
quân chia làm 2 cánh
quân tràn vào biên giới
nước ta.

- Cuối 1/1407, quân
Minh chiếm Đa Bang rồi
tràn xuống chiếm Đông
Đô (Thăng Long), nhà
Hồ lui về Tây Đô
(Thanh Hóa).
- Tháng 4/1407, quân
Minh chiếm Tây Đô, nhà
Hồ chạy về Hà Tĩnh
 Hồ Quý Ly bị bắt vào
tháng 6/1407
 cuộc kháng chiến của
nhà Hồ thất bại.

2/ Chính sách cai trị của
nhà Minh:
- Thiết lập chính quyền



? Hãy nêu những chính sách - Lần lượt trình bày theo thống trị trên khắp cả
cai trị của nhà Minh trên đất sgk
nước;
nước ta.
- Đổi tên nước ta thành
- Đọc SGK
quận Giao Chỉ và sáp
nhập vào Trung Quốc.
- Thi hành chính sách
đồng hóa, bóc lột dân ta
tàn bạo.
- Đặt ra hang trăm thứ
thuế.
- Bắt dân ta phải bỏ
phong tục tập quán của
mình.
? Trong 20 năm đô hộ của
nhà Minh đã để lại hậu quả - Xã hội nước ta thêm
khủng hoảng sâu sắc, đất
gì.
nước bị tàn phá, lạc hậu
nhân dân lâm vào cảnh
lầm than, điêu đứng.
? Nhận xét về chính sách
cai trị của nhà Minh đối với - Nhận xét: Vô cùng thâm
độc và tàn bạo.
nhân dân ta.
- Chúng muốn dân ta lệ
? Tất cả những chính sách

thuộc chúng mãi mãi.
đó nhằm mục đích gì.
3/ Những cuộc khởi
nghĩa của quý tộc nhà
Hoạt động 3
Trần:
- Trình bày: Sau khi cuộc
kháng chiến của nhà Hồ bị
thất bại, nhân dân ta ở
nhiều nơi đã nỗi dậy khởi
nghĩa như:
- Phạm ngọc: Đồ Sơn.
- Lê Ngã: Quảng Ninh.
- Phạm Chấn: Đông Triều.
- Phạm Tất Đạt: Bắc Giang
- Trần Nguyên Thôi: Phú
Thọ
- Trần Nguyên Khang: Thái
Nguyên.
a. Khởi nghĩa Trần

Trần
Ngỗi

của
Ngỗi (1407-1409)
? Trong đó có 2 cuộc khởi
Trần
Quý
Khoáng.

nghĩa tiêu biểu của ai.
? Nêu một vài nét về Trần - Trần Ngỗi là con cháu
của vua Trần Nghệ Tông
Ngỗi.
được Trần Triệu Cơ đưa
lên làm minh chủ vào
10/1407. Trần Ngỗi tự
xưng là Giản Định Hoàng
-3-


Đế.
- Trần Ngỗi là con của
vua Trần, thàng 10/ 1407
tự xưng là Giản Định
Hoàng đế.
- Đầu 1408 Trần Ngỗi
Dựa
vào
sgk
trình
bày
kéo quân vào Nghệ An
? Cuộc khởi nghĩa của Trần
Ngôi diễn ra như thế nào.
- Tháng 12-1408 nghĩa
quân kéo đánh thành Bô
Cô (Nam Định).
? Sau chiến thắng ở Bô Cô
Trần ngỗi đã làm gì.

? Dẫn đến kết quả của cuộc
khởi nghĩa như thế nào.
- Trình bày tiếp: Sau khi
Trần Ngỗi giết chết Đặng
Tất và Nguyễn Cảnh Chân
thì con trai của 2 người này
đã bỏ đi và đưa Trần Quý
Khoáng lên ngôi, lấy hiệu
là Trùng Quang Đế tiến
hành phát động khởi nghĩa.

- Nghe lời gièm pha đã
giết 2 tướng Đặng Tất và
Nguyễn Cảnh Chân.
 sau đó khởi nghĩa thất
- Dựa vào SGK trả lời
bại.

b. Khởi nghĩa của
Trần Quý Khoáng:
(1409-1414).
- Cuộc khởi nghĩa phát
triển từ Thanh Hóa đến
Hóa Châu.

? Dưới sự lãnh đạo của Trần
Quý khoáng khởi nghĩa - Dựa vào SGK trả lời
diễn ra như thế nào.
? Giữa 1411 quân Minh đã
- Mở cuộc tấn công vào

làm gì.
Thanh Hóa, nghĩa quân
rút vào Thuận Hóa.
? Tháng 8-1413 quân Minh
- Đánh vào Thuận Hóa,
làm gì.
nghĩa quân tan rã dần.
Trần Quý Khoáng, Đặng
Dung, Nguyễn Cảnh Dị bị
- Tháng 8-1413, quân
bắt.
Minh tăng cường đàn áp,
? Kết quả của cuộc khởi
cuộc khởi nghĩa thất bại.
nghĩa như thế nào.
? Các cuộc khởi nghĩa tuy - Là ngọn lửa nuôi
thất bại nhưng nó mang dưỡng tinh thần yêu
lại ý nghĩa gì.
nước của nhân dân ta.
4. Củng cố:
? Trình bày diễn biến CKC chống quân Minh Xâm lược của nhà Hồ.
-4-


? Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với đất nước ta.
? Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. ý nghĩa của các
cuộc khởi nghĩa đó.
? Nêu những nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
xâm lược.
- Khởi nghĩa diễn ra không đồng bộ, còn rời rạc.

- Quân Minh được tăng viện ở nhiều nơi.
- Lực lượng khởi nghĩa còn non yếu.
5. Hướng dẫn
- HS học thuộc bài, trả lời các xâu hỏi trong SGK.
- HS xem lại tất cả các bài để tiết sau chúng ta tiến hành “Làm bài tập lịch sử”
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tiết 34
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa tất cả các kiến thức về lịch sử đã học từ đầu năm cho đến nay.
- Nắm được các giai đoạn phát triển của lịch sử.
- Nắm được thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
- Nắm được nền tảng kinh tế và hai giai cấp trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ.
- Nắm được những thánh tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của
Đại Việt ở thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu
kinh tế, văn hóa mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hòa dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện,
biến cố lịch sử để rút ra nhận xét kết luận cần thiết.
- Sử dụng lược đồ.
- Phân tích tranh ảnh, trả lời các câu hỏi.

- Lập bảng thống kê.
- Rèn luyện tính tự giác học tập, tinh thần thái độ học tập tốt.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung ôn tập
-5-


HS: Kiến thức ở tất cả các bài.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của
Hoạt động của
Nội dung
GV
HS
- Lần lượt nêu các - Nhớ lại, lần
câu hỏi củng cố lượt trả lời
1/ Điều kiện tự nhiên của các nước Đông
lại kiến thức cũ
Nam Á?
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, hiện
- HS khác bổ nay gồm l l nước.
sung
- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai
mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lơi
- Có thể cho điểm

cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ,
đối với các HS trả
quả.
lời tốt
2/ Sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam
Á:
a) Sự hình thành các quốc gia cổ ở Đông
Nam Á:
- Đến những thế kỉ đầu Công nguyên,
cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt. Chính
thời gian này các quốc gia đầu tiên ở Đông
Nam Á xuất hiện.
- Trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên, có
hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành:
Vương quốc Cham-pa ở Trung bộ Việt Nam,
Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê
Công...
b) Sự hình thành và phát triển của các quốc
gia phong kiến:
- Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, là thời kì
phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong
kiến Đông Nam Á:
+ Quá trình mở rộng, thống nhất lãnh thổ và
đạt nhiều thành tựu văn hoá.
+ Một số quốc gia hình thành và phát triển:
Mô-giô-pa-hít (In-đô- nê-xi-a), Đại Việt,
Cham-pa, Ăng-co (trên bán đảo Đông
Dương)...
- Đến thế kỉ XIII, do sự tấn công của người
Mông Cổ, người Thái phải di cư xuống phía

nam, rồi lập nên Vương quốc Su-khô-thay, một
bộ phận khác lập nên Vương quốc Lạn Xạng
(thế kỉ XIV)...
-6-


- Nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong
kiến Đông Nam Á suy yếu giữa thế kỉ XIX trở
thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
3/ Quá trình thành lập nhà Lý diễn ra như
thế nào?
+ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối
ngôi và năm l009 thì qua đời.
+ Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công
Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
- Lý Thái Tổ với việc dời đô ra Đại La, đổi tên
là thành Thăng Long (1010):
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Năm l054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ
bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Chính quyền trung ương: đứng đầu là
vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai
ban văn, võ.
+ Chính quyền địa phương: cả nước chia
thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện,
dưới huyện là hương, xã.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÝ

+ Chính quyền Trung ương:


- Vẽ sơ đồ

Vua, quan đại thần

Quan văn

Quan võ

+ Chính quyền địa phương:
Lộ, phủ

Huyện

Hương



4/ Luật pháp, quân đội và chính sách đối
nội, đối ngoại thời Lý:
* Luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình
thư.
+ Nội dung: Bao gồm những quy định chặt
chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, bảo vệ
-7-


của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm
việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông

nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm
khắc.
* Quân đội:
+ Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và
quân thuỷ.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung,
nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân còn chia làm hai loại: cấm
quân và quân địa phương.
* Chính sách đối nội, đối ngoại:
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
+ Đặt quan hệ ngoại giao bình thường
với nhà Tống, Cham-pa.
+ Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.
5/Trình bày những thành tựu về xã hội, văn
hóa và giáo dục mà nhà Lý đã đạt được?
* Xã hội:
- Thống trị: Vua quan, một số quan lại, một
số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành
địa chủ.
- Bị trị: Nông dân, thợ thủ công và nô tì.
* Văn hoá, giáo dục:
- Năm l070, Văn Miếu được xây dựng ở
Thăng Long.
- Năm l076, mở Quốc tử giám.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật.
- Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến
trúc, điêu khắc... đều phát triển, tiêu biểu là
chùa Một Cột, thượng Phật A-di-đà, hình rồng

thời Lý.
6/ Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần
trong cuộc kháng chiến lần 3 (1287-1288)?
- Thực hiện “vườn không nhà trống”.
- Phục kích đánh vào điểm yếu của giặc.
- Tận dụng địa hình, địa thế của nước
nhà “bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng”.
- Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt
địch, giành thắng lợi.
7/ Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc
kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác
so với lần thứ hai?
* Điểm giống:
- Thực hiện “ vườn không nhà trống” để cô
lập kẻ thù.
-8-


- Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt địch,
giành thắng lợi.
* Điểm khác:
- Phục kích đánh vào điểm yếu của giặc
(đánh đoàn thuyền lương của trương Văn Hổ)
- Tận dụng địa hình, địa thế của nước nhà
“bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng”.
4. Củng cố:
Khái quát lại nội dung ôn tập
5. Hướng dẫn
Học bài chuẩn bị thi HK I
IV. Rút kinh nghiệm:

.............................................................................
…………………………………………………

-9-

Trình ký: 3/12/2016

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×