Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tính chất của đất dưới một số trạng thái thảm thực vật tại xã vầy nưa, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

i

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Lâm học, bộ
môn Khoa học đất cùng các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn
bè đồng nghiệp.
Xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Minh Thanh, người đã trực
tiếp hướng dẫn thực hiện luận văn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thày cô giáo bộ
môn Khoa học đất, bộ môn Lâm sinh trường đại học Lâm nghiệp
Xin trân trọng cám ơn Ban tổ chức tỉnh ủy Hòa Bình nơi tôi công tác,
UBND và bà con nhân dân xóm Dướng xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa
Bình đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
hiện trường.
Trân trọng cám ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè đồng
nghiệp trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013
Tác giả

Bùi Mạnh Cường


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii


Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Ở Ngoài nước .......................................................................................... 3
1.1.1. Những nghiên cứu về đất rừng và ảnh hưởng của đất đến cây rừng ....... 3
1.1.2. Những nghiên cứu về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng ..... 8
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
1.1.3. Những nghiên cứu về đất rừng và ảnh hưởng của đất đến cây rừng 9
1.1.4. Những nghiên cứu về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng ... 15
1.3. Nhận xét, đánh giá chung ..................................................................... 17
Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 18
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.4.1. Thu thập và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..19
2.4.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp ........................................................ 19
2.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........................... 22


iii

Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ......................................... 24

3.1.1. Vị trí địa lý và hành chính của khu vực nghiên cứu ...................... 24
3.1.2. Điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu .................................... 24
3.1.3. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu .......................................... 26
3.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu .............................. 26
3.1.5. Tình hình lớp thảm thực vật ........................................................... 27
3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội: ...................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29
4.1. Đặc điểm cầu trúc thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu .................... 29
4.1.1. Một số đặc điểm cấu trúc lớp thảm thực vật khu vực nghiên cứu . 29
4.1.2. Một số đặc điểm vật rơi rụng ......................................................... 31
4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới một số trạng thái thảm thực vật .....33
4.2.1. Hình thái phẫu diện đất rừng trồng Keo tai tượng ........................ 34
4.2.2. Hình thái phẫu diện đất dưới rừng trồng Luồng ........................... 37
4.3.3. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái rừng nghèo..................... 40
4.3.4. Hình thái phẫu diện đất dưới rừng tự nhiên trạng thái trung bình 43
4.3.5. Hình thái phẫu diện đất dưới tán rừng tự nhiên trạng thái rừng
giàu ........................................................................................................... 46
4.3.6. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái trảng cỏ cây bụi ............. 49
4.3.7. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái trảng cỏ .......................... 50
4.4. Đặc điểm môt số tính chất lý học đất ................................................... 51
4.4.1. Dung trọng ..................................................................................... 52
4.4.2. Tỷ trọng đất .................................................................................... 53
4.4.3. Độ xốp ............................................................................................ 54
4.4.4. Khả năng thấm nước của đất dưới trạng thái thảm thực vật ......... 56


iv

4.5. Một số tính chất hóa học của đất .......................................................... 59
4.5.1. Độ chua của đất ............................................................................. 59

4.5.2. Hàm lượng mùn (OM%)................................................................. 61
4.5.3. Đạm tổng số ................................................................................... 63
4.5.5. Trữ lượng mùn và trữ lượng đạm trong đất ................................... 66
4.5.6. Hàm lượng các chất dễ tiêu ........................................................... 68
4.6. Một số đề xuất định hướng cải thiện tính chất của đất dưới các trạng
thái thảm thực vật ........................................................................................ 73
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

D1.3

Đường kinh thân tại 1,3 m

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt
OTC

Đường kính tán

Ô tiêu chuẩn

TC

Độ tàn che

VRR

Vật rơi rụng

TTV

Thảm thực vật

Ndt

Đạm dễ tiêu

Pdt

Lân dễ tiêu

Kdt

Ka li dễ tiêu

OM

Hàm lượng mùn


C

Các bon

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
3.1

Tên bảng
Các đặc trưng về khí hậu khu vực nghiên cứu

Trang
25

4.1 Một số đặc điểm cấu trúc thảm thực vật khu vực nghiên cứu

31

4.2 Một số đặc điểm vật rơi rụng khu vực nghiên cứu


32

4.3 Một số tính chất vật lý dưới tán trạng thái thảm thực vật

52

4.4 Vật rơi rụng tươi và độ xốp

56

4.5 Tốc độ thấm nước ban đầu của các trạng thái thảm thực vật

58

4.6 Kết quả phân tích pHKCl tại khu vực nghiên cứu

59

4.7 Hàm lượng mùn tổng số tại khu vực nghiên cứu

62

4.8 Hàm lượng đạm tổng số tại khu vực nghiên cứu

64

4.9 Kết quả phân tích trữ lượng mùn và trữ lượng đạm trong đất

65



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Biểu đồ nhiệt ẩm Gausen - Walter

26

4.1

Dung trọng của đất dưới các trạng thái thảm thực vật

53

4.2

Tỷ trọng của đất dưới các trạng thái thảm thực vật

54

4.3


Độ xốp của đất dưới các trạng thái thực vật

55

4.4

Biểu đồ pHKCl dưới trạng thái thảm thực vật

60

4.5

Mùn tổng số dưới các trạng thái thảm thực vật

63

4.6

Đạm tổng số dưới trạng thái thảm thực vật

64

4.7

Tỷ lệ C/N dưới các trạng thái thảm thực vật

65

4.8


Trữ lượng mùn trên các trạng thái thảm thực vật

67

4.9

Trữ lượng đạm trên các trạng thái thảm thực vật

68

4.10 Đạm dễ tiêu trên các trạng thái TTV

69

4.11 Lân dễ tiêu dưới các trạng thái thảm thực vật

70

4.12 Kali dễ tiêu dưới các trạng thái TTV

72


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất có ý nghĩa rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của thảm
thực vật. Đất càng tốt có độ phì càng cao, thảm thực vật sinh trưởng và phát
triển càng mạnh. Ngựơc lại thảm thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối

với đất và sự hình thành đất. Các ngành thực vật bậc thấp như tảo được coi là
những thực vật đầu tiên có khả năng quang hợp tự dưỡng. Chúng cùng với
các vi khuẩn đã tạo nên những chất hữu cơ đầu tiên trên đá mẹ từ những chất
vô cơ. Quá trình quang hợp của những thực vật bậc thấp đầu tiên này đã biến
CO2 và H2O thành những hợp chất hữu cơ đầu tiên, khi chúng chết đi cơ thể
để lại những chất hữu cơ trong đất. Từ đó dưới tác dụng của vi sinh vật các
lớp mùn được hình thành. Kết quả phát triển của thực vật bậc thấp tích luỹ
trong môi trường các nguyên tố N, P, K, S …và các chất hữu cơ, đó là những
chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật bậc cao phát triển. Thực vật bậc cao
phát triển trên lớp mùn đầu tiên đó lại tiếp tục phá huỷ đá, tổng hợp nên chất
hữu cơ.
Trải qua một quá trình lâu dài dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hoá
học, sinh học, lớp đất mặt đã được hình thành và phát triển tạo điều kiện cho
thế giới thực vật lan rộng bao phủ bề mặt trái đất. Thực vật càng phát triển
phong phú về số lượng và thành phần thì khi chúng chết đi để lại trong đất
càng nhiều chất hữu cơ làm giàu cho đất. Nạn phá rừng bừa bãi và khai thác
huỷ diệt tài nguyên rừng tại các vùng đầu nguồn, việc san lấp ao, hồ để lấy
chỗ xây dựng nhà ở tại các thành phố và vùng nông thôn, việc sử dụng đất
không hợp lý, du canh, du cư, nền sản xuất độc canh của các hệ thống nông,
lâm nghiệp là những ví dụ điển hình làm rối loạn các chu trình sinh thái, huỷ
hoại chức năng có lợi của hệ thống sinh học, làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, gây biến đổi môi trường.


2

Vầy Nưa là một xã thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình với độ che phủ
bình quân của rừng đạt xấp xỉ 30% và phần lớn là rừng thứ sinh nghèo. Địa
hình đồi núi, độ dốc trung bình từ 20 - 350, rừng đầu nguồn bị tàn phá nên
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và xói mòn mạnh vào mùa

mưa làm giảm năng suất cây trồng và đe doạ khả năng cung cấp lương thực,
thực phẩm của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp. Trong những năm gần đây
công tác trồng và bảo vệ rừng đã được chú trọng, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng
và phát triển của một số loài cây trồng thấp hơn một số vùng khác. Địa bàn
nghiên cứu cũng chứa đựng những mâu thuẫn điển hình giữa cuộc sống vốn
đang khó khăn của người dân với sự tồn tại của rừng; giữa trình độ dân trí
thấp và nhu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và sinh thái; giữa chức
năng sinh thái và kinh tế của rừng.
Nguyên nhân cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, khả năng phục
hồi rừng chậm ở đây có liên quan gì đến điều kiện đất đai không? Các yếu tố
nào của đất có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và năng suất của rừng?
Ảnh hưởng của rừng đến độ phì của đất như thế nào?
Đề góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài “ Nghiên cứu tính
chất của đất dưới một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hòa Bình” đã được đề xuất thực hiện.
Kết quả đề tài làm cơ sở đánh giá tiềm năng sản xuất của đất dưới tán
rừng , phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và lựa chọn loài cây trồng thích
hợp góp phần làm tăng chất lượng rừng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở Ngoài nước
1.1.1. Những nghiên cứu về đất rừng và ảnh hưởng của đất đến cây rừng
V.V. Đacutraev (1846-1903). Có thể nói ông là người sáng lập ra khoa
học về đất, nêu ra những nguyên tắc khoa học về sự phát sinh và phát triển
của đất. Trước ông những nghiên cứu về đất không đặt trong mối liên hệ với
những quy luật phát sinh và hình thành ra nó. Theo ông, nghiên cứu như vậy

không toàn diện và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không tìm ra được những
biện pháp tốt để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ông khẳng định rõ ràng mối
liên quan có tính chất quy luật giữa đất và các điều kiện của môi trường xung
quanh. Trong nhiều năm nghiên cứu, kết quả được thể hiện ở trong công trình
phân loại đất Secnôzôm ở Nga. Trong đó, Ông đã nêu ra học thuyết hình
thành đất Secnôzôm, mô tả tính chất của chúng, những số liệu phân tích đặc
điểm hình thái, quy luật phân bố đất Secnôzôm và phương pháp nâng cao độ
phì nhiêu của chúng. Trên cơ sở nghiên cứu ấy, ông đã nêu ra cơ sở khoa học
của việc hình thành đất trong điều kiện tự nhiên. Ông cho rằng đất là một vật
thể thiên nhiên, có lịch sử riêng. Nó được hình thành do tác động của 5 yếu tố
là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Nghiên cứu đất không chỉ
xét từng yếu tố, từng điều kiện riêng rẽ, mà phải xét chúng trong mối liên
quan chặt chẽ với nhau. Ngoài ra ông còn nêu ra các vùng tự nhiên ảnh hưởng
tới sự hình thành đất, sơ đồ phân loại đất của nửa phía bắc địa cầu, các
phương pháp nghiên cứu đất và những biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của
đất. Ông đã gắn chặt thổ nhưỡng lý thuyết với thực hành và đã nghiên cứu
nguyên nhân làm cho khô hạn ở vùng đất thảo nguyên và đưa ra các biện
pháp cải thiện chế độ nước ở vùng này để nâng cao độ phì nhiêu của đất (dẫn


4

theo Nguyễn Hữu đạt) [3].
V.V. Docutraev đã nhấn mạnh rằng nhân tố chủ đạo trong quá trình hình
thành đất ở nhiệt đới là thảm thực vật rừng. Bởi thực vật là nhân tố sáng tạo ra
chất hữu cơ và khi chết đi nó tạo thành mùn.
Từ lâu trong vùng ôn đới vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tự
nhiên và rừng trồng đến độ phì của đất đã được nghiên cứu nhiều năm như
Richard (1948, 1959), Zon C.V (1954, 1971), Remezov (1959), Rodin và
Bazilevich (1967), Saly.R (1985), William. Fritchett (1979) [5].

Năm 1970, Weck, J đã nghiên cứu và cho thấy mối quan hệ giữa sinh
trưởng của loài Techtona Grandis tại Su Đăngvới một số yếu tố đất: R = 1/3 x
P x S. Trong đó R là sinh trưởng hàng năm (m3/ha); P là độ dày tầng đất (cm);
S là độ no bazơ (mg/100g) [21].
Webb và Tracey (1969) trong rừng Nula nhiệt đới ở Úc sinh trưởng của
thực vật phục thuộc vào đá mẹ, độ ẩm của đất, trong rừng thứ sinh một số
nhân tố quan trọng là độ dày tầng đất, thành phần cấp hạt, CaCo 3, hàm lượng
mùn và đạm (dẫn theo Ngô Đình Quế, 2008) [8].
Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ
ngắn đã cho thấy đất rừng bị thoái hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho
biết khi thay thế rừng tự nhiên bằng P.radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản
lượng 400 m3/ha đã làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực
mục rừng thông khó phân giải nên làm chậm quay vòng các chất khoáng ở
các dạng lập địa này (dẫn theo Phạm Văn Điển) [4].
Độ phì của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các loài cây khác nhau
cũng có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất. Trong những năm gần đây có
một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho
từng đối tượng cây trồng cụ thể. Mối quan hệ giữa sinh trưởng của Tếch


5

(Tectona grandis) và một số yếu tố đất được xây dựng thông qua phương
trình: R = 1/3 (P x S) (Week, 1970) [16], trong đó R là lượng tăng trưởng
hàng năm (m3/ha); P là độ dày của tầng đất (cm) và S là độ no bazơ (mg/100 đất).
Chakraborty. R. N và Chakraborty. D (1989) đã nghiên cứu về sự thay
đổi tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4, các tác giả cho
rằng rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như
độ chua của đất biến đổi 5,9 - 7,6; khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9%

lên 32,7%, chất hữu cơ tăng từ 0,81% lên 2,70%, đạm tăng từ 0,36 lên 0,50%
và đặc biệt màu sắc của đất cũng biến đổi một các rõ rệt từ màu nâu vàng
sang màu nâu [6].
Nghiên cứu các loài cây lá kim vùng núi cao Rocky Mountain (Hoa Kỳ)
Merrill R. Kaufmann and Michael G. Ryan (1986) đã kết luận: giữa tăng
trưởng thể tích hàng năm (Ann VolGr) và hiệu suất sinh trưởng (Growth
Efficency) có mối quan hệ với một số nhân tố lập địa là: tiềm năng hấp thụ
bức xạ (PAI - Potential absorbed irradiance), tọa độ địa lý (Azim - Azimuth),
độ cao so với mực nước biển (Elev - Elevation), khả năng cung cấp nước
(Water Sup - Water Supply), sự cạnh tranh diện tích lá (LA Comp - Leaf area
competition) và các hệ số sử dụng cho các biến tuyệt đối (b1, b2) [20].
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều công trình của các tác giả trên thế
giới đi sâu nghiên cứu về tính chất của đất ở các khu vực khác nhau, ở các
trạng thái khác nhau và đã rút ra được kết luận là: Nhìn chung độ phì của đất
dưới rừng trồng đã được cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N,
Pande.P



Ranthore,

1984;

Báu.P.K



Aparajita

Mandi,


1987;

Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993). Các loài cây khác nhau
có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự thủy phân
thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; Trung


6

tâm lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K
và Baaerjee.S.K, 1988).
Công trình nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng đối với đất của
Monin (Nga) đã chứng minh rằng : “Với mỗi loại thảm che khác nhau, lượng
vật chất hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ phì của đất
là khác nhau” [8].
Chijiok (1989) đã nghiên cứu sự thay đổi độ phì của đất nhiệt đới do
trồng cây Lõi thọ và Thông caribaea thuần loài ở 5 khu vực tại Trung Phi và
Nam Mỹ cũng thấy lượng mùn, đạm bị giảm đi nhanh chóng. Đến năm thứ 6 7 các yếu tố này vẫn chưa được hồi phục. Lượng kali ban đầu tuy có tăng lên
nhưng sau đó lại bị giảm đi rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy, với chu kỳ khai thác
14 năm trung bình đất mất đi 150 - 400kg đạm, 200 - 1000kg kali cho mỗi
hecta. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ một
lượng dinh dưỡng rất lớn ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn. Vì
vậy việc trồng cây mọc nhanh với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm
cho đất nhanh chóng bị kiệt quệ hơn so với các rừng trồng cây lá kim có chu
kỳ dài (80 - 100) như ôn đới (dẫn theo Ngô Đình Quế) [7].
Nghiên cứu của Mongia.A.D và Bandyopadhyay.A.K (1992) đã xác
nhận rằng, việc thay thế rừng mưa nhiệt đới bằng các loại rừng trồng có giá trị
kinh tế cao như : Tếch, Cọ Dầu,… là nguyên nhân dẫn đến giảm chất hữu cơ,
kali dễ tiêu, lân dễ tiêu và đặc biệt là dung trọng của đất tăng lên.

Ohta (1993) nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc trồng rừng
Keo lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippin. Tác giả đã xem xét sự biến đổi tính
chất đất dưới rừng Keo lá tràm 5 năm tuổi và rừng Thông ba lá 8 tuổi trồng
trên đất thoái hoá nghèo kiệt. Kết quả của tác giả cho thấy trồng rừng đã làm
thay đổi dung trọng và độ xốp của đất ở tầng 0 - 5 cm theo hướng tích cực.


7

Tuy nhiên, lượng Ca2+ ở tầng đất mặt dưới 2 loại rừng lại thấp hơn so với đối
chứng (đất trống).
Marquez.O, Hernendez, Torres.A và Franco.W (1993) nghiên cứu sự
thay đổi tính chất đất dưới rừng Tếch trồng thuần loài ở các tuổi 2, 7 và 12.
Tác giả cho thấy đất ở dưới rừng Tếch tuổi khác nhau đã có sự biến đổi khác
nhau, cụ thể là Ca2+, Mg2+, pH và dung lượng cation trao đổi là cao nhất ở
rừng Tếch 12 tuổi. Tuy nhiên, lượng lân dễ tiêu lại giảm đi một cách rõ rệt
theo tuổi trong khi lượng Kali dễ tiêu lại biến động rất ít [7].
Theo Smith.C.T (1994) thì việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh
hưởng tích cực khi mà độ phì của đất được cải thiện. Ngược lại, nó có thể ảnh
hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong
đất. Nhìn chung, việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy nhiên,
việc sử dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là nguyên
nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất [8].
Trong nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng của Mônin (Liên Xô
cũ) thì chất rơi rụng hàng năm như sau:
Ở thực bì thảm cỏ và thảo nguyên: 1 - 3 tấn/ha. Rừng ôn đới: 5 - 7 tấn/ha.
Ở rừng - thảo nguyên: 3 tấn/ha .
Ở rừng mưa mùa: 3 tấn/ha .
Ở rừng mưa nhiệt đới xích đạo : 10 - 20 tấn/ha .
Điều này chứng tỏ hàng năm với mỗi loại thảm che khác nhau cho chất

thải trả lại cho đất và làm tăng độ phì cho đất cũng khác nhau, kết quả nghiên
cứu rừng mưa nhiệt đới có số lượng dinh dưỡng trả lại cho đất là lớn nhất
Nghiên cứu của Keeves (1996) (dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2001) đã cho
thấy sự thoái hóa lập địa khi khai thác rừng thông chu kỳ ngắn ở Úc. Theo tác
giả có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng [14].


8

Trong những năm gần đây, trung tâm Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã
nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho trồng rừng ở các nước
nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là bạch đàn,
thông, keo trồng thuần loại trên các lập địa khác nhau ở các nước Congo,
Brazil, Nam Phi, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã
có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự phân huỷ
thảm thực vật và chu trình dinh dưỡng khoáng (CIFOR, 1999) [7], [10].
1.1.2. Những nghiên cứu về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng
Sự thấm nước của đất là một trong những vấn đề được nghiên cứu sâu
rộng trong lĩnh vực thủy văn học, nó có tác dụng rất quan trọng trong việc
hình thành cơ chế phát sinh dòng chảy. Nhìn chung, đất rừng có tốc độ thấm
nước lớn hơn so với đất dưới các thảm thực vật khác, tốc độ thấm nước ổn
định của đất rừng có thể đạt 800 mm/giờ trở lên (Dunne T, 1978) [18]. Theo
tác giả Trần Huệ Tuyền (1994) [14], đất rừng có độ hổng ngoài mao quản
lớn, nên tốc độ thấm nước và lượng nước thấm của đất rừng tăng lên. Có thể
mô phỏng quá trình nước thấm xuống đất rừng theo mô hình Philip (Diêu Hoa
Hạ, 1989 [14]; Thẩm Băng và Nông Tấn, 1992 [2]).
Lượng nước giữ trong đất rừng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá
hiệu quả nuôi dưỡng nguồn nước của rừng.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc thường dùng lượng nước bão hòa các

lỗ hổng ngoài mao quản trong đất rừng để tính toán lượng nước thấm xuống
đất. Theo các kết quả nghiên cứu, mỗi héc ta đất rừng có thể tích giữ được
lượng nước 641 - 679 tấn/năm (dẫn theo Phạm Văn Điển, 2006) [4].
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trò của rừng trong việc hấp
thụ khí carboníc (CO2) đã được khẳng định. Một khu rừng nguyên sinh có thể
hấp thu được 280 tấn carbon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn carbon nếu bị


9

chuyển thành đất du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu
được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ
khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị
chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp (Brown và Pearce, 1994) [17].
Aiken et al (1982) khi nghiên cứu về tác động môi trường của rừng cao
su ở bán đảo phía tây Singapo đã nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước
và bảo vệ đất của rừng trồng cao su. Ông kết luận rằng, quá trình trồng cao su
sẽ không tránh khỏi sự gia tăng dòng chảy mặt và xói mòn đất. Xói mòn đất
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người trồng cao su tiến hành phát dọn thực
bì dưới tán rừng (dẫn theo Trần An Phong) [5].
1.2. Ở Việt Nam
1.1.3. Những nghiên cứu về đất rừng và ảnh hưởng của đất đến cây rừng
Nghiên cứu đất rừng mang những đặc trưng rõ nét mà các nhà nghiên
cứu đều quan tâm chú ý đó là mối quan hệ hữu cơ giữa đất và thảm thực vật
rừng, tức ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, bởi vậy sự phân bố
của thực vật vô cùng phong phú. Trước đây, khi rừng còn chiếm 3/4 diện tích
đất nước, hầu hết các loài thực vật nhiệt đới đều có mặt ở các loại đất Việt
Nam. Hiện nay rừng bị tàn phá, nhiều loài thực vật đã bị suy giảm nghiêm
trọng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nhất là những loài thực vật quí

hiếm, có tác dụng làm thuốc hoặc có giá trị kinh tế cao.
Năm 1997 chương trình môi trường liên hợp quốc đã đánh giá tổng thể
về thoái hoá đất ở 17 quốc gia Đông Nam á với sự tham gia của Việt Nam
(Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, UNEP, 1997). Hai mươi tiêu thức được sử
dụng để đánh giá các kiểu thoái hoá và lập bản đồ toàn vùng, trong đó chú
trọng đến thoái hoá đất do con người gây ra về quy mô, tốc độ, nguyên nhân
và ảnh hưởng của quá trình này đến sức sản xuất của đất. Kết quả cho thấy


10

rằng bên cạnh xói mòn rửa trôi do nước thì thoái hoá hoá học đất Việt Nam
là khá nghiêm trọng so với các nước trong vùng. Nhận thức được những đặc
điểm quan trọng này, trong nhiều thập kỷ qua khoa học đất đã tạo ra cơ sở
khoa học và đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật để khắc phục các mặt hạn chế
hoá học của độ phì nhiêu, chuyển hoá độ phì nhiêu tiềm năng sang độ phì
nhiêu hữu hiệu.
Độ phì của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng và phát triển của các thảm thực vật rừng và cây trồng. Ngược
lại các thảm thực vật rừng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến độ phì đất rất
khác nhau. Vì vậy, duy trì và làm tăng độ phì đất là yếu tố then chốt để làm
bền vững tài nguyên đất. Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi
các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế, thoái hoá và phục
hồi rừng của các thảm thực vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì đất biến
động rất lớn ứng với mỗi loại thảm thực vật, thảm thực vật đóng vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì độ phì đất [1].
Sự phát triển nông lâm nghiệp có liên quan chặt chẽ đến vấn đề sử dụng
và quản lý đất. Việc xác định ranh giới giữa đất rừng và đất nông nghiệp là
hoàn toàn tương đối, vì trên thực tế không có một loại đất chỉ phù hợp với
một loại cây trồng, điều này lại càng đúng với vùng đồi núi. Đất rừng và rừng

là hai yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, do đó phương thức quản lý đất canh
tác, đất rừng thích hợp nhất là tăng cường độ phủ xanh bằng hệ canh tác nông
lâm kết hợp, hoặc cây nông nghiệp với phương thức xen canh, luân canh.Với
phương thức đó, không những làm đa dạng hoá sản phẩm cho nông dân, mà
còn bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn và tạo được lượng phân xanh từ tàn dư
cây trồng trả lại cho đất nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Nếu con người tác động làm thay đổi thảm che từ rừng tự nhiên bằng các
rừng trồng cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nghiên cứu của Nguyễn Ngọc


11

Bình (1980), Hoàng Xuân Tý (1973) đã chứng tỏ sự thoái hoá lý tính và chất
hữu cơ ở tầng mặt nếu phá rừng gỗ tự nhiên để trồng rừng luồng và tre [15] [16].
Các phương thức khai thác phục hồi rừng khác nhau đã ảnh hưởng trực
tiếp đến độ phì đất, kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (1985) cho thấy đối
với đất Bazan ở Kon Hà Nừng thì cường độ khai thác mạnh (40 - 50%) thậm
chí gần như khai thác kiệt thì độ phì đất có giảm nhưng không lớn và khả
năng phục hồi độ phì cũng khá cao do địa hình bằng phẳng và đất mau chóng
được che phủ bởi lớp thực vật tầng dưới. Đối với đất có độ phì khá lớn, thành
phần cơ giới nhẹ, độ dốc lớn ở Quì Châu - Nghệ An thì sau 20 năm chặt trắng
độ phì đất giảm rõ rệt so với đối chứng và sau 20 năm độ phì đất chưa thể
khôi phục được mặc dù rừng mới đã che kín đất. Đối với đất có thành phần cơ
giới nặng hơn, độ dốc lớn, phát triển trên phiến thạch sét ở Hương Sơn - Hà
Tĩnh, qua một năm chặt cường độ 40% cho thấy độ phì đất giảm so với đối
chứng 15% [9].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hoá sinh
của đất ở Bắc Sơn của Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã chứng
minh rằng tính chất hoá học đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm
thực vật. Ở những nơi đất có độ che phủ thấp tính chất của đất biến đổi theo

xu hướng xấu. Đất bị chua hoá, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu NH4,
P2O5 đều thấp hơn rất nhiều so với đất được che phủ tốt [13].
Nhiều tác giả đã nhấn mạnh vai trò của độ dày tầng đất và sự thoái hóa
đất rừng khi phân hạng đất cho rừng tự nhiên và chọn đất cho trồng rừng ở
Việt Nam: Bồ đề, Luồng, Tếch, Bạch đàn, Thông nhựa, Quế...của Đỗ Đình
Sâm (1983 - 1985), Hoàng Xuân Tý (1974), Nguyễn Ngọc Bình (1980),
Nguyễn Xuân Quát - Ngô Đình Quế (1970 -1977). Ngô Đình Quế (1983 1988), đã tìm thấy một số quan hệ giữa độ dày tầng đất, độ pH, độ xốp, mùn,


12

đạm, thành phần cơ giới, với sinh trưởng của cây và xây dựng tiêu chuẩn cho
việc chọn lập địa, phân hạng đất cho việc trồng các loài cây trên.
Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ
phì của đất qua các quá trình diễn thế thoái hoá và phục hồi rừng của các
thảm thực vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy, độ phì đất biến động rất lớn
ứng với mỗi loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì độ phì đất [1].
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý (1976) cho thấy, sau 10 - 20 năm
trồng Bạch đàn liễu và Bạch đàn trắng trên đồi trọc, các tính chất hoá học cơ
bản của đất chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Các thí nghiệm theo dõi động
thái độ ẩm đất dưới 3 khu rừng Bạch đàn liễu 2 - 8 tuổi, bước đầu cho thấy,
độ ẩm dưới rừng bạch đàn 7 và 8 tuổi luôn khô hơn khu 2 tuổi và đối chứng
(đất trống) rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay chưa đánh giá được hiện tượng đất khô
là do rễ bạch đàn hút, hay do bốc hơi vật lý vì thảm thực bì dưới rừng bạch
đàn thường kém phát triển và thường xuyên bị quét lá.
Khi nghiên cứu đặc điểm của đất trồng rừng Thông nhựa và ảnh hưởng
của rừng đến độ phì đất, Ngô Đình Quế (1985) cho rằng: sau 8 - 10 năm trồng
rừng Thông nhựa, tính chất hoá học đất có thay đổi nhưng không nhiều, khả
năng tích luỹ mùn của rừng thấp, độ chua thuỷ phân tăng. Tuy nhiên, lý tính

của đất được cải thiện đáng kể, cụ thể là độ xốp của đất dưới rừng Thông tăng
lên ở tầng 0 - 20 cm từ 2 - 4%, độ ẩm của đất tăng từ 1 - 3% so với nơi đất
trống [7].
Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu rừng trồng Bồ đề (Styrax
tonkinensis) thuần loại ở 4 hạng đất khác nhau (hạng I đến hạng IV) để theo
dõi ảnh hưởng của rừng Bồ đề đến các đặc điểm cơ bản của đất trong suốt
chu kỳ kinh doanh 10 năm. Tác giả đã chứng minh rằng hàm lượng đạm và
mùn đều bị giảm ở 4 hạng đất khi phá rừng tự nhiên để trồng rừng Bồ đề. Sự


13

suy giảm mạnh nhất là ở hạng đất I và II, đặc biệt là trong 2 - 3 năm đầu mà
chủ yếu ở tầng đất mặt. Đặc biệt chất lượng mùn, đạm cũng bị giảm đi rõ rệt,
axít humic giảm còn axít phunvic tăng mạnh. Tương tự như yếu tố hữu cơ, độ
xốp và sức chứa nước là hai chỉ số bị xấu đi rõ rệt trong quá trình thay thế
rừng tự nhiên nhiệt đới bằng rừng trồng Bồ đề thuần loại. Đất ban đầu càng
tốt thì sự giảm sút độ xốp và sức chứa nước càng rõ, sự suy giảm này xảy ra
mạnh mẽ ở tầng đất mặt trong những năm đầu tiên và sau đó được cải thiện
nhưng rất chậm. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng sau khi phá
rừng gỗ tự nhiên để trồng các loại rừng Bồ đề (Styax tonkinensis), Mỡ
(Mangletia

glauca),

Lim

xanh

(Erythryphloeum


fordii),

Tre

diễn

(Dendrocalamus sp) theo phương thức đốt và trồng thuần loại đều dẫn đến sự
thay đổi rõ rệt đến độ phì của đất. Ba nhóm yếu tố bị suy giảm nhất là lượng
chất hữu cơ (mùn và đạm), các chỉ số lý tính liên quan đến độ xốp, khả năng
chứa nước và cuối cùng là lượng K2O dễ tiêu. Điều đáng chú ý là 2 yếu tố
mùn và đạm luôn có vai trò quyết định năng suất đối với hầu hết các cây mọc
nhanh, lại bị giảm sút nhiều nhất ở rừng Bồ đề (dẫn theo Nguyễn Hữu Đạt) [3].
Nguyễn Trọng Điều (1992) cho biết dưới tán rừng thuần loài 5 - 6 tuổi
lượng chất rơi rụng xuống đất từ 5 - 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa khoảng 80 90 kg đạm, 8 kg lân, 205 kg kali. Đặc biệt hàng năm lá cây phân hủy thành
chất mùn ở rừng rậm nhiệt đới cao gấp 5 lần rừng ôn đới [14a].
Ngô Đình Quế (2008) bằng phương pháp nghiên cứu so sánh và định vị
trong nghiên cứu đất, kết quả nghiên cứu đất nơi không trồng Thông nhựa sau
7 năm trồng cho thấy: độ xốp của đất tăng khá rõ ở tầng mặt và đặc biệt tầng
20 - 40 cm (từ 39 - 40,6%). Về hóa tính cũng có thay đổi quan trọng, đáng
chú ý là P2O5 dễ tiêu [8].
Cũng theo Ngô Đình Quế (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cà
phê ở các tuổi khác nhau và rừng tự nhiên làm đồi chứng cho thấy: Sau khi


14

trồng Cà phê hàm lượng sét vật lý đều giảm đi từ 1- 10%, hàm lượng mùn
giảm mạnh trung bình 30 - 40% sau 7 - 10 năm trồng Cà phê. Độ ẩm đất giữa
rừng tự nhiên và Cà phê khác nhau rõ rệt, trung bình 60 - 65% so với rừng tự

nhiên. Hàm lượng vi sinh vật tổng số trong đất trồng Cà phê luôn thấp hơn
rừng tự nhiên từ 10 - 20% [8].
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa trữ lượng (M) và sinh trưởng
chiều cao trung bình hàng năm ( H) của loài Pinus keysiya và một số nhân tố
sinh thái. Ngô Đình Quế (2008) đã cho thấy một số nhân tố lập địa như thảm
thực bì (TB) bên dưới lâm phần Thông ba lá, độ dày tầng đất (D, cm), số
cây/ha (N/ha), độ xốp (P,%) và CaMg (lđl/100g đất). Mối quan hệ đó đựơc
thể hiện qua phương trình hàm số mũ như sau:
M = 0,1268 x (TB)0,288 x (D)0,6189 x (N)0,8062 , với r = 0,92; Fr = 61,27
H = 0,009745 x (X)0,9895 x (CaMg)0,0707 , với r = 0,93 ; Fr = 116,29.
Cũng theo Ngô Đình Quế (2008) đất trồng thông ba lá sinh trưởng kém
và có thể thất bại nếu đất có tầng đất dưới 40 cm; kết von và đá lần nhiều. đất
khô và chặt ở tầng mặt, dung trọng cao trên 1,1; độ xốp dưới 50%, khả năng
thoát nước kém từ 10 - 20%. Tính toán mối quan hệ giữa chiều cao cây trội
của Pinus kesiya trồng có tuổi từ 5 - 30 với một số yếu tố sinh thái được thể
hiện qua phương trình:
Hdo = 0,99659 x A0,859 x (TB)0,3218 x D0,5011; trong đó A là tuổi cây và
D là độ dày tầng đất.
Nguyễn Minh Thanh (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại Hoà
Bình và Hà Giang đã chỉ ra rằng: Ngoài yếu tố độ tàn che, độ dốc, độ cao, lượng
mưa, nhiệt độ..thì một số tính chất cơ bản của đất pH, mùn (OM), đạm dễ tiêu
(Ndt), P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng của loài. Kết quả nghiên cứu đựơc thể hiện thông qua phương trình:


15

Di x Li = - 63,624 + 9,6832pHKCl - 0,2375OM% + 0,4264Ndt +
1,32927P2O5dt - 0,1568 K2Odt - 0,0243 độ dốc - 1,4335 tàn che + 0,0047 độ

cao + 2,6121 nhiệt độ - 0,0015 lượng mưa, với R = 0,99, F = 288,79.
Phương trình này được khuyến cáo dùng để phân chia mức độ thích
hợp cho loài Mây nếp với những nơi có điều kiện tương tự [12].
1.1.4. Những nghiên cứu về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng
Các công trình nghiên cứu về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng
tuy còn mới mẻ nhưng đã đạt được một số thành công như việc phát triển
từng bước phương pháp nghiên cứu định lượng, mang tính hệ thống, góp phần
quan trọng tạo dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu rừng phòng
hộ đầu nguồn ở nước ta.
Một số nghiên cứu khác cho rằng khi độ ẩm đất lớn thì bốc hơi chủ yếu
là nước liên kết lỏng của đất, năng lượng để bốc hơi một đơn vị thể tích nước
xấp xỉ bằng năng lượng bốc hơi một đơn vị thể tích nước trên mặt thoáng tự
do. Ngược lại khi độ ẩm giảm, lượng nước bốc hơi cũng giảm theo; khi độ ẩm
đất giảm đến trị số cây héo, lượng nước bốc hơi thực tế sẽ không đáng kể nữa
(thường dưới 1 mm/ngày). Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, người ta đã xây
dựng công cụ để dự báo được lượng nước bốc hơi thực tế tương ứng với các
trị số ẩm khác nhau trong đất. Điều này cho phép việc tính toán chế độ tưới
cho hoa màu và cây công nghiệp.
Ở vùng hồ Thuỷ điện tỉnh Hoà Bình, Phạm Văn Điển (2006, 2009) đề
cập tới khả năng thấm và giữ nước của đất rừng, đã xác định được lượng nước
giữ lại trong đất dưới điều kiện mưa tự nhiên trong khoảng thời gian từ 2001 2004. Đây có thể được xem là công trình tiên phong về nghiên cứu khả năng
thấm và giữ nước của đất rừng tại vùng hồ thuỷ điện tỉnh Hoà Bình. Tuy
nhiên, những thông tin về khả năng thấm và giữ nước của đất rừng chưa được
quan tâm nhiều [4], [16].


16

Trong năm 1993, vấn đề rừng với tác dụng dòng chảy đã được Phạm
Ngọc Dũng (1993) nghiên cứu và kết luận, ở nước ta cây rừng có khả năng

tiêu thụ một lượng nước rất lớn. Đất rừng cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất
rõ nét đến dòng chảy mặt. Sự khác nhau về tính chất, chủ yếu là tính chất vật
lý của các loại đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và sự hình thành
dòng chảy [3]. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995) đã dựa vào mức độ
thấm, thoát nước và sự thoái hoá của các loại đất để cho điểm và đánh giá vai
trò của nhân tố đất ảnh hưởng tới xói mòn và dòng chảy (dẫn theo Phạm Văn
Điển) [3].
Như vậy, nghiên cứu đặc tính lý, hoá học dưới các trạng thái thực bì
khác nhau đã được nhiều nhà chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành
nghiên cứu rất công phu, bao gồm thảm che là rừng tự nhiên, rừng nhân tạo,
hoặc trảng cỏ, đây là các công trình rất có giá trị về khoa học, cung cấp nhiều
thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đất rừng, để chọn
trạng thái che phủ tốt trong khi sử dụng đất, tạo cho đất có độ phì ngày càng
tăng và bền vững. Nên cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn đến các lĩnh vực
nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất hợp lý, để bảo vệ rừng, làm tăng độ phì
cho đất, tăng hiệu quả kinh tế cho cây trồng, chính là làm giàu cho người dân
và cho môi trường sinh thái. Vậy nghiên cứu tính chất hóa học của đất dưới
một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất là rất cần thiết cho mục tiêu và nhiệm vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn.


17

1.3. Nhận xét, đánh giá chung
Nghiên cứu đặc tính lý học, hóa học dưới các trạng thái thực vật khác
nhau đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu khá
nhiều bao gồm: thảm thực vật là rừng tự nhiên, rừng trồng bao gồm cây gỗ,
tre nứa và trảng cỏ, đây là các công trình rất có giá trị về mặt khoa học cung

cấp nhiều thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và tham khảo. Tuy
nhiên các nghiên cứu thường đi sâu về đánh giá đặc điểm đất dưới một loại
trạng thái thảm thực vật nào đó riêng rẽ. Đặc biệt các công trình nghiên cứu,
so sánh đặc điểm của đất dưới nhiều trạng thái thảm thực vật tại một khu vực
chưa có nhiều. Kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu tính chất của đất dưới
một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa
Bình" với mục tiêu: đánh giá, so sánh đặc điểm đất dưới một số trạng thái
thảm thực vật chủ yếu ở khu vực. Đề tài sẽ nghiên cứu ảnh hưởng hay mối
quan hệ giữa các trạng thái thảm thực vật tới một số tính chất đất quan trọng
(như mùn, N, P, K...) và khả năng thấm nước của đất. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ tầng đất mặt, lựa chọn giải pháp tốt nhất bảo
vệ đất chống xói mòn cho rừng phòng hộ thủy điện Hòa Bình. Góp phần làm
giảm nguy cơ bồi lắng lòng hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng và các hồ thủy
điện trên toàn quốc.


18

Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các trạng thái thực vật
khác nhau, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số định hướng nhằm cải
thiện tính chất của đất tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số tính chất cơ bản của đất dưới các trạng thái
thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự biến động các chỉ tiêu về tính chất lý hóa học cơ

bản của đất dưới các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của đất dưới một số trạng thái
thảm thực vật chủ yếu tại khu vực: Rừng tự nhiên (nghèo, trung bình, giàu);
rừng trồng Keo tai tượng; rừng trồng Luồng; trảng cỏ, cây bụi và trảng cỏ ở
cấp độ dốc từ 15 - 25 độ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những
nội dung sau:
- Đặc điểm thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu;
- Hình thái phẫu diện đất và một số tính chất lý học của đất dưới các
trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu;
- Tính chất hóa học cơ bản của đất dưới các trạng thái thảm thực vật tại
khu vực nghiên cứu;


×