Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số giải pháp phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.15 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------

BÙI THỊ HƯƠNG XEN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------

BÙI THỊ HƯƠNG XEN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ

\
Hà Nội, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, Học viên đã được Khoa
Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các cấp chính
quyền địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Học viên thu thập tài
liệu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài là: “Một số giải pháp phát
triển cây vụ Đông trên địa bàn huyện Yên mô, Tỉnh Ninh Bình”
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn
Văn Hà (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học
viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa đào
tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiê ̣n luận văn. Qua
đây, Học viên xin cảm ơn các cấp chính quyền địa phương huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết và ta ̣o điề u kiêṇ cho
học viên thu thập số liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập và kết quả tính toán là hoàn toàn
trung thực và được trích dẫn rõ ràng.

Xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Bình, Ngày…. tháng …. năm 2013
Tác giả

Bùi Thị Hương Xen


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................................... iv
Danh mục các bảng .................................................................................................................. v
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................................................................. 4
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển sản xuất cây vụ đông ...................................... 22
1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................. 35
1.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam ........................................ 35
1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất vụ đông của một số địa phương ......................................... 38
1.2.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.............................................................. 40
1.2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan................................................. 41
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................................... 44
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Mô ........................................................................... 44

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Yên Mô ........................................................................... 44
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên .................................................................................................. 44
2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................................... 46
2.1.4 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của cơ sở................................................. 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 51


iii

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.......................................................................... 51
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu......................................................................... 51
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: .......................................................................................... 53
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu: ................................................................................... 53
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài:.................................................. 54
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 56
3.1 Phân tích thực trạng cây vụ đông huyện Yên Mô ....................................................... 56
3.1.1 Tình hình phát triển cây vụ đông của huyện Yên Mô giai đoạn 2009- 2011 ....... 56
3.1.2 Phát triển cây vụ đông của các hộ nông dân huyện Yên Mô................................. 64
3.1.3 Những kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng ........................................................ 76
3.2 Các giải pháp đề xuất phát triển cây vụ đông huyện Yên Mô ................................... 77
3.2.1 Phương hướng mục tiêu phát triển cây vụ đông....................................................... 77
3.2.2. Một số giải pháp phát triển ......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

CN & XD

Công nghiệp và xây dựng

DT

Diện tích

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

HQKT

Hiệu quả kinh tế


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN &PTNT


Nông nghiêp và Phát triển nông thôn

SXHH

Sản xuất hàng hoá

VA

Giá trị gia tăng



Vụ đông

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

LĐNN

Lao động nông nghiệp

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất

25

1.2

Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất

26

2.1

Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010

46

2.2

Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2000 – 2010


48

2.3

Số lượng mẫu của các điểm điều tra

52

3.1

Diện tích và cơ cấu diện tích cây vụ đông huyện Yên Mô

56

3.2

Diện tích một số cây vụ đông chủ yếu của các xã, thị

58

trấn huyện Yên Mô năm 2011
3.3

Diện tích cây vụ đông của huyện Yên Mô và tỉnh Ninh

59

Bình năm 2011
3.4


Năng suất một số cây vụ đông chủ yếu huyện Yên Mô

60

giai đoạn 2009 – 2011
3.5

Năng suất một số cây vụ đông của huyện Yên Mô và

61

tỉnh Ninh Bình năm 2011
3.6

Sản lượng một số cây vụ đông huyện Yên Mô giai đoạn

62

2009 – 2011
3.7

Sản lượng một số cây vụ đông của huyện Yên Mô và

62

tỉnh Ninh Bình năm 2011
3.8

Giá trị sản xuất vụ đông huyện Yên Mô giai đoạn 2009


63

– 2011
3.9

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ năm 2011

64


vi

3.10 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông năm

65

2011
3.11 So sánh năng suất cây vụ đông huyện Yên Mô với năng

69

suất khảo nghiệm
3.12 Tỷ lệ sản phẩm vụ đông theo các hình thức tiêu thụ

72

3.13 Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm

74


3.14 Một số khó khăn trong sản xuất vụ đông theo đánh giá

75

của hộ nông dân
3.15 Kế hoạch sản xuất vụ đông đến năm 2015

78

3.16 Kế hoạch chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông

80


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn của
nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc biệt
là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn đinh đời sống, chính trị
tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều
kết quả, trong đó cây vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao
tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm.
Vụ đông là vụ sản xuất thứ 3 của các địa phương miền Bắc và Bắc trung bộ.
Ban đầu vụ đông được quan tâm chủ yếu dưới góc độ tận dụng đất đai sau
2 vụ lúa. Tuy nhiên, do gắn chặt với điều kiện thời tiết mùa đông nên sản xuất
vụ đông tạo ra những sản phẩm đặc trưng.
Yên Mô là một trong những địa phương sản xuất vụ đông trọng điểm

của tỉnh Ninh Bình. Những năm gần đây lĩnh vực này luôn đạt được mức tăng
đáng kể về năng suất và giá trị sản xuất. Ngoài ý nghĩa tạo ra một khối lượng
lớn sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường và giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân sản xuất vụ đông đã góp phần quan
trọng làm tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, khai thác và sử dụng có
hiệu quả hơn các nguồn lực đất đai, lao động và tiền vốn.
Bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất vụ đông của huyện cũng đã
bộc lộ một số mặt hạn chế. Thứ nhất diện tích cây vụ đông tuy lớn nhưng
chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Vụ đông chưa thực sự phát
triển rộng khắp mà mới chỉ thực sự tập trung ở một số xã trong huyện.
Thứ hai là việc thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh của các hộ chưa
khoa học dẫn đến năng suất cây vụ đông của huyện còn thấp. Bên cạnh đó
những khó khăn mà các hộ nông dân đang phải đối mặt như tình trạng giá vật


2

tư đầu vào tăng, chất lượng giống cây vụ đông chưa được kiểm soát chặt chẽ
trong khi giá đầu ra luôn biến động cũng đã tác động tiêu cực đến sự phát
triển sản xuất vụ đông của huyện.
Trước những thách thức trên, hàng loạt câu hỏi đặt ra như thực trạng
sản xuất vụ đông của huyện đang diễn ra như thế nào? Đâu là tiềm năng và
hạn chế trong phát triển? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
cây vụ đông của huyện? Và làm thế nào để vụ đông của huyện thực sự phát
triển góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để nâng cao thu
nhập cho các hộ? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên tôi thực hiện đề
tài “Một số giải pháp phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện
Yên Mô, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông của
huyện đến năm 2015.
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nói chung và phát
triển cây vụ đông nói riêng.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở trên
địa bàn huyện nhằm tìm ra những thế mạnh, những tồn tại hạn chế và các
nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông trong những năm qua.
Đề xuất định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
cây vụ đông của huyện đến 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Cây vụ đông ở huyện Yên Mô và các Hộ nông dân trồng cây vụ đông với quá
trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản
xuất cây vụ đông ( chủ yếu là ngô, khoai tây, khoai lang, đậu tương )
- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của
năm trước, khảo sát thực trạng thực hiện các vụ đông từ năm 2009 - 2011.
Định hướng và giải pháp dự kiến được áp dụng vào các vụ đông tiếp theo từ
năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

- Giải pháp đề xuất:


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.1.1. Các khái niệm về tăng trưởng và phát triển
Những mục tiêu phát triển của các quốc gia đều dựa vào khả năng khai
thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có
sự kết hợp và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song, quan niệm
chung nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế, xã hội và
môi trường, nhưng coi tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển.
Tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm
sản lượng bằng cách mở rộng quy mô, chứ chưa đề cập đến mối quan hệ của
nó đến các vấn đề xã hội.
Vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả
các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên
của GNP, GDP. Mức tăng đó thường đứng trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai
đoạn nhất định sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản
lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự

tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế
– xã hội.


5

Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp
lên trình độ cao hơn.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế
Gồm có các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế xã hội.
* Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, có 2 chỉ tiêu cơ bản:
- Tổng thu nhập: phản ánh một cách khái quát nhất quy mô sản lượng
hàng hoá và dịch vụ đã làm ra trong năm gồm:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn
bộ hàng hoá và dịch vụ mà tất cả công dân một nước sản xuất ra không phân
biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước trong một thời kỳ
nhất định.
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn
bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó
(dù nó thuộc về người trong nước hay người ngoài nước) trong một thời gian
nhất định.
Tổng sản phẩm quốc dân được xác định theo phương trình kinh tế
sau đây:
GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng
Thu nhập tài sản ròng bằng tổng thu về thu nhập nhân tố từ nước ngoài
trừ đi tổng thu về thu nhập nhân tố cho nước ngoài.
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người: thông thường sử dụng chỉ tiêu
GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người.
* Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế – xã hội gồm: một số chỉ tiêu
như chỉ tiêu cơ cấu ngành trong GDP; chỉ tiêu về cơ cấu hoạt động

ngoại thương; chỉ tiêu về sự liên kết kinh tế; chỉ tiêu về mức tiết kiệm
- đầu tư.


6

1.1.1.3 Các lý thuyết phát triển kinh tế
Các lý thuyết phát triển kinh tế có thể được chia thành 5 loại , đó là:
- Lý thuyết Linear-Stages (trong những năm 1950 và 1960)
- Các mô hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm 1960 và đầu những
năm 1970).
- Lý thuyết phụ thuộc thế giới (International Dependency)
- Cách mạng tân cổ điển (những năm 1980)
- Các lý thuyết tăng trưởng mới (cuối những năm 1980 và 1990).
Nội dung chính của các lý thuyết như sau:
1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển (Linear-Stages).
Ý tưởng về các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện từ thế kỷ 18.
Adam Smith lần đầu tiên cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua 4 giai đoạn,
cụ thể là săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hoá. Theo
Karl Marx, tất cả các xã hội đều phải trải qua, đó là chế độ phong kiến, chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mô hình tăng trưởng về
phát triển của Walt W.Rostow là một điểm cộng thêm của ý tưởng này.
Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn
phá của Thế chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát
triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển. Để
chống lại mối đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các nước tư bản phát triển
cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập,
các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát
triển. Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới
thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát

triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công
nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát
triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Theo


7

Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận
thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải
đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát
triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội
phong kiến của Marx.
Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiết
kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát
triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng
được thực hiện.
Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 5
giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc
điểm chính, đó là: Thứ nhất, có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5%
hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân. Thứ hai, sự
phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng
trưởng cao. Thứ ba, sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ
về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu
vực hiện đại.
Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà tất cả các
cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường
tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thời đại tiêu dùng: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một khi đã đạt được tới
giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt

với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar:
Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm của
thuyết đó về sự tiết kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (H-Đ)


8

Phương trình chính của mô hình H-D là:

Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ suất tiết kiệm và k là tỷ lệ vốn
- sản lượng. Vì thế về bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập
quốc dân. Với một k luôn ổn định và vì thế tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân
tương ứng với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn - sản
lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15%. Nếu
như tỷ suất tiết kiệm chỉ là 5%, khi đó 10% kia có thể vay mượn nước ngoài
hay từ viện trợ nước ngoài. Đây là một luận cứ cơ bản đằng sau kế hoạch
Marshall và kế hoạch này đã rất thành công.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một vài chỉ trích về mô hình Các giai đoạn.
Quan điểm này cho rằng mô hình các giai đoạn đã quá đề cao tiết kiệm. Tuy
tiết kiệm và đầu tư là các điều kiện cần cho sự phát triển nhưng chúng không
được coi là điều kiện duy nhất.
2. Các mô hình thay đổi cơ cấu
Các mô hình thay đổi cơ cấu nhấn mạnh đến nhu cầu của một sự thay
đổi về cơ cấu trong xã hội. Các mô hình này không mâu thuẫn với ý tưởng
của mô hình các giai đoạn nhưng chúng triển khai các mô hình chức năng
phức tạp để chỉ ra các thay đổi về cơ cấu trong xã hội có thể đưa nền kinh tế
hướng tới con đường phát triển bền vững như thế nào.
3. Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế:
Khi lý thuyết phát triển hiện thời không mang lại bất cứ thay đổi nào

trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, thì sự bất bình gia
tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện
của các lý thuyết phát triển khác. Các lý thuyết này trở nên phổ biến đối với
các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 1970, dần được
biết đến như lý thuyết Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế.


9

ý tưởng cơ bản đằng sau Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế là các nước thế
giới thứ ba bị dàn xếp trong một mối quan hệ phụ thuộc và thống trị với các
nước giàu, và các nước giàu vô tình hay cố ý góp phần vào việc duy trì quan
hệ này và hiện trạng đó được duy trì.
Các lý thuyết phụ thuộc có hai yếu kém lớn, đó là: Thứ nhất, các lý
thuyết này chủ yếu chỉ tập trung tới việc tìm ra tại sao các nước kém phát
triển vẫn cứ kém phát triển. Họ không có các ý tưởng cụ thể như một nước
nên bắt đầu và duy trì sự phát triển như thế nào. Thứ hai, thất bại lớn của các
nước theo đuổi cách tiếp cận cấp tiến/ triệt để này để có được đường lối cách
mạng. Các nước này lật đổ giai cấp thống trị hiện thời và thay đổi chiến dịch
cách mạng của việc bình thường hoá nhưng cuối cùng đã không đạt được bất
cứ sự cải thiện có ý nghĩa nào trong điều kiện của dân chúng.
4. Cách mạng tân cổ điển (Neoclassical Counterrevolution):
Sau khi trấn động ban đầu từ các lý thuyết Phụ thuộc giảm bớt và khi
các lý thuyết này không mang lại bất cứ sự cải tiến có ý nghĩa nào trong cuộc
sống của người nghèo, các nhà kinh tế tân cổ điển đã quay trở lại với hàng
loạt các lý thuyết khác được biết đến là cách mạng tân cổ điển. Lý thuyết
Cách mạng tân cổ điển nhấn mạnh đến ba việc, đó là:
- Chính sách kinh tế vi mô theo chiều cung
- Các lý thuyết mong đợi hợp lý
- Tư nhân hoá các Công ty nhà nước.

Không giống với những người đằng sau các lý thuyết phụ thuộc, những
người tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng do bên ngoài gây
ra, những người đằng sau cách mạng tân cổ điển tin rằng tình trạng kém phát
triển là một hiện tượng bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong. "Luận cứ trung
tâm của cách mạng tân cổ điển là tình trạng kém phát triển có nguyên nhân từ


10

việc phân bổ nguồn tài nguyên nghèo nàn do các chính sách sai lệch về giá cả
và việc nhà nước can thiệp quá nhiều của các nước thế giới thứ ba." "Thế giới
thứ ba kém phát triển không phải bởi các hoạt động bóc lột của các nước thế
giới thứ nhất và các tổ chức quốc tế kiểm soát mà là bởi sự can thiệp của nhà
nước và tình trạng tham nhũng, không hiệu qủa và thiếu các động cơ về kinh
tế cụ thể." Theo lý thuyết này điều cần thiết là việc thúc đẩy các thị trường tự
do và các nền kinh tế có chính sách tự do kinh doanh trong bối cảnh các chính
phủ lạc quan , điều đó cho phép "ma lực của thương trường" và "bàn tay vô
hình" của giá cả thị trường để chỉ đạo việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển truyền thống:
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới cuối những năm 1980 được
biết đến như lý thuyết tăng trưởng truyền thống. là một tóm tắt về lý thuyết
tăng trưởng tân cổ điển cho tới những năm 1980 và cơ bản dựa trên mô hình
Tăng trưởng Tân cổ điển của Solow. Mô hình tăng trưởng của Solow là một
sự mở rộng của mô hình tăng trưởng Domar và giống mô hình Harrod Domar
đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiết kiệm. Mô hình của Solow được coi
là một sự cải tiến so với mô hình Harrod-Domar, bởi vì nó đã chỉ ra cách sự
tự do hoá các thị trường quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng
như nước ngoài và vì thế làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn hay nói cách khác là làm
tăng tỷ suất tiết kiệm.

Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow: Solow mở rộng mô hình
Harrod-Domar theo hai cách. Thứ nhất, ông xem xét lao động như một nhân
tố thứ yếu của quá trình sản xuất. Thứ hai, ông đưa ra một nghiên cứu về khoa
học ứng dụng, các biến số độc lập thứ ba. Quan trọng nhất là không giống với
hệ số cố định, lãi suất cố định đối với quy mô tiêu dùng của mô hình H-D, mô
hình của Solow thể hiện việc giảm năng suất đối với lao động và vốn một
cách riêng lẻ và năng suất cố định đối với cả hai nhân tố nói chung.


11

Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trở thành hệ số dư trong mô hình Solow, giải
thích cho sự tăng trưởng dài hạn. Mức độ của nó được thừa nhận là được
quyết định ngoại sinh và độc lập với tất cả các hệ số khác.
Hàm sản lượng trong mô hình Solow:
y=AemtKaL1-a
Trong đó y là GDP, K là vốn nhân lực và vốn tự nhiên, L là công nhân
tay chân , A cố định, là trình độ khoa học công nghệ , em là tỷ lệ ngoại sinh cố
định khi khoa học kỹ thuật phát triển, a là tính co giãn của sản lượng tương
ứng với vốn.
Thông tin trên đây về mô hình tăng trưởng Solow làm giảm lãi suất đối
với vốn và lao động, ví dụ, MPKLý thuyết tăng trưởng truyền thống, trên cơ sở của mô hình tăng trưởng
Solow, giải thích rằng vì ở các nước phát triển, vốn tương đối nhiều hơn so
với ở các nước đang phát triển, theo luật tiệm giảm, vốn sẽ có một mức lãi
suất thấp hơn ở các nước phát triển so với ở các nước đang phát triển. Kết quả
là vốn sẽ có một chiều hướng tự nhiên chảy đến các nước đang phát triển nơi
mà tỷ lệ lãi suất cao hơn. Vì vậy từ bối cảnh của các nước đang phát triển,
chiến lược tốt nhất sẽ là mở rộng cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ
tất cả các rào cản đối với luồng vốn nước ngoài.

5. Lý thuyết tăng trưởng mới (Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh)
Một trong những tranh cãi về lý thuyết tăng trưởng truyền thống là nó
không nhận ra được chính xác các nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế dài
hạn. Theo lý thuyết này, sự thiếu vắng của các cú sốc về khoa học công nghệ
ở tất cả các nền kinh tế sẽ dẫn tới mức tăng trưởng bằng không. Vì thế thu
nhập bình quân đầu người tăng luôn được xem là một hiện tượng tạm thời do
các cú sốc về công nghệ. Bất cứ sự gia tăng nào trong GNP mà không thể


12

đóng góp cho các điều chỉnh ngắn hạn về cả lực lượng lao động hay vốn thì
được xếp vào danh mục loại thứ ba, thường biết đến như số dư Solow (Solow
residual). Số dư này đảm nhận gần 50% tăng trưởng trong lịch sử ở các quốc
gia công nghiệp. Cái cách mà lý thuyết tăng trưởng quy cho phần lớn tăng
trưởng kinh tế tới một quá trình phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ là
không thể chấp nhận được đối với nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Lý do thứ hai cho sự không hài lòng về lý thuyết tăng trưởng truyền
thống là "thậm chí sau khi tự do hoá thương mại theo quy định và các thị
trường nội địa, nhiều quốc gia kém phát triển đã tăng trưởng ít hay không
tăng trưởng và không thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài hay tạm
ngưng được dòng vốn nội địa.
Ba khác biệt căn bản giữa lý thuyết tăng trưởng mới và Lý thuyết tăng
trưởng truyền thống.
Thứ nhât, các Lý thuyết tăng trưởng mới loại bỏ giả định tân cổ điển về
lợi nhuận biên giảm (diminishing marginal returns) đối với đầu tư vốn và cho
phép tăng lãi suất tới quy mô trong tổng sản lượng.
Thứ hai, các lý thuyết tăng trưởng mới đã dùng khái niệm về các yếu tố
ngoại biên (externalities) để giải thích cho các mức tăng lợi nhuận.
Thứ ba, mặc dù công nghệ có vai trò quan trọng trong các lý thuyết

tăng trưởng mới, nhưng nó vẫn không cần giải thích tăng trưởng dài hạn.
Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể được thể hiện bằng một
phương trình đơn giản y = AK, trong đó A có thể là bất cứ nhân tố nào tác
động đến công nghệ, và K là cả vốn nhân lực và tự nhiên. Không giống với
các lý thuyết tăng trưởng truyền thống, mô hình này không trình bày được
quy luật lợi nhuận giảm đối với vốn hay lao động khi nó xem xét đến khả
năng đầu tư vào vốn nhân lực và tự nhiên, có thể phát sinh ra các nền kinh tế
bên ngoài và cải thiện sản xuất.


13

Mô hình tăng trưởng nội sinh này giúp giải thích tại sao các khả năng
lợi nhuận cao đối với việc đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển với tỷ lệ
vốn-lao động thấp bị xói mòn chủ yếu bởi giảm thấp đi các mức đầu tư bổ
sung vào vốn con người, cơ sở hạ tầng, hay nghiên cứu và phát triển lâu dài.
Ngược lại với các lý thuyết tân cổ điển truyền thống, các lý thuyết về tăng
trưởng nội sinh mới đưa ra một vai trò tích cực đối với chính sách công trong
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào
nguồn vốn nhân lực.
1.1.1.3 Các lý thuyết phát triển kinh tế
Các lý thuyết phát triển kinh tế có thể được chia thành 5 loại [31], đó là:
- Lý thuyết Linear-Stages (trong những năm 1950 và 1960)
- Các mô hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm 1960 và đầu những
năm 1970).
- Lý thuyết phụ thuộc thế giới (International Dependency)
- Cách mạng tân cổ điển (những năm 1980)
- Các lý thuyết tăng trưởng mới (cuối những năm 1980 và 1990).
Nội dung chính của các lý thuyết như sau:
1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển (Linear-Stages).

Ý tưởng về các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện từ thế kỷ 18.
Adam Smith lần đầu tiên cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua 4 giai đoạn,
cụ thể là săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hoá. Theo
Karl Marx, tất cả các xã hội đều phải trải qua, đó là chế độ phong kiến, chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mô hình tăng trưởng về
phát triển của Walt W.Rostow là một điểm cộng thêm của ý tưởng này.
Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn
phá của Thế chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát
triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển. Để
chống lại mối đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các nước tư bản phát triển


14

cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập,
các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát
triển. Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới
thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát
triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công
nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát
triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Theo
Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận
thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải
đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát
triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội
phong kiến của Marx.
Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiết
kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát
triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng

được thực hiện.
Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 5
giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc
điểm chính, đó là: Thứ nhất, có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5%
hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân. Thứ hai, sự
phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng
trưởng cao. Thứ ba, sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ
về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu
vực hiện đại.
Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà tất cả các
cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường
tăng trưởng kinh tế bền vững.


15

Thời đại tiêu dùng: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một khi đã đạt được tới
giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt
với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar:
Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm
của thuyết đó về sự tiết kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar
(H-Đ)
Phương trình chính của mô hình H-D là:

Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ suất tiết kiệm và k là tỷ lệ vốn
- sản lượng. Vì thế về bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập
quốc dân. Với một k luôn ổn định và vì thế tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân
tương ứng với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn - sản
lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15%. Nếu

như tỷ suất tiết kiệm chỉ là 5%, khi đó 10% kia có thể vay mượn nước ngoài
hay từ viện trợ nước ngoài. Đây là một luận cứ cơ bản đằng sau kế hoạch
Marshall và kế hoạch này đã rất thành công.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một vài chỉ trích về mô hình Các giai đoạn.
Quan điểm này cho rằng mô hình các giai đoạn đã quá đề cao tiết kiệm. Tuy
tiết kiệm và đầu tư là các điều kiện cần cho sự phát triển nhưng chúng không
được coi là điều kiện duy nhất.
2. Các mô hình thay đổi cơ cấu
Các mô hình thay đổi cơ cấu nhấn mạnh đến nhu cầu của một sự thay
đổi về cơ cấu trong xã hội. Các mô hình này không mâu thuẫn với ý tưởng
của mô hình các giai đoạn nhưng chúng triển khai các mô hình chức năng
phức tạp để chỉ ra các thay đổi về cơ cấu trong xã hội có thể đưa nền kinh tế
hướng tới con đường phát triển bền vững như thế nào.


16

3. Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế:
Khi lý thuyết phát triển hiện thời không mang lại bất cứ thay đổi nào
trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, thì sự bất bình gia
tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện
của các lý thuyết phát triển khác. Các lý thuyết này trở nên phổ biến đối với
các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 1970, dần được
biết đến như lý thuyết Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế.
ý tưởng cơ bản đằng sau Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế là các nước thế
giới thứ ba bị dàn xếp trong một mối quan hệ phụ thuộc và thống trị với các
nước giàu, và các nước giàu vô tình hay cố ý góp phần vào việc duy trì quan
hệ này và hiện trạng đó được duy trì.
Các lý thuyết phụ thuộc có hai yếu kém lớn, đó là: Thứ nhất, các lý
thuyết này chủ yếu chỉ tập trung tới việc tìm ra tại sao các nước kém phát

triển vẫn cứ kém phát triển. Họ không có các ý tưởng cụ thể như một nước
nên bắt đầu và duy trì sự phát triển như thế nào. Thứ hai, thất bại lớn của các
nước theo đuổi cách tiếp cận cấp tiến/ triệt để này để có được đường lối cách
mạng. Các nước này lật đổ giai cấp thống trị hiện thời và thay đổi chiến dịch
cách mạng của việc bình thường hoá nhưng cuối cùng đã không đạt được bất
cứ sự cải thiện có ý nghĩa nào trong điều kiện của dân chúng.
4. Cách mạng tân cổ điển (Neoclassical Counterrevolution):
Sau khi trấn động ban đầu từ các lý thuyết Phụ thuộc giảm bớt và khi
các lý thuyết này không mang lại bất cứ sự cải tiến có ý nghĩa nào trong cuộc
sống của người nghèo, các nhà kinh tế tân cổ điển đã quay trở lại với hàng
loạt các lý thuyết khác được biết đến là cách mạng tân cổ điển. Lý thuyết
Cách mạng tân cổ điển nhấn mạnh đến ba việc, đó là:
- Chính sách kinh tế vi mô theo chiều cung


17

- Các lý thuyết mong đợi hợp lý
- Tư nhân hoá các Công ty nhà nước.
Không giống với những người đằng sau các lý thuyết phụ thuộc, những
người tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng do bên ngoài gây
ra, những người đằng sau cách mạng tân cổ điển tin rằng tình trạng kém phát
triển là một hiện tượng bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong. "Luận cứ trung
tâm của cách mạng tân cổ điển là tình trạng kém phát triển có nguyên nhân từ
việc phân bổ nguồn tài nguyên nghèo nàn do các chính sách sai lệch về giá cả
và việc nhà nước can thiệp quá nhiều của các nước thế giới thứ ba." "Thế giới
thứ ba kém phát triển không phải bởi các hoạt động bóc lột của các nước thế
giới thứ nhất và các tổ chức quốc tế kiểm soát mà là bởi sự can thiệp của nhà
nước và tình trạng tham nhũng, không hiệu qủa và thiếu các động cơ về kinh
tế cụ thể." Theo lý thuyết này điều cần thiết là việc thúc đẩy các thị trường tự

do và các nền kinh tế có chính sách tự do kinh doanh trong bối cảnh các chính
phủ lạc quan , điều đó cho phép "ma lực của thương trường" và "bàn tay vô
hình" của giá cả thị trường để chỉ đạo việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển truyền thống:
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới cuối những năm 1980 được
biết đến như lý thuyết tăng trưởng truyền thống. là một tóm tắt về lý thuyết
tăng trưởng tân cổ điển cho tới những năm 1980 và cơ bản dựa trên mô hình
Tăng trưởng Tân cổ điển của Solow. Mô hình tăng trưởng của Solow là một
sự mở rộng của mô hình tăng trưởng Domar và giống mô hình Harrod Domar
đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiết kiệm. Mô hình của Solow được coi
là một sự cải tiến so với mô hình Harrod-Domar, bởi vì nó đã chỉ ra cách sự
tự do hoá các thị trường quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng
như nước ngoài và vì thế làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn hay nói cách khác là làm
tăng tỷ suất tiết kiệm.


×