Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu tác động của việc dồn điền, đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 120 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Những nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các sách, báo, các trang web, khóa luận tốt
nghiệp và luận văn đã được chú thích theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

PHẠM HỒNG SƠN


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Khoa kinh
tế và Quản trị kinh doanh, Phòng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Lê Minh Chính Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là
người đã hướng dẫn cho tôi thực hiện những định hướng của đề tài và hoàn thiện
luận văn này.
Xin trân thành cám ơn các thầy cô giáo đó có những ý kiến đóng góp
chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Phòng Thống kê, UBND các xã của huyện Vụ Bản; các anh chị


em và bạn bè đồng nghiệp; sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh
thần của gia đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

PHẠM HỒNG SƠN


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ........................... 4
TRONG NÔNG NGHIỆP ................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa ......................................................... 4
1.1.1. Tích tụ và tập trung đất đai ............................................................... 4
1.1.2. Dồn điền đổi thửa.............................................................................. 5
1.2. Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa .................................................... 10
1.2.1. Kinh nghiệm về tích tụ tập, tập trung đất đai trên thế giới ............. 10
1.2.2. Kinh nghiệm về dồn điền đổi thửa ở Việt Nam.............................. 15
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm về dồn điền đổi thửa ......................... 28

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Vụ Bản ..................................................... 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 55
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát. ............................... 55
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................ 56


iv

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 57
2.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu: .......................................... 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 60
3.1. Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Vụ Bản..................... 60
3.1.1. Các thông tin chung về dồn điền đổi thửa ở huyện Vụ Bản. .......... 60
3.1.2. Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Vụ Bản ................................... 63
3.1.3. Những ưu điểm, hạn chế, những bài học kinh nghiệm trong công
tác dồn điền đổi thửa ở huyện Vụ Bản ..................................................... 65
3.2. Tác động dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế của các hộ điều tra 69
3.2.1 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra ....................................... 69
3.2.2. Tác động tích cực ............................................................................ 72
3.2.3 Tác động tiêu cực ............................................................................. 95
3.3. Định hướng và giải pháp ....................................................................... 99
3.3.1 Quan điểm định hướng .................................................................... 99
3.3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa ......... 101
3.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa ở
huyện Vụ Bản. ....................................................................................... 102
3.4. Kiến nghị ............................................................................................. 107

3.4.1. Đối với nhà nước .......................................................................... 107
3.4.2. Đối với tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản và các xã ........................ 109
3.4.3.Đối với hộ nông dân ...................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BCHTW

Ban chấp hành trung ương

CCRĐ

Cải cách ruộng đất

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CN – TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp


CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CT/TU

Chỉ thị/Tỉnh uỷ

CSVN

Cộng sản Việt nam

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GĐLH


Gặt đập liên hợp

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

LĐTB – XH

Lao động thương binh – Xã hội

NN – LN – TS

Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thuỷ sản


NQ/CP

Nghị quyết chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNBQ

Thu nhập bình quân

TT – TCĐC

Thông tư - Tổng cục Địa chính


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


TT
1.1

Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông
nghiệp gia đình ở một số nước Tây Âu

Trang
11

1.2

Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc

13

1.3

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

18

1.4

Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử
dụng của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH

19

1.5


Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH

20

1.6

Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ

21

1.7

Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương

26

2.1

2.2

2.3

Bảng tình hình sử dụng đất đai của huyện trong quá trình dồn
điền đổi thửa
Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện trong quá trình dồn
điền đổi thửa
Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện trong qua trình dồn
điền đổi thửa


45

47

51

3.1

Một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ điều tra

71

3.2

Tình hình ruộng đất ở các nhóm hộ

73

3.3

So sánh tình hình trao đổi ruộng đất giữa các nhóm hộ

76

3.4

So sánh tình hình đầu tư cho sản xuất trước và sau dồn điền đổi
thửa ở các hộ

77


3.5

So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa

80

3.6

Cơ cấu diện tích nuôi trồng của các nhóm hộ

82

3.7

Công thức luân canh 3 vụ chủ yếu mà các hộ đang áp dụng

84

3.8

So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi

86


vii

3.9


3.10

So sánh năng suất của một số giống lúa chính trước và sau dồn
điền đổi thửa ở các hộ
Kết quả sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa của mô hình ông
Ngô Văn Sự ( xã Tam Thanh)

3.11 So sánh thu nhập của các hộ trước và sau DĐĐT
3.12

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền
đổi thửa

3.13 Tích luỹ tài sản ở các nhóm hộ điều tra
3.14

So sánh chi phí sản xuất trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền
đổi thửa

88

89
90
93
94
96


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

TT
3.1

Sơ đồ sự phân bố thu nhập nông nghiệp của các nhóm hộ điều
tra trước và sau dồn điền đổi thửa

3.2 Tình hình thay đổi thu nhập ở các nhóm hộ điều tra
3.3

Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau
dồn điền đổi thửa

Trang
85
91
92


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá, trong sản xuất nông nghiệp
ruộng đất là tư liệu sản xuất rất quan trọng và đặc biệt không gì thay thế được.
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá
quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển

kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hiệu quả ruộng đất của hộ sử dụng đất đai
đang là vấn đề mang tính cấp bách và lâu dài của nước ta. Hiện nay đất đai
đang là vấn đề mang tính kinh tế và xã hội hết sức nhạy cảm nên trong việc
quản lý sử dụng đất đai luôn phát sinh những vấn đề hết sức phức tạp.
Trong quá trình đổi mới hội nhập kinh tế Đảng ta xác định công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản
của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chủ trương của Đảng và nhà nước
ta là tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các
quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền, đổi
thửa” trên cơ sở tự nguyện, nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất
để góp cổ phần tham gia phát triển sản xuất, phục vụ tốt cho công cuộc cơ khí
hoá nông nghiệp cho mỗi địa phương. Trong những năm qua sản xuất nông
nghiệp đã tạo ra bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, năng suất lúa của chúng ta
khác xa so với xưa. Cả nước một năm làm hơn 40 triệu tấn lúa gạo, xuất khẩu
gạo hơn 7 triệu tấn, đứng thứ 2 trên thế giới, có lúc đứng thứ nhất.
Tuy nhiên vấn đề ruộng đất đang bộc lộ những tồn tại những nảy sinh
mới cản trở sự phát triển. Đó là tình trạng đất đai manh mún, phân tán đó hạn
chế việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá, thuỷ lợi, đầu tư... dẫn đến năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng đất đai thấp. Thấy được những hạn chế đó
nhiều hộ đó tự đổi ruộng cho nhau, có hộ đi mua, đi thuê và đấu thầu của hộ


2

khác để ruộng của hộ mình rộng hơn. Việc tập trung ruộng đất giúp người sản
xuất thuận tiện hơn trong đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chuyển đổi
ruộng đất, chống manh mún phân tán, tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết,
tạo tiền đề cho thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn. Nhận biết rõ được
những hạn chế đó nhiều địa phương đó thực hiện phong trào khuyến khích các
hộ nông dân dồn đổi ruộng ô thửa nhỏ thành ruộng ô thửa lớn dưới sự chỉ đạo,

lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND các cấp. Những địa phương đi đầu trong phong
trào này có thể kể đến như: Thanh Hoá, Hà Tây (cũ), Hà Nam, Bắc Ninh,... cho
đến nay, phong trào DĐĐT đó và đang diễn ra mạnh mẽ trong cả nước và được
ủng hộ đồng tình của đông đảo các hộ dân. Hưởng ứng phong trào chung của
cả nước, của tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản đó tiến hành DĐĐT, phân bố lại
ruộng đất của hộ sao cho hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sử dụng các
nguồn lực có hiệu quả nhất, tạo động lực thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện
đại hoá nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Thực hiện Nghị
quyết số 05-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Chỉ thị số 07CT/TU ngày 19/9/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Để tiếp tục thực hiện có
hiệu quả công tác DĐĐT vào năm 2015 mục tiêu là số thửa đất bình quân của
mỗi hộ nông dân là 1-2 thửa.
Để hiểu rõ hơn về những tác động của việc DĐĐT tới việc sản xuất
nông nghiệp trong cả nước nói chung và sản xuất nông nghiệp ở huyện Vụ
Bản nói riêng chúng ta tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác động
của việc dồn điền, đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Vụ
Bản tỉnh Nam Định”.
2-Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tác động của DĐĐT đến phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
huyện và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác DĐĐT trên địa bàn.


3

-Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ và
tập trung đất đai trong nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp.
+ Đánh giá kết quả công tác thực hiện DĐĐT trên địa bàn huyện Vụ Bản.
+ Đánh giá tác động DĐĐT đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trên
địa bàn huyện Vụ Bản.

+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác DĐĐT nâng cao hiệu quả của
việc DĐĐT trong phát triển kinh tế hộ.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến DĐĐT.
+ Nghiên cứu những tác động của DĐĐT đến phát triển kinh tế hộ
nông thôn tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+Phạm vi về nội dung: Đánh giá tác động của DĐĐT đối với hộ nông
dân về tổ chức sản xuất, việc làm, môi trường, xã hội...
+Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và đi sâu vào một số xã cụ thể.
+Phạm vi về thời gian: Tiến hành nghiêm cứu về tình hình DĐĐT của
huyện Vụ Bản từ khi thực hiện chính sách đến nay.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Giải pháp đề xuất


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa
1.1.1. Tích tụ và tập trung đất đai
1.1.1.1 Khái niệm tích tụ và tập trung đất đai
Quá trình làm cho qui mô tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai
phương thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Hai phương thức này có liên

quan chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau. Tích tụ tư bản là làm
cho qui mô tư bản tăng lên nhờ có tích lũy tư bản cá biệt. Tích tụ ruộng đất là
yếu tố quan trọng nhất của quá trình tích tụ tư bản để mở rộng sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo qui mô. Còn tập trung tư bản
là hợp nhất một số tư bản cá biệt đã có thành một tư bản lớn hơn, thông qua
việc các nhà tư bản thôn tính nhau hay liên doanh, liên kết với nhau.
Tích tụ và tập trung ruộng đất là việc sát nhập ruộng đất của các chủ sở
hữu nhỏ cá biệt để tạo qui mô lớn hơn thông qua tước đoạt, chuyển nhượng
mua bán ruộng đất; hoặc hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt
thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn (thông qua xây dựng các HTX
nông nghiệp ở nước ta trước đây). Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất là
việc làm tăng qui mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua
các hoạt động như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê mượn, cầm cố, thế chấp,
thừa kế…
1.1.1.2 Vai trò tác dụng của tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông
nghiệp
Tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ phát huy đuợc tính tự chủ của hộ trong
việc ra quyết định sản xuất nông nghiệp. Thể hiện qua sự tăng qui mô sản
xuất, lao động, vật tư, vốn, áp dụng các tiến bộ KHKT để làm tăng giá trị sử
dụng đất, thâm canh tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả


5

trong sử dụng đất, tăng năng suất…Khi được sản xuất trên thửa ruộng lớn hơn
đồng nghĩa với việc các nông hộ có khả năng bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu
thời vụ, mạnh dạn ứng dụng thành tựu KHKT mới vào đồng ruộng, tăng mức
độ liên kết hợp tác trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả
năng cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa nông sản hơn. Hộ nông dân sẽ
có điều kiện đầu tư cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, giải phóng sức lao

động, bố trí cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp hợp lý hơn, giảm được tỷ lệ
lao động nông nghiệp thuần túy, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của nông hộ,
mang lại đời sống no ấm hơn cho người nông dân.
1.1.2. Dồn điền đổi thửa
1.1.2.1 Khái niệm về dồn điền đổi thửa
Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn,
sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán
ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ
sản xuất, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2.2 Vai trò của dồn điền đổi thửa trong phát triển sản xuất nông nghiệp
- Dồn điền đổi thửa tạo ra những thửa đất lớn hơn, các hộ dân có điều
kiện áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thời
gian lao động, giảm công lao động, giảm những hao phí không cần thiết khi
ruộng đất manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Từ đó khuyến khích, tạo
điều kiện thúc đẩy phân công lao động trong hộ hợp lý, tạo điều kiện dịch
chuyển lao động trong hộ từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động
trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
- Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất với quy mô
lớn, xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá, xây dựng mmo
hình thực hiện cánh đồng mẫu lớn, tăng thu nhập ổn định từ sản xuất nông


6

nghiệp.
- Tạo điều kiện giúp hộ nông dân yên tâm sản xuất, giúp hộ chủ động,
yên tâm sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất; sản xuất kết hợp những
cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực của

hộ cũng như điều kiện tại địa phương.
- Dồn điền đổi thửa ruộng đất tập trung giúp hộ giảm được công lao
động ở một số khâu chủ yếu, đặc biệt là những lúc chính vụ như thu hoạch,
gieo trồng…Từ đó các hộ có điều kiện tập trung lao động sản xuất ở những
lĩnh vực khác, cũng như giúp hộ có cơ cấu thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn
hơn, giảm tối đa rủi ro gặp phải trong sản xuất khi điều kiện sản xuất nông
nghiệp bất lợi dẫn tới mất mùa, năng suất thấp.
- Ruộng đất lớn tạo điều kiện cho các hộ có khát vọng nghiên cứu, tiếp
cận những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao hơn; các hộ
có điều kiện áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất, tiết kiệm
chi phí sản xuất đồng thời nâng cao thu nhập cho hộ.
1.1.2.3 Tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình
- Kinh tế hộ gia đình: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn. Cho đến nay có nhiều quan điểm về kinh tế hộ nông
dân nhưng đều có một số thống nhất theo định nghĩa sau: “nông dân là các
nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động
với một trình độ không hoàn chỉnh cao”.
Hộ nông dân là một xí nghiệp nông nghiệp, là đơn vị sản xuất có qui mô
nhỏ nhưng hiệu quả. Kinh tế nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, trong đó
nông dân và gia đình anh ta là chủ.


7

Khái niệm hộ nông dân được thể hiện đầy đủ thông qua các đặc trưng
của hộ nông dân nói chung. Dù ở đâu nông dân cũng gắn với đất đai và nền
sản xuất tự cung tự cấp, với việc sử dụng lao động và tiền vốn gia đình là chủ

yếu. Mục đích sản xuất của họ trước hết là phục vụ cho tiêu dùng, sau đó mới
là sản xuất hàng hóa. Vì vậy hộ nông dân là một đơn vị kinh tế nhưng vừa là
một đơn vị sản xuất lại vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Phát triển kinh tế hộ
Là sự thay đổi theo hướng tích cực hơn về các điều kiện sản xuất của hộ, về
kết quả sản xuất, làm tăng lên về thu nhập, cải thiện mức sống của hộ nông dân.
-Tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình
+ Thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất: DĐĐT đã làm thay đổi đáng kể
diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân. Các nông hộ sau khi DĐĐT
đã có điều kiện tích tụ đất sản xuất nông nghiệp, có điều kiện mở rộng quy mô
sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Quá trình dồn điền đổi thửa gắn
liền với việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp, với việc chuyển đổi hệ thống cây
trồng theo phương thức mới sau dồn điền đổi thửa đã đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn nhiều so với phương thức cũ của các nông hộ thường làm trước đây.
+ Đầu tư cho sản xuất tăng: Trước DĐĐT, các nông hộ ít có sự đầu tư
trang thiết bị cho sản xuất. Vì sản xuất trên những thửa ruộng nhỏ vẫn chưa
thích hợp với việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, người dân chủ yếu sử
dụng sức lao động thủ công nên lao động tốn rất nhiều thời gian cũng như công
sức. Sau DĐĐT đã có sự đầu tư vào máy móc cho sản xuất.
+ Thúc đẩy phân công lại lao động của hộ: DĐĐT đã tạo nên hiệu ứng
tích cực là sắp xếp và phân công lại lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Trong cơ cấu kinh tế của hộ thì trước và sau DĐĐT nông nghiệp vẫn chiếm vị
trí chủ đạo, song xu hướng thu nhập tăng lên mạnh của các lĩnh vực phi nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế hộ là dấu hiệu khả quan cho thấy xu hướng tích


8

cực trong việc chuyển dịch lao động nông nghiệp mà một phần nguyên nhân

là do DĐĐT mang lại.
+ Thu nhập tăng cao: DĐĐT đã tạo điều kiện cho các hộ nâng cao hiệu
quả trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, bố trí lao động hợp
lý dẫn tới năng suất, chất lượng sản xuất tăng cao, chính vì thế thu nhập của hộ
cũng tăng lên. Thực hiện dồn điền đổi thửa đã chuyển những diện tích sản xuất
năng suất thấp sang mô hình khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Sau khi giao ruộng trên thực địa, với hệ thống giao thông nội đồng, bờ
vùng, bờ thửa hoàn chỉnh, ranh giới rõ ràng nên không có tranh chấp hay xích
mích giữa các hộ nông dân. Điều đó đã tạo nên tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
cùng phát triển kinh tế nông hộ. Người dân đã thực sự yên tâm sản xuất trên
những mảnh ruộng của mình, từ đó họ có điều kiện đầu tư, phát triển việc sản
xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, kinh tế của mỗi hộ gia đình
được cải thiện. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn huyện. Giao thông, điện, nước
được chú trọng đầu tư về từng xã, thôn và hộ gia đình. Các trạm xá, bệnh viện,
trường học được sự quan tâm lớn nên sức khỏe cộng đồng và trình độ học vấn
của người dân tăng lên, đem lại lợi ích về mặt xã hội và cũng góp phần thực
hiện những tiêu chí còn lại để xây dựng nông thôn mới.
1.1.3. Chính sách dồn điền đổi thửa ở nước ta hiện nay
- Đại hội lần thứ VII- 6/1991 đã xác định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài''.
- Hội nghị trung ương 2 khoá VII tháng 3/1992: “Quyết định việc
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất
phải được pháp luật quy định cụ thể theo hướng khuyến khích nông dân an
tâm đấu tư kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện từng bước
tích tụ ruộng đất trong giới hạn hợp lý để phát triển sản xuất hàng hoá, đi đôi
với mở rộng phân công lao động và phân bố lao động gắn với quá trình. Quy


9


định rõ các điều kiện cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ngăn chặn
tình trạng người sống bằng nghề nông không còn ruộng đất, người mua quyền
sử dụng ruộng đất không phải để sản xuất mà là để buôn bán ruộng đất, phát
canh thu tô. Mức tập trung đất và một số hộ cũng phải qui định giới hạn tối đa
tuỳ theo vùng và loại đất”.
- Nghị quyết 06 của Bộ chính trị, tháng 11/1999 đã xác định “về tích tụ
ruộng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung ruộng đất là
hiện tượng sẽ diễn ra trong trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất
hàng hoá lớn. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý
chặt chẽ của Nhà nước”.
Từ những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá
bằng những văn bản pháp luật cụ thể:
- Hiến pháp năm 2013 công bố: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người
sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Nhà nước giao đất cho (các tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, chính
trị, xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang), hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất lâu
dài. Ngoài ra, Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất.
Nghi định 64/CP của Chính phủ ban hành ngày 27/9/1993 “về việc giao
đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp trong đó đã qui định rõ các nguyên tắc giao đất, đối tượng được
giao đất, thời hạn giao đất và hạn mức đất dược giao cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân”.
Trong chương II của bộ luật dân sự về “Hợp đồng chuyển đổi quyền sử



10

dụng” từ điều 699 đến điều 704 đã qui định rõ về việc thực hiện chuyển đổi
quyền sử dụng đất như:
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; điều kiện chuyển đổi quyền sử
dụng đất; hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của các
bên chuyển đổi quyền sử dụng đất.
- Điều 102, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/10/2004
về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 “ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất nông nghiệp do Nhà nước giao đất hoặc chuyển đổi, nhận chuyển nhượng,
nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác
trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo
chủ trương chung về “dồn điền, đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ
việc chuyền quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Như vậy có thể nói, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của
Nhà nước về việc chuyển đổi ruộng đất thực hiện “dồn điền, đổi thửa” trong
nông nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung
đất đai. Tuy nhiên, văn bản pháp luật ban hành chậm. Bên cạnh đó Chính phủ
chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với các tỉnh, thành phố để
hướng dẫn nông dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất, thực hiện dồn điền đổi
thửa mà để các tỉnh thành phố thấy cần thiết thì triển khai.
1.2. Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa
1.2.1. Kinh nghiệm về tích tụ tập, tập trung đất đai trên thế giới
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Để
khắc phục tình trạng này, từ nhiều năm nay người ta đã tiến hành dồn điển đổi
thửa, tích tụ đất đai,... để việc sử dụng đất được hiệu quả hơn.
- Tại nước pháp: vào thế kỷ XIX, sau cách mạng tư sản 1879 ở nước

Pháp đó bắt đầu xuất hiện những chủ trang trại trong nông nghiệp. Họ thực sự


11

là những nhà sản xuất kinh doanh tiến tiến trong nông nghiệp theo lối kinh tế
nông trại chứ không kinh doanh theo kiểu khép kín, phát canh thu tô như địa
chủ trước đây. Nhà nước Pháp hồi đó được các nhà kinh tế kiến nghị có
những chính sách ủng hộ, bảo vệ tài sản của họ và khuyến khích họ phát triển.
Do chính sách của chính phủ nên đến thế kỷ XX ở nước Pháp đã xuất hiện
những trang trại với quy mô ngày càng rộng lớn do sự sát nhập của nhiều
trang trại nhỏ lại. Cụ thể: Năm 1882 ở nước Pháp có 5.672 trang trại gia đình
với quy mô bình quân chỉ là 5,9 ha ; Đến năm 1892 số trang trại tăng lên
5.703 trang trại với quy mô 5,8 ha. Sau thế kỷ XX số trang trại của Pháp giảm
đi 6 lần và quy mô trang trại tăng lên 4- 5 lần.
Ngoài ra, ở một số nước Tây Âu tình hình quy mô trang trại cũng biến
động tương tự như ở Pháp với sự giảm đi về số lượng trang trại và sự tăng lên
về quy mô trang trại, Điều đó được thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông
nghiệp gia đình ở một số nước Tây Âu.
Nước

Chỉ tiêu
Số trang trại ( 1000 TT )

Anh

Diện tích bình quân (ha/ TT)
Số trang trại ( 1000 TT )


Pháp

Diện tích bình quân (ha/ TT)
Số trang trại ( 1000 TT )

Đức

Diện tích bình quân (ha/ TT)

Hà Lan

Số trang trại ( 1000 TT )
Diện tích bình quân (ha/ TT)

1950

1960

1970

1987

543

467

327

254


36

41

51

71

2285

11588

1263

982

14

19

23

29

2051

1709

1075


983

11

10

14

15

349

308

181

128

7

9

12

16

- Tại Mỹ: Tuy tỷ trọng giá trị sản lượng các sản phẩm nông nghiệp
trong tổng sản phẩm quốc dân không đáng kể (khoảng 2%) nhưng Chính phủ
Mỹ vẫn rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cấp đất cho hộ và



12

đồng thời cho phép mua bán hoặc thuê đất để hình thành trang trại. Sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu do 2,2 triệu trang trại sản xuất ra, trong đó có trang trại
gia đình (có quy mô 180-200 ha) chiếm gần 90%. Do quy mô các trang trại
loại này nhỏ nên chỉ chiếm khoảng 65% diện tích canh tác, các trang trại liên
doanh và hợp doanh chiếm hơn 10%, có quy mô bình quân khoảng 800900ha. Có khoảng 20% nông trại đã sử dụng máy tính hiện đại để lập chương
trình phát triển sản xuất cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Việc tích tụ và tập
trung ruộng đất để đi vào công nghiệp hoá và tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất
lượng nông sản và giá thành ở nước Mỹ.
- Tại Trung Quốc: Vào những năm cuối của thập kỷ 70, Trung Quốc đã
tiến hành công cuộc cải cách kinh tế mà trước tiên là cuộc cải cách nông thôn, xoá
bỏ chế độ sở hữu tập thể, vì vậy mà loại hình kinh tế HTX không còn mà thay vào
đó là hình thức khoán đến hộ, theo đó đất đai từ sở hữu HTX chuyển thành sở hữu
của thôn còn quyền sử dụng đất được giao cho hộ. Cuộc cải cách này đã tạo ra
động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp. Người nông dân được quyền tự chủ
trong quản lý, sử dụng và lựa chọn phương án sử dụng đất, vì vậy nông nghiệp
Trung Quốc đã có bước phát triển kỳ diệu. Tuy nhiên đến năm 1990 thì tốc độ
phát triển của nông nghiệp Trung Quốc lại giảm, điều này do hình thức khoán đến
hộ không còn phát huy tác dụng và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Điều này do có
sự xuất hiện của thửa ruộng nhỏ và manh mún khi giao chia cho từng hộ gia đình.
Quá trình giao chia coi “chủ nghĩa bình quân và công bằng” như là nguyên tắc bất
di bất dịch. Tuy nhiên do dân số đông và diện tích hạn chế nên diện tích đất cấp
cho mỗi hộ gia đình là rất nhỏ, manh mún và rải rác ở khắp nơi trong làng, điều
này được minh chứng qua bảng 1.2.
Như vậy, vào giữa những năm 80 thì phương thức khoán đến hộ đã bộc lộ
những hạn chế và cản trở đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách nông thôn bằng



13

việc xây dựng các mô hình thử nghiệm theo quy mô huyện, từ đó sẽ tổng kết, đúc
rút vào lựa chọn mô hình thành công nhất để nhân rộng.
Bảng 1.2: Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc
Năm

Diện tích

Số thửa ruộng/hộ

canh tác/ hộ (ha)

Diện tích trung
bình/thửa(ha)

1986

0,446

5,85

0,08

1988

0,466

5,67


0,078

1990

0,420

5,52

0,076

1998

0,470

3,02

0,18

(Nguồn: Bộ nông nghiệp Trung Quốc, 2000)
Trong các mô hình thử nghiệm, thì mô hình được coi là thành công
nhất là ở huyện Pindu và đã được nhân rộng trên quy mô toàn quốc. Theo mô
hình này, hay mô hình ''hệ thống hai loại đất'' chia diện tích đất canh tác của
thôn thành hai phần: một phần đất sản xuất lương thực, phần còn lại được sử
dụng cho ký hợp đồng. Sản xuất lương thực để đảm bảo nhu cầu lương thực
của hộ gia đình còn đất hợp đồng để làm kinh tế.
Như vậy, từ những năm 1978 Trung Quốc đã tiến hành cải cách theo
thể chế kinh tế nông thôn, thực hiện hình thức kinh doanh khoán sản lượng
đến từng hộ nông dân thực chất là khoán ruộng đất, thực hiện công việc thiết
kế lại đồng ruộng thông qua dồn đổi ruộng giữa các hộ, bước đầu “mềm hoá”

hình thức chuyển đổi nông nghiệp trong nông thôn, đồng thời cho phép hộ
nông dân được quyền góp cổ phần bằng ruông đất vào các tổ chức sản xuất
kinh doanh nông nghiệp trên cơ sở chế độ cổ phần. Hiện nay Trung Quốc mỗi
hộ có khoảng 0,5 ha chia làm 3-4 mảnh, các hộ đang tiến hành đổi ruộng cho
nhau để có ruộng liền khoảnh.
- Tại Nhật Bản: Xuất phát điểm từ chính sách trước những năm 1960
mỗi hộ nông dân Nhật có nhiều thửa ruộng phân tán, xa nhau, quy mô mỗi


14

thửa chỉ từ 500m2 đến 1000m2 vào thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp chủ yếu
sử dụng lao động thủ công và sức kéo gia súc. Đó xuất hiện số chêch lệch lớn
về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động của ngành khác. Để chấn
hưng nông nghiệp năm 1961 Chính phủ ban hành luật cơ bản về nông nghiệp.
Một trong ba mục tiêu chính của luật cơ bản nông nghiệp là đưa nông nghiệp
từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ nông nghịêp
đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng đất nông nghiệp với 3 mục tiêu Rộng, Chắc
chắn, Sâu".
Rộng: Nâng kích thước thửa ruộng lên 20 x 100 = 2000 m2.
Chắc chắn: Cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế
xây dựng hệ thống thoát nước cho từng thửa và toàn khu vực để có thể sử
dụng máy móc thuận lợi.
Sâu: Cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dày khoảng 1 mét
(Theo các chuyên gia Nhật Bản thì họ học tập kinh nghiệm chuyển đổi, xử lý
đất của cộng hòa Liên bang Đức).
Để đáp ứng nhu cầu trên phải làm hai việc:
+ Về mặt hành chính: Đó là xử lý chuyển đổi từ các thửa nhỏ, ở xa
nhau thành những thửa có kính thước lớn hơn.
+ Về mặt kỹ thuật: Gắn liền với việc sử lý kích thước thửa ruộng là

việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng.
Kết quả là hơn 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đó được
xử lý, chuyển đổi. Số còn lại chủ yếu là đất trồng cỏ ở Hokaiđô. Trước
chuyển đổi bình quân mỗi hộ có 3,4 thửa ruộng nay còn 1,8 thửa. Việc
chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đó làm tăng năng xuất của máy nông
nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất lao động của nông
dân, tạo điều kiện phát triển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh của nông
nghịêp. Vì vậy, cùng với những yêu cầu khác, việc chuyển đổi xử lý đất nông


15

nghiệp đó giúp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ ha năm
1960 lên 6.000 kg gạo/ ha năm 1992.
Hiện nay việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuyếch trương
lên 100m x100m = 10.000 m2, hoặc 100m x200m = 20.000 m2, có thể lên tới
30.000 m2 hoặc 60.000 m2, tiến gần đến quy mô thửa ruộng ở nước Mỹ.
- Tại Indonesia: Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh
mún. Năm 1963, số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5ha chiếm trên 52% trong
tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4%
loại trang trại có 4 đến 5ha. Trong khi đó, 40% số trang trại do người làm công
quản lý chứ không do chủ đất quản lý. Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng xanh thời đó. Ở Indonesia
nói riêng và Đông Nam á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất
nhưng ít xẩy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô lớn đến
hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên.
Như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ
được trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm
hộ đều giảm xuống. Giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc đầu tư
thêm lao động giảm xuống, làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn, chủ yếu

là gia tăng số hộ cho thuê đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không vận hành
hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế [16].
1.2.2. Kinh nghiệm về dồn điền đổi thửa ở Việt Nam
1.2.3.1.Nguyên nhân tiến hành dồn điền đổi thửa
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nền nông nghiệp và đặc biệt là vấn đề
ruộng đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được


16

quan tâm giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh mún về diện tích
và ô thửa. Chuyển đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là
việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp,
nông thôn [13].
Mặt khác, khi thực hiện giao đất còn nhiều sai sót, tuỳ tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang
gây trở ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất nhất là việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế [14].
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có hiệu quả nhất là phải tiến
hành dồn đổi ruộng đất. Để hiểu rõ hơn tại sao phải nhanh chóng tiến hành
công tác dồn đổi ruộng đất. Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và những hạn
chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây trở ngại cho sản xuất, công tác
quản lý Nhà nước về đất đai như thế nào?
* Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
manh mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi,

trung du. Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như
đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng.
- Nguyên nhân thứ 2 là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con
cái. ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con
sau khi ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát
triển của nông hộ.
- Nguyên nhân thứ 3 là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên
quan đến ruộng đất.
- Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân
theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64 CP


17

năm 1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã
góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm
muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý
do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như
vậy mới thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải
chia đều đất cho các hộ.
+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn,
chua... do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong
khi chia ruộng.
+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần
các trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị,
khu công nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người

đều có thể hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro" nếu đất đai bị
chuyển mục đích sử dụng.
* Mức độ manh mún ruộng đất hiện nay thể hiện ở một số điểm:
- Tình trạng manh mún hiện nay tập trung vào đất cây hàng năm như:
đất trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và các loại
đất trồng cây hàng năm khác. Loại đất càng tốt, có điều kiện thâm canh càng
cao thì càng bị phân tán manh mún.
- Biểu hiện đặc trưng của sự manh mún là ruộng đất bị "chia nhỏ" để
chia đều theo nguyên tắc "tốt có, xấu có, xa có, gần có" cho các hộ gia đình.
Vì vậy một hộ sử dụng rất nhiều thửa đất nằm rải rác trên tất cả các xứ đồng
của mỗi thôn xóm, làng bản..., kích thước rất đa dạng, diện tích bình quân
/thửa đất lúa phổ biến là từ 200-400m2; diện tích đất trồng màu và cây công
nghiệp ngắn ngày bình quân/thửa phổ biến từ 100-300m2. Riêng các tỉnh nam


×