Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LAN
QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LAN
QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,
TỈNH THANH HÓA


Chuyên ngành: Lâm học
Mã Số: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ QUANG NAM

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngà y 25 thá ng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Đến nay bản luận văn tốt nghiệp hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo TS. Vũ Quang Nam, người hướng dẫn khoa học và đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Đào
tạo sau đại học, khoa Lâm học - Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho tôi được tham gia và hoàn thành khoá đào tạo này.
Xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
tiến hành điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Liên.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các chuyên gia và bạn bè đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Đức Thắng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Đặc điểm về họ Lan (Orchidaceae)............................................................ 3
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 8
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 9
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 9
1.3.2. Ở trong nước ......................................................................................... 12
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 17
2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 18
Chương 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 29


iv

3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính......................................................................... 29
3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 29
3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................... 30
3.1.4. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 30

3.1.5. Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ......................... 31
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 32
3.2.1. Dân số.................................................................................................... 32
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội ............................................................... 33
3.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.......................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
4.1. Hiện trạng các loài họ Lan tại KBTTN Xuân Liên .................................. 36
4.1.1. Đặc điểm về thành phần loài ................................................................. 36
4.1.2. Giá trị bảo tồn và phân bố các loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn ...... 36
4.2. Đặc điểm hình thái, vật hậu của các loài Lan quý hiếm tại KBT ............ 39
4.2.1. Kim tuyến trung bộ. .............................................................................. 39
4.2.2. Lan hài lông........................................................................................... 43
4.3. Trữ lượng của các loài Lan Quý hiếm tại KBT ....................................... 46
4.3.1. Lan hài lông........................................................................................... 46
4.3.2. Kim tuyến trung bộ ............................................................................... 47
4.4. Đặc điểm thảm thực vật nơi có phân bố các loài Lan quý hiếm.............. 47
4.4.1. Rừng kín thường xanh chủ yếu là cây lá rộng á nhiệt đới .................... 49
4.4.2. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. ............................................ 53
4.5. Tình trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và mức độ đe dọa tại địa
phương đối với các loài lan quý, hiếm ............................................................ 56
4.5.1. Tình trạng khai thác, sử dụng, gây trồng .............................................. 56
4.5.2. Mức độ đe dọa tại địa phương .............................................................. 57
4.6. Kết quả nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng của đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của Lan hài lông. ............................................................ 60


v

4.6.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của Lan hài lông ............................... 60
4.6.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của loài Hài lông........ 62

4.6.3. Tình hình sâu bệnh hại .......................................................................... 66
4.7. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài Lan quý hiếm tại
KBT. ................................................................................................................ 67
4.7.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 67
4.7.2. Giải pháp về pháp luật........................................................................... 68
4.7.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................. 69
4.7.4. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ............ 69
4.7.5. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 70
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Viết tắt
Tiếng Việt
BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

BQL:

Ban quản lý

ĐDSH:


Đa dạng sinh học

ĐDTV:

Đa dạng thực vật

KBT:

Khu bảo tồn

NĐ 32:

Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006

Nxb:

Nhà xuất bản

OTC:

Ô tiêu chuẩn

SĐVN:

Sách đỏ Việt Nam

VQG:

Vườn quốc gia


Tiếng Anh
CITES:

Công ước Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp

IUCN:

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

PRA:

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Các tuyến điều tra của khu vực nghiên cứu

18

2.2


Thang điểm xác định mức độ đe dọa của loài ở phạm vi hẹp

27

4.1

Hiện trạng 02 loài Lan quý hiếm tại khu BTTN Xuân Liên

37

4.2

Phân bố của các loài Lan quý hiếm tại Khu BTTN Xuân Liên.

38

4.3

Kích thước quần thể Hài lông tại Khu BTTN Xuân Liên

46

4.4

Mô tả kích thước quần thể Kim tuyến trung bộ tại Khu BTTN Xuân

47

Liên

4.5

Các kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Xuân Liên

48

4.6

Thang điểm xác định mức độ đe dọa của loài ở phạm vi hẹp

58

4.7

Đặc điểm thân, lá của lan Hài lông

61

4.8

Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra chồi và tăng

62

trưởng chiều cao chồi Hài lông
4.9

Ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng của Hài lông

64


4.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa Hài lông

65

4.11 Tình hình sâu bệnh hại trên Hài lông (theo dõi 6 tháng)

66


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT
2.1
4.1

Bản đồ khu các tuyến điều tra Lan
Kim tuyến trung bộ (Bản Vịn-Bát Mọt) và tại Vườn sưu tập
lan Khu BTTN Xuân Liên

Trang
19
40

4.2

Bản đồ phân bố Kim tuyến trung bộ tại Khu BTTN Xuân Liên


41

4.3

Lan Hài lông – Bản Vịn Bát Mọt

44

4.4

Bản đồ phân bố Lan hài lông tại Khu BTTN Xuân Liên

44

4.5

Khả năng ra chồi của Lan hài lông

61

4.6

Ảnh hưởng phân bón lá đến khả năng ra chồi của Hài lông

63


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2
vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung bộ nên có tính đa dạng sinh học rất cao.
Hệ thực vật khá giàu về thành phần loài, đã ghi nhận được 1.142 loài thực vật
bậc cao (thuộc 620 chi, 180 họ), Đã xác định được 38 loài thực vật quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ, trong đó 35 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007; 12
loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, 2012; 8 loài có tên trong Nghị Định
32/2006/NĐ-CP. Xuân Liên là một trong những nơi còn lưu giữ được một
diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với 4.200 ha, nơi phân bố của nhiều loài
cây Hạt trần có giá trị khoa học và kinh tế cao như Pơ mu, Bách xanh, Sa mu,
Giẻ tùng sọc trắng,...[19]. Ngoài ra, khu bảo tồn nằm trong khu vực có khí
hậu gió mùa quanh năm ẩm ướt, địa hình nơi đây có nhiều dãy núi cao trên
1.000m đã tạo ra vùng tiểu khí hậu đặc trưng cho sự tồn tại của kiểu rừng
thường xanh Á nhiệt đới, là điều kiện lý tưởng cho các loài Lan sinh sống.
Theo thống kê sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên có 20 loài
Lan [20], trong đó có nhiều loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao như Kim
tuyến trung bộ, Lan hoàng thảo, Vệ hài,... Tuy nhiên, hiện nay tại khu bảo tồn
chưa có nghiên cứu, đánh giá chi tiết nào về hiện trạng phân bố, giá trị sử
dụng – bảo tồn của chúng để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn bền
vững các loài Lan tự nhiên có phân bố trong Khu bảo tồn.
Hiện nay do nhu cầu thị trường và nguồn lợi kinh tế từ những giá trị
của các loài Lan mang lại, đặc biệt là giá trị của nguồn Lan rừng tự nhiên có
công dụng làm thuốc biệt dược chữa các bệnh nan y (Kim tuyến trung bộ).
Bên cạnh đó, nhu cầu chơi Lan nguồn gốc từ tự nhiên của nhân dân ngày càng
gia tăng, cộng thêm thực trạng nghèo đói, thiếu việc làm và cuộc sống còn
phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ rừng của người dân vùng núi đang là
nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm quá mức tài nguyên các loài Lan phân bố


2


tự nhiên, đặc biệt nhiều loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao trên địa bàn
KBTTN Xuân Liên nói riêng và trong tỉnh Thanh Hóa nói chung. Vì vậy,
nhằm điều tra thực trạng để từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát
triển những loài Lan có quý hiếm, có giá trị kinh tế cao trong vùng, tôi đề
xuất đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài Lan quý hiếm tại
khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm về họ Lan (Orchidaceae)
Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa,
thuộc

bộ

Măng

tây (Asparagales), lớp

thực vật

Một



mầm


(Monocotyledons). Họ Orchidaceae là một trong những họ có số lượng loài
lớn nhất, khoảng trên 20.000 loài (theo A.L.Takhtajan 1987), trong nhóm
thực vật có hoa; có phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Chúng gồm các loài
cây thân thảo, sống lâu năm (đôi khi hóa gỗ một phần ở gốc), chúng thường
sống ở đất, nơi hốc vách đá, hoặc sống phụ-hoại sinh.
Hệ rễ: Hệ rễ khí sinh ở đây vừa làm nhiệm vụ lấy nước, muối khoáng
trên vỏ cây gỗ, vừa bám chặt vào giá thể để giữ cây khỏi bị gió cuốn đi, ngoài
ra nó lại còn chống đỡ cho cây mọc cao vươn ra chỗ có nắng giữa đám tán
cây. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cả cơ
thể. Ở các loài đặc trưng cho hệ thực vật châu Á nhiệt đới và Australia, nhiều
loài Lan rất nhỏ bé, hình dạng xấu xí, khó khăn lắm mới nhận được sống
trong các kẽ nứt của vỏ cây gỗ, trên các cành nhánh cao tít. Hệ rễ cũng nhỏ
đan thành búi. Ngược lại, ở các loài Lan có kích thước lớn hay trung bình, hệ
rễ khí sinh phát triển rất phong phú, nó mọc rất dài, mập mạp và khỏe cứng
(vừa giữ cho cơ thể khỏi bị gió làm lung lay, vừa làm cột chống đỡ cho thân
vươn cao). Để làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bởi
một lớp mô hút ẩm dày, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí,
do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả
năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây gỗ, mà còn lấy được nước lơ
lửng trong không khí (sương sớm hay hơi nước). Nhiều loài lại có hệ rễ đan
bện thảnh một búi chằng chịt, nó là nơi thu gom mùn của vỏ cây để làm
nguồn dự trữ chất dinh dưỡng. Ngược lại, ở các loài mọc bò dài, hệ rễ có thể


4

buông thong xuống theo các đoạn thân, chúng hoặc mảnh mai, hay treo lơ
lửng trong không khí như các "chòm râu hoặc mập, khỏe, kéo dài xuống tận
đất và hoạt động như rễ của các loài cây' khác. Ở một số loài Lan có thân, lá

kém phát triển (thậm chí tiêu giảm hoàn toàn), hệ rễ phát triển dày đặc và
kiêm nhiệm luôn cả vai trò quang hợp. Rễ có dạng dẹt, bò rất dài màu xanh
như lá. Đặc biệt ở các loài Lan sống hoại, bộ rễ có hình dạng, cấu trúc khá
độc đáo, Nó có dạng búi nhỏ với các vòi hút ngắn, dày đặc để có thể lấy được
các chất dinh dưỡng từ đám xác thực vật thông qua hoạt động của nấm. Mặc
dù sự "cộng sinh" với nấm nội sinh vốn là đặc tính sống cơ bản của cả họ Lan
trong giai đoạn hạt nẩy mầm, nhưng chỉ ở một số loài vẫn tồn tại mối quan hệ
này trong suốt cuộc đời. Các loài Lan này do không sinh ra các cơ quan tự
dưỡng, nên vẫn phải duy trì sự giúp đỡ của nấm. Cơ thể của chúng rất nhỏ bé,
mảnh mai, không có màu sắc hay mang các sắc tố khác, ngoài màu xanh. Tuy
nhiên, có ít loài thuộc chi Lan hoại Cyrtosia, tuy sống hoại, nhưng có thể dài
đến vài chục mét. Nó có khả năng leo bò rất cao, chùm lên cả các tán cây gỗ
khác với các móc và vảy màu đỏ (do lá thoái hóa) (thuộc hệ thực vật châu Á
nhiệt đới). Ngược lại, có một số loài Lan sống hoại khác lại ẩn sâu trong lòng
đất thuộc hệ thực vật Australia), ví như Rhizanthella gardneri, Cryptanthemis
slateri, cơ thể chỉ có một thân nhỏ, không rễ cũng không lá. Đến mùa nó sinh
ra một cụm hoa, kém phát triển. Cryptanthemis sống cách mặt đất khoảng 2
cm, còn Rhizanthella ở sâu hơn, chỉ có các cụm hoa mọc cao lên sát mặt đất
mà thôi. Giống như các loài Lan ở trên mặt đất, không có diệp lục khác, các
loài sống trong lòng đất này hoạt động được nhờ sự trợ giúp của nấm và gốc
mục của các loài cây thân gỗ khác.
Thân cây: Thân cây họ Lan rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh và
mang lá hay không. Theo M. E. PrIIzer (1882) Lan có hai loại thân, mà đa số
đều thuộc loại sinh trưởng hợp trục (nhóm không thân). Thân này gồm một hệ


5

thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dài trên giá thể
hoặc ẩn sâu trong lòng đất gọi là thân rễ. Thân rễ có thể nhẵn, hay có nhiều

vảy che phủ (do lá thoái hóa), và một phần mọc thẳng đứng mang lá. Ngược
lại, rất ít khi gặp các loài Lan sinh trưởng đơn trục (nhóm có thân), nghĩa là sự
sinh trưởng của trục chính không giới hạn, làm cho thân rất dài. Cơ thể khó có
thể duy trì được tư thế thẳng đứng, nó phải nhờ đến các rễ chống đỡ để vươn
cao, nếu không nó đành phải bò dài hay leo cuốn. Đôi khi thân một số loài
Lan rất ngắn, và bị che khuất bởi hệ thống lá hay rễ mọc thành bụi dày. Ở
thân các loài Lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành).
Đó là bộ phận dự trữ nước, các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong hoàn cảnh
khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất đa dạng, hoặc hình cầu, thuôn dài
xếp sát nhau, hay rải rác đều đặn (Lan lọng - Bulbophyllum) hay hình trụ, xếp
chồng chất lên nhau thành một thân giả (Lan hoàng thảo - Dendrobium). Kích
thước củ giả cũng rất biến động, từ dạng củ rất nhỏ, chỉ lớn bằng đầu chiếc
đinh găm (Lan lọng - Bulbophyllum) đến dạng hình cầu to như chiếc mũ
người lớn (Pecteilis susannae - Lan bạch phượng). Cấu tạo củ giả gồm nhiều
mô mềm chứa đẩy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày,
nhẵn bóng bảo vệ để tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả
đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá, nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp.
Các loài Lan xứ lạnh, sống ở đất, củ giả lại làm nhiệm vụ dự trữ dinh dưỡng.
Lá: Hầu hết các loài Lan đều là cây tự dưỡng, do đó, nó phát triển rất đầy đủ
hệ thống lá. Lá mềm mại, duyên dáng và hấp dần. Lá hoặc mọc đơn độc, hoặc
xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đều đặn trên thân, trên củ giả. Hình dạng lá
thay đổi rất nhiều từ loại lá mọng nước, nạc, dai, hình kim, hình trụ dài, tiết
diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dải, mềm, xanh bóng đậm
hay nhạt tùy theo vị trí sống của cây, đặc biệt rất hiếm gặp các loại lá hình
tròn Nervilia (Lan thanh tiên quì) hay chia thùy sâu (Lan bằp ngô). Lá tận


6

cùng bằng một cuống hay thuôn dài xuống thành bẹ ôm thân. Phiến lá trải

rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung (như cái quạt) hay chỉ gấp lại theo
một gân giữa (hình chữ V). Những lá dưới sát gốc, thường giảm đi chỉ còn
những bẹ không có phiến, hay giảm hẳn thành các vẩy. Về màu sắc, phiến lá
thường có màu xanh bóng, nhưng đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau
(thường mặt dưới lá có màu xanh đậm hay tía), mặt trên lại khảm thêm nhiều
màu sặc sỡ. Nhiều loài Lan có lá màu hồng, màu nâu hồng, và nổi lên các
đường vẽ trắng theo các gân, rất đẹp Anoectochilus (Kim tuyến trung bộ).
Lan, nhất là các loài ở vùng nhiệt đới, thường trút hết lá trong mùa khô hạn.
Lúc này, cây hoặc ra hoa hay sống ẩn, chờ mùa mưa đến, sẽ cho chồi mới.
Một số Lan sống ở đất có chu kỳ sống đặc sắc, xen mùa lá với mùa hoa. Khi
cây ra hoa, toàn bộ các lá đều chết khô đi và sau khi hoa tàn, củ giả sẽ cho
chồi lá mới. Ngược lại, một số loài Lan có lá dày, dai, xanh đậm, sông lâu cả
chục năm Vanda (Lan vân đa).
Hoa: Cấu tạo của hoa Lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ở Lan có thể
gặp nhiều loài, mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở, hoặc có nhiều cụm hoa mà
mỗi cụm chỉ đơm một bông mà thôi. Tuy nhiên, đa số các loài Lan đều nở rộ
nhiều hoa, tập hợp lại thành chùm (đôi khi phân nhánh thành chùy), phân bố ở
đỉnh thân hay nách lá. Gốc cuống chính thường có lá bắc dạng vẩy hay mo.
Cuống chính đôi khi rút ngắn lại, làm cụm hoa có dạng tán giả, hay cuống
chính vừa ngắn vừa mập, cụm hoa có dạng gần như hình đầu. Nhiều loài, hoa
có cuống rất ngắn, nên cụm hoa có dạng bông, hay cuống chính vặn xoắn để
hoa xếp theo đường xoắn ốc. Đặc biệt nhiều cụm hoa hình chùy phân nhánh
và đạt kích thước rất lớn (Oncidium volvox). Hoa Lan có cấu trúc cơ bản của
hoa mẫu 3, là kiều hoa đặc trưng ở lớp Một lá mầm nhưng đã biến đổi rất
nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng. Hoa Lan thuộc loại hoa lưỡng
tính, và đơn dạng, rất hiếm các loại Lan đơn tính, tạp tính và nhị dạng. Bao


7


hoa có 2 vòng, mỗi vòng 3 mảnh, chia ra: Ba cánh đài thường có dạng cánh
hoa. Cả 3 cánh đài hoặc giống nhau, hoặc cánh đài lưng hơi khác với 2 cánh
đài bên (đôi khi cả 3 cánh đài đều dính lại với nhau); còn 3 cánh tràng thì hai
cánh bên rất giống với cánh đài rời hay dính với cánh đài bên. Chỉ có cánh
tràng giữa biến đổi màu sắc, có chức năng đặc biệt trong sự hấp dẫn và thụ
phấn nhờ côn trùng gọi là cánh môi. Cánh môi rất đa dạng, xếp đối diện với
cánh đài lưng, luôn luôn ở phía trong cùng, và có kích thước thường lớn hơn
cả. Cánh môi có thể nguyên, chia thùy, khía răng, có tua viền, hay chia cắt
thành các sợi mảnh. Bề mặt cánh môi hoặc nhẵn, có nhiều gân hay nổi lên các
phần phụ đa dạng (u, mào, vách, gợn sóng,...). Gốc cánh môi thường mang
tuyến mật, trong một cựa dài hay trong một u lồi, phần này hoặc dính vào
chân của cột nhị nhụy hay là phần kéo dài ra phía trước của cằm. Cấu tạo của
cánh môi độc đáo đến nỗi các nhà khoa học đã đặt nhiều vấn đề để tìm hiểu
nguồn gốc của nó. Trong số 6 nhị của hoa mẫu 3 đặc rưng cho loại hoa Hành
tỏi) thì sự biến đổi giảm dần khá phức tạp, từ loại có 3 nhị (1 vòng ngoài, 2
vòng trong) của hoa thuộc chi Neuwiedia (Lan huệ), qua loại chỉ còn 2 nhị
(vòng trong) của chi Paphiopedilum (Lan hài), tiến đến loại chỉ còn 1 nhị (ở
vòng ngoài) của hầu hết các chi còn lại. Về cấu tạo thì cũng từ các chi Lan
nguyên thủy Neuwiedia (Lan huệ), Apostasia (Lan giả) có nhị và vòi chưa kết
hợp với nhau, tiến tới dạng dính liền với nhau thành cột nhị nhụy (ở hầu hết
các chi Lan khác). Cột nhị nhụy nằm chính giữa hoa, là dấu hiệu cơ bản để
định loại họ Lan, mang phần đực ở phía trên và phần cái (đầu nhụy) ở mặt
trước. Cột này thường dài, thắng hay cong về phía trước, và gốc có thể kéo
dài ra phía trước thành cằm. Nhị đực gồm có 2 phần, bao phấn và hốc phấn.
Bao phấn nằm ở cột nhị nhụy gần như ngang hay thẳng đứng. Nó hoặc đối
diện với cánh đài lưng và ngoại hướng, hoặc đối diện với cánh môi và nội
hướng. Còn hốc phấn thì lõm lại, mang khối phấn và thường song song với


8


bao phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do có
tinh bột, sáp hay chất sừng. Số lượng khối phấn biến đổi từ 2, 4, 6 đến 8, có
dạng thuôn hay cong lưỡi liềm, đôi khi thuôn dài có đuôi, kết thúc bởi chuôi
và gót. Hoa Lan cô bầu hạ, thuôn dài kéo theo cuống (rất khó phân biệt giữa
bầu và cuống hoa). Sự vặn xoắn toàn bộ hoa trong quá trình phát triển là đặc
điểm của bầu. Hoa thường bị vặn xoắn 1800 sao cho cánh môi khi bắt đầu nở
hướng ra bên ngoài ở vào phía dưới, làm chỗ đậu thuận lợi cho côn trùng. Rất
ít khi gặp hoa vặn 3600 như ở (Lan mai đất tím) Malaxis purpurea, hoặc
không vặn gì do cuống hoa buông rủ xuống như ở Stanhopea. Như thế, khi
hoa nở, môi vẫn hướng lên trên, nó thích nghi với loại côn trùng ưa lộn đầu
xuống khi chui vào hoa. Bầu hoa Lan có 3 ô, hoặc đính noãn trung trụ ở các
loài Lan nguyên thủy, hoặc đính noãn bên ở các loài Lan tiến hóa hơn.
Quả: Quả Lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc, có
dạng tù quả cải nạc dài ở Vanilla (Lan vani) đến dạng hình trụ ngắn phình ở
giữa (ở đa số các loài khác). Khi chín quả mở ra và mảnh vỏ còn dính lại với
nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài quả chỉ mở theo 1 - 2 khía dọc,
thậm chí không nứt ra, và hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này mục nát. Hạt rất
nhiều, nhỏ bé (do đó trước đây gọi họ Lan là họ Vi tử). Hạt chỉ cấu tạo bởi
một phôi chưa phân hóa, trên một máng lưới nhỏ, xốp chứa đầy không khí.
Phải trải qua 2 - 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt bị chết vì khó gặp nấm
cộng sinh cần thiết để nẩy mầm. Do đó, hạt thì nhiều, có thể gieo giống di rất
xa nhờ gió, nhưng hạt nẩy thành cây lại rất hiếm. Chỉ ở trong các cánh rừng
già, ẩm ướt, vùng nhiệt đới mới có đủ điều kiện để cho hạt giống nẩy mầm.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Về họ Lan, theo kết quả điều tra của BirdLife (1999) ở Xuân Liên có
20 loài, hơn nữa các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê tên loài mà
chưa có bất cứ nghiên cứu nào khác về các loài này. Bên cạnh đó một số loài



9

thuộc họ Lan được phát hiện tại Xuân Liên cũng là những loài có giá trị kinh
tế cao nên cũng chịu nhiều áp lực từ người dân. Chính vì vậy nên việc thực
hiện đề tài nghiên cứu này là hết sức cần thiết.[20]
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập Lan từ
các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu Lan cắt cành
chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng Lan
cắt cành. Chính vì vậy không chỉ thị trường xuất khẩu mà thị trường trong
nước cũng rất tiềm năng cho người trồng Lan [5].
Đề tài được thực hiện ngoài ý nghĩa phục vụ mục tiêu bảo tồn nguồn
gen các loài Lan tự nhiên, nó còn có ý nghĩa thực tiễn phát triển kinh tế tại địa
phương theo hướng sản xuất hàng hóa gắn phát triển Du lịch sinh thái trên cơ
sở nhân giống thành công các loài Lan quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao để
tạo ra hàng hàng hoá đặc trưng tại địa phương. Bên cạnh những giá trị bảo
tồn, phát triển kinh tế, còn tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp
phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm KBT. Việc xây dựng vườn
sưu tập và nhân giống các loài Lan tự nhiên còn góp phần phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, tham quan học tập, giáo dục bảo vệ môi trường và là
sản phẩm hấp dẫn thu hút khách tham quan du lịch đến với KBT.
Từ những luận cứ khoa học và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu bảo
tồn, sản xuất giống một số loài hoa Lan và địa Lan quý hiếm, loài có giá trị
kinh tế cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là cần thiết, có ý nghĩa thực
tế và mang tính cấp bách. Góp phần thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia
về bảo tồn đa dạng sinh học và là nội dung của Kế hoạch đầu tư phát triển khu
bảo tồn giai đoạn 2011-2015 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê
duyệt tại Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 06/9/2010.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, theo Bretchacider thì từ

đời vua Thần Nông (2800) trước công nguyên, lan rừng này được dùng làm


10

thuốc chữa bệnh. Cùng với vẻ đẹp và tác dụng chữa bệnh, sau đó Robut Bron
(1773 – 1858) là người đầu tiên đã phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ
khác. Đặt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là Joanlind (1979 – 1985).
Năm 1836, ông công bố sắp xếp các tông họ Lan (A tabuler view of the
Tribes of Orchidaceae) tên của họ lan do ông đưa ra đựơc dùng cho đến ngày
nay. Hiện nay họ Lan (Orchidaceae) trên thế giới được chia làm 5 phân họ
Apostasioideae,

Cypripedioideae,

Neottioideae,

Epidendroideae



Orchidoideae. Họ Lan (Orchidaceae) bao gồm 750-800 chi và khoảng 20.000
loài, phân bố rộng khắp thế giới từ 680 vĩ độ Bắc đến 560 vĩ độ Nam, tập trung
chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, và nhiệt đới châu Mỹ
(Mau – RFL 1983). Ở khu vực nhiệt đới họ Lan phân bố chủ yếu ở độ cao
dưới 2000m [10],[11].
Từ lâu, Lan đã là tên gọi chung cho các loài họ Lan (Orchidaceae), bao
gồm các loài cây thân thảo, sông lâu năm, chúng có thể sống ở đât, hốc cây,
hốc đá, vách đá, hay sống phụ sinh, sống hoại sinh. Hoa Lan có cấu trúc mẫu
ba, đặc trưng của lớp một lá mầm, nhưng đã có biến đổi nhiều để hoa có đối

xứng qua một mặt phẳng. Hoa có cánh môi rất độc đáo. Quả lan là loại quả
nang, hạt rất nhỏ phát tán nhờ gió.
Bác sỹ, Y sỹ người Anh tên là Jonh Haris và Weich đã biết đến vai trò
của nấm Fungus trong việc nảy mầm của hạt lan trong điều kiện tự nhiên.
Ngày nay, nghiên cứu nhân giống hữu tính các loài họ Lan bằng gieo hạt đã
nhiễm nấm cộng sinh trên môi trường dinh dưỡng được thực hiện thành công
ở nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, Pháp.
Nghiên cứu nhân giống In vitro cây họ Lan phải nói đến TS. Knudson
người Mỹ công bố năm 1946, đã mở ra công nghệ sinh học môi trường lan.
Gần đây Morel (1965) công bố phương pháp nhân giống lan bằng mô phân
sinh. Nhờ vậy đã tạo ra được khối lượng cây lớn đồng nhất trong thời gian


11

ngắn. Ngày nay, nhân giống vô tính In Vitro đã thành công đối với nhiều chi
thuộc họ Lan (Orchidaceae) như Kiếm lan (Cymbidium), Hoàng thảo
(Dendrobium), Kiều lam (Calanthe), Kim tuyến trung bộ (Anoectochilus), v.v.
Từ năm 1957, Thái Lan, Indonexia bắt đầu phát triển nuôi trồng hoa
Lan quy mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Có thể nói Thái Lan Lan là
nước đi đầu cho ngành nuôi trồng và xuất khẩu hoa Lan ở các nước châu Á.
Các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Philipin cũng đã đến Thái Lan để học hỏi kinh
nghiệm. Người nghiên cứu để nuôi trồng Lan đầu tiên ở Thái Lan là Thong
Lor Rakhpa Busobat ở Bangkok, ông cũng chính là người sau này đã đem các
tiến bộ kỹ thuật từ các nước Châu Âu về để nghiên cứu và áp dụng cho ngành
sản xuất hoa Lan của Thái Lan.[5]
Sản xuất lan trên thế giới: Theo Phan Thúc Huân (1989), người đầu
tiên thành lập vườn lan thương mại là Loddiges năm 1812. Một vài thập kỷ
gần đây, nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học thương mại và giao
thông nhiều nước đã trở thành những cường quốc xuất khẩu lan và đã mang

lại thu nhập lớn, hàng năm xuất khẩu lan đạt hàng trăm triệu đô la, những
nước xuất khẩu nhiều như Thái Lan, Đài Loan, Singapore, ấn Độ, Hà
Lan…Trước hết là Thái Lan, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan,
các cơ sở sản xuất của họ có khoảng 200 phòng nuôi cấy In vitro lan thương
mại hoạt động ở Băng kốc. Hàng năm Thái Lan sản xuất 32 triệu cây con, tập
trung vào một số loài của các chi: Dendrobium (80%), Oncium (5). Rồi đến
Đài Loan sản xuất nhiều nhất là lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) và lai tạo chọn ra
hàng chục giống mới rất đa dạng và xuất sang nhiều nước. Singapore, tiểm
năng xuất khẩu hoa lan rất mạnh trên thị trường thế giới chiếm tới 12 %. Ấn
Độ đã áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào vào nghề trồng lan, hàng năm
sản xuất khoảng 10 triệu cây con các loại. Hà Lan, Nhật Bản cũng là những
nước đầu tư lớn cho ngành nuôi trồng hoa lan [5].


12

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nước nghiên cứu và phát triển cây
Lan. Trong quá trình sống con người luôn tìm kiếm phát hiện thêm các loài
Lan mới hoang dại bổ sung danh sách các loài Lan đặc biệt bổ xung vào ngân
hàng nguồn gen các loài Lan. Không thể kể hết được các hoạt động của con
người tìm kiếm, nghiên cứu bảo tồn và phát triển Lan. Ngày nay do sự phát
triển về công nghệ lai tạo giống nên số loài ngoài thiên nhiên có bao nhiêu thì
số loài lai tạo cũng có số lượng tương đương.
1.3.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, có lẽ người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là De
Loureiro (1790) – nhà truyền giáo Bồ Đào nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt
nam lần đầu tiên vào năm 1790 trong cuốn “ Flora cochinchinensis” gọi tên
các cây lan trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius
và Sarcopodium… mà đã được Ben tham và Hooker ghi lại trong cuốn
“Genera planterum” (1862 – 1883). Từ thời Pháp thuộc đã có những công

trình nghiên cứu cơ bản về thực vật, cuốn “Thực vật chí Đông Dương”- H.
Lecomte (1932) đã thống kê được 100 loài Lan, thuộc 70 chi cho cả khu vực
đông dương, Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) trong cuốn cây cỏ Việt Nam cũng
đã có những mô tả sơ bộ về họ lan [9]. Họ lan đang ngày càng gây được sự
chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước vì thế mà nhiều giá trị quý
của họ lan đang ngày càng được phát hiện không những về khoa học mà còn
có giá trị kinh tế.
Năm 1998, Trần Hợp trong cuốn Lan Việt Nam đã miêu tả khoảng 800
loài thuộc 138 chi khác nhau theo như tác giả trình bày thì đây chưa phải là
cuốn sách thật hoàn thiện về họ Lan của Việt Nam nhưng có lẽ đến thời điểm
này đây là một tài liệu khá đầy đủ về họ lan của Việt Nam vì cuốn sách đã
cung cấp các thông tin về đặc điểm nhận dạng, sinh thái, phân bố và có hình
ảnh minh họa cho khoảng 800 loài lan khác nhau của Việt Nam.[11]


13

Tài liệu được công bố gần đây theo bảng trích yếu cập nhật hoá về các
loài Lan của chuyên gia cao cấp về hoa lan của thế giới Leonid Averyanov và
Anna L. Averyanov – 2003) ở Việt Nam hiện đã biết 897 loài, 152 chi[24].
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm rất phù hợp với nhu
cầu sinh thái của các loài Lan vì vậy hoa Lan đã được người Việt nam biết
đến từ rất lâu đời, nhưng do các bối cảnh lịch sử nhất định của nền kinh tế
chưa cao nên từ đời này qua đời khác cây Lan Việt Nam chỉ dừng lại trồng để
thưởng thức. Việc nuôi trồng, nghiên cứu, kinh doanh chưa theo kịp các nước
Châu Âu, Châu Á phát triển.
Ở Miền Nam do có khí hậu quanh năm ấm áp rất thích hợp với việc
trồng và phát triển hoa Lan nên các nghiên cứu và sự tiếp cận với khoa học kỹ
thuật mới của các nước phát triển cũng có phần sớm hơn miền Bắc. Từ những
năm 1976, Trung tâm Sinh học thực nghiệm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ

chức phòng nuôi cấy mô Lan và tạo ra hàng loạt cây con Lan từ nuôi cấy mô.
Ở Đà Lạt, Ủy ban khoa học kỹ thuật của Đà Lạt và phòng sinh học của Viện
Hạt nhân Đà Lạt cũng tham gia tích cực vào lập các cơ sở cấy mô Lan và sưu
tầm các loài Lan, Từ năm 1990, Liên hiệp khoa học sản xuất Đà Lạt đã thực
hiện một số phương pháp ghép lai giữa các loài Lan, gieo hạt Lan trong ống
nghiệm để duy trì nguồn Lan tự nhiên của địa phương, trong đó có một giống
Lan mà duy nhất chỉ có ở Đà Lạt đó là giống Lan Cymbidium insigne var.
dalatensis (Hồng lan), đây là loài địa Lan vô cùng độc đáo, màu sắc hoàn toàn
khác biệt với những giống Lan đã biết, các nhà khoa học đang cho nhân
giống, và trồng rộng rãi. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại Đà Lạt có khoảng
300 loài Lan và trên 300 giống địa Lan nội và ngoại nhập cùng khoe sắc tỏa
hương. Trong đó Cymbidium còn gọi là địa Lan là loại đa dạng hơn cả. Các
loài địa Lan thuộc Chi Cymbidium như: Lan lô hội, Thanh lan, Xích ngọc,
Gấm ngũ hồ, Bạch lan, Hài lông, Bạch hồng, Hoàng lan, Tử cán,…Như vậy


14

cho đến thời điểm hiện tại các tỉnh Miền Nam đã nghiên cứu để ứng dụng
được những kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển vào sản xuất hoa Lan
như: Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, kỹ thuật nhân
giống bằng phương pháp cho nảy mầm hạt Lan trong ống nghiệm, kỹ thuật lai
tạo giữa các loài Lan để tạo ra một giống Lan mới, các kỹ thuật nuôi trồng
chăm sóc cũng được nghiên cứu ứng dụng phù hợp điều kiện tự nhiên của
mỗi vùng mỗi vùng, ví như Đà Lạt có thế mạnh là sản xuất các loại địa Lan,
thành phố Hồ Chí Minh trồng thành công rất nhiều vườn Lan với các loài Hồ
điệp, Vũ nữ, Van da,..[5]
Ở miền Bắc việc nghiên cứu về cây Lan mới được trú trọng những năm
gần đây. Thời kỳ trước những năm 1995 miền Bắc chủ yếu là nuôi trồng Lan
bản địa song nguồn giống chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên. Những

năm gần đây do nạn phá rừng, nạn săn lùng, khai thác quá mức từ khắp các
cánh rừng nên nhiều loài hoa Lan đang có nguy cơ bị mất giống. Để giảm áp
lực cho việc khai thác giống từ rừng tự nhiên đồng thời góp phần bảo tồn các
loài Lan quý, tạo công ăn việc làm để nâng cao đời sống của người dân bản
địa nên đã triển khai một số đề tài nghiên cứu:
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin Địa lý trong xây dựng bản
đồ phân bố lan và cây cảnh tại VQG Phú Quốc.
- Khảo sát về đánh giá đa dạng các loài lan tại Bidoup – Lanbiang và đề
xuất các giải pháp bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
- Tham gia chuyến khảo sát về đánh giá đa dạng các loài lan tại VQG
Ba Bể và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
- Tham gia chuyến khảo sát về đánh giá đa dạng các loài lan tại VQG
Cát Tiên và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát về đánh giá đa dạng các loài lan tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Hòn Bà, Núi Chúa và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.


15

- Điều tra thành phần phân bố các loài Lan tại Vườn Quốc gia Cúc
Phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển – 2006.
Về những nghiên cứu nhân giồng: Có rất nhiều công trình nghiên cứu
nhân giống trên các đối tượng Lan nhằm các mục đích khác nhau. Có thể kể
ra vài công trình: Phạm Thị Liên (2002) đã nghiên cứu nhân giống In vitro
thành công cho một số loài địa lan ở khu vực phía Bắc Việt Nam và đưa ra
quy trình nhân giống cho loài Địa lan Hạc đính nâu như sau: Khử trùng mẫu
bằng dd HgCl2 0,1% trong 15 phút. Đưa mẫu đã khử trùng vào môi trường F
+ 3% đường saccaro + 0,8% Agar + BAP 1,0 mg/l + Kinetin 0,7% mg/l +
IBA 0,5mg/l. Môi trường F + 3% đường saccaro + 0,8% Agar + 10% nước
dừa + 0,5 mg/l NAA để tạo cây hoàn chỉnh. Dùng cát sạch làm giá thể trồng

cây con trong giai đoạn vườn ươm[13].
Năm 2005, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
xây dựng quy trình kỹ thuật sau In vitro cho cây Địa lan kết quả nghiên cứu
cho thấy: để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt ngoài vườn ươm, cây
Địa lan in vitro phải đạt được khối lượng ≥ 1,0 gam, giá thể Dớn biển thích
hợp nhất để ra cây in vitro, sau 3 tháng trồng ở vườn ươm cấp I chuyển cây
sang trồng ở vườn ươm cấp II với giá thể thích hợp nhất là dương xỉ[18].
Như vậy Lan (Orchidaceae) là họ đa dạng bậc nhất của nước ta với xấp
xỉ 1000 loài. Hầu như tất các các loài Lan đều có đa chức năng: có thể làm
cảnh, làm thuốc,...vì vậy sức hút từ các Loài lan là đặc biệt hấp dẫn với nhiều
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Có rất nhiều các nghiên cứu về thành phần
loài, phân loại, nhân giống, ...đã được thực hiện. Tuy nhiên, những nghiên
cứu chi tiết ở một phạm vi nhỏ, từ đó chọn lọc ra một số loài có giá trị bảo tồn
cao và nhân giống, phát triển loài tại khu vực thì vẫn thiếu. Đó cũng chính là
một trong các lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.


×