i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà nội, ngày
tháng 6 năm 2016
Người cam đoan
Nguyễn Văn Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành quản lý tài nguyên
rừng tại Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận
được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo, các cơ quan, đơn vị,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học và toàn thể giáo viên trường
Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo.
- TS. Nguyễn Hải Hòa là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Uỷ ban
nhân dân huyện Yên Lập, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập,
Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty Lâm nghiệp Yên Lập các cơ sở SXKD
giống cây trồng lâm nghiệp và các hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ, đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập tài liệu, hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận
văn. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong muốn
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cám ơn !
Phú Thọ, ngày
tháng 6 năm 2016
Học viên
Nguyễn Văn Phong
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về điều kiện lập địa và chọn loài cây trồng ......................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng....................................................... 4
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh ............................................................ 6
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 8
1.2.1. Nghiên cứu về lâ ̣p điạ và cho ̣n loài cây trồ ng ......................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng..................................................... 11
1.2.3. Những nghiên cứu về kỹ thuâ ̣t lâm sinh (KTLS) ................................. 12
1.3. Đánh giá chung vấn đề nghiên cứu .......................................................... 19
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ...................................... 20
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
iv
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Yên Lập ... 21
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá cơ hội và thách thức trong kinh trong kinh doanh
rừng trồng sản xuất khu vực nghiên cứu ......................................................... 22
2.3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng chủ yếu khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tỉnh Phú
Thọ................................................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.4.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Yên Lập .............. 22
2.4.2. Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(SWOT) trong SXKD rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ .... 24
2.4.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng chủ yếu khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 25
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu nội nghiệp ............................................ 28
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 34
3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 34
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 34
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế .................................................................... 34
3.1.3. Địa chất, đất đai..................................................................................... 35
3.1.4. Khí hậu, thời tiết.................................................................................... 36
3.1.5. Thuỷ văn và sông ngòi .......................................................................... 37
3.1.6. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 38
3.2. Tình hình kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng .................................................... 39
3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 40
v
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 40
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 41
Chương 4 ......................................................................................................... 42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 42
4.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất của huyện Yên Lập ............... 42
4.1.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất............................................. 42
4.1.2. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất
huyện Yên Lập ................................................................................................ 48
4.1.3. Về kỹ thuật ............................................................................................ 50
4.2. Cơ hội và thách thức trong sản xuất kinh doanh rừng trồng sản xuất
huyện Yên Lập ................................................................................................ 66
4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng chủ yếu huyện Yên Lập ............. 69
4.3.1. Đánh giá năng suất chất lượng mô hình rừng trồng sản xuất huyện Yên
Lập ................................................................................................................... 69
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội một số mô hình rừng trồng sản xuất
huyện Yên Lập ................................................................................................ 77
4.3.3. Đánh giá hiệu quả tổng hợp .................................................................. 89
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tỉnh Phú Thọ ....... 90
4.4.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh và cơ
chế chính sách ................................................................................................. 90
4.4.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ và khuyến lâm ........ 94
4.4.3. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư .................................... 96
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SXLN
Sản xuất lâm nghiệp
CKKD
Chu kỳ kinh doanh
HTX
Hợp tác xã
HGĐ
Hộ gia đình
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
XDCB
Xây dựng cơ bản
RTSX
Rừng trồng sản xuất
RTGN
Rừng trồng gỗ nhỏ
RTGL
Rừng trồng gỗ lớn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
Trang
4.1
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Lập
42
4.2
Diện tích rừng sản xuất huyện Yên Lập
44
4.3
Trữ lượng các loại rừng của tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập
46
4.4
Diện tích trồng rừng sản xuất bằng các nguồn vốn huyện Yên Lập
47
4.5
Cơ cấu các loài cây trồng rừng sản xuất huyện Yên Lập
50
4.6
4.7
4.8
4.9
Tổng hợp về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ
và huyện Yên Lập
Tổng hợp các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh
Phú Thọ và huyện Yên Lập
Tổng hợp quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh của Công
ty Lâm nghiệp Yên Lập
Tổng hợp quy trình kỹ thuật cơ bản của người dân tự đầu tư
trồng rừng ở huyện Yên Lập
52
54
55
58
4.10 Tổng hợp các cơ sở chế biến gỗ tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập
59
4.11 Tình hình cấp Chứng chỉ rừng (FSC) tỉnh Phú Thọ
64
4.12
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất,
kinh doanh rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập
4.13 Tỷ lệ sống và chất lượng các mô hình RTXS huyện Yên Lập
4.14
4.15
Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các mô hình rừng trồng
huyện Yên Lập
Năng suất, sinh khối của các mô hình rừng trồng sản xuất
huyện Yên Lập
4.16 Dự toán chi phí cho các mô hình trồng rừng
4.17
Tổng hợp dự toán thu nhập cho 01 ha mô hình RTSX ở
huyện Yên Lập
66
72
74
76
78
81
viii
4.18
4.19
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình RTSX huyện Yên
Lập
Tổng hợp mức độ giải quyết công ăn việc làm cho người dân
của các mô hình TRSX ở huyện Yên Lập
83
84
4.20 Kết quả phân tích, xác định độ xốp của đất
86
4.21 Chỉ số xói mòn của mưa
87
4.22
4.23
Tổng hợp các chỉ tiêu tính toán cường độ xói mòn đất (d) ở
các mô hình rừng trồng sản xuất
Kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô
hình
88
89
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
STT
4.1
4.2
Hiện trạng đất rừng và đất lâm nghiệp năm 2015
Diện tích đất rừng sản xuất huyện Yên Lập phân theo đơn vị
hành chính
Trang
43
45
4.3
Trữ lượng rừng phân theo nguồn gốc của huyện Yên Lập
47
4.4
Diện tích trồng rừng sản xuất bằng các nguồn vốn huyện Yên Lập
48
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất lâm nghiệp là
30.779,6 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện, 16,4% diện tích đất lâm
nghiệp của tỉnh. Diện tích rừng sản xuất của huyện là 18.097,7 ha, trong đó
rừng tự nhiên 3.529 ha, rừng trồng 11.167,2, đất trống 392,5 ha. Diện tích
rừng trồng sản xuất của huyện chiếm 50,2% diện tích đất lâm nghiệp của
huyện và 13,3% diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý huyện Yên
Lập tạo ra vùng sinh thái chuyển tiếp giữa vùng núi cao như huyện Thanh
Sơn, Tân Sơn với vùng trung du như huyện Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa...
nên kết quả nghiên cứu ở đây sẽ tạo cơ sở khoa học cho các định hướng phát
triển lâm nghiệp của huyện nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
Trong sản xuất lâm nghiệp thì rừng trồng sản xuất có vai trò hết sức
quan trọng, trong những năm qua huyện Yên Lập đã tổ chức triển khai thực
hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh Phú Thọ như Chương trình
dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình trồng rừng sản xuất theo
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của chính phủ, được thực hiện từ năm 2007
đến 2010; Chương trình phát triển rừng sản xuất, thuộc chương trình nông
nghiệp trọng điểm tỉnh Phú Thọ, được thực hiện từ năm 2011 đến nay. Kết
quả những năm qua, rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập ngày
càng được nâng cao năng suất chất lượng; nhận thức, tập quán canh tác và
trình độ kỹ thuật của người trồng rừng có sự chuyển biến tích cực; các doanh
nghiệp trồng rừng tiếp cận và khai thác rừng trồng theo xu hướng mới, đáp
ứng yêu cầu thực tế của thị trường trong và ngoài nước. Rừng trồng sản xuất
đã thể hiện vai trò hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào phòng chống
thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, xoá đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống người dân, ổn
định xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.
2
Tuy nhiên, trong phát triển rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập vẫn còn
một số tồn tại như năng suất, chất lượng rừng và giá trị rừng còn thấp; đầu tư
thâm canh rừng còn hạn chế, nhất là đối với rừng do người dân tự bỏ vốn đầu
tư trồng rừng; việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế;
khai thác và sử dụng vốn rừng chưa tương xứng với tiềm năng, người dân còn
khai thác rừng non; các sản phẩm rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu giấy,
băm răm, sản phẩm gỗ lớn rất ít; vấn đề môi trường sinh thái, duy trì sức sản
xuất lâu dài của đất ít được các nhà quản lý và người dân quan tâm...
Trên địa bàn huyện Yên Lập chưa có các nghiên cứu về hiệu quả rừng
trồng sản xuất với các loài cây, phương thức trồng với các mô hình khác
nhau, các thành phần kinh tế trồng rừng chủ yếu tính toán theo lợi nhuận kinh
tế mà ít để ý đến vấn đề môi trường và xã hội...Nhằm đánh giá đầy đủ, khách
quan thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ,
cung cấp cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, qua đó đề xuất các giải pháp
giúp các nhà quản lý đề ra các cơ chế chính sách hiệu quả, là tài liệu khuyến
cáo người dân trồng rừng các biện pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản
xuất trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội là lý do cần thiết thực hiện đề
tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng
trồng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Nhằm đẩy mạnh phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng,
cũng như hiệu quả sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồng sản xuất
(RTSX), các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã luôn quan tâm
nghiên cứu về chọn, tạo giống, cải tiến các biện pháp kỹ thuật trồng, khai thác
RTSX theo hướng chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng, đáp ứng đa dạng các mục tiêu kinh doanh. Các tiến bộ khoa học
công nghệ về điều kiện lập địa, giống cây trồng, chính sách và thị
trường...được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, đã góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất.
1.1.1. Nghiên cứu về điều kiện lập địa và chọn loài cây trồng
Lập địa bao gồm các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai và thực vật, giữa
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đánh giá sự phù hợp của điều kiện
lập địa đối với mỗi loài cây trồng là nhiệm vụ quan trọng của các nhà nghiên
cứu lâm sinh học. Không phải loài cây nào cũng sinh trưởng và cho hiệu quả
kinh tế cao trên các điều kiện lập địa khác nhau. Vì vậy, trước khi trồng một
loài cây nào ta phải chọn được các điều kiện lập địa thích hợp với loài cây ấy
theo phương châm “đất nào cây ấy”, hoặc ngược lại, ở điều kiện lập địa nào
thì ta phải lựa chọn loài cây trồng thích hợp với điều kiện lập địa đó.
Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO, 1994)
ở các nước vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng,
đặc biệt là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào các
yếu tố của điều kiện lập địa, đó là khí hậu, địa hình, loại đất và thực bì.
Nghiên cứu của Laurie (1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất
khác nhau về nguồn gốc và lịch sử phát triển. Điều này được thể hiện ở sự
4
khác nhau về đặc điểm của các phẫu diện đất, đó là độ dầy tầng đất, cầu trúc
vật lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH),
nồng độ muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh trưởng của
rừng trồng trên các loại đất khác nhau là khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Pandey.D (1983) [48] về loài Bạch đàn
Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã
chỉ ra rằng nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh 10 - 20 năm
thì năng suất chỉ đạt từ 5 - 10 m3/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì
năng suất có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Kết quả này lại một lần nữa khẳng
định điều kiện lập địa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng trồng.
Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về ảnh hưởng của
điều kiện lập địa cho thấy việc xác định vùng trồng, với điều kiện lập địa phù
hợp với từng loài cây trồng là hết sức cần thiết, quyết định đến sự thành công
của công tác rừng trồng.
1.1.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng
Giống cây trồng là yếu tố đầu tiên cần quan tâm trong trồng rừng, là một
trong những lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá đem lại những kết quả
đáng kể trong thời gian qua. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã đi sâu
nghiên cứu, cải thiện đặc tính di truyền của các giống cây rừng, như Brazin,
Công Gô, Zimbabwe, Malayxia...
Từ Thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên cứu lai giống, sản xuất
hạt giống cây rừng trồng và nhân giống sinh dưỡng. Đầu Thế kỷ 20 các nước
Bắc Âu như Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm nghiệp
phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn
giống, lai giống cây rừng, đã thu được một số thành tựu nhất định như Syrach
Larsen đã sản xuất được một số cây lai có hình dáng đẹp và có ưu thế về sinh
trưởng. Nelson – Ehle (1949 – 1973) đã phát hiện ra cây tam bội có sinh
5
trưởng tốt hơn cây nhị bội. Theo Eldridge (1993) [41], các chương trình chọn
giống đã bắt đầu ở nhiều nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh
khác nhau, trong đó có Bạch đàn.
Brazil đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do
cho các loài E. Maculata ngay từ những năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E.
robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 đến 1973 Úc đã chọn được 160 cây trội
E. regnans, 170 cây trội loài E.gandis, 150 cây trội cho loài E. diversicolor và
tương tự như vậy, Papua New Gine với loài E. deglupata.
Hiện nay có nhiều giống cây rừng có năng suất cao đã được nghiên cứu
và đưa vào trồng rừng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng, tăng thu nhập cho
người trồng rừng. Trong trồng rừng sản xuất có nhiều giống cây rừng được
nghiên cứu, phát triển như Keo, Bạch đàn, Thông, Mỡ... Ở Công Gô, bằng
phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai Eucalyptus hybrids có
năng suất đạt tới 35 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi. Tại Brazin, bằng con
đường chọn lọc nhân tạo đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis có
năng suất đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng (Welker, 1986) [53]. Tại
Swaziland cũng đã chọn được giống Thông Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt
năng suất 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [48] Ở Zimbabwe cũng đã chọn được
giống Bạch đàn Eucalyptus grandis đạt từ 35m3 - 40m3/ha/năm, giống Bạch
đàn E.urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên tới 70m3/ha/năm
(Campinhos và Ikemori, 1988) [40].
Keo lai được Hepburn và Sim phát hiện năm 1972 tại Sook, Sabab và
Malayxia. Năm 1976 Tham đã chứng minh rằng A. Mangium và A.
Auriculyfomis có thể thụ phấn chéo và kết quả tạo ra cây lai có sinh trưởng
hơn hẳn bố mẹ chúng. Ponganat (1988) đã nhân hom thành công 8 dòng keo
lai và thấy tỷ suất sinh trưởng của Keo lai tốt hơn hẳn cha mẹ chúng. Khi
đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991) thấy
6
rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,... đều tốt
hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng
rừng thương mại [49].
Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu
được nhiều tác giả quan tâm. Tại Brazil, Ken Old, Alffenas và các cộng sự,
từ năm 2000 – 2003 đã thực hiện một chương trình chọn giống kháng bệnh
cho các loài Bạch đàn chống bệnh gỉ sắt Puccinia.
Như vậy, có thể thấy vấn đề chọn, tạo giống cây trồng rừng từ lâu đã
được nhiều nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và đạt được
những kết quả quan trọng. Trong đó nổi bật là các nghiên cứu về lai tạo giống
theo hướng nâng cao năng suất và tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng;
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh
Bên cạnh công tác giống, các biện pháp kỹ thuật tạo rừng trồng cũng
được quan tâm nghiên cứu. JB Ball, TJ. Wormald, L. Russo (1995) [43] khi
nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã nghiên cứu cấu trúc của tầng tán
của rừng trồng hỗn loài. Mathew, J. Keklty (1995) đã nghiên cứu xây dựng
rừng trồng hỗn loài cây gỗ và cây họ đậu [50]. Qua đó cho thấy cây họ đậu có
tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính nên công tác trồng rừng với mô
hình trồng hỗn giao là thiết thực về cải tạo đất, giữ độ ẩm cho cây trồng chính
sinh trưởng và phát triển trên đất khô cằn.
1.1.3.1. Nghiên cứu về xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng rừng trồng
Theo Nambiar và Brown (1997) [46] thì việc trồng rừng có thể đem lại
những ảnh hưởng tích cực khi độ phì đất được cải thiện. Ngược lại, nó sẽ ảnh
hưởng tiêu cực nếu làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất.
Việc làm đất đúng kỹ thuật có thể dẫn đến cải thiện độ phì vật lý của đất, tuy
nhiên những nhà khoa học cho rằng việc áp dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì
và làm đất rừng trồng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
7
1.1.3.2. Nghiên cứu về bón phân đến sinh trưởng rừng trồng
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong các biện pháp kỹ thuật
thâm canh rừng trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc
biệt ở những nơi đất xấu. Mello (1976) [44] khi nghiên cứu ở Brazil đã cho
thấy bón phân NPK cho Bạch đàn cho sinh trưởng nhanh hơn 50% so với
không bón phân. Schonau (1983) [52] ở Nam Phi nghiên cứu vấn đề bón phân
cho E. grandis với công thức 150 kg NPK/gốc (loại phân tỷ lệ N:P:K là 3:2:1)
đã đưa ra kết luận có thể nâng cao chiều cao trung bình của rừng trồng lên 2
lần sau năm thứ nhất. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy bón phân cho rừng
trồng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề
kháng của cây đối với điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng,
nâng cao sản lượng của rừng trồng.
1.1.3.3. Nghiên cứu về mật độ đế n sinh trưởng của rừng trồ ng
Mâ ̣t đô ̣ rừng trồ ng ban đầ u là mô ̣t trong những biêṇ pháp KTLS quan
tro ̣ng có ảnh hưởng khá rõ đế n năng suấ t từng trồ ng. Vấ n đề này đã có rấ t
nhiề u công trình nghiên cứu với nhiề u loài cây khác nhau trên các da ̣ng lâ ̣p
điạ khác nhau, điể n hin
̀ h như: Công trình nghiên cứu của Evans, J. (1992)
[42], tác giải đã bố trí 4 công thức mâ ̣t đô ̣ trồ ng khác nhau (2.985; 1.680;
1.075 và 750 cây/ha) cho Ba ̣ch đàn E. deglupta ở Papua New Guines, số liêụ
thu đươ ̣c sau 5 năm trồ ng cho thấ y đường kính bình quân của các công thức
thí nghiê ̣m tăng theo chiề u giảm của mâ ̣t đô ̣; rừng trồ ng ở mâ ̣t đô ̣ thấp tuy
tăng trưởng về đường kin
́ h cao hơn nhưng trữ lươ ̣ng gỗ cây đứng của rừng
vẫn còn nhỏ hơn những công thức trồ ng mâ ̣t đô ̣ cao.
Ta ̣i Malaysia năm 1999 người ta đã xây dựng rừng trồ ng nhiề u tầ ng hỗn
loài trên 3 đố i tươ ̣ng: rừng trồ ng tự nhiên, rừng trồ ng keo tai tươ ̣ng và rừng
trồ ng Tế ch, đã sử du ̣ng 23 loài cây có giá tri ̣trồ ng theo băng 10m, 20m, 30m,
40m… và phương thức hỗn giao khác nhau mang la ̣i hiêụ quả cao. Viê ̣c ta ̣o
8
lâ ̣p các loài cây hỗ trơ ̣ ban đầ u cho cây trồ ng chính trước khi xây dựng các mô
hiǹ h rừng trồ ng hỗ loài là rấ t cầ n thiế t. Tác giải JB. Ball, T.J Wormald L.
Russo (1995) và Matti Leikola (1995) [45] đã nghiên cứu ta ̣p lâ ̣p mô hiǹ h
rừng trồ ng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây ho ̣ đâ ̣u. Kế t quả cho thấ y cây hô ̣
đâ ̣u có tác du ̣ng hỗ trơ ̣ rấ t tố t cho cây trồ ng chính. Nghiên cứu về phương
thức, mâ ̣t đô ̣ và các biêṇ pháp kỹ thuâ ̣t rừng trồ ng khác cũng đã đươ ̣c thực
hiêṇ ở nhiề u nước trên thế giới, ta ̣o cơ sở khoa ho ̣c cho phát triể n RTSX trong
thời gian qua.
Như vậy, có thể thấy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
rừng trồng sản xuất, trong đó nhiều công trình nghiên cứu đến từ các nước có
nền lâm nghiệp phát triển; các công trình nghiên cứu rất toàn diện trên nhiều
vấn đề, nội dung của quá trình kinh doanh rừng trồng. Trong thực tế, các kết
quả nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều năm qua, đem lại hiệu
quả rõ rệt.
1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm qua, đã có khá nhiề u các chương triǹ h, dự án về rừng
trồ ng đã đươ ̣c thực hiê ̣n trong khắ p cả nước. Bên cạch đó cũng có nhiều công
triǹ h nghiên cứu lựa cho ̣n lâ ̣p đia,̣ cho ̣n loài cây trồ ng, giố ng, các biêṇ pháp
kỹ thuâ ̣t nhằ m góp phần vào viêc̣ nâng cao năng suất, chất lượng giá trị và
hiêụ quả rừng trồ ng, mô ̣t số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1.2.1. Nghiên cứu về lập điạ và chọn loài cây trồ ng
1.2.1.1. Nghiên cứu về lập đi ̣a
Tác giả Hoàng Xuân Tý (1976-1980) đã thực hiê ̣n đề tài “Đánh giá tiề m
năng và hướng dẫn sử dụng đấ t vùng trung tâm trong kinh doanh rừng
nguyên liê ̣u giấ y”. Kết quả cho thấ y có năm nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rõ
rê ̣t nhấ t đố i với năng suấ t rừng trồ ng là: hàm lươ ̣ng mùn, hàm lươ ̣ng đa ̣m, đô ̣
xố p, chế đô ̣ nước và đô ̣ dày tầ ng đấ t [34]. Tác giả cũng cảnh báo rằ ng cả năm
9
nhân tố này đề u dễ dàng thay đổ i, rấ t rễ suy thoái do mấ t rừng và sử du ̣ng đấ t
không hơ ̣p lý.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngo ̣c Bình và các cô ̣ng sự (1990-1995) khi thực
hiêṇ đề tài “Đánh giá tiề m năng sản xuấ t đấ t lâm nghiê ̣p và hoàn thiê ̣n
phương pháp điề u tra lập đi ̣a”, đã chỉ ra rằ ng đô ̣ phì đấ t và tiề m năng sản
xuấ t đấ t lâm nghiê ̣p nhiǹ chung còn khá nhưng thực tế chưa đươ ̣c phát huy,
sử du ̣ng đấ t có nơi chưa bề n vững [27]. Cầ n có quy hoa ̣ch và xây dựng chiế n
lươ ̣c cho RTXS, có mu ̣c tiêu rõ ràng, đă ̣c biêṭ rừng trồ ng công nghiê ̣p trên
pha ̣m vi toàn quố c.
Vũ Đình Hưởng, Pha ̣m Thế Dũng và các cô ̣ng sự (2006) đã phố i hơ ̣p với
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiêp̣ quố c tế (CIFOR) tham gia dự án “Quản lý
lập đi ̣a và năng suấ t rừng trồ ng nhiê ̣t đới”, ta ̣i tra ̣m Phú Biǹ h, Bình Dương
với đố i tươ ̣ng là rừng trồ ng Keo lá tràm luân kỳ hai [11]. Kế t quả bước đầ u
cho thấ y viêc̣ để la ̣i cành nhánh sau khi khai thác đã có tác đô ̣ng tới tăng
trưởng của rừng trồ ng chu kỳ 2, sau hai năm đường kính và chiề u cao của các
công thức để la ̣i cành nhánh đã lớn hơn rõ rêṭ so với công thức không để la ̣i
cành nhánh. Ngoài ra, viê ̣c kiể m soát cỏ da ̣i bằ ng cách phun thuố c diệt cỏ
quanh gố c cây rô ̣ng 1,5m đã làm tăng trưởng của rừng ở tuổ i 2 lên 45%. Việc
bón phân hợp lý cũng làm tăng trưởng rừng Keo lá tràm lên 15%.
Ngô Điǹ h Quế , Đỗ Đình Sâm và cô ̣ng sự (1999-2000) đã thực hiê ̣n đề tài
“Xác đi ̣nh tiêu chuẩn phân chia lập đi ̣a (vi ̃ mô) cho rừng trồ ng công nghiê ̣p
tại một số vùng sinh thái ở Viê ̣t Nam”. Các tác giả đã lựa cho ̣n đươ ̣c 4 yế u tố
để phân chia các da ̣ng lập đia:̣ đá me ̣ và loa ̣i đấ t: đô ̣ dố c, đô ̣ dày tầ ng đấ t và
thảm thực bì chỉ thi ̣ [25]. Mỗi yế u tố lâ ̣p điạ la ̣i đươ ̣c phân chia ra các cấ p
nhấ t đinh
̣ với từng tiêu chuẩ n cu ̣ thể . Bên ca ̣nh đó thiế t lâ ̣p đươ ̣c bảng tổ ng
hơ ̣p phân chia các da ̣ng lâ ̣p điạ và nhóm da ̣ng lâ ̣p điạ chủ yế u, đơn giản và dễ
áp du ̣ng, xác đinh
̣ các loài cây trồ ng chính theo thứ tự ưu tiên cho từng nhóm
10
da ̣ng lâ ̣p điạ ta ̣i các vùng nghiên cứu; xây dựng quy trình điề u tra xây dựng
bản đồ da ̣ng lâ ̣p điạ cho rừng trồ ng công nghiê ̣p thuô ̣c 3 vùng sinh thái khác
nhau ở Viê ̣t Nam.
Đỗ Đình Sâm, Pha ̣m Ngo ̣c Mâ ̣u, Ngô đình Quế và cô ̣ng sự (2001-2005)
đã thực hiêṇ đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số rừng trồng
cây nhập nội chủ yế u đế n môi trường đấ t ở Viê ̣t Nam”, kế t quả cho thấ y ảnh
hưởng của rừng trồ ng Ba ̣ch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tươ ̣ng tới môi trường
đấ t phu ̣ thuô ̣c vào điề u kiê ̣n đất đai, khí hâ ̣u nơi trồ ng, các yế u tố t dễ biế n
động là dung tro ̣ng, đô ̣ xố p, hàm lươ ̣ng mùn, vi sinh vâ ̣t, chế đô ̣ ẩ m trong đấ t
[29]. Nhìn chung rừng Ba ̣ch đàn có tính chấ t lý ho ̣c (dung tro ̣ng, đô ̣ xố p,…),
hoa ̣t đô ̣ng vi sinh vâ ̣t kém hơn so với rừng Keo, sự tích lũy mùn trong đấ t
dưới rừng Ba ̣ch đàn ở những nơi đấ t ít thoái hóa xó xu hướng cao hơn dưới
rừng trồ ng Keo và chưa có cơ sở kế t luâ ̣n rừng trồ ng Bạch đàn sẽ làm thoái
hóa ma ̣nh môi trường đấ t.
1.2.1.1. Nghiên cứu về chọn loài cây trồng
Cho ̣n loài cây trồ ng là mô ̣t vấ n đề hế t sức quan tro ̣ng, có tính quyế t đinh
̣
đế n năng suấ t, chấ t lươ ̣ng và sự thành ba ̣i của rừng trồ ng. Viê ̣c nghiên cứu lựa
cho ̣n tâ ̣p đoàn cây trồ ng phù hơ ̣p cho các vùng kinh tế lâm nghiêp̣ trong cả
nước và trên từng lâ ̣p điạ cu ̣ thể đã đươ ̣c ngành lâm nghiê ̣p và các nhà khoa
ho ̣c quan tâm nghiên cứu.
Công triǹ h nghiên cứu “Bước đầ u xác đi ̣nh cây rừng trồ ng cho các vùng
KTLN” của Nguyễn Xuân Quát (1983-1985). Nhóm tác giả đã đề xuấ t 92 loài
cây rừng trồ ng trên 9 vùng kinh tế lâm nghiệp với 5 tiêu chí lựa cho ̣n [24]: (1)
Đáp ứng đươ ̣c mu ̣c tiêu kinh doanh lâ ̣p nghiêp̣ của vùng hoă ̣c điạ phương; (2)
Phù hơ ̣p với hoàn cảnh sinh thái và điề u kiêṇ lâ ̣p điạ nơi trồ ng hay nơi phát
triể n; (3) Đã có quy trình hay hướng dẫn kỹ thuâ ̣t hoă ̣c tố i thiể u cũng phải có
kinh nghiê ̣m và đã đươ ̣c phát triể n trong sản xuấ t có kế t quả, cũng như đã
11
đươ ̣c mô hình hóa với quy mô đủ lớn trên thực đia;̣ (4) Có nguồ n giố ng đảm
bảo đươ ̣c nhu cầ u phát triể n về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng; (5) Cho ̣n cho năng
suấ t và hiêụ quả kinh tế có thể chấ p nhâ ̣n đươ ̣c.
Trầ n Quang Viê ̣t, Nguyễn Bá Chấ t khi nghiên cứu đề tài “Xác đi ̣nh cơ
cấ u cây trồ ng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồ ng cho một số loài cây chủ
yế u phục vụ chương trình 327” (1999) đã đề xuấ t đươ ̣c 104 loài cây mu ̣c đích
phòng hô ̣ và cây phù trơ ̣ lấ y gỗ [35].
Pha ̣m Đình Tam và các cộng sự thuô ̣c Viê ̣n KHLN Viêṭ Nam đã thực
hiêṇ dự án “Điề u tra đánh giá xác đi ̣nh tập đoàn cây RTSX có hiê ̣u quả trên
các dạng lập đi ̣a chủ yế u trong các vùng KTLN toàn quố c” Từ 2002- 2004
[32]. Kế t quả đã đề xuấ t đươ ̣c danh mu ̣c loài cây RTSX có hiêụ quả cho các
vùng KTLN gồ m 37 loài, phân theo 4 nhóm: (1) Nhóm I: là nhóm các loài
mo ̣c nhanh cho năng suấ t cao, đây là nhóm chủ lực cho rừng trồ ng, gồ m 12
loài; (2) Nhóm II: là nhóm các loài bản điạ lá rô ̣ng ta ̣o thế bề n vững môi
trường rừng, gồ m 15 loài; (3) Nhóm III: là nhóm các loài cây cho LSNG,
gồ m 7 loài; (4) Nhóm IV: là nhóm các loài cây dự kiế n cho tương lai, gồ m 3
loài. Kết quả nghiên cứu đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyế t
đinh
̣ số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về quy đinh
̣ danh mu ̣c các loài cây
cho RTSX theo 9 vùng sinh thái lâm nghiêp̣ trong toàn quố c.
1.2.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng
Trong mô ̣t số năm gầ n đây nghiên cứu giố ng cây rừng trồ ng thuô ̣c Viê ̣n
Khoa ho ̣c lâm nghiêp̣ Viê ̣t Nam, đă ̣c biêṭ là của tác giả Lê Đình Khả, Nguyễn
Hoàng Nghiã [15], [16], [20], [21] đã nghiên cứu tuyể n cho ̣n các xuấ t xứ,
giố ng Keo lai tự nhiên, Ba ̣ch đàn và lai giố ng nhân ta ̣o giữa các loài Keo. Kết
quả đã cho ̣n và ta ̣o ra đươ ̣c các dòng lai có sức sinh trưởng gấ p 1,5 – 2,5 các
loài cây bố me ̣, năng suấ t rừng trồ ng ở mô ̣t số vùng đa ̣t từ 20-30m3/ha/năm,
có nơi đa ̣t 40m3/ha/năm.
12
Nguyễn Viêṭ Cường (2002, 2004) đã nghiên cứu khá toàn diê ̣n về lai
giố ng 3 loài Bạch đàn Urophylla, Camaldulensis và Exserta từ viê ̣c nghiên
cứu cơ sở khoa ho ̣c của lai giố ng như thời kỳ nở hoa, cấ t trữ ha ̣t phấn… cho
đế n đánh giá, khảo nghiê ̣m các tổ hơ ̣p lai [7], [32]. Tác giả cho biế t từ 9 tổ
hơ ̣p lai và 5 dòng Ba ̣ch đàn lai đã cho ̣n đươ ̣c 7 tổ hơ ̣p lai U29C3, U15E4,
U15C1, E1U29, U29E1, U2U29 và U29E2 đa ̣t năng xuấ t từ 20-27m3/ha/năm,
gấ p 1,5 - 2 lầ n giống sản xuấ t hiê ̣n nay; 3 dòng Ba ̣ch đàn lai 81, 85 có năng
suấ t vươ ̣t các giố ng PN2 và PN14 từ 23-84%. Bên ca ̣nh các loài Keo và Ba ̣ch
đàn, các nghiên cứu cũng đã tâ ̣p trung vào mô ̣t số loài cây rừng trồ ng chủ lực
khác nhu Thông Caribe, thông nhựa, tràm có năng suấ t cao [17], [33].
Với những kế t quả nghiên cứu đa ̣t đươ ̣c trong những năm qua, nhiề u
giố ng cây rừng trồ ng đã đươ ̣c Bô ̣ Nông nghiệp và PTNT công nhâ ̣n là giố ng
tiế n bô ̣ kỹ thuâ ̣t. Hiêṇ nay công tác nghiên cứu giố ng cây rừng trồng đang
phát triể n ma ̣nh cả về chiề u rô ̣ng và chiề u sâu. Nhiề u nghiên cứu đang hướng
vào tuyể n cho ̣n các dòng, xuấ t xứ cây trồ ng kháng bênh
̣ như công trình của
Nguyễn Hoàng Nghiã và Pha ̣m Quang Thu, 2 dòng Ba ̣ch đàn SM16 và SM23
đã đươ ̣c Bô ̣ Nông nghiệp và PTNT công nhâ ̣n là giố ng tiế n bô ̣ kỹ thuâ ̣t theo
Quyế t đinh
̣ số 1526/QĐ-BNN-KHCN ngày 6/6/2005. Công nghê ̣ nhân giố ng
như hom, mô, ghép, chiế t.. cũng đã có những bước tiế n đáng kể . Hiêṇ nay ở
hầ u hế t các vùng đề u đã có vườn ươm công nghiêp,
̣ phòng nuôi cấy mô với
quy mô sản xuấ t hàng triêụ cây lâm nghiệp mỗi năm. Những thành công trong
công tác nghiên cứu giố ng cây rừng trồ ng đã ta ̣o ra những điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i
cho viê ̣c phát triể n RTSX ở nước ta trong những năm qua.
1.2.3. Những nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh (KTLS)
1.2.2.1. Về xử lý thực bì và làm đấ t đế n sinh trưởng của rừng trồ ng
Tùy vào điề u kiêṇ đấ t, loài cây trồ ng và phương thức rừng trồ ng mà đấ t
có thể đươ ̣c xử lý bằ ng nhiề u phương pháp khác nhau. Trong nghiên cứu của
13
Đỗ Đình Sâm và cô ̣ng sự (2001) [30] thông qua thí nghiê ̣m cày ngầ m để rừng
trồ ng ba ̣ch đàn Urophylla trên đấ t thoái hóa ở Phù Ninh-Phú Tho ̣ cho thấ y sau
8 năm tuổ i năng suấ t cây rừng có thể đa ̣t 16m3/ha/năm, nhưng nơi làm đấ t
bằ ng thủ công chỉ đa ̣t 5m3/ha/năm. Ngươ ̣c la ̣i trên đấ t dố c thoái hóa ở Đông
Nam Bô ̣, Pha ̣m Thế Dũng (2005) [9] đã thử nghiê ̣m hai phương pháp làm đấ t
thủ công và cơ giới để rừng trồ ng Keo lai, kế t quả cho thấ y sinh trưởng của
Keo lai ở phương pháp làm đấ t thủ công la ̣i tố t hơn phương pháp làm đấ t cơ
giới sau 3 năm tuổ i.
Vũ Đình Hưởng và cô ̣ng sự (2006) khi nghiên cứu về các biêṇ pháp xử
lý thực bì đố i với rừng trồ ng Keo lá tràm đã cho thấ y: Viê ̣c kiể m soát cỏ da ̣i
bằ ng thuố c diêṭ cỏ xung quanh gố c cây rô ̣ng 1,5m đã làm lươ ̣ng tăng trưởng
cao hơn 45% so với không kiể m soát thực bì cây rừng ở tuổ i hai và khi phun
thuố c diê ̣t cỏ trên toàn diê ̣n tích lô rừng không có tác du ̣ng lớn tới tăng trưởng
hàng năm; ngoài ra thực bì sau khi phát để tự phân hủy cũng đã làm tăng trữ
lươ ̣ng lâm phầ n cao hơn 7% so với viê ̣c lấ y thực bì ra khỏi rừng [11].
Nguyễn Ngo ̣c Đích (2000-2004) sau khi nghiên cứu xây dựng mô hình
rừng trồ ng thâm canh mô ̣t số dòng Ba ̣ch đàn tuyể n cho ̣n đã chỉ ra rằ ng, khi áp
du ̣ng xử lý thực bì bằ ng khung rà rễ (do ̣n sa ̣ch thực bì dễ cây) sau đó cày
ngầ m theo đường đồ ng mức sâu 50cm, khoảng cách giữa các ra ̣ch là 1m, cuố c
hố 30x30x30cm… đã làm tăng trữ lươ ̣ng cây đứng từ 47,9% đế n 100,7% so
với làm đấ t thủ công, tăng trưởng biǹ h quân năm đa ̣t từ 23-25m3/ha/năm [10].
1.2.2.2. Về bón phân tới sinh trưởng của rừng trồ ng
Nhằ m nâng cao sản lươ ̣ng rừng trồ ng, từ đầ u những năm 1990 phân bón
đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n trong rừng trồ ng ta ̣i Viêṭ Nam. Các loa ̣i phân thông
thường hiê ̣n đang đươ ̣c sử du ̣ng là phân NPK, đạm, lân, vôi bô ̣t, phân chuồ ng
và phân vi sinh.
14
Nguyễn Huy Sơn và các cộng sự (2006) [26] đã chỉ ra rằng, sinh trưởng
của Keo lai tốt nhất tại công thức bón 200g NPK (28g N, 8g P, 10g K) và
100g phân vi sinh. Tăng trưởng tại công thức tốt nhất đạt 36,7 m3/ha/năm so
với 28,8 m3/ha/năm so với công thức không bón phân.
Đỗ Đình Sâm và cô ̣ng sự (2001) [28] đã bố trí 14 công thức bón phân
khác nhau cho Keo lai trên đấ t phù sa cổ ở Đông Nam Bô ̣, sau 2 năm tuổ i cho
thấ y Keo lai sinh trưởng tố t nhấ t ở những công thức bón từ 150-200g NPK
kế t hơ ̣p 100g phân vi sinh, trữ lươ ̣ng cây đứng có thể đa ̣t tới 26 m3/ha/năm.
Nguyễn Thị Liệu (2004) [18] đã cho thấy, sau 01 năm thí nghiệm, sinh
trưởng chiều cao và đường kính của cây tại các công thức bón phân NPK và
phân vi sinh cao hơn so với công thức chỉ bón phân lân và công thức không
bón phân.
Pha ̣m Thế Dũng và các cô ̣ng sự (2003) đã thử nghiê ̣m các công thức bón
lót khác nhau cho các loài Ba ̣ch đàn E. camadulensis và E. tereticornis trên
đấ t chua phèn ta ̣i Tha ̣ch Hòa (Long An), kế t quả chỉ ra ở công thức bón phân
50-100g NPK kế t hơ ̣p 50-100g P/gố c đã làm tăng lươ ̣ng sinh trưởng về chiều
cao từ 31-36 cm so với đố i chứng giai đoa ̣n 3,5 tuổ i. Đă ̣c biêṭ Ngô Điǹ h Quế
và các cô ̣ng sự (2004) đã lâ ̣p hơ ̣p kế t quả các công trình nghiên cứu trước đây
và nghiên cứu bổ sung đã xây dựng đươ ̣c quy pha ̣m kỹ thuâ ̣t bón phân cho 4
loa ̣i cây trồ ng chủ yế u là Keo Lai, Ba ̣ch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầ u
nước … [8].
1.2.2.3. Về mật độ đế n sinh trưởng của rừng trồ ng
Ở Viê ̣t Nam tăng trưởng đường kính của Keo lai có thể đa ̣t từ 2,5 đế n
3,5cm/năm và tăng trưởng chiề u cao đa ̣t 2,0 -3,5m/năm. Tuy nhiên nế u trồ ng
cây với mâ ̣t đô ̣ quá cao có thể làm giảm sức tăng trưởng. Ta ̣i Tuyên Quang
Keo lai đươ ̣c trồ ng với mâ ̣t đô ̣ 4.444 cây/ha, sau 3 năm đường kính trung biǹ h
chỉ đa ̣t 4,2cm và chiề u cao trung bình đa ̣t từ 7,5m. Hơn 10.000 ha Keo lai đã
15
đươ ̣c trồ ng trong thời gian từ 2000 đế n 2003, mă ̣c dù cây trồ ng đã đươ ̣c bón
lót 5kg phân chồ ng hoai và 200g phân lân. Tuy nhiên sau 3 năm rưỡi đường
kiń h ngang ngực chỉ đa ̣t 5,5cm và chiề u cao đa ̣t 7,5m, như vâ ̣y tăng trưởng
trung bình hàng năm chỉ đa ̣t 1,8cm đường kính và 2,5m chiề u cao.
Pha ̣m Thế Dũng (2005) cho thấ y rằ ng Keo lai trồ ng với mâ ̣t đô ̣ 1.111
cây/ha (3mx3m) cho sinh trưởng tố t nhấ t sau 3 năm với mâ ̣t đô ̣ này, đường
kiń h lớn hơn 10,8% và chiề u cao lớn hơn 16,1% so với cây trồ ng mâ ̣t đô ̣
1.428 cây/ha (3,5m x2m) [9]. Keo lai trồ ng với mâ ̣t đô ̣ cao xuấ t hiêṇ nhiề u
cây đa thân (39,5%) so với trồ ng mâ ̣t đô ̣ng thấ p (29,7%). Tác giả cũng kiế n
nghi ̣ đố i với Keo lai, mâ ̣t đô ̣ thích hơ ̣p giao động trong khoảng từ 1.111
cây/ha đế n 1.666 cây/ha.
Theo kế t quả nghiên cứu của Kiề u Thanh Tinh
̣ (2002) [31] thì sinh
trưởng tố t nhấ t của Keo lá tràm và Keo tai tươ ̣ng ta ̣i Đồ ng Nai đươ ̣c ghi nhâ ̣n
ở mâ ̣t đô ̣ trồ ng 1.111 cây/ha.
Như vậy, ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về rừng trồng
với những vấn đề nghiên cứu rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh
rừng. Trong đó, đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu về chọn loài cây trồng
(đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cụ thể hóa, áp dụng thực hiện trong các
chính sách phát triển rừng ở Việt Nam); các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh
là rất thiết thực trong thực tế sản xuất.
1.2.4. Về nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình rừng
Các phương pháp đánh giá hiệu quả rừng trên thế giới và Việt Nam rất
đa dạng và phong phú. Tùy vào mục đích nghiên cứu, các phương pháp sử
dụng để đánh giá được lựa chọn và áp dụng một cách thích hợp nhằm đánh
giá hiệu quả kinh doanh rừng về mặt kinh tế - xã hội, môi trường sinh
thái...với nhiều đối tượng là mô hình rừng tự nhiên, rừng trồng thuần loài và
hỗn giao.
16
- Tác giả Trần Đức Tuấn (2005) với nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã
hội, sinh thái mô hình rừng trồng tại VQG Ba Vì đã đánh giá trữ lượng, khả
năng sinh trưởng phát triển 3 mô hình rừng trồng thuần loài Thông 13 năm
tuổi, Keo 6 năm tuổi và tre Điềm trúc 5 năm tuổi. Tác giả đã tính được các chỉ
tiêu sinh trưởng và trữ lượng các mô hình. Đồng thời đánh giá được hiệu quả
kinh tế các mô hình thông qua tính toán chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV, tỷ
lệ thu nhập so với chi phí BCR, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR. Đánh được giá
hiệu quả xã hội thông qua số công lao động và mức độ chấp nhận của hiệu
quả kinh tế. Đánh giá được hiệu quả sinh thái bằng phương trình dự báo xói
mòn đất của trường Đại học Lâm nghiệp. Sau cùng, sử dụng phương pháp
đánh giá hiệu quả tổng hợp Ect cho kết quả Ect Thông là 0,583; Ect Keo là
0,724; Ect Tre là 0,684 từ đó đưa ra ưu tiên lựa chọn mô hình rừng trồng Keo.
Từ các kết quả trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về kinh tế, kỹ thuật,
chính sách pháp luật để nâng cao hiệu quả phát triển rừng trồng cho khu vực
Ba Vì. Tuy vậy, nghiên cứu của tác giả còn tồn tại một số hạn chế đó là:
+ Tác giả chưa đánh giá được nhân tố địa hình có ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát triển của mô hình rừng trồng trong khu vực hay không.
+ Chưa có sự nghiên cứu về chính sách, thị trường khu vực nghiên cứu
nên vẫn còn những thiếu sót trong đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng
trồng cho địa phương.
- Tác giả Đặng Văn Dũng (2008) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh
tế - xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk
Nông. Nghiên cứu đã tiến hành với 3 mô hình Keo lai trồng thuần loài, 6 năm
tuổi, mật độ trồng 2.220 cây/ha tại 3 xã Cư K’Róa huyện M’Đrăk tỉnh Đăk
Lăk, xã Đăk Rồ huyện KRông Nô và xã Quảng Khê huyện Đăk Glong tỉnh
Đăk Nông. Đề tài đã đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua NPV,
BCR, IRR và công lao động; xác định được lý tính, hóa tính của đất; xác định