BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HOÀNG ĐỨC THẢO
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIỜ HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH
KHỐI 10 TRƢỜNG THPT
YÊN LÃNG – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIỜ HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH
KHỐI 10 TRƢỜNG THPT
YÊN LÃNG – HÀ NỘI
Ngành học: Sƣ phạm Giáo dục Thể chất
Cán bộ hƣớng dẫn:
TS. LÊ TRƢỜNG SƠN CHẤN HẢI
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Hoàng Đức Thảo
Sinh viên lớp: K39 Sƣ phạm GDTC
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu, số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Đức Thảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bộ GD&ĐT
: Bộ giáo dục và đào tạo
2. CLB
: Câu lạc bộ
3. CNH - HĐH
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
4. GD - ĐT
: Giáo dục - Đào tạo.
5. GDTC
: Giáo dục thể chất.
6. GVCN
: Giáo viên chủ nhiệm.
7. NXB
: Nhà xuất bản.
8. STT
: Số thứ tự.
9. TDTT
: Thể dục thể thao.
10. TD,TT
: Thể dục, thể thao.
11. THPT
: Trung học phổ thông.
12. TN
: Thực nghiệm
13. XHCN
: Xã hội chủ nghĩ
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
1
Chƣơng 1.Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu
6
1.1. Quan điểm của đảng và nhà nƣớc về GDTC và thể thao trƣờng
học
1.2. Vị trí vai trò của TDTT ngoại khóa trong quá trình tổ chức hoạt
động GDTC trƣờng học
6
9
1.2.1. Vị trí và tầm quan trọng của thể thao ngoại khóa
11
1.2.2. Các hình thức tập luyện TD,TT ngoại khóa
13
1.3. Cơ sở của việc lựa chọn các bài tập cho học sinh THPT
14
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
15
1.3.2. Đặc điểm về tâm lý của học sinh THPT
17
Chƣơng 2. Nhiệm vụ, phƣơng pháp, tổ chức nghiên cứu
21
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
21
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
21
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
22
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
22
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
22
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
25
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
25
2.3. Tổ chức nghiên cứu
27
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
27
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
27
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
27
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
28
3.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa về TD,TT của học sinh khối 10 28
trƣờng THPT Yên Lãng – Hà Nội
3.1.1. Khái quát về trường THPT Yên Lãng – Hà Nội
3.1.2. Thực trạng công tác GDTC tại trường THPT Yên Lãng – Hà
Nội
3.1.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa TD,TT tại trường THPT
28
30
33
Yên Lãng – Hà Nội
3.1.4. Đánh giá của cấp quản lý, GVCN, giáo viên dạy thể dục, và
35
phụ huynh học sinh về hoạt động TDTT ngoại khóa
3.1.5. Tính tích cực của học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng về 39
hoạt động thể thao ngoại khóa
41
3.1.6. Nhu cầu của học sinh đối với hoạt động thể thao ngoại khóa
3.2. Lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm
nâng cao chất lƣợng giờ học GDTC cho học sinh khối 10 trƣờng 43
THPT Yên Lãng – Hà Nội
3.2.1. Những căn cứ để lựa chọn giải pháp
43
3.2.2. Đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm
nâng cao chất lượng giờ học GDTC cho học sinh trường THPT 46
Yên Lãng – Hà Nội
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm - đánh giá hiệu quả của giải pháp
Kết luận và kiến nghị
49
57
1. Kết luận
57
2. Kiến nghị
57
Tài liệu tham khảo
58
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Kết quả môn học thể dục học kỳ 1 năm học 2016 - 2017
Bảng 3.1
của 7 lớp 10 trường THPT Yên Lãng.
32
Kết quả phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với cấp quản lý
Bảng 3.2
nhà trường, GVCN, giáo viên dạy thể dục (n = 15).
36
Kết quả phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với phụ huynh học
Bảng 3.3 sinh (n = 21), về vấn đề tham gia các hoạt động thể thao
37
sau giờ học của học sinh.
Kết quả quan sát học sinh khối 10 trường THPT Yên
Bảng 3.4 Lãng tại các giờ học GDTC trong một tuần từ ngày
40
13/02/2017 - 18/02/2017 (n=12 lớp)
Kết quả quan sát học sinh khối 10 trường THPT Yên
Bảng 3.5 Lãng tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong một
41
tuần, từ ngày 13/02/2017 đến ngày 18/02/2017 (n=545).
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng3.10
Kết quả thu được từ phỏng vấn học sinh về nhu cầu của
học sinh đối với thể thao ngoại khóa (n = 545).
Kết quả học sinh lựa chọn môn thể thao ngoại khóa
(n=545)
Kế hoạch TN
Kết quả kiểm tra thể lực cho học sinh lớp 10 trước
TN (n = 44).
Kết quả kiểm tra thể lực cho học sinh khối 10 sau khi
TN (n = 44).
Kết quả so sánh mức độ phát triển thể lực của học sinh
Bảng 3.11 khối 10 trường THPT Yên Lãng – Hà Nội trước và sau
TN (n=44).
Nhịp độ tăng trưởng W về thể lực của học sinh khối 10
Bảng 3.12
trường THPT Yên Lãng – Hà Nội.
42
50
52
53
54
55
56
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
TDTT là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội
con người. Tập luyện TD,TT giúp con người phát triển toàn diện về thể chất
và tinh thần, tăng cường thể lực phục vụ cho lao động và cuộc sống. Ngay
trong những ngày đầu mới giành được độc lập, còn bộn bề với trăm công
nghìn việc của đất nước, nhưng Bác Hồ đã quan tâm đặc biệt đến công tác
TDTT. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Nếu
một người dân yếu ớt tức là làm cho cả đất nước yếu ớt một phần, nếu một
người dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm cho cả đất nước mạnh khỏe” [11].
Phát huy tinh thần đó, mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm đến sự nghiệp phát triển thể chất cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ những
chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và CNH HĐH đất nước, nhiệm vụ đó hết sức quan trọng.
Mục tiêu GDTC trong trường học đến năm 2020 là: “Xây dựng và bước
đầu hoàn thiện GDTC trong trường học từ mầm non đến đại học. Thực hiện
dạy thể dục một cách nghiêm túc đảm bảo cho mỗi học sinh đều thực hiện chế
độ GDTC bắt buộc trong nhà trường, góp phần phát triển hài hòa thể chất,
nâng cao sức khỏe và thể lực, phục vụ yêu cầu học tập, lao động, sẵn sàng
chiến đấu”[8]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Nghị Quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 4 khóa VII, đưa ra chương trình GDTC cho các cấp học
với tiêu chí rèn luyện con người trong thời đại mới là con người: “phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về
tinh thần” giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở trường đồng thời
chuẩn bị điều kiện cho các em bước vào cuộc sống lao động xây dựng và bảo
vệ tổ quốc sau này.[2]
2
Để trở thành con người mới XHCN, không chỉ cần có kiến thức sâu
rộng, năng động sáng tạo trong cuộc sống mà cần có sức khỏe… Vì vậy
GDTC trong nhà trường có vị trí quan trọng trong xã hội hiện nay. GDTC
học đường không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn nhằm trang bị cho các em hệ
thống kiến thức, kỹ năng và phương pháp tập luyện TD,TT, rèn luyện thân
thể… Bên cạnh đó môn học thể dục còn góp phần rèn luyện cho các em lối
sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn linh hoạt, tính tổ chức kỷ luật và tinh
thần tập thể… Đó là những nhân tố hình thành nhân cách cho các em.
Công tác GDTC trường học là một bộ phận quan trọng của cuộc sống
cách mạng văn hóa ở Việt Nam. GDTC kết hợp chặt chẽ với các mặt giáo dục
khác trong trường học, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh theo đúng chuẩn mực mà xã hội cũng như ngành
giáo dục đặt ra. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phân công lao động
lành nghề và kỹ thuật cao, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực
quản lý kinh tế.
Hệ thống chương trình GDTC ở trường phổ thông hiện nay bao gồm
các môn: Thể dục, điền kinh, cầu lông, đá cầu, bóng đá, bóng chuyền… Với
sự phân phối chương trình là 2 tiết một tuần, mỗi tiết học là 45 phút và ghép 2
- 3 nội dung một tiết. Với rất nhiều nội dung học trong khung chương trình
như vậy, người giáo viên chỉ có thể giới thiệu cho các em về động tác mẫu
của các kỹ thuật cơ bản. Xong mục đích của công tác GDTC là hoàn thiện con
người toàn diện, điều đó đòi hỏi phải có giải pháp nâng cao chất lượng giờ
học GDTC cho học sinh. Để các em được tham gia nhiều hơn và tiếp xúc
nhiều hơn với các hoạt động GDTC, TD,TT. Các nhà trường đã đưa những
nội dung này vào các chương trình ngoại khóa của học sinh.
Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông là hoạt động được tổ chức
diễn ra ngoài giờ lên lớp chính khóa nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu
3
giáo dục, mang tính chất tự nguyện và tích cực. Là sự tiếp nối hoạt động giáo
dục trên lớp, dạy kiến thức và kỹ năng thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động. Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt
động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa
rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh, nó hỗ trợ đắc lực cho hoạt động
giảng dạy trên lớp bởi thời gian trên lớp của học sinh chỉ có giới hạn, giáo
viên khó có thể đi sâu vào những chi tiết, cung cấp cho học sinh nhiều kiến
thức ngoài sách giáo khoa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi
dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Kiến thức, kỹ năng vận
động được thầy cô truyền thụ thông qua con đường giáo dục và các hoạt động
ngoại khóa sẽ giúp học sinh tích cực, tự giác biến nó thành “chất” của mình,
học sinh sẽ biết tự điều chỉnh được những hành vi cho đúng đắn và phù hợp
với thực tế.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện các bài tập thể dục, các
hoạt động TD,TT ngoài giờ học (thể thao ngoại khóa) là một biện pháp hồi
phục tốt cho học sinh sau quá trình học tập văn hóa căng thẳng. Chình vì vậy,
hoạt động thể thao ngoại khóa đã được nhiều em áp dụng vào quá trình học
tập, rèn luyện sức khỏe của mình.
Đặc điểm hoạt động của học sinh THPT là yếu tố quan trọng để lựa
chọn phương pháp tập luyện và thư giãn phù hợp sau quá trình học tập trí óc
của học sinh. Nhiều nhà khoa học cho rằng có nhiều biện pháp hồi phục sức
khỏe sau các giờ học văn hóa. Hình thức nghỉ ngơi tích cực thông qua các
hoạt động (vui chơi, văn nghệ) hay nghỉ ngơi tích cực thông qua các hoạt
động cơ bắp. Đối với người lao động trí óc nói chung và học sinh nói riêng,
tập luyện thể dục có tác dụng giúp cho cơ thể khắc phục được sự mệt mỏi do
quá trình lao động tư duy tạo ra, lao động với hiệu quả cao.
4
Tuy nhiên, thông qua quan sát thực tế tại các giờ học trên lớp, các giải
phong trào và các hoạt động khác cho thấy khả năng hoạt động TD,TT và
hoạt động ngoại khóa của học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng – Hà Nội
còn nhiều hạn chế. Phần lớn các em chưa có nhận thức tích cực về hoạt động
ngoại khóa, tham gia ngoại khóa chủ yếu là tự phát.
Vấn đề trên được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước lựa chọn làm hướng
nghiên cứu như: Trịnh Thị Thủy K36 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đề tài
“Nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học GDTC cho học sinh khối
10 trường THPT Nguyễn Du - Thái Bình”[12]. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu hoạt động thể thao ngoại khóa của trường THPT Yên Lãng, trong
khi những hoạt động thể thao ngoại khóa còn đang hạn chế rất nhiều.
Xuất phát từ thực trạng trên, tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng
cao chất lượng giờ học GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng –
Hà Nội là rất cần thiết. Vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giờ học
GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng – Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng
giờ học GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng – Hà Nội, từ các
hoạt động ngoại khóa đó giúp giờ học GDTC của học sinh đạt hiệu quả cao
hơn.
Giả thuyết khoa học:
Nếu tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa cho học sinh khối 10 trường
THPT Yên Lãng – Hà Nội thì sẽ phát huy được hết năng lực của người tập và
góp phần nâng cao thành tích học tập cũng như hiệu quả của chất lượng giờ
học GDTC.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng về nhà nƣớc về GDTC và thể thao trƣờng học
Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ và tốc độ phát triển mạnh
mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ
hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo là quyết
sách hàng đầu, phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội” [3]. Muốn đào tạo nguồn lực con
người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh để học sinh phát triển thành
những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất và tinh thần.
Trong đó, rèn luyện về thể thao là một phần không thể thiếu. Rèn luyện thể
chất đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất con người,
không chỉ nâng cao sức khỏe, tầm vóc, còn tăng cường sức đề kháng của cơ
thể chữa được nhiều bệnh tật. Do vậy, nhu cầu của xã hội về hoạt động thể
thao ngày càng cao đặc biệt là hoạt động ngoại khóa trong thời gian rảnh rỗi.
TDTT trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao sức khỏe, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí giáo dục nhân cách
cho học sinh góp phần đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước, phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 của Ban
chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã khẳng định “GD - ĐT, và khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu trong công cuộc phát triểt đất nước” và xây
dựng con người “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [3]. Để thực hiện mục tiêu GDTC trong
trường học đến năm 2020 là “Xây dựng và bước đầu hoàn thiện GDTC trong
6
trường học từ mầm non đến đại học". Thực hiện dạy thể dục một cách nghiêm
túc đảm bảo cho mỗi học sinh đều thực hiện chế độ GDTC bắt buộc trong nhà
trường, góp phần phát triển hài hòa thể chất, nâng cao sức khỏe và thể lực,
phục vụ yêu cầu học tập, lao động sẵn sàng chiến đấu”[8]. Bộ GD - ĐT đã
phối hợp với Uỷ ban TDTT (nay gọi là Tổng cục TDTT) đưa ra chương trình
GDTC cho các cấp học nhằm phát triển hài hòa về thể chất tăng cường sức
khỏe giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở trường đồng thời chuẩn
bị điều kiện cho các em bước vào cuộc sống lao động xây dựng và bảo vệ tổ
quốc sau này.
Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của ban Bí thư TW Đảng về
công tác TDTT trong giai đoạn mới yêu cầu phải “Thực hiện GDTC trong tất
cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng
ngày của hầu hết học sinh, sinh viên” [1]. Luật thể dục, thể thao năm 2006 tại
điều 20 đã nêu rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự
nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp
với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học
thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.” [10]
Bộ GD - ĐT và Tổng cục TDTT đã ra thông tư liên tịch số
34/2005/TTLT/BGD & ĐT/TCTDTT ngày 29/12/2005 về hướng dẫn phối
hợp quản lý và chỉ đạo công tác TD,TT trường học giai đoạn 2006 - 2011
trong đó yêu cầu “ Phát triển GDTC và thể thao trường học theo hướng đổi
mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục ngoại khóa, đặc biệt phải đa dạng
hóa các hình thức ngoại khóa cho học sinh” [7].
Luật thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 quy định tại
điều 22: “Tổ chức thực hiện chương trình môn học GDTC theo quy định của
7
Bộ trưởng Bộ GD - ĐT. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ GDTC và thể thao trong nhà trường. Tổ chức cho người học
tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa. Bảo đảm an toàn cho người dạy
và người học trong các hoạt động TD,TT. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu
thể thao” [10].
Để phát triển phong trào ngoại khóa cho học sinh, sinh viên, Bộ GD –
ĐT đã ban hành quyết định số 72/2008/QĐ - BGD ban hành quy định tổ chức
hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên với nội dung “Khuyến
khích động viên học sinh, sinh viên hàng ngày tự tập luyện ngoài giờ (ngoại
khoá) các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân (điền kinh, thể dục,
các môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội,…).”[6]
Như vậy, hoạt động ngoại khóa TDTT đã được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm ngay từ các cấp học của học sinh. Hệ thống chương trình GDTC ở
trường phổ thông hiện nay bao gồm các môn: Điền kinh, cầu lông, đá cầu, đá
bóng, bóng chuyền.... Với sự phân phối chương trình là 2 tiết 1 tuần, mỗi tiết
học là 45 phút, và ghép 2 - 3 nội dung 1 tiết. Với rất nhiều nội dung học trong
khung chương trình như vậy, người giáo viên chỉ có thể giới thiệu cho các em
về động tác mẫu của các kỹ thuật cơ bản. Xong mục đích của công tác GDTC
là hoàn thiện con người toàn diện, điều đó đòi hỏi giải pháp nâng cao chất
lượng giờ học GDTC cho học sinh. Để các em được tham gia nhiều hơn và
tiếp xúc nhiều hơn với các hoạt động GDTC, TDTT. Như vậy việc tổ chức
các hoạt động thể thao ngoại khóa cho các em học sinh là rất cần thiết.
1.2. Vị trí vai trò của TD,TT ngoại khóa trong quá trình tổ chức GDTC
trƣờng học
Để trở thành con người mới CNXH không chỉ cần có kiến thức sâu
rộng, năng động sáng tạo trong cuộc sống mà cần có sức khỏe... Vì vậy
GDTC trong nhà trường có vị trí quan trọng trong xã hội hiện nay. GDTC
8
trong học đường không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn nhằm trang bị cho các
em hệ thống kiến thức, kỹ năng và phương pháp rèn luyện thân thể... Bên
cạnh đó môn học thể dục còn góp phần rèn luyện cho các em lối sống lành
mạnh tác phong nhanh nhẹn linh hoạt, tính tổ chức kỷ luật và tinh thần tập
thể... Đó là những nhân tố hình thành nhân cách cho các em. Hơn nữa học
sinh THPT trong giai đoạn này hầu hết các em đều muốn thử sức mình trong
nhiều lĩnh vực, ham học hỏi, vận động. Ngoài công việc học văn hóa ở trường
các em còn tham gia nhiều hoạt động khác như: Tham quan, du lịch dã ngoại,
sinh hoạt trong các câu lạc bộ. Một trong các hoạt động không thể không kể
đến được nhiều em yêu thích tham gia đó là hoạt động thể thao ngoài giờ học
(Ngoại khóa thể thao). Công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo từ Bộ, Sở,
Phòng GD và ĐT, các lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện thường
xuyên nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, dụng cụ, sân tập và bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên. Nhiều trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều
công trình TDTT mới phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa và hoạt
động ngoại khóa cho học sinh.
Nhưng thực tế công tác GDTC và thể thao học đường ở nhiều trường còn
bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu GD - ĐT đã đề ra.
Về thực trạng công tác GDTC hiện nay, Bộ GD - ĐT đã nhận định: chất lượng
GDTC còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu thiếu sinh động, có nội dung lặp đi lặp lại
kéo dài cả năm học. Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn nhiều hạn chế
trong các cấp học, bậc học và cơ sở trường [4].
Tuy nhiên để đáp ứng được mục tiêu hiện nay, công tác GDTC trong
các trường THPT nói chung và trường THPT Yên Lãng – Hà Nội nói riêng
còn nhiều bất cập. Trường THPT Yên Lãng – Hà Nội là một trường không
lớn, đa số học sinh cư trú ở gần địa bàn khu vực xã Liên Mạc, huyện Mê
Linh, chủ yếu là các em dành nhiều thời gian học trên chính khóa vào buổi
9
sáng và học chuyên đề các môn văn hóa vào buổi chiều, nên còn rất ít thời
gian để các em tham gia các hoạt động TD,TT và tập luyện các môn thể thao
mà các em yêu thích. Một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là hạn chế về
thời lượng lên lớp (một tuần chỉ có hai tiết thể dục và xếp xen kẽ các giờ thể
dục với các giờ học các môn văn hóa khác) nên ý thức rèn luyện TD,TT chưa
cao, chưa tự giác tích cực trong các giờ học thể dục, điều kiện cơ sở vật chất
còn thiếu, sân tập chật hẹp, ngay sát các lớp học ảnh hưởng không nhỏ đến
giờ học thể dục, có nội dung không giám đưa vào học như các trò chơi vận
động. Từ thực trạng trên tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất
lượng giờ học GDTC cho học sinh là rất cần thiết.
1.2.1. Vị trí và tầm quan trọng của thể thao ngoại khóa
Xã hội hóa TDTT là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Trong
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, xã hội hóa TDTT ngày càng trở thành
công việc quan trọng và cấp bách giúp cho ngành TDTT huy động được các
nguồn lực trong xã hội, để phát triển sự nghiệp một cách vững chắc , lâu dài.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò và hiệu quả to lớn của công
tác xã hội hóa TDTT. Ban chấp hành Trung ương Đảng 1991, Nghị quyết hội
nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VII đã khẳng định: “Các vấn đề chính sách
xã hội đều giải quyết theo tinh thần “xã hội hóa”. Trong Văn kiện Đại hội đã
nêu rõ: “Thực hiện phương châm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn
hóa, thông tin, TDTT, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình và các mặt xã hội
khác hướng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể
lực của nhân dân” [2].
Từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa TDTT cho thấy tầm
quan trọng của xã hội hóa TDTT đối với nền TDTT của nước nhà. Ngoại
khóa TDTT trong trường học là một phần trong những phương thức, cách
thức thúc đẩy quá trình xã hội hóa TDTT ngày càng phát triển góp phần thúc
10
đẩy mạnh nền TDTT của nước nhà. Hằng năm trong các nhà trường thường
xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa thể thao cho học sinh, các giải thể
thao phong trào làm cho phụ huynh học sinh, các lãnh đạo nhà trường quan
tâm, các tổ chức quan tâm, xã hội quan tâm... từ đó “xã hội hóa” TDTT được
đẩy mạnh.
1.2.2. Các hình thức tập luyện TD,TT ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa được hiểu như là hoạt động được tổ chức ngoài
giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt
động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. Đây là một trong hai
hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích
theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với
hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách
học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của xã hội đối
với thế hệ trẻ.
Trong đó tập luyện thể thao ngoại khóa cũng là sự tiếp nối hoạt động
dạy học trên lớp, là nơi gắn liền giữa kiến thức và kỹ năng thực hành, tạo nên
sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. Tuy nhiên, các buổi
tập ngoại khóa có cấu trúc đơn giản và được tập ở nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức tự giác, kỷ luật, tính độc lập và sáng
tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc
vào sở thích và hứng thú cá nhân. Ngoại khóa TD,TT bao gồm các hình thức
tập luyện như sau:
- Cá nhân tự tập luyện: Các buổi tập ngoại khóa TD,TT cá nhân thường
tổ chức tự tập luyện dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạo chơi
hằng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể
thao, mỗi người tự tập theo phương pháp riêng của mình.
11
- Tổ chức tập luyện theo nhóm: Hiệu quả tập luyện theo nhóm phụ
thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chính xác người chỉ đạo. Ở hình thức này
mỗi người tập luyện những kỹ năng cần thiết thông qua sự kiểm tra và hướng
dẫn của bạn cùng tập. Người này sẽ học hỏi người kia những kỹ thuật chưa
được hoàn thiện.
- Tập luyện theo nhóm có giáo viên hướng dẫn: Ở hình thức này giáo
viên có thể chú ý tới các khả năng tiếp thu của mỗi người. Nhưng vẫn còn hạn
chế là có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu của giáo viên và mức độ tích
cực của từng cá nhân học sinh. Tập luyện theo lớp có giáo viên hướng dẫn: là
hình thức trong đó học sinh đồng thời hoàn thiện những nhiệm vụ nhận thức
chung. Hình thức này có ưu điểm là giáo viên có thể chỉ đạo đồng thời mọi
học sinh, ôn tập và củng cố tri thức chung cho toàn lớp.
1.3. Cơ sở của việc lựa chọn các bài tập cho học sinh THPT
Nhiệm vụ GDTC trong trường học là phát triển cân đối hình thái và
chức năng cơ thể người học theo lứa tuổi, trình độ vận động, phát triển toàn
diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ lại các tác
nhân có hại của môi trường bên ngoài với cơ thể. Hình thành và hoàn thiện
cho người học những kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống và ứng dụng
vào các môn học thể thao cơ bản. Đồng thời trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản về sử dụng phương tiện và phương pháp tập luyện thể thao. Hình
thành cho người học những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức chí, tính tập thể, tinh thần đoàn
kết, ý thức tổ chức kỷ luật.
Mỗi môn thể thao có những tác dụng khác nhau, chính vì vậy việc lựa
chọn bài tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giải phẫu, tâm lý,
sinh lý, lứa tuổi, giới tính...
12
1.3.1 Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
Hầu hết các em học sinh THPT có tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Đa số các em
đã vượt qua thời kỳ phát dục. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương
đối êm ả về mặt sinh lý. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng
chậm lại. Các cơ quan trong cơ thể dần được hoàn thiện.
* Hệ thần kinh: Hệ thần kinh phát triển mạnh và hoàn thiện hơn, khả
năng tư duy và khả năng phân tích tổng hợp cũng phát triển rất mạnh, thuận
lợi cho việc hình thành phản xạ có điều kiện... Do hoạt động mạnh của tuyến
giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên... làm cho sự hưng phấn của hệ thần kinh
chiếm ưu thế, sự ức chế không cân bằng sẽ làm cho các em bị khuyếch tán,
động tác thừa nhiều, sức chú ý tập trung kém dễ mệt mỏi và ảnh hưởng đến
hoạt động TDTT. Vì thế quá trình giảng dạy, huấn luyện cần thay đổi nhiều
hình thức tập luyện, các bài tập phong phú đa dạng tránh nhàm chán.
* Hệ vận động: Bao gồm hệ xương, hệ cơ, khớp và dây chằng.
+ Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển mỗi năm, nữ cao thêm 0.5 1cm, nam cao thêm 01 - 03cm các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu
như đã hoàn thiện. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được hoàn
thiện, vẫn có thể bị cong vẹo... riêng với các em nữ xương xốp hơn các em
nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn nên
xương của nữ không khỏe bằng của nam đặc biệt là xương chậu của nữ to hơn
và yếu hơn, vì vậy trong quá trình GDTC không thể sử dụng bài tập có khối
lượng vận động như của nam giới mà phải có sự phối hợp về đặc điểm giới
tính.
+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên vẫn còn tương
đối yếu, các cơ bắp lớn phát triển tương đối nhanh còn các cơ nhỏ phát triển
chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi.
13
* Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện.
Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nam vào khoảng 70
- 80 lần/phút, của nữ là 75 - 85 lần/ phút. Hệ thống điều hòa vận mạch phát
triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương
đối rõ dệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối
nhanh chóng. Cho nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập dai sức, có khối
lượng và cường độ vận động tương đối lớn.
* Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình
của nam từ 67 - 72 cm, nữ từ 69 - 74cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng
100 - 120m2 gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh
chóng từ 15 tuổi là 2 - 2.5 lít, 16 - 18 tuổi là khoảng 3 - 4 lít, tần số hô hấp
gần giống người lớn: 16 - 20 lần/phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu
nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập
luyện cần thở sâu và tập chung chú ý thở bằng ngực.
1.3.2. Đặc điểm về tâm lý của học sinh THPT
Về mặt tâm lý, các em đã thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để
cho mọi người tôn trọng mình đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả
năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng có
nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Các em đã có thái độ tự giác tích cực, xác định được tầm quan trọng
của việc học nên thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn.
Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng
nghề nghiệp. Tuy vậy, thái độ học tập ở nhiều em còn có nhược điểm là: một
mặt, các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với
nghề mình đã chọn; mặt khác, các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc
chỉ học để đạt được điểm trung bình (học lệch). Do đó, giáo viên cần giúp học
sinh hiểu được ý nghĩa và chức năng giáo dục cơ bản toàn diện, tạo nền tảng
14
vững chắc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học của con người
cho học sinh trong bậc học phổ thông.
Trí nhớ của các em đã phát triển hơn hầu như không còn tồn tại việc
ghi nhớ máy móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính
logic tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của các vấn đề cần học
tập. Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổi trước
đó. Các em có thể hoàn thành được những bài tập khó đòi hỏi sự khắc phục
khó khăn lớn trong tập luyện.
Nhiệm vụ cụ thể và nội dung hoạt động ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc
vào sở thích và hứng thú cá nhân tức là liên quan đến tâm lý học sinh. Người
tập phải tạo cho mình tâm lý tốt khi thực hiện những nhiệm vụ buổi tập được
giáo viên hướng dẫn hay tự tập. Nói cách khác làm cho học sinh nâng cao
được tính tự giác tích cực trong học tập.
Tính tích cực của người tập TD,TT thường xuyên thể hiện qua hoạt
động tự giác, gắng sức hoàn thành những nhiệm vụ học tập rèn luyện. Nó bắt
nguồn từ một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm được những kỹ năng, kỹ xảo
vận động cùng hiểu biết có liên quan. Người tập nhất định cùng khắc phục
những khó khăn trên con đường đó để giải quyết những nhiệm vụ do kích
thích nội tâm của từng người tạo ra.
Hiệu quả của một buổi tập TD,TT phần lớn phụ thuộc vào bản thân
người tập luyện có thái độ tự giác và tích cực như thế nào đối với công việc
của mình, phải nhận thức được sâu sắc mục đích của buổi tập, tạo được
nguyện vọng sâu xa của buổi tập. Người tập phải nhận thức được ý nghĩa cụ
thể của các nhiệm vụ cần được thực hiện. Muốn như vậy, người giáo viên
phải làm cho người tập hiểu cần tập gì và tập như thế nào, mà còn hiểu tại sao
lại tập chính bài tập này mà không phải là bài tập khác, vì sao phải tuân thủ
theo các quy tắc thực hiện động tác như thế này mà không phải như thế khác.
15
Mức độ nhận thức về mục đích và nhiệm vụ phụ thuộc vào khả năng
theo lứa tuổi và mức độ chuẩn bị của người tập như khả năng tư duy, quan
sát... Giáo viên có vai trò chủ đạo trong việc uốn nắn đánh giá hoạt động của
người tập.
Để tăng thái độ tích cực của người tập cũng như giáo dục tính sáng tạo,
tự lập đối với các nhiệm vụ. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp khéo léo và vai trò
lãnh đạo của giáo viên với tính tích cực và tự lập của người tập. Sự hứng thú
thực sự chi phối tính tích cực. Có thể khơi dậy và phát triển hứng thú ở một
mức độ nhất định bằng cách lựa chọn nội dung tập luyện hấp dẫn và hình thức
tập luyện phù hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thể thao ngoại khóa
đồng thời phải kết hợp với việc vận dụng nguyên tắc hệ thống: Nguyên tắc
này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân
phiên lượng vận động và nghỉ ngơi cũng như tính tuần tự trong tập luyện.
Tính liên tục của quá trình GDTC và sự luân phiên hợp lý giữa lượng
vận động và nghỉ ngơi. Tập luyện thường xuyên mang lại hiệu quả tốt hơn khi
tập luyện thất thường. Tập luyện thường xuyên sẽ làm xuất hiện các mối liên
hệ phản xạ có điều kiện. Tập luyện thất thường thì mối liên hệ phản xạ có
điều kiện vừa được xuất hiện dễ dàng bị dập tắt. Vì vây, phải thường xuyên
lặp lại những thói quen vận động đã được hình thành. Quá trình lặp lại đó
phải có tính hệ thống và có sự kết hợp giữa nội dung cũ và mới.
Tính lặp lại và tính biến động. Trong quá trình GDTC cần lặp lại không
chỉ các bài tập riêng lẻ mà cả tuần tự các bài tập đó trong các buổi tập và cả ở
những dạng nét tuần tự nhất định của chính các buổi tập đó trong các chu kỳ
tuần, tháng. Nếu các bài tập không được lặp lại nhiều lần thì không thể hình
thành và củng cố các kỹ xảo vận động.
Cùng với việc phát triển các tố chất thể lực, kích thước cơ thể gia tăng
một cách đáng kể và phần lớn các kỹ xảo vận động tiếp thu ở lứa tuổi nhỏ sẽ
16
là hình thành chuyển tiếp thành các kỹ năng - kỹ xảo vận động ở các lứa tuổi
khác. Từ đó nảy sinh vấn đề là phải liên kết phương pháp tập luyện lặp lại với
phương pháp tập luyện liên tục và tập luyện thay đổi để đảm bảo hoàn thiện
những thuộc tính của kỹ năng - kỹ xảo vận động.
Ngoài ra tính tuần tự trong tập luyện cũng là một yếu tố quan trọng
giúp cho quá trình tập luyện hiệu quả, bởi vì khi vạch ra tiến trình GDTC phải
xuất phát trước hết từ những khả năng của người tập và từ những quy luật
phát triển các khả năng đó, phải đi từ chỗ vừa sức ở giai đoạn này đến chỗ
thích hợp ở giai đoạn sau. Nói tóm lại quá trình tập luyện phải tuân theo
nguyên tắc “Từ đơn giản đến phức tạp, từ biết đến chưa biết, từ dễ đến khó”.
17
Chƣơng 2
NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là:
*Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa về TD,TT của
học sinh khối 10 trường THPT Yên Lãng – Hà Nội.
* Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
nhằm nâng cao chất lượng giờ học GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT
Yên Lãng – Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp này giúp nghiên cứu và
tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của
đề tài như: Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết... của Đảng, Nhà nước, ý nghĩa tổ
chức hoạt động ngoại khóa của học sinh THPT, đặc điểm tâm, sinh lý của học
sinh THPT...
Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến kiến thức lý luận và
phương pháp TDTT, tâm lý thể thao, phương pháp giáo dục và đặc biệt là tìm
hiểu sâu các bài tập ngoại khóa của học sinh THPT.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các dữ liệu, thông tin có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phiếu
hỏi đối với lãnh đạo của trường THPT Yên Lãng, giáo viên dạy thể dục,
18
GVCN lớp, phụ huynh học sinh và học sinh về hoạt động thể thao ngoại khóa.
Trong hệ thống các câu hỏi chúng tôi đưa ra nhằm thu thập ý kiến của các giáo
viên và học sinh về hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh. Những ý kiến
thu được giúp chúng tôi khẳng định hướng của đề tài. Mẫu phiếu phỏng vấn
được trình bày trong phần phụ lục.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Tổ chức quan sát sư phạm ngay tại trường trong giờ học chính khóa,
các buổi ngoại khóa thông qua quan sát sư phạm để đánh giá và tìm ra các
hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp để nâng cao
chất lượng GDTC cho học sinh trường THPT Yên Lãng.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thông qua các test và các chỉ
tiêu để đánh giá thể chất của học sinh trường THPT Yên Lãng. Các chỉ tiêu sử
dụng là do Bộ giáo dục và đào tạo Quyết định số 53/2008/QĐ - BGDĐT
ngày 18/09/2008 [5], và những chỉ tiêu đánh giá bao gồm 4 test :
1. Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
+ Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng
phẳng, sạch sẽ.
+ Yêu cầu kĩ thuật động tác: người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở
đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh khác hỗ trợ bằng cách hai tay
giữ ở phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra ra
khỏi sàn.
+ Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần.
Tính số lần đạt được trong 30 giây.
2. Bật xa tại chỗ (cm)
+ Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1x3m (nếu
không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mền). Đặt một thước đo dài