Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh vật học một số loài bệnh hại trên cây thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ theo nguyên tắc quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 87 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy
giáo, cô giáo. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo cùng toàn thể
cán bộ Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới GS.TS. Trần Văn Mão,
người hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các phòng, ban của trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này. Tôi vô
cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè
đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tài còn tương đối
rộng, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội , ngày 24 tháng 03 năm 2013
Tác giả luận văn

Vũ Trí Dũng


ii

MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................... 8
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 12
2.1.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 12
2.1.1.Mục tiêu chung.............................................................................. 12
2.1.2.Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 12
2.2.Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 12
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp kế thừa................................................................... 13
2.4.2.Phương pháp tiếp cận. .................................................................. 13
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 18
3.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ........... 18
3.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................... 18
3.2.1. Địa hình ........................................................................................ 18
3.2.2. Đất đai ........................................................................................... 18


iii

3.2.3.Khí hậu .......................................................................................... 18

3.2.4. Thực bì .......................................................................................... 19
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................................. 19
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
4.1. Bệnh hại lá thầu dầu .......................................................................... 21
4.1.1.Đặc điểm chung của bệnh hại lá .................................................. 21
4.1.2.Bệnh hại điển hình........................................................................ 25
4.2.Bệnh hại rễ ........................................................................................... 50
4.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................ 50
4.2.2.Một số bệnh hại rễ cây thầu dầu .................................................. 58
4.3. Thống kê các loài bệnh hại trên cây thầu dầu ................................. 63
4.4. Kết quả điều tra bệnh hại chủ yếu trên cây thầu dầu .................... 67
4.5. Một số đề xuất ý kiến về phòng trừ sâu bệnh hại cây thầu dầu .... 70
4.5.1. Cơ sở lý luận của IPM ................................................................. 70
4.5.2. IPM đối với phòng trừ bệnh hại cây thầu dầu ........................... 71
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1


Điều tra sơ bộ bệnh cây

14

2.2

Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại lá, quả, cành

16

2.3

Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại câu

16

4.1

Tình hình bệnh hại thầu dầu ở Xuân Mai

63

4.2

Thành phần loài vật gây bệnh trên cây thầu dầu

64



v

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
3.1
4.1
4.2, 4.3
4.4, 4.5, 4.6
4.7, 4.8
4.9, 4.40
4.11, 4.12
4.13, 4.14
4.15, 4.16
4.17, 4.18
4.19, 4.20
4.21
4.22, 4.23
4.24, 4.25,
4.26
4.27, 4.28
4.29, 4.30,
4.31
4.32, 4.33
4.34, 4.35
4.36
4.37

Tên hình

Trang


Sơ đồ khí hậu khu vực Xuân Mai, theo GaussenWalter ( 1963)
Nấm gây bệnh bồ hóng lá thầu dầu
Bệnh phấn trắng thầu dầu Erysiphe
cichoracearum
Bệnh gỉ sắt lá thầu dầu Melampsora ricini(Biv.)
Pass
Bệnh đốm đen thầu dầu và nấm Alternaria ricini
Bệnh khô xám lá thầu dầu và vật gây bệnh
Nấm gây bệnh và triệu chứng bệnh khô vằn thầu
dầu
Bệnh mốc xám lá và hoa thầu dầu
nấm Sclerotinia fuckeliana
Nấm gây bệnh đốm lá thầu dầu
Lá bị bệnh và giai đoạn vô tính của nấm bệnh
( Phloeospora)
Giai đoạn hữu tính của nấm bệnh
( Mycosphaerella) ( Phỏng theo Zhou)
Đốm than Colletotrichum hibisci
Bệnh đốm than Colletotrichum

19

Tảo nâu gỉ gây bệnh đốm lá
Bệnh khô héo thầu dầu do nấm hạch
sợi( Rhizoctonia) và nấm lưỡi liềm(Fusarium)
Một số dòng cây chống chịu bệnh của Trung
Quốc
Bệnh thối gốc thầu dầu Corticium rolfsii
Số loài trong các bộ nấm gây bệnh thầu dầu

Số loài trong các ngành phụ nấm gây bệnh thầu
dầu

49
59

27
31
33
35
37
39
40
41
42
43
44
47
48

61
62
66
66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây thầu dầu có tên khoa học là Ricinus communis L. thuộc họ Thầu dầu

Euphorbiaceae. Nhưng do chúng có lịch sử phát sinh lâu đời, khoảng
1400năm, từ Đông Phi lan rộng dến Châu Mỹ, Châu Âu, châu Á.Theo các nhà
phân loại học, cây thầu dầu chỉ có 1 loài, nhưng do các điều kiện sinh thái
khác nhau chúng có các đặc điểm hình thái khác nhau và tên gọi địa phương
khác nhau.
Các tên đồng nghĩa (Synonyms) là: Ricinus africanus Willd., R. angulatus
Thunb. R. annatus Haw. R. badius Rchb. R. chinensis Thunb.R. digitatus
Noronha, R.europaeus T. Nees, R. glaucus Hoffmans, R. hybridus Besser, R.
inermis Mill., R. japonicus Thunb., R.laevis DC., R. leucocarpus Bertol.,R.
lividus Jacq.,R. macrophyllus Bertol., R. medicus Forssk. R. megalospermus
Dellile, R. minor Mill., R. nanus Balbis. R. pentatus Noronha, R. rugosus
Mill., R. sanguineus Groen. R. scaber Bertol., R. speciosus Burm.,R.
spectabilis Blume. R. tunisensis Dest.
Mỗi nước có tên gọi khác nhau như Trung Quốc gọi Bi ma, Tây Ban Nha
gọi là Higuerilla, Palma christi. ricino Pháp gọi là Ricin, Đức gọi là
Rzinus,Châu Phi gọi là Kasterolieboom. A rập gọi là Kharoua.Úc gọi là
Tiarili,...
Nước ta cũng có nhiều tên gọi như Thầu dầu, Dầu ve, Tỷ ma, Đu đủ tía, Co
húng hóm (Thái)
Tên tiếng Anh là: Semen Ricini, Oleum Ricini, Castor Bean, Castor oil
plant, Palma christi, Wonder tree. ..
Thầu dầu thuộc cây hai lá mầm, sống lâu năm, bộ rễ phát triển mạnh,
bộ rễ dạng nón ngược, rễ thẳng to và có 3-7 rễ phụ, ở độ sâu 2-4m, rễ phụ trải
rộng 1,5-2m. Tính thích ứng mạnh, chịu hạn, kháng kiềm. Nói chung chúng


2

mọc trên đất tơi xốp nhiều dinh dưỡng. Tuổi thọ của cây khá dài có cây đến
12 năm..

Thầu dầu nguyên sản ở Châu Phi, đặc tính sinh vật học liên quan với
vùng nguyên sản. Chúng ưa ấm, sinh trưởng dai. Hạt ở nhiệt độ trên 10oC mới
nẩy mầm, khi nhiệt độ 10-30oC, phát tán nhanh hơn; khi nhiệt độ 15oC, sau 45 ngày có thể nây mầm 98,5 %; nhiệt độ 20oC, sau 3-4 ngày nẩy mầm 98,5%;
nhiệt độ 30oC, chỉ 2-3 ngày là nẩy mầm 98,5%. Khi nhiệt độ 35oC khả năng
nẩy mầm sẽ bị ức chế. Ở ngoài đồng ruộng nhiệt độ ban đêm và ban ngày giữ
ở 15-18oC, lượng nước vừa phải, dộ phì vừa, hạt ở độ sâu 3-5cm, sau 15-17
ngày là cây mọc trên 50%.
Cây thầu dầu rất nhạy cảm với sương muối. Cây con ở nhiệt độ 1oC là
cây bị chết. Cây to nếu gặp nhiệt độ đó là bị héo, cành bi khô, đối với cây
sống lâu năm một số dòng chịu lạnh, cây vẫn không chết. Đặc biệt là cây sống
trên 3 năm. Thầu dầu muốn hoàn thành quá trình sinh trưởng phát triển, phải
đủ ánh sáng và nhiệt lượng. Từ khi mọc đến thành thục phải có tích ôn hữu
hiệu ngày đêm là 3500oC. Đương nhiên giữa các dòng khác nhau nhiều.
Theo các tài liệu đã dẫn dầu thầu dầu có vị trí chiến lược quan trong
đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân.
Dầu thầu dầu có 3 tác dụng: trước hết là nguồn năng lượng sinh học,
còn gọi là dầu đốt sinh học. Thứ hai là làm dầu bôi trơn máy bay, thứ ba là
làm dược liệu.
Hiện nay thầu dầu là 1 trong 10 loài cây cho dầu, theo nghiên cứu của
Brazin có 4 loại dầu được sản xuất là thầu dầu, hướng dương, đậu và hạt bông
có tỷ lệ dầu theo thứ tự là 47%,42%, 18% và 15%. Chứng tỏ dầu thầu dầu có
tỷ lệ dầu cao nhất. Sản lượng dầu trên mỗi ha là 705kg, 630kg, 540kg và
450kg. Chứng tỏ sản lượng dầu thầu dầu cũng chiếm ưu thế.


3

Công ty tư vấn Forest & Sullivan của Mỹ có báo cáo công bố thầu dầu
có thể trồng ở các nước nhiệt đới như châu Phi, các nước trồng thầu dầu ngày
càng tăng như Nigieria, Angola, Uganda đến năm 2010 cho sản lượng dầu là

4,3 tỷ lít, 609 triệu lít và 26,9 triệu lít..
Theo thống báo đó hạt dầu thầu dầu cho 46-56% dầu, protein 20%,
ricinin và ricin, acid ricin và basic ricin. Ngoài ra cón có các chất khác dùng
trong công nghệ chế biến hóa học.
Dầu thầu dầu còn có tác dụng làm dầu bôi trơn máy bay và các máy
biến áp tinh vi khác mà không thể có loại dầu khác thay thế được vì nhiệt độ
thấp dưới 18oC không đông và nhiệt độ 500-600oC không biến chất.
Trên thế giới thầu dầu được trồng trên diện tích lớn ở Ấn Độ, Trung
Quốc và Brazin, tổng sản lượng bằng sản lượng của Indonesia, Pakistan, Thái
Lan, Nigielia cộng lại. Hiện nay Trung Quốc đã trồng trên 200.000 ha.
Dầu thầu dầu được chế biến từ hạt thầu dầu (50%). Nếu bóc vỏ, nhân
hạt chứa 70%, protein chữa 18%. Dầu thầu dầu chứa trên 80% ricinic acid, do
thầu dầu có nhiều tính chất đặc biệt: 1) Dầu đốt. 2) Dầu bôi trơn các máy cao
tốc 3) Có tính huyền quang rất mạnh 4) Hằng số cách điện cao 5) Mỡ dầu cao
6) Dầu không bị phá huỷ trong không khí, cất trữ rất ổn định.
Hiện nay trên thị trường thế giới lượng thầu dầu đã trồng chỉ cung cấp
được 2,5 triệu tấn, không đủ sản lượng, nhiều nhà máy ép dầu phải đóng cửa,
lợi nhuận giảm xuống, phương hướng giải quyết là phải trồng thầu dầu trên
diện tích lớn, nhiều công ty của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc đều phải
sang các nước Đông Nam Á thuê đất trồng, lập nhà máy chế biến tại các nước
để xuất khẩu.Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều
tích cực trồng thầu dầu. Công ty HMTO của Mỹ đã thành lập và cạnh tranh
quyết liệt với nhiều công ty khác. Giá cả dầu thầu dầu ngày một tăng, mỗi tấn
dầu có thể lên tới 2500 USD. Để đạt được nhu cầu thầu dầu đến năm 2020,


4

nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) đã đề ra hướng phát triển trồng cây
thầu dầu. Trung Quốc đến năm 2008 cần 12,4 triệu tấn dầu là dầu đốt sinh học,

nhưng năm 2007 chỉ đạt một nửa số đó. Rõ ràng dầu thầu dầu có giá trị sử
dụng rất lớn, yêu cầu nhiều nơi trồng cho lợi nhuận cao hơn lúa, ngô. Hy
vọng sẽ có cơ hội phát triển cây thầu dầu trong tương lai.
Thầu dầu có nhiều chất hoá học, theo phân tích của các công ty hóa chất
dầu thầu dầu bao gồm: Protein18%-26%, oil 64%-71% carbohydrate2%, phenolic dubstance2.50%,ricin ricinine 0.087%-0.15% triglyceride glycerol ester,
sterol, phospholipid free fattyacid, hydrocarbon, wax, ricinoleic acid)84%91% oleic acid 3.l%-5.9% linoleic acid)2.9%-6.5% stearic acid 1.4%-2.1%,
palmitic acid 0.9%-1.5% phosphatidyl ethanolamine vật phân giải 83%,
phosphatidyl choline 13%, octadecadienoic acid 8.4%,octadecenoic acid 5.2%,
acidicricin ngoài ra có basic ricin, agglutinin, lipase, 30-norlupan-3β-ol-20-one.
Thầu dầu có các tác dụng dược lý như sau:
a) Chống u bướu, u nhọt.
b) Chống ung thư gan, ung thư cổ tử cung
c) Chất tạo nguồn nhiệt chỉ cần 0.05-0.2mcg/kg là co thể sản sinh
nguồn nhiệt, cần thiết cho con người và động vật có vú.
d) Tác dụng miễn dịch sinh ra phản ứng kháng thể và dị ứng.
e) Tác dụng huyết quản tim và hệ thống hô hấp.
g) Chất độc của thầu dầu có thể ảnh hưởng hô hấp các tế bào bạch cầu
nuôi ngoài cơ thể.
Một trong những vấn đề cần phải giải quyết là phòng trừ sâu bệnh hại.
Thông qua điều tra các dòng xuất xứ thầu dầu được gieo trồng tại khu vực
Xuân Mai, chúng tôi nhận thẩy rằng, lâu nay ít người để ý đến cây thầu dầu
với một trong những lý do là thầu dầu bị khá nhiều loài sâu bệnh và hơn cả
các loài cây trồng khác như bệnh thối cổ rễ, bệnh khô lá, bệnh thối quả, thối
hoa, bệnh khô héo; sâu róm thầu dầu, sâu ngài đêm, rệp, rầy...


5

Trong phạm vi đề tài về sâu bệnh thầu dầu chúng tôi chỉ thực hiện với
tên đề tài:" Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh vật học một số

loài bệnh hại trên cây thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng
trừ theo nguyên tắc quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM) tại vườn ươm thầu
dầu Xuân Mai, Hà Nội."


6

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số tài liệu liên quan với cây thầu dầu
Tại nước ta cây thầu dầu đã được nhập vào từ thời kỳ thuộc Pháp
nhưng chưa có một tài liệu nào chính thức công bố. Các gia đình chỉ trồng
riêng lẻ để thắp sáng và chữa một số bệnh.
Vào năm 1985 Tiến sỹ Phan Phải cũng đã nghiên cứu đến cây Thầu dầu,
nhưng do thời kỳ đó có những khó khăn về điều kiện nghiên cứu, nhân dân
chưa thấy hết tác dụng của nó, nhất là dầu làm nhiên liệu sạch và chưa có nhu
cầu thị trường nên không phát triển được.
Ngày nay nhu cầu thị trường ngày càng lớn, thầu dầu đã được lai tạo
thành các dòng xuất xứ khác nhau cho năng suất cao. Vì vậy trồng thầu dầu
cao sản là một vấn đề mới mẻ có tác dụng xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi
trường, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và góp phần quan trọng phòng chống
biến đổi khí hậu.
Một số tài liệu khác từ Mỹ của dược sỹ Trần Việt Hưng đề cập đến cây
thầu dầu hay vũ khí sinh học, cũng đã nêu lên tác dụng làm thuốc chữa bệnh
của lá thầu dầu.
Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc miền núi, có rất nhiều bài
thuốc chữa bệnh bằng lá thầu dầu như vùng Hữu Lũng - Lạng Sơn nhiều
người già kể lại, cây thuốc này đã lưu truyền từ đời này sang đời khác nhiều
nhà trồng quanh nhà và trở thành cây thân thuộc như cây lúa, cây khoai, cây

sắn. Ông Hoàng Văn Tài (thầy thuốc ở Hữu Lũng) cho hay, trước đây giao
thông cách trở, các sản phụ đẻ ngay tại nhà không có trạm y tế hay bệnh viện,
hạt thầu dầu luôn được các bà đỡ mang theo. Ngày nay đã được các nhà khoa
học sử dụng nghiên cứu chế biến dầu thầu dầu rán với 2 quả trứng ăn là chữa
dược chứng bệnh khó đẻ, không phải mổ. Hiện nay các bệnh viện ở Trung


7

Quốc đề áp dụng phương pháp này. Cũng theo ông Tài, đối với sản phụ, hạt
thầu dầu tía không chỉ chữa được những người bị sót rau, mà còn chữa được
những ca khó đẻ và sa dạ con. Bài thuốc rất đơn giản, chỉ lấy 15 hạt thầu dầu
thầu dầu tía giã nhỏ, tốt nhất là thêm vài lá thầu dầu, dùng giẻ buộc vào gan
bàn chân, sản phụ sẽ dễ đẻ hơn, con ra cũng dễ dàng hơn. Trong trường hợp
bị sa dạ con, chỉ cần đắp thuốc vào bụng dưới, dạ con sẽ trở về vị trí cũ.
Theo thông báo mới nhất ở Nghệ An, người bị bệnh trĩ, dùng lá thầu
dầu đội lên đầu sau 1 tuần sẽ khỏi.
Một thông tin khác, chị Lương Thị Hằng khi sinh nở đứa con thứ hai bị
sót rau, người tím tái đã được cứu sống bằng 9 quả thầu dầu giả nhỏ, buộc vào
gan bàn chân là khỏi. Bà Lương Thị Nga (thầy lang dân tộc Nùng) nhờ lại bài
thuốc đó và dùng thầu dầu chữa được nhiều bệnh khác như bệnh cảm cúm,
đau đầu do trúng gió, mẩn ngứa, viêm mũi, phong thấp, đau khớp, động kinh,
tâm thần phân liệt...
Cũng theo bà Lương Thị Nga để chữa bệnh cảm cúm chỉ cần lá tươi giã
nát đắp lên trán và thái dương, hoặc lấy lá non và hoa đu đủ đực xào lên hoặc
ngâm rượu đắp lên trán và thái dương là sẽ khỏi.
Theo ông Hoàng Văn Việt một thầy thuốc nam xã Hòa Thắng, Hữu
Lũng, Lạng Sơn, ông đã dùng hạt thầu dầu tía chữa nhiều ca bệnh méo mồm,
do trúng gió, liệt thần kinh mặt bằng cách lấy 9 hạt thầu dầu tía, giã nát, đắp
vào phía đối diện của bên bị méo miệng, khoảng 15-20 phút, nhẹ thì dùng 1

lần, nặng thì dùng vài lần sẽ khỏi.
Về kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thầu dầu có rất nhiều trong dân
gian. Trong các tài liệu đã công bố thì chỉ có một số tài liệu của GS. Đỗ Tất
Lợi. Theo ông dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót ruột, chỉ làm cho ruột
co bóp nhiều hơn, không gây ảnh hưởng gì đến màng ruột, bởi vậy chúng
được dùng cho phụ nữ mang thai là rất tôt để chống táo bón mà không gây
nguy hiểm...


8

Tuy nhiên về vấn đề nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và chọn giống, nhất
là vấn đề phòng trừ sâu bệnh thì chưa có một tài liệu nào đề cập đến. Việc
nghiên cứu các loài sâu bệnh hại và phòng trừ chúng là hết sức cần thiết.
Về bệnh cây thầu dầu đến nay vẫn chưa có tài liệu đề cập đến nhưng
bệnh cây nông nghiệp và lâm nghiệp thì đã có nhiều tác giả đề cập trong các
giáo trình và tài liệu chuyên khảo của Đường Hồng Dật (1983), Lê Lương Tề
(2005) Lê Văn Liễu, Trần Văn Mão (1978) Nguyễn Sỹ Giao ( 1982) Phạm
Quang Thu ( 2009) Phan Thuý Hiền (2009)...
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Yi Weidou, viện sỹ công trình Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh)
cho biết theo Bộ Năng lượng Mỹ và Uỷ ban Năng lượng thế giới dự báo
nguồn năng lượng hoá thạch không còn nhiều, dầu mỏ chỉ dùng 39 năm, khí
thiên nhiên dùng trong 60 năm, than đá 111 năm là cạn kiệt, năm 2005 nhu
cầu dầu mỏ đã tăng thêm 35%. Điều này sẽ dự báo cho biết lượng xăng dầu sẽ
tăng gấp nhiều lần trong 2 thập kỷ tới và bắt buộc phải tìm nguồn năng lượng
sinh học.
Nguồn năng lượng sinh học là nguồn năng lượng thay thế có thể tồn tại,
tái sinh và điều chỉnh theo ý muốn của con người.
Dầu thầu dầu lấy từ hạt là một trong những nguồn năng lượng thay thế

quan trọng, không những làm dầu đốt, công nghệ chế biến hoá học, công nghệ
dược mà còn dùng làm dầu bôi trơn máy bay và máy móc tinh vi khác vì dầu
thầu dầu không biến chất khi nhiệt độ cao 500oC và không bị đông khi nhiệt
độ -18oC.
Hiện nay trên thế giới có hơn 30 nước trồng thầu dầu và đã đạt đến quy
mô công nghiệp hoá. Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin, Nga, Thái Lan,
Philippin đã đạt 88% tổng sản lượng trồng thầu dầu thế giới. Riêng Trung
Quốc đã trồng thầu dầu hơn 100 năm nhưng quy mô nhỏ, sản lượng thấp, chỉ


9

đạt 200-300 nghìn tấn năm, nhưng thị trường cần đến 600-700 nghìn tấn năm.
Thị trường thế giới cần 10 triệu tấn năm, nhưng cũng chỉ đạt 2 triệu tấn năm.
Vì vậy trên thế giới đều tăng diện tích trồng thầu dầu trong thập kỷ 21.
Trong quá trình trồng thầu dầu, do nhiều nguyên nhân về thời tiết, kỹ
thuật sâu bệnh hại càng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng dầu. Cho nên đi đôi với việc trồng thầu dầu trên thế giới đều
nghiên cứu đến phòng trừ sâu bệnh.
Về lịch sử bệnh cây vào thế kỷ 18 người ta đã nhận biết dược vi sinh vật
gây bệnh truyền nhiễm, nhưng đầu thế kỷ 19 trên cơ sở hình thái học, phân loại
học thực vật môn nấm học mới dần dần phát triển. Năm 1807 các nhà khoa học
mới phát hiện sự lây lan bào tử nấm gây ra nhiều bệnh trên nhiều loại cây trồng.
Năm 1888 Pierre Marie Alexis Millardet đã sang chế ra thuốc Bordô phòng trừ
thành công bệnh mốc sương nho mở dầu một thời kỳ sử dụng thuốc hóa học
phòng trừ bệnh cây. Năm 1899 Smith E.F. phát hiện vi khuẩn gây bệnh cây và
nghiên cứu phân loại vi khuẩn gây bệnh cây. Năm 1892 Ivanopski phát hiện ra
vật nhỏ hơn vi khuẩn, đó là virus được gọi ngày nay...
Về bệnh cây thầu dầu trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu
về phân loại, đặc điểm sinh học, quy luật phát bệnh và biện pháp phòng trừ

theo nguyên tắc quản lý vật gây hại tổng hợp IPM.
Theo thống kê của Liu Wenrong ( 1991) trên cây thầu dầu có 9 loài
bệnh, 94 loài sâu bao gồm các bệnh trên lá, thân cành, rễ và gây tổn thất đáng
kể đến cây con và sản lượng hoa, quả, hạt và sản lượng thầu dầu. Gần đây
Zhang cũng phát hiện được 27 loài nấm gây bệnh trên thầu dầu, 1 bệnh sinh
lý hoặc vi khuẩn gây nên, trên thế giới phổ biến nhất là bệnh khô cành do nấm
mốc sương, bệnh đốm than, bệnh gỉ sắt và bệnh đốm lá do vi khuẩn Zhong
Deyu (2011) trong vấn đề kỹ thuật trồng thầu dầu cũng đã đề cập nhiều đến
phòng trừ sâu bệnh hại thầu dầu. Các tác giả khác như Yang Zhonghua (2010),


10

Ye Jianda(2011) Zhang Shuanhu (2011) đều nêu lên việc trồng thầu dầu phải
đi đôi với phòng trừ sâu bệnh.
Nhiều tài liệu của Thái Lan đều đề cập đến sâu bệnh hại cây thầu dầu
( Zhang, 2011) Trong đó bệnh thối cổ rễ, bệnh thối gốc, bệnh gỉ sắt, bệnh khô
lá, bệnh đốm lá là những bệnh được nhiều tác giả đề cập đến. Chúng liên quan
với các loài sâu hại như sâu ngài đêm, sâu róm 4 túm lông, sâu chích hút như
rầy lưng trắng, rầy nâu, rệp sáp, rận ...
Về bệnh hai cây thầu dầu mấy năm gần đây nhiều tác giả đã dề cập đến
nhiều bệnh hại và biện pháp phòng trừ. Năm 2010 Zhong Deyu đã đề cập đến
bệnh đốm lá thầu dầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất
lượng thầu dầu. Năm 2006 trong nguồn tin qzny.gov.cn cho biết bệnh thối cổ
rế trong điều kiện nhiệt độ cao độ ẩm cao thoát nước kém thường xây ra bệnh
thối cổ rễ và cần phải dùng biện pháp xử lý hạt để phòng trừ. Tron cuốn hạc
vấn : xuewen.cnki.net cho biết bệnh hại trên cây thầu dầu có tất cả 27 bệnh
trong đó có 25 bệnh do nấm gây ra, 1 bệnh do vi khuẩn và 1 bệnh do thiếu Fe.
Trên thế giới phát sinh phổ biến có bệnh dịch, bệnh đốm than, bệnh gỉ sắt và
bệnh đốm lá do vi khuẩn.

Trong tập finance.sina.com.cn ngày 28 tháng 4 năm 2013 đã nêu rõ
trong quá trình sinh trưởng phát triển cây thầu dầu từ cây con đến cây trưởng
thành đều phát sinh bệnh hại. Thông thường bị người ta xem nhẹ, do đó hàng
năm đã gây ra những tổn thất và uy hiếp đến cây thầu dầu. Tại Hồ Nam Trung
Quốc đã phát hiện bệnh khô héo cây thầu dầu , tháng 6 năm 2012 đề cập đến
bệnh này do nấm lưỡi liềm Fusarium oxysporum gây ra. Bệnh này là một
trong những bệnh nghiêm trọng nhất, bệnh luôn luôn gây ra cây chết từng
đám. Năm 2012 Liu Wei cũng đã nêu len, bệnh khô héo cây thầu dầu, và dã
dùng thuốc xử lý hạt, trải qua nhiều năm gieo hạt, qua phân tích đã rút ra kỹ
thuật phòng trừ hiệu quả.Trong tập chinabaike. com năm 2012 các tác giả đã
giải thích bệnh khô héo là gì, phòng trừ ra sao, mô tả triệu cứng bệnh khô héo


11

gây tác hại cây con và bông quả, bệnh có thể làm cho cây chết. Bệnh mốc
xám phát sinh trên diện rộng cũng đã dược đề cập tới vào năm 2012 do nấm
Botrytis sp. gây ra. Bệnh đã gây tác hại đến hoa, quả non, là cho bông quả
thối giảm sản lượng tới 20-60%, nghiêm trọng có thể lên tới 80%. một bệnh ít
được đề cập tới ít gây ảnh hươởn đến thâu dầu là bệnh phấn trắng. Năm 2006
một số tác giả dề cập đến bệnh đốm đen là một bệnh thường gặp. Tại đảo Hải
Nam Trung Quốc, hàng năm đều phải chặt gốc, phủ gốc đề phòng rét, thu
hoạch quả hạt đúng vụ...Bệnh khô héo, thối cổ rễ, bệnh đốm do vi khuẩn là
những bệnh được các tác giả đề cập đến.
Nhiều tài liệu đều đề cập đến việc phòng trừ bệnh hại. Tác giả nêu lên:
thầu dầu không nê trồng liên canh cứ 2-3 năm phải tiến hành luân canh voơí
cây họ đậu, cây họ hoà thảo (Liu Wei, 2012).
Phải nói rằng thầu dầu Sơn Đông đã được trồng lâu năm, đã lai tạo thành
giống lai cho năng suất cao cũng đã đề cập đến một số bệnh hại như bệnh khô
héo, bệnh thối cổ rễ, bệnh virus phát sinh và là bệnh nguy hiểm nhất của

vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Nhiều tài liệu cho biết cây Thầu dầu nguyên sản ở một số nước Đông
Phi cánh đây hơn 1000 năm, được di thực đến các nước châu Á, trước hết là
Ấn Độ, cho nên những bệnh hại cũng bắt đầu từ Ấn Độ , Tài liệu bệnh thầu
dầu công bố sớm nhất là SK. Bose (1949) đề cập đến bệnh đốm là do nấm
Phyllosticta bosenssis n. sp. D. Karan (1966) đề cập đến một só bệnh hại thầu
dầu, bệnh thối cổ rễ do nấm Fusarium oxysporum f.sp.ricini, bệnh thối rễ do
nấm Macrophomina phaseolina , bệnh mốc xám ( Botrytis ricini là những
bệnh hại chủ yếu ở Ấn Độ. G.S Saharan Dr. Naresh Mehta (1954) cũng đề
cập đến bệnh đốm là do nấm Alternaria gây nên. Các tác giả khác như CV
Kapadia (2012) J. Iqbal (2012) đều nêu lên các xuất xứ chống chịu bệnh và là
biện pháp chọn cây chống chịu bệnh quan trọng...


12

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu chung
Xác định thành phần loài vi sinh vật gây bệnh trên cây thầu dầu và đề
xuất hướng phòng trừ trên cơ sở quản lý vật gây hại tổng hợp nhằm tăng sinh
trưởng phát triển cây thầu dầu.
2.1.2.Mục tiêu cụ thể
Điều tra xác định các loài bệnh hại hiện có tại khu vực nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm triệu chứng, vật gây bệnh, quy luật phát bệnh.
Tìm hiểu mối quan hệ bệnh hại chủ yếu với các giống xuất xứ, kỹ thuật
trồng và điều kiện sinh thái của chúng.
Tìm hiểu vấn đề phòng trừ tổng hợp hay quản lý vật gây hại tổng hợp

nhằm đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp.
2.2.Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài
bao gồm:
1) Điều tra xác định các loài bệnh hại thầu dầu thông qua triệu chứng bệnh.
2) Điều tra thành phần loài các vi sinh vật gây bệnh trên cây thầu dầu.
3) Mô tả các đặc điểm về phân bố, tác hại, triệu chứng, vật gây bệnh,
quy luật phát bệnh của các loài bệnh hại trên cây thầu dầu.
4) Xác định tỷ lệ bị hại, mức độ bị hại và chỉ số tổn thất của các loài
bệnh hại trên cây thầu dầu.
5) Xác định một số bệnh hại chủ yếu trên cây thầu dầu.
6) Đề xuất biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chủ yếu và một số
bệnh hại khác liên quan trên cơ sở IPM.


13

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
Địa điểm nghiên cứu tại 2 vướn ươm thầu dầu tại Thị trấn Xuân Mai,
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa là phương pháp thông dụng thông qua việc tìm hiểu các tài liệu
liên quan đề vấn đề nghiên cứu, từ các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước
chúng tôi tiến hành so sánh với những nghiên cứu của mình. Thông qua điều
tra bệnh hại khu vực nghiên cứu so sánh với các hình ảnh và tài liệu liên quan,
chúng tôi thu thập thông tin xác định các bệnh hại, vật gây bệnh hiện có tại
hiện trường, mô tả chúng rồi đối chiếu với những tài liệu đã dẫn.
2.4.2.Phương pháp tiếp cận.

Tiếp cận cũng là phương pháp nghiên cứu bao gồm tiếp cận hệ thống,
tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận nhân rộng và nâng cao. Chủ yếu là điều tra.
Điều tra sâu bệnh có thể theo phương pháp điều tra sâu bệnh của giáo trình
điều tra sâu bệnh hại cây rừng, cụ thể như sau:
- Tìm hiểu triệu chứng bệnh, thông thường một loại bệnh trên cây sẽ
xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Bệnh trên vị trí cây khác nhau cũng xuất
hiện triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh thể hiện sự nhận biết đầu tiên
để đặt tên cho bệnh. Vì vậy chúng tôi quan sát triệu chứng để tìm hiểu một
loại bệnh. Sau khi quan sát chúng tôi tiến hành mô tả đặc điểm hình thái của
bộ phận bị bệnh đồng thời chụp ảnh với chiếc máy ảnh Canon.
- Tìm hiểu vật gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh cây có thể là do điều
kiện phi xâm nhiễm và xâm nhiễm, những bệnh xâm nhiễm thường do vật gây
bệnh gây nên. đối với bệnh cây hầu hết là do nấm gây ra. Vì vậy phải quan sát
qua kính hiển vi để tìm hiểu vật gây bệnh. Kính hiển vi được sử dụng là kính
Canon phóng đại 400 lần. Quan sát có thể tiến hành mô tả, chụp ảnh dưới
kính kiển vi.


14

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của vật gây bệnh. Do điều kiện thí
nghiệm, chúng tôi chỉ tiến hành quan sát và mô tả đặc điểm hình thái rồi đối
chiếu với các tài liệu đã công bố để xác định.
- Điều tra tỷ lệ cây bệnh, mức độ bị bệnh của các loài bệnh đã phát hiện.
Công việc điều tra được tiến hành 3 đợt, đợt đầu vào tháng 10 đợt 2 vào đầu
xuân tháng 2 và đợt cuối vào cuối mùa xuân tháng 3-4. Mục đích của việc điều
tra ngoài việc tìm hiểu tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh còn tìm hiểu thêm một
số đặc điểm sinh thái của bệnh và phát hiện thêm một số bệnh mới phát sinh.
- Xác định bệnh hại chủ yếu, muốn xác định được bệnh hại chủ yếu cần
có một số chỉ tiêu sau:

+ Nấm bệnh có vòng đời ngắn, tái xâm nhiễm nhiều lần, khả năng lây
lan nhờ gió và côn trùng khi có nhiều loài côn trùng phát triển mạnh.
+ Tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại lớn.
+ Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây thầu dầu lớn.
Phương pháp điều tra các chỉ tiêu trên, chúng tôi dựa vào phương pháp
điều tra bệnh cây theo " Giáo trình điều tra dự tính dựa báo sâu bệnh hại cây
rừng" của trường Đại học Lâm nghiệp xuất bản năm 2005. Cụ thể như sau:
Điều tra sơ bộ: Chúng tôi tiến hành khảo ssát đánh giá chung tình hình
bệnh hại trên vườn cây mẫu ở Xuân Mai. Kết quả đánh giá được ghi vào bảng sau:
Bảng 2.1. Điều tra sơ bộ bệnh cây
Địa điểm

Huyện

Tỉnh

Điểm ĐT

DT lâm phần (ha)

DT bị hại (ha)

Tổ thành loài cây

Loài cây ưu thế

H bq

Dbq


Tuổi cây bq

Độ tàn che

Sinh trưởng

Địa hình

Tình hình vệ sinh

Loài
cây

DT bị
hại

Loài
bệnh

Bộ
phận
bị hại

DT mức độ bị hại
Nhẹ
Vừa
Nặng
(+)

(++)


(+++)

Tình
hình
phân
bồ

Ghi
chú


15

Ghi chú: ghi chép tình hình phân bố như sau:
Cá thể: 1-2 cây, cụm : 3-9 cây, đám: trên 10 cây-1/2ha, đều >1/2ha
Cây ở vườn ươm: có thể chia ra cá thể, cụm, đám (200-500m2) đều > 500m2.
Ghi chép mức độ bị hại như sau:
Lá , quả, cành bị bệnh : dưới 1/3 cây bị bệnh: nhẹ , 1/3-2/3 cây bị bệnh :
vừa , > 2/3 cây bị bệnh : nặng.
Thân và rễ cây bị bệnh: <25% : nhẹ 26-50%: vừa, >51% : nặng.
Điều tra tỷ mỷ : Do điều kiện vườn cây thầu dầu trồng với mật độ khác
nhau loài cây khác nhau số lượng cây chưa bảo đảm lập ô tiêu chuẩn cho nên
chúng tôi chỉ chọn theo mỗi dòng xuất xứ 10 cây tiêu chuẩn để tính cho bệnh
hại lá, còn bệnh hại thân cành chúng tôi tiến hành đo đếm theo số cây bị chết
không tính cho các mức độ hay phân cấp bị hại. Đối với bệnh hại hoa chúng
tôi chỉ tỉnh số cụm hoa bị chết trên cây rồi tính cho cả vườn.
Tính tỷ lệ cây bệnh, đối với nhưng bệnh ảnh hưởng đến cả cây và bệnh
cục bộ thiệt hại kinh tế phương pháp đơn giản là tính số cây bị hại trên tổng
số cây điều tra:

P(%) =n.100/N
Trong đó n là số cây bệnh , N là tổng số cây điều tra.
Phân cấp cây bệnh. Trong cây bị bệnh có cây bị nặng có cây bị nhẹ.
Phương pháp trên không thể phản ánh mức độ bị hại.
Phân cấp cây bị hại là vấn đề mấu chốt. Để tiện việc điều tra người ta thường
phân làm 4-5 cấp, tiêu chuẩn phân cấp phải rõ ràng, cụ thể và thích hợp.
Đối với bệnh hại lá, quả, cành có thể phân cấp như sau:


16

Bng 2.2. Tiờu chun phõn cp bnh hi lỏ, qu, cnh
Cp bnh

Tiờu chun cp

0

Khụng bnh

I

b bnh di 25%

II

b bnh 26-50%

III


b bnh 50-75%

IV

b bnh trờn 76%

i vi bnh hi thõn phõn cp nh sau:
Bng 2.3. Tiờu chun phõn cp bnh hi cõu
Cp bnh

Tiờu chun cp

0

Khụng bnh

I

<1/5 chiu di thõn

II

1/5-3/5 chiu di thõn

III

>3/5 chiu di thõn

IV


Cõy cht

+ Tính chỉ số bị bệnh
Chỉ số bị bệnh phản ánh tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại. Công thức nh- sau:
R% = 100. nv/NV
Trong ú n l s n nguyờn (lỏ, cnh, qu, thõn) b hi mi cp,v l
s cp, N tng s n nguyờn, V l cp cao nht (4).
Thụng thng ngi ta kt hp tớnh t l cõy bnh v ch s b bnh
tớnh ch s tn tht nh sau:
DI = P (%) x R(%)


17

Tóm lại đối với điều tra bệnh cây ta phải làm rõ các chỉ tiêu: mức độ
phân bố hay tỷ lệ cây bệnh, mức độ bị bệnh hay chỉ số bệnh và chỉ số tổn thất
để xác định bệnh hại chủ yếu và phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
Kết quả điều tra có thể tiến hành so sánh các chỉ tiêu theo phương pháp
thống kê toán học, tính phương sai hoặc sai dị trên máy vi tính.
- Tìm hiểu về phương pháp phòng trừ theo bài giảng quản lý hệ thống và
phòng trừ tổng hợp IPM cho lớp cao học để đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý.


18

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
Thị trấn Xuân Mai nằm trên vị trí 20,54' độ Vĩ Bắc, 106, 34' độ Kinh
Đông, trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21A, nay là Đường Hồ

Chí Minh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 33 km về phía tây, là một trong 5 đô
thị trong chuỗi đô thị vệ tinh của Hà Nội, bảo gồm: Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân
Mai - Phú Xuyên - Sóc Sơn và Mê Linh trong tương lai. Phía tây giáp Thị trấn
Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Phía bắc giáp xã Đông Yên,
huyện Quốc Oai, Hà Nội. Phía đông giáp xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương
Mỹ. Phía nam giáp xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ.
3.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.2.1. Địa hình
Xuân Mai thuộc khu vực trung du của Hà Nội, có đất đồi núi cao, đất
bằng phẳng và đất trũng. Khu vực nghiên cứu thuộc khu bằng phẳng gần khu
thị trấn, đất bồi tụ và đất lấp nhân tạo từ những năm 2007. Nền đất tơi xốp,
thầu dầu mọc tự nhiên với số lượng trên 100 cây với các lứa tuổi khác nhau.
3.2.2. Đất đai
Đất Xuân Mai thuộc đất bồi tụ Feralit vàng. Mọc nhiều cây keo, bạch đàn
và các cây lâm nghiệp khác. Đất phù hợp với sinh trưởng của các loài cây ăn
quả như Hồng xiêm, Bưởi, Cam chanh và một số cây rau màu.
3.2.3.Khí hậu
Khí hậu Xuân Mai thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai
mùa rõ rệt mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm từ 17oC - 28oC, lượng mưa
trung bình tháng là 174,5mm, thấp nhất vào tháng 1 là 24,5mm, cao nhất vào
tháng 9 là 404mm. Chúng thể hiện trên sơ đồ Gaussen- Walter (1963) như sau:


19

450
400
350
300
250


2T

200

P

150
100
50
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Hình 3.1.Sơ đồ khí hậu khu vực Xuân Mai, theo Gaussen- Walter ( 1963)

Sơ đồ trên thể hiện Xuân Mai có 2 mùa : mùa mưa và mùa khô.
3.2.4. Thực bì
Thực bì khu vực Xuân Mai chủ yếu là cây trồng xen lẫn với cây cỏ như cỏ
bông trắng, cỏ lào, cỏ xấu hổ, cây quyết, cây lan....
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Thị trấn Xuân Mai gồm các 9 khu dân cư: Khu Bùi Xá, Khu Phố Xuân
Hà, khu Xuân Mai, khu Tiên Trượng, khu Đồng Vai, khu Tân Xuân, khu Tân
Bình, khu Chiến Thắng và khu Tân Mai.
Các cơ quan đơn vị đóng trên thị trấn: Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban
Nhân Dân thị trấn và các đơn vị hành chính trực thuộc thị trấn.
Xuân Mai có 10 trường học là:
1.Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Forestry University of Vietnam).
2.Trường Sĩ quan Đặc công.
3.Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
4.Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
5.Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Bắc Bộ 1
6.Trường cảnh sát vũ trang (T45)
7.Trường THPT Xuân Mai.


20

8.Trường phổ thông dân lập Ngô Sỹ Liên.
9.Trường Tiểu học Xuân Mai A, B.
10. Trường THCS Xuân Mai A, B
Có 3 đơn vị quân đội là:
1.Sư Đoàn 308.
2.Lữ đoàn 201-Binh chủng Tăng-Thiết Giáp.
3.Nhà máy Z119-Bộ quốc phòng.
Các đơn vị trên góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực.



×