Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật nhân giống đinh đũa (stereospermum colais (dillw ) mabberl)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 73 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào. Các tài liệu
tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN VĂN QUỲ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép tôi đươ ̣c bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đặc biệt đến
TS. Hoàng Vũ Thơ, với tư cách là người thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình
giúp đỡ, chỉ dẫn và có những đinh
̣ hướng cho Luâ ̣n văn.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đặc biệt tới các thầy
trong Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy trong Hội đồng
đánh giá Luận văn, đã tận tình, nghiêm túc, chí công vô tư, với tinh thần trách
nhiệm cao để hoàn thành tốt việc đánh giá Luận văn cao học về đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa
(Stereospermum colais (Dillw.) Mabberl)”
Trong quá trin
̀ h thực hiêṇ và hoàn thành Luâ ̣n văn, tôi cũng đã nhâ ̣n
đươ ̣c sự quan tâm, ta ̣o điề u kiêṇ và giúp đỡ từ lãnh đạo và nhân viên các đơn
vị: Khoa Lâm học; Phòng Đào ta ̣o sau đại học; Viện Công nghệ sinh học Lâm
nghiê ̣p; Bộ môn Chọn tạo giống và Viện Sinh thái rừng và Môi trường. Nhân


dip̣ này, cho phép tôi đươ ̣c bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm và giúp
đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tôi cũng xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng
nghiệp và những người thân yêu trong gia đình, đã giúp đỡ nhiệt tình, cổ vũ
tích cực và động viên tinh thầ n kip̣ thời, góp phầ n không nhỏ giúp tôi hoàn
thành Luâ ̣n văn đúng tiế n đô ̣ và đa ̣t chấ t lươ ̣ng tốt nhất.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN VĂN QUỲ


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NT : Nước thường
NN : Nước nóng
HM : Hoocmon
L1

: Hom Đinh đũa tuổi 5

L2

: Hom Đinh đũa tuổi 15


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Những nghiên cứu về chọn giống, nhân giống cây rừng ........................ 3
1.2.Những nghiên cứu về loài Đinh Đũa....................................................... 7
1.2.1.Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học .............................................. 9
1.2.2.Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng trồng: ................ 11
1.2.3.Giá trị kinh tế của loài Đinh Đũa: .................................................. 11
1.2.4.Giá trị cảnh quan môi trường: ........................................................ 11
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 13
2.2. Đối tượng, địa điểm và giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
2.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 17
2.4.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 17
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.Đặc điểm hình thái lá, hoa, quả và hạt của loài Đinh Đũa .................... 22


v


3.2.Kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng hạt ............................................... 30
3.3.Kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng phương pháp giâm hom ............ 39
3.3.1.Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ đối với hom (L1)
.................................................................................................................. 40
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của hom L2 ...... 48
3.3.3. Lựa chọn nồng độ IBA thích hợp cho giâm hom Đinh Đũa ......... 53
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Trang

2.1

Tổng hợp các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu (năm 2011)

15

3.1


Hình thái và kích thước Lá của loài Đinh Đũa

23

3.2

Đặc điểm hình thái và kích thước các bộ phận của hoa Đinh Đũa

25

3.3

Kích thước quả, hạt và khối lượng 1000 hạt của loài Đinh Đũa

27

3.4

Một số chỉ tiêu sinh trưởng và hình thái vỏ loài Đinh Đũa

29

3.5

Tỷ lệ nảy mầm của hạt Đinh Đũa theo các phương pháp xử lý
khác nhau

31

3.6


Diễn biến nảy mầm của hạt Đinh Đũa theo thời gian và cách xử
lý hạt

33

3.7

Thế nảy mầm của hạt Đinh Đũa theo nguồn hạt và cách xử lý
khác nhau

34

3.8

Chỉ số nảy mầm của nguồn các hạt theo nghiệm thức khác nhau

36

3.9

Sinh trưởng của con 4 tháng tuổi theo các phương pháp xử lý hạt
khác nhau

37

3.10

Kết quả giâm hom L1 với các công thức khác nhau


43

3.11

Kết quả giâm hom L2 với các công thức khác nhau

49

3.12

Tổng hợp kết quả nghiên cứu giâm hom Đinh Đũa

54


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên Hình

Trang

3.1

Đặc điểm hình thái Lá ở loài Đinh Đũa

23


3.2

Nụ hoa và quả non (trái ), hoa nở rộ (phải) của loài Đinh
Đũa

26

3.3

Hình thái quả (trên), và hạt (dưới) của loài Đinh Đũa

27

3.4

Hình thái vỏ (trái), và dạng nứt vỏ (phải) của Đinh Đũa

29

3.5

Tỷ lệ nảy mầm theo cách xử lý hạt khác nhau

31

3.6

Hạt Đinh Đũa ở giai đoạn nảy mầm


32

3.7

Diễn biến nảy mầm theo thời gian với cách xử lý hạt
khác nhau

34

3.8

Thế nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt Đinh Đũa theo
cách xử lý khác nhau

35

3.9

Nảy mầm của hạt Đinh Đũa theo các phương pháp xử lý
khác nhau

35

3.10

Sinh trưởng của cây con 4 tháng tuổi theo cách xử lý hạt khác
nhau

38


3.11

Sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm

39

3.12

Khả năng tái sinh chồi thân (trái) và chồi gốc (phải) của
loài Đinh Đũa

40

3.13

Cắt tỉa tạo hom và xử lý hom trước khi giâm

41

3.14

Bố trí thí nghiệm giâm hom Đinh Đũa tại vườn ươm

42

3.15

Tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ TB (hom L1) khi sử dụng IBA
với nồng độ khác nhau


44


viii

3.16

Số rễ và dài rễ TB(hom L1) khi sử dụng IBA với các
nồng độ khác nhau

45

3.17

Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ với hom
L1

47

3.18

Ảnh hưởng của nồng độ IBA tới sinh trưởng chiều dài rễ
với hom L2

50

3.19

Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ với hom
L2


51

3.20

Tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom L2 theo các nghiệm
thức khác nhau

52

3.21

Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ khi giâm
hom Đinh Đũa

54

3.22

Khả năng ra rễ của từng loại hom khi sử dụng IBA với
các nồng độ khác nhau

55

3.23

Ảnh hưởng nồng độ IBA tới sinh trưởng chiều dài rễ
(max) với cả 2 loại hom

56


3.24

Khả năng ra rễ của hom L2 (trái) và hom L1 (phải)

57

3.25

Sinh trưởng chiều cao cây hạt (trái) và cây hom (phải)

57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn tài nguyên thực vật rừng ở nước ta vừa phong phú về chủng
loại vừa đa dạng về thành phần loài, song hiện nay nhiều loài đang có nguy cơ
bị cạn kiệt do hậu quả của nhiều chu kỳ khai thác chọn ,khai thác trộm với qui
mô lớn, đặc biệt là với các loài cây bản địa cho gỗ quý. Do đó, việc giữ được
vốn rừng hiện có, bảo tồn và gây trồng rừng bổ sung với những loài cây bản
địa có giá trị kinh tế đang là sự quan tâm lớn của các nhà quản lý, các nhà
khoa học. Tuy nhiên, thông thường mỗi một loài có khu phân bố riêng- nơi
mà chúng có khả năng thích nghi cao nhất, sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Vì vậy, muốn bảo tồn và gây trồng thành công với các loài cây bản địa đang
bị cạn kiệt về số lượng và chất lượng, việc điều tra, nghiên cứu về chúng, nhất
là về phân bố, sinh thái là thiết yếu, có tính quyết định.
Qua thực tiễn của một số công trình nghiên cứu cho thấy những lợi ích
to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm

đặc sản, mà còn là những loài cây “của tự nhiên”, có sự phát sinh và tiến hoá
trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và
có tính bền vững cao. Ngoài ra chúng mang những ý nghĩa nhân văn to lớn
trong đời sống các cộng đồng dân cư sống gắn bó với rừng, cũng như gắn bó
với phong tục, tập quán địa phương.
Đinh Đũa (Stereospermum colais (Dillw.) Mabberl) là loài cây bản địa,
phổ sinh thái rộng, đa tác dụng, ngoài cung cấp gỗ lớn có giá trị kinh tế, các
bộ phận khác của cây có thể dùng làm nguyên liệu dược liệu chữa bệnh hữu
hiệu trong các bài thuốc y học cổ truyền và hiện đại. Tuy nhiên, đây là loài
cây bản địa còn rất ít được biết đến, đặc biệt là thông tin khoa học, cơ sở dữ
liệu về phân bố, sinh thái, sinh trưởng, tái sinh và nhân giống, gây khó khăn
cho công tác bảo tồn, gây trồng và phát triển chúng tại các địa phương - nơi
có Đinh đũa phân bố cũng như trên diện rộng.


2

Những thông tin ban đầu cho thấy Đinh đũa là loài có phân bố và sinh
trưởng khá tốt tại nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình v.v..
Song hiện nay loài Đinh Đũa đã suy giảm mạnh số lượng trong các khu rừng
tự nhiên, ngoại trừ hiện còn số lượng nhỏ cá thể đơn lẻ được người dân tự gây
trồng quanh nhà và vườn rừng để lấy gỗ sử dụng trong gia đình.
Do đó, thực hiện “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật
nhân giống Đinh Đũa (Stereospermum colais (Dillw.) Mabberl)” là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần cung cấp thông tin, cơ
sở khoa học cho nhân giống, gây trồng và phát triển Đinh đũa tại các tỉnh nêu
trên cũng như các địa phương khác có điều kiện tương tự.
Đề tài nghiên cứu này là một phần trong nội dung nghiên cứu của
Nhiệm vụ nghiên cứu đặc thù và Nhiệm vụ Bộ đặt hàng thực hiện năm 20122014 với tiêu đề “Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng
Đinh Đũa (Stereospermum colais (Dillw.) Mabberl) phục vụ cho trồng rừng

gỗ lớn” do TS. Hoàng Vũ Thơ làm chủ nhiệm đề tài và tác giả là công tác
viên tham gia thực hiện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Những nghiên cứu về chọn giống, nhân giống cây rừng
Từ lâu con người đã biết lựa chọn những cây tốt, con tốt sẵn có trong tự
nhiên, giữ lại làm giống cho các mùa vụ tiếp sau và thu được nhiều kết quả
tốt, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Chính nhờ có quá trình chọn
lọc lâu dài, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay nhiều
giống cây trồng mới được chọn tạo cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy
nhiên, đối với cây rừng do có đời sống dài, lâu ra hoa kết quả, sản phẩm
không thực sự bức thiết như sản phẩm lương thực, thực phẩm, nên chọn giống
cây rừng ở bất kỳ nước nào cũng đi sau, muộn hơn chọn giống cây nông
nghiệp ngắn ngày. Thậm chí nhiềungười cho rằng, chọn giống cây rừng nhất
là những cây có chu kỳ sống dài là điều không thực tế [2], [14], [15], [19],
[30], [38].
Chọn lọc được cá thể ưu trội là quan trọng trong công tác giống cây
rừng, song lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp sẽ mang lại hiệu quả
tối ưu. Phương pháp nhân giống từ hạt là truyền thống, được áp dụng rộng rãi
trong sản xuất lâm nghiệp. Đâylà phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng
và phổ biến với nhiều loài cây rừng. Những nghiên cứu về phẩm chất gieo
ươm, phẩm chất di truyền đã có nhiều công trình công bố trên các ấn phẩm
chuyên ngành. Tuy nhiên các nghiên cứu về phương pháp xử lý nảy mầm, tỷ
lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm luôn là những nội dung ưu tiên
khi nghiên cứuvề nhân giống bằng hạt cho nhiều loài cây [2], [6], [14], [20],
[21], [30], [38].

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng, với hạt giống của nhiều loài
cây rừng cần xử lý trước khi gieo, do hạt có lớp vỏ dày và cứng. Trong đó, xử


4

lý bằng nước nóng có nhiệt thích hợp là những ưu tiên khi lựa chọn vì tiện ích
và rẻ tiền. Tuy nhiên, các loài cây khác nhau thường có ngưỡng chịu nhiệt độ
nước nóng khác nhau khi xử lý.
Mặt khác các kỹ thuật gieo hạt, cấy cây con vào bầu cũng là những nội
dung của nhiều công trình nghiên cứu về nhân giống cây rừng mà đề tài luận
văn này khi thực hiện đã tham khảo để có thể vận dụng nhằm giảm thiểu rủi
ro, tiết kiệm thời gian và công sức [2],[6],[14],[20],[21],[23].
Ngày nay, nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom với nhiều ưu điểm đã
thực sự mang lại hiệu quả cao, nhất là với những cây trội hay cây ưu việt đã
được chọn lọc và đánh giá có ưu thế di truyền về các tính trạng quan tâm cần
được duy trì và nhân rộng [2],[13],[14],[18].
Nhân giống bằng hom là phương pháp nhân giống đã có từ lâu và có
hiệu quả đối với nhiều loài cây rừng. Đây là phương pháp nhân giống hiệu
quả tạo thuận lợi để nhanh chóng đánh giá khả năng di truyền các tính trạng
mong muốn thông qua khảo nghiệm dòng vô tính, đánh giá kiểu gen và môi
trường, cũng như tăng thu di truyền trong chọn tạo giống.
Đối với các giống lai cây rừng, kỹ thuật giâm hom có thể cho phép sử
dụng trực tiếp ưu thế lai đời F1 vào sản xuất, khắc phục hiện tượng phân ly,
thoái hóa. Khác với cây mọc từ hạt, cây hom có ưu điểm là giữ đặc tính di
truyền tốt của cây mẹ, sớm ra hoa kết quả hơn. Đây là lý do mà phương pháp
nhân giống bằng hom đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay trong sản
xuất lâm nghiệp. Ngoài ra, phương pháp nhân giống bằng hom cũng thường
được áp dụng với nhưỡng loài cây mà hạt giống hiếm (cây khó ra hoa kết quả)
hoặc trồng bằng hạt khó hơn trồng bằng hom [2],[14],[17],[24].

Cùng với những thành tựu về chọn giống, kỹ thuật nhân giống sinh
dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ngay cả với những loài trồng bằng
hạt dễ dàng, song muốn đưa nhanh kết quả chọn giống vào sản xuất và giữ


5

được đặc tính nào đó đã chọn, người ta vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp
nhân giống sinh dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng bằng hom với kỹ thuật đơn
giản nhanh tạo được lượng lớn cây con đồng đều về chất lượng cho nghiên
cứu trong trồng rừng.
Trong lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử
dụng trên 100 năm nay. Ngay từ năm 1840, Merier de Boisdyver (Pháp) đã
ghép 10000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình
nhân giống một số loài cây lá kim và lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp
năm 1969, trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân giống
cho các loài Bạch đàn, năm 1973 mới có 1ha rừng trồng bằng cây hom thì đến
năm 1986 đã có khoảng 24000 ha rừng trồng bằng cây hom thấytăng trưởng
bình quân 35m3/ ha/năm [14],[15],[16],[17],[18],[26].
Năm 1974 Martin và Quilet đã nghiên cứu về nhân giống hom Bạch
đàn cho thấ,y xử lý bằng thuốc IBA cho tỷ lệ ra rễ của hom tăng lên 12%15% so với đối chứng, nhưng lại gây tử vong nhiều cho cây. Theo nghiên cứu
của Wong va Haines năm 1991, nhân giống bằng hom cho cây con ở vườn
ươm của Keo tai tượng có tỷ lệ ra rễ đạt 54% ở đối chứng và đạt 71- 79% ở
các công thức xử lý IBA và Trihoocmon. Ở Nhật Bản hàng năm sản xuất 49
triệu cây hom Liễu Sam (Cryptoneria) phục vụ cho trồng rừng chiếm trên 20
% tổng diện tích [10],[14],[18],[26].
Trong sản xuất Nông -Lâm nghiệp, người dân Việt Nam đã biết sử
dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết cành cây cho ghép
các loài cây ăn quả với cây cảnh. Người dân đã biết nhân giống và trồng cây
hom cho các loài Tre, Trúc, Khoai, Sắn…,song với nhiều loài cây thì rừng

nhân giống bằng hom mới được chú ý từ những năm 1979 trở lại đây. Lần
đầu tiên vào năm 1976, những thực nghiệm về nhân giống hom với một số
loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu cây có sợi


6

Phù Ninh-Phú Thọ. Đây là các nghiên cứu rất sơ khai, song đã mở đầu cho
các nghiên cứu thực nghiệm tiếp sau này ở Việt Nam nhanh chóng thu được
kết quả như mong muốn.
Những năm 1983- 1984 nghiên cứu thực nghiệm nhân giống được tiến
hành tại Viên Lâm Nghiệp (nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam),
đối tượng nghiên cứu là loài Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của
hom, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường và xử lý các chất kích thích
ra rễ đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm. Cũng trong thời gian này, phân
viện Lâm nghiệp phía Nam cũng có một số thực nghiệm về giâm hom cho
một số lòai cây: Sao đen, Dầu nước…song nhìn chung các thí nghiệm còn hết
sức đơn giản, mang tính chất định tính vì không được bố trí theo các nguyên
tắc thống kê toán học. Năm 1984- 1985, thực hiện chương trình 04- 09,
Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự đã có thực nghiệm với cây Sao đen, Dầu Nước,
các nội dung hướng vào việc xác định ảnh hưởng cụ thể nồng độ với các
hormone xử lý tỷ lệ ra rễ của hom giâm [7], [9], [10], [11], [12], [13], [16],
[25], [28].
Những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và cộng sự đã nghiên cứu
giâm hom cho Keo lá tram, Keo tai tượng, Keo lai, Phai lao…, đã đạt kết quả
đáng kể theo đó, các thí nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom,
thời vụ và phương pháp xử lý chồi cũng được thực hiện. Từ kết quả nghiên
cứu này đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom,
phục vụ cho các chương trình trồng rừng. Ngoài ra, một số loài cây quý hiếm

như Thông đỏ, Bách xanh cũng được nghiên cứu và đạt kết quả khá tốt. Trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng sau một thời gian nghiên cứu thực nghiệm đã
thành công trong việc sản xuất cây hom Bạch đàn trắng và Keo lai theo kế
hoạch được Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt trong 3 năm


7

1996-1998, để phục vụ chương trình trồng thí điểm keo lai ở 7 vùng sinh thái
chính trong cả nước. Tính đến cuối năm 1997, Trung tâm đã sản xuất khoảng
120 nghìn cây hom cho 60 ha rừng trồng [14],[25],[26],[28].
Ngoài ra, Lê Đình Khả và cộng sự đã nghiên cứu giâm hom cho Keo lá
tràm, Keo tai tượng, keo lai, Phi lao... và đã thu được nhiều kết quả. Các thí
nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom, thời vụ và phương pháp
xử lý chồi, chế độ ánh sáng, cũng được thực hiện.
Từ kết quả của nghiên cứu này đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho các chương trình trồng rừng.
Ngoài ra nhân giống hom đã được thực hiện thành công cho một số
loài cây bản địa quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế như Bách xanh, Pơ mu,
Thông đỏ Pà Cò, Giáng Hương, Dầu rái, Sao đen, ... theo đó có loài tương đối
dễ nhân giống bằng hom khi không cần xử lý hormone vẫn có tỷ lệ ra rễ như:
Bách xanh 40 -50%; Giáng hương 53%; Sao đen 70-83%... và một số loài khi
không xử lý hormone thì không ra rễ như cây Chè đắng. Khi nghiên cứu bước
đầu chọn giống cho Xoan ta và Tếch (Đoàn Thị Mai, 2010; Lê Sơn, 2010) cho
thấy, khi không xử lý hormone thì tỷ lệ sống là 11,11% và khi có xử lý
hormone thì tỷ lệ sống đạt 63,7%.
1.2.Những nghiên cứu về loài Đinh đũa
Theo Yu ye qiu shu (1998), Đinh Đũa có tên khoa học là Stereospermum
colaris (Dillw.) Mabb.),thuộc Chi Stereospermum, họ Núc Nác Bignoniaceae,
trên thế giới có khoảng 15 loài, phân bố ở Sri Lanca, Nepal, Banglades, Ấn

Độ, Myamar, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia,
Lào và Việt Nam [1],[4],[5],[19],[21],[37].
Kết quả ngiên cứu cho thấy Đinh Đũa là loài cây gỗ lớn, thường rụng lá
theo mùa, thân thẳng, có thể cao tới 30-35m, đường kính gần tới 90cm, vỏ
nhẵn có màu vàng nên còn có tên tiếng Anh là Yellow snake tree (cây con


8

rắn vàng). Đinh Đũa là loài có lá kép lông chim một lần lẻ, màu vàng nhạt, có
thể dài tới 50- 60cm, với 3-7 đôi lá chét, phiến lá bầu dục thuôn, dài 6-14cm,
rộng 3-6cm, nhọn thành đuôi ở đầu, gân phụ 10 cặp, không lông, cuống phụ
5-15mm [21],[22],[23],[37].
Hoa mọc thành cụm, dạng chùy ở ngọn, hơi cong, dài 1,5- 2,5cm, môi
trên 2 thùy, môi dưới 3, nhị 2-4 đính trên cánh tràng hình loa kèn, màu trắng
vàng nhạt. Quả nang dài, xoắn vặn, hơi cong (gần giống như con rắn), dài 1470cm, rộng 0,9-3,6cm, có 4 cạnh đứng và nhọn ở góc, hóa gỗ nhiều hay ít.
Hạt có cánh mỏng (gần giống hạt lát hoa) dài 1,2-2,5cm, rộng 0,3-0,5cm
kể cả cánh bên. Cây ra hoa tháng 9-11, quả chín khoảng tháng 4-5 năm sau
[21],[22],[23],[37].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ngoài giá trị cung cấp gỗ quý cho
xây dựng, chế biến hàng xuất khẩu, Đinh Đũa còn là loài cây cung cấp
nguyên liệu dược liệu có giá trị. Nghiên cứu của R.Vijaya Bharathi (2010)
cho thấy, khả năng chống oxy hóa và chữa lành vết thương từ tách chiết lá
cây Stereospermum colais là rất lớn. Mặt khác việc phát hiện cây Đinh Đũa
có tiềm năng lớn chữa lành các vết thương lâu ngày đang là sự quan tâm lớn
của các nhà khoa học, các nhà dược học nhiều nơi trên thế giới trong nỗ lực
tìm kiếm nguyên liệu thảo dược chữa trị cho con người [21], [22], [34], [35],
[36], [37].
Theo đó, lá của cây Đinh Đũa sử dụng hữu ích trong việc chữa trị các
bệnh về đau tai, thấp khớp, bệnh sốt rét và các vết thương mưng mủ lâu ngày.

Nước từ lá của cây mang trộn với nước vôi có thể chữa trị trong trường hợp
người bị điên khùng. Ngoài ra, nước sắc từ lá cây có thể dùng để chữa trị
bệnh kinh niên tuyệt vọng và cũng phòng tránh được các bệnh do sốt gây ra
một cách hiệu quả.


9

Đặc biệt những nghiên cứu mô bệnh học cho thấy, chất chất chống oxy
hóa (antioxydant) gây mê (chloroform) và ethanol được tách chiết từ lá của
Đinh Đũa hoàn toàn có khả năng chữa trị được các vết thương hiệu quả so với
các tiêu chuẩn gốc truyền thống. Sử dụng các chất tách chiết từ lá đã bảo vệ
được các vết thương tránh khỏi sự tấn công của các vi trùng và vi khuẩn xâm
lấn vết thương trong vòng 15 ngày. Theo đó các vết thương đã nhanh chóng
co và se lại, vùng thương tổn được bảo vệ an toàn trước sự xâm nhiễm của
hàng loạt các tổ chức vi khuẩn, vi trùng và còn làm giảm đáng kể các vết sẹo
hình thành do thương tổn gây ra trên da [21], [22], [32], [33], [34], [35], [36].
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, trong cùng thời gian sử dụng hợp chất
tách chiết từ lá của S.colais đã tạo cho việc phóng thích các gốc tự do của
hoạt chất giúp chữa trị các vết thương xung quang tế bào một cách hiệu quả.
Điều này đã tạo ra một sự đột phá có tính cố hữu luôn có sẵn một sự bảo vệ
các tế bào khỏi các cuộc tấn công của các vi khuẩn. Ngoài ra sự phối hợp hiệu
quả trong việc chống cả vi khuẩn tấn công, chống lại các hoạt động ôxy hóa
và làm gia tăng tiến trình chữa lành vết thương [31],[32],[33],[34],[35].
Ngoài ra, rễ của Đinh Đũa sắc thuốc có thể chữa trị các bệnh về hen
suyễn và ho. Chữa lành các vết thương do va chạm mạnh gây ra trong cuộc
sống hàng ngày. Mặt khác, rễ cây còn có khả năng làm se mặt các vết thương,
làm giảm đau, kích thích sự thèm ăn trong các món ăn tráng miệng (khai vị),
làm táo bón chữa trị bệnh đi ngoài, làm lợi tiểu và làm long đờm.
1.2.1.Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học

Theo các tài liệu nghiên cứu trong nước, Đinh Đũa là loài cây gỗ lớn,
có tên: Stereospermumcolais (Dillw).Mabberl.) ,thuộc chi Stereospermum, họ
Đinh hay Núc Nác (Bignoniaceae). Tên tiếng Anh thông dụng là Trumpet
flower tree, Yellow snake tree. Tên thương mại là Padri. Các tên khác như:
Atcapali, dharmara, pathiri (Ấn Độ); Thande (Myanmar); Khae hin (Thái
Lan); Đinh, Quao, Quao núi, Khế (Việt Nam) [4],[10],[14],[20].


10

1.2.1.1. Nghiên cứu về phân bố và sinh thái:
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Hoàng Vũ Thơ (2012), Đinh Đũa là loài
có phân bố khá rộng trong cả nước, từ Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận qua Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai, TP. Hồ
Chí Minh tới tỉnh An Giang của nước ta [19],[21],[22].
Đinh Đũa là loài cây gỗ lớn, thường rụng lá theo mùa, thân thẳng, có thể
cao tới 30-35m, đường kính gần tới 90cm, vỏ nhẵn có màu vàng nên còn có
tên tiếng Anh là Yellow snake tree (cây con rắn vàng).
Lá kép lông chim một lần lẻ, màu vàng nhạt, có thể dài tới 50- 60cm, với
3-7 đôi lá chét, phiến lá bầu dục thuôn, dài 6-14cm, rộng 3-6cm, nhọn thành
đuôi ở đầu, gân phụ 10 cặp, không lông, cuống phụ 5-15mm [19],[21],[22].
Hoa mọc thành cụm hoa, dạng chùy ở ngọn, hơi cong, dài 1,5- 2,5cm,
môi trên 2 thùy, môi dưới 3, nhị 2-4 đính trên cánh tràng hình loa kèn, màu
trắng vàng nhạt. Quả nang dài, xoắn vặn, hơi cong (gần giống như con rắn),
dài 14-70cm, rộng 0,9-3,6cm, có 4 cạnh đứng và nhọn ở góc, hóa gỗ nhiều
hay ít. Hạt có cánh mỏng (gần giống hạt lát hoa) dài 1,2-2,5cm, rộng 0,30,5cm kể cả cánh bên. Cây ra hoa tháng 9-11, quả chín tháng 4-5 năm sau
[19],[21],[22].
1.2.1.2.Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh:
Theo kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm
nghiệp (2012), Đinh Đũa thường mọc trong rừng rậm rụng lá xen lẫn với tre

nứa, gần các sông suôí và rải rác trong các quần thề thứ sinh, rất ít mọc thuần
loài thành từng đám, mà thường mọc hỗn giao, trong rừng lá rộng thường
xanh hay nửa rụng. Đây là loài xuất hiện ở độ cao 50-1000m, nhất là trên đất
ẩm, tầng dầy, cùng với các loài: Sấu (Dracontomelumduperreanum), Sâng
(Pometiapinnata) [6], [19],[21],[22],[23].
Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhóm thực hiện đề tài này thấy,
Đinh Đũa có khả năng tái sinh hạt rất mạnh, dưới gốc mỗi cây mẹ có tuổi trên
10 năm, mật độ cây tái sinh có thể lên tới 50-80 cây/m2 (số liệu điều tra tháng


11

5 năm 2011 tại Khu rừng trồng Núi Luốt của Trường Đại học Lâm nghiệp).
Điều này mở ra triển vọng lớn cho nhân giống loài cây bản địa vốn luôn được
xem là khó khăn trong việc thu hái quả và thường cho tỷ lệ nảy mầm không
cao. Kết quả nghiên cứu ban đầu này rất có ý nghĩa cho các nghiên cứu tiếp
theo, nhất là các nghiên cứu về nhân giống hữu tính Đinh Đũa và tạo cây con
cho khảo nghiệm xuất xứ [21],[22],[23].
1.2.2.Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng trồng:
Cho tới nay gần như chưa có công trình nghiên cứu về sinh trưởng, giai
đoạn vườn ươm với loài cây này, những thông tin chủ yếu là mô tả về hình
thái, phân loại và phân bố của chúng.
Điều này cho thấy việc nghiên cứu đặc điểm hình thái và kỹ thuật nhân
giống cho gây trồng và phát triển loài Đinh Đũa là hết sức cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn [21],[22]
1.2.3.Giá trị kinh tế của loài Đinh Đũa:
Đinh Đũa là loài cây bản địa cho gỗ cứng, không mối mọt, được dùng nhiều
trong xây dựng, chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là làm ván sàn cao cấp. Ngoài
cung cấp nguyên liệu gỗ tốt, Đinh Đũa còn cho sản phẩm ngoài gỗ từ các bộ phận
khác của cây như lá, thân và cả rễ của cây cũng là nguồn nguyên liệu dược liệu rất

có giá trị. Việc phát hiện và nghiên cứu thành công thông qua chiết xuất lá của
Đinh Đũa dùng làm nguyên liệu dược có giá trị rất có ý nghĩa cho ngành dược
hiện nay. Những thông tin trên cho thấy Đinh Đũa là loài cây bản địa đa tác dụng,
rất cần được quan tâm nghiên cứu, khai thác và sử dụng [1], [4], [19], [21], [22],
[23], [31], [32], [33], [34], [ 35],[36],[37].
1.2.4.Giá trị cảnh quan môi trường:
Đinh Đũa là cây có hoa đẹp, màu trắng, trắng vàng nhạt, quả tạo chùm
dài ưa nhìn, lá kép lông chim dài, xanh tươi, thân thẳng, rễ ăn sâu, có khả
năng chống chịu tốt trước gió to, mưa lớn là ưu điểm đáng chú ý để lựa chọn
trồng cây lục hóa đô thị, cảnh quan đường phố hay khu công nghiệp. Với tốc


12

độ đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, việc gây trồng Đinh Đũa – một loài
cây có hoa đẹp, quả trông thích mắt, lá xanh, thân thẳng tạo cảm giác dễ chịu
khi đi trên các con đường bê tông nóng bỏng thực sự rất có ý nghĩa
[21],[22],[23].
Tóm lại, Đinh Đũa có thể xếp vào nhóm loài cây bản địa đa tác dụng,
ngoài giá trị kinh tế cung cấp gỗ lớn, bền chắc, các bộ phận khác của cây đều
có thể sử dụng làm nguyên liệu dược liệu có giá trị trong các bài thuốc y học
cổ truyền và hiện đại. Ngoài ra, Đinh Đũa còn góp phần tạo môi trường sinh
thái, cảnh quan, nguồn tài nguyên di truyền cây bản địa rất có giá trị cần được
bảo tồn và khai thác một cách có hiệu quả.
Qua tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có thể cho
phép nhận xét sơ bộ, Đinh Đũa là loài cây bản địa đa tác dụng, ngoài cung cấp
gỗ quý rất có giá trị cho chế biến và xuất khẩu. Những sản phẩm ngoài gỗ
khác như các hoạt chất chiết xuất từ lá, từ rễ và các bộ phận khác của cây đều
có thể sử dụng làm nguyên liệu dược liệu rất có giá trị trong chữa trị nhiều
loại bệnh. Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đặc biệt quan

tâm tới giá trị của gỗ và cả nguyên liệu dược liệu chiết xuất từ lá, khai thác từ
rễ và các bộ phận khác của cây.
Ở nước ta, Đinh Đũa là cây bản địa cho gỗ tốt, song nghiên cứu về loài
cây này còn rất hạn chế, đặc biệt là những nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
nhân giống, nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống, gây trồng và phát
triển, đặc biệt là trồng rừng với mục tiêu kinh doanh gỗ lớn.
Do đó, “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật nhân
giống Đinh Đũa (Stereospermum colais (Dillw.) Mabberl)” có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn cao. Thành công của đề tài nghiên cứu này góp phần tạo cơ
sở khoa học cho các công tác chọn giống, nhân giống, gây trồng và phát triển
Đinh Đũa.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp thông tin, cơ sở khoa học về một số đặc điểm sinh
học và kỹ thuật nhân giống cho loài Đinh Đũa.
* Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm hình thái (lá, hoa, quả, hạt) của loài
Đinh Đũa.
- Xác định được kỹ thuật nhân giống (bằng hạt và giâm hom) cho loài
Đinh Đũa.
2.2. Đối tượng, địa điểm và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là loài Đinh Đũa trong rừng trồng

thực nghiêm Núi Luốt thuộc trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Điều tra khảo sát xác định đặc điểm hình thái (lá, hoa, quả và hạt)
thực hiện tại rừng thực nghiệm Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội.
Thị trấn Xuân Mai nằm trên vị trí 20,54' độ Vĩ Bắc, 106, 34' độ Kinh
Đông,trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21A nay là Đường Hồ
Chí Minh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 33 km về phía tây, là một trong 5 đô
thị trong chuỗi đô thị vệ tinh của Hà Nội, bảo gồm: Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân
Mai - Phú Xuyên - Sóc Sơn và Mê Linh trong tương lai.


14

Phía tây giáp Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Phía bắc giáp xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội Phía đông giáp xã Thuỷ
Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ Phía nam giáp xã Thủy Xuân Tiên, huyện
Chương Mỹ
+ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng hạt và kỹ thuật giâm
hom được thực hiện tại phòng thí nghiệm và vườn ươm của Trường Đại học
lâm nghiệp.
Địa điểm nghiên cứu nằm cách thủ đô Hà Nội 34km về phía Tây, có
tọa độ địa lý là:
- 20050’30” độ Vĩ Bắc
- 105030’45’’ độ Kinh Đông
- Phía Đông giáp quốc lộ 21A
- Phía Tây và phía Bắc giáp xã Hòa Sơn , huyện Lương Sơn, Tỉnh
Hòa Bình.
- Phía Nam giáp thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ , thành phố Hà Nội.
Trường Đại học Lâm nghiệp có địa hình tương đối đơn giản, mang tính
gò đồi thấp, gồm có 2 đỉnh cao 133m và 99m. Độ dốc trung bình từ 15 – 200,

chổ có độ dốc cao nhất là 350
Đất đai khu vực núi Luốt chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá mẹ
Poocfirit. Quá trình Feralit hóa mạnh và tương đối điển hình nên đất ở đây có
màu vàng và nâu vàng, tầng đất tương đối dầy, đất tầng mỏng thường chiếm
tỷ lệ thấp, đất có kết cấu viên hạt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình. Hàm lượng mùn trong đất từ 2 đến 3, độ pH < 7, nhìn chung đất phù
hợp với nhiều loài cây rừng, các loài cây bụi, thảm tươi ở dưới tán rừng cũng
sinh trưởng và phát triển khá tốt.


15

Núi Luốt nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2
mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Trường
ĐHLN, năm 2006 các yếu tố khí tượng được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu (năm 2011)
Tháng

Nhiệt độ (oC) Lượng mưa(mm)

Độ ẩm (%)

1

17,76

3,3

77,71


2

18,04

27,3

89,05

3

19,77

61,5

86,12

4

23,58

42,6

83,26

5

25,28

153,6


79,93

6

28,66

157,3

80,83

7

28,51

286,3

84,61

8

27,22

160,7

88,09

9

27,22


116,6

81,98

10

27,00

90,6

83,17

11

25,17

75,1

81,42

12

20,55

0,5

79,22

Trung bình năm


24,06

1175,4

82,95

Sự chênh lệch nhiệt độ bình quân giữa các tháng trong năm không lớn
cụ thể: Nhiệt độ bình quân năm là 24,060C, nhiệt độ bình quân tháng nóng
nhất (tháng 6) là 28,660C, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất (tháng1) là


16

17,760C. Độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân là 82,95%. Lượng mưa
giữa các tháng trong năm dao động lớn, lượng mưa bình quân năm là 1175,4
mm, tháng lớn nhất (tháng7) là 286,3mm, tháng thấp nhất (tháng12) là
0,5mm. Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính là: Gió mùa Đông
Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau.
Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió
Lào xen kẽ. Với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa đã tạo thuận lợi cho
các loài cây trong khu rừng thực nghiệm Núi Luốt sinh trưởng và phát triển
thuận lợi.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái (lá, hoa, quả và
hạt), kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng hạt và khả năng nhân giống bằng
giâm hom;
+ Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom chỉ thực hiện với IBA với nồng độ:
500; 1000 và 1500 ppm;

+ Tuổi cây mẹ lấy hom chỉ tiến hành với 2 đối tượng là cây mẹ khoảng
5 tuổi (L1) và 15 tuổi (L2) tại rừng trồng thực nghiệm Núi Luốt Đại học Lâm
Nghiệp.
+ Tất cả các hom Đinh Đũa được giâm trực tiếp trên giá thể cát
(100%).
+ Các nhân tố khác có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom Đinh
Đũa đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái (lá, hoa, quả và hạt).
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng hạt.
- Nghiên cứu khả năng nhân giống Đinh Đũa bằng kỹ thuật giâm hom.


17

2.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các mẫu lá, hoa, quả và hạt được thu từ cây tốt của quần thể Đinh
Đũa tại rừng thực nghiệm Núi Luốt Trường Đại học Lâm nghiệp.Hạt thu hái
được làm sạch tạp vật, bảo quản riêng, và hạt đã cất trữ một năm trong điều
kiện nhiệt độ phòng.
- Cành hom được cắt từ cây tốt nhất, trong đó hom cắt từ cây mẹ
khoảng 5 tuổi (ký hiệu là L1), và hom cắt từ cành của cây mẹ khoảng 15 tuổi
(ký hiệu là L2) ở quần thể Đinh Đũa thuộc rừng thực nghiệm Trường Đại học
Lâm nghiệp. Quá trình vận chuyển cành hom được bảo quản trong điều kiện
tránh nắng và giữ mát, các hom sau khi xử lý được tiến hành giâm kịp thời tại
vườn ươm của Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa thông tin, tài liệu và số liệu:
Trong giới hạn về thời gian và điều kiện, đề tài kế thừa số liệu, tài liệu,

thông tin có liên quan tới đối tượng, nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái:
Được thực hiện bằng phương pháp đo kích thước (lá, hoa, quả và hạt),
mô tả màu sắc lá, hình dạng, kết hợp với ảnh chụp tại hiện trường, các mẫu lá
được lấy từ lá cây trưởng thành đã định hướng ở 1/3 tầng tán ,phần ngọn
cây.Mỗi nghiệm thức lấy mẫu từ 30 cây, mỗi cây lấy 2 lá, tổng số là 60 mẫu
lá cho một nghiệm thức.
Các mẫu lá sau khi thu thập được kịp thời bảo quản và đưa nhanh về
phòng thí nghiệm đo đếm, mô tả.
Các chỉ tiêu hình thái lá được thực hiện tại phòng thí nghiệm, xác định
kích thước lá ( chiều dài, chiều rộng và dài cuống ) lá kép và lá chép bằng
thước kẹp panme.
* Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đinh Đũa bằng hạt :
Được thực hiện thông qua thí nghiệm kỹ thuật gieo ươm với cây lâm


×