Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đánh giá học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.58 KB, 6 trang )

PHÒNG GDĐT MANG THIT

TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÌNH PHƯỚC A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ

ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC.
1/. Quan niệm, Mục đích đổi mới chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.1/ Quan niệm: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH):
- Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên
quan đến người học (học sinh).
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích
GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để
nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập;
giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp
với từng đối tượng HS.
1.2/ Mục đích:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan
tâm đến khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn về học.
- Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và
khả năng sáng tạo trong dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.
2/. Các bước tiến hành NCBH: Chu trình NCBH gồm 4 bước:
* Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
Cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành


nghiên cứu. Mục tiêu bài học được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ
CM, sau đó được góp ý, hoàn thiện qua SHCM.
Các GV sẽ có một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
- Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
- Cách giới thiệu bài học như thế nào?
- Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
- Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
- Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
- Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
- Tổ trưởng chuyên môn giao cho GV trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu,
trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án. Các thành viên khác có nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.
* Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài học
nghiên cứu ở một lớp cụ thể.
- Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho
người dự.
+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không
gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.


GV cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm
việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không
được “bỏ rơi” một HS nào.
- Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của GV, người dự cần học tập, hiểu và thông
cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những
khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
- Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến

đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học
tập, phát triển năng lực của tất cả GV tham gia vào SHCM.
- Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra bằng chứng về những gì họ
nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh
nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên
quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
- Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong SHCM. Bởi giờ dạy là sản
phẩm chung của mọi người khi tham gia SHCM.
* Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
- Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực
hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục
nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.
- Cuối cùng các GV viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến
chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
3/. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
3.1. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học
- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.
- Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày.
- Phát giáo án của tiết học cho giáo viên dự giờ.
- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt của học sinh.
- Các giáo viên cần học cách quan sát.
- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học.
- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh)
- Không đánh giá giờ dạy của GV.
- Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
3.2. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
*Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựng quan hệ
đồng nghiệp mới
Trong giai đoạn này, SHCM cần tập trung thực hiện các mục tiêu sau:

- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả
năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS.
- Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn
cảnh khác nhau.
- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó
hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
*Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ
trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học
của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng
việc học của HS.


- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ,
lấy học sinh làm trung tâm đều được vận dụng, trải nghiệm trong SHCM.
- SHCM nên tổ chức càng nhiều lần càng tốt.
Quy trình thực hiện đổi mới dự giờ:
1.Tổ/ nhóm CM họp soạn giáo án.
2. Cử một GV dạy minh họa
3. Tổ/nhóm CM họp rút KN
4. Áp dụng vào thực tiễn
4/. Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH?
SHCM truyền thống
SHCM theo NCBH
1. Mục đích
1. Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ - Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo
các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
tiêu chí, quy định.
- Người dự tập trung quan sát các hoạt - Người dự giờ tập trung phân tích các

động của GV để rút kinh nghiệm.
hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất - Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực
cả GV trong từng khối thực hiện.
chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của
mình.
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công cho - Bài dạy minh hoạ được các GV trong
một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không
theo đúng mẫu quy định.
phụ thuộc máy móc vào quy trình, các
- Nội dung bài học được thiết kế theo sát bước dạy học trong SGK, SGV.
nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem - Các hoạt động trong thiết kế bài học
có phù hợp với từng đối tượng HS không.
cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài
phương pháp, kĩ thuật dạy học.
học.
3. Dạy minh hoạ, dự giờ
3. Dạy minh hoạ, dự giờ
* Người dạy minh hoạ
* Người dạy minh hoạ
- GV dạy hết các nội dung kiến thức trong - Có thể là một GV tự nguyện hoặc một
bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có người được nhóm thiết kế lựa chọn.
phù hợp với HS không.
- Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý
- GV áp đặt dạy học một chiều, máy móc: tưởng đã thiết kế trong bài học.
hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích - Quan tâm đến những khó khăn của HS.
bằng lời.

- Kết quả giờ học là kết quả chung của
- GV thực hiện đúng thời gian dự định cho cả nhóm.
mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu
cầu HS trả lời theo đúng đáp án dự kiến
trong giáo án (mang tính trình diễn).
* Người dự giờ
* Người dự giờ
- Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi
- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh,
người dạy như thế nào, ít chú ý đến những quay phim…những hành vi, tâm lí, thái
biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS. độ của HS để có dữ liệu phân tích việc
học tập của HS..


4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm
mục đích đánh giá, xếp loại GV.

4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học,
những ý tưởng mới, những cảm nhận
của mình qua giờ học.
- Những ý kiến thảo luận, góp ý thường - Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét,
không đưa ra được giải pháp để cải thiện góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi,
giờ dạy. GV dạy trở thành mục tiêu bị phân chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng;
tích, mổ xẻ các thiếu sót.
tập trung vào phân tích các hoạt động
của HS và tìm các ra nguyên nhân.
- Không khí các buổi SHCM nặng nề, - Không đánh giá, xếp loại người dạy
căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu mà coi đó là bài học chung để mỗi GV

thân thiện.
tự rút kinh nghiệm.
- Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng - Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe
kết, thống nhất cách dạy chung cho các tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý
khối.
kiến của mình hoặc của một nhóm
người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và
đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.
5. Kết quả
5. Kết quả
*Đối với HS
*Đối với HS
- Kết quả học tập của HS ít được cải thiện.
- Kết quả của HS được cải thiện.
- Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu - HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào
thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với các hoạt động học, không có học sinh
HS yếu kém
nào bị “bỏ quên”.
- Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân
thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
*Đối với GV
*Đối với GV
- Các PPDH mà GV sử dụng thường mang - Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện
tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
một chiều nên GV ít quan tâm đến HS .
- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để
- Quan hệ giữa GV và HS thiếu thân thiện, điều chỉnh kịp thời.
cởi mở.
- Quan tâm đến những khó khăn của HS,
- Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm thông, đặc biệt là HS yếu, kém.

chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.
- Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần
gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn
nhau.
* Đối với cán bộ quản lí
*Đối với cán bộ quản lí
- Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. - Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự
Không dám công nhận những ý tưởng mới, linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
sáng tạo của GV.
- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí với GV là được nguyên nhân của những khó khăn
quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính…
trong quá trình dạy và học để có biện
pháp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV
gần gũi, gắn bó và chia sẻ.
5/. Các lợi ích có được khi tham gia nghiên cứu bài học
- Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS.
- Hiểu sâu, rộng hơn về HS và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau
giữa GV với GV và giữa GV và HS.
- Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.


- Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc
của mỗi GV.
- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, kiểm
tra, nhận xét theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV khi
tham gia SHCM theo NCBH.
6/. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
- Thái độ của GV đối với SHCM: nhiều GV hoài nghi về tác dụng chuyên môn và

sợ các đồng nghiệp tấn công mình.
- Tiến hành bài học minh hoạ: GV dạy như là diễn tập và không để ý đến HS gặp
khó khăn như thế nào.
- Dự giờ bài học: các GV dự chỉ chú ý đến GV dạy và họ thích ngồi ở đằng sau và
ít chú ý đến HS.
- Suy ngẫm về bài học: có nhiều GV có thái độ phê phán người dạy, hay ca ngợi rõ
ràng nhưng không chi tiết.
- Các GV chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học.
- Thái độ của GV không phải là hoà đồng, bình đẳng, sẵn sàng học hỏi, hợp tác mà
lại là phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của NCBH.
TIẾN TRÌNH BUỔI SUY NGẪM, THẢO LUẬN VỀ BÀI HỌC MINH HỌA
I/ Giáo viên dạy minh họa chia sẻ ý định bài học và cảm nhận sau bài học:
1/. Trước khi tiến hành tiết học:
- Các mục tiêu trong bài học là gì?
- Các ý định của GV dạy minh họa nhằm đạt được những mục tiêu (các ý định về
nội dung hoặc PP để tiến hành bài học) giải thích lý do tại sao lại lên lớp theo ý tưởng
đó?
2/. Sau khi tiến hành tiết học:
- Về những điểm tiến hành thành công.
- Những điểm còn cảm thấy khó khăn, băn khoăn.
II/ Chia sẻ ý kiến giữa các GV dự giờ: Chia sẻ dựa trên cơ sở suy ngẫm và
trên cơ sở:
- Những điều học tập qua suy ngẫm về bài học này.
- Mô tả những gì quan sát được từ thực tế việc học của học sinh.
- Tập trung chú ý vào các nhóm HS và từng em HS; Quan sát thái độ và hành vi
của học sinh.
- Suy ngẫm xem HS đang suy nghĩ gì, đang cảm thấy gì?
- Tìm lại lý do tại sao thực tế đó xảy ra?
- Tìm những biện pháp giải quyết (nếu thấy cần thiết).
Các bước trên là gợi ý:

Chi tiết hơn, người dự cần tập trung thảo luận một số hoặc tất cả các câu hỏi sau
đây:
1/ Về kết cấu và tiến trình bài học:
- Bài học có gì mới, sáng tạo?
- Bài học có bao nhiêu hoạt động chính, đó là những hoạt động nào?
- Số lượng và thứ tự các hoạt động đó có phù hợp với việc học của HS không?
- Kết cấu bài học có phù hợp với thực tế HS không?
- Có mối quan hệ nào giữa kết cấu bài học và việc học của HS. Việc học của học
sinh có phù hợp, có ý nghĩa khi thực thi ý định mới của GV không?
- Tiến trình bài học có giúp học sinh hứng thú, hiểu bài và học tập thực sự có ý nghĩa
không?
- Học sinh có theo kịp tiến độ bài học không?


2/ Về việc học của học sinh.(Kết quả, khó khăn của HS)
- Cần xem xét cụ thể từng học sinh, trong từng thời điểm cụ thể.
- Sự tham gia của từng học sinh vào bài học như thế nào, trong lúc nào, vì sao?
- Hoạt động cá nhân của HS được thể hiện như thế nào, vì sao?
- Lời nói, các diễn đạt trình bày và sản phẩm học tập của HS được thể hiện như thế
nào, điều đó cho ta biết cái gì? Tại sao?
- Khi nào HS bị gặp khó khăn, tại sao như vậy? Làm thế nào để giải quyết khó
khăn đó?
- Học sinh thành công hay thất bại trong học tập như thế nào? (hành động, thái độ,
lời nói , cử chỉ, nét mặt bài làm…..)
3/ Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên:
- Mối quan hệ giữa GV với học sinh, giữa HS và HS, giữa SGK, thiết bị dạy học
và học sinh như thế nào?
- Mối quan hệ giữa học sinh với các câu hỏi, bài tập của GV đưa ra như thế nào?
- HS có thái độ phản ứng, đáp ứng như thế nào trước GV, bạn học, đồ dùng, sách
giáo khoa, nội dung bài học, câu hỏi hoăc bài tập của GV đưa ra?

- GV cảm nhận hoặc biết gì về tình hình của học sinh không? Tại sao? GV có thể
nhanh chóng đưa ra quyết định để đáp lại các hành động đó của HS không? Vì sao? GV
đã làm gì để giúp HS vượt qua những khó khăn đó?
- GV đã xử lý các tình huống luôn thay đổi, xảy ra với HS trong giờ học như thế
nào?
4/ Tính cô đọng và tính ý nghĩa của bài học:
- Nội dung học tập nào có ý nghiã hoặc không có ý nghĩa với học sinh? Vì sao?
- Áp dụng cách làm mới, sáng tạo có thể làm cho bài học bị kéo dài. Điều gì, việc
gì có thể bỏ qua hoăc lược bớt để tiết học đó trở nên ngắn gọn, trọng tâm và phù hợp với
HS? Vì sao?
- Hoạt động nào trong bài học không có ý nghĩa hoặc không cần thiết có thể cắt
bỏ? Vì sao?
- Hoạt động nào cần thêm hoặc bớt thời gian để phù hợp việc học của HS? Vì sao?
5/ Những khoảng cách và khác biệt:
- Có những khoảng cách và khác biệt nào giữa HS và HS, GV và HS, HS và mục
tiêu bài học hoặc giữa ý định của GV và ý định của HS?
- GV khai thác hoặc khắc phục những khác biệt này như thế nào?
Trên đây là Hướng dẫn Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và đánh giá học sinh tiểu học, yêu cầu tổ trưởng nghiên cứu, triển
khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cần phản ánh kịp
thời về BGH để có biện pháp tháo gỡ./.
Bình Phước, ngày 20 tháng 10 năm 2015
PHT

Trần Ngọc Luân



×