Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích tình hình nhập khẩu nguyên liệu của công ty cổ phần SADICO cần thơ từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.69 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu để phục vụ

cho tiêu dùng trong nước rất lớn, chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Hàng hóa ngày càng
nhiều, chủng loại ngày càng phong phú đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải
thay đổi sản phẩm về mẫu mã cũng như chất lượng một cách liên tục. Điều này đã
làm cho nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bao bì cũng tăng theo nhu cầu sản xuất
của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật
liệu sản xuất bao bì luôn là vấn đề quan trọng đối với các công ty sản xuất bao bì
nói chung và công ty cổ phần SADICO Cần Thơ nói riêng. Công ty cổ phần
SADICO Cần Thơ chuyên sản xuất và phân phối vỏ bao xi măng lớn nhất Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Công ty nhập những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
bao bì như hạt nhựa, hạt phụ gia…với chất lượng rất cao, đáp ứng một cách tương
đối đầy đủ cho nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, theo Thông tư số
107/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa
Polypropylen (PP) được điều chỉnh tăng lên 1% vào năm 2014, lên mức 2% vào
năm 2015 và 3% từ năm 2016 trở đi. Việc thực hiện mức thuế suất này làm ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng nhựa, trong đó có SADICO
Cần Thơ. Để giải quyết vấn đề này công ty nên chủ động tìm nguồn mua trong
nước hoặc nhập khẩu từ các nước có ký hiệp định tự do hóa thương mại với Việt
Nam. Theo Hiệp hội Nhựa Viêt Nam (VPA), ở Việt Nam hiện nay chỉ có nhà máy
lọc dầu Dung Quất sản xuất hạt nhựa PP với công suất 150.000 tấn/năm, trong khi
đó nhu cầu hàng năm của Việt Nam là 750.000 tấn. Ngoài hạn chế về số lượng,
nguồn cung ctrong nước còn hạn chế về chủng loai. Hiện tại, Dung Quất chỉ sản
xuất bốn loại hạt PP, trong khi loại nguyên liệu công ty cần không thuộc bốn loại
này. Do đó, giải pháp tìm nhà cung ứng trong nước là vô cùng khó khăn để thực


1


hiện. Hạt nhựa PP là nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất bao bì. Trong khi
sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu của các doanh nghiệp thì việc
nhập khẩu nguyên liệu này từ nước ngoài là điều tất yếu. Tuy nhiên, với thuế suất
nhập khẩu khá cao và tăng lên từng năm, công ty cần phải cân nhắc nhiều hơn
trong việc lựa chọn thị trường nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh của công ty.
Xuất phát từ tinh thần và tính cấp thiết của những vấn để nêu trên, đề tài
“Phân tích tình hình nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần SADICO
Cần Thơ từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014” được thực hiện, nhằm tìm
hiểu tình hình kinh doanh cũng như tìm ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động nhập khẩu của công ty SADICO Cần Thơ. Từ đó, các giải pháp và kiến nghị
sẽ được đề xuất nhằm giúp công ty chọn được thị trường nhập khẩu tốt nhất cũng
như tìm kiếm những thị trường tiềm năng trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần SADICO
Cần Thơ từ năm 2011đến sáu tháng đầu năm 2014, từ đó, đưa ra các giải pháp và
kiến nghị nhằm giúp công ty chọn lựa thị trường nhập khẩu trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu của
công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC) từ năm 2011đến sáu tháng đầu năm
2014.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC).
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm chọn lựa thị trường nhập khẩu
và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho công ty cổ phần SADICO Cần Thơ
(SDC) theo hướng phát triển bền vững trong những năm tới.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC) tại quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin số liệu thu thập từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014 của công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC) để so sánh,
tổng hợp đưa ra các nhận định, đánh giá, nhận xét.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần
SADICO Cần Thơ (SDC).

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu
2.1.1.1. Định nghĩa nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá
trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ

3


thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên
ngoài. (Nguyễn Cảnh Hiệp, 2013).
2.1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Theo Nguyễn Cảnh Hiệp (2013), Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của
hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định
đến sản xuất và đời sống trong nước; nhập khẩu để bổ sung hàng hóa trong nước
không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu; nhập khẩu còn để
thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hóa mà nếu sản xuất trong nước sẽ
không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế
nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế
quốc dân.
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyễn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa đất
nước, đuổi kịp các nước tiên tiến, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của
nền kinh tế, đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, vì nhập
khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dung, vừa đảm
bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này
thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi
trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng sản xuất trong nước ra nước ngoài, đặc
biệt là nước đối tác mà mình đã nhập hàng của họ.
Tóm lại, hoạt động nhập khẩu tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu
vào” và tiêu thụ các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thống kinh
tế quốc tế.
2.1.2. Các hình thức nhập khẩu
4


Nhập khẩu có rất nhiều hình thức đa dạng mà từ đó các doanh nghiệp có thể
tìm cho mình một hình thức nhập khẩu phù hợp nhất, có hiệu quả nhất trước sự
thay đổi của các yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế. Có thể nói đến một số

hình thức nhập khẩu mà các doanh nghiệp thường lựa chọn sau:
2.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp (hay còn gọi là nhập khẩu tự doanh) là hoạt động nhập
khẩu độc lập của một doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, thiết lập phương án kinh doanh
hợp lý, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của
quốc gia cũng như quốc tế, doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhập khẩu trực tiếp
với đối tác nước ngoài. (Nguyễn Cảnh Hiệp, 2013).
Đặc điểm của nhập khẩu trực tiếp: trong hoạt động nhập khẩu này, doanh
nghiệp nhập khẩu phải tự chịu trách nhiệm tất cả mọi rủi ro, cho nên cần phải có
sự xem xét kỹ lưỡng từ bước thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, rồi ký kết
hợp đồng…Vì nhập khẩu tự doanh nghĩa là doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để kinh
doanh, phải chịu mọi chi phí giao dịch, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí giao
nhận hàng hóa, chi phí lưu kho, chi phí tiêu thụ hàng hóa, thuế, …Do đó, doanh
nghiệp phải tính toán rất cẩn thận ngay từ việc chọn mặt hàng, nghiên cứu thị
trường, marleting,…
Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương với bên
nước ngoài, còn hợp đồng bán trong nước sau khi hàng về sẽ lập sau hoặc không
cần lập một hợp đồng nào khác khi bán với hình thức bán lẻ, trao tay.
2.1.2.2. Nhập khẩu ủy thác
Theo quyết định số 1172/TM/XNK ngày 22/9/1994 của Bộ trưởng Bộ
Thương Mại về việc ban hành” Quy chế XNK uỷ thác giữa các pháp nhân trong
nước” định nghĩa như sau:

5


Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức làm dịch
vụ nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhâp
khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp

đồng kinh tế.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu ủy thác là hoạt động nhập khẩu hình thành
giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số
mặt hàng nhập khẩu nhưng không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, đã ủy thác
cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập
khẩu hàng hóa theo yêu cầu của mình. Bên nhận ủy thác phải tiến hành đàm phán
với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên ủy thác và được
hưởng hoa hồng gọi là phí ủy thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp ủy thác và doanh
nghiệp nhận ủy thác được quy điịnh đầy đủ trong hợp đồng ủy thác.
Đặc điểm của nhập khẩu ủy thác: trong hoạt động này, doanh nghiệp xuất
nhập khẩu (doanh nghiệp nhận ủy thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn
ngạch (nếu có) không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ
hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên ủy thác để giao dịch với bạn
hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng như thay
mặt cho bên ủy thác khiếu nại đòi bồi thường với nước ngoài khi có tổn thất.
2.1.2.3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết
kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanh
nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch
và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy
hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, lỗ
thì cùng nhau chịu. (Nguyễn Cảnh Hiệp, 2013).
Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh: ở hoạt động nhập khẩu này thì các
doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh sẽ phải chịu rủi ro ở mức thấp hơn so với
nhập khẩu trực tiếp vì trường hợp này doanh nghiệp chỉ phải góp một số vốn nhất
6


định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia tăng theo vốn góp, việc
phân chia chi phí, thuế doanh tthu dựa theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia

tùy theo thỏa thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh
vác.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng:
- Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài.
- Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh
nghiệp của Nhà nước).

2.1.2.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu
của buôn bán tối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh
toán trong hợp đồng này không phải bằng tiền mà chính bằng hàng hóa. Ở đây
mục đích chính của hoạt động nhập khẩu hàng hóa không phải chỉ thu lãi từ hoạt
động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất.
(Nguyễn Cảnh Hiệp, 2013)
Đặc điểm của nhập khẩu đổi hàng: hoạt động này có lợi vì cùng một hợp
đồng có thể tiến hành cả hoạt động xuất và hoạt động nhập, do đó có thể thu lãi từ
hai hoạt động. Hoạt động xuất phải tương đương về giá trị; bạn hàng bán cũng
chính là bạn hàng mua; doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim
ngạch nhập và xuất, doanh số tiêu thụ tính trên số hàng nhập và xuất.
2.1.2.5. Nhập khẩu tái xuất
Theo Quan Minh Nhựt, Lê Trần Thiên Ý và Trần Thị Bạch Yến (2013, trang
59), nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào trong nước nhưng
không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu
lợi nhuận, tuy nhiên những hàng nhập khẩu này không được chế biến tại nước tái

7


xuất. Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu và nước tái xuất.

Đặc điểm của nhập khẩu tái xuất: doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toàn
bộ chi phí tổ chức, gặp gỡ, bàn bạc mỗi bạn hàng xuất và bạn hàng nhập, đảm bảo
sao cho số tiền thu được lớn hơn chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động. Doanh
nghiệp nước tái xuất phải tiến hành hai hợp đồng: hợp đồng xuất khẩu và hợp
đồng nhập khẩu nhưng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng kinh
doanh. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất, cả
nhập, doanh số tính trên giá trị hàng xuất khẩu do đó vẫn phải chịu thuế doanh
thu. Để đảm bảo thanh toán hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáp
lừng; hàng hóa không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất, mà chuyển thẳng
sang nước thứ ba nhưng tiền thanh toán phải do người tái xuất thu từ người nhập
khẩu giao cho người xuất khẩu
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Nguyễn Cảnh Hiệp (2013) cho rằng: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một
họat động kinh doanh hết sức phức tạp và nhạy cảm với môi trường kinh doanh.
Kinh doanh nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Có hai nhân tố cơ
bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, đó là:
2.1.3.1. Môi trường bên ngoài
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế có liên quan đến các quốc gia khác
nhau nên sẽ chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế, các điều ước và công ước
quốc tế. Luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia vào hoạt
động kinh tế này một cách công bằng, không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, hoạt
động nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường
kinh tế quốc tế. Nếu doanh nghiệp nắm vững luật pháp quốc tế thì chắc chắn rằng
hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được sẽ rất cao.

8


Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm
thu lợi nhuận vì vậy không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh do môi trường

kinh tế mang lại. Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Điều này là một trong những
nguyên nhân quan trọng, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự hoàn
thiện mình, nâng cao trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý. Chính vì lý do
trên, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn tìm cách thích nghi với thị trường, luôn
cải tiến sản xuất, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản lý cũng như nghiệp
vụ để có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Bên cạnh ảnh hưởng của môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp quốc tế thì
doanh nghiệp còn phải chịu sự tác động không nhỏ của môi trường kinh tế, chính
trị, luật pháp của quốc gia mình. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nắm chắc
luật pháp cũng như những tập quán của quốc gia để đảm bảo quyền lợi của chính
bản thân doanh nghiệp mình cũng như bên đối tác. Từ đó, doanh nghiệp có thể
tránh khỏi những sai phạm không đáng có như: buôn bán hàng cấm mà luật pháp
quốc gia không cho phép,…
2.1.3.2. Môi trường bên trong
Một nhân tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là năng lực (hay
tiềm lực) của chính bản thân doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh tế
quốc tế. Năng lực của doanh nghiệp nói chung chính là vốn, tài sản, công nghệ,
nhân sự,… của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có quy mô lớn, có lượng vốn
lớn, có lực lượng nhân sự tốt cũng như những công nghệ hiện đại thì chắc chắn
rằng doanh nghiệp đó sẽ rất phát triển, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thế giới. Điều này không có nghĩa là những doanh nghiệp nhỏ không
thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp nhỏ
cũng phải tìm cho mình những thế mạnh riêng, hoặc có thể tự tạo cho mình
những thế mạnh đó để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Điều
này có thể hiểu được vì số lượng công ty lớn trên thế giới là không nhiều mà đa
9


phần là những công ty vừa và nhỏ, những công ty này đều có những lợi thế nhất

định về một lĩnh vực, họ tự tìm cho mình những lối đi riêng để tạo ra sự khác biệt
với các công ty khác để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận kinh doanh một cách
hợp pháp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt lấy những cơ hội kinh
doanh ở mọi nơi, mọi lúc do các yếu tố chủ quan hay khách quan mang lại.
Mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ năng lực của chính mình để có thể lượng
sức mình trên thương trường, có kế hoạch đầu tư, xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn để ngày càng nâng cao tiềm lực bản than, từ đó mới có thể mở rộng
tầm hoạt động, kiếm được những lợi nhuận lớn do kinh doanh quy mô lớn mang
lại.
2.1.4. Ma trận SWOT
Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết
định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Phân tích
SWOT để xác định các ưu, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển
và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó phải đương đầu. SWOT cung cấp một
công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng cho một công
ty hay một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo
nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược,
đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ, … Thực hiện
phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung vào những lĩnh vực mà ta đang có lợi
thế và nắm bắt cơ hội đang có.
Mô hình ma trận SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản như sau: (1)
SO (Strengths – Oppoturnities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận
dụng các cơ hội của thị trường. (2) WO (Weaks - Oppoturnities): các chiến lược
dựa trên việc vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
(3) ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh
các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên

10



khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các
nguy cơ của thị trường.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty
thông qua việc phân tích tình hình bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và bên
ngoài (cơ hội và thách thức).
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: văn hóa công ty, hình ảnh công
ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn nhân lực, kinh
nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu,
thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngoài có thể phân tích là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu
hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, xu hướng xã hội, công nghệ mới, môi
trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu thứ cấp và được thu
thập từ những nguồn sau:
Báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu các năm 2011, 2012, 2013 và sáu tháng
đầu năm 2014 của công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC).
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thứ cấp được sàng lọc, lựa chọn và sử dụng một cách phù hợp theo
mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu 1: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu của công ty cổ
phần SADICO Cần Thơ (SDC) từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014 được áp
dụng phương pháp phân tích số tương đối và tuyệt đối, so sánh số liệu tuyêt đối
và tương đối để đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty.

11


Mục tiêu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu

nguyên liệu của công ty cổ phần SADICO Cần Thơ (SDC) được đánh giá mức độ
ảnh hưởng bằng sự kết hợp của lý thuyết, phương pháp thay thế và phương pháp
suy luận để xem xét tầm ảnh hưởng của chúng đến hoạt động nhập khẩu nguyên
liệu của công ty.
Mục tiêu 3: Ma trận SWOT được sử dụng để làm rõ những điểm mạnh,
điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của công ty. Từ đó, một số giải
pháp được đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho công ty cổ phần
SADICO Cần Thơ (SDC) theo hướng phát triển bền vững trong những năm tới
bằng phương pháp suy luận.
Phương pháp so sánh
Theo Mai Văn Nam (2008, trang 39-43), đây là phương pháp xem xét một
chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.
a) Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng
thể hay từng bộ phận trong tổng thể (số nhân khẩu, số lượng nhân viên, sản lượng
xuất khẩu, …) hoặc tổng giá trị theo một tiêu thức nào đó (giá trị sản xuất công
nghiệp, tổng sản phẩm trong nước, tiền lương, …). Số tuyệt đối dùng để đánh giá
và phân tích thống kê, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ, là
cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tương đối và bình quân. Số tuyệt đối được chia làm
hai loại:
Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một
thời kỳ nhất định. Ví dụ như giá trị sản xuất công nghiệp trong một quý, sản
lượng thực trong năm, …
Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở một
thời điểm nhất định như: giá trị tài sản cố định đến 31/12/2012, số lao động của
doanh nghiệp đến 01/07/2011, …
Công thức tính số tuyệt đối: ∆Y = Y1 – Y0
12


Trong đó :

∆Y: Mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế
Y1 : Số liệu năm phân tích
Y0 : Số liệu năm gốc
b) Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê
cùng loại nhưng khác nhau về không gian hoặc thời gian hoặc giữa hai chỉ tiêu
khác loại nhưng lại có mối quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu được so sánh của
số tương đối, một số sẽ được chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh. Nó được sử dụng
để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ
hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của mối quan hệ kinh tế - xã hội, …Số
tương đối phải được vận dụng kết hợp với số tuyệt đối. Số tương đối thường là
kết quả so sánh của hai số tuyệt đối. Số tương đối tính ra sẽ có sự khác nhau nếu
việc lựa chọn gốc khác nhau.
Số tương đối động thái (lần, %) là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng
một chỉ tiêu ở hai thời kỳ, thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của đối
tượng nghiên cứu.
Số tương đối kết cấu (%) dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu
thành của một tổng thể.
Công thức tính số tương đối: %Y = (Y1 – Y0)/Y0
Trong đó:
%Y: Mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu kinh tế
Y1: Số liệu năm phân tích
Y0: Số liệu năm gốc

13


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ (SDC)
3.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ.

- Tên giao dịch quốc tế: SADICO CANTHO JOINT STOCK CORPORATION.
- Tên viết tắt: SADICO CẦN THƠ.
- Logo công ty:

14


- Trụ sở chính: Số 366E, Cách mạng tháng tám, Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận
Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
- Điện thoại: 0710.3821885 - 3815108 – 3884919
- Fax: 0710.3821141.
- Email:
- Website: www.sadico.com.vn www.sadico.vn
- Vốn điều lệ: 64.999.970.000 đồng.
- Mã chứng khoán SDG sàn HNX

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5703000320 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tp. Cần Thơ cấp lần đầu ngày 27/06/2007 và thay đổi lần thứ 3 theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 1800155452 cấp ngày
28/07/2010.
- Mã số thuế: 1800155452
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành: 5.000.000 cổ phiếu.
- Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ bao đựng xi măng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác. Đầu tư kinh doanh bất
động sản.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại qua hình thức đầu tư tài chính, liên doanh,
liên kết với các Công ty khác.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty


15


SADICO CẦN THƠ, tiền thân là Cty Sản Xuất - Kinh Doanh VLXD Cần
Thơ thành lập ngày 18/04/1988, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND
TP Cần Thơ (bao gồm NM xi măng PhướcThới - nay là Cty CP xi măng Cần
Thơ). Năm 1991 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP. Năm
1997 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP 2. Năm 1999 thành
lập đơn vị thành viên: Công ty liên doanh Hà tiên 2 - Cần Thơ -nay là công ty cổ
phần xi măng Tây Đô.
Giai đoạn 2002 - 2004, do đầu tư quá lớn vào Nhà Máy Bao Bì PP 2, Công
ty đã bị hụt hẩng tài chính và gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Tháng 5/2004, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có quyết định bổ
nhiệm lãnh đạo mới cho SADICO CầnThơ.
Đầu năm 2007, được Cty Mua Bán Nợ & Tài Sản Tồn Đọng của doanh
nghiệp thực hiện tái cấu trúc vốn.
Ngày 1/7/2007 Công Ty chính thức hoạt động theo hình thức Công Ty cổ phần.
Ngày 22/12/2009 lên sàn giao dịch Hà nội với Mã chứng khoán SDG ,vốn
điều lệ 50 tỷ đồng.
Ngày 28/ 9/2010 SADICO Cần Thơ nâng vốn điều lệ lên 65 tỷ đồng.
3.1.2. Tầm nhìn, giá trị cốt lỏi và mục tiêu của công ty
3.1.2.1. Tầm nhìn
Trở thành Nhà sản xuất và phân phối bao bì xi măng hàng đầu Việt Nam .
3.1.2.2. Giá trị cốt lỏi
Khách hàng: Thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu về chất lượng,số lượng,dịch vụ
và thời gian .SADICO Cam kết sản phẩm không ngừng cải tiến
Người lao động: chăm lo đời sống vật chất và tinh thần bằng chính sách đải
ngộ công bằng và phúc lợi ,ngày càng cao cho người lao động
Cổ đông: Tôn trọng nhà đầu tư, tạo lập giá trị bền vững cho nhà đầu tư qua cổ

tức và thị giá ngày càng gia tăng
Cộng đồng:
16


a/ Quan tâm phát triển văn hóa công ty:xây dựng môi trường làm việc
xanh,sạch, đẹp và an tòan thông qua các hệ thống quản lý
b/ Tuân thủ trên nền tảng pháp luật quốc gia,quan tâm và đóng góp đến xã hội
trên tinh thần ‘tương thân tương ái”qua các chương trình phúc lợi xã hội hàng
năm.
Với phương châm “Chất lượng tạo sự thịnh vượng “, chúng tôi cố gắng thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng ở mức cao nhất và luôn luôn là người bạn đồng hành
tin cậy cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
3.1.2.3. Mục tiêu
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
trong việc sản xuất kinh doanh vỏ bao xi măng và các lĩnh vực khác nhằm phục
vụ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng, tạo việc làm ổn định và thu
thập hợp lý cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phúc lợi
cho xã hội.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: tập trung sản xuất và phát triển vỏ bao
đựng xi măng theo chiều sâu, nâng cao sản lượng và cải tiến chất lượng tạo sản
phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty: là một
đơn vị sản xuất, công ty đang thực hiện và sẽ tiếp tục duy trì Hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001. Cam kết “Vì thế hệ tương lai – chung tay cùng cộng đồng
gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp”. Tham gia và hưởng ứng các “Chương
trình phúc lợi xã hội” là trách nhiệm cao cả, là nghĩa vụ đối với xã hội và cũng là
nét đẹp văn hóa truyền thống của SADICO Cần Thơ.

17



3.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và sản xuất của công ty
3.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ
chức
hành
chính

Phòng
Tài
chínhkế toán

Phòng
Kế
hoạch
đầu tư

Phòng
Kinh
doanh


Phòng
Vật tư

Phòng
Kỹ
thuậtKCS

Phân
xưởng
sản xuất

Phân
xưởng
cơ điện

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất trong Tổng công ty.
Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: điều lệ công ty, bầu
18


các thành viên Hội đồng quản trị, quyết định phương hướng phát triển của công
ty.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty. Toàn quyền nhân danh
công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
như: chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ miễm nhiệm, cách chức Giám
đốc, Phó giám đốc,…
* Ban giám đốc: trực tiếp đều hành toàn bộ hoạt động của công ty.

* Ban kiểm soát: kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp của mọi hoạt động kinh
doanh trong công ty.
* Phòng tổ chức hành chính
Chức năng:
Giúp Giám đốc công ty những công việc thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, công
tác cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, phong trào thi đua, bảo vệ kinh tế chính
trị, an toàn lao động tại văn phòng công ty và giúp các chi nhánh thực hiện các
mặt hoạt động này và đảm bảo các công việc thuộc lĩnh vực hành chính quản trị,
đời sống.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu đề xuất việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ của công ty theo
hướng gọn nhẹ có hiệu lực.
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho hoạt động của công ty theo chức năng,
nhiệm vụ được giao từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo tiêu chuẩn
đã định.
Quản lý tốt hồ sơ cán bộ, bổ sung kịp thời những thay đổi của cán bộ vào hồ
sơ gốc.

19


Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương hàng năm, quí, tháng,
gửi kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung của công ty
và phòng Tài chính kế toán phối hợp thực hiện.
*Phòng kế hoạch đầu tư
Chức năng:
Phòng kế hoạch đầu tư có chức năng xây dựng và tổng hợp các loại kế hoạch
hàng năm và nhiều năm, về sản xuất kinh doanh, liên daonh liên kết, xuất nhập
khẩu, nghiên cứu kế hoạch, tài chính, lao động tiền lương, giúp Giám đốc theo
dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các loại kế hoạch này.

Nhiệm vụ
Phổ biến kịp thời kế hoạch được giao, nêu các yêu cầu xây dựng kế hoạch
cho các chi nhánh, các phòng trên cơ sở kế hoạch của các phòng, các chi nhánh
xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực hoạt động của công ty, báo cáo các cơ quan
quản lý về các kế hoạch này theo quy định. Theo dõi việc tổng hợp, việc báo cáo
kết quả thực hiện các kế hoạch này hàng tháng, quí, sáu tháng và cả năm.
*Phòng kinh doanh
Chức năng
Thực hiện việc mua bán, liên daonh liên kết sản xuất các loại vật tư nguyên
liệu, thiết bị, sản phẩm bao bì và hàng hóa khác với khách hàng trong nước.
Nhiệm vụ
Giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, liên
doanh liên kết, các hợp đồng vận chuyển hàng hóa phát sinh.
Làm đầy đủ các thủ tục nhập khẩu vật tư hàng hóa trong phạm vi trách nhiệm
của phòng.
Định kỳ hạch toán lỗ lãi hoạt động kinh doanh của phòng, tổng kết mua vào
bán ra phù hợp với chế độ hạch toán kinh tế.
20


*Phòng Tài chính kế toán
Chức năng
Là công cụ quan trọng để để điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất. kinh
doanh và chủ đồng tài chính của công ty.
Nhiệm vụ
Lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, định kỳ và đột suất phù hợp với
các tiêu chí kinh tế và triển khai thực hiện kế hoạch đó khi được phê duyệt.
Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tài chính, việc
sử dụng và hiệu quả sử dụng đồng tiền từ nguồn vốn, các tài khoản của công ty và
chi nhánh. Phát hiện sai sót làm thất thoát tiền vốn, vật tư tài sản, đề suất biện

pháp ngăn ngừa và xử lý các sai phạm.
Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu sổ sách chứng từ, mua bán, thu chi với các
phòng nghiệp vụ liên quan để thanh toán gon, dứt điểm từng chuyến hàng mua
bán.
*Phòng đầu tư tài chính
Chức năng
Tham mưu công tác xây dựng chiến lược đầu tư tài chính, đảm bảo bảo toàn,
ổn định và phát triển vốn, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn và tài sản hiện
có của công ty.
Nhiệm vụ
Trực tiếp quản lý vốn của công ty đầu tư tại các doanh nghiệp khác.
Tham mưu và tổ chức thực hiệp các chương trình, nội dung thanh tra nội bộ,
kiểm tra về các lĩnh vực có liên quan đến việc chấp hành pháp luật, chấp hành các
quy định công ty.
* Phòng vật tư: Thực hiện công tác cung ứng, quản lý vật tư. Lập kế hoạch
sản xuất, theo dõi, và hiệu chỉnh kế hoạch.
21


* Phòng kỹ thuật KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây
chuyền sản xuất và thành phẩm cuối cùng. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành
phẩm đầu vào. Thống kê bán thành phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất để
thông báo kịp thời cho Ban lãnh đạo và các phòng ban có liên quan.
* Phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm tạo ra thành phẩm.
* Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng này đảm nhận lắp đặt, vận hành, quản lý
các loại máy móc thiết bị cũng như chủ động nguồn điện cho toàn bộ hoạt động
của công ty.
3.2. Một số sản phẩm của công ty
VỎ BAO XI MĂNG:
Với nhiều dây chuyền sản xuất bao ximăng loại thiết bị chuyên dụng, có tính

năng kỹ thuật chính xác, hiện đại nhất ở Việt Nam và một đội ngũ kỹ thuật viên
chuyên nghiệp, tích lũy nhiều năm kinh nghiệm về công nghệ ximăng và công
nghệ sản xuất bao ximăng. Do vậy, sản phẩm bao ximăng SADICO Cần Thơ có
một đặc điểm kỹ thuật ưu việt: thỏa mãn tối đa những yêu cầu kỹ thuật riêng của
tất cả các nhà máy ximăng trên cả nước.
* Bao KPK: Cấu tạo sản phẩm gồm: Bên ngoài giấy Kraft được tráng ghép manh
dệt PP, bên trong lồng 1 lớp giấy kraft. Hai đầu bao may nẹp giấy, chỉ may cotton.
Bao được xôm lỗ thoát khí tốt, bao chứa 50 kg ximăng + 1.
* Bao PK: Cấu tạo sản phẩm gồm: Bên ngoài manh dệt PP được tráng màng PP
phức hợp, bên trong lồng 1 lớp giấy Kraft. Hai đầu bao may nẹp giấy, chỉ may
cotton. Bao được xôm lỗ thoát khí tốt, bao chứa 50 kg ximăng +1.
* Bao PP 1 lớp: Bao một lớp gồm: Manh PP có tráng màng, có tạo hông, may chỉ
cotton gấp mép có giấy nẹp. hệ thống đục lỗ siêu nhỏ cho thoát hơi, sử dụng
đựng xi măng.
* Bao KP: Bao một lớp gồm : manh PP ghép giấy kraft, có tạo hông, sử dụng
đựng phụ gia…
3.3. Mặt hàng nhập khẩu của công ty
22


3.3.1. Hạt nhựa Polypropylen (PP)
Polypropylen (PP) là một loại polymer, là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
Propylen. PP có tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đức), khá cứng vững,
không bị kéo giãn dài, do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách
dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. PP trong suốt, độ bong bề mặt
cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ, có tính chất chống Oxi, hơi nước, dầu mỡ
và các khí
khác.
1.Nhận
nguyên liệu


10.Nhận nhựa, phụ gia

PP được tạo thành sợi, dệt thành bao bì một lớp. Ngoài ra, PP cũng được sản
xuất dạng
màng
phủliệu
ngoài đối với màng nhiều lớp
để tăng
thắm khí,
2.Trộn
nguyên
11.Trộn
nhựa,tính
phụ chống
gia
hơi nước, tạo khả năng in ấn cao và dễ xé rách để mở bao bì.
3.Nạp nguyên
liệunhập khẩu hai nhóm nhựa PP:
12.Nạp nguyên liệu
SADICO
chuyên

-Nhóm hạt tạo sợi: hạt 1102K, hạt 500K, 2822E1.
4.Vận hành máy sợi

13.Lòn manh

KTS: Kiểm tra sợi


14.Vận hành máy tráng

5.Quấn cuộn sợi

KTM2: Kiểm tra manh tráng

-Nhóm hạt tráng màng: hạt 795C, hạt 9413, M9600,FC9413.

6.Nhận sợi

15.Quấn cuộn manh

7.Xỏ chỉ

16.Nhận cuộn tráng, mực, dung
moi, ban in, trục in

KTD: Kiểm tra dệt

17.Pha, nạp mực

dệtsản xuất và nhập khẩu của công ty
3.4.8.Vận
Quyhành
trình
18.Xã cuộn-vận hành máy in

3.4.1. Quy trình sản xuất
KTM1: Kiểm tra
manh dệ


19.In mẫu bao
23

9.Quấn manh

KTT: Kiểm tra mẫu in


1
11.Trộn nhựa, phụ
gia

23.Nhận bao dán thành phẩm,
chỉ nẹp

24


1

20.vận hành máy in, tạo hình

21.Nhận bao dán thành phẩm

22.Vận hành máy xếp

KTB: Kiểm tra bao dán thành
phẩm


24.Vận hành máy may giấy 2 đầu

KTTP: Kiểm tra bao thành phẩm

25.Nhận bao thành phẩm

26.Đóng gói

KTĐG: Kiểm tra đóng gói

27.Nhập kho

25


×