Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.5 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÚ CƯỜNG JOSTOCO

GIÁO VIÊN HƯớNG DẫN:

SINH VIÊN THựC HIệN:

Th.s: Trương Chí Tiến

Liêu Kim Thúy
Mã số SV: 4074692
Lớp: Ngoại thương 1 Khóa 33

Cần Thơ, 09/2010


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

LỜI CẢM TẠ
----------

Qua gần bốn năm học tại Trường Đại Học Cần Thơ, em đã tiếp
thu được nhiều kiến thức từ sự tận tâm truyền đạt của quý Thầy Cô trong Trường
Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là q Thầy Cơ trong Khoa Kinh Tế - QTKD, em
xin chân thành cảm ơn quí thầy cơ về những gì mà thầy cơ đã truyền đạt và dạy


dỗ em khi em còn ngồi trên ghế nhà trường. Em tin rằng với những kiến thức mà
quí thầy cô đã truyền đạt cho em sẽ là một hành trang tốt để em có thể vững tin
bước vào cuộc sống.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, em đã gặp khơng ít
khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Chí Tiến đã nhiệt tình giúp
đỡ em khắc phục những vướng mắc và hoàn thành đề tài này.
Một phần thành công của đề tài cũng là nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ từ phía
lãnh đạo của Công ty cổ phần Phú Cường Jostoco. Xin chân thành cảm ơn Ban
Giám Đốc, các anh chị ở các bộ phận của cơng ty đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty, tạo điều kiện cho em tiếp
cận thực tế để bổ sung thêm kiến thức, cung cấp số liệu để em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Xin kính chúc q thầy cơ, cùng các cơ, chú, anh chị trong công ty được
dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên thực hiện

Liêu Kim Thúy

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

i

SVTH: Liêu Kim Thúy



Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

LỜI CAM ĐOAN
----------

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu phân tích
trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào của
khoa.
Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên thực hiện

Liêu Kim Thúy

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

ii

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
----------


..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Cà Mau, ngày tháng


GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

iii

năm 2010

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
----------

 Họ tên người hướng dẫn:................................................................................
 Học vị:..............................................................................................................
 Chuyên ngành: ................................................................................................
 Cơ quan công tác: ...........................................................................................
 Tên học viên: ...................................................................................................
 Mã số sinh viên:...............................................................................................
 Chuyên ngành: ................................................................................................
 Tên đề tài:........................................................................................................
..............................................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Về hình thức

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
NGƯỜI NHẬN XÉT

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

iv

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

----------

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

Cần Thơ, ngày tháng

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

v

năm 2010

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

MỤC LỤC
----------

Trang
Chương1: GIỚI THIỆU................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................3
1.3.1. Không gian nghiên cứu......................................................................3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................4
2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu....................................................4

2.1.2. Tìm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......................................9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................15
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................15
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................15
Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO .....................................16
3.1. Giới thiệu về công ty Phú Cường Jostoco ...............................................16
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................16
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ................................................19
3.1.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của cơng ty ......................24
3.1.4. Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của cơng ty.....25
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay.............36
3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng
đầu năm 2010 ..............................................................................................38
3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua..................38
3.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của cơng ty .............................43
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

vi

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

3.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty ......................................46
3.2.4. Giá xuất khẩu của cơng ty qua các năm…………………………… 52
3.2.5. Các hình thức xuất khẩu của cơng ty……………………………….52
3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn
hiện nay……………………………………………………………………… 53

Chương 4:NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA CƠNG TY PHÚ CƯỜNG JOSTOCO.............55
4.1. Phân tích các yếu tố bên trong ................................................................55
4.1.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào .............................................................55
4.1.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực......................................56
4.1.3. Công tác Marketing .........................................................................57
4.2. Phân tích các yếu tố bên ngồi...............................................................57
4.2.1.Yếu tố tự nhiên.................................................................................57
4.2.2.Yếu tố kinh tế - chính trị...................................................................59
4.2.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và cơng nghệ ...........................................62
4.2.4. Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu……... 63
4.2.5. Tỷ giá hối đối ................................................................................64
4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh....................................................................65
4.3.1. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài........................................................ 65
4.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước ........................................................ 66
4.4. Sản phẩm thay thế ................................................................................. 70
4.5. Phân tích ma trận SWOT........................................................................72
Chương 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT
KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO ........................73
5.1. Vấn đề nguồn nguyên liệu ......................................................................73
5.2. Vấn đề thị trường....................................................................................74
5.3. Xây dựng chiến lược Marketing .............................................................75
5.3.1. Sản phẩm ........................................................................................75
5.3.2. Giá cả .........................................................................................75
5.3.3. Phân phối .......................................................................................76
5.2.4. Chiêu thị .........................................................................................76
5.4. Giải pháp về nhân sự ..............................................................................76
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

vii


SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................78
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................78
6.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................78
6.2.1. Về phía Nhà nước............................................................................78
6.2.2. Đối với công ty................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................80

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

viii

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

DANH MỤC BIỂU BẢNG
----------

TRANG
Bảng 1: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2007............................... 13
Bảng 2: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2008............................... 14
Bảng 3: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng /giảm xuất khẩu thủy sản năm 2009 so
với năm 2008 ...................................................................................................... 14

Bảng 4: Trình độ lao động của công ty .............................................................. 24
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay .................. 36
Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm
2010 ................................................................................................................... 38
Bảng 7: Tình hình tăng/ giảm sản lượng xuất khẩu của công ty từ 2007 đến 6
tháng đầu năm 2010 ............................................................................................ 39
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của công ty 6 tháng đầu năm 2010 ........... 40
Bảng 9: Sản lượng thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ 2007 đến 6
tháng đầu năm 2010 ............................................................................................ 43
Bảng 10: Giá trị thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ 2007 đến 6
tháng đầu năm 2010 ........................................................................................... 44
Bảng 11: Tình hình tăng/giảm giá trị thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công
ty
từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ..................................................................... 44
Bảng 12: Thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty........................................ 47
Bảng 13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty............................. 47
Bảng 14: Giá tơm xuất khẩu bình qn của cơng ty qua các năm......................... 52

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

ix

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

DANH MỤC HÌNH
----------


TRANG
Hình 1: Mối liên hệ doanh nghiệp – thị trường của doanh nghiệp.........................6
Hình 2: Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam ....................................... 12
Hình 3:Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2007 - 2009 ............................. 12
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty .......................................................... 19
Hình 5: Quy trình sản xuất mặt hàng tơm tươi đơng IQF..................................... 25
Hình 6: Quy trình sản xuất mặt hàng tơm tươi đơng Block .................................. 30
Hình 7: Quy trình xuất khẩu tơm của cơng ty ...................................................... 34
Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu tơm sú của cơng ty 6 tháng đầu năm 2010 ............ 41
Hình 9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2007................................. 48
Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của cơng ty năm 2008............................... 48
Hình 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của cơng ty năm 2009............................... 48
Hình 12: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 6 tháng đầu năm 2010............ 48

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

x

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, khơng một quốc gia nào
phát triển nền kinh tế của mình mà khơng tham gia vào q trình hội nhập quốc tế
và khu vực. Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình

CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan
trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân
lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang
tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế nước
ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trị quan trọng trong khu vực Đông
Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để phát
triển, từng bước khẳng định vai trị của mình trên trường quốc tế. Những cơ hội đó
đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nông sản có
mặt ở nhiều nơi trên thế giới, rõ hơn là ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế
như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt
Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu- đó là một một tiềm
năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Hiện nay, mặt hàng
thủy sản nước ta đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trên thế
giới (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép ). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều rào cản
nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế
giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD. Trong năm 2008 - một năm gặp nhiều
khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh về giá trị. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng
33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Năm 2009, ngành thủy
sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu,
thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập
khẩu...Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng đạt được kết quả
khả quan với xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá 4,3 tỷ
USD, tăng khoảng 13% về lượng và giảm gần 5% về giá trị so với năm 2008. Để
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

1

SVTH: Liêu Kim Thúy



Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải kể đến sự
đóng góp của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau. Như chúng ta biết, Cà Mau là vùng đất
được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản phong phú, có giá trị lớn.
So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện ở cả
ba nhóm nghề đánh bắt, ni trồng và chế biến. Chính vì thế tại Cà Mau có rất
nhiều công ty xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam như: Công ty xuất nhập
khẩu thủy sản Minh Phú, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Việt, Công ty
xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau, Công ty cổ phần Phú Cường….Tuy vậy, thủy
sản Cà Mau cũng phải đối mặt với những thách thức khơng nhỏ. Trong đó, sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, những mặt hàng thủy sản Cà Mau ngày càng chịu nhiều
kiểm soát gắt gao từ việc chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng... Cùng với
đó, thị trường nhiên liệu thế giới và trong nước biến động phức tạp theo hướng
tăng nhanh, khiến lợi nhuận người sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng
sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh vực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng. Giảm
thiểu chi phí là vấn đề vơ cùng khó khăn trong khi kết cấu hạ tầng của Cà Mau
thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh ni trồng, khiến chi phí đi lại, vận
chuyển lớn. Ngồi ra, sản xuất thủy sản của Cà Mau còn mang nặng yếu tố tự
phát, khiến việc quản lý khơng chặt chẽ. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu tơi quyết
định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty cổ phần Phú
Cường Jostoco” để biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của công ty
cũng như các cơng ty khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao
hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty từ năm 2007 đến nay.
Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty

cũng như ngành thủy sản Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến 6 tháng
đầu năm 2010
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng
ty trong những năm gần đây.
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

2

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

- Phân tích ma trận SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như
những cơ hội và thách thức đã và đang tồn tại trong cơng ty. Từ đó, đề ra những
giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần Phú Cường
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chỉ lấy số liệu từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do hoạt động của Công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và do
kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này khơng đi sâu nghiên cứu phân tích hết
tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Công ty mà chỉ tập trung vào lĩnh vực xuất
khẩu, đối tượng nghiên cứu là mặt hàng thủy sản.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến


3

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài hay sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di
chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay
Xuất khẩu hàng hóa khơng chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngồi, xuất
khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tầm quan
trọng của xuất khẩu thể hiện qua các vai trò sau:
 Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu
nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
 Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích
thích sự tăng trưởng kinh tế: Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô
sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây
chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản
phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
 Thứ ba, xuất khẩu có vai trị kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ
sản xuất.

 Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và
tương đối của đất nước.
 Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ
tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.
 Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu
quả đến nâng cao mức sống của người dân.
 Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tăng cường sự hợp tác quốc tế
giữa các nước.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

4

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để
đưa nước ta thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu
a) Mục tiêu của xuất khẩu
Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể khơng phải nhập
khẩu, mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc
gia trên thế giới. Hoặc ở một thời điểm nào đó, một quốc gia xuất khẩu cũng có
thể dùng để được dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để phục vụ cho các hoạt động
ngoại giao. Mục tiêu của xuất khẩu được đề ra trong một thời gian dài. Mục tiêu
này có thể khơng hoàn toàn giống với mục tiêu của một doanh nghiệp, hay mục
tiêu cụ thể của một thời kỳ nào đó.

Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh rất đa dạng như: phục vụ cho cơng
nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm.
Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường
nhập khẩu. Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phương
hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp.
b) Nhiệm vụ của xuất khẩu
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện
các nhiệm vụ sau:
 Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước( đất đai, vốn,
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)
 Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu.
 Tạo ra những mặt hàng( nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi
hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức
hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
2.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
a) Doanh thu
Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu là tồn bộ giá trị hàng
hóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán)
trong một kỳ kinh doanh nào đó.
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

5

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco


Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu xác định bằng công thức:
n

D   QiG i
i 1

Doanh thu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố:
+

Số lượng hàng hóa

+

Đơn giá xuất bán

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp, có những khoản thu bằng
ngoại tệ, có những khoản thu bằng tiền Việt Nam. Để đánh giá tình hình kinh
doanh xuất nhập khẩu của cơng ty thì ta dùng chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ quy về
USD và doanh thu quy về đồng Việt Nam.
b) Lợi nhuận
Lợi nhuận là cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được
hiểu đơn giản như một khoản tiền chênh lệch dơi ra giữa tổng thu nhập và tổng
chi phí hoạt động kinh doanh. Như vậy nếu lấy tổng thu nhập trừ đi tồn bộ chi
phí hoạt động (tiền cơng, tiền lương, tiền mua nguyên liệu, nhiên liệu, trả lãi tiền
vay…) ta sẽ được phần cịn lại là lợi nhuận.
Cơng thức tính lợi nhuận:
Lợi nhuận = doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu – giá vốn hàng xuất nhập
khẩu – tổng chi phí lưu thơng
c) Thị trường của doanh nghiệp
Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những

nhu cầu tương tự nhau (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm
khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó.
Theo tiêu thức tổng qt thì thị trường của doanh nghiệp gồm thị trường đầu
vào (nguồn cung cấp), và thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ).
Thị trường
đầu vào

Doanh
nghiệp

Thị trường
đầu ra

Hình 1: Mối liên hệ doanh nghiệp – thị trường của doanh nghiệp
 Thị trường đầu vào (nguồn cung cấp)
Khi mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức cơ
bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

6

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

-

Theo tiêu thức địa lý:
+ Nguồn cung cấp trong nước (nội địa)

+ Nguồn cung cấp ngoài nước (thị trường quốc tế)

-

Theo tiêu thức sản phẩm:
 Thị trường hàng hóa – dịch vụ (cụ thể đến vòng/ tên của sản phẩm/
dịch vụ)
 Thị trường vốn (cụ thể đến nguồn vốn)
 Thị trường lao động (cụ thể đến loại lao động mà doanh nghiệp cần
sử dụng)

-

Theo tiêu thức người cung cấp: các nhóm hàng hoặc cá nhân người cung

cấp sản phẩm/ hàng hóa có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và
hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả
năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
 Thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ)
Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp có thể sử dụng riêng biệt
hoặc kết hợp 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và khách hàng.
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm: theo tiêu thức này, doanh
nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dịng sản phẩm) hay nhóm
hàng mà họ kinh doanh và bán ra thị trường. Tùy theo mức độ mơ tả/ nghiên cứu
người ta có thể mơ tả ở mức độ khái quát cao hay cụ thể.
Thị trường tư liệu
sản xuất (thị trường

Hóa chất


hàng cơng nghiệp)

Thép

Kim khí

Xây dựng

Trịn

Chế tạo

Tấm

Phân bón

Kim loại màu


Gạo
Thị trường tư liệu
tiêu dùng (thị trường

Ngơ

Lương thực
Thực phẩm

hàng tiêu dùng)


Hải sản

Tươi sống
Thịt
Chế biến sẵn
Phương tiện vận chuyển
Ô tơ

Xe máy
Xe đạp

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

7

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

Cách mô tả này đơn giản, dễ thực hiện và thường được sử dụng. Nhưng cần
lưu ý: không chỉ rõ được đối tượng mua hàng và đặc điểm mua sắm của họ, nên
không đưa ra được những chỉ dẫn cần thiết cho việc xây dựng chiến lược có khả
năng thích ứng tốt.
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý:
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi
khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp
có tính tồn cầu, khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh
nghiệp.

 Thị trường ngoài nước (thị trường ngoài): Thị trường quốc tế, thị
trường Châu lục, thị trường khu vực…
 Thị trường trong nước (thị trường nội địa): Thị trường miền Bắc,
thị trường miền Nam, thị trường miền Trung…
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ:
Theo tiêu thức này, doanh thu mô tả thị trường của mình theo các nhóm
khách hàng mà họ hướng tới để thỏa mãn, bao gồm các khách hàng hiện tại và
khách hàng tiềm năng.
Xác định thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu
của họ có nhiều lợi thế hơn so với xác định thị trường theo hai tiêu thức trên là
do:
 Cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể hơn đối tượng cần tác động
(khách hàng) và tiếp cận tốt hơn, hiểu biết đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường.
 Đưa ra được những quyết định về sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân phối
đúng hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và đặc biệt là những nhu cầu mang tính cá
biệt của đối tượng tác động.
Cách thức tốt nhất thường được sử dụng để xác định thị trường trọng điểm
của doanh nghiệp là kết hợp một cách đồng bộ của cả ba tiêu thức khách hàng,
sản phẩm và địa lý. Trong đó:
 Tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ là tiêu thức chủ đạo.
 Tiêu thức sản phẩm được sử dụng để chỉ rõ “Sản phẩm cụ thể”, “Cách
thức cụ thể” có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng là sản
phẩm và cách thức mà doanh nghiệp đưa ra để phục vụ khách hàng.
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

8

SVTH: Liêu Kim Thúy



Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

 Tiêu thức địa lý được sử dụng để giới hạn phạm vi không gian (giới hạn
địa lý) liên quan đến nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và
khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
d) Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu
đặt ra. Hay có thể hiểu một cách đơn giản là hiệu quả là lợi ích tối đa thu được
kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu thu được tối đa trên trên chi phí tối thiểu hay
hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu.
Hiệu quả kinh doanh = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp,
doanh thu, lợi nhuận..
Chi phí đầu vào: tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu,
vốn kinh doanh…
2.1.2 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản
2.1.2.1 Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đơng Nam Á có diện tích đất liền
là 330.991 km2, có bờ biển dài, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế
khoảng 1 triệu km2. Do trải qua nhiều vĩ độ Việt Nam cắt qua nhiều đơn vị địa
chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền đề cho tính đa
dạng sinh thái hiếm có. Việt Nam là nước có “tính biển” lớn nhất trong các nước
ven biển Đông Nam Á, vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, biển và đất
liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau với các lồi vật thủy sinh đa
dạng, phong phú (mơi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ).
Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng
ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng
chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt
nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha

mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển,
chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá
ven biển có thể sử dụng vào ni trồng thủy sản chưa được quy hoạch.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

9

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển
khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn / năm;
cùng với cá biển, nguồn lợi tơm biển có trữ lượng 58 ngàn tấn, cho khả năng khai
thác tối đa 29 ngàn tấn và còn có nhiều lồi thủy sản có giá trị khác, trong đó tơm
là mặt hàng có giá trị cao nhất.
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được
xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang ( ngư trường vịnh Thái Lan), ngư
trường Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, ngư trường Hải Phịng –
Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa.
Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.
Đó là những thuận lợi cho ni trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các
rạn đá, là nơi tập trung nhiều lồi thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo
và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
Nước ta có nhiều sơng suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ơ
trũng có thể ni thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha
diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản trong đó 45% thuộc về hai tỉnh Cà

Mau và Bạc Liêu.
Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt
động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn do phát triển dịch vụ thủy sản và
mở rộng chế biến thủy sản.
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng
thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước
ta đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ …
Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích
cực tới sự phát triển ngành thủy sản. Nghề cá ngày càng được chú trọng. Khai
thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.
Đội ngũ lao động nghề cá nước ta cần cù và tự lực trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi do nguồn lợi tự nhiên mang lại, sản xuất thủy sản cũng là
ngành chịu nhiều rủi ro do thời tiết và thiên tai gây nên.
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

10

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

Đặc biệt, ngày 25/4, Festival Thủy sản Việt Nam 2010 hội thảo với chủ đề
"Thủy sản Việt Nam - Tiềm năng - Phát triển và Hội nhập” đã diễn ra tại Cần
Thơ. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hơn 20 năm
qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngành thủy
sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế
biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Thủy sản đã trở thành một

ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu
tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp
hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua). Thủ tướng
cho rằng tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác hải
sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất ni trồng, tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
2.1.2.2 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
thế giới
Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở
rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm
1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất
khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ
và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở
thành một trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản
giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng
thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy
sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản khơng
ngừng tăng, trung bình 18%/ năm giai đoạn 1998-2008.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000. Nếu
như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng
Kơng và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170
quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu
thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

11


SVTH: Liêu Kim Thúy


2009

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu
Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt
Nam. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ
USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường
tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây
Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung
Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.

26.30%

EU

40.60%

Nhật Bản
Hoa Kỳ
Thị trường khác

17.90%
16.70%

Hình 2: Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Tuy hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới
nhưng tính đến hết tháng 6/2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường nhập
khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
2.1.2.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2007 đến nay
ĐVT: Triệu USD
4,6
4,4
4,2
4
3,8
3,6
3,4
3,2

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2007 – 2009
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Năm 2007, Việt Nam vừa mới gia nhập WTO nên có nhiều điều kiện tốt để
phát triển nền kinh tế, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng thủy
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

12

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

sản trong việc xuất khẩu. Kết quả là trong năm 2007 tổng sản lượng xuất khẩu là
917,3 nghìn tấn với kim ngạch đạt 3,75 tỷ USD, tăng 15,3 % về lượng và 10,5%

về kim ngạch so với năm 2006. Năm 2007, trung bình mỗi tháng Việt Nam xuất
khẩu 74,5 nghìn tấn thuỷ sản tương đương 313 triệu USD. Xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam năm 2007 đạt tăng trưởng khá vượt 4,4% kế hoạch đặt ra. 12 tháng
trong năm 2007 khơng có tháng nào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam lại có
lượng xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước đó. Nhu cầu tiêu dùng
thuỷ sản thế giới đang tăng về cả lượng và chất. Ngày càng nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các thị
trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia...
Bảng 1: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2007
Mặt hàng
Tôm
Cá tra
Mực và bạch tuộc
Cá ngừ

Kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng so với
( triệu USD)
2006(%)
1200
800
37,2
200
35,5
100
27,8
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Năm 2008 có thể nói là một năm gian khó cho ngành thủy sản nhưng lại là
một năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam vững tay chèo. Bởi năm 2008, chịu ảnh

hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các mặt hàng xuất
khẩu đều giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tăng trưởng
tốt, đưa tổng sản lượng xuất khẩu lên 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,5 tỷ USD, tăng
33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nằm trong
bối cảnh chung của hoạt động xuất khẩu của cả nước, thủy sản Việt Nam vừa trải
qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008. Cả thế giới sống trong lạm
phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào
tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng…Trong hoàn cảnh này, người ta
thấy rõ nhất sự chuyển hướng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Họ chuyển
từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để
“khai phá” những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập…
Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 160 thị trường với gần 70
loại sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, xuất khẩu thủy sản sang các thị
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

13

SVTH: Liêu Kim Thúy


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Cơng ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

trường chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khơ) đều tăng, riêng tháng 12, XK
chững lại hoặc giảm mạnh…
Bảng 2: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của năm 2008
ĐVT: Triệu USD
Mặt hàng

Kim ngạch xuất khẩu


Tôm đông lạnh

1600

Phi lê cá tra, ba sa đơng lạnh

1478



1400
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Nhìn chung, năm 2009 cũng là một năm có nhiều khó khăn cho ngành thủy
sản Việt Nam. Từ đầu năm đến hết tháng 6/2009 được coi là thời điểm rất khó
khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Đến tháng 7, các chủ trương kích cầu
của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, ngành nông lâm thủy sản thông qua
nhiều hướng đi mới để khắc phục, tình hình có chuyển biến tích cực.
Năm 2009, hàng thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD,
giảm 5,7% so với năm 2008 ( nhưng tăng 14,2% so với năm 2007). Trong đó tơm
đạt 211 nghìn tấn với trị giá 1,69 tỷ USD, cá tra và ba sa đạt 614 nghìn tấn, trị giá
1,36 tỷ USD.
Bảng 3: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng /giảm xuất khẩu thủy sản năm 2009
so với năm 2008
Năm 2008
Loại thuỷ sản

Cá Tra & Basa
Tôm
Loại khác

Tổng cộng

Năm 2009

Tốc độ
tăng/giảm (%)

Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
(nghìn
(triệu
(nghìn
(triệu
Lượng
tấn)
USD)
tấn)
USD)
644
1.460
614
1.357
-4,7
192
1.630
211
1.692
9,8

403
1.419
408
1.203
1,2
1.239
4.510
1.232
4.251
-0,5
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến

14

Trị
giá
-7,1
3,8
-15,3
-5,7

SVTH: Liêu Kim Thúy


×