Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới đông sông cầu, thành phố thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.17 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÀNG THỊ HỒNG ANH

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÔNG CẦU,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÀNG THỊ HỒNG ANH
Khóa: 2015 – 2017; Lớp CH15QLĐT4

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÔNG CẦU,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

NGHÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS.KTS.LƯƠNG TÚ QUYÊN
2.TS. HUỲNH THỊ BẢO CHÂU

Hà Nội – 2017


Lời cảm ơn
Qua 2 năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học Quản lý
Đô thị và Công trình. Để có kết quả ngày hôm nay trước hế t Tôi xin chân
thành gửi lời cám ơn đế n các thầ y cô trường Đa ̣i ho ̣c Kiế n trúc Hà Nô ̣i đã tâ ̣n
tình hư ớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường . Đồng thời
tôi cũng gửi lời cám ơn đế n các thầ y cô giáo Khoa sau đa ̣i ho ̣c

, các thầy cô

trong tiểu ban .... đã ta ̣o điề u kiê ̣n , giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa học .
Tôi xin gửi lời biế t ơn sâu sắ c đế n cô giáo PGS

.TS. Lương Tú Quyên

và TS. Huỳnh Bảo Châu đã dành rấ t nhiề u thời gian và tâm huy

ết, tâ ̣n tin

̀ h

hướng dẫ n và giúp đỡ tôi trong suố t thời gian nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n
văn này .
Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác
bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm

, gia điǹ h và ba ̣n

, đô ̣ng viên giúp đỡ tôi trong suố t quá

trình học tập và làm luận văn .
Mă ̣c dù tôi đã có nhiề u cố gắ ng hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn này bằ ng tấ t cả khả
năng của mình , tuy nhiên không tránh khỏi những thiế u sót

, rấ t mong nhâ ̣n

đươ ̣c sự đóng góp của quý thầ y cô và các ba ̣n .
Hà Nô ̣i, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Bàng Thị Hồng Anh


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công triǹ h nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học , kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng ..
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn


Bàng Thị Hồng Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đô thị

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
Nội dung nghiên cứu đề tài............................................................................ 4
Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ...................................................... 4
Khái niệm, thuật ngữ. .................................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÔNG CẦU, THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN. .................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về Khu đô thị mới Đông Sông Cầu, Thành phố Thái
Nguyên ......................................................................................................... 7


1.1.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên .................................................................. 7
1.1.2. Quy mô nghiên cứu ............................................................................10

1.2. Thực trạng công tác xây dựng theo quy hoạch................................15
1.2.1. Thực trạng cải tạo và xây dựng công trình theo quy hoạch .................15
1.2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung khu đô thị mới. .......15
1.2.3. Tiến độ triển khai xây dựng theo quy hoạch. ......................................23
1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ..................24
1.3.1. Quản lý cải tạo và xây dựng công trình theo quy hoạch......................24
1.3.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung khu đô thị mới ............25
1.3.3. Bộ máy tổ chức quản lý ......................................................................26
1.3.4. Tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch ......................................28
1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng.................................................................29
1.4. Đánh giá tổng hợp và những vấn đề cần nghiên cứu ......................29
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÔNG CẦU, THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN ................................................................................32
2.1. Cơ sở lý thuyết. ..................................................................................32
2.1.1. Nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch........................................32
2.1.2. Lý luận quản lý Nhà nước về phát triển đô thị theo quy hoạch ...........38
2.1.3. Tổ chức quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị..............42
2.2. Cơ sở pháp lý. ....................................................................................44
2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật..........................................44
2.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng .........................48
2.2.3. Quy hoạch có liên quan ......................................................................48


2.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
.....................................................................................................................58
2.3.1. Yếu tố kinh tế .....................................................................................58
2.3.2. Điều kiện văn hóa - xã hội ..................................................................59
2.3.3. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản và môi trường đầu tư ............59
2.3.4. Nguồn vốn và nguồn lực thực hiện .....................................................59

2.3.5. Yếu tố cộng đồng tham gia vào quản lý xây dựng theo quy hoạch ......60
2.4. Những bài học kinh nghiệm ................................................................60
2.4.1. Bài học kinh nghiệm trong nước .........................................................60
2.4.2. Bài học kinh nghiệm nước ngoài ........................................................63
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐÔNG SÔNG CẦU, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN .........................................................................................67
3.1. Quan điểm và mục tiêu .....................................................................67
3.1.1. Quan điểm ..........................................................................................67
3.1.2. Mục tiêu .............................................................................................68
3.2. Nguyên tắc .........................................................................................69
3.3. Một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch ........................69
3.3.1. Quản lý đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình theo quy hoạch. ....70
3.3.2. Hoàn thiện cơ sở quản lý ....................................................................76
3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý khu đô thị mới .............................................79
3.3.4. Giải pháp áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật.................................89
3.4. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý. ........................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................95


Kết luận.......................................................................................................95
Kiến nghị .....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BXD

Bộ xây dựng


CP

Chính phủ

ĐTM

Đô thị mới

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiêụ
bảng, biểu

Tên hin

̀ h
Bảng cơ cấu sử dụng đất dự án Khu liên hợp trung tâm

Bảng 1.1

hội chợ xúc tiến thương mại ngành xây dựng kết hợp
khu ở cao cấp – Picenza Plaza Thái Nguyên
Bảng cơ cấu sử dụng đất dự án Khu phố Châu Âu bên

Bảng 1.2

bờ sông Cầu


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiêụ
hình
Hình 1.1

Tên hin
̀ h
Vị trí khu vực nghiên cứu

Hình 1.2.

Phạm vi phân khu trong Khu đô thi Đông Sông Cầu
Phối cảnh tổng thể dự án Khu liên hợp trung tâm hội chợ

Hình 1.3


xúc tiến thương mại ngành xây dựng kết hợp khu ở cao
cấp – Picenza Plaza Thái Nguyên
Mặt bằng tông thể Khu liên hợp trung tâm hội chợ xúc

Hình 1.4

tiến thương mại ngành xây dựng kết hợp khu ở cao cấp –
Picenza Plaza Thái Nguyên

Hình 1.5

Hình 1.6

Phối cảnh tổng thể dự án Khu phố Châu Âu bên bờ sông
Cầu
Mặt bằng tổng thể dự án Khu phố Châu Âu bên bờ sông
Cầu

Hình 1.7

Thực trạng giao thông trong khu quy hoạch

Hình 1.8

Công tác cắm mốc giới quy hoạch

Hình 1.9

Thực trạng các công trình kiến trúc lộn xộn, sai mục đích
sử dụng đất.



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiêụ
bảng, biểu
Sơ đồ 2.1.

Tên hin
̀ h
Sơ đồ trình tự nội dung kiểm soát sự phát triển đô thị theo
quy hoạch

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ tổ chức Ban Quản l‎ý khu vực phát triển đô thị

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản l‎ý Khu ĐTM

Sơ đồ 3.3.

Mô hình Bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch

Sơ đồ 3.4.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính trị xã Đồng Bẩm

Sơ đồ 3.5.


Sơ đồ mô hình tự quản

Sơ đồ 3.6.

Sơ đồ quy trình quản lý với sự tham gia của cộng đồng

Sơ đồ 3.7.

Sơ đồ Quy chế dân chủ cơ sở


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh
Thái Nguyên, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ tháng 9/2010 với diện tích
189,7km2, dân số hơn 30 vạn người, dự báo đến 2020 đạt tới con số 60 vạn.
Thành lập từ năm 1962, thành phố đã được phê duyệt quy hoạch chung xây
dựng năm 1996, đến 2005 được điều chỉnh quy hoạch chung lần đầu với
hướng phát triển đô thị chủ yếu về hai hướng phía đông (bao gồm xã Cao
Ngạn và xã Đồng Bẩm của huyện Đồng Hỷ) và phát triển về phía tây, nối liền
khu thành phố đang phát triển với vùng chè đặc sản Tân Cương và khu du lịch
trọng điểm Quốc gia Hồ Núi Cốc. Hiện nay, sau hơn 10 năm thực hiện quy
hoạch, phát triển đô thị, đã có những định hướng mới đối với thành phố Thái
Nguyên đó là mở rộng ra các phía Bắc, Đông đặc biệt là định hướng phát
triển ra phía Đông (phát triển thành phố hai bên sông Cầu) với định hướng
quy hoạch mở rộng sang các xã Huống Thượng, Linh Sơn thị trấn Chùa Hang
huyện Đồng Hỷ. Đây là những định hướng mới, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế xã hôi, phát triển đô thị cho khu vực phía Đông của thành phố Thái

Nguyên.
Cùng với sự phát triển của Thành phố Thái Nguyên, một số khu đô thị
được hình thành đáp ứng được các tiêu chí và đã có những thành công nhất định.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều khu đô thị có những mặt chưa hoàn thiện, nảy sinh
nhiều bất cập, hạn chế như: Tiến độ triển khai chậm, dự án thực hiện kéo dài
nhiều năm, hệ thông hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đồng
bộ, nguy cơ phá vỡ canh quan, thực hiện xây dựng không đúng theo Quy hoạch
được phê duyệt, chu đầu tư không đầu tư các dự án thành phần mà chuyển giao
cho nhà đầu tư thứ cấp đầu cơ. Đặc biệt công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch , quản lý sử dụng đất còn yếu kém, còn chưa tốt… kể cả khu đô thi mới


2

điển hình như: Khu đô thị Hồ điều hòa Xương Rồng, khu đô thị Thái Hưng, và
một số khu đô thị khác trên địa bàn Tỉnh và Thành phố Thái Nguyên đã đến
nhiều khó khăn trong công tác quản lý đô thị.
Khu đô thị mới Đông Sông Cầu là một trong những dự án quan trọng, dự
án góp phần hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
khu vực hai bên bờ sông Cầu và cân bằng không gian đô thị cho cả Thành
phố. Hiện nay khu đô thị mới hoàn hiện cơ bản hệ thống hạ tầng và diện tích
xây dựng công trình khoảng 30%. Giai đoạn đầu triên khai dự án bên cạnh
những mặt tích cực đạt được cũng đã bộc lộ một số mặt tiêu cực, còn hạn chế
trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch như: Công tác quy hoạch đôi
khi còn mang tính đối phó về mặt chỉ tiêu quy hoạch; công tác triển khai xây dựng
còn chậm; quy mô, chất lượng xây dựng còn yếu kém; công tác quản lý nhà
nước chưa được chặt chẽ nên đã để xảy ra tình trạng có nhiều công trình kiến
trúc xây dựng vi phạm quy hoạch được duyệt về tầng cao, khoảng lùi; hình
thức kiến trúc các công trình lộn xộn… Vai trò quản lý nhà nước của chính
quyền đô thị, vai trò trong việc tham gia của người dân vào quá trình quy

hoạch, quá trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Các khung pháp lý
chưa thực sự hoàn thiện và chưa phát huy được hiệu quả, thiếu các văn bản
quản lý, hướng dẫn. Là một dự án có tính chất đặc thù, tuy nhiên chưa có tổ
chức hoặc cá nhân nào nghiên cứu bài bản có hệ thống để đưa ra giải pháp
quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thực hiện để tài : “Quản lý xây dựng theo
quy hoạch Khu đô thi mới Đông Sông Cầu, thành phố Thái Nguyên” là
thực sự cần thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện khung pháp lý để quản lý xây
dựng theo quy hoạch được duyệt, tạo dựng một khu đô thị khang trang, hiện
đại phục vụ cho các nhu cầu nhà ở của nhân dân cũng như tạo ra một khu vực
có tính đặc thù, khu đô thị có cuộc sống chất lượng cao, có môi trường sống


3

tốt, khu đô thị xanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt tiêu chuẩn
cao và là giải pháp mới để quản lý khu đô thị.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn chỉnh những nội dung về công tác quản
lý để đảm bảo khu đô thị khang trang, đúng theo quy hoạch đã được phê
duyệt
- Làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý xây dựng theo
quy hoạch tại Khu đô thị mới Đông sông Cầu nói riêng và các khu đô thị trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung.
Nhiệm vụ:
- Phân tích đánh giá hiện trạng, phát hiện những tồn tại, bất cập trong
quá trình xây dựng không theo quy hoạch của Khu đô thị mới Đông Sông Cầu
- Phân tích ưu, nhược điểm trong công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao công tác
quản lý để khu đô thị Đông Sông Cầu được triển khai xây dựng theo quy
hoạch đã được phê duyệt
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu
Đô Thị mới Đông Sông Cầu, Thành Phố Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Đông Sông Cầu nằm bên bờ sông
Cầu thuộc địa giới hành chính của xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên
Diện tích khu vực nghiên cứu : 39,31 ha.
Giới hạn về thời gian: Đến năm 2020 theo điều chỉnh quy hoạch chung
của thành phố Thái Nguyên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005


4

Nội dung nghiên cứu đề tài
Đánh giá thực trạng về quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới
Đông Sông Cầu, thành phố Thái Nguyên, làm rõ những kết quả đạt được và
nguyên nhân của những tồn tại , yếu kém.
Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới
Đông Sông Cầu, thành phố Thái Nguyên có hiệu quả và đúng theo quy hoạch
đã được phê duyệt.
Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Khảo sát, điều tra: Phương pháp này dùng để trình bày các thành phần
chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra,
nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối
quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ
thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra.

- Phân tích tổng hợp: Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu
tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng cua các
yếu tố đó. Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng theo quy
hoạch nói riêng đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh đô thị,
những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý
cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn khu đô thị
- So sánh đôi chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu
phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các
thành tố bên ngoài.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp một phần lý luận và quản lý xây dựng theo
quy hoạch cho các khu đô thị
- Bổ sung hoàn thiện về tài liệu trong công tác giảng dạy


5

Ý nghĩa thực tiễn : Đánh giá hiện trạng một cách chính xác, khách quan,
khoa học và đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý xây dựng
theo quy hoạch một cách hiệu quả và đồng bộ
Khái niệm, thuật ngữ.
Các khái niệm được sử dụng trong luận văn:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [33]
Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [33]
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,

hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [33]
Quản l‎ý đô thị: Khái niệm quản lý đô thị (Urban Management) có lịch sử
từ thế kỷ 18,19 gắn với giai đoạn phát triển hiện đại của đô thị. Quản lý đô thị
thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý phát triển đô thị, bao gồm hệ
thống các chính sách cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền các
cấp sử dụng kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện
một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến. Quản lý đô thị là một lĩnh vực
khoa học quản lý đô thị hay còn gọi là lĩnh vực quản lý các dịch vụ công cộng
ở đô thị. Quản lý đô thị hiện đại được chia làm 6 lĩnh vực quản lý gồm: Quy
hoạch đô thị; Kinh tế đô thị; Giao thông đô thị; Xã hội đô thị; Văn hóa đô thị;
Môi trường đô thị.


6

Khái niệm quản lý đô thị trong lĩnh vực quy hoạch và xây dựng là Hệ
thống chính sách, cơ chế, biện pháp, công cụ quản lý thể hiện vai trò và mục
tiêu quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền đối với công tác quy hoạch, đầu
tư xây dựng và phát triển bền vững đô thị.
Quản lý xây dựng theo quy hoạch: Nội dung quản lý xây dựng theo quy
hoạch là một trong các nội dung quản lý quy hoạch được thể chế hóa theo hai
hệ thống Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây Dựng, gồm: Quản lý xây dựng
theo quy hoạch đô thị tại Mục 5, Luật Quy hoạch đô thị và Quản lý Quy
hoạch Xây dựng tại Mục 5 - Luật Xây Dựng 2003 và quản lý xây dựng theo
quy hoạch xây dựng tại Mục 8 - Luật Xây Dựng 2014. Trong đó, quản lý quy
hoạch xây dựng theo quy hoạch thuộc khu vực đô thị thực hiện theo Luật Quy
hoạch đô thị bao gồm: (1)Giới thiệu địa điểm; (2)Giẩy phép quy hoạch;
(3)Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô thị mới; (4)Quản lý cải tạo đô thị

theo quy hoạch.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong quá trình hội nhập của đất nước với thế giới đồng thời đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế và sản xuất của nước ta theo hướng “Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá” việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới là kết quả tất yếu nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của một bộ phận lớn người dân trong
khu vực. Việc hình thành các khu đô thị mới đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng. Nó tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân, tạo ra công ăn
việc làm, thu hút số lượng lớn lao động phổ thông và kỹ thuật, đặc biệt là hình
thành hạt nhân kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Quá trình
hình thành các khu đô thị mới là một quá trình dài từ: đầu tư, xây dựng khai
thác, sử dụng và quản lý vận hành. Việc quản lý các khu đô thị mới chủ yếu
dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng nói chung và quản lý xây

dựng nói riêng còn tồn tại một số vấn đề chưa được quy định cụ thể, chưa giải
quyết được cốt lõi của vấn đề. Trong quá trình triển khai đầu tư và khai thác
sử dụng, cần có các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc triển khai đầu tư và
phát triển đô thị mới một cách thông thoáng và hiệu quả hơn. Tình trạng chưa
có một mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch hiệu quả để làm mô hình
triển khai áp dụng rộng rãi cho các khu đô thị mới là khó khăn cho các chủ
đầu tư dự án, ban quản lý khu đô thị mới và cũng là vướng mắc cho các cơ
quan quản lý Nhà nước ở tại địa phương.
Vì vậy, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch cần được nhìn nhận
dưới góc độ khoa học về quản lý, cần được nghiên cứu, đúc kết và rút ra
những kinh nghiệm để áp dụng thực thi, phù hợp với thực tế.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng theo
quy hoạch các Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung


96

và Khu đô thị mới Đông sông Cầu, thành phố Thái Nguyên nói riêng, Luận
văn đề xuất một số giải pháp quản lý từ tổng thể đến các giải pháp cụ thể có
tính ứng dụng cao trong thực tế, cụ thể gồm các giải pháp sau:
* Quản lý đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình theo quy hoạch
* Hoàn thiện cơ sở pháp lý
* Tổ chức bộ máy quản lý Khu đô thị mới
* Giải pháp áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật
Cùng với các giải pháp, luận văn đưa ra mô hình quản lý phù hợp giúp
chủ đầu tư quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Đông sông Cầu
thành phố Thái Nguyên một cách có hiệu quả, tuân thủ theo các quy định, góp
phần cải thiện về đời sống cộng đồng và khai thác tối đa giá trị hiệu quả của
Khu đô thị mới. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất tăng cường vai trò tham gia
của cộng đồng vào công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch sẽ có tính chủ

động hơn và đảm bảo phù hợp những cơ sở khoa học đã đưa ra.
Kiến nghị
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch là một công tác bao gồm rất
nhiều lĩnh vực phức tạp (đất đai, không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị,
kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, các thủ tục hành chính, cơ chế
chính sách, tổ chức bộ máy quản l‎ý...). Việc thực hiện công tác quản lý xây
dựng theo quy hoạch được đề xuất trên các nguyên tắc và quan điểm chính,
căn cứ vào những yếu tố đã được phân tích, đánh giá và tổng hợp lại trên thực
trạng quản lý hiện tại và các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư
và xây dựng Khu đô thị mới Đông sông Cầu, đồng thời có nghiên cứu và đúc
kết kinh nghiệm quản lý của các khu đô thị trong và ngoài nước. Thông qua
quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ của luận văn xin đưa ra một số kiến
nghị về quản lý xây dựng quy hoạch các khu đô thị mới nói chung và khu đô
thị mới Đông Sông Cầu nói riêng:


97

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch cần được các cấp chính quyền quan
tâm chỉ đạo một cách đồng bộ và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực
hiện. Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là
UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên trong việc thanh tra
và giám sát liên ngành, có sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng và
Ban quản lý khu ĐTM.
- Các cơ quan chuyên ngành cần hoàn thiện bổ sung các văn bản về quy
định cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Các văn bản này quy
định rõ quyền và trách nhiệm các đối tượng liên quan và hướng dẫn cụ thể
tránh tình trạng chung chung như hiện nay.
- UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các Sở, ban, ngành các địa phương và
các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:

+ Phải đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét duyệt quy
hoạch và cấp phép xây dựng.
+ Phải ban hành các quy định cụ thể để các dự án triển khai đầu tư xây
dựng theo đúng tiến độ, kế hoạch, tránh việc đầu tư dàn trải.
+ Cần xác định chính xác chức năng sử dụng, đơn giá đất để đẩy nhanh
tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng. Công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sang nhượng đất theo đúng luật đồng thời siết chặt và chấm dứt các hình
thức sang nhượng, mua bán trái phép.
+ Phải xiết chặt công tác quản lý, từ khâu lập hồ sơ dự án, tuyển chọn
các phương án đạt hình thức và công năng tối ưu cho các công trình. Lựa
chọn các nhà thầu thi công có kinh nghiệm và uy tín, khuyến khích áp dụng
các công nghệ thi công hiện đại, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành.
+ Cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực thi quy hoạch đô thị, đây
chính là đội ngũ nòng cốt trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch các
đô thị mới hiện tại và sau này.


98

+ Cần tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng
tham gia vào thực hiện thiết kế quy hoạch và thiết kế đô thị trong khu ĐTM.
Quy trình tham gia cộng đồng vào quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
cần được cụ thể hóa bằng văn bản để khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý khu đô thị.
+ Phải phân cấp quản lý và xác định rõ chức năng và quyền hạn của từng
đơn vị và từng cá nhân, trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý được giao cụ thể
đến từng sở chuyên ngành, UBND các cấp .
+ Cần đẩy mạnh việc thanh tra và giám sát liên ngành, sự phối hợp quản
lý giữa các cơ quan chức năng và Ban quản lý khu đô thị mới cũng như
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác giám sát, kiểm tra.

+ Phải có chế tài mạnh làm cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm trong
công tác triển khai xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như môi
trường kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.

2.

Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây
dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

3.

Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Quản lý đất đai và bất động sản
đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

4.

Bộ xây dựng (2005), TCXDVN 326:2005, Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

5.

Bộ xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, Hà Nội.


6.

Bộ Xây dựng (2001), Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,
đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001, Hà Nội.

7.

Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –
Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006, Hà Nội.

8.

Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/08/2006
hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành kèm theo Nghị
định 02/2006/NĐ-CP, Hà Nội.

9.

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng QCXDVN 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số
04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng, các quy chuẩn,
tiêu chuẩn khác có liên quan;

10. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008
Hướng dẫn quản lý đường đô thị, Hà Nội.
11. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của
Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;



12. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư số 01/2011/TT – BXD ngày 27/01/2011
về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch
xây dựng, quy hoạch đô thị;
13. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013.
Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị. Và thông tư số 16/2013/TT-BXD
ngày 16/10/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về
nội dung Thiết kế đô thị.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về
Quy hoạch xây dựng
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về
quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
17. Chính phủ (2010), Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của
Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
18. Chính phủ (2013), Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản
lý đầu tư phát triên đô thị.
19. Chính phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
20. Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển Đô thị Việt Nam, thời kỳ
2000-2020, Nhà xuất bản xây dựng – Hà Nội (2003)
21. Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình – NXB Xây dựng.


×