Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN ĐÌNH LƯU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI PHI LAO
(Casuarina equisetifolia Forst) TẠI HUYỆN NGHI XUÂN,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN ĐÌNH LƯU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI PHI LAO
(Casuarina equisetifolia Forst) TẠI HUYỆN NGHI XUÂN,


TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừrng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ BẢO THANH

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn
khoa học là TS. Lê Bảo Thanh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, tôi xin cảm ơn TS. Cai
shouping, Viện khoa học Lâm Nghiệp Phúc Kiến, Trung Quốc đã giúp đỡ tôi
trong việc định danh các loài sâu hại.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp,
Lãnh đạo phòng Sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Bảo vệ thực vật rừng
đã quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh, Chi cục Bảo vệ
thực vật Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân, Hạt Kiểm Lâm Nghi Xuân đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu đã qua.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả và các số
liệu trong nghiên cứu ở bản luận văn là do tôi làm ra, chưa được ai công bố
trong bất cứ tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Đình Lưu

i


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔ.NG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Sơ lược về cây Phi Lao .......................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi lao ..................................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi Lao trên thế giới ........ 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi Lao ở Việt Nam ....... 10
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 12

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 12
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 12
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 12
2.3.1. Kế thừa tài liệu .............................................................................. 12
2.3.2. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại ..................................... 12
2.3.3. Phương pháp xử lý và giám định mẫu sâu hại .............................. 19
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 19

ii


iii

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của
các loài sâu hại chính .............................................................................. 20
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ .......... 21
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, quy mô...................................................... 22
3.1.2. Ðịa hình ......................................................................................... 22
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ........................................................................... 23
3.1.4. Ðất đai ........................................................................................... 23
3.2. Kinh tế - Xã hội .................................................................................... 24
3.2.1. Dân số và lao động ........................................................................ 24
3.2.2. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 24
3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng .................................................................. 25
3.3.1. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................. 25

3.3.2. Diện tích, trữ lượng và các kiểu thảm thực vật rừng .................... 25
3.3.3.Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng: .................................. 29
3.3.4. Đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, phân theo đơn vị hành chính .... 31
3.3.5. Đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, phân theo chủ quản lý ............. 32
3.3.6. Thực vật rừng ................................................................................ 32
3.3.7. Ðộng vật rừng .............................................................................. 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
4.1. Đặc điểm thành phần các loài sâu hại Phi lao tại khu vực nghiên cứu 34

iii


iv

4.1.1. Thành phần loài sâu hại ................................................................ 34
4.1.2. Xác định loài sâu hại chính ........................................................... 36
4.2. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài sâu hại ................ 39
4.2.1. Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster) ............... 39
4.2.2. Ngài độc hại lá(Lymantria xylina Swinhoe) ................................. 43
4.2.3. Châu chấu (Chodracris rosea rosea Degee) .................................. 46
4.2.4. Rệp sáp hại phi lao (Icerua purchasi Maslcell) ............................. 48
4.2.5. Ngài đục thân vằn da báo (Zeuzera multistrigata Moore) ............ 49
4.2.6. Ngài đục thân đốm đen (Euzophera batangensis Caradja) ........... 52
4.2.7. Ngài hại thân vỏ (Arbela bailbarana Mats) ................................... 53
4.3. Dấu vết gây hại của một số loài sâu hại Phi lao .................................. 56
4.4. Thời gian xuất hiện các pha phát triển của một số loài sâu hại trong năm 59
4.5. Phân tích một số nguyên nhân khách quan có thể phát sinh sâu hại Phi
lao tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 61
4.6. Đề xuất một số biện pháp giám sát và phòng trừ sâu hại Phi lao ........ 63
4.6.1. Dự tính dự báo dịch sâu hại Phi lao .............................................. 63

4.6.2. Các biện pháp phòng trừ sâu hại Phi lao....................................... 64
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
TB
ÔTC
UBND
NN&PTNT

Viết đầy đủ
Trung bình
Ô tiêu chuẩn
Ủy ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

v


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng


TT

Trang

2.1

Đặc điểm các ô tiêu chuẩn tại khu vực Nghi Xuân, Hà Tĩnh

16

2.2

Điều tra thành phần sâu hại lá

17

2.3

Điều tra thành phần, số lượng sâu hại thân cành

18

2.4

Điều tra sâu hại dưới đất

19

3.1


Thống kê diện tích, trữ lượng các loại rừng trồng theo loài cây

26

và cấp tuổi
3.2

Các kiểu thảm thực vật

27

3.3

Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

29

3.4

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính

31

3.5

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

32


4.1

Danh lục các loài sâu hại Phi lao tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

34

4.2

Thống kê số họ và số loài theo các bộ côn trùng

35

4.3

Mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại Phi lao

38

4.4

Lịch phát sinh của xén tóc vân hình sao (Hà Tĩnh, 2014)

42

4.5

Thời gian xuất hiện các pha phát triển của một số loài sâu hại

60


vi


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Sơ đồ phân bố các ô tiêu chuẩn điều tra

14

2.2

Lồng nuôi sâu ngoài rừng

20

4.1

Tỷ lệ phần trăm sâu hại theo hình thức gây hại

36


4.2

Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster)

39

4.3

43

4.4

Phân bố sâu non xén tóc ở các độ cao và hướng trên cây Phi
lao
Ngài độc hại lá(Lymantria xylina Swinhoe)

4.5

Châu chấu (Chodracris rosea rosea Degee)

46

4.6

Rệp sáp hại phi lao(Icerua purchasi Maslcell)

48

4.7


Ngài đục thân vằn da báo (Zeuzera multistrigata Moore)

49

4.8

Ngài đục thân đốm đen(Euzophera batangensis Caradja)

52

4.9

Sâu non Ngài hại thân vỏ (Arbela bailbarana Mats)

53

43

4.10 Mạch cánh trước và cánh sau của ngài hại thân vỏ

54

4.11 Dấu hiệu nhận biết của Xén tóc vân hình sao

56

4.12 Dấu hiệu nhận biết của Sâu đục thân đốm đen

57


4.13 Dấu hiệu nhận biết của Ngài hại thân vỏ

58

4.14 Dấu hiệu nhận biết của Ngài hại thân vỏ

58

vii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho nhân loại, là tài sản vô giá của quốc gia. Rừng là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái và có giá trị to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Rừng là lá
phổi của nhân loại, nó điều hòa khí hậu, cải tạo môi trường sống, làm sạch
môi trường sinh thái. Rừng cung cấp nguồn năng lượng sạch cho con người.
Rừng có vai trò quan trọng trong việc cải tạo nguồn nước, cải tạo dòng chảy,
giảm thiểu nguy cơ hạn hán, lũ lụt, xói mòn cho con người . Rừng còn là ngôi
nhà trú ngụ chung cho các loài động vật, là nơi bảo tồn lưu trữ các nguồn gen
quý hiếm. Ngoài ra rừng còn cung cấp gỗ, các loài dược liệu quý hiếm cho
con người cũng như một phần năng lượng lớn từ củi và chất đốt.
Năm 1943 Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ 43%, đến năm
1990 chỉ còn 9,18 triệu ha với độ che phủ 27,2%, thời kỳ năm 1980-1990 bình
quân mỗi năm 100 ha rừng đã bị mất. Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây diện
tích rừng đã tăng lên nhờ việc trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Theo số liệu
của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 13.258.843 ha,
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538

ha, độ che phủ 39,1% (chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020).
Diện tích rừng trồng ngày một tăng đã góp phần quan trọng làm tăng tỷ
lệ che phủ của rừng lên 11,9% so với năm 1990 đánh giá được sự nỗ lực to
lớn của toàn đảng, toàn dân và đại diện là ngành Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn. Thông qua việc phát động và tổ chức và thực hiện các dự án như:
327, 661...các chương trình hỗ trợ phát triển rừng của chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên sâu, bệnh hại cây rừng là một trong
những trở ngại cho việc tăng năng suất sinh trưởng của rừng.
Cây Phi lao được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1896. Hiện nay Phi
lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu

1


2

hết các tỉnh ven biển Việt Nam đều trồng Phi lao trên các bãi cát ven biển với
vai trò chủ yếu là phòng hộ. Nhiều nơi cây Phi lao còn được làm cây chắn
gió, cây ven đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
Trong điều kiện trồng chủ yếu trên đồi cát, hệ sinh thái của rừng Phi lao
tương đối yếu, dẫn đến tình trạng các loài sâu bệnh xuất hiện và gây hậu quả
ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về bảo vệ phát
triển loài cây này chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt về lĩnh vực quản lý
sâu bệnh hại.
Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
7.195,5 ha, trong đó diện tích rừng Phi lao tại các xã ven biển 608,7 ha. Trong
những năm qua tình hình sâu hại cây Phi lao diễn biến phức tạp, tuy nhiên
chưa có biện pháp quản lý sâu bệnh một cách hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp

quản lý một số loài sâu hại Phi Lao (Casuarina equisetifolia Forst) tại
Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

2


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về cây Phi Lao
Cây Phi lao có nguồn gốc từ Châu Úc, hiện nay đã được trồng ở hầu hết
các nước Châu Á, Đông Nam Á và Châu Phi nhiệt đới.
Người Pháp đã đem cây Phi lao trồng ở Việt Nam từ năm 1986. Hiện nay
Phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu
hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng Phi lao trên các
bãi cát ven biển. Nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam trồng Phi lao làm cây chắn gió,
cây ven đường làm cây bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài thuộc chi Phi lao (Casuarina Adans) đã
được nhập nội từ Châu Úc đó là:
Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst): Cây gỗ lớn, là một trong những
cây gỗ trồng rừng và làm cây bóng mát quan trọng ở Việt Nam.
Phi lao cunningham ( C. xunninghamiana Miq.): Cây gỗ nhỏ trồng
làm cảnh.
Phi lao junghun (C.tungnian Miq): Cây gỗ nhỏ trồng làm cảnh.
Phi lao hoa trần (C.nudiflora Eorst.): Cây gỗ nhỏ trồng làm cảnh.
Trong 4 loài Phi lao trên chỉ có loài Phi lao (Casuarina equisetifolia
Forst) là cây gỗ lớn được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời để trồng trên các
bãi cát ven biển, còn 3 loài Phi lao kia cây gỗ nhỏ, mới được nhập nội để
trồng làm cảnh các thành phố lớn thời gian gần đây.

Theo giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam, Phi lao có 2 chủng: Phi lao
trắng và Phi lao tía. Phi lao trắng có tỷ lệ quả/hạt là 1/35, gỗ màu trắng đặc lõi
phân biệt rõ, thớ thẳng, gỗ mềm nhẹ, không bền. Phi lao tía có tỷ lệ quả hạt
1/16, gỗ màu hồng, đặc lõi phân biệt, gỗ nặng và bền hơn Phi lao trắng.

3


4

Phi lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực
xích đạo mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm và không có
mùa khô, đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng mưa thấp 700 – 800 mm và
mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng. Các khu vực này, Phi lao thường sống trên các
bãi cát ven biển, thích hợp với các loài đất các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu,
ẩm, thoát nước, độ PH 6,5 – 7,0.
Cây sinh trưởng nhanh cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu
đến 2m, rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia, có thể chịu
được gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp trốc rễ. Thân chịu được cát va đập,
nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất. Vì vậy ở
Việt Nam, tới nay Phi lao vẫn là cây gỗ được trồng trên vùng cát cố định và
cát bay ven biển . Sau khi trồng được 1 năm, cây có thể đạt chiều cao 2 – 3 m,
đường kính 3cm, cây 4 tuổi cao 11-12 m, đường kính 12 -15 cm; cây 10 tuổi
cao 18 – 20 cm, đường kính trên 20 cm. Thông thường trên 25 tuổi cây ngừng
sinh trưởng chiều cao, đến 35- 50 tuổi cây già cỗi.
Phi lao sinh trưởng quanh năm nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng
nhanh hơn. Ở giai đoạn tuổi nhỏ cây chịu khô và chịu rét kém, vượt qua giai
đoạn này cây sinh trưởng tốt hơn.
Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên cây có nhiều rễ bất định, do đó thân cây
bị vùi lấp tới đâu, cây vẫn ra rễ ở nơi đó và sinh trưởng bình thường.

Cây sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng,
có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ
giới nhẹ, độ PH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, lẫn
nhiều đá, đất có thành phần cơ giới nặng, bí chặt, độ PH 4 - 4,5, cây sinh
trưởng rất kém, lá vàng đỏ, thường biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ,
cành lòa xòa trên mặt đất hoặc chết dần.

4


5

1.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi lao
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi Lao trên thế giới
Năm 2012, Hoàng Kim Thủy đã thống kê trên cây Phi Lao có 143 loài
sâu hại thuộc 47 họ, 5 bộ côn trùng. Trong đó một số loài gây hại chủ yếu
như: Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster), Ngài đục thân
(Zeuzera multistrigata Moore), Sâu hại vỏ (Euzophera batangensis Caradja),
Ngài đục thân (Arbela bailbarana Matsumura) gây hại chủ yếu bộ phân thân
cây Phi lao; Ngài độc hại lá (Lymantria xylina Swinhoe), Châu Chấu
(Chondracris rosea rosea De Geer) gây hại lá cây. Ngoài ra một số loài hút
nhựa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cây như Ve
sâu (Poophilus costalis Walker),

Rệp bọt trắng (Icerya purchasi

Maskell)[22].
Năm 1960, Trần Tổ Thành đã tiến hành diều tra tình hình phá hoại của
Xén tóc vân hình sao ở tỉnh Phúc Kiến và vạch ra phương pháp phòng trừ.
Năm 1966 đã có báo cáo về tính nguy hại và kinh nghiệm phòng trừ loại Xén

tóc như diệt Xén tóc trưởng thành, Sâu non, diệt trứng, bóc vỏ cây và phun
thuốc. Lưu Vĩnh Chương (1980) lần đầu tiên dùng bột gỗ cây kí chủ để nuôi
sâu non Xén tóc tuổi nhỏ và quan sát sau 30-40 ngày sâu non chui vào sâu bột
gỗ để vào nhộng đây cũng là kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của
Xén tóc vân hình sao để làm cơ sở cho phòng trừ sâu hại cây Phi lao.
Năm 1980 thế kỷ 20, Trung Quốc đã tiến hành nhập từ Úc 46 loài cây
Phi lao khác nhau trồng ở 6 khu vực từ Hải Nam đến Quảng Đông. Cùng với
thời gian nay Xén tóc vân hình sao xuất hiện và gây hại nguy hiểm đến các
loài cây Phi lao. Năm 1996-2000, Xén tóc vân hình sao được xếp vào loài sâu
hại chủ yếu trên cây Phi Lao, các nghiên cứu khác nhau về đặc điểm sinh học,
biện pháp phòng trừ, chọn cây mồi, chọn giống kháng sâu ... đã được tiến
hành. Xén tóc vân hình sao phát triển ở Châu Á, chủ yếu ở Trung Quốc, bán

5


6

đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Việt Nam. Song đồng thời do
việc thương mại quốc tế phát triển cùng với việc vận chuyển cây, gỗ tròn và
gỗ xẻ nên phát triển ra toàn thế giới.
Từ năm 1980 tại Châu Đại Dương, Châu Âu, và Bắc Mỹ, hàng năm từ
1991 - 1995 đều có báo cáo về loại côn trùng này.
Năm 2001 ở Wasington, Hoa Kỳ đã phát hiện ra loài Xén tóc vân hình
sao và tiến hành nghiên cứu đưa ra các biện pháp phòng trừ. Năm 2009 đã
tuyên bố diệt trừ được loại này.
Ở các nước Châu Âu như Ý, Pháp, Hà lan cũng có loại sâu này. Năm
40 của thế kỷ 20, hai ông Gressitt (1940), Lieu (1945) đã nghiên cứu đến Xén
tóc vân hình sao và kiến nghị cách phòng tránh, đồng thời việc phát hiện loại
này các học giả quốc tế đã nghiên cứu dày công ở cấp độ khác nhau và đề ra

cách phòng ngừa[16].
Năm 1903, Swinhoe lần đầu tiên ghi nhận có một loài ngài ăn tạp điển
hình có tên khoa học là Lymantria xylina Swinhoe. Cùng với việc phát triển
việc trồng cây Phi lao ở các vùng Trung Quốc trên diện tịch khá lớn nên dần
biến thành chỗ ẩn trú cho loài này gây ra dịch. Vì vậy các học giả ở Phúc
Kiến, Đài Loan đã nghiên cứu khá nhiều, Lý Hữu Thiềm (1981) đã nghiên
cứu hệ thống tập tính sinh hoạt của loài này. Năm 1985 Vương Ngọc Trâm,
Vũ Thủy Xương đã có báo cáo về tập tính sinh hoạt và cách phòng trừ loài
này ở Đài Loan.
Sau năm 1980, thế kỷ 20 vì tình hình phá hoại của loài sâu này tăng lên
nhiều nên các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất, quản lý ở Trung Quốc đã
nghiên cứu về kỹ thuật phòng trừ, dự báo kết quả. Năm 1993 Lý Bằng và Lý
Văn Tuyên đã nghiên cứu không gian hoạt động của loài nhộng, sâu non.
Năm 2004, Ngụy Sở Tương cũng đã nghiên cứu loại ngài độc ở Phúc Kiến,
kỹ thuật phòng trừ là một trong những nội dung phòng sâu bệnh trong ngành

6


7

lâm nghiệp. Loài ngài này chủ yếu ăn lá nên việc phòng trừ sinh học có kết
quả tốt và đã nhiều lần thí nghiệm trong mọi điều kiện của ấu trùng khác nhau
có thể tạo ra dịch. Năm 80, 90 thế kỷ 20 đã đạt cao trào của việc nghiên cứu.
Hồ Lâm Học (1985), Chu Chính Văn (1980) cũng đã nghiên cứu đến loại côn
trùng này để phòng trị trên diện tích lớn. Trần Thuận Lập(1987), Tạ Liệu Vy
(1987), Hà Thùy Lương (1991), Lâm Khánh Nguyên (2000) cũng đã nghiên
cứu loại thuốc trừ loại sâu này và đã kết luận loại thuốc Bạch Cương là loại
thuốc chính trừ sâu. Ở Đài Loan dùng thuốc Bạch cương diệt ấu trùng sau 7
tháng kết quả diệt được trên 83% (Trần Trúc Cô, 2001). Viện Lâm nghiệp

Phúc Kiến đã dùng thuốc Metarhizium anisopliae, qua thí nghiệm và đạt được
kết quả khá tốt ( Trần Thủ Bình 2010, Hà Học Hữu 2011, Đặng Trung Thành
1992) đã thử khả năng dùng thuốc phòng trị[19,20,21].
Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster) có phân bố chủ
yếu ở Đông Nam Á. Nhưng quá trình trao đổi, giao lưu hàng hóa nông lâm
sản phát triển, Xén tóc vân hình sao từ Châu Á đi cùng với hàng hóa nông
lâm sản đi vào các nước Châu Âu, Italia, Pháp, Hà Lan. Hiện nay nó đã được
Tổ chức bảo vệ thực vật Châu Âu (European Plant Protection Organization)
đưa vào danh sách cần được kiểm dịch. Xén tóc vân hình sao là loài có diện
tích gây hại rất lớn và gây hại nghiêm trọng, loài này trú ngụ trên cây, chủ yếu
bám vào phần thân cây cách dưới mặt đất khoảng 40 cm trở xuống, có thời
gian gây hại khoảng 10 tháng. Vào những năm 40 của thế kỷ 20 các nhà khoa
học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự gây hại của loài Xén tóc này.
Năm 1966, tại Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận Xén tóc vân hình sao
gây hại trên cây Phi Lao tại một số Lâm trường tại khu vực Tỉnh Phúc Kiến.
Vào những năm 80 cùng với sự gia tăng của diện tích rừng trồng Phi lao và
cây Phi lao bắt đầu lớn tuổi, sức đề kháng giảm thì Xén tóc vân hình sao trở
thành một loài gây hại nghiêm trọng, diện tích bị hại có những khu vực lên tới

7


8

66,7%. Chính phủ Trung Quốc đã đầu từ hàng loạt đề tài khoa học công nghệ
nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học, qui luật phát sinh và các biện pháp điều
tra giám sát và phòng trừ nhằm khống chế sự gây hại của loài Xén tóc
này[12,13,14,17].
Ngài độc hại lá (Lymantria xylina Swinhoe) tại Trung Quốc phân bố
chủ yếu ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài loan, Chiết Giang, đây là loài

ăn tạp có thể ăn 63 loài thuộc 29 họ thực vật khác nhau. Ngài độc hại lá gây
hại chủ yếu vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Vào những năm 1960 khi diện
tích trồng cây Phi lao ở các vùng ven biển của Trung Quốc tăng lên, loài sâu
này chuyển sang gây hại cây Phi lao. Từ năm 1971 bắt đầu phát triển ở vùng
Phúc Kiến nhiều khu vực khác cũng đã phát triển. Từ tháng 10 năm 1983 đến
năm 1984 diện tích gây hại của loài sâu này tại Phúc Kiến lên đến 10.000 ha.
Thông thường những khu vực rừng Phi lao thuần thục nghiêm trọng hơn
những khu vực rừng mới phát triển, phần dưới cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng
hơn. Ngài độc đẻ trứng nhanh, loại này chủ yếu ăn hại lá nên biện pháp phòng
trừ tương đối dễ dàng và đã được thí nghiệm nhiều lần trên phạm vi rộng.
Trong điều kiện nhất định có thể làm cho ấu trùng chết, có thể dùng phương
pháp phòng trừ sinh học. Vào những năm 80, 90 của thế kỷ 20, tại Trung
Quốc đã nghiên cứu và sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học để tiêu diệt
Ngài độc hại lá một cách rộng rãi, một số chế phẩm sinh học được sử dụng
như Nấm bạch cương (beauveria bassiana) , Nấm cứng xanh (Metarhizium
anisopliae)[22].
Châu chấu (Chondracris rosea rosea De Geer) là một trong những loài
gây hại cây lâm nghiệp, nông nghiệp. Loại này gây hại ở hai pha Châu chấu
con và Châu chấu trưởng thành, đặc biệt là ở pha trưởng thành và giai đoạn
Châu chấu con tuổi lớn gây hại càng lớn. Loại này khi xuất hiện và gây hại có
thể làm cho cả một khu vực trừng thành thục đều bị trụi lá. Năm 1975 vùng

8


9

ven biển đảo Hải Nam, Trung Quốc loài Châu chấu đã phá trụi một diện tích
rừng Phi lao 33,33 ha, năm 1978 tại Đông Hải, Trung Quốc Châu chấu gây
hại 13,33 ha diện tích rừng Phi lao. Từ năm 1958 đến năm 1977 tại Quảng

Đông, Châu chấu đã gây hại 533,33 ha diện tích rừng Phi lao. Ở thành phố
Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến năm 1933 cũng bị loại côn trùng này xâm hại phá
hỏng gần 100 ha, tỷ lệ gây hại 100%.
Năm 1981, Hoàng Kim Thủy và cộng sự trong chương trình điều tra
sâu bệnh hại rừng toàn quốc lần đầu tiên phát hiện Ngài đục thân (Zeuzera
multistrigata Moore) gây hại trên cây Phi lao tại Phúc Kiến Trung Quốc, loài
sâu này lúc đầu gây hại trên các loài cây lá rộng, tuy nhiên cùng với sự gia
tăng diên tích của rừng trồng thuần loài cây Phi Lao nên đã chuyển sang gây
hại loài cây Phi Lao. Ở Phúc kiến Ngài đục thân một năm có 1 thế hệ và
thường gây hại cây Phi lao 3 đến 6 năm tuổi, tỷ lệ bị hại có thể lên tới 82%,
sâu non tuổi nhỏ thường tấn công những cành non, cành ngọn, sâu non tuổi
càng lớn thì chuyển dần sang gây hại cành chính và thân cây, đường đục
thường phức tạp vào tới lớp gỗ, làm cho cây sinh trưởng kém hoặc chết. Mỗi
một cây Phi lao thường có 1 sâu non và 1 lỗ thải phân. Đối với sâu non trong
đường đục có thể dùng dung dịch nấm bạch cương tiêm trực tiếp vào lỗ thải
phân hiệu quả phòng trừ có thể đạt tới 95%, đây được xem là kĩ thuật phòng
trừ tốt nhất đối với loài này. Ngoài ra có thể dùng bình phun để phun loại
dung dịch này.
Sâu hại vỏ (Euzophera batangensis Caradja) thường cư trú và lấy thức ăn
ở phần giữa vỏ cây và phần gỗ của cây. Sâu trưởng thành thường tấn công vào
thân cây bằng các vết thương có sẵn như lỗ thải phân hoặc lỗ vũ hóa của Xén tóc
để đẻ trứng. Nhẹ thì tạo ra hàng ngàn lỗ vỏ cây làm cho vỏ cây bong ra ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây, nặng thì có hàng trăm ấu trùng tập trung ở vỏ
cây tạo thành 1 vòng tròn cắt đứt hệ thống chuyển dịch trong thân cây làm cây bị

9


10


khô cứng. Tại Phúc kiến, sâu hại vỏ mỗi năm có 5 thế hệ, hàng năm vào khoảng
tháng 12 sâu non qua đông trong đường đục (một số ít nhộng qua đông) đến
tháng 3 năm sau sâu non vào nhộng và tháng 4 hóa sâu trưởng thành.
Ngài đục thân (Arbela bailbarana Matsumura) ở Phúc Kiến, Quảng
Đông mỗi năm có một thế hệ. Sâu non tấn công vào các cành cây tạo thành
những đường đục, đồng thời trong đường đục sâu non cùng với sợi gỗ, phân
tập trung làm kín đường đục, làm cho bên ngoài vỏ cây cũng quan sát rõ
đường đục. Ban ngày sâu non ẩn trong đường đục, ban đêm bò ra ăn ngoài vỏ
cây làm cho phân gỗ hoặc lõi gỗ lộ ra có màu trắng xanh hoặc màu nâu. Sau 2
– 3 năm phần bị hại nghiêm trọng có thể làm cây hỏng[22].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Phi Lao ở Việt Nam
Theo báo cáo của Dự án “Điều tra thành phần sinh vật gây hại cây lâm
nghiệp ở Việt Nam” thì thành phần gây hại cây Phi lao được thống kê với 9
loài gây hại chính: Sâu đục thân Phi lao ( Zeuzera cofeae), Cầu cấu đen (sp.),
Cầu cấu xanh (Hypomecessquamosus), Sâu kèn lớn (Eumetawallacci), Sâu
chùa (Pagodia hekmeyeri), Sâu kèn bó lá (Dapula sp.), Bọ xít (Anoplocnemis
pharia), Bọ xít vân đen vàng ( Erthsina fullo) và Rệp sáp ( Icerya puchase) và
có 1 loại bệnh quan trọng gây chết cây: bệnh héo lá xanh do vi khuẩn
(Pseudomonas) [2].
Bệnh phồng rộp vỏ gây chết cây hiện nay đã xuất hiện tại Trà Vinh,
gây chết khoảng 17.500 cây. Theo kết quả của Trung tâm kiểm dịch thực vật
sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật, nấm gây bệnh cho cây Phi Lao là
Trichosporium vesiculosum (tên khác: Subramaniannosporavesiculosa) [2].
Kết quả về thành phần sâu, bệnh hại chưa có thông tin đầy đủ vì chưa
được tiến hành điều tra và thu thập số liệu.
Kết quả điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại do sinh vật gây hại Phi lao
với mục đích xác định thành phần loài sinh vật hại chính tại 3 tỉnh Quảng

10



11

Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế cho thấy sinh vật gây hại cây Phi lao có
36 loài thuộc lớp côn trùng, 4 loài thuộc lớp chân bụng, 1 loài thuộc lớp nhện,
1 loài thuộc lớp thú và 10 loài vi sinh vật gây bệnh hại được thu tại 3 tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó xác định được 5 loài sâu,
bệnh hại chính là Cầu cấu xám, Sâu kèn nhỏ; Sâu kèn dài gây hại tại 3 tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, sâu đục thân tại Quảng Bình và
bệnh chết lụi tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, các sinh vật còn
lại mức độ gây hại nhẹ[2].
Theo cuốn Cẩm nang nghành lâm nghiệp xuất bản năm 2006, thành
phần sâu hại Phi lao có 9 loài với 5 họ thuộc 4 bộ khác nhau, trong đó sâu ăn
lá có 5 loài chiếm 56%, 1 loài đục thân chiếm 11%, 3 loài chích hút chiếm
33%. Một số loài sâu tương đối nguy hiểm đối với cây Phi lao như Sâu đục
thân, Rệp sáp[6].
Năm 2011, tại một số khu vực của tỉnh Hà Tĩnh các loài Châu chấu đã
hoành hành phá hoại cây Phi lao một cách nghiêm trọng. Hàng chục ha rừng
Phi lao ven biển huyện Lộc Hà đã bị chúng ăn trụi lá, nguy hiểm hơn chúng
còn tràn ra phá hoại cả lúa và hoa màu hè thu của bà con nông dân. Người dân
huyên Lộc Hà đã tổ chức phát động quần chúng nhân dân tham gia bắt và tiêu
huỷ trên 3 tấn Châu chấu. Tuy nhiên, con số đó còn chưa là gì đối với sự sinh
trưởng và phát triển của chúng [11].
Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra sinh vật hại trên cây Thông
và cây Phi lao, trong đó hướng dẫn chi tiết về phương pháp điều tra, đánh giá
tình hình sinh vật hại trên 2 loài cây này[5].

11



12

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần hạn chế ảnh hưởng của các loài sâu hại, đảm bảo sinh trưởng
phát triển tốt cho cây Phi lao, phát huy tốt vai trò và hiệu quả trong bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định được thành phần các loài sâu hại.
 Xác định được đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại chính.
 Đề xuất được các biện pháp quản lý sâu hại chủ yếu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra thành phần loài sâu hại cây Phi lao;
2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hại chủ yếu;
3. Đề xuất biện pháp quản lý sâu hại cây Phi lao.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kế thừa tài liệu
Để có thể thu thập được các thông tin cần thiết ngoài việc điều tra trực
tiếp trên thực địa thì còn có công việc khác quan trọng không kém, đó là việc
kế thừa các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu... tại địa bàn ta tiến hành điều tra. Từ
đây ta mới có thêm thông tin về diện tích trồng, giống cây, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến sâu bệnh hại Phi lao.
2.3.2. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại
Mục đích là xác định chính xác các chỉ tiêu về thành phần, mật độ sâu
hại (con/cây), tỷ lệ sâu hại và mức độ gây hại của sâu để lập ra danh mục các


12


13

loài sâu hại thông qua quá trình nghiên cứu trực tiếp về tình hình sâu hại, kế
thừa tài liệu, từ đó tìm ra các loài sâu hại chính.
Để tiến hành điều tra cần tiến hành lựa chọn điểm điều tra mang tính
đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tùy theo điều kiện nghiên cứu mà điểm
điều tra có thể là các ô tiêu chuẩn (ÔTC) hay tuyến điển hình.
2.3.2.1. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
a) Nguyên tắc chung
Dựa theo giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh hại trong lâm
nghiệp” để lập ô tiêu chuẩn như sau:
Ô tiêu chuẩn là diện tích rừng được chọn ra, trong đó mang đầy đủ các
đặc điểm đại diện về đất đai, địa hình, thực bì, hướng phơi đại diện cho lâm
phần điều tra.
Nếu rừng trồng tương đối đồng đều về địa hình, tuổi cây, thảm thực bì
tầng dưới thì số lượng ô ít, còn nếu địa hình phức tạp, tuổi cây khác nhau,
thực bì không đồng nhất thì cần lập nhiều ô hơn. Số lượng ô tiêu chuẩn cần bố
trí phụ thuộc vào diện tích của lâm phần và độ chính xác yêu cầu. Nhìn chung
cứ bình quân 10÷15 ha cần điều tra đặt một ô tiêu chuẩn. Diện tích ô tiêu
chuẩn có thể nằm trong khoảng 500 - 2500 m² tùy theo mật độ trồng, số cây
trong ô tiêu chuẩn phải ≥ 100 cây.
Hình dạng ô tiêu chuẩn tùy theo địa hình mà có thể là hình vuông, hình
chữ nhật hay hình tròn.

13



14

Hình 2.1. Sơ đồ phân bố các ô tiêu chuẩn điều tra
Vị trí ô tiêu chuẩn phải đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu,
do đó khi bố trí phải chú ý đặc điểm về địa hình như độ cao, hướng phơi, các
đặc điểm về lâm phần như loài cây, tuổi cây, mật độ trồng, độ tàn che, thực bì

14


15

tầng dưới, tình hình đất đai. Dụng cụ lập ô tiêu chuẩn gồm: Thước dây, cọc
mốc, phấn đánh dấu. Để xác định 1 ô tiêu chuẩn ta lấy 1 cây làm mốc (cây
làm mốc đánh dấu bằng phấn), từ cây làm mốc xác định góc vuông bằng việc
áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông có các cạnh 3, 4 và 5m. Ô tiêu
chuẩn được xác định khi khép góc mà sai số cho phép nhỏ hơn 1/200.
b) Phương pháp lập ô tiêu chuẩn đối với cây phi lao tại khu vực nghiên cứu
Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh có diện tích rừng Phi lao khoảng 608,7 ha,
trong đó rừng trồng năm 2005 khoảng 215 ha, trồng năm 2007 khoảng 210
ha, trồng năm 2008 khoảng 183,7 ha. Địa hình tương đối thuần nhất chính vì
vậy để đảm bảo vừa có kết quả đại diện vừa tiết kiệm được thời gian nhân lực,
chúng tôi đã tiến hành lập 8 ô tiêu chuẩn với diện tích là 1000m² (trồng năm
2005 lập 3 ô, trồng 2007 lập 3 ô và trồng 2008 lập 2 ô).
Khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng nên tôi tiến hành lập ô tiêu
chuẩn hình chữ nhật có kích thước 20m × 50m. Sau khi đã xác định được góc
vuông, ta căng dây đo 1 cạnh có chiều dài 20m, chiều rộng 50m, tại mỗi góc ta
đều phải xác định các góc vuông theo nguyên tắc lập ô tiêu chuẩn ở trên.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn
Trong ô tiêu chuẩn cần phải tiến hành điều tra các chỉ tiêu như:

a. Đặc điểm ô tiêu chuẩn
Để xác định các đặc điểm trong ô tiêu chuẩn cần kết hợp giữa điều tra
trực tiếp với kế thừa tài liệu. Để có Hvn và D1.3 bình quân, trên mỗi ô tiêu
chuẩn tiến hành điều tra 10 cây chọn ngẫu nhiên. Dụng cụ đo chiều cao của
cây là súng bắn độ cao, còn đường kính D1.3 được đo bằng thước kẹp kính.
Hướng phơi và độ dốc thì dùng địa bàn để xác định.
Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở
bảng 2.1:

15


16

Bảng 2.1: Đặc điểm các ô tiêu chuẩn tại khu vực Nghi Xuân, Hà Tĩnh
ÔTC
STT

1

2

3

4

5

6


7

8

Xuân Hội

Xuân Đan

Xuân Phổ

Xuân Hải

Xuân Thành

Cổ Đạm

Xuân Liên

Cương Gián

529,489.95;

530,106.75;

530,253.62;

530,899.79;

531,614.49;


533,288.69;

534,561.47;

536,333.56;

Đặc điểm
1

2

Vị trí đặt ô tiêu
chuẩn (xã)
Tọa độ (x,y)

2,073,183.67 2,070,217.13 2,068,072.98 2,065,272.88 2,062,423.84 2,058,732.78 2,055,903.31 2,052,633.25

3

Năm trồng

2008

2008

2007

2007

2007


2005

2005

2005

4

Tên giống

CE

CE

CE

CE

CE

CE

CE

CE

5

Số cây


150

140

130

120

120

120

120

120

6

Hvn (m)

6,01

6,67

8,03

7,63

8,00


12,17

11,93

11,77

7

D1.3 (cm)

8,5

8,38

11,38

11,97

11,47

14,67

14,43

14.34

8

Sinh trưởng


TB

TB

TB

TB

TB

TB

TB

TB

Ghi chú:

CE: Casuarina equisetifolia Forst.
TB: Trung bình

16


×