i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các
tổ chức, ban ngành, cá nhân.
Tôi xin được gửi lời và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Ngọc
Hải, người thầy đã hướng dẫn, bồi dưỡng, khuyến khích, và truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo Sau
đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã luôn giúp đỡ nhiệt tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan
trọng, giúp tôi nâng cao chất lượng luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm
ơn đến toàn thể Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập, điều tra số liệu hiện
trường. Cảm ơn gia đình và tập thể lớp Cao học 20B - QLBV đã luôn động
viên, tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý
kiến, chỉ dẫn của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong
luận văn là trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là
của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Lê Đình Đức
năm 2014
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ........................................................................................................i
Mục lục .............................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................iv
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 3
1.1.2.Các nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên và phục hồi rừng .............. 4
1.1.3.Bảo tồn và tái sinh tự nhiên loài DSĐV ............................................ 6
1.1.4.Nghiên cứu về khả năng nhân giống và gây trồng DSĐV. ............. 11
1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 12
1.2.1.Nghiên cứu về phân loại và đặc điểm hình thái, sinh thái loài DSĐV .. 12
1.2.2. Công tác bảo tồn thực vật rừng và những nghiên cứu về tái sinh
rừng ở Việt Nam ....................................................................................... 14
Chương 2. MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 22
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 22
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 22
2.4. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 22
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .......................................................... 23
iii
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài trong giai
đoạn vườn ươm ......................................................................................... 23
2.5.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ảnh hưởng một số nhân tố đến sinh
trưởng loài DSĐV ..................................................................................... 24
2.5.4. Phương pháp xúc tiến tái sinh loài cây DSĐV bằng gieo hạt, cấy
cây mạ, cấy cây mạ có bầu ....................................................................... 25
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng DSĐV xúc tiến tái sinh và
bảo tồn chuyển chỗ ................................................................................... 26
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘIKHU VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 29
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 29
3.1.2. Địa hình địa thế ............................................................................. 30
3.1.3. Địa chất, đất đai ............................................................................ 31
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................. 32
3.2. Các yếu tố kinh tế, xã hội..................................................................... 34
3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư ............................... 34
3.2.2. Các hoạt động kinh tế, giáo dục và đời sống văn hoá - xã hội ..... 35
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
4.1. Đặc điểm hình thái của DSĐV giai đoạn vườn ươm ............................ 38
4.2. Kết quả thử nghiệm xúc tiến tái sinh tự nhiên DSĐV tại KBTTN Kim
Hỷ ................................................................................................................. 42
4.2.1. Địa điểm và đặc điểm nơi xúc tiến tái sinh DSĐV......................... 42
4.2.2. Tỷ lệ nảy mầm hạt giống ở mô hình xúc tiến tái sinh .................... 43
4.3. Sinh trưởng của DSĐV giai đoạn vườn ươm và ở mô hình bảo tồn
chuyển chỗ tại KBTTN Kim Hỷ .................................................................. 46
4.3.1. Sinh trưởng của DSĐV giai đoạn vườn ươm ................................. 46
iv
4.3.2. Sinh trưởng của DSĐV ở mô hình bảo tồn chuyển chỗ ................. 55
4.3.3. Đặc điểm giải phẫu và hàm lượng diệp lục lá DSĐV giai đoạn vườn
ươm. .......................................................................................................... 56
4.4. Cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo tồn loài DSĐV .................... 62
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn chuyển chỗ ......................... 63
4.4.3. Công tác bảo tồn nguồn gen ........................................................... 65
4.4.4. Bảo tồn đối có sự tham gia của cộng đồng ..................................... 66
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 67
1. Kết luận .................................................................................................... 67
2. Tồn tại ...................................................................................................... 68
3. Kiến nghị .................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Nguyên nghĩa
Từ viết tắt
1
CT
Công thức
2
CV
Hệ số biến động
3
DSĐV
Du sam đá vôi
4
EN
Cấp nguy cấp
5
HST
Hệ sinh thái
6
IUCN
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
7
KBT
Khu bảo tồn
8
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
9
UNESCO
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên
Hợp Quốc
10
VQG
Vườn quốc gia
11
WWF
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp KBTTN Kim Hỷ ................... 33
Bảng 4.1. So sánh hình thái và kích thước lá ở các giai đoạn cây DSĐV ...... 40
Bảng 4.2. Vị trí thử nghiệm xúc tiến tái sinh Du sam đá vôi tại KBTTN Kim Hỷ ... 43
Bảng 4.3. Tỷ lệ nảy mầm của DSĐV xúc tiến tái sinh ................................... 44
Bảng 4.4. Sinh trưởng của cây con DSĐV xúc tiến tái sinh tự nhiên ............ 45
Bảng 4.5. Kết quả sinh trưởng của cây DSĐV đến tháng 9/2014dưới các độ
tàn che khác nhau ............................................................................................ 47
Bảng 4.6. Diễn biến số lượng cây trong từng công thức ................................ 47
Bảng 4.7. Sinh trưởng của chiều cao và số lá cây dưới tác động các nhân tố
sau 15 tuần ....................................................................................................... 51
Bảng 4.8. So sánh tốc độ tăng trưởng của cây con loài DSĐVở các công thức
thí nghiệm........................................................................................................ 53
Bảng 4.9. So sánh tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con DSĐV ở vườn ươm
và xúc tiến tái sinh........................................................................................... 54
Bảng 4.10. Sinh trưởng cây con bảo tồn chuyển chỗ tại KBTTN Kim Hỷ .... 55
Bảng 4.11. Kết quả phân tích giải phẫu là DSĐV .......................................... 57
Bảng 4.12. Kết quả hàm lượng diệp lục trong lá cây con loài DSĐV ............ 61
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mặt trước và mặt sau lá cây tái sinh hạt.......................................... 39
Hình 4.2. Hình thái cây con tái sinh giâm hom .............................................. 39
Hình 4.3. Mặt trước và mặt sau lá trưởng thành ............................................. 39
Hình 4.4. Hình thái cây con tái sinh bằng hạt ................................................. 41
Hình 4.5. Hình thái cây con giâm hom ........................................................... 42
Hình 4.6. Biều đồ diễn biến sinh trưởng của chiều cao (cm)dưới các độ tàn
che khác nhau .................................................................................................. 48
Hình 4.7. Biểu đồ diễn biến tăng trưởng của số lá cây dưới các độ tàn che
khác nhau......................................................................................................... 49
Hình 4.8. Cấu tạo giải phẫu lá loài DSĐV giai đoạn cây con ........................ 58
Hình 4.9. Cấu tạo giải phẫu loài DSĐV giai đoạn cây trưởng thành ............. 59
1
ơ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn có diện tích trên
14,000ha, thuộc địa phận các xã Vũ Muộn, Cao Sơn (huyện Bạch Thông) tới
các xã Lương Thượng, Ân Tình, Côn Minh. (huyện Na Rì), là nơi lưu giữ
được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú cùng với những giá trị sinh
học phong phú, đa dạng. Kim Hỷ được các nhà khoa học trong và thế giới
đánh giá cao về sự phong phú của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc
diện phải được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Không những thế, đây còn
được coi là kho gỗ quý lớn của tỉnh Bắc Kạn với hàng vạn cây nghiến, thông
núi....
Một trong những loài cây quý hiếm tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kim
Hỷ là loài Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn.). Đây là
loài cây gỗ lớn thuộc họ Thông (Pinaceae), có phân bố tự nhiên tại Việt Nam
và Trung Quốc. Tại Việt Nam, du sam đá vôi có phân bố rất hẹp, số lượng cá
thể ít, chỉ còn lại một số cá thể trên các đỉnh dông núi đá vôi vùng Kim Hỷ
tỉnh Bắc Kạn. Phân bố rải rác ở tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc),
có thể nói, du sam đá vôi là loài có phân bố hẹp, bị chia cách rất mạnh.
Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), du sam đá vôi được xếp vào nhóm
thực vật nguy cấp (EN) 1a, c, d, B1 + 2b, e, C2a là loài nguy cấp, số lượng cá
thể bị suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay,Du sam đá vôi đang bị khai thác ráo riết, là loài cây gỗ quý và
tốt, có mùi thơm, dễ gia công chế biến, được ưa chuộng sử dụng làm các sản
phẩm nội thất cao cấp, cây cảnh,.. với tình trạng khan hiếm và nhu cầu cao,
giá thị trường tăng mạnh nên các cá thể trưởng thành của loài có nguy cơ bị
khai thác trộm rất cao.
2
Theo Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (Thông Việt nam nghiên cứu hiện
trạng bảo tồn, 2004) nhận định rằng quần thể du sam đá vôi còn ít hơn 100 cá
thể trưởng thành [15]. Theo Trần Ngọc Hải (2012) [13], chỉ còn sót lại 14 cá
thể du sam đá vôi, trong đó tám cây trưởng thành, bốn cây con và hai cây chồi
mọc từ gốc còn sót lại sau khi bị chặt trộm. Như vậy, quần thể du sam đá vôi
đã bị suy giảm rất mạnh. Với 8 cá thể trưởng thành đã có khả năng ra quả
nón, mà lại chỉ có 4 cây con tái sinh bằng hạt, kích thước còn nhỏ, mới chỉ tái
sinh 2, 3 năm gần đây, và đặc biệt không bắt gặp cây tái sinh nào đạt đến độ
cao 1m.
Vì vậy, nếu không có biện pháp tác động, bảo tồn hợp lý thì nguy cơ
tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài cây này là rất lớn.
Đứng trước nguy cơ này, tôi triển khai nghiên cứu thử nghiệm xúc tiến
tái sinh tự nhiên và xây dựng mô hình bảo tồn chuyển chỗ cho loài, góp phần
xây dựng bước đầu cơ sở để bảo tồn và phát triển loài Du sam đá vôi. Được
sự đồng ý của Nhà trường và Hội đồng bảo vệ Đề cương, tôi đã thực hiện luận
văn cao học: “Thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài Du
sam đá vôi (Keteleeria davidiana (Bertr.) Beissn.) ở khu Bảo tồn thiên
nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.”
Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này sẽ phản ánh kết quả xúc tiến,
thúc đẩy tái sinh và bảo tồn trong tự nhiên loài cây quý hiếm này bằng mô
hình bảo tồn chuyển chỗ loài Du sam đá vôi. Qua đó, từng bước đưa loài này
ra khỏi danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Cơ sở của bảo tồn sinh học, các phương án bảo tồn
Bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay đang rất được quan tâm trên thế giới.
Tuy nhiên, dưới sức ép về kinh tế, nhu cầu sống thì việc bảo vệ đa dạng sinh
học cũng như bảo vệ môi trường vẫn còn rất khó khăn. Sự nỗ lực của con
người được thể hiện đầu tiên bằng việc xây dựng vườn Quốc gia Yellowstone ở
Mỹ năm 1872. Từ đó đến nay, con người đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ thiên
nhiên, nhằm ngăn chặn sự phá huỷ môi trường do chính con người gây ra.
Công tác bảo tồn từ đó được tiến hành mạnh mẽ theo các quan điểm khác
nhau. Quan điểm thứ nhất là phải bảo tồn nghiêm ngặt, con người phải cách ly
hoàn toàn với tài nguyên thiên nhiên và không được phép khai thác bất cứ thứ
gì. Quan điểm thứ 2 hướng đến việc sử dụng và phát triển bền vững.[46]
Hiện nay chúng ta sử dụng khái niệm: bảo tồn đa dạng sinh học là quá
trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các
HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm
năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số
phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng,
các dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất
một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh
vật... Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích
bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự
nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông
thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và
áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
4
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các
sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
(1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói
trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản
phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm
các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng
giống…
- Phục hồi (Rehabilitation):
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển
chỗ. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã,
sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số
công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng
cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo
lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử
dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần
động thực vật như trước đã từng có. Một trong những mục tiêu quan trọng
trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần
của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các
thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con
người đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây
dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo
tồn ĐDSH.[46]
1.1.2. Các nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên và phục hồi rừng
Tái sinh rừng tự nhiên, về bản chất, tất cả mọi thực vật đều tái sinh và chủ
yếu bằng hạt. Một khu rừng mới có thể được thiết lập bằng con đường tái sinh
tự nhiên khi có đầy đủ các yếu tố sau:
5
- Trên diện tích có đủ lượng hạt giống đảm bảo chất lượng hoặc gốc mẹ
để nảy chồi
- Điều kiện đất và lập địa thuận lợi cho hạt nảy mầm hoặc thuận lợi cho
việc nảy chồi từ gốc cây mẹ
- Điều kiện môi trường thuận lợi cho cây con mới tái sinh tồn tại (sống
được) và sinh trưởng
Sự liên kết giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
của cây rừng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi các nhân tố trên cùng đạt được
điều kiện tối thích cho sự nảy mầm của hạt. Nếu một nhân tố bị phá vỡ hay
chưa đạt điều kiện phù hợp do hiện tượng thiên nhiên hoặc tác động của con
người thì quá trình tái sinh sẽ bị thất bại hoặc số lượng cây tái sinh bị hạn chế;
sau đó, các quá trình được lặp lại vào chu kỳ tiếp theo (năm tiếp theo hoặc
chhu kỳ sai quả,..) và cứ thế tiếp tục theo trật tự của động thái diễn thế cho
đến khi rừng đạt một tổ thành và mật độ ổn định.
Đối với một số nước châu Âu, việc tạo rừng bằng gieo hạt thẳng đã được
thực hiện khá phổ biến, ngay cả việc gieo hạt bằng máy bay cũng đã được áp
dụng, đã chỉ ra một số chỉ tiêu về lượng hạt và phương pháp chuẩn bị đất gieo
hạt của một số loài phụ thuộc vào kích thước hạt và tỷ lệ nảy nảy mầm tự
nhiên của chúng. Trong đó các biện pháp xử lý hạt trước khi gieo, thời điểm
gieo hạt, phương pháp làm đất, bón phân cũng như chăm sóc cây sau khi nảy
mầm đã được trình bày rất kỹ lưỡng.
Phương thức trồng rừng bằng cây con là phương thức chủ yếu được tập
trung nghiên cứu một cách hệ thống từ khâu chọn giống, nhân giống, tạo cây
con đến các kỹ thuật và phương thức trồng rừng.[21]
Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất của ngành
lâm nghiệp. Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng
trăm năm nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này được tiến hành chủ yếu từ
những năm 30 của thế kỷ trước trở lại đây. Nghiên cứu về tái sinh rừng là
những nghiên cứu rất quan trọng làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm
6
sinh xây dựng và phát triển rừng. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số
công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng
cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo
lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử
dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần
động thực vật như trước đã từng có.
Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Toona sinensis,
Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis,…trong
thời kỳ (1985 -1998).Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều
hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều
nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn tạm
thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên,
những nguyên lý về phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng
kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều
quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn
thử nghiệm.[6]
1.1.3. Bảo tồn và tái sinh tự nhiên loài DSĐV
Trên thế giới, loài DSĐV được xác định và nghiên cứu đầu tiên bởi các
nhà thực vật học Trung Quốc, cho đến bây giờ Trung Quốc vẫn là nước có
nhiều công trình nghiên cứu về loài này nhất.
Tác giả Farjon (1989) cho biết loài Du sam là loài có phân bố ở Trung
Quốc (vùng Tây Nam Sichuan Trung Quốc và vùng núi cao Hainan) và Lào.
Tên Trung Quốc gọi là Yunnan youshan.[48]
Trong cuốn “Bách khoa toàn thư Nông nghiệp Trung Quốc”(1989)có đề
cập đến một số vấn đề như sau :
Về tên gọi, do Du sam có chứa nhiều dầu và lá giống như Sa mộc nên có
tên gọi khác là Sam dầu(Oil fir). Chi Du sam có 11 loài khác nhau, phân bố ở
phía Nam sông Trường Giang (Trung Quốc) và một số nước ở khu vực Đông
7
Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở Trung Quốc có 9 loài được xác định và mô
tả. Du sam được các nhà thực vật học Trung Quốc là những người đầu tiên
xác định và nghiên cứu như sau:Du sam là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm, ấm,
yêu cầu đối với đất không nghiêm khắc lắm phần lớn mọc trên núi đá vôi,
cũng thích hợp với đất chua, tốc độ sinh trưởng vừa phải, khả năng tái sinh
những vùng như Vân Nam rất mạnh, còn các vùng khác kém hơn. Do chất
lượng gỗ tốt nên bị khai thác quá nhiều, ngày nay càng hiếm hơn. Hiện nay
Du sam được xếp loại cần được bảo vệ và thuộc loại cây quý hiếm cấp III của
Trung Quốc.[49]
Tại Đại học sư phạm Bắc Kinh – Khoa sinh vật học tác giả Uy An Như
trong tập san Sinh vật học Trung Quốc đã nêu rõ Du sam là loài thực vật cổ
còn sót lại trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Năm 1979 các nhà nghiên cứu
thực vật đã phát hiện tại khu rừng Thần Nông Gía thuộc tỉnh Hồ Bắc có mặt
cây Du sam cổ thụ cao 36m, chu vi ngang ngực 7,5m; thể tích gỗ hơn 60m3.
Sau đó phát hiện thêm một cây cổ thụ nữa tại Vu Sơn tỉnh Tứ Xuyên cao
50m, đường kính ngang ngực 2,8m. Cũng theo Uy An Như, Du sam thuộc họ
Thông (Pinaceae). Việt Nam có 2 loài, 9 loài còn lại đều ở Trung Quốc phân
bố ở nơi có khí hậu ấm áp của Trung Quốc [53].
Năm 1998, tài liệu “Các loại rừng cây lá kim Trung Quốc” đã đưa ra các
thông tin về loài như sau: DSĐV (Thiết kiên sam – Keteleeria davidiana) là
một trong những loài cây đặc hữu quý hiếm của Trung Quốc. Cây có thân
thẳng, hình thái thân tán đẹp, sinh trưởng nhanh, là cây trồng rừng, trồng lục
hóa rất có giá trị. Tại Trung Quốc hiện nay DSĐV chỉ còn tồn tại rải rác ở
một số nơi, do các hoạt động của con người đã làm cho diện tích DSĐV bị thu
hẹp, nếu như không có các biện pháp bảo vệ cấp bách thì tương lai gần khả
năng bị tuyệt chủng của loài là rất cao.[50]
Cũng trong tài liệu này thì các đặc điểm về sinh thái của loài cũng được
trình bày rất chi tiết, bao gồm :
+ Phân bố và hoàn cảnh sống
8
Cây có phân bố ở một số tỉnh của Trung Quốc như: Cam Túc, Thiền Tây,
Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Bắc. Cây thường mọc rải rác ở độ cao từ 500 1500m. Cây phân bố chủ yếu ở đai Á nhiệt đới gió mùa phương bắc, có 4 mùa
rõ rệt, ưa khí hậu ấm và hơi ấm, ánh sáng đầy đủ, không có thời gian sương
muối. Nhiệt độ năm bình quân là 12 - 160C, lượng mưa bình quân trong năm
là 777 - 1117mm.
Cây sinh trưởng thích hợp trên vùng có đá lộ đầu nhiều, hoặc trên đất
phát triển từ đá vôi, hơi chua.Mặc dù cây có khả năng thích ứng rộng với các
điều kiện đất, nhưng độ dày của tầng đất, hướng dốc, độ dốc có ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng của cây.
+ Kết cấu và tổ thành
DSĐV là loài cây thuộc nhóm có phân bố nằm giữa khu vực Bắc và Nam
của Trung Quốc, hiện vẫn còn những đám rừng thuần loài, tuy nhiên rất ít
gặp.Thông thường DSĐV là loài chiếm ưu thế trong các rừng hỗn giao. Kiểu
rừng này có phạm vi phân bố rộng, độ cao từ 500 - 1700m, trên đất nâu vàng
núi cao, độ dày từ 30 - 50cm, đất chua hoặc hơi chua, có tầng thảm mục dày,
rừng thông gió khô ráo.
Tầng cây gỗ ưu thế trong rừng DSĐV là DSĐV, ngoài ra còn có Thông
mã vĩ, Sau sau, Sồi đen và chia làm 2 tầng. Tầng 1 chủ yếu là DSĐV, Sau
sau, Thông mã vĩ, chiều cao trung bình của tầng 1 là 16m, độ tàn che bình
quân 0,6. Tầng 2 chủ yếu là các loài Thông mã vĩ, Du sam, Cọ khẹt, Đỉnh
tùng... chiều cao trung bình của tầng 2 là 11,5m độ tàn che 0,3.
Tầng cây bụi che phủ trên 70%, gồm chủ yếu là các loài Đỗ quyên, với
chiều cao trung bình 1,1m phân bố đều. Tiếp theo có thể gặp các loài sau: Cà
muối, Continus coggygria, Gai lê, Vệ mâu, Đẻn... độ cao 0,8 - 1,3m.
Tầng cỏ, độ che phủ đạt 40% gồm có: Lô, Chè vè, Cỏ tranh, Cúc
sao...chiều cao đạt 10 - 50cm. Ngoài ra ở những khu vực ẩm ướt có nhiều rêu
phân bố. Thực vật ngoại tầng gồm có:Actinidia sp,Dây ruột gà, Thiến thảo...
+Sinh trưởng và phát triển
9
DSĐV có đặc tính tỉa cành tự nhiên không tốt. Trong rừng có độ tàn che
0,5 - 0,6, cây cao 10m trở lên có chiều cao dưới cành chỉ khoảng 2 - 3m.
Trong các rừng có độ tàn che cao hơn, cây tỉa cành tự nhiên cao nhất chỉ đến
1/3 chiều cao của cây.Những cành mọc ngang, thời gian đầu hơi xòe xuống
sau đó mọc hướng lên trên.
Hệ rễ của DSĐV rất phát triển, tuy nhiên không rõ rễ chính. Những cây
nhiều tuổi phần rễ ở gốc cây thường nổi lên trên mặt đất, có thể cao 1m, hệ rễ
ăn rộng, rễ nhánh nhiều, gốc nhánh thô, đầu rễ nhánh nhỏ dài, đường kính bao
phủ của bộ rễ khoảng 5m.
Ở các điều kiện lập địa khác nhau, cây ra nón cũng khác nhau, bình
thường khoảng 20 năm cây bắt đầu ra nón, ở nơi lập địa tốt có thể 15 năm cây
có thể bắt đầu ra nón, giai đoạn 50 - 60 tuổi là giai đoạn cây cho sản lượng
nón cao nhất. Tại Thần Nông Giá, có một cây DSĐV 900 tuổi, đến nay vẫn
rất sai quả. Căn cứ vào kết quả giải thích thân cây DSĐV (Cây giải tích có
tuổi 47 năm, cao 22m, đường kính ngang ngực 22,7m; thể tích thân cây là
1.2074m3) tại Hồ Bắc, cho thấy:
Sinh trưởng về chiều cao: 5 năm đầu, sinh trưởng bình quân chiều cao là
69cm/năm, 5 năm sau bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh về chiều cao, giai
đoạn 5 - 10 năm tuổi sinh trưởng bình quân đạt 72cm/năm, giai đoạn 10 - 15
năm đạt 86cm/năm, đến năm 17 tuổi trở đi sinh trưởng về chiều cao giảm
dần,đến 20 năm sinh trưởng bình quân năm chỉ đạt 46cm, 20 - 25 năm lại tăng
cao, giai đoạn 25 năm trở đi sinh trưởng giảm dần đến giai đoạn 45 tuổi sinh
trưởng bình quân chỉ đạt 14cm/năm, các năm sau ổn định ở mức 14 15cm/năm.
Sinh trưởng về đường kính: Bắt đầu từ năm thứ 5 cây sinh trưởng về
đường kính tăng dần, giai đoạn 5 - 20 năm là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh
nhất về đường kính, 20 năm tuổi có thể đạt 1,38cm/năm, giai đoạn 20 - 47
năm sinh trưởng giảm dần, đến năm 47 tuổi cây sinh trưởng về đường kính
10
vẫn đạt 0,55cm/năm. Điều này cho thấy giai đoạn phát triển về đường kính
của DSĐV là rất dài.
Căn cứ và kết quả giải tích trên cho thấy: Sinh trưởng mạnh nhất về chiều
cao và đường kính của cây là ở giai đoạn 5 - 20 năm đầu, từ 20 - 47 năm tuy
giảm dần, nhưng hàng năm cây vẫn tăng trưởng ở mức độ ổn định.
Hiện nay dựa vào 1 số dữ liệu cho thấy, sinh trưởng của DSĐV có mối
quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện lập địa, ở các điều kiện lập địa khác nhau,
độ dày mỏng màu mỡ của tầng đất khác nhau thì sinh trưởng của cây cũng
khác nhau. Tại Thiềm Tây, trên sườn đỉnh, tầng đất mỏng cây DSĐV 24 tuổi
chỉ cao 7,1m; đường kính 8,4cm; thân không thẳng, độ thon lớn. Ngược lại tại
sườn chân do có tầng đất dày (80cm trở lên) và ẩm,cây DSĐV 23 năm tuổi
chiều cao đã đạt 14m, đường kính đạt 10,2cm. Chiều cao của cây ở sườn chân
gấp đôi cây ở sườn đỉnh. Tại Hồ Bắc, xã Miếu Tiền, nơi tầng đất dày 32cm,
đất xương xẩu, cây DSĐV 62 năm tuổi chỉ cao 14,7m, đường kính 21cm.
+ Tình hình tái sinh :
Tính ổn định của quần thể DSĐV phụ thuộc hoàn toàn vào sự liên tục của
các thế hệ cây tái sinh.Khả năng tái sinh phụ thuộc lớn vào độ tàn che của
tầng cây cao. Nếu độ tàn che ở mức trung bình (0,6 – 0,7) dưới tán rừng số
lượng cây mầm, cây mạ, cây con nhiều. Nếu độ tàn che cao, ánh sáng lọt
xuống tầng mặt đất rất ít, làm ảnh hưởng không tốt đến sức sống của cây con.
Ngược lại nếu độ tàn che thấp, cỏ dại cây bụi sẽ phát triển mạnh, tầng thảm
khô dày, làm cho hạt rụng sẽ rất khó tiếp xúc được với đất. Ở những lập địa
phù hợp với DSĐV, kết cấu của rừng cũng như kết cấu của quần thể Du sam
hoàn chỉnh, các tiến trình tái sinh diễn ra thuận lợi, cây tái sinh sinh trưởng tốt
và liên tục có các thế hệ tham gia vào tầng cây gỗ. Điều này sẽ gìn giữ được
tính ổn định của quần thể Du sam.
DSĐV còn có đặc điểm tái sinh bìa rừng, mở rộng diện tích quần thể.
Theo các số liệu điều tra, ở quần thể có chiều cao trung bình 14,6m; diện tích
tái sinh có thể mở rộng là 15m trở lên, trong cự ly các quần thể 9m, số lượng
11
cây mạ cây con nhiều, điều này thể hiện khả năng tái sinh quanh gốc cây mẹ
của DSĐV rất mạnh. Khi dùng tuổi cây con phân tích cho thấy, trong phạm vi
6m số lượng cây con chiếm đại đa số, tiếp theo là phạm vi từ 7 - 9m, 10m trở
lên số lượng cây con rất ít. Các chỗ trống trong rừng cũng đều có DSĐV tái
sinh và phân bố tương đối đều.
1.1.4. Nghiên cứu về khả năng nhân giống và gây trồng DSĐV.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm dẫn giống DSĐVcủa Đinh Thụy Vân,
Châu Ngưỡng Thanh, Lý Truyền Bằng, Lý Cương cho biết nhóm nghiên cứu
đã thu thập hạt giống và tạo được hơn 100 cây con Du sam từ hạt vào năm
1976, sau đó đem trồng. Đến năm 2005 cây đã cao 17,5m;đường kính
43,93cm và kết luận Du sam có các giá trị về cảnh quan, giá trị về sử dụng gỗ
cao, thân thẳng, tán hình tháp, độ thon rất nhỏ, tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, có khả
năng chống chịu sâu bệnh và gió tốt [54].
Năm 1999, hai tác giả Vương Vĩ Đạc và La Hữu Cường đã có phát hiện
mới về phân bố của loài tại Trung Quốc.Các tác giả cho biết Du sam thường
phân bố ở độ cao 600 - 1000m.Tại Đương Dương tỉnh Hồ Bắc phát hiện có
phân bố quần thể Du sam sinh trưởng ở vùng núi có độcao từ 100 - 393m so
với mực nước biển, đây là điều hiếm thấy.Trung Quốc đã đưa loài Du sam
vào danh lục các loài cây nguy cấp có khả năng bị tuyệt chủng. Nghiên cứu
chứng minh một số đặc tính của Du sam gần với Sa mộc và Thông mã vĩ.
Người dân địa phương gọi là loài Thông mọc trên mỏm đá (Nham Sa). Cây
sống được ở nơi có tầng đất xám, trên mỏm đá, rễ có thể vươn xa, đâm sâu
vào các kẽ hở của khối đá. Hai tác giả này đã trồng thử nghiệm bằng cây con
2 năm tuổi (cao 20cm, đường kính gốc 0,38cm) tỷ lệ sống đạt 61,7%. Như
vậy, tỷ lệ sống chỉ đạt mức độ trung bình.[51]
Theo báo cáo của Đinh Thụy Vân và cộng sự trong “Tạp chí Khoa học
kỹ thuật Lâm nghiệp An Huy” (2005) sau khi gieo ươm được hơn 600 cây con
đã trồng thử với cự ly 4x4m. Tuy nhiên, chưa có thông tin về sinh trưởng của
những cây này [54].
12
Ngô Tế Hữu, Trình Dũng, Vương Húc Quân, Liên Đức Chí và Ngô Kỳ
Quân (2007) đã thử nghiệm nhân giống vô tính DSĐV tại Hồ Nam thấy nồng
độ thuốc kích thích sinh trưởng, số lá hom có ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của
hom giâm [52].
Như vậy, theo các nghiên cứu ở Trung Quốc việc nhân giống và gây
trồng loài DSĐV hiện nay cũng còn rất hạn chế, cần thiết phải có những
nghiên cứu tiếp theo.
1.2.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại và đặc điểm hình thái, sinh thái loài DSĐV
Ở Việt Nam, DSĐV được nói đến đầu tiên vào năm 1970. Tác giả Trần
Ngũ Phương đề cập đến một loài DSĐV mọc thành rừng lá kim trên đỉnh và
sườn đỉnh đá vôi ở Trùng Khánh (Cao Bằng), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà
Giang) và Thất Khê (Lạng Sơn).
Trong “Sách Đỏ Việt Nam” (1996) đề cập đến loài Tô hạp đá vôi hay
còn gọi là DSĐV, tên khoa học là Keteleeriadavidiana(Bertr) Beissn, có phân
bố hẹp, mới chỉ gặp tại một điểm thuộc Hạ Lang (Cao Bằng). Trên thế giới
chỉ có ở Trung Quốc.Đây là loài cây gỗ tốt, có dáng đẹp. Tình trạng bảo tồn
thuộc nhóm đang nguy cấp (E) có phân bố rất hẹp lại bị săn tìm để khai thác
lấy gỗ nên đã bị cạn kiệt [1].
Trong cuốn “Các loài cây lá kim ở Việt Nam” (2004) mô tả về 2 loài
Du sam ở Việt Nam: DSĐV (hay Thông đá trắng), tên khoa học là Keteleeria
davidiana Mast. và Du sam (tên khác là Ngo tùng, Du sam núi đất) tên khoa
học là Keteleeria evelydiana Mast. đều thuộc họ Thông (Pinacae) [27], ở đây
tác giả mô tả về đặc điểm hình thái của loài, về nơi sống, phân bố, tình trạng,
giá trị của loài, tuy nhiên tác giả mô tả chi tiết hơn, chỉ ra những đặc điểm
đáng chú ý đồng thời chỉ ra đặc điểm phân biệt với loài cùng chi (Keteleeria
evelydiana Mast.) và loài mọc cùng (Pseudotduga brevifolia W.C cheng &
L.K.Fu.). Ngoài ra tác giả còn đưa ra những mối đe dọa chính đối với loài tại
nơi phân bố.
13
Cuốn “Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004” mô tả về
hai loài Du sam ở Việt Nam: loài DSĐV ( tên tiếng Trung là Tie jian shan),
tên khoa học là Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. và loài Du sam núi
đất (tên khác: Ngo tùng), tên khoa học là Keteleeria evelyniana Mast. [15].
Trong tài liệu này, các tác giả đã đưa loài DSĐV vào nhóm đang bị tuyệt
chủng trên cơ sở đánh giá kích thước quần thể nhỏ, có phân bố hẹp ở hai điểm
gần nhau trong KBTTN Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Tài liệu này
cũng đã khẳng định, hiện tại chưa có chương trình bảo tồn nào được tiến hành
với loài DSĐV này. Thông tin về các loài Thông trong tài liệu này còn cho
biết hiện nay ở Việt Nam đã thống kê được 33 loài chiếm khoảng 5% số loài,
số chi chiếm khoảng 30% Thông trên toàn thế giới. Kế hoạch hành động
Thông quốc tế của IUCN đã đưa ra danh lục 291 loài Thông bằng gần một
nửa số loài Thông trên thế giới được đánh giá bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp
quốc tế, 13 loài trong số đó có gặp ở Việt Nam, 13 loài khác đang bị đe dọa
tuyệt chủng ở cấp quốc gia. Như vậy, Việt Nam là một trong 10 điểm nóng về
Thông trên thế giới (Farjon et al,2004). Theo Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả
thì các loài Thông khác ở Việt Nam hoặc là loài đặc hữu hẹp hoặc phân bố
hạn chế ở những nơi sống đặc biệt, nhất là trên các khu vực núi đá vôi.
“Từ điển thực vật thông dụng – Tập 2 (G – Z)” (2004) của tác giả Võ
Văn Chi cũng nhắc đến hai loài Du sam ở Việt Nam, một loài thông dụng là
Keteleeria evelyniana Mast. Vàmột loài nữa ít thông dụng hơn là Keteleeria
davidiana auct.nonBeissn. với một vài đặc điểm cơ bản về hình thái.
Theo Sách Đỏ Việt Nam phần thực vật, 2007, loài DSĐV có tên khoa
học Keteleeria davidiana (Bertr) Beissn. 1891, synonym: Pseudostsuya
davidiana Bertand, 1872;....Tên gọi khác : Du sam, Thông đá trắng, Tô hạp đá
vôi. Đây là loài cây gỗ lớn cao 20 - 25m đường kính 0,6 - 0,8m hay hơn. Vỏ
thân nứt, bong mảng, tán bán cầu dẹt.Lá hình dải thẳng mọc xoắn. Nón cái
mọc đơn độc hình trụ dài 20cm. Mỗi vảy có 2 hạt có cánh. Cây mọc ở trên các
đỉnh núi đá vôi có độ cao 600 - 900m, phân bố ở Na rì (Bắc Kạn ), Hạ Lang
(Cao Bằng), thuộc nhóm EN 1a,c,d, B1+2b, e,C2a. [2]
14
Kết quả điều tra Hệ thực vật rừng KBTTN Kim Hỷ của tác giả TS.
Trần Ngọc Hải phối hợp với Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ
năm 1997 và 2008, cũng khẳng định sự có mặt của loài DSĐV tại một số đỉnh
núi đá vôi thuộc xã Kim Hỷ với số lượng cá thể rất ít. Đã đề xuất phải bảo tồn
loài cây này bằng cách đầu tư nghiên cứu đặc tính sinh vật học loài, tuyên
truyền giáo dục cho người dân tham gia bảo tồn hay xây dựng vườn thực vật
tại KBT.[14]
Hiện tại chưa các công trình nghiên cứu về việc xúc tiến tái sinh và bảo
tồn chuyển chỗ loài DSĐV ở Việt Nam cũng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu và
chưa có báo cáo cuối cùng. Các công trình đã công bố gần đây mới chỉ có ý
kiến đề xuất cần khẩn trương có biện pháp bảo tồn loài cây quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng này ở Việt Nam.
1.2.2. Công tác bảo tồn thực vật rừng và những nghiên cứu về tái sinh
rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã đươc quan tâm nghiên cứu từ những thập
kỷ 60 của thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
1.2.2.1. Công tác bảo tồn thực vật
Các hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi Đề án Bảo tồn nguồn
gen và giống cây thuốc, từ đầu những năm 1990 đến nay. Thành quả đã đạt
được bao gồm:
Xây dựng được hệ thống bảo tồn chuyển vị tại 13 đơn vị thành viên
trên toàn bộ các vùng sinh thái khác nhau, lập danh mục, điều tra, thu thập và
lưu giữ 730 loài trong các đơn vị thành viên tham gia Đề án, tại các Vườn cây
thuốc (bảo tồn Ex situ) và trên trang trại (on farm). Trong đó có 630 loài đã
được xếp và 4 nhóm ưu tiên bảo tồn; 250 loài đã được đánh giá ở các mức độ
khác nhau, 200 loài bảo tồn an toàn đã được xác định chuyển sang đánh giá
lậplý lịch giống giai đoạn 2 phục vụ tư liệu hóa nguồn gen cây thuốc. Một
phần trong số chúng được lưu giữ an toàn (đạt diện tích quy định), theo dõi lý
lịch và đánh giá.
15
Biên soạn và đưa phần cây thuốc vào Sách Đỏ Việt Nam.
Xây dựng cơ sở dữ liệu các cây thuốc trong hệ thống bảo tồn.
Đánh giá khả năng lưu giữ trong kho lạnh của 150 loài.
Đưa 120 loài vào bảo tồn nguyên vị tại 3 VQG (Tam Đảo, Bến En,
Cát Tiên).
Điều đáng chú ý là các loại thực vật biển và động vật đã bắt đầu được
thu thập và đưa vào bảo tồn chuyển vị tại một số đơn vị như Trung tâm nuôi
trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, Trung tâm nhiệt đới Việt –
Ngan hoặc bảo tồn nguyên vị (như rau câu chỉ vàng tại Hải Phòng).
Bảo tồn trên trang trại đã được nghiên cứu và triển khai với cây Thảo
quả (Amomum aromaticum) tại Sa Pa.
Ngoài ra, hoạt động bảo tồn chuyển vị còn được thực hiện dưới dạng
các vườn thực vật ở các VQG (như Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương,
v.v…), tại các vườn cây thuốc Nam tại các Trạm y tế xã trong cả nước và tại
rất nhiều vườn thuốc tại gia đình các thầy lang tai các cộng đồng. Mặc dù
chưa có thống kê chính thức nhưng có điều chắc chắn rằng, việc trồng và sử
dụng cây thuốc ở các vườn thuốc Nam tại trạm y tế và vườn gia đình của các
thầy lang chính là hoạt động bảo tồn chuyển vị lớn nhất và bền vững đang
được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Xây dựng các mô hình bảo tồn tại cộng đồng
Các mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng và bảo tồn thông qua phát
triển và thương mại hóa cũng đã được nghiên cứu và thử nghiệm bởi một số
trường đại học, tổ chức ngoài chính phủ trong nước và quốc tế. Các mô hình
đã được phát triển và thử nghiệm bao gồm:
Bảo tồn tại chỗ (In - situ)
Hệ thống các KBTTN của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn
tài nguyên đa dạng sinh học. Ngày 7 tháng 7 năm 1962, VQG Cúc Phương là
16
KBT đầu tiên được thành lập ở miền Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng
cấm” Cúc Phương. Đây là KBTTN đối với hệ động thực vật trên núi đá vôi
nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ và Tây Bắc. Ở miền Nam,
năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề nghị và được chính
phủ Sài Gòn quyết đinh thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu
Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang
Loan và Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh
Lang Bian (2183m) và Bạch Mã – Hải Vân (1450m). Theo số liệu của IUCN
(1974) miền Nam Việt Nam có 7 KBT với diện tích 753.050ha (Cao Văn
Sung, 1994).
Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong
những biện pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp
bảo tồn ĐDSH [4]. Năm 2000, quy hoạch mới hệ thống rừng đặc dụng với
nhiều thay đổi lớn như: đề xuất phân hạng mới, loại bỏ, chuyển hạng, sát
nhập, đổi tên và thành lập mới cho một số khu rừng đặc dụng. Đến năm 2003,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 192/2003/QĐ - TTg ban
hành chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam đến
năm 2010.
Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
được đẩy mạnh, đã thành lập 205 KBT, trong đó có 144 khu bảo tồn trên cạn,
45 khu bảo tồn vùng nước nội địa, 16 khu bảo tồn biển phân bố trên tất cả các
vùng sinh thái trong cả nước, bao gồm 30 VQG, 58 khu Dự trữ Thiên nhiên,
11 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 45 khu bảo vệ cảnh quan; các KBT trên cạn
(rừng đặc dụng) chiếm diện tích gần 2.198.744 ha, chiếm 13,5% diện tích tự
nhiên. Bên cạnh đó, đã có một số hình thức bảo tồn khác được công nhận
gồm: 4 khu đất ngập nước Ramsar, 8 khu bảo tồn sinh quyển, 4 khu di sản
thiên nhiên ASEAN, 2 khu di sản thiên nhiên thế giới và đặc biệt Vịnh Hạ
Long được công nhận là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới [55]
17
1.2.2.2. Các nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam
Xúc tiến tái sinh là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh tạo điều kiện thuận
lợi để tăng khả năng gieo giống tự nhiên, tăng khả năng nảy mầm của hạt
giống cũng như sinh trưởng của cây con tái sinh, góp phần bảo tồn có hiệu
quả hơn nguồn gen loài cây quý hiếm.
Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng mới chỉ bắt đầu từ những
năm 1960 trở lại đây.Trong đó nổi bật có công trình nghiên cứu của Thái Văn
Trừng (1963; 1978) về “Thảm thực vật rừng Việt Nam”. Ông đã nhấn mạnh
ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự
nhiên ở cả rừng nguyên sinh và thứ sinh. Đồng thời theo ông, có một nhóm
nhân tố sinh thái trong nhóm khí hậu đã khống chế và điều khiển quá trình tái
sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng, đó là nhân tố ánh sáng. Nếu các điều
kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa
thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng
không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và thời gian như
A.Ôbrêvin đã nhận định và diễn thế theo phương thức tái sinh không có quy
luật “nhân quả” giữa sinh vật và hoàn cảnh. Vì lẽ trên P.W Risa đã nói rất có
lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng dụng rộng rãi được đến mức độ nào,
vấn đề này phải tạm gác lại chưa giải quyết được”.[41]
Từ năm 1962 đến 1969, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tiến hành
điều tra tình hình tái sinh tự nhiên cho các vùng kinh tế Lâm nghiệp trọng
điểm ở miền Bắc Việt Nam như: Yên Bái (1965), Quỳ Châu, sông Hiếu, Nghệ
An (1962 - 1964), Quảng Bình (1969), Lạng Sơn (1969).
Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của
con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả
cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực
vật hoang dã tự nó phát triển thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ
chuyenr dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự
18
nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng
ban đầu.”[30]
Vũ Đình Huề (1975) đã đưa ra kết luận: “Tái sinh tự nhiên rừng miền
Bắc Việt Nam có đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Trong rừng nguyên
sinh tổ thành cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ, ở rừng thứ sinh tồn tại
nhiều cây gỗ mềm kém giá trị. Hiện tượng tái sinh theo đám tạo nên sự phân
bố số cây không đều trên mặt đất rừng.” Từ những kết quả trên tác giả xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên áp dụng cho các đối tượng rừng lá
rộng ở miền Bắc nước ta.[17]
Khi nghiên cứu về bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng, tác giả Phùng
Ngọc Lan (1984) cho biết do cây mẹ có tính chịu bóng nên một số lượng lớn
cây tái sinh phân bố chủ yếu ở cấp chiều cao thấp, trừ một số loài cây ưa sáng
cực đoan, tổ thành loài tái sinh dưới tán rừng ít nhiều đều lặp lại giống tổ
thành loài cây cao của quần thể. Kết quả điều tra khu rừng chưa khai thác ở
Tam Tấu, Lâm trường Bắc Sơn – Lạng Sơn cho thấy có gần 30 loài tái sinh
với số lượng từ 14.000 – 16.000 cây/ha. Điều đó chứng tỏ tiềm năng phong
phú của tái sinh rừng ở nước ta. Tác giả cũng đã nhận xét phương thức khai
thác có ảnh hưởng quyết định đến tái sinh rừng và thực tiễn cũng đã cho thấy:
Thông qua việc xác định tổ thành loài cây giữ lại gieo giống, điều tiết độ khép
tán hợp lý không chỉ có tác dụng điều khiển số lượng, chất lượng tái sinh mà
còn điều khiển được tổ thành loài cây tái sinh phù hợp với ý muốn. Và tác giả
cũng đưa ra đề nghị: Nếu số lượng và chất lượng cây mục đích tái sinh hiện
có không đủ thì cần tiến hành điều tra dặm thêm để đảm bảo trữ lượng cho
các luân kỳ khai thác tiếp theo và phương án tối ưu là lựa chọn những loài cây
mục đích phù hợp với loài cây ưu thế của quần thể vì nguồn giống có nhiều
và đã thích hợp với hoàn cảnh sinh thái.[22]
Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, tác giả Vũ Tiến
Hinh (1991) đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý
nghĩa của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng. Tác giả đã sử
dụng phương pháp chặt hết cây gỗ D1.3≥8cm ở hai ô tiêu chuẩn (một ô là lâm