Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Một số giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 119 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng hộ,
động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan nơi tôi
công tác, của nhà trường và sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô giáo cùng với sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã hồn thành chương trình đào tạo cao học Kinh tế nơng
nghiệp về đề tài này.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, thầy TS: Trần
Hữu Dào, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan, ban ngành
đặc biệt là UBND huyện Yên Lập, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Chi cục
Thống kê và một số phòng ban khác của huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ, Cục thống
kê tỉnh Phú Thọ; Chính quyền các xã Mỹ Lung, Hưng Long, Ngọc Đồng và toàn thể
các doanh nghiệp, cùng bạn bè, đồng nghiệp, và các hộ gia đình đã tận tình giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi hồn thành đề tài luận văn này. Nhân đây, bằng
tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của mình tơi xin được trân trọng cảm ơn
các thầy cô giáo, nhà trường, quý cơ quan, quý anh chị, các đồng nghiệp và gia đình
về sự dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điệu kiện và động viên quý báu đó.
Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng cũng khơng tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy, cô giáo, các nhà
khoa học và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản thân tơi có thêm kinh nghiệm,
nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Đặng Ngọc Sơn


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………....v
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình…………………………………………………...…...….vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tạo việc làm cho người lao động ......................... 4
1.1.1. Khái niệm về lao động ............................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm về lực lượng lao động ............................................................ 5
1.1.3. Khái niệm về việc làm, thất nghiệp và tạo việc làm cho lao động ......... 6
1.1.4. Khái niệm về tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm 12
1.2. Kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ................ 22
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 22
1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 27
1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN YÊN LẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………………..32

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập ...................................................... 32
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 32
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 32
2.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 33
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 44
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 44
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 44



iii

2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ................................................ 45
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………...……………………..……47

3.1. Thực trạng tạo việc làm và sử dụng lao động trên địa bàn huyện ........... 47
3.1.1.Tạo việc làm và sử dụng lao động theo ngành kinh tế........................... 47
3.1.2. Tạo việc làm và sử dụng lao động theo thành phần kinh tế .................. 52
3.1.3. Tạo việc làm thông qua triển khai Chương trình 120, chương trình vay
vốn hộ nghèo ................................................................................................... 55
3.2.Thực trạng lao động việc làm của hộ gia đình qua kết quả điều tra……...……57
3.2.1. Thực trạng lao động của hộ……………………………...…………...……...57

3.2.2. Lĩnh vực lao động của hộ ...................................................................... 59
3.2.3. Thực trạng sử dụng lao động và giá trị sản xuất của ngành trồng trọt………60

3.2.4. Thu nhập của lao động .......................................................................... 62
3.2.5. Một số nhận xét……………………………………………………………...63

3.2.6. Ý kiến của hộ gia đình về chính sách tạo việc làm của nhà nước ........ 64
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở
huyện Yên Lập ................................................................................................ 64
3.3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất ........................................................... 64
3.3.2. Cơ sở hạ tầng và sự áp dụng khoa học kỹ thuật .................................... 65
3.3.4. Lực lượng lao động ............................................................................... 66
3.3.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ..................................................................... 67
3.3.6. Thị trường tiêu thụ ................................................................................ 68

3.3.7. Cơ chế chính sách của địa phương........................................................ 68
3.4. Đánh giá chung về tạo việc làm ở huyện Yên Lập trong những năm qua:
......................................................................................................................... 69
3.4.1. Kết quả .................................................................................................. 69
3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 71


iv

3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tạo việc làm cho lao động trên
địa bàn huyện Yên Lập .................................................................................. 74
3.5.1. Các giải pháp nhằm góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ............................................................ 74
3.5.2. Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao
chất lượng nguồn lao động ở nông thôn ......................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đẩy đủ

1

BNN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

2

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

HTX

Hợp tác xã

5



Quyết định

6

TTg


Thủ tướng

7

THCS

Trung học cơ sở

8

THPT

Trung học phổ thông

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

VAC

Vườn ao chuồng


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Tên bảng

TT
2.1

Trang

Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2012

35

2.2 Cơ cấu dân số và lao động tại huyện Yên Lập năm 2012

38

2.3

Kết quả sản xuất, kinh doanh của huyện Yên lập 3 năm (2010-2012)

42

3.1

Lao động phân theo ngành kinh tế ở huyện Yên Lập

47

3.2 Việc làm chia theo thành phần kinh tế


53

3.3 Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh

54

3.4 Số hộ kinh doanh từ 2010 – 2012

55

3.5 Nhân khẩu của hộ điều tra

57

3.6

Lực lượng lao động của hộ điều tra

57

3.7 Trình độ học vấn của lao động

58

3.8 Trình độ chun mơn của lao động

58

3.9 Cơ cấu sử dụng đất trong ngành nông nghiệp


59

3.10 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của vùng điều tra

61

3.11 Thu nhập của hộ

62

3.12 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động các hộ điều tra năm 2012

63

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ cơ cấu lực lượng lao động

6


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1- Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế, xã hội có tính tồn
cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát
triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội;
phải xố đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp…
Từ bao đời, người nông dân Việt Nam quen với lối sống thuần nông gắn với
những sản phẩm độc canh và kỹ thuật canh tác lạc hậu, nên đại bộ phận lao động
nơng thơn chỉ thạo duy nhất nghề nơng, khơng có hoặc có rất ít sự hiểu biết về các
lĩnh vực kinh doanh phi nông nghiệp. Điều này đã làm hạn chế tính chủ động, dám
nghĩ dám làm của người nơng dân trong việc tìm nghề mới, nhất là các nghề phi
nơng nghiệp. Trong khi đó, khu vực nơng thơn nước ta, nếu thuộc vùng đồng bằng,
trung du thì hầu hết đều ở vào tình trạng “đất chật, người đơng”, diện tích đất canh
tác tính theo đầu người rất thấp. Cịn vùng miền núi thì điều kiện giao thơng khó
khăn, đất đai khô cằn, độ dốc cao, thiếu nước cho sản xuất;... Với điều kiện tự nhiên
như vậy, khó tránh khỏi tình trạng lao động nơng thơn khơng đủ việc làm, nhất là
trong ngành trồng trọt.
Q trình đơ thị hóa cùng sự phát triển khá nhanh các Khu-Cụm công nghiệp
tại nhiều vùng nơng thơn đã khiến cho nhiều gia đình nơng dân mất đất, mất ruộng
khi quỹ đất được dùng phục vụ cho chủ trương này. Trong khi đó, phần lớn các gia
đình nơng dân sử dụng tiền đền bù phục vụ cho những nhu cầu trước mắt (như: xây
dựng cơ bản phục vụ cho đời sống gia đình, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thậm chí
sa đà vào các tệ nạn xã hội...) mà khơng biến nguồn tiền đó thành vốn đầu tư lâu dài
cho sản xuất, kinh doanh, để tăng cường việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống
ổn định lâu dài. Do đó vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh khơng những khơng gia
tăng mà cịn có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Hậu quả là tình trạng lao động nơng
thơn bị mất việc làm, thiếu việc làm đã trở nên khá phổ biến.
Một đất nước giàu mạnh, công bằng và ổn định dựa trên cơ sở tự vững mạnh
của từng địa phương. Mặc dù tiềm năng nguồn nhân lực ở mỗi địa phương là rất to
lớn song những năm qua mức độ khai thác, tạo việc làm sử dụng hợp lý còn bị hạn



2
chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy mỗi địa phương cần phải xuất phát từ
những đặc điểm, tình hình của địa phương mình, khai thác tiềm năng sẵn có tạo việc
làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội góp phần chung
vào sự phát triển đất nước.
Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi, lực lượng lao động chủ yếu làm
nông nghiệp, vấn đề tạo việc làm cho người lao động những năm gần đây đã được
tỉnh quan tâm và đã có một số chương trình, biến pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
Nhưng qua thực tiễn cho thấy cũng chỉ giải quyết dược một số vấn đề nhỏ.
Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, huyện có 16 xã, 01thị
trấn; dân số toàn huyện là 83.482 người, phần lớn lao động là sản xuất nông nghiệp
chiếm trên 80 %. Với tiềm năng lao động to lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý
đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp chủ
yếu để tạo việc làm cho lao động nông thôn đang được xem là vấn đề bức xúc cần
nhanh chóng giải quyết.
Để giải quyết các bất cập trên trước hết cần làm rõ việc sử dụng lao động,
thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian qua đồng thời chỉ ra
những thách thức, giới hạn cũng như khả năng tạo mở việc làm ở nông thôn trong
thời gian tới; xuất phát từ những vấn đề trên đây, sau khi học xong chương trình
khóa học được sự nhất trí của nhà trường và thầy giáo hướng dẫn, tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Yên Lập
tỉnh Phú Thọ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nhằm góp phần định hướng và tạo việc làm cho lao
động nông thôn ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống được cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm cho lao
động nông thôn;
+ Đánh giá được thực trạng tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến việc

làm cho lao động nông thôn ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;


3
+ Đề xuất được các giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động nông thôn ở
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ (gồm 150 hộ gia đình; cơ sở đào tạo và các tổ chức sử dụng lao
động nông thôn).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng việc làm cho
lao động nông thôn ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
+ Về không gian: Huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
+ Về thời gian: Từ năm 2010- 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
* Những vấn đề lý luận về việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn:
* Thực trạng những vấn đề về việc làm, tạo việc làm tại huyện Yên Lập:
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động nông thôn
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2012:
* Các giải pháp đề xuất gồm: Quan điểm; định hướng và giải pháp mở rộng
tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tạo việc làm cho người lao động

1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào
thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu đời sống của con người. Theo C.Mác “Lao động trước hết là một quá trình diễn
ra giữa con người và tự nhiên, một q trình trong đó bằng hoạt động của chính
mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên". Ph.Ăng ghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải.
Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu
cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động cịn là một cái gì vơ cùng lớn
lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài
người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao
động đã sáng tạo ra bản thân loài người”.
V.Lênin khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người
lao động” . Trong nguồn lao động của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương thì người
lao động được xếp và nguồn lao động. Bộ phận chính của nguồn lao động là lực
lượng lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe đang làm
việc và những người thất nghiệp. Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số
lượng và chất lượng như: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ chun mơn kỹ thuật,
số người đang làm việc và sự phân bổ lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu
vực kinh tế…Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của
con người, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong
thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động
nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác: trong bất kỳ nền
sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của
xã hội.


5
1.1.2. Khái niệm về lực lượng lao động
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan

trọng làm cơ sở cho việc tính tốn cân đối lao động, việc làm trong xã hội. Theo
giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) đưa ra
khái niệm: “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những
người ngồi độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân” [12]. Còn theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên
Xô (cũ), (Matxcơva 1997, tiếng Nga) lực lượng lao động là khái niệm định lượng
của lao động. Theo từ điển thuật ngữ Pháp (1997-1985) lực lượng lao động là số
lượng và chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung
bình về khả năng lao động có thể sử dụng. Nhà kinh tế học David Begg cho rằng:
Lực lượng lao động có đăng ký bao gồm số người có cơng ăn việc làm cộng với số
người thất nghiệp có đăng ký.
Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người khơng có việc
làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc quy định độ tuổi lao động là khác nhau,
thậm chí cịn khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước điều đó tùy thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế. Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao động (2012) thì độ
tuổi lao động đối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là 15-55 tuổi. [23, điều 187]
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, có
thể đưa ra quan niệm về lực lượng lao động như sau: “Lực lượng lao động bao gồm
số lượng và chất lượng những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc
khơng có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc”. Nguồn lao
động luôn được xem xét trên hai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.
1.1.2.1. Số lượng lao động
Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động gồm:
Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia



6
đình, khơng có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả
những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
1.1.2.2. Chất lượng lao động
Thể hiện trình độ chun mơn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của
người lao động, ý thức, văn hóa, đạo đức...
Dân số trong tuổi lao động quy định

Có việc làm

Khơng có việc làm

Muốn làm việc

E

Khơng muốn làm việc

- Chủ động tìm việc

Khơng Chủ động tìm

- Sẵn sàng làm việc

việc

U

N


N
Khơng thuộc lực lượng

Lực lượng lao động

lao động

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu lực lượng lao động
E: Người có việc làm
U: Người thất nghiệp
N: Người không tham gia hoạt động kinh tế.
1.1.3. Khái niệm về việc làm, thất nghiệp và tạo việc làm cho lao động
1.1.3.1. Khái niệm về việc làm
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực
chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất.
Khái niệm việc làm theo Bộ luật Lao động của nước ta bao gồm một phạm vi rất
rộng; từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi


7
hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong
gia đình...đều được coi là việc làm. [23]
Việc làm là mối quan tâm thường nhật của người lao động và giải quyết việc
làm cho lao động xã hội là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống
của bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách
giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch sử... Khi nghiên cứu dưới góc
độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương thức lao động kiếm sống của con
người và xã hội loài người. Các nhà kinh tế coi sức lao động thơng qua q trình

thực hiện việc làm của người lao động là yếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất và
xem xét vấn đề thu nhập của người lao động từ việc làm.
Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp,
người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận chỉ khi làm việc
trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa [20](Quốc doanh, tập thể). Trong cơ chế
đó, xã hội khơng thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không
thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp...
Quan niệm về việc làm đã từng bước được mở rộng hơn theo hướng khuyến
khích các loại hình tổ chức kinh tế, hộ gia đình và người lao động cùng tham gia tạo
việc làm, tạo thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Điều 13, chương II Bộ luật Lao
động Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc
làm”[23,tr.42]
Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động bao gồm: các loại
cơng việc làm th có trả tiền cơng, tiền lương hoặc một hình thái hiện vật có giá trị
tương đương với giá trị do cơng việc đó tạo ra; những cơng việc tự làm mang lại lợi
ích vật chất thay thế cho thu nhập của bản thân hoặc gia đình, những cơng việc tự
làm thường khơng được trả cơng bằng tiền hoặc hiện vật, nhưng có ý nghĩa về kinh
tế đối với bản thân và gia đình người lao động. Như vậy, có thể diễn giải một hoạt
động lao động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:


8
Một là, phải có ích, tạo ra thu nhập và mang lại lợi ích cho người lao động và
các thành viên trong gia đình.
Hai là, khơng bị pháp luật cấm hay được pháp luật thừa nhận là hợp pháp.
Hai điều kiện trên có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ của một
hoạt động được thừa nhận là việc làm.
Quan niệm trên đã góp phần mở rộng khái niệm về việc làm, phản ánh đầy
đủ các yếu tố cơ bản nhất của việc làm dưới góc độ khoa học và pháp luật.

1.1.3.2. Khái niệm và phân loại thất nghiệp
a. Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau vê thất nghiệp, nhưng nội dng cơ bản của thất
nghiệp là đề cập về việc người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc
nhưng không được làm việc. Samuelson - nhà kinh tế học của trường phái hiện đại
cho rằng: “Thất nghiệp là những người khơng có việc làm nhưng đang chờ để trở lại
việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm”[32].
Theo tổ chức lao động Quốc Tế (ILO) thì tình trạng thất nghiệp là tình trạng
khi một bộ phận người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, muốn làm
việc, nhưng khơng tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định mà xã hội thừa
nhận. Nói cách khác, người thất nghiệp là người lao động trong độ tuổi, có khả năng
lao động, nhưng khơng có việc làm và đang tìm việc làm [7]
Một cách tiếp cận khác cho rằng, thất nghiệp là hiện tượng xã hội, trong đó
có một bộ phận người lao động bị mất thu nhập do khơng có khả năng tìm được
việc làm trong khi họ đang trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc và đã đăng
ký tìm việc làm ở cơ quan mơi giới về việc làm, nhưng chưa được giải quyết việc
làm phù hợp với khả năng lao động của họ. Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu phải
thuộc lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế với 3 tiêu chuẩn sau:
- Mong muốn tìm việc làm và đã đăng ký tìm việc tại cơ quan mơi giới việc làm;
- Có khả năng làm việc;
- Đang chưa có việc làm phù hợp với khả năng lao động và với mức thu nhập
được xã hội thừa nhận.


9
Với cách hiểu trên đây, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng chưa làm
việc đều được coi là thất nghiệp. Do đó để xác định một người có thể được coi là
đối tượng thất nghiệp hay khơng thì phải biết được người đó có muốn làm việc hay
không. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều người trong tuổi lao động, có sức khoẻ, có nghề
nghiệp song khơng có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn tài chính

dự trữ” kế thừa của bố mẹ hoặc nguồn tài trợ từ xã hội hoặc từ người khác.
b. Phân loại thất nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu về lao động và thất nghiệp cho đến nay đã phân ra
các loại hình thất nghiệp như sau:
- Thất nghiệp tự nhiên. Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một tỷ lệ nhất định
số lao động lâm vào tình trạng khơng có việc làm do xã hội khơng thể tạo đủ việc
làm cho họ
- Thất nghiệp tạm thời. Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không
ngừng của lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn
khác nhau của phát triển kinh tế.
- Thất nghiệp cơ cấu. Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa
cầu-cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
- Thất nghiệp chu kỳ. Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản
lượng của nền kinh tế (suy thoái kinh tế). Trong giai đoạn này, tổng giá trị sản xuất
giảm, hầu hết các nhà sản xuất giảm quy mô sản xuất và giảm sử dụng lao động.
- Thất nghiệp tự nguyện. Là loại hình thất nghiệp xảy ra đối với những người
lao động không muốn làm việc với mức tiền cơng nào đó vì nhiều lý do cá nhân
khác nhau như: di chuyển, sinh con… thất nghiệp loại này thường gắn với thất
nghiệp tạm thời.
- Thất nghiệp không tự nguyện. Là loại hình thất nghiệp xảy ra đối với một
bộ phận lao động xã hội, khi mà với mức tiền cơng nào đó người lao động đã chấp
nhận làm việc, nhưng vẫn không được làm. Lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp
này là do kinh tế suy thối, cung về lao động lớn hơn cầu về lao động.
- Thất nghiệp trá hình. Là loại hình thất nghiệp, khi người lao động được sử
dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường. Hiện tượng thất nghiệp này xảy ra khi


10
năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, người lao động không thể sử dụng
hết thời gian làm việc của họ theo quy định của Luật lao động.

Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành :
- Thất nghiệp theo giới tính. Là loại hình thất nghiệp theo nam hoặc nữ.
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi. Là thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó trong
tổng số lực lượng lao động.
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ. Là thất nghiệp xẩy ra thuộc vùng lãnh
thổ nhất định (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi..).
- Thất nghiệp theo ngành nghề. Là thất nghiệp trong một ngành nghề nào đó.
Ngồi các loại thất nghiệp nêu trên người ta có thể chia thất nghiệp theo dân
tộc, chủng tộc, tôn giáo...
1.1.3.3. Khái niệm về thiếu việc làm
Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ có tổng số giờ làm việc
dưới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc ít hơn giờ quy định đối với các công việc theo
quy định hiện hành của Nhà nước. Họ có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm
việc nhưng khơng có việc để làm, hoặc họ có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc
nhưng khơng tìm được việc làm.
Một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm cho rằng, người thiếu
việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu
và họ có nhu cầu làm thêm. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm “Thiếu việc làm còn
được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình. Đây là hiện tượng người lao
động có việc làm ít hơn mức mà họ mong muốn”[dt54,tr.17]
Như vậy, có thể hiểu: Người thiếu việc làm là người lao động đang có việc
làm nhưng họ làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định hoặc làm những
công việc mà tiền lương thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn
tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập.
ILO khuyến nghị sử dụng khái niệm người thiếu việc làm hữu hình (nhìn
thấy được) và dạng người thiếu việc làm vơ hình (khó xác định). Cụ thể:
- Thiếu việc làm hữu hình. Người lao động làm việc ít thời gian hơn so với
thông lệ, họ không đủ việc làm và đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm



11
việc.Tình trạng thiếu việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời gian
lao động như sau:
Số giờ làm việc thực tế
K=

X 100% (Tính theo ngày, tháng, năm)
Số giờ quy định
- Thiếu việc làm vơ hình: Người lao động có đủ việc làm, làm đủ thời gian

thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân
của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấp không sử
dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện làm việc không đáp ứng được yêu cầu
của người lao động, tổ chức lao động kém ...
Về nguyên nhân thiếu việc làm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ
yếu tập trung vào các nhóm nguyên nhân sau
- Nền kinh tế chậm phát triển, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người
thấp và giảm dần do đơ thị hố.
- Lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗ làm việc mới tạo
ra q ít, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người lao động cịn thấp kém
khơng phù hợp với chỗ việc làm được tạo ra
- Tính chất thời vụ của sản xuất nơng nghiệp; thời tiết khí hậu thay đổi; thị
trường biến động xấu; chính sách đầu tư chưa hợp lý; nền kinh tế mất cấn đối giữa
cung và cầu về lao động...
1.1.3.4. Vai trò của việc làm đối với người lao động
- Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, một xã hội có kinh tế xã hội phát triển phải là xã hội có
đầy đủ việc làm cho người lao động. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, bất kỳ một
sự phát triển nào trong kinh tế cũng là kết quả của sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản,
đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, quá trình này cũng là quá

trình tạo việc làm cho lao động trong xã hội. Bản thân tư liệu sản xuất tự nó khơng
thể tạo ra các sản phẩm cho con người và xã hội, nếu như khơng có sự kết hợp của
sức lao động. C.Mac và P.Ăng Ghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và
các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng: Sản xuất ra của cải


12
vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất
cả các hoạt động của con người [23]
- Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yêu
cầu khách quan đối với người lao động, bởi con người muốn tồn tại phải tiêu dùng
một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phương
tiện đi lại... Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất với quy mô
ngày càng mở rộng. Như vậy, con người bằng sức lao động của mình đã tạo ra giá
trị hàng hố dịch vụ để phục vụ chính mình. Sự phát triển kinh tế, xã hội suy cho
cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng
tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.
- Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hố, xã hội góp phần
thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết việc làm
không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan liên quan trực tiếp quan hệ đến lao động,
việc làm mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội, của bản thân người lao động và các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong xã hội. Điều 13 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:
“Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có việc làm
là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và của tồn xã hội” [28]
Tóm lại, giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc
làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết
việc làm khơng chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà cịn phải nâng cao chất lượng việc
làm. Đây là vấn đề còn ít được chú ý vì khi đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm
người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ hai của nó là vấn đề tạo ra việc làm.
1.1.4. Khái niệm về tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm

1.1.4.1. Khái niệm
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo
ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sản xuất hàng hóa
và dịch vụ theo kịp yêu cầu thị trường [26,27]
Tạo việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một cơng
việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm. Người tạo ra
công việc cho người lao động có thể là chính phủ thơng qua các chính sách, có thể


13
là một tổ chức hoạt động kinh tế, các cá nhân, thông qua các hoạt động thuê mướn
nhân công.
Các yếu tố tạo ra việc làm:
- Nhu cầu thị trường.
- Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.
- Mơi trường xã hội
* Có những cách nào giải quyết việc làm
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi
- Phát triển tiểu thủ cơng nghiệp
- Phát triển các ngành nghề truyền thống
- Cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh
1.1.4.2. Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động
*Về mặt kinh tế:
Tạo việc làm là vấn đề được đặt ra ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát
triển và đang phát tiển. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư,
những người thiếu việc làm và thất nghiệp mà quan trọng hơn, nó tác động đến sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay, tạo việc làm cho người lao động trước hết sẽ tạo điều
kiện để khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng cịn đang tiềm ẩn như tài

ngun vốn, ngành nghề... thơng qua lao động của con người. Khi người lao động
có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo ra tích lũy. Nhà nước
khơng những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo khơng có việc làm mà
khi tạo việc làm cho họ, họ có thể mang lại tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng
tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Mặt khác,
khi người lao động có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua cho
xã hội. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng
cung, tăng tiêu dùng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế. Nước ta ln tồn tại tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng. Đại bộ phận dân cư có mức sống
thấp, nhiều người lao động cần có việc làm và việc làm hiệu quả hơn. Tạo việc ở


14
Việt Nam trong tình trạng hiện nay có một ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát
triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập quốc
dân.
*Về mặt xã hội:
Tạo việc làm là một vấn đề mang tính xã hội. Mỗi con người khi trưởng
thành đều có nhu cầu chính đáng và cũng là quyền lợi của người lao động. Chính vì
vậy giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩ rất lớn đối với mỗi cá
nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ có chính sách tạo việc làm thỏa đáng, điều đó sẽ
đem đến sự cơng bằng trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả lao động. Từ đó
mà mọi người lao động có thu nhập, không phải lo ăn bám, hạn chế được sự phân
hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt.
Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiện tượng
thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các
tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cấp, ma túy... làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha
hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về
kinh tế và chính trị, có khi nó cịn là tác nhân gây ra sự sụp đổ của cả một thể chế,
làm mất niềm tin của người dân đối với Nhà nước và các Chính Đảng.

Tạo việc làm trên phạm vi rộng còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến
phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Trên giác độ này, giải
quyết việc làm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng những
yêu cầu của thị trường, đồng thời xây dựng nguồn lực lâu dài cho đất nước.
Giải quyết việc làm gắn với q trình phân cơng theo ngành và theo lãnh thổ.
Nếu như khơng có các biện pháp tạo mở việc làm hợp lý cho khu vực nông thôn,
nhiều người lao động ở khu vực này sẽ ra thành thị để tìm việc làm, gây sức ép cho
khu vực thành thị trên tất cả các mặt như: nhà cửa, điện nước, y tế, thậm chí gây ra
cả những rối loạn về mặt xã hội.
1.1.4.3. Đặc điểm của lao động việc làm ở nông thôn
- Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật
sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng như: Đất đai, khí
hậu, thời tiết… Q trình sản xuất mang tính thời vụ trong nông nghiệp rất cao, thu


15
hút lao động không đều, trong trồng trọt lao động chủ yếu tập trung chủ yếu vào
thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là thời gian lao
động “nơng nhàn” . Trong nơng thôn nông nhàn một bộ phận lao động nông thôn
thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa
phương khác hành nghề để tăng thu nhập.
- Ở nơng thơn về cơ bản khơng có thất nghiệp hịan tồn nhưng lao động
thiếu việc làm chiếm tỷ trọng cao, đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Thực tế lao động
nông nghiệp chia việc ra làm, nhất là trong các hộ gia đình do quỹ đất canh tác đã
hạn hẹp nay lại càng bị giảm dần do sự phát triển mạng mẽ của q trình đơ thị hóa
và cơng nghiệp hóa. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đất nông nghiệp ngày
càng trở nên khan hiếm. Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệp còn nhiều bất
hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân tán nhỏ lẻ, cơ cấu kinh tế chậm biến
đổi đã dẫn đến tình trạng sử dụng lao động khơng đúng mục đích, thiếu việc làm
cho người nơng dân.

- Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi vớia
các cây trồng vật nuôi khác nhau là khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác
nhau, vì vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thu dụng nhiều lao
động là biện pháp tạo việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó các
hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là khu vực tạo ra
việc làm đáng kể bà thu nhập cao cho lao động nông thôn, việc phát triển các hoạt
động này cũng phù hợp với xu thế CNH-HĐH nông thôn hiện nay.
- Việc làm trong nông thôn là những công việc giản đơn thủ cơng, ít địi hỏi
tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dẽ học hỏi, dễ
chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao động cao, những sản phẩm làm ra chất lượng
thấp bà mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân
của lao động nông thôn không cao, tỷ lệ nghèo ở nông thơn cịn cao.
- Ở nơng thơn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không định thời
gian: trông nhà, trơng con cháu, nội trợ, làm vườn... có tác dụng tích cực tăng thêm
thu nhập gia đình. Thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làm việc phụ


16
mang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình, thực chất đây cũng là cơng việc làm có khả
năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.
1.1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm
a. Những nhân tố gián tiếp:
Những nhân tố này được xem xét từ 3 phía: người lao động, người sử dụng
lao động và Nhà nước, trong đó người sử dụng lao động là nhân tố chủ chốt tạo ra
chỗ làm việc, tức tạo việc làm cho người lao động, bao gồm các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế có sử dụng lao động làm thuê.
Mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động hình
thành trong những điều kiện nhất định, đó là người sử dụng lao động cần phải có
vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra để phát triển và
duy trì q trình kinh doanh của mình, từ đó tạo ra chỗ làm việc thường xuyên. Còn

người lao động muốn tham gia làm việc thì phải có sức khỏe, có trình độ chun
mơn, kinh nghiệp phù hợp với cơng việc do người sử dụng lao động yêu cầu. Để có
việc làm và được trả cơng theo ý muốn của mình thì người lao động phải học hỏi,
trau dồi kiến thức cho mình để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngồi ra
người lao động phải ln tự đi tìm việc làm phù hợp với mình để làm việc có hiệu
quả cao nhất. Nhà nước có vai trò trong quản lý, điều chỉnh mối quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả hai bên bằng
các chính sách khuyến khích động viên. Nhà nước có chức năng tạo điều kiện, môi
trường pháp lý thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động phát
triển các mối quan hệ lâu dài, bền vững để cùng phát triển việc làm. Ngoài ra Nhà
nước cũng đưa ra các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phân
bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý. Vì vậy, khi nghiên cứu các giải pháp tạo việc
làm cần chú ý đến chính sách khuyến khích, chính sách đầu tư của nhà nước vào
các điều kiện tạo việc làm và đầu tư của khu vực tư nhân để tạo ra nhiều cơ hội việc
làm cho người lao động.


17
b. Các nhân tố trực tiếp:
- Nhóm nhân tố tư liệu sản xuất, bao gồm vốn, máy móc, cơng cụ, kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực sinh học...Trong đó quan trọng nhất là yếu tố về vốn,
đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố còn lại có thể mua được bằng vốn.
+ Trong sản xuất nơng nghiệp thì vốn cũng có vai trị hết sức quan trọng.
Vốn được biểu hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất và đối tượng lao động được sử
dụng vào trong quá trình sản xuất. Vốn được xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị
nguyên vật liệu, máy móc, vốn để dụ trữ cho quay vịng. Càng có nhiều vốn để đầu
tư, quy mô sản xuất ngày càng được nâng cao và số lao động thu hút vào làm việc
càng nhiều hơn, nói cách khác, số lượng việc làm được tạo ra phụ thuộc vào quy mô
vốn đầu tư.
Sự tác động của vốn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp không

phải bằng cách trực tiếp mà thông qua cây trồng, vật nuôi, yếu tố kỹ thuật trong
nông nghiệp. Cơ cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại đối
tượng sản xuất, từng loại đất đai. Ngồi ra trong sản xuất nơng nghiệp cần phải có
một lượng vốn lưu động nhằm tránh tình trạng bị ứ đọng vốn do thời tiết xấu. Có
thể nói vốn là một yếu tố rất quan trọng để phát triển sản xuất nơng nghiệp, khi diện
tích đất đai là khơng đổi thì vốn đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển
chiều sâu. Do đó khi nguồn vốn được sử dụng trong nơng nghiệp tăng thì càng tạo
ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao động trong nông thôn, nhất là khi mà
lượng thiếu việc làm của người lao động nơng thơn cịn tồn tại rất nhiều.
Vốn trong ngành thương mại dịch vụ có vai trị đặc biệt quan trọng. Chỉ có
thể hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ khi mà có vốn. Khi mà vốn tăng thì hoạt
động dịch vụ sẽ được mở rộng và do đó sẽ tạo nhiều chỗ làm cho người lao động
trong lĩnh vực này.
Như vậy, trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố vốn cũng đóng vai trị quan
trọng và gián tiếp ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
+ Nhân tố đất đai không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà
là yếu tố không thể thay thế. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình
sản xuất. Sự ảnh hưởng của đất đai là khác nhau đối với các ngành khác nhau. Đất


18
đai trong sản xuất nơng nghiệp là có hạn khơng thể tăng lên mà cịn bị thu hẹp trong
q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hóa. Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
giảm dần làm cho vấn đề sử dụng đất trong nơng nghiệp càng khó khăn hơn. Đất đai
là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Sự ảnh hưởng của đất đai là
khác nhau đối với các ngành khác nhau. Do đó để tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động trong nơng nghiệp thì việc chú trọng cơng tác vừa chăm sóc đất, vừa kết
hợp trồng lúa, hoa màu xen kẽ là hết sức cần thiết. Chúng ta cần phải chú trọng sử
dụng có hiệu quả đất nơng nghiệp để cho người lao động trong khu vực nơng
nghiệp có việc làm tương đối bền vững. Nếu để đất đai suy thối thì người lao động

trong nơng nghiệp sẽ khơng có chỗ làm việc. Vì vậy chúng ta cần khai thác và sử
dụng đất hợp lý, đồng thời phải luôn chú trọng cải tạo đất.
Trong cơng nghiệp thì đất đai dùng để tạo mặt bằng cho việc xây dựng nhà
máy, trụ sở, xí nghiệp. Các nhà đầu tư ln lựa chọn địa điểm gần đường giao thông
để dễ dàng cho việc bn bán, trao đổi hàng hố, và đồng thời họ cũng chọn chỗ
gần nguồn điện, nguồn nước...Nhưng việc lựa chọn mà họ quan tâm nhiều nhất là
địa điểm đó phải có đơng dân cư. nơi có đơng dân cư thì sẽ tạo ra một thị trường
tiêu thụ lớn đồng thời việc tìm kiếm lao động ở nơi này sẽ dễ dàng hơn.
Trong hoạt động thương mại dịch vụ, đất dai khơng đóng vai trị quan trọng
bằng ngành nơng nghiệp và dịch vụ nhưng cũng khơng thể thiếu được.
Như vậy thì trong bất cứ ngành nào thì đất đai cũng là điều kiện tiền đề để
các hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển. Do đó Chính phủ thường phải có một
chính sách sử dụng đất hợp lý nhằm hướng tới tạo nhiều việc làm cho người lao
động trong xã hội.
+ Nhân tố về kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
việc làm cho người lao động. Các yếu tố đó là các hệ thống thuỷ lợi, giao thông,
kho tàng, thông tin liên lạc, bến bãi...Các yếu tố này phát triển tốt là tạo điều kiện để
phát triển kinh tế xã hội và do đó tạo điều kiện để phát triển các ngành khác và tạo
thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời khi phát triển yếu tố cơ sở hạ tầng thì
cũng cần một lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó phát triển yếu tố
này sẽ thúc đẩy các nền kinh tế phát triển và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao


19
động. nhưng yếu tố này cũng không phải là yếu tố khơng thể thay thế được mà nó
có thể mua được bằng vốn.
- Nhóm nhân tố mơi trường
+ Mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao
động. Nếu nơi nào có điều kiện tự nhiên, mơi trường sinh thái thuận lợi thì sẽ có
nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội được đầu tư và như vậy nơi đó sẽ

có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Ngược lại, khơng
thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao động sống ở
những nơi có điều kiện bất lợi. Mơi trường ở đây dược hiểu là môi trường tự nhiên
và môi trường kinh tế xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, tài
ngun thiên nhiên, khí hậu đất đai...Đất đai là điều kiện tiền đề khồng thể thay thế
được. Còn các yếu tố khác như vị trí địa lý, địa hình khí hậu... có tác động đến lựa
chọn phương thức sản xuất. Người lao động sinh sống ở những nơi có điều kiện tự
nhiên thuận lợi sẽ có điều kiện tìm được việc làm dễ hơn người lao động sinh sống
ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác khi sản xuất những mặt hàng khác
nhau thì khơng thể sản xuất ở một số nơi nhất định mà mỗi loại mặt hàng sẽ phù
hợp với một điều kiện cụ thể. Ví dụ khi sản xuất những mặt hàng mây tre đan thì
cần phải trọn địa điểm có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng đồng thời phải chọn nơi
có khí hậu khơ ráo. Vì vậy môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc
phát triển kinh tế của một địa phương và ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho
người lao động.
+ Mơi trường xã hội bao gồm chính sách xã hội của địa phương, sự quan tâm
của các cấp uỷ đảng đối với người lao động …cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo
việc làm cho người lao động, tạo sự hăng say làm việc của người lao động, người
lao động sẽ an tâm hơn để làm việc để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm khi được sự quan tâm của các đồn thể, ban ngành. Do đó mỗi địa phương
cần dựa vào điều kiện của địa phương mình mà đưa ra chiến lược phát triển kinh tế
cho phù hợp để tối đai hóa việc làm cho người lao động.
Việc xây dựng môi trường xã hội gắn với xây dựng văn hố doanh nghiệp để
từ đó kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Đồng thời doanh


×