Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư của các nông hộ trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 115 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Trầ n Văn Dư đã tận
tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Lâm Nghiêp̣ Hà Nội, Khoa
Kinh tế, Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Bắc bộ đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các phòng, ban ngành chuyên môn của
UBND huyện Chương My,̃ UBND các xã vùng huyện Chương Mỹ đã tạo
điều kiện giúp đỡ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Anh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ


nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Anh


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI GIA CẦM TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ ...................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư .... 5
1.1.1 Chăn nuôi gia cầ m và phát triển chăn nuôi gia cầ m ......................... 5
1.1.2 Chăn nuôi gia cầ m tâ ̣p trung xa khu dân cư ..................................... 9
1.1.3. Nô ̣i dung chăn nuôi gia cầ m cầ m tâ ̣p trung xa khu dân cư ............ 11
1.1.4. Sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư14
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung
xa khu dân cư ........................................................................................... 15
1.1.6. Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư .. 19
1.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung ở một số nước trên
thế giới và ở Việt Nam................................................................................. 20

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi gia cầ m tập trung ở một số nước
trên thế giới............................................................................................... 20
1.2.2. Kinh nghiê ̣m phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung ngoài khu dân
cư ở Việt Nam ......................................................................................... 23
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28


iv

2.1. Đặc điển tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chương Mỹ .................... 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 33
2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội đến phát
triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Chương Mỹ ......................... 40
2.1.3.1. Những tiềm năng và lợi thế ......................................................... 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp khảo sát thực tiễn ..................................................... 43
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................ 45
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................ 47
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá............................................................................. 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 49
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Chương Mỹ
thời kỳ 2010- 2012. ...................................................................................... 49
3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Chương
Mỹ giai đoạn 2010- 2012 ......................................................................... 49
3.1.2. Thực trạng tổ chức chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2010 -2012 trên
địa bàn huyện Chương Mỹ ....................................................................... 51
3.1.2. Thực tra ̣ng phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư
trên địa bàn huyê ̣n Chương Mỹ giai đoa ̣n 2010-2012 ............................. 59
3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tại các nông tra ̣i điều tra ........ 62

3.2.1. Tình hình về chủ nông hô ̣, trang tra ̣i (cơ sở chăn nuôi)điều tra ..... 62
3.2.2. Tình chăn nuôi gia cầm của các cơ sở chăn nuôi xa khu dân cư ... 64
3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia tâ ̣p trung
xa khu dân cư ............................................................................................... 76
3.3.1. Quỹ đấ t dành cho chăn nuôi ........................................................... 76
3.3.2. Yếu tố nguồn nhân lực ................................................................... 78


v

3.3.3. Yếu tố chính sách ........................................................................... 78
3.4. Phân tích những thuận lợi, tồn tại, vướng mắc trong phát triển chăn
nuôi gia cầm tâ ̣p trung xa khu dân cư ......................................................... 81
3.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 81
3.4.2. Tồn tại, vướng mắc ........................................................................ 82
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, vướng mắc ................................................... 82
3.5. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm tập gia cầ m tâ ̣p trung xa
khu dân cư ở huyện Chương Mỹ ................................................................. 83
3.5.1. Quan điểm về phát triển chăn nuôi GC tâ ̣p trung xa khu dân cư ... 83
3.5.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi GC tâ ̣p trung quy xa khu dân cư của
huyện Chương Mỹ từ nay đến năm 2020 ................................................. 83
3.5.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi GC tâ ̣p trung
xa khu của các nông hộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ ......................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

CNGC

Chăn nuôi gia cầ m

CNGC TP

Chăn nuôi gia cầ m thương phẩ m

CNGC TT

Chăn nuôi gia cầ m tâ ̣p trung

CHN

Cây hàng năm

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CT, DN

Công ty, doanh nghiệp


DT

Diện tích

KT

Kinh tế

LX – LM

Lúa xuân – Lúa mùa



Lao động

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PT

Phương thức

QM TT


Quy mô trang tra ̣i

SD

Sử dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TD

Tiêu dùng

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1.1


2.1
2.2
2.3

Trang

Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm từ
ổ dịch

11

Hiện trạng đất nông nghiệp tại huyện Chương Mỹ năm 2012
32
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện năm 2010-2012

34

Tổng hợp và so sánh kết quả sản xuất chăn nuôi huyện Chương
Mỹ năm 2010 với 2012

38

2.4

Tình hình dân số lao động của xã năm 2010 – 2012

44

2.5


Số cơ sở chăn nuôi tập trung xã khu dân cư tại vùng nghiên cứu

50

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5
3.6
3.7

Phát triể n đàn gia cầm của huyê ̣n Chương Mỹ giai đoa ̣n 20112012

51

Sản lượng thit,̣ trứng gia cầm của huyê ̣n Chương Mỹ Giai đoạn
2010- 2012

52

3.3 Các hình thức chăn nuôi gia cầ m của nông hô ̣ trên địa bàn
huyện

55


Cơ sở chăn nuôi gia cầ m theo phương thức công nghiệp trên điạ
bàn huyê ̣n Chương Mỹ

56

Cơ sở chăn nuôi gia cầ m theo phương thứcbán công nghiệp trên
điạ bàn huyê ̣n Chương Mỹ

58

Cơ sở chăn nuôi gia cầ m theo PT thả vườn trên điạ bàn huyê ̣n

60

Số cơ sở chăn nuôi tâ ̣p trung xa khu dân cư giai đoa ̣n
2010 – 2012

61

3.8

Số lươ ̣ng gia cầ m của cơ sở chăn nuôi xa khu dân cư

62

3.9

Sản lươ ̣ng trứng, thiṭ GC của cơ sở chăn nuôi xa khu dân cư


63


viii

3.10 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra
3.11

Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trong các cơ sở chăn nuôi theo vùng
nghiên cứu

3.12 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi GC
3.13

3.14

65
67
69

Mức độ đảm bảo quy trình kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi theo
vùng nghiên cứu

72

Tình hình tiêm phòng và tỷ lê ̣ đàn GC chế t của các cơ sở chăn
nuôi theo vùng nghiên cứu

75


3.15 Kết quả sản xuất trong các hộ nghiên cứu

76

3.16 Quỹ đấ t bình quân các hô ̣ điề u tra

86

3.17

Quy hoạch xây dựng khu CNGC tập trung xa khu dân cư tại các
xã thuộc huyện Chương Mỹ đến 2020

11


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

28


2.2

Một số yếu tố khí hậu đặc trưng của huyện Chương Mỹ

30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Chăn
nuôi cung cấp thực phẩm giá trị dinh dưỡng cho con người, phân bón cho
trồng trọt, nguyên liệu cho chế biến, hàng hoá cho xuất khẩu. Mặt khác sản
xuất ngành chăn nuôi góp phần lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung.
Chăn nuôi nước ta không những cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt
trong nước mà còn góp phần giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động, tạo
nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn. Năng suất chăn nuôi từng
bước được cải thiện, chăn nuôi trang trại có xu hướng tăng.
Để phát triển chăn nuôi theo hướng tâ ̣p chung chúng ta phải có cách
nhiǹ , cách tiếp cận đúng đắn và phù hợp. Một trong những giải pháp để khắc
phục tình trạng manh mún, trên cơ sở đó kiểm soát tốt dịch bệnh là phát triển
vùng chăn nuôi tập trung. Có chính sách quy hoạch đất đai, định hướng lâu
dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp; chú trọng chuyển đổi diện tích
đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung. Đổi mới chính sách cho
vay tín dụng, bố trí sản xuất, chăn nuôi gắn với việc xử lý chất thải, ngăn
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đưa ra các giải pháp kỹ thuật chăn
nuôi hợp lý, chọn giống tốt, thức ăn chăn nuôi công nghiệp đảm bảo; xây

dựng chuồng trại, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng vật nuôi và đặc điểm khí
hậu của từng vùng.
Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang là hướng đi mới, phù hợp và
mang lại hiệu quả cao tại nhiều địa phương. Việc quy hoạch khu vực chăn
nuôi tách khỏi khu dân cư đang là hướng đi cần thiết, bởi khi đưa chăn nuôi ra
xa khu dân cư tạo ra sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn


2

nuôi, từ đó tạo ra sự phát triển hài hòa cho kinh tế ở nông thôn.
Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây
nam cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km. Số lượng đàn gia cầm của huyện
rất lớn so với các huyện khác trong tỉnh, tới 824.556 con . Đây là huyện đóng
một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm gia cầm cho thủ đô
Hà Nội và các vùng lân cận. Đồng thời, đây cũng là nơi cung cấp gia cầm
giống cho các nông hộ trong tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước. Tuy vậy, từ
năm 2010 đến nay, chăn nuôi gia cầm của huyện cũng như của nhiều tỉnh
khác trong cả nước luôn gặp không it́ những khó khăn.
Câu hỏi đặt ra một là chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô trang trại xa
khu dân cư ở huyện Chương Mỹ – Hà Nội hiện đang hoạt động thế nào? Nó
mang lại lợi ích gì cho người dân và địa phương? Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung xa khu dân cư?
Những thuận lợi và khó khăn gì gặp phải khi triển khai chăn nuôi tập trung
ngoài khu dân cư? Xuất phát từ thực tiễn về tình hình chăn nuôi hiện nay ở
huyện Chương Mỹ, em chọn vấn đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia
cầm tập trung xa khu dân cư của các nông hộ trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung
xa khu dân cư, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gia cầm
xa khu dân cư trên địa bàn huyện, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư của các nông hộ trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hê ̣ thố ng hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân
cư của các nông hộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong
những năm qua.
- Phân tích các yế u tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia cầm tập
trung xa khu dân cư, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gia
cầm tập trung xa khu dân cư ở các nông hộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề có liên quan đến phát
triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư của các nông hộ.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm xa
khu dân cư hiện nay và một số yếu tố tác động đến phát triển chăn nuôi gia
cầm tập trung xa khu dân cư; đồng thời phân tích đánh giá những mặt được,
chưa được của các nông hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và đưa ra
những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu

dân cư trên địa bàn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
+ Về không gian: Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung
xa khu dân cư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian: Đề tài thu thập các các tài liệu đã công bố trong khoảng
thời gian 2010 - 2012, số liệu khảo sát điều tra năm 2013.


4

4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Nội dung về lý luận
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi
gia cầm tập trung; Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư.
4.2. Nội dung về thực trạng
Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện huyện
Chương Mỹ những năm qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư; Đánh giá những thành công, thuận
lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư.
4.3. Nội dung về giải pháp
Những nội dung về quan điểm; định hướng và giải pháp phát triển chăn
nuôi xa khu dân cư ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
GIA CẦM TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư
1.1.1 Chăn nuôi gia cầ m và phát triển chăn nuôi gia cầ m
1.1.1.1 Chăn nuôi gia cầm
- Khái niê ̣m chăn nuôi gia cầ m
Gia cầ m là tâ ̣p hơ ̣p tấ t cả những vâ ̣t nuôi hay săn bắ n đươ ̣c nhằ m đưa
la ̣i lơ ̣i ích kinh tế , mà các vâ ̣t nuôi này có nguồ n gố c từ chim (aves). Như vâ ̣y,
gia cầ m bao gồ m gà, vit,̣ ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điể u, bồ câu…
Tâ ̣p hơ ̣p tấ t cả các hiể u biế t, các kiế n thức của nhân loa ̣i về gia cầ m và
các giải pháp nhằ m nâng cao năng suấ t và chấ t lươ ̣ng sản phẩ m ở gia cầ m
hiǹ h thành mô ̣t ngành khoa ho ̣c go ̣i là chăn nuôi gia cầ m.
Chăn nuôi gia cầ m bao gồ m nhiề u liñ h vực. Hai liñ h vực sản xuấ t chính
là sản xuấ t thiṭ và trứng. Các liñ h vực khác có liên quan và đôi khi nó cũng
trở thành ngành kinh doanh đô ̣c lâ ̣p đó là sản xuấ t gia cầ m giố ng (gia cầ m
con, gia cầ m hâ ̣u bi);̣ sản xuấ t thức ăn cho gia cầ m; sản xuấ t, cung ứng các
thiế t bi ̣ phu ̣c vu ̣ chăn nuôi gia cầ m; chế biế n các sản phẩ m và thi ̣ trường tiêu
thu ̣ các sản phẩ m gia cầ m; chăn nuôi gia cầ m phát triể n đòi hỏi tấ t cả các liñ h
vực sản xuấ t liên quan này phát triể n theo.
- Phân loại chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia
cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong chăn nuôi gia cầm bao gồm chăn nuôi gà,
chăn nuôi vịt, chăn nuôi ngan, ngỗng, các loại chim cảnh…Như vâ ̣y chăn
nuôi gia cầ m và đă ̣c biệt chăn nuôi gà là mô ̣t trong những ngành chăn nuôi


6

phổ biế n ở các nông hô ̣. Với chăn nuôi gia cầm có thể được phân loại
theo nhiều cách khác nhau:
* Phân theo loại gia cầm: chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt, chăn nuôi ngan,
chăn nuôi chim cút, đà ñiểu, ngỗng, các loại chim cảnh,...

* Phân theo điều kiện chăn nuôi: gồm có chăn nuôi gia cầm và chăn
nuôi thuỷ cầm.
Chăn nuôi gia cầm là việc chăn nuôi những loại thích nghi với điều
kiện sống trên cạn, như: gà, đà điểu, chim cút,...
Chăn nuôi thuỷ cầm là việc chăn nuôi những loại gia cầm thích nghi với
môi trường sống dưới nước như: vịt, ngan, ngỗng,...
* Phân loại theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và
chăn nuôi phân tán.
Chăn nuôi tập trung là việc đàn gia cầm của một hộ hoặc một trang trại
được nuôi tập trung trong một diện tích nhất định, như chăn nuôi
công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi trong chuồng kín.
Chăn nuôi gia cầm phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích
rộng, không cố định như: chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt chạy đồng,...
Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi gia cầm tập trung còn
được hiểu là hình thức chăn nuôi gia cầm gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập
trung trong một khu nhất định, được quy hoạch tổng thể và có sự quản lý
chung, còn chăn nuôi gia cầm phân tán được hiểu là việc các hộ, các trang trại
chăn nuôi giải rác tại nhiều nơi khác nhau.
* Phân theo hướng kinh doanh: chăn nuôi gia cầm lấy thịt, chăn nuôi
gia cầm lấy trứng và chăn nuôi hỗn hợp (cả lấy thịt và lấy trứng).
* Phân theo quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi được hiểu là số lượng gia súc, gia cầm được nuôi
thường xuyên hoặc chăn nuôi theo các lứa, các đợt trong năm, để sản xuất ra


7

khối lượng nhất định các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, sữa, con giống,…) ở
một cơ sở chăn nuôi (xí nghiệp, trang trại, nông hộ).
Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trước hết phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Nếu gia cầm được nuôi theo
phương thức cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ. Chăn nuôi theo lối công
nghiệp, bán công nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau,
trong đó có chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy
mô lớn, cho khối lượng sản phẩm hàng hóa cao.
* Phân theo khu vực chăn nuôi
Có chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi xa khu dân cư.
1.1.1.2. Phát triển chăn nuôi gia cầ m
- Khái niê ̣m phát triển
Thực tiễn đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang
nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng
trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, đó là khái niệm phát triển.
Về lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát
triển, phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với
khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là
sự gia tăng thuần túy về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP,
GNP/đầu người, hay GDP… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm sự gia
tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những
biến đổi về mặt chất của nền kinh tế xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng
cao mức sống toàn dân thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế,
tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi
trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào phát triển
kinh tế- xã hội… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả


8

thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự
hợp tác, phát triển.

1.1.1.2 Phát triển chăn nuôi
Phát triể n chăn nuôi chính là sự tăng số đầ u con gia súc, gia cầ m ở các
nông hô ̣/trang tra ̣i. Về quy hoạch, xu thế chung các quốc gia phát triển đều
thực hiện chăn nuôi tập trung, song do trình độ phát triển, khả năng tích lũy
vốn, đất đai… của ta còn hạn chế, nhu cầu việc làm, thu nhập rất lớn nên
trước mắt chưa thể xóa bỏ hết chăn nuôi nhỏ lẻ.
Các hộ chăn nuôi phải tuân thủ quy định của địa phương là nuôi loại gì,
ở đâu, những hộ chăn nuôi gần khu dân cư phải làm hầm biogar, đệm giải
chuồng chống ô nhiễm môi trường. Khi tổ chức chăn nuôi phải tiêm phòng
các bệnh nguy hiểm, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn thực
phẩm. Phương châm chung địa điểm chăn nuôi càng xa nhà ở dân cư, tiếp xúc
với bên ngoài càng ít càng tốt. Để phát triể n chăn nuôi thì các biện pháp kỹ
thuật về con giống, thức ăn, phòng bệnh cần được tuân thủ. Hướng tới lâu dài
ở những địa phương có điều kiện đưa hẳn chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư,
tiến tới định hình các doanh nghiệp, hộ trang trại, gia trại chuyên chăn nuôi.
Về kỹ thuật tiếp tục tăng cường lựa chọn và sử dụng các loại con giống
lai, có năng suất và chất lượng tốt, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất giống,
các chủ trang trại nhập khẩu giống mới đảm bảo các yêu cầu trên; loại bỏ dần
các con giống kém chất lượng.
Xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn, chuyên canh, khuyến
khích đầu tư thâm canh tạo nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi, khuyến khích,
ưu tiên dành quỹ đất cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn để giảm giá thành, chi phí vận chuyể n,…
Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm, trước mắt vẫn phải duy trì cơ chế hiện
nay, song về lâu dài khi chăn nuôi phát triển ổn định phải xây dựng các hợp


9

đồng kinh tế liên thông giữa sản xuất, phân phối với tiêu dùng. Trong đó cần

xúc tiến ngay việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, có cơ chế kiểm soát
giết mổ, kiểm dịch thực phẩm đúng quy định, xóa dần việc kinh doanh tự do,
tùy tiện như hiện nay, hướng tới có thị trường thực phẩm an toàn.
1.1.2 Chăn nuôi gia cầ m tập trung xa khu dân cư
1.1.2.1 Chăn nuôi gia cầm tập trung
Khi nói đến chăn nuôi tập trung người ta thường nói đến kinh tế trang
trại và kinh tế nông trại, khái niệm này phải thể hiện được những nét bản chất
về kinh tế, tổ chức và sản xuất của khu vực chăn nuôi tập trung trong điều
kiện kinh tế thị trường.
Trước hết các trang trại hay nông trại là cơ sở sản xuất kinh doanh của
các nhà sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở, là các chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra các nông sản hàng
hoá dựa trên sự hợp tác và phân công lao động xã hội, được các chủ doanh
nghiệp đầu tư vốn thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động về trang bị
tư liệu sản xuất để sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐTTg về Chiến lược phát triến chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định này đã nói
rõ mục tiêu đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang
phương thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu
thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...
Như vâ ̣y, khái niệm CNTT là chăn nuôi theo trang tra ̣i công nghiệp,
chứ không phải là "tập trung chăn nuôi" vào một khu như khu công nghiệp.
CNTT (hay chăn nuôi lớn) là hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp
dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông
hộ, quy mô nhỏ lẻ.


10

1.1.2.2 Chăn nuôi gia cầ m xa khu dân cư
Dựa vào khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu ở của dân cư,

chăn nuôi gia cầm được phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và
chăn nuôi xa khu dân cư.
Chăn nuôi trong khu dân cư là việc chăn nuôi gà ngay trong khu vực
dân cư sinh sống hoặc rất gần khu dân cư.
Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư nói chung, chăn nuôi gà nói
riêng là việc chăn nuôi xa khu vực dân cư sinh sống. Việc chăn nuôi rất ít ảnh
hưởng tới môi trường sống của khu dân cư.
Chăn nuôi gia cầm nếu để trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường
sống của con người. Theo ước tính mỗi con gia cầm một ngày đêm ăn vào
khoảng 100 - 150 gam thức ăn. Mỗi ngày thải ra 70 - 80 gam phân.
Với số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500kg phân.
Nuôi một lứa 3 tháng sẽ thải ra 7.500kg phân, sẽ có số lượng lớn khí ôi thối
H2S cùng khí độc khác như cacbonic, khí amoniac... sẽ gây ra nhiều bệnh tật
cho con người
Mặt khác, chủ yếu là phải thực hiện cho được “An toàn sinh học” đảm
bảo cho chăn nuôi thành công:
+ Một trong nội dung chính của An toàn sinh học quy định vị trí xây
dựng chuồng trại:
- Những cơ sở chăn nuôi tập trung phải ở cách xa khu dân cư, xa các
trại chăn nuôi khác, xa các công trình công cộng, quốc lộ, bến cảng, đặc biệt
cần phải xa chợ bán động vật, các cơ sở giết mổ động vật.
- Có hàng rào bao quanh khu chăn nuôi cách biệt với khu hành chính.
+ Nuôi riêng biệt theo từng giai đoạn sản xuất hoặc theo nguồn gốc:
- Trong một trại chăn nuôi nên bố trí các khu riêng biệt để nuôi gà mới
nở, gà hậu bị, gà kết thúc giai đoạn đẻ, gà nhập từ nơi khác về.


11

- Không nuôi chung nhiều loại động vật trong cùng một trại. (Ví dụ:

nuôi chung gà vịt, ngan, gia cầm chung với lợn).
- Cùng nhập cùng xuất: đây là cách tốt nhất tránh được nguy cơ bệnh xâm
nhập do gia cầm mới đồng thời sau khi xuất chuồng toàn bộ tiến hành tiêu độc ñể
trống chuồng để phá vỡ vòng luân chuyển mầm bệnh ở trong đàn…
Bảng 1.1. Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm
từ ổ dịch
Nước

Nước

Khoảng cách

Khoảng cách

Hàn Quốc

3km

Trung Quốc

3 - 8km

Nhật Bản

30km

Lào

10km


Đài Loan

5km

Thái Lan

10km

Cambodia

3 - 10km

Việt Nam

5km

Inđônêxia

1km
( Viện nghiên cứu môi trường )

Về khoảng cách xa khu dân cư với trại chăn nuôi gia cầm và các trại
lớn không có tài liệu nào quy định cụ thể. Tuy nhiên để tham khảo có thể căn
cứ vào quy định của một số quốc gia có dịch cúm gia cầm vừa qua giữ cho
dịch không lây lan đã có hiệu quả.
1.1.3. Nội dung chăn nuôi gia cầm cầ m tập trung xa khu dân cư
1.1.3.1 Nội dung quy hoạch chăn nuôi tập trung
Vùng chăn nuôi tâ ̣p trung có thể là xã - liên xã, huyện - liên huyện.
Những vùng này chỉ rõ được đối tượng vật nuôi phù hợp để khuyến khích
phát triển, quy mô đàn định hình tương đối khi phát triển, trên cơ sở lượng

hoá được quỹ đất tương đối dành cho phát triển chăn nuôi và hạ tầng giao
thông, nguồn nước... Vì vâ ̣y cần phải đầu tư cho quá trình phát triển .
Xuất phát từ quan niệm trên, chúng tôi cho rằng việc quy hoạch khu vực
chăn nuôi gia cầ m tập trung, là hình thức tổ chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.


12

Được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá
rõ rệt. Có sự tập trung tích tụ ruộng đất cao hơn về các yếu tố sản xuất. Có nhu
cầu cao hơn về thị trường, về khoa học công nghệ, tỷ suất hàng hoá và thu nhập
cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
1.1.3.2 Phát triển quy mô đàn gia cầm
Để phát triển chăn nuôi quy mô lớn, Nhà nước đã có chính sách quy
hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp;
chú trọng chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập
trung. Đổi mới chính sách cho vay tín dụng, bố trí sản xuất, chăn nuôi gắn với
việc xử lý chất thải, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đưa ra các
giải pháp kỹ thuật chăn nuôi hợp lý, chọn giống tốt, thức ăn chăn nuôi công
nghiệp đảm bảo; xây dựng chuồng trại, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng vật
nuôi và đặc điểm khí hậu của từng vùng. Quy hoạch đất đai, vấn đề ưu tiên
hàng đầu.
1.1.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chăn nuôi gia cầm
Cơ sở hạ tầng trong ngành chăn nuôi gia cầm gồm những công trình cơ sở
hạ tầng có liên quan chặt chẽ tới sự hình thành và phát triển của khu CNTT xa khu
dân cư, những công trình đó là: đường giao thông, các công trình thủy lợi, hệ
thống điện, các kho bãi, nhà chứa...những công trình này đảm bảo cho hoạt động
SXKD tiếp cận được với thị trường và có thể diễn ra ổn định, liên tục.
Bên ca ̣nh đó hê ̣ thố ng thông tin, nguồn nước, các dịch vụ chăn nuôi, thị
trường và tính liên doanh, hợp tác chăn nuôi tác động trực tiếp đến chăn nuôi

thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra, sự hỗ trợ về kỹ thuật. Hình
thành các dịch vụ thú y, cung cấp thức ăn, dụng cụ chăn nuôi; các cơ sở cung
cấp và bảo dưỡng máy móc;…
1.1.3.4 Công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia cầm
Do hình thức chăn nuôi nhỏ bé là chủ yếu và do nhận thức của người


13

chăn nuôi còn hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất
chưa được coi trọng và chưa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chưa
tiêm phòng vắcxin triệt để, dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ nuôi sống thấp, chi
phí thuốc thú y chiếm tỷ lệ cao, nhiều người chăn nuôi bị phá sản. Vì vậy,
nhiều người lo sợ chưa dám tổ chức và đầu tư mở rộng sản xuất. Có thể nói
dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngành chăn nuôi kiệt quệ và ảnh hưởng
đến sức khoẻ cộng đồng và nhiều ngành khác. Đây là một trở ngại và khó
khăn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà ở nước ta
nói riêng
1.1.3.5 Chi phí đầu vào và doanh thu bán ra của sản phẩm thịt gia cầm
- Giá cả các yếu tố sản xuất (đầu vào):
Giá của các đầu vào sẽ quyết định đến chi phí của quá trình sản
xuất. Nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làm cho giá thành sản
xuất sản phẩm hàng hóa - dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuận của đơn vị
sản phẩm. Trên thị trường người mua luôn muốn mua rẻ, do vậy nếu giá
thành cao dẫn tới sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa ứ đọng kìm
hãm sản xuất phát triển.
- Giá của các sản phẩm thay thế hoặc bổ sung
Giá của các sản phẩm thay thế là yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu của
hàng hóa. Vì giá cả của các loại hàng hóa có liên quan (thay thế hoặc bổ sung)
ảnh hưởng tới sự lựa chọn, thu nhập của người tiêu dùng, tạo nên sự cạnh

tranh về giá giữa các sản phẩm hàng hóa.
Hàng hóa thay thế là hàng hóa có cùng công dụng và có thể sử dụng để
thay cho hàng hóa khác. Chẳng hạn, thịt gia cầ m có thể thay thế bằng thịt bò,
thịt lơ ̣n, cá, trứng, đậu phụ.
Sự tác động của hai loại hàng hóa trên ảnh hưởng không nhỏ tới nhu
cầu hàng hóa. Đối với hàng hóa khi giá của chúng tăng lên sẽ làm tăng cầu về


14

hàng hóa mà nó thay thế. Chẳng hạn khi giá thịt bò, thiṭ lơ ̣n tăng lên sẽ làm
tăng cầu thịt gia cầ m và ngược lại với hàng hóa bổ sung
1.1.3.6 Công tác về giống gia cầm
Trong chăn nuôi giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu, nó quyết định tới
khả năng sống, sinh trưởng, phát triển của loài nuôi. Giống tốt sẽ tạo đà sinh trưởng
nhanh, sức đề kháng cao nên ít bệnh tật, cho năng suất cao hơn…
Giống gia cầm nội chất lượng rất cao là tài sản quý của quốc gia nhưng
chưa được quan tâm đúng mức, mới nuôi giữ quĩ gen và nghiên cứu chưa có
cơ sở nuôi giữ, chọn lọc và nhân thuần ñể cung cấp cho sản xuất.
Các giống gia cầm nhập nội như gà chuyên trứng, gà chuyên thịt và
kiêm dụng gồm 40 dòng, giống. Nhưng mới nhập được ông bà và bố mẹ,
chưa nhập được dòng giống thuần, vì vậy chưa lưu giữ được, hàng năm phải
nhập, nên khả năng thích nghi thấp và giá thành cao, hiệu quả kinh tế vẫn
chưa cao.
Như vậy, nguồn gốc con giống trong các cơ sở giố ng tin câ ̣y nhưng sau
đó được lưu giữ và phát triển đàn giống thông qua các lò ấp tư nhân. Đây
chính là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng con giống gia cầm và ảnh
hưởng lớn đến sức sống cũng như năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
1.1.4. Sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi gia cầ m tách khỏi khu dân cư là điều kiện bảo vệ môi

trường, giảm thiểu dịch bệnh cho chăn nuôi và con người; là cơ sở mở rộng
quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm
nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đồng thời đẩy mạnh
quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Vậy nghiên cứu phát triể n
chăn nuôi tâ ̣p trung quy mô trang tra ̣i xa khu dân cư nhằ m:
- Góp phần giảm chi phí và phát triển sản xuất cho ổn định, tận dụng tối
đa những nguồn lực hiện có, làm tăng giá trị cho các nguồn lực, góp phần


15

phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các các yếu tố sản xuất và áp dụng công
nghệ mới hiện đại vào chăn nuôi.
- Hiệu quả xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nông
dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
- Hiệu quả môi trường: Làm giảm ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, nghiên cứu Chăn nuôi gia cầ m tách khỏi khu dân cư có ý
nghĩa rất quan trọng trong xu thế phát triển. Nó giúp cho nghành chăn nuôi
phát triển ổn định bền vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường…Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là hướng đi tất yếu
của ngành chăn nuôi hiện nay.
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung
xa khu dân cư
1.1.5.1 Các yế u tố về điều kiện tự nhiên
Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật, nó gắn liền với điều
kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng lãnh thổ. Người ta không thể đem cây
trồng, vật nuôi ở vùng hàn đới sang sản xuất ở vùng nhiệt đới, hoặc cũng
không thể đem các loại cây trồng chỉ phát triển được ở vùng đất cao xuống
trồng ở vùng đất ngập nước và ngược lại. Như vậy, các yếu tố về tự nhiên là

điều kiện đầu tiên hình thành cơ cấu sản xuất của một vùng lãnh thổ và
SXNN chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên, sinh thái.
Thực tê cho thấ y với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầ m chịu
ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ) tác động
trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi.
Từ đó người chăn nuôi phải có biện pháp phù hợp điều hoà nhiệt độ, độ
ẩm cho từng giống để chúng tăng trưởng phát triển bình thường.


16

1.1.5.2 Các yế u tố về nguồ n lực
Các nguồn lực trong nông nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn
đến hiêụ quả của quá trình sản xuất. Sự thành công hay thất bại của một
doanh nghiệp nói chung và cơ sở sản xuất nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc
rất nhiều yếu tố. Trong nông nghiệp, các nguồn lực quan trọng là đất đai, lao
động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật...
- Đất sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Một hộ muốn
chuyển hướng, đưa chăn nuôi từ trong khu dân cư ra xa khu dân cư nhằm mở
rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa, trước hết phải
có một diện tích đất cách xa khu dân cư cần thiết và đủ để xây dựng hệ thống
chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải… Vì vậy, đất đai là khâu then
chốt cho sự phát triển quy mô.
- Nguồ n lực lao động
Lao đô ̣ng được xét trên 2 mặt: số lượng lao động và chất lượng lao
động, trong đó yếu tố về chất lượng lao động có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiêụ quả chăn nuôi. Thực tế cho thấy, những nơi có dân trí cao sẽ
thuận lợi hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất

làm tăng kết quả sản xuất, giảm chi phí đầu vào.
Các hô ̣ chăn nuôi, sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu, một số loại
hình trang trại do quy mô và tính chất sản xuất phải thường xuyên thuê mướn lao
động, hoặc thuê thời vụ để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Bên ca ̣nh đó, nguồn lao đô ̣ng của hộ là yếu tố quyết định trong quá
trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và
quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng
lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật,


×