LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong Luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Hà Thị Quỳnh
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts. Đặng
Thị Thanh Quyên – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các cô chú,
anh, chị trong Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Hà Thị Quỳnh
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………....…i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………….iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………vi
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………vii
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...…………………………………………………………1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………...1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………2
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂU…………………………………………2
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố……………………………………………………2
2.1.2. Phân loại………………………………………………………………..3
2.1.3. Đặc điểm của một số giống dâu tằm ở Việt Nam………………………3
2.1.4. Diện tích trồng cây dâu tằm ở Việt Nam……………………………….5
2.1.5. Một số tác dụng của quả dâu…………………………………………....7
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO QUẢN QUẢ DÂU TẰM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM…………………………………………………..8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về bảo quản quả dâu tằm trên thế giới…………..8
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo quản quả dâu tằm ở Việt Nam……………..10
2.3. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA QUẢ DÂU TẰM……………….10
2.3.1. Carbonhydrate…………………………………………………………12
2.3.2. Chất xơ………………………………………………………………...12
2.3.3. Vitamin và khoáng chất………………………………………………..12
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO QUẢN QUẢ DÂU TƯƠI…..12
2.4.1. Các quá trình diễn ra trong quả dâu sau thu hoạch…………………….12
2.4.1.1. Quá trình hô hấp……………………………………………………12
2.4.1.2. Sự thoát hơi nước…………………………………………………...13
2.4.1.3. Sự chín của quả……………………………………………………..13
3
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả dâu trong quá trình bảo
quản..................................................................................................................14
2.4.2.1. Nhiệt độ….………………………………………………………….14
2.4.2.2. Độ ẩm……………………………………………………………….14
2.4.2.3. Thành phần khí quyển………………………………………………..14
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..16
3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU………………….16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….16
3.1.1.1. Quả dâu tằm………………………………………………………...16
3.1.1.2. Bao bì bao gói………………………………………………………16
3.1.1.3. Các hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu……………………...16
3.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu………………………………………..19
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………..19
3.2.1. Nghiên cứu phương pháp xử lý thích hợp cho quả dâu trước khi bảo
quản…………………………………………………………………………….19
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì bảo quản đến chất lượng bảo
quản dâu………………………………………………………………………...19
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………..19
3.3.1. Bố trí thí nghiệm……………………………………………………….19
3.3.1.1. Nghiên cứu xác định phương pháp xử lý thích hợp của cho quả dâu
trước khi đưa vào bảo quản……………………………………………………19
3.3.1.2. Nghiên cứu xác định loại bao bì bảo quản thích hợp………………20
3.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng……………………….22
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………24
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
THÍCH HỢP CỦA CHO QUẢ DÂU TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO BẢO
QUẢN…………………………………………………………………………24
4.1.1. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu
tằm…………………………………………………………………………….24
4.1.2. Ảnh hưởng của các hóa chất xử lý trước bảo quản đến tỷ lệ hao hụt khối
lượng tự nhiên của quả dâu trong quá trình bảo quản………………………...25
4
4.1.3. Biến đổi hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu trong quá
trình bảo quản khi xử lý bằng các loại hóa chất khác nhau…………………...26
4.1.4. Biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo quản khi xử lý bằng
các hóa chất khác nhau……………………………………………………….27
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LOẠI BAO BÌ BẢO QUẢN
THÍCH HỢP…………………………………………………………………..29
4.2.1. Ảnh hưởng của các loại bao bì đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu tằm
………………………………………………………………………………...29
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại bao bì đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của
quả dâu trong quá trình bảo quản……………………………………………..30
4.2.3. Biến đổi hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu trong quá
trình bảo quản bằng các loại bao bì khác nhau………………………………..30
4.2.4. Biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo quản bằng các loại
bao bì khác nhau………………………………………………………………32
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN THÍCH
HỢP…………………………………………………………………………...33
4.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình
bảo quản……………………………………………………………………….33
4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của quả
dâu trong quá trình bảo quản………………………………………………….35
4.3.3. Biến đổi cường độ hô hấp của quả dâu khi bảo quản ở nhiệt độ khác
nhau…………………………………………………………………………...36
4.3.4. Biến đổi hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu khi bảo quản
nhiệt độ khác nhau………………………………………….............................37
4.3.5. Biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo quản ở các nhiệt độ
khác nhau……………………………………………………………………...38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….41
5.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………….41
5.2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………….41
5
PHỤ LỤC…………………………………………………………………….42
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………45
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
g
: gam
PAG
: Polyhexamethylene guanidine
PTNT
: Phát triển nông thôn
ha
: hecta
ml
: mililit
Ts
: Tiến sĩ
PE
: Polyetylen
PP
: Polypropylene
CTS-g-CA : Chitosan-g-Caffeic Acid
DPPH
: Diphenyl-p-picryhydrazy
TSS
: Hàm lượng chất khô hòa tan tổng số
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích dâu cả nước từ năm 2004 – 2013…………………………5
Bảng 2.2: Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái
(Tính đến tháng 12/2013)………………………………………………………6
Bảng 2.3: Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả dâu……………….11
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm 1…………………………………………………20
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm 2…………………………………………………21
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm 3............................................................................22
Bảng 4.1: Tỷ lệ thối hỏng của quả dâu khi xử lý bằng các loại hóa chất khác
nhau trước khi bảo quản (%)………………………………………………….24
Bảng 4.2: Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của quả dâu khi xử lý bằng các
loại hóa chất khác nhau trước khi bảo quản (%)……………………………...25
Bảng 4.3: Biến đổi một số hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu khi
xử lý bằng các loại hóa chất khác nhau trước khi bảo quản…………………..27
Bảng 4.4: Biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo quản khi xử lý
bằng các hóa chất khác nhau (màu sắc theo ΔEab)……………………………28
Bảng 4.5: Tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản bằng các loại
bao bì khác nhau (%)………………………………………………………….29
Bảng 4.6: Tỷ lệ hao hụt khối lượng dâu tằm khi bảo quản bằng bao bì khác
nhau (%)………………………………………………………………………30
Bảng 4.7: Biến đổi một số hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu
trong quá trình bảo quản bằng các loại bao bì khác nhau…………………….31
Bảng 4.8: Biến đổi màu sắc của quả dâu khi bảo quản bằng các loại bao bì
khác nhau (màu sắc theo ΔEab)........................................................................33
Bảng 4.9: Tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản ở các nhiệt độ
khác nhau (%)…………………………………………………………………34
8
Bảng 4.10: Tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của quả dâu
trong quá trình bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau (%)………………………35
Bảng 4.11: Biến đổi cường độ hô hấp của quả dâu khi bảo quản ở nhiệt độ
khác nhau (mgCO2/kg.h)……………………………………………………..36
Bảng 4.12: Biến đổi một số hàm lượng chất khô hòa tan tổng số của quả dâu
khi bảo quản ở nhiệt độ khác nhau……………………………………………38
Bảng 4.13: Biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo quản ở các nhiệt
độ khác nhau (màu sắc theo ΔEab)…………………………………………….39
9
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quả dâu tằm…………………………………………………………2
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn diện tích dâu ở Việt Nam từ năm 2004 – 2013……6
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn diện tích dâu chia theo vùng sinh thái (tính đến
tháng 12/2013)………………………………………………………………….7
Hình 3.1: Natrihypoclorit (NaClO)……………………………………………17
Hình 3.2: Polyhexamethylene guanidine (PAG)……………………………..18
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ thối hỏng của quả dâu khi xử lý bằng các hóa
chất khác nhau trước khi bảo quản……………………………………………24
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của quả dâu xử lý
bằng các loại hóa chất khác nhau trước khi bảo quản………………………..26
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn biến đổi màu sắc của quả dâu trong quá trình bảo
quản khi xử lý bằng các hóa chất khác nhau (màu sắc theo ΔEab)……………28
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ thối hỏng của quả dâu khi bảo quản ở nhiệt độ
khác nhau……………………………………………………………………...34
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của quả dâu khi
bảo quản ở nhiệt độ khác nhau………………………………………………..35
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn biến đổi cường độ hô hấp của quả dâu khi bảo quản
ở nhiệt độ khác nhau…………………………………………………………..37
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn biến đổi màu sắc của quả dâu khi bảo quản ở nhiệt
độ khác nhau…………………………………………………………………39
10
11
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Dâu (Morus acidosa Griff) thuộc họ Dâu tằm (Moracace) là cây
trồng phổ biến ở các nước Đông bắc Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,
Ấn Độ. Ở nước ta, cây dâu được trồng lâu đời ở các tỉnh đồng bằng, trung du
và miền núi phía Bắc. Ở phía Nam, Bảo Lộc (Lâm Đồng) là vùng trồng dâu
lớn nhất. Trồng dâu có nhiều công dụng. Từ lâu đời, dân ta ngoài trồng dâu
lấy lá nuôi tằm, lấy quả làm thực phẩm, còn các bộ phận cây dâu đều được
dùng làm dược liệu. Quả dâu tằm có khả năng cải thiện sức khoẻ tiêu hóa,
giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân, tăng tuần hoàn, xây dựng mô xương, tăng
cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, làm chậm quá
trình lão hóa, giảm huyết áp.
Tuy nhiên, quả dâu là loại quả phức hình trụ do nhiều quả hợp thành.
Đây là loại quả mọng, vỏ quả rất mỏng, dễ vỡ. Vì vậy, quả dâu bị hư hỏng
nhanh chóng trong quá trình lưu thông phân phối, có thời gian tồn trữ rất
ngắn. Hơn nữa, chất lượng quả bao gồm thành phần hóa học, màu sắc cũng
như hương vị biến đổi rất nhiều ở các độ chín khác nhau. Kỹ thuật bảo quản
dâu cũng chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
Từ thực tế trên, việc xác định độ chín thu hái và phương pháp bảo quản
thích hợp đối với quả dâu là rất cần thiết giúp quả dâu giữ được giá trị thương
phẩm và đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường cũng như làm nguyên liệu
cho chế biến. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phương pháp
xử lý và bao bì thích hợp cho bảo quản quả dâu tằm”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-
Xác định được phương pháp xử lý thích hợp trước khi đưa quả dâu vào bảo
quản
-
Xác định được loại bao bì bảo quản thích hợp.
12
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂU TẰM
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây dâu tằm có tên khoa học: Morus alba L., Ngành: Spermatophyta,
lớp: Angionspermae, Bộ: Uticales, Họ: Muraceae, Chi: Morus, Loài: Alba.
Tên gọi chung của cây dâu tằm là Mulberry, chúng có nhiều giống khác
nhau: White Mulberry(Morus alba L.), Black Mulberry (M.nigra L.),
American Mulberry, Red Mulberry(M.rubra L.). Chúng có họ hàng gần với
giống Korean Mulberry (Morus autralis) và Himalayan Mulberry
(M.laevigata).
Cây dâu có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, vừa là cây ôn đới, vừa là cây
cận nhiệt đới, nó phát triển rộng rãi trong nhiều khu vực trên thế giới như
phần Đông và Đông Nam châu Á, phía Nam châu Âu và Bắc Mỹ, Đông Bắc
Nam Mỹ và một phần châu Phi, nhưng đa số phát triển ở vùng châu Á.
13
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
Hình 2.1: Quả dâu tằm
14
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
2.1.2. Phân loại
- Dâu là cây giao phấn, phân bố đa dạng, điều kiện tự nhiên, con người nên
bị lai tạp rất nhiều do đó phân loại phức tạp nhưng rất cần thiết trong chọn
giống. Phân loại cây dâu dựa vào hệ thống phân loại thực vật:
- Giới
: Plantae
: Thực vật
- Phân giới : Spermatophyta : Thực vật có hạt
- Ngành
: Angionspermae : Hạt kín
- Lớp
: Dicotyledomae : Hai lá mầm
- Bộ:
: Uticales
: Bộ gai
- Họ
: Moraceace
: Dâu tằm
- Chi
: Morus
: Dâu tằm
Phân loại chi dâu tằm phức tạp và nhiều tranh cãi, có khoảng hơn 150
loài được gọi tên, nhưng chỉ có 10-16 loài được công nhận rộng rãi. Sự phân
loại còn trở nên phức tạp hơn nếu tính cả các loài lai ghép, đa bội. Người ta
phân biệt cây dâu theo 3 loài chính:
- Morus alba L. (Dâu trắng): Mọc chủ yếu ở châu Á, đặc biệt ở vùng Đông
Nam Á, là giống dâu có quả màu trắng hoặc xung quanh có màu đỏ, lá được
sử dụng để nuôi tằm.
- Morus nigra L. (Dâu đen): Mọc chủ yếu ở châu Âu, quả có màu đen.
- Morus rubra L. (Dâu đỏ): Mọc ở vùng Bắc Mỹ, quả có màu đỏ tía [1].
2.1.3. Đặc điểm của một số giống dâu tằm chủ yếu ở Việt Nam
•
Dâu lu - Dâu Sơn Đông (Morus Lhou Koidz)
Tán lá xòe rộng, cành ngang,vỏ cành non nhẵn, màu nâu. Mầm cứng
cáp,độ dài cành thay đổi tùy theo giống. Lá không sẻ thùy, to bản, hơi tròn,
góc lá nhọn hoặc tù, răng cưa nhô lên, phiến lá dày, màu hơi xanh thẫm, mặt
lá nhẵn và bóng, hơi quăn hoa không có vòi nhụy. Quả dâu có màu đỏ hoặc
tím đen, nảy mầm trung bình hoặc muộn. Đây là giống chịu phân, ít sâu bệnh,
năng suất cao.
• Dâu trắng (Morus Alba Linn)
Là loại dâu địa phương của Trung Quốc, Triều Tiên có những đặc tính
chủ yếu sau: cành con thường mảnh,thẳng, long dài, vỏ cây chủ yếu màu nâu
hơi xám, mép lá sẻ thùy hoặc không sẻ thùy, có cây chứa cả hai loại, mặt lá
phẳng và nhẵn, ngọn lá sắc, mép lá có răng cưa cùn hoặc sắc.Phiến lá trung
bình, hơi nhỏ so với giống dâu Lu. Nhụy hoa không có vòi nhụy. Dạng dâu
15
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
này có nhiều màu: hồng nhạt, tím thấm, trắng.
• Dâu núi (Morus Bombycis Koidz)
Là dâu bản sứ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Cảnh còn mảnh hơn
cành con của giống dâu Lu nhưng cứng hơn giống dâu trắng. Vỏ cành con sù
sì,cứng mầm nâu, hơi hồng và có bì khổng có hình hột đậu nổi rõ. Các lá phần
lớn có sẻ thùy, ít nguyên,có cây có cả hai loại lá. Đầu lá nhọn hoặc nhọn dài,
gốc lá có khía răng cưa nông, mặt lá xù xì màu xanh thẫm, hoa màu nhạt, có
vòi nhụy dài. Giống có tính chịu lạnh tốt, không chịu được hạn hán, dễ bị héo
rũ. Nảy mầm sớm trong vụ xuân,lá thành thục nhanh và nhanh cứng.
• Dâu Quảng Đông (Morus Atropurpurea Roxb)
Thường được nhân giống bằng hạt. Cành dài mảnh và thẳng, vỏ màu
xám hơi xanh hoặc màu tối, có một vài màu khác, bề mặt cành nhẵn, lá nhỏ,
phần lớn là lá nguyên và lá sẻ thùy trên cũng một cây. Phiến lá mỏng có một
mặt nhẵn. Ngọn lá sắc nhọn, hình mũi, mép lá có răng cưa nhọn. Hoa có vòi
nhụy, màu nhạt, nhiều quả, dễ nảy mầm, tỷ lệ mầm cao, lá nhanh thành thục.
Khả năng hình thành dễ lớn, khả năng sống sau đốn cao. Cây sinh trưởng
mạnh, chịu phân, chống chịu sâu bệnh khỏe, cây. Có nhiều lứa lá trong một
năm, tỷ lệ nước trong lá cao,năng suất trung bình, chất lượng tốt.
• Dâu bầu
Thân cao trung bình 2m, cành cấp một nhỏ, lóng dài, vỏ thân nhẵn,
màu trắng xám, cành cấp một mọc tập trung, góc phân cành 45o nhưng cành
cong nên tán gọn. Lá xanh, nháp, giòn, dễ hái, năng suất cao, phẩm chất tốt,
chịu phân. Một số nhóm dâu bầu: bầu trắng, bầu tía Hà Bắc, bầu tía Ba Vì,
bầu đen.
• Dâu đa
Cây to, vỏ thân màu trắng mốc, cành cấp một to mọc tập trung, góc
phân cành 30o -45o lá to, dòn, dày nháp, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống
chịu với sâu bệnh tốt. Một số giống dâu đa: đa Hà Đông, đa Đà Bắc, đa Thái
Bình.
• Dâu cỏ
Cây nhỏ, cành các cấp ít, nhiều cành tăm, lá mỏng (dâu duối lá dày),
nhỏ, xẻ thùy, năng suất thấp, chất lượng cao. Một số loại dâu cỏ: dâu xẻ, dâu
duối.
• Dâu ngái
Cây to, thân mềm, độ cao phân cành thấp, góc phân cành lớn, cây thấp
16
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
tán lớn, lá to, dày, xanh láng, thời gian thành thục lá dài, lá khó hái.
• Dâu ô và dâu tán
Thân cao to, trắng, có bì khổng nổi rõ, cành cấp một mọc tập trung, góc
phân cành nhỏ, để tự nhiên cây phân tầng. Hai giống nàu có năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu khỏe, Lá dâu tán có xẻ thùy và nguyên, lá dâu ô
nguyên.
• Nhóm dâu tam bội
Là nhóm dâu do Hà Văn Phúc và cộng sự tạo ra từ những năm 1970 tới
nay. Xử lí côsixin tạo ra tạo ra giống dâu tứ bội lai tại với giống dâu nhị bội
thành dâu tam bội. Tập đoàn giống dâu tam bội rất phong phú và đa dạng.
Những giống dâu này có nhiều ưu điểm nên được trồng rộng rãi ở những
vùng nuôi tằm. Đặc điểm của giống dâu tam bội là thân cao trung bình từ 2,63,9 m, cành mọc tập trung, thân cành mềm xốp hơn giống lưỡng bội. Lá rất to
và dày, xanh thẫm, mầm to, gân nổi rõ, năng suất lá cao, phẩm chất tốt nhưng
chịu hạn, úng, sâu bệnh kém. Không có quả hoặc quả ít nhưng có hạt. Dễ
nhân giống vô tính [2].
2.1.4. Diện tích trồng cây dâu tằm ở Việt Nam
Diện tích dâu cả nước giảm 60,4% trong 10 năm qua. Trong đó, đợt giảm
mạnh nhất là giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009. Từ
năm 2010 đến nay, người dân nhiều nơi hăng hái mở rộng diện tích, nhưng tại
nhiều vùng có tập quản sản xuất nhỏ lẻ sản xuất không hiệu quả, diện tích dâu
tiếp tục giảm mạnh nên tổng diện tích dâu cả nước vẫn đang trong xu hướng
giảm. Diện tích dâu cả nước từ năm 2004 – 2013 được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Diện tích dâu cả nước từ năm 2004 – 2013
Năm
Tổng diện tích
(ha)
2004
2007
2010
2013
19599
16000
8550
7753
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn diện tích dâu ở Việt Nam từ năm 2004 - 2013
Nước ta có 31 tỉnh thành tham gia sản xuất dâu tằm trên toàn bộ 8 vùng sinh
thái với tổng diện tích dâu hiện tại là 7753 ha (tính đến tháng 12/2013). Vùng
trồng dâu mang tính tập trung nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 49,69%. Đồng
17
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
bằng sông Hồng chiếm 24,09%, Bắc Trung Bộ chiếm 10,2%, Duyên hải Nam
Trung Bộ chiếm 6,35% [6]. Diện tích dâu chia theo vùng sinh thái được thể
hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái
(Tính đến tháng 12/2013)
TT
I
III
III
IV
V
VI
VII
VIII
Vùng Sinh thái
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
Tổng cộng
Diện tích dâu
(ha)
1867,8
352,1
215,6
790,4
Tỷ lệ
(%)
24,09
4,54
2,78
10,2
492,6
6,35
3852
181
49,69
2,33
1,25
0,02
7752,75
100
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn diện tích dâu chia theo vùng sinh thái (tính
đến tháng 12/2013)
2.1.5. Một số tác dụng của quả dâu
- Trái dâu tằm chin (Đông y gọi là Tang thầm), có tác dụng:
+ Trị chứng huyết hư váng đầu, ù tai: Lấy các thảo dược như kê huyết
đằng, cỏ mực, nữ trinh tử đồng lượng, tán bột mịn rồi luyện chung với mật và
nước ép dâu tằm thành viên, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10-12g.
18
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
+ Người cao tuổi hay bị táo bón: dùng 20g quả dâu tằm, thêm mè đen, hà
thủ ô đỏ, sinh địa cùng lượng, sắc lấy 500ml nước hoa chút mật ong, chia
nhiều lần uống trong ngày.
+ Phụ nữ bế kinh: Dùng 15g quả dâu tằm, 3 g hồng hoa, 13g kê huyết đằng,
một muỗng nhỏ (15ml) rượu trắng. cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã.
Ngày một thang, uống trong 5 - 7 ngày.
+ Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm: Dùng quả dâu, ngũ vị
tử ,mỗi loại 10g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
+ Đau nhức khớp: Quả dâu tươi 100g, rửa sạch, giã nát gói vào túi vải
ngâm 3-5 ngày vào rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Uống mỗi lần 20-25 ml.
Hoặc dùng quả dâu tươi sắc chung với vị Tang kí sinh 10g, uống mỗi ngày.
+ Người thận yếu dẫn đến di tinh, hoạt tinh, không kiểm soát được nên xuất
tinh sớm: Dùng mỗi ngày 12-20g quả dâu tằm tươi hoặc có thể mua thêm ngũ
vị tử đồng lượng, sắc lấy 200ml nước chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Ngoài các bài thuốc nói trên, có thể dùng nước ép dâu tằm, cao dâu tằm
15-20 ml mỗi ngày, uống rượu dâu tằm khai vị trước khi ăn hoặc uống vào
mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon giấc. Dâu tươi dầm nhỏ thêm ít
đường ăn mỗi ngày 50-100g hoặc chế siro dâu tằm đẻ dùng đều rất tốt cho sức
khỏe.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO QUẢN QUẢ DÂU TẰM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về bảo quản quả dâu tằm trên thế giới
- Theo Tác giả Caifeng Yang và Beibei Han (năm 2016) đã nghiên cứu những
thay đổi về chất lượng của trái dâu tằm khi xử lý bằng Chitosan-g-Caffeic
Acid trong quá trình bảo quản lạnh. Kết quả là CTS-g-CA có thể được sử
dụng để nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ của trái dâu sau thu hoạch
trong quá trình bảo quản lạnh:
+ Nghiên cứu này nhằm xác định đặc tính tác động của acid chitosan-gcaffeic (CTS-g-CA) lên chất lượng và kéo dài tuổi thọ của trái dâu sau khi thu
hoạch trong thời gian bảo quản ở 4oC trong 18 ngày. CTS-g-CA được tổng
hợp theo enzym sử dụng laccase từ Pleurotus ostreatus làm chất xúc tác. Các
tác động cộng hưởng của việc xử lý CTS-g-CA trên trái dâu đã được đánh giá
sử dụng một yếu tố đồng độc tính (cf). Kết quả cho thấy tỷ lệ thối rữa của trái
19
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
CTS-g-CA được xử lý là 37,67% (so với kiểm soát của 97,67%) vào ngày 18.
Giảm trọng lượng và malondialdehyde (MDA) nội dung của CTS-g-CA (P
<0,05) so với nghiệm thức đối chứng, CA, CTS, và CA + CTS. Hơn nữa, các
hoạt động thu hái gốc DPPH và ABTS của việc xử lý CTS-g-CA cao hơn so
với các nghiệm thức kiểm soát. Hơn nữa, điều trị CTS-g-CA cũng duy trì mức
độ hoạt chất chính cao hơn, như anthocyanins, ascorbic acid, polyphenols và
flavones, trong trái dâu tằm hơn các phương pháp điều trị khác. Do đó, CTSg-CA có thể được sử dụng để nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ của trái
dâu sau thu hoạch trong quá trình bảo quản lạnh [3].
- Theo Tác giả Yin Fang và Zi-Xu Ren (năm 2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của việc xử lý 1-Methylcyclopropene và ClO2 trên quả dâu tằm sau thu hoạch.
Kết quả là khả năng áp dụng bảo quản kết hợp (1-MCP) và ClO2 để kéo dài
tuổi thọ của quả dâu tây trong khoảng 3 ngày:
+ Khảo sát việc sử dụng 1-methylcyclopropene (1-MCP) và ClO2 làm chất
bảo quản an toàn và hiệu quả cho dâu tằm. Bảo quản với 1 g/m3 1-MCP hoặc
ClO2 ở 20 g/m3 làm chậm đáng kể sự lão hóa của hoa quả và không ảnh
hưởng đến các đặc tính cảm quan. Kết hợp xử lý 1 g/m3 1-MCP và 12 g/m3
ClO2 cho thấy tỷ lệ nấm mốc thấp nhất và trái cây vẫn còn tươi và sáng vào
ngày thứ ba. Ngược lại, hầu hết các trái dâu của nhóm đối chứng đã bị mốc
vào ngày thứ hai, không có giá trị ăn được. Các nghiên cứu về sinh lý học cho
thấy kết hợp bảo quản 1-MCP và ClO2 có hiệu quả có thể duy trì các phẩm
chất dinh dưỡng, chẳng hạn như acid ascorbic và các thành phần
polysaccharide và axit có thể định lượng và làm chậm sự tích tụ
malondialdehyde. Như vậy, kết hợp bảo quản 1-MCP và ClO2 đã kéo dài thời
hạn sử dụng của quả dâu tằm trong khoảng 3 ngày. Phát hiện của chúng tôi có
giá trị lớn đối với nghề trồng trọt và thu hoạch trái cây.
+ Ứng dụng thực tiễn:
Các phương pháp hiện tại dùng để bảo quản trái cây và rau quả có thể để lại
dư lượng hóa chất độc hại. 1-Methylcyclopropene (1-MCP) đã được tìm thấy
có hiệu quả điều hòa sự trưởng thành của trái cây và kéo dài thời hạn sử dụng
trái cây, và ClO2 là một chất oxy hóa mạnh không để lại các chất có hại hoặc
mùi dư sau khi xử lý. Chúng tôi chỉ ra rằng việc xử lý kết hợp 1 g/m3 1-MCP
và 12 g/m3 ClO2 có thể duy trì chất lượng bên ngoài của quả dâu và làm giảm
đáng kể tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ mất cân. Chúng tôi chứng minh khả năng áp
dụng bảo quản kết hợp (1-MCP) và ClO2 để kéo dài tuổi thọ của quả dâu tây
20
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
trong khoảng 3 ngày. Kết quả của chúng tôi rất có giá trị đối với ngành trồng
trọt và sau thu hoạch và công nghiệp vì quả dâu tằm có thời hạn sử dụng rất
thấp. Giai đoạn trưởng thành của nó là rất ngắn, làm cho lưu trữ, vận chuyển,
và bán hàng của nó rất khó khăn [4].
- Theo Tác giả Mücahit Pehluvan1, Tuncay Kaya1, Berna Dogru1 và Isabel
Lara2 Khoa Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp, Đại học Idudar, Thổ Nhĩ Kỳ và
Bộ phận của Química, Unitat de Postcollita-XaRTA, Universitat De Lleida,
Rovira Roure 191, 25198 Lleida, Tây Ban Nha (2015) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của việc trữ đông lạnh lên các hợp chất phenolic Morus Nigra L (dâu
tằm đen) và Morus alba (dâu tằm trắng). Kết quả là phương pháp này cho
phép duy trì các đặc tính thúc đẩy sức khoẻ đặc trưng cho các loại quả này:
+ Không có nghiên cứu nào đã công bố đã giải quyết những thay đổi trong
nội dung của các hợp chất phenolic trong quá trình bảo quản đông lạnh, một
hình thức bảo quản trái cây được sử dụng rộng rãi ở vùng nông thôn Thổ Nhĩ
Kỳ. Công việc này được thực hiện để xác định những thay đổi này, nếu có, để
đánh giá xem các tính chất hoạt tính sinh học của sản phẩm có thể được thay
đổi đáng kể. Quả dâu đen và trắng được thu thập ở thời điểm chín muồi
thương mại và đông lạnh ở - 25◦C trong 5 tháng. Nội dung của axit phenolic
chọn lọc và fl avonoid được phân tích khi thu hoạch trên trái cây tươi và ở các
khoảng thời gian hàng tháng đối với các mẫu đã tan băng bằng phương pháp
Chromatography chất lỏng hiệu năng cao với phát hiện Diode-Array (HPLC /
DAD). Các hàm lượng Phenolic ở dâu tằm đen cao hơn so với quả dâu tằm
trắng khi thu hoạch. Rutin và axit chlorogenic chiếm ưu thế về lượng trong
dâu tằm, và giảm theo lưu trữ đông lạnh mặc dù đã có một số biến động.
Cathechin là hợp chất chính được phát hiện trong dâu tằm trắng và vẫn ổn
định trong suốt thời gian thí nghiệm. Mặc dù nồng độ các phenol được điều
tra thay đổi theo các mức độ khác nhau trong quá trình bảo quản đông lạnh,
quả vẫn giữ được mức chấp nhận được, cho thấy rằng phương pháp này cho
phép duy trì các đặc tính thúc đẩy sức khoẻ đặc trưng cho các loại quả này
[5].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo quản quả dâu tằm ở Việt Nam
Việc nghiên cứu bảo quản quả dâu tằm ở Việt Nam còn chưa được nghiên
cứu nhiều như trên thế giới. Nhưng ở Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã có nghiên
cứu về bảo quản quả dâu bằng các hóa chất khác nhau có nồng độ khác nhau
21
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
xử lý trước khi bảo quản, nhằm xác định hóa chất với nồng độ xử lý trước bảo
quản tốt nhất.
2.3. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA QUẢ DÂU TẰM
- Trung bình một chén dâu tằm (tương đương 140 g) chứa 88% nước.
- Tính theo trọng lượng tươi có 9,4% carbonhydrate, 1,7% chất xơ, 1,4%
protein và 0,4% chất béo.
Bảng 2.3: Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả dâu
Vitamin
Thông tin dinh dưỡng
cơ bản
Khoáng chất
Loại
Số
lượng
Nhu
cầu
hàng
ngày
Loại
Số
lượng
Nhu
cầu
hàng
ngày
Calo
43
Vitamin
A
1 µg
0%
Canxi
39 mg
4%
Nước
88%
Vitamin
C
36,4
mg
40%
Sắt
1,85
mg
23%
Protein
1,4 g
Vitamin
D
0 µg
~
Magie
18 mg
5%
Carbonhydrat
e
9,8 g
Vitamin
E
0,87
mg
6%
Phốt
pho
38 mg
5%
Đường
8,1 g
Vitamin
7,8
22
7%
Kali
194 mg
4%
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
K
µg
Chất xơ
1,7 g
Vitamin
B1
0,03
mg
2%
Natri
10 mg
1%
Chất béo
0,4 g
Vitamin
B2
0,1
mg
8%
Kẽm
0,12
mg
1%
Bão hòa
0,03
g
Vitamin
B3
0,62
mg
4%
Đồng
0,06
mg
7%
Bão hòa đơn
0,04
g
Vitamin
B5
~
~
Mangan
~
~
Bão hòa đa
0,21
g
Vitamin
B6
0,05
mg
4%
Selen
0,6 µg
~
Omega-3
0g
Vitamin
B12
0 µg
~
Omega-6
0,21
g
Folate
6 µg
2%
Transfat
~
Choline
12,3
mg
2%
Nguồn: [7]
2.3.1. Carbonhydrate
- Quả mọng tươi bao gồm 9,8% carbonhydrate, tương đương 14 g mỗi chén.
- Các carbonhydrate chủ yếu ở dạng đường đơn như glucose và fructose,
ngoài ra còn có một ít tinh bột và chất xơ.
2.3.2. Chất xơ
- Quả dâu tằm khá giàu chất xơ, chiếm 1,7% trọng lượng tươi, bao gồm chất
xơ hòa tan (25%) ở dạng pectin, và không hòa tan (75%) ở dạng lignin.
23
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
- Chất xơ giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nồng độ cholesterol
và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
2.3.3. Vitamin và khoáng chất
- Quả dâu tằm là một nguồn sắt và vitamin C tuyệt vời, ngoài ra cũng chứa
nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Điển hình là:
+ Vitamin C: Là vitamin thiết yếu, quan trọng cho sức khỏe của làn da và
đảm nhận nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể
+ Sắt: Là chất khoáng quan trọng thực hiện nhiều chức năng.
+ Vitamin K: Còn được gọi là Phylloquinone, cần thiết cho quá trình đong
máu và sức khỏe của xương.
+ Kali: Là khoáng chất thiết yếu giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc
bệnh tim.
+ Vitamin E: Là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại những tác hại mà
quá trình oxy hóa gây ra.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO QUẢN QUẢ DÂU TƯƠI
2.4.1. Các quá trình diễn ra trong quả dâu sau thu hoạch
2.4.1.1. Quá trình hô hấp
- Hô hấp là hoạt động sinh lý chủ yếu để duy trì sự sống của quả. Tuy nhiên,
sau khi thu hoạch hô hấp làm biến đổi thành phần hóa sinh của nông sản, làm
tăng hàm lượng nước, tăng lượng chất tiêu hao, làm giảm đáng kể khối lượng
cũng như chất lượng dinh dưỡng và cảm quan của quả.
- Cường độ hô hấp là một chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá mức
độ hô hấp nông sản trong quá trình bảo quản. Cường độ hô hấp được xác định
chủ yếu bằng lượng O2 hấp thụ hoặc lượng CO2 tạo ra của 1 đơn vị khối
lượng quả trong một đơn vị thời gian [8].
- Hô hấp thay đổi thành phần khí O2 và CO2, xảy ra hô hấp yếm khí, tạo ra
nhiều sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến quả, giảm chất lượng quả.
24
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Quyên
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ, giải phóng ra môi trường xung quanh một lượng
nhiệt, hơi nước, tăng hoạt động của vi sinh vật gây thối và hỏng quả diễn ra
nhanh hơn.
- Hô hấp đột biến: Xảy ra khi quả đã bắt đầu chín. Cường độ hô hấp tăng
đột biến trong thời gian ngắn tới đỉnh điểm sau đó giảm dần tương ứng với
giai đoạn quả chín hoàn toàn. Hô hấp đột biến có thể xảy ra ngay khi quả con
đang trên cây hoặc sau thu hoạch.
2.4.1.2. Sự thoát hơi nước
- Quả sau thu hoạch càng chín, cường độ hô hấp giảm, tốc độ thoát hơi nước
chậm lại.
- Quả sau khi thu hoạch sẽ xảy ra quá trình mất nước tự nhiên do bay hơi,
quả bị nhăn héo, hình thức xấu.
- Quá trình mất nước nhanh làm rối loạn sinh lý, làm tăng hô hấp dẫn đến
quả bị hỏng nhanh.
- Quả non, xanh bốc hơi nước nhanh chóng bị héo
- Quả bị khuyết tật do côn trùng, bầm giập cơ học cũng làm tăng sự mất
nước.
2.4.1.3. Sự chín của quả
- Sự chín của quả bắt đầu từ khi quả ngừng sinh trưởng và đạt kích thước tối
đa. Ở thịt quả khi chín sảy ra một loạt các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa
một cách sâu sắc và nhanh chóng. Những biến đổi sinh hóa đặc trưng là sự
thủy phân mạnh mẽ hàng loạt các chất và xuất hiện nhiều chất mới, gắn liền
với những biến đổi về màu sắc, hương vị, độ mền, độ ngọt …Đặc trưng nhất
của biến đổi sinh lý trong quá trình chín là sự tăng cường hô hấp nhanh và có
sự thay đổi nhanh cân bằng phytohormon trong quả.
- Quả sau khi thu hoạch về quá trình sinh lý, sinh hóa vẫn tiếp tục xảy ra,
quả vẫn tiếp tục chín (Quá trình chín tiếp hay chín sau). Quá trình này là quá
trình tự nhiên do men nội tại của bản thân quả tiến hành.
25