Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh thuỷ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 110 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Minh Ngọc

.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Lời đầu tiên tôi xin chân
thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Lâm
nghiệp. UBND huyện Thanh Thủy, Trạm Khuyến nông, Phòng NN&PTNT,
Phòng TNMT, Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu thực tế của tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Chu Tiến Quang,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu làm luận
văn tốt nghiệp.
Do tư duy lý luận cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên trong
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đánh giá,
nhận xét của các Thầy Cô và bạn đọc quan tâm để có thể bổ sung thêm những
điều mà luận văn còn khiếm khuyết.


Tác giả

Trần Thị Minh Ngọc

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hệ thống Khuyến nông ở Việt Nam được hình thành, phát triển từ khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993. Qua 20 năm phát triển,
khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng trong phát triển nông
nghiệp Việt Nam.
Năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày
8/1/2010 về khuyến nông, trong đó đã cụ thể hóa nội dung của các hoạt động
khuyến nông gồm: Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; Thông tin tuyên truyền; Trình
diễn và nhân rộng mô hình; Tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
Mục tiêu tổng quát của khuyến nông là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiến
thức sản xuất nông nghiệp và chủ trương chính sách của Nhà nước tới hộ gia đình
nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, tăng thu nhập,
thoát nghèo và làm giàu. Khuyến nông góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện đại và hiệu quả.
Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh trên phạm vi cả nước
và trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ làm cho quỹ đất nông nghiệp của
địa phương giảm xuống. Trong bối cảnh đó, các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư lại có ý nghĩa thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp
theo hướng thâm canh và đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ mới.
Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm một mặt hỗ trợ nông dân đưa

các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây, con phù hợp với từng địa
phương, mặt khác nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất hàng hóa, hiểu biết về
kinh tế thị trường cho người nông dân qua các chương trình đào tạo về kinh tế - kỹ
thuật và kinh doanh nông nghiệp.
Thanh Thủy là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ của Thủ đô Hà
Nội, có đường giao thông thủy, bộ thuận lợi đi Hòa Bình, Hà Nội và các huyện

.


2

khác trong tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên là 12510,42 ha, dân số toàn huyện
76.166 người (năm 2012), diện tích canh tác 4.985,67ha, lao động làm nông
nghiệp là 48.260 người, chiếm 63% lực lượng lao động trên địa bàn. Kinh tế
huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó hoạt động khuyến nông đóng vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế trên địa bàn.
Là một trong các đơn vị khuyến nông nhà nước, Trung tâm Khuyến nông
Phú Thọ nói chung và Trạm Khuyến nông huyện Thanh Thủy nói riêng đã đóng
góp quan trọng đối với phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Trong những năm
qua huyện đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông như: mô hình giống ngô lai
mới; mô hình lúa chất lượng cao; mô hình trồng và thâm canh keo tai tượng; mô
hình cơ giới hóa khâu làm đất; mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, … góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công của công tác khuyến nông trên địa
bàn huyện đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, đó là hiệu
quả của khuyến nông tới hộ nông dân chưa đạt mục tiêu mong muốn và đang đặt
ra nhiều vấn đề đối với các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền huyện và các xã
phải quan tâm để xử lý, giải quyết. Hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa
bàn huyện tuy có nhiều tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn

hiện nay. Tỷ lệ hộ gia đình nông dân được tiếp cận với các chương trình khuyến
nông chưa cao, mức độ sử dụng thông tin, ứng dụng KHKT thu nhận được từ
khuyến nông vào thực tiễn sản xuất của hộ gia đình có những mặt còn hạn chế.
Nguyên nhân có thể từ cả khách quan và chủ quan, đó là: đặc điểm Thanh
Thủy là huyện miền núi, đi lại khó khăn, có nhiều dân tộc với các tôn giáo khác
nhau cùng sinh sống trên địa bàn nên khả năng tiếp cận và áp dụng các thông tin,
kiến thức do khuyến nông triển khai rất khác nhau; trong khi đó công tác chuyển
giao kỹ thuật nông nghiệp có nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
kinh tế, xã hội, văn hóa và phong tục tập quán của người dân trên địa bàn…nên
cần đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu làm rõ những vấn đề này

.


3

Xuất phát từ những lý do trên, với vị trí công tác là cán bộ của Trạm
khuyến nông huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu
quả khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy - Phú Thọ” làm
luận văn tốt nghiệp cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, với mong
muốn đóng góp, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tới hộ nông dân trên
địa bàn huyện những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Từ kết quả đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khuyến nông. Từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh
Thủy- Phú Thọ.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả của khuyến

nông tới hộ nông dân;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn
huyện Thanh Thủy trong những năm qua;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác khuyến nông
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân
trên địa bàn huyện Thanh Thủy những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Hiệu quả của khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn huyện
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Hiệu quả khuyến nông Nhà nước tới hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh
Thủy được nghiên cứu trên 2 khía cạnh: i). Mức độ tiếp cận của hộ nông dân tới

.


4

các hoạt động khuyến nông Nhà nước trên địa bàn huyện và ii). Mức độ sử dụng
các sản phẩm khuyến nông Nhà nước của hộ nông dân.
Theo kết luận của Hội đồng xét duyệt đề cương ngày 13/4/2013, phạm vi
nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá hiệu quả của các mô hình trình diễn trong
hoạt động khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Luận văn
sẽ thực hiện theo kết luận này
+ Về không gian: Địa bàn huyện Thanh Thủy – Phú Thọ
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân
trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả đến năm 2020.
+ Số liệu thu thập được trong khoảng thời gian 2010-2012

+ Số liệu điều tra năm 2013
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả khuyến nông
- Thực trạng hiệu quả khuyến nông trên địa bàn huyện Thanh Thủy - Phú
Thọ trong thời gian từ năm 2010-2012;
- Giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trên địa bàn huyện Thanh Thủy
- Phú Thọ đến năm 2020;

.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KHUYẾN NÔNG TỚI HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1. Tổng quan các công trình khoa học liên quan
Luận sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học sau:
i) Nguyễn Hữu Thọ và nhóm cán bộ Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương (Năm 2012) Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ KH và ĐT về
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam”.
Đề tài đã đánh giá những tồn tại và đề xuất khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu
quả cung cấp dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Kết quả, đề tài
đã tổng quan và phân tích các vấn đề cụ thể như sau:
+ Tổng quan một số vấn đề lý luận về hiệu quả dịch vụ khuyến nông: khái
niệm, quan điểm về hiệu quả và hiệu quả khuyến nông, vai trò của khuyến nông
và các tiêu chí đánh giá hiệu quả khuyến nông.
+ Đánh giá hiệu quả dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua: i) Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ khuyến nông, ii) Phân tích hiệu quả
tiếp cận và sử dụng dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân, iii) Phân tích các yếu

tố đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ khuyến nông hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ
khuyến nông trong những năm tới để người dân tiếp cận được nhiều hơn, mức độ
sử dụng cao hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài còn có hạn chế đó là:
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung phân tích tại 12
tỉnh, như vậy phạm vi nghiên cứu rộng, khó có thể so sánh để đưa ra giải pháp cụ
thể cho từng địa phương.
Thời gian nghiên cứu dài (Năm 2006 điều tra 2324 hộ, nhưng đến năm
2008 trở đi mới điều tra thêm được 1000 hộ). Việc kéo dài thời gian nghiên cứu

.


6

như vậy khó có thể đánh giá chính xác được hiệu quả vì mỗi khoảng thời gian lại
có sự thay đổi nhất định.
ii) Viện CS và CL phát triển NN, NT; Trung tâm phát triển nông thôn; Báo
cáo kết quả nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông cho đồng
bào đân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam” Hà Nội 2013. Đề tài
đã lựa chọn 3 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An làm đại diện cho các vùng
miền núi Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ để nghiên cứu.
Kết quả, đề tài đã đánh giá, phân tích hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến
nông trên khía cạnh tổ chức thể chế, chính sách và hiệu quả trên các khía cạnh về
tỷ lệ áp dụng của hộ sau khi tham gia HĐKN, năng suất, quy mô, chi phí sản xuất,
lợi nhuận, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm, rủi ro, môi trường và tiếp cận vốn và sự
lan rộng của khuyến nông trong cộng đồng dựa trên trao đổi với cán bộ của các cơ
quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và khuyến nông ở cấp tỉnh, huyện, xã, Ban
quản lý dự án phát triển, cán bộ khuyến nông và CTVKN, người hưởng lợi và các

HĐKN cụ thể mà người hưởng lợi tham gia. Bên cạnh việc phân tích đề tài cũng
đã đưa ra các khuyến nghị về thể chế, chính sách; khuyến nghị về kỹ thuật.
iii) Phạm Bảo Dương (Hà Nội 2009) Viện CS và CL phát triển nông thôn:
Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp” Kết quả nghiên cứu của đề tài:
+ Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học của chính sách khuyến khích, thúc
đấy nghiên cứu và ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng, chính sách khuyến khích thúc đẩy ứng dụng TBKT
trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng
dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một số hạn chế đó là: nghiên
cứu về chính sách trong sản xuất nông nghiệp nhưng các giải pháp về chính sách
lại ở nhiều nội dung, dàn trải.

.


7

iv) Luận văn cao học: Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện Lương Sơn- Hòa Bình (Tác giả
Nguyễn Thị Minh). Luận văn đã đánh giá thực trạng các chương trình khuyến
nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện Lương Sơn trong những năm qua và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa
bàn huyện.
v) Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội (2005) cẩm nang về các phương
pháp tiếp cận khuyến nông. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cẩm nang đã giới thiệu
các phương pháp khuyến nông, khuyến lâm, mối liên hệ giữa khuyến nông,
khuyến lâm với phát triển nông thôn và các phương pháp tiếp cận khuyến nông.

Nhận xét chung:
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến đặc điểm chính của hệ thống Khuyến
nông Việt Nam. Những kết quả trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập
huấn, kết quả trình diễn và nhân rộng mô hình; Việc thúc đẩy nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; Đánh giá hiệu quả cung cấp
dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu về hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân bao gồm :
+ Hiệu quả tiếp cận: Các hình thức khuyến nông tập huấn không thực hành
và các hình thức khuyến nông kết hợp tập huấn với thực hành mô hình.
+ Hiệu quả ứng dụng vào thực tế công tác khuyến nông.
Luận văn sẽ nghiên cứu luận giải những vấn đề trên tại địa bàn huyện
Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả của khuyến nông tới hộ nông dân
1.2.1. Các khái niệm liên quan.
1.2.1.1. Khuyến nông.
Trên thế giới, từ tiếng anh “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh
năm 1866 với ý nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Khi ghép “Extension” với từ

.


8

“Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông”. Do
vậy các định nghĩa và các ý kiến của các nhà khoa học về khuyến nông cũng rất
đa dạng và phong phú.
Theo nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư
nghiệp, các trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng
các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể
áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn. Với khái niệm này thì khuyến nông

chỉ là chuyển giao kỹ thuật đơn thuần. Để giúp người nông dân thực hiện được
việc trên, một mặt khuyến nông phải giải quyết cây, con, kỹ thuật chăm sóc…
Trong thực tiễn sản xuất ở nông thôn, người nông dân không phải chỉ có yêu cầu
như vậy, mà sản phẩm của họ làm ra còn phải tiêu thụ ở đâu? Giá cả như thế nào
để họ có lợi nhất? Chính vì thế mà ở nhiều nơi, nhiều nước định nghĩa của khuyến
nông đã được thay thế bằng một nghĩa rộng”
Khuyến nông theo nghĩa rộng là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân
tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống lại
thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà
nước, giúp người nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ
chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn. Người Pháp
trước kia hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là: “Phổ cập nông nghiệp”.
Nay họ cũng chuyển sang hiểu theo nghĩa rộng là: “Phát triển nông
nghiệp”. Người Anh từ lâu đã hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là:
“Triển khai, mở rộng nông nghiệp”. (Agriculture Extension). Maunder
1973 (GS Trần Văn Hà. Khuyến nông học - trang 31, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội - 1998) đã định nghĩa khuyến nông như: “Một dịch vụ hoặc hệ
thống giúp nông dân hiểu biết những phương pháp canh tác và kỹ thuật
cải tiến, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt
hơn và nâng cao trình độ giáo dục của cuộc sống nông thôn”.

.


9

Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là những hoạt
động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông
nghiệp trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở nông thôn.
Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp đào

tạo, giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và
phát triển nông thôn mới.
Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia (TTKNKLQG) của Việt
Nam đã định nghĩa “Khuyến nông” là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm
truyền bá những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị
trường giá cả, nâng cao trình độ chuyên môn cho nông dân để họ có đủ khả năng
tự giải quyết các vấn đề của sản xuất nông nghiệp, đời sống của bản thân và cộng
đồng, vừa nhằm phát triển sản xuất, vừa nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và
phát triển nông nghiệp nông thôn.
Có thể nói Khuyến nông - khuyến lâm là một quá trình trao đổi học hỏi
kinh nghiệm, truyền bá kiến thức đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần
thiết trong sản xuất nông, lâm nghiệp để họ có đủ khả năng tự giải quyết được
những công việc của sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho gia
đình và cộng đồng.
1.2.1.2. Tiếp cận khuyến nông.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “tiếp cận” là tiến gần,
tiếp giáp, có sự tiếp xúc hoặc từng bước tiếp xúc bằng phương pháp nhất định để
tìm hiểu một đối tượng trong một hệ thống nhất định
Tiếp cận khuyến nông là tiếp xúc một hệ thống kiến thức về kinh tế, kỹ
thuật của sản xuất liên quan đến cây trồng, vật nuôi. Một hệ thống khuyến nông
có một cấu trúc tổ chức, có sự lãnh đạo, có nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở

.


10

vật chất riêng, có chương trình hoạt động với những mục tiêu, phương pháp và kỹ

thuật thực hiện nhất định. Khuyến nông luôn có mối liên kết với các tổ chức, các
cộng đồng dân cư cũng như các đối tượng mà nó phục vụ [2]
Tiếp cận khuyến nông bao gồm tiếp cận những hoạt động như: thông tin
kinh tế, thị trường, các dịch vụ khoa học, kỹ thuật, tài chính do các tổ chức hoặc
cơ quan khuyến nông tại một khu vực hay địa phương nào đó tạo ra. Tiếp cận
khuyến nông có thể diễn ra theo hai hướng ngược chiều nhau.
Theo chiều ngược là: từ nông dân đến các tổ chức kinh tế liên quan, các
nhà nghiên cứu về tình hình sản xuất của nông dân. Theo chiều này, hoạt động
khuyến nông sẽ xác định những khó khăn, vướng mắc của người dân, cộng đồng,
từ đó phản ánh, phản hồi tới các nhà nghiên cứu để tìm ra hướng giải quyết phù
hợp. Tiếp cận theo chiều ngược sẽ giúp tìm ra đúng nguyện vọng của nông dân, từ
đó xác định giải pháp khuyến nông phù hợp với nguyện vọng người dân.
Tiếp cận theo chiều xuôi là: các kết quả nghiên cứu được hoạt động khuyến
nông chuyển tải đến nông dân. Nếu kết quả nghiên cứu triển khai đúng nhu cầu,
nguyện vọng của người dân thì khuyến nông sẽ có hiệu quả, có tính khả thi, bền
vững. Ngược lại nếu kết quả nghiên cứu không phù hợp với nông dân, hoặc cách
thức chuyển giao mang tính áp đặt, bắt ép người dân phải thực hiện thì kết quả có
thể không đạt được và khuyến nông là không khả thi, hiệu quả thấp.
1.2.1.3. Hiệu quả khuyến nông
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ hiệu quả. Tuy nhiên, theo cách
hiểu đơn giản nhất thì, hiệu quả là thước đo về mức độ đạt được của kết quả thực
hiện công việc hoặc hoạt động nào đó. Nó thể hiện mối tương quan so sánh giữa
các yếu tố đầu vào (chi phí, thời gian, trình độ...) để thực hiện một công việc nhất
định với kết quả đầu ra tương ứng của công việc đó.
Trong ý nghĩa trên, hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân được hiểu là mối
tương quan giữa chi phí bỏ ra để cung cấp dịch vụ khuyến nông tới số lượng hộ

.



11

nông dân được tiếp cận cũng như số lượng hộ áp dụng kiến thức khuyến nông vào
sản xuất. Như vậy với chi phí bỏ ra là không đổi thì, nếu số lượng hộ tiếp cận và
sử dụng dịch vụ khuyến nông càng nhiều thì hiệu quả dịch vụ khuyến nông càng
cao và ngược lại [2]
Như vậy khuyến nông là phương thức đào tạo ngoài học đường cho nông
dân, là cách đào tạo trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Khuyến nông là quá
trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây
là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến
nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp của người
nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến
nông phải mang tính khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của
người nông dân ở từng điều kiện cụ thể.
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân.
Để đánh giá hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân, hai nhóm chỉ tiêu chính
thường được sử dụng đó là hiệu quả tiếp cận dịch vụ khuyến nông (thể hiện yếu tố
số lượng) và hiệu quả sử dụng (thể hiện yếu tố chất lượng).
1.2.2.1. Hiệu quả tiếp cận
Là tỷ lệ so sánh giữa số hộ nông nghiệp đã được tiếp cận dịch vụ khuyến
nông với số hộ nông dân cần được tiếp cận dịch vụ trên một địa bàn tại một thời
điểm nhất định. Nếu tổng chi phí khuyến nông và phương thức thực hiện khuyến
nông không đổi, số lượng hộ nông dân được tiếp cận khuyến nông càng nhiều thì
hiệu quả tiếp cận càng cao.
Chỉ tiêu hiệu quả tiếp cận được sử dụng để đánh giá tổng quan về số lượng
đối tượng được tiếp cận với dịch vụ khuyến nông, mà chưa đề cập đến chất lượng
dịch vụ khuyến nông. Nó thường được sử dụng để so sánh giữa số lượng người đã
tiếp cận dịch vụ khuyến nông qua các năm khác nhau trong cả nước hoặc một địa
phương nào đó. Chỉ tiêu này dùng để so sánh về mức độ tiếp cận khuyến nông của
hộ nông dân giữa các địa phương với nhau.


.


12

1.2.2.2. Hiệu quả áp dụng khuyến nông
Phản ánh kết quả áp dụng các kiến thức kinh tế-kỹ thuật kinh doanh nông
nghiệp do dịch vụ khuyến nông mang đến cho hộ nông dân như thế nào? Kết quả
áp dụng có thể xảy ra theo hai hướng. Hướng thứ nhất, làm thay đổi quyết định
sản xuất của hộ và đưa đến kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, hộ nông dân cảm
nhận được lợi ích do khuyến nông mang đến, Hướng thứ hai, không làm thay đổi
quyết định sản xuất của hộ, do hộ nông dân không nhận thức được kiến thức do
khuyến nông mang lại và hoặc do kiến thức do khuyến nông mang đến không phù
hợp với điều kiện sản xuất của họ nên hộ nông dân không áp dụng.
Như vậy, hiệu quả áp dụng là tỷ lệ giữa số hộ nông dân áp dụng kiến thức
khoa học kỹ thuật do khuyến nông cung cấp so với tổng số hộ nông dân đã được
tiếp cận dịch vụ khuyến nông. Số lượng hộ áp dụng kiến thức mới càng nhiều thì
hiệu quả khuyến nông càng cao.
1.2.3. Vai trò, nguyên tắc và phương pháp khuyến nông tới hộ nông dân
1.2.3.1. Vai trò của khuyến nông.
- Đối với phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là đích của nhiều hoạt động khác nhau cùng tác động
vào các chủ thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội nông thôn, trong đó
hoạt động khuyến nông là một bộ phận quan trọng tác động vào các hộ nông dân
(chủ thể của sản xuất nông nghiệp), từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Thông qua hoạt động khuyến nông người nông dân và cộng đồng của họ có
cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển
sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt khuyến nông tạo ra cơ hội cho nông
dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến

thức và giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương.
Ngày nay công tác khuyến nông trở nên không thể thiếu được ở mỗi quốc
gia, mỗi địa phương và từng hộ nông dân. Vì vậy công tác khuyến nông cần được

.


13

tăng cường củng cố và phát triển. Giữa khuyến nông với phát triển nông thôn có
mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối quan hệ này khuyến nông là công cụ hữu hiệu
để phát triển nông thôn.
- Đối với sản xuất nông nghiệp
Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết quả của các cơ
quan nghiên cứu khoa học, trường, trạm…Những tiến bộ này được nông dân lựa
chọn, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông
nghiệp. Giữa nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu có một hoạt động trung
gian để chuyển giao các kết quả này, đó chính là hoạt động khuyến nông.
Ngược lại những kinh nghiệm tốt của nông dân trong thực tiễn sản xuất,
những nhu cầu mới của nông dân về ứng dụng TBKT nông nghiệp cũng cần được
phản hồi tới các nhà khoa học để nghiên cứu, đưa ra giải pháp sao cho sát thực tế.
Như vậy, trong mọi trường hợp, khuyến nông luôn là chiếc cầu nối giữa khoa học
với thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước. Đối với Nhà nước, khuyến
nông giữ các vai trò sau:
+ Là một trong những công cụ đắc lực giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, chiến lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
+ Là kênh để Nhà nước đối thoại với nông dân về phát triển nông
nghiệp, nông thôn và những vấn đề liên quan, tiếp nhận những phản hồi chính
sách đã áp dụng đối với nông nghiệp, nông thôn;

+ Giúp Nhà nước nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của nông dân,
trên cơ sở đó đưa ra các chính sách, cơ chế mới phù hợp hơn đối với sản xuất
nông nghiệp và người nông dân ở từng vùng.
1.2.3.2. Các nguyên tắc khuyến nông
Hoạt động khuyến nông phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt bằng mệnh lệnh

.


14

Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, họ tự quyết định sản xuất cái
gì và quy mô bao nhiêu. Nhiệm vụ của khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ yêu cầu,
nguyện vọng của họ trong sản xuất nông nghiệp, đưa ra những kỹ thuật mới sao
cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn. Chẳng hạn, trong vụ này họ chưa áp
dụng TBKT vì chưa đủ điều kiện, hoặc chưa thật tin tưởng, thì khuyến nông cần
giúp họ áp dụng trong những vụ sau, thông qua thực tiễn của những hộ đã được áp
dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự giác áp dụng.
- Nguyên tắc không làm thay
Cán bộ khuyến nông giúp đỡ nông dân thông các hoạt động trình diễn, giới
thiệu mô hình mới để họ “mắt thấy, tai nghe”. Trong khi giới thiệu mô hình, cán
bộ chuyển giao kỹ thuật cần thao tác chậm để nông dân theo dõi, vừa làm vừa
theo dõi sau đó mời nông dân làm thử chứ không được làm thay cho họ.
- Nguyên tắc không bao cấp.
Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về kỹ thuật, giống
mới và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp dụng do hạn chế về
nguồn lực của mình. Nguồn lực của khuyến nông không nên bao cấp toàn bộ các
nhu cầu của sản xuất nhằm tránh tình trạng nông dân ỉ nại vào hỗ trợ, không phát
huy được năng lực, trách nhiệm của họ trong sản xuất.

- Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều
Giữa nông dân với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ,
khuyến nông phải phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông
dân về những vấn đề chưa phù hợp đối với hoạt động sản xuất của họ cần sửa đổi
khắc phục;
- Nguyên tắc không hoạt động đơn độc.
Khuyến nông phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn
khác. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học,
trung tâm khoa học nông lâm nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với hội, đoàn thể,

.


15

các tổ chức trong nước và quốc tế để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông. Công tác
khuyến nông cần hướng tới xã hội hóa, thu hút sự tham gia của chính nông dân,
các tổ chức liên quan và cộng đồng của họ;
- Nguyên tắc công bằng.
Khuyến nông phải quan tâm tạo mọi điều kiện để mọi thành viên, tầng lớp
nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ phát triển sản xuất, vươn lên cải
thiện đời sống và hòa nhập với cộng đồng. Không nên tạo ra khoảng cách; sự
phân biệt về đẳng cấp trong triển khai các hoạt động khuyến nông
1.2.3.3. Về các phương pháp khuyến nông
Hoạt động khuyến nông sử dụng 3 phương pháp sau
- Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được
chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp này được
thực hiện bằng cách: thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc trao đổi qua điện thoại. Ưu
điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo
yêu cầu. Nhược điểm là diện hẹp, chỉ tiếp cận từng các thể riêng lẻ.

- Phương pháp nhóm: Thông tin khuyến nông được truyền đạt cho một
nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp nhau cùng phát
triển sản xuất, kinh tế. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn. họp
nhóm và thăm quan. Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông tin cao,
tốn ít nhân lực, khơi dậy động lực tham gia của nhiều nông dân trong một thời
gian, người dân được tham gia góp ý, phát hiện vấn đề mới nhanh chóng. Nhược
điểm của phương pháp này là tiêu tốn nhiều kinh phí, khó áp dụng đối với nhóm
nông dân có trình độ dân trí thấp, điều kiện địa lý khó khăn (Đỗ Kim Chung
2005). [7]
- Phương pháp thông tin đại chúng
Là phương pháp được thực hiện thông qua các phương tiện nghe (đài),
phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí) và phương tiện nhìn (tranh ảnh, mẫu vật)

.


16

phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, ti vi). Ưu điểm của phương pháp
này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ được nhiều người, phát hành linh hoạt
ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp. Nhược điểm của nó là không có
lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân và không tiếp được nhận phản
hồi của đối tượng khuyến nông.
1.2.4. Các hình thức khuyến nông tới hộ nông dân
1.2.4.1. Tập huấn lý thuyết không thực hành:
Tập huấn lý thuyết không thực hành gồm các buổi tập huấn tại phòng họp,
hội trường hay khu dân cư. Các giảng viên lên lớp theo giáo trình và hướng dẫn về
lý thuyết, người dân tự tiếp thu và tự triển khai vào thực tiễn sản xuất của họ. Kết
quả khuyến nông khó đo đếm được cụ thể.
1.2.4.2. Tập huấn lý thuyết kết hợp với thực hành mô hình;

Hình thức tập huấn lý thuyết kết hợp với thực hành mô hình thường được tổ
chức, sắp xếp để người tham gia buổi tập huấn được học lý thuyết, đồng thời được
trực tiếp thực hành những nội dung đã được tập huấn. Việc tập huấn kết hợp với
thực hành thường hấp dẫn, sinh động làm người dân thích thú hơn, từ đó hiệu quả
khuyến nông cao hơn.
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khuyến nông tới hộ nông dân.
1.2.5.1. Nhân tố người nông dân
Trong sản xuất nông nghiệp kinh nghiệm, trình độ canh tác của hộ nông
dân quyết định kết quả sản xuất và ảnh hưởng mạnh tới kết quả khuyến nông. Nếu
nông dân có trình độ văn hóa cao, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây, con sẽ chủ động tìm kiếm lựa chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp canh
tác phù hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý thì sẽ đạt
được năng suất cây trồng, vật nuôi cao, chất lượng tốt, khi tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông đúng mục đích, họ sẽ mạnh dạn áp dụng ngay. Ngược lại, nếu trình
độ văn hóa thấp, thiếu kinh nghiệm, hiểu biết sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ ngần

.


17

ngại áp dụng TBKT dẫn tới khuyến nông khó phát huy tác dụng và kết quả sản
xuất sẽ không thể đạt năng suất, chất lượng cao.
1.2.5.2 Điều kiện tự nhiên
Bao gồm: Đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy văn…
Các yếu tố trên ảnh hưởng tới kết quả khuyến nông. Công tác khuyến nông
cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, để giúp hộ nông dân bố trí
các giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp nhất và sử dụng phương pháp canh
tác thích hợp nhất đối với cây trồng, vật nuôi
1.2.5.3 Nhóm yếu tố về các nguồn lực đầu vào; mức độ phát triển thị trường; các

kỹ thuật có thể áp dụng, chính sách của nhà nước...Cơ chế ảnh hưởng của các
nhân tố này như sau:
- Nhân tố nguồn lực đầu vào. Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các
nguồn lực là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để triển khai hoạt động
sản xuất kinh doanh. Người sản xuất càng chủ động cao về nguồn lực sẽ càng
thành công trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Do vậy các nguồn lực của
kinh tế hộ có ảnh hưởng mạnh tới kết quả khuyến nông
- Nhân tố thị trường. Thị trường luôn là điểm kết thúc của mỗi quá trình sản
xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Thị trường ảnh hưởng rất mạnh đến kết
quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới kết quả khuyến nông.
Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ nông, lâm sản của Việt Nam gặp
nhiều khó khăn, sản phẩm tạo ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ hẹp, dẫn tới giá
sản phẩm bị hạ xuống thấp, từ đó ảnh hưởng xấu tới hoạt động khuyến nông, làm
giảm sức hấp dẫn của khuyến nông
- Nhân tố kỹ thuật, bao gồm: giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác.
Giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp.
Những giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao sẽ đảm bảo kết quả cao của
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, khoa học công nghệ nông nghiệp đã tạo ra nhiều

.


18

giống tốt đưa vào sản xuất. Hoạt động khuyến nông có chức năng chuyển giao các
loại giống mới, chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân và
hướng dẫn cụ thể về quy trình kỹ thuật canh tác của từng loại giống để nông dân
làm chủ và áp dụng đúng quy trình canh tác, từ đó khai thác có hiệu quả các loại
giống tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả sản xuất nông nghiệp.

Mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. Thời vụ
gieo trồng được xác định trong quá trình sản xuất. Lịch gieo trồng được nghiên
cứu trên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như
vậy, để nâng cao hiệu quả mô hình khuyến nông người dân không chỉ biết có
chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
Kỹ thuật chăm sóc: kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi là một trong các
nội dung quan trọng của khuyến nông, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả
khuyến nông. Trong các mô hình khuyến nông thì kỹ thuật chăm sóc luôn chiếm
vị trí quan trọng và ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nhân tố chính sách nhà nước.
Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả khuyến nông. Từ năm
1989 đến nay, nhờ các chính sách đổi mới của nhà nước về khuyến nông mà
ngành nông nghiệp nước ta có được những thành công như vậy. Các chính sách
về khuyến nông đã giúp người nông dân dễ dàng đầu tư phát triển sản xuất, áp
dụng TBKT, làm tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các
chính sách khác về thuế, tín dụng, đất đai, thị trường cũng đã tác động tích cực tạo
thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao
mang lại hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước ta.
Sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ
của nhà nước thông qua các chính sách. Đến nay đã tạo dựng một nền sản xuất
nông nghiệp hàng hóa của Việt Nam trên nền tảng hộ nông dân và mở rộng tầm
ảnh hưởng của các hoạt động khuyến nông.

.


19

1.3. Cơ sở thực tiễn - kinh nghiệm khuyến nông tới hộ nông dân trong và
ngoài nước

1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài
Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm, bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ
phục hưng ( Thế kỷ XIX) khi khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Khởi đầu là Rabelais (1493 – 1553) một thầy thuốc cũng là một nhà giáo người
Pháp đã chủ trương gắn liền nhà trường với thực tiễn, đưa quan điểm giáo dục
nông nghiệp “ Học đi đôi với hành” vào giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết
ở lớp ông đã cho học trò tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên. Ông đã chỉ cho họ biết
cách phân biệt giống cây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà...
Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sỹ là Heirich Dastalozzi thấy rằng
muốn mở mang nhanh nền nông nghiệp, giúp nông dân nghèo cải thiện được cuộc
sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được kỹ thuật tiến bộ,
Biết làm thành thạo một số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa.
Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổ rộng
và biểu hiện rõ rệt. Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hội đồng thành
phố Newyork (Mỹ). Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại
học nông nghiệp và các Viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn
giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ sớm đi vào chính quy và
chuyên nghiệp. Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đã hăng hái thực hiện công tác
khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa khuyến
nông. Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyến nông, sau đó
nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng và có hiệu quả. Cùng
thời gian đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Tây Ban
Nha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyến nông và thực
hiện công tác khuyến nông rất thành công. Ở các nước này dịch vụ khuyến nông

.


20


thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm sản xuất nông nghiệp. Ở Châu Âu và
Bắc Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm sản xuất nông nghiệp tham gia rất
tích cực vào các chương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn nhân viên
khuyến nông, Những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất. Ngày nay
mặc dù các nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu rất nhỏ nhưng vẫn còn cơ
quan khuyến nông, cán bộ khuyến nông.
Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp. Các
nước có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng nhờ tác
động của hoạt động khuyến nông. Vì vậy các nước nông nghiệp đang phát triển
hiện nay (Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc) cũng đang cố gắng xây dựng và hoàn
thiện hệ thống khuyến nông của nước mình.
Ở Châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nông họp tai
Philipin (năm 1955), hoạt động khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tổ
chức khuyến nông các nước lần lượt được thành lập như ở Inđônêxia (1955), Ấn
Độ (1960), Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970).
Từ khi hình thành đến nay, Khuyến nông đã đóng góp vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới và ngày càng được khẳng định vai
trò đó là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của bất kỳ quốc gia nào.
Hiện nay nông nghiệp các nước đều có hệ thống khuyến nông chính thức.
Hầu hết trong Bộ Nông nghiệp các nước đều có Cục Khuyến nông hoặc Trung
tâm khuyến nông Quốc gia.
1.3.1.1. Kinh nghiệm Ấn độ
Tổ chức khuyến nông được thành lập theo 5 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng,
cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có các hoạt động khuyến nông được tổ chức
tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “ Cách mạng xanh” khá thành công, về căn
bản đã giải quyết được nạn đói, tự túc lương thực. Sau đó nước này đã thắng lợi
trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đang tiến hành cuộc “ Cách mạng nâu” về thịt.

.



21

Tại Ấn độ chương trình thiết lập 100 Trung tâm Khuyến nông – khuyến
lâm và có 1 văn phòng khuyến nông – khuyến lâm TW, 10 Trung tâm Khuyến
nông – khuyến lâm vùng nhằm cải thiện sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ.[12]
1.3.1.2. Kinh nghiệm Thái Lan
Khuyến nông ở Thái Lan được thành lập chậm, mãi đến năm 1967 mới có
quyết định thành lập tổ chức khuyến nông. Tuy nhiên được Chính Phủ Thái Lan
đặc biệt quan tâm, đầu tư cán bộ và kinh phí hoạt động, tính đến năm 1992 Thái
Lan đã có khoảng 15.196 cán bộ khuyến nông ( trong đó 11.933 người là cán bộ
biên chế, 3.263 người là cán bộ hợp đồng). Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chi
khoảng 130 – 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông. Thái Lan có 3 tổ chức
hoạt động có liên quan đến khuyến nông – khuyến lâm là cục lâm nghiệp Hoàng
Gia, hội nông dân và hội phát triển cộng đồng. Cục lâm nghiệp Hoàng Gia hoạt
động khuyến nông – khuyến lâm trên các lĩnh vực như: Bảo vệ rừng, sử dụng đất
và trồng cây. Hoạt động này được chỉ đạo bởi các phòng lâm nghiệp Quốc gia bao
gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh. [12]
Vì vậy nông nghiệp Thái Lan phát triển một cách toàn diện về trồng trọt,
chăn nuôi, có sản lượng gạo và sắn xuất khẩu nhiều nhất thế giới.
1.3.1.3. Kinh nghiệm Trung Quốc
Khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, nhưng đến năm 1933 ở Trường
đại học nông nghiệp Kim Lăng có khoa Khuyến nông. Đến năm 1970 tại Trung
Quốc mới chính thức có tổ chức Khuyến nông Tại Nghị quyết của Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa VIII năm 1991: “ Tăng cường công
tác khuyến nông và nông thôn”, có mục tiêu thứ 4 nêu “ phải nắm vững chiến
lược khoa học công nghệ và khuyến nông”. Cần đưa ngay các sinh viên mới tốt
nghiệp xuống cơ sở. Chú trọng đào tạo các nhân viên khuyến nông. Kế hoạch 5

năm lần thứ 7 về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc tập huấn 1,2 triệu lượt người

.


22

về công tác khuyến nông và bồi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức
khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật mới. Đến nay Trung Quốc đã đạt được những
thành công nhất định trong công tác khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật mới. Trung
Quốc rất tự hào về đứng đầu thế giới về 3 lĩnh vực: Lúa lai, chuẩn đoán thú y và
nuôi trồng thủy sản.[5]
1.3.2. Kinh nghiệm ở một số huyện trong tỉnh Phú Thọ
1.3.2.1. Kinh nghiệm về khuyến nông tới hộ tại huyện Hạ Hòa
Hạ Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên là 34.106
km2, với dân số 120.056 người đất đai phong phú và đa dạng có thể phát triển
được nhiều loại cây trồng trong đó nổi bật nhất là phát triển kinh tế vườn đồi gắn
với chế biến nông lâm sản và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua Trạm
khuyến nông huyện đã đưa một số mô hình trình diễn đem lại hiệu quả cao đó là :
- Mô hình thâm canh lúa lai chất lượng cao kết hợp đưa máy làm đất, thu
hoạch vào phục vụ sản xuất.
- Mô hình trồng, thâm canh cây nguyên liệu kết hợp chế biến và tiêu thụ sản
phẩm như trồng cây mây nếp, trồng cây keo lấy gỗ chế biến bóc gỗ bán thành
phẩm phục vụ xuất khẩu đạt kết quả.
- Mô hình mô hình trồng chè giống mới, trồng cây bưởi Đoan Hùng bước
đầu cho hiệu quả khá.
- Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phục vụ du lịch sinh thái tại khu vực
đồng Ao Châu.
Có thể nói rằng trong những năm qua lĩnh vực chuyển giao tiến bộ KHKT
của huyện Hạ hòa nói riêng và phát triển nông nghiệp của huyện Hạ Hòa nói

chung phát triển khá toàn diện. Đó là việc tăng cường tập huấn phổ biến các kiến
thức KHKT mới mỗi năm cho trên 12.000 người lao động đồng thời tích cực chỉ
đạo xây dựng và phát triển các mô hình mang tính đặc thù kết hợp gắn sản xuất
với chế biến tiêu thụ sản phẩm và phát triển dịch vụ do đó sản xuất phát triển rất
đều và mang lại hiệu quả cao.

.


23

1.3.2.2. Kinh nghiệm về công tác khuyến nông tới hộ tại huyện Lâm Thao
Là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.769,11
km2, với dân số 100.716 người. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp hàng
hóa gắn làng nghề chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nông thôn của huyện phát
triển khá tốt. Trong những năm qua trạm khuyến nông huyện đã đưa một số mô
hình trình diễn đem lại hiệu quả cao đó là :
- Mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cận đô thị.
Đây là một mô hình rất thiết thực đã giúp cho người sản xuất nắm bắt tiến bộ
KHKT và công nghệ khoa học phục vụ sản xuất hạn chế thuốc BVTV và phân
hóa học giúp cho người tiêu dùng có được sản phẩm sạch đảm bảo môi trường và
sức khỏe con người.
- Mô hình sản xuất “tương chấm” phục vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho
làng nghề và chợ nông thôn. Với sản phẩm là tương làng Dục Mỹ sau khi áp dụng
các tiến bộ KHKT bảo quản sản phẩm đã đảm bảo sản phẩm hàng hóa có chất
lượng cao.
- Mô hình chăn nuôi lợn; nuôi gà đẻ áp dụng biện pháp sử dụng men sinh
học làm đệm lót chuồng do đó giúp cho môi trường luôn sạch, không có mùi hôi
đảm bảo vệ sinh tốt trong môi trường chăn nuôi tập trung qui mô lớn ở những nơi
đông dân cư sinh sống. Sản phẩm có chất lượng giảm chi phí công lao động, hạn

chế bệnh tật, do đó hiệu quả về lợi nhuận cao hơn giúp người nông dân yên tâm
đầu tư phục vụ sản xuất.
Đối với huyện Lâm Thao trong những năm qua lĩnh vực chuyển giao tiến
bộ KHKT của huyện nói riêng và phát triển nông nghiệp của huyện nói chung
phát triển khá toàn diện và có nhiều bước đột phá. Đó là do việc chỉ đạo xây dựng
và phát triển các mô hình mang tính hàng hóa kết hợp gắn sản xuất với bảo vệ môi
trường, chế biến tiêu thụ sản phẩm và phát triển dịch vụ làng nghề chế biến tiêu
thụ sản phẩm do đó sản xuất phát triển và mang lại hiệu quả cao.

.


×