Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

LÊ XUÂN VINH

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM)
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

LÊ XUÂN VINH

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM)
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các
số liệu thu thập và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Xuân Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện sau hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, được sự đồng ý của
Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học và sự nhất trí của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt

nghiệp: “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng
NTM tại thành phố Hà Giang”.
Trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này, tôi đã nhâ ̣n
đươ ̣c sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầ y cô, các anh chi,̣ và các ba ̣n
trong tập thể lớp. Với lòng kính tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c tôi xin đươ ̣c bày tỏ
lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiê ̣u, Khoa đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c, Khoa kinh tế đã ta ̣o mo ̣i điề u
kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, người thầ y kính mế n đã hế t lòng giúp đỡ,
da ̣y bảo, đô ̣ng viên và ta ̣o mo ̣i điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi trong suố t quá triǹ h
ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn tố t nghiêp.
̣
Xin gửi lời cảm ơn tới ba ̣n bè, các anh chi ̣em trong lớp cao học kinh tế
19B1 đã đô ̣ng viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện.
Xin chân thành cảm ơn các thầ y cô trong hô ̣i đồ ng chấ m luâ ̣n văn đã
cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luâ ̣n văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013

Lê Xuân Vinh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... v

Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI............................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng Nông thôn mới (NTM) .................................. 5
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nông thôn ........................................................ 5
1.1.2. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, nguồn lực xây dựng Nông thôn mới . 8
1.1.3. Các bước tiến hành xây dựng NTM ...................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiến về xây dựng Nông thôn mới ........................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số quốc gia trên thế giới............ 13
1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 19
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 30
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Giang ................................................ 30
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ............................................................................ 30
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 35
2.2. Đặc điểm cơ bản của điạ bàn các xã ngoại thành thuộc thành phố Hà Giang 41
2.2.1. Đă ̣c điể m xã Phương Thiêṇ ................................................................... 42
2.2.2. Xã Phương Đô .......................................................................................
46
̣
2.2.3. Xã Ngo ̣c Đường .................................................................................... 51
2.3. Đánh giá chung về điề u kiêṇ tự nhiên, kinh tế -xã hô ̣i của 3 xã ngoại
Thành. .............................................................................................................. 55


iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 56
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 56

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 57
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 59
3.1. Thực trạng và kết quả thực thiện chương trình xây dựng nông thôn mới
tại thành phố Hà Giang ................................................................................... 59
3.1.1. Đề án xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang ..................... 59
3.1.2. Tổ chức thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà
Giang ............................................................................................................... 63
3.1.3. Kế t quả thực hiê ̣n đề án xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang ..... 66
3.1.4. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM tại 3 xã ngoại thành ..... 80
3.1.5. Tình hình tham gia của người dân vào chương trình xây dựng NTM tại
TP Hà Giang .................................................................................................... 83
3.2. Những thành công, tồn tại trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn
Thành phố Hà Giang ....................................................................................... 89
3.2.1. Những thành công ................................................................................. 89
3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 96
3.2.3. Phân tích SWOT cho quá trìnhXDNTM Thành phố Hà Giang.......... 100
3.3. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại
Thành phố Hà Giang ..................................................................................... 101
3.3.1. Mục tiêu chung của thành phố Hà Giang về xây dựng NTM ............. 101
3.3.2. Mục tiêu xây dựng NTM của 03 xã thuộc thành phố Hà Giang ......... 102
3.3.3. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại
Thành phố Hà Giang ..................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

ANTT

An ninh trật tự

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH TW

Ban chấp hành trung ương

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn

BTVĐU

Ban thường vụ Đảng ủy

CNH - HĐH


Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSHT

Cở sở hạ tầng

ĐTDĐ

Điện thoại di động

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

HGĐ

Hộ gia đình

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


NDT

Nhân dân tệ

NTM

Nông thôn mới

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TTDL


Văn hóa – thể thao du lịch

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 Thành phố Hà Giang

Trang
Error!
Bookmark

2.1

not
defined.

2.2


2.3

2.4

Thực trạng dân số và lao động TP Hà Giang theo đơn vị
hành chính năm 2012
Giá trị và tỷ trọng các ngành sản xuất Thành phố Hà
Giang
Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của Phương Thiện,
Phương Độ và Ngọc Đường ( 31/12/2012)

35

40

41

3.1

Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM đến năm 2012

67

3.2

Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã Phương Thiện

72


3.3

Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã Phương Độ

77

3.4
3.5
3.6

Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã Ngọc
Đường
Kết quả huy động nguồn lực XDNTM giai đoạn 2010- 2012

Cơ cấu sử dụng các nguồn vốn NS cho các hạng mục đầu
tư chủ yếu tại 3 xã giai đoạn 2010 – 2012

80
81
82

3.7

Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp

84

3.8

Sự tham gia của người dân trong đóng góp các nguồn lực


86

3.9

3.10

Mức độ tham gia giám sát của người dân trong quá trình
xây dựng NTM
Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của 3 xã
thuộc Thành phố Hà Giang

88

100100


vii


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, là vấn đề có
tính chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng
vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Giải quyết tốt vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong điều kiện Việt Nam hiện nay còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội nông thôn nói riêng và đất

nước nói chung. Từ một nước nông nghiệp đi lên nên cho đến nay nên nông
nghiệp luôn giữ vai trò trọng yếu trong các chiến lược phát triển kinh tế -xã hội
của đất nước. Tính đến năm 2012, nông nghiệp đang chiếm 22% tổng GDP của
cả nước, 67,55% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và 47,5% lực lượng lao
động xã hội đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản. Trong tương lai
nông nghiệp nước ta vẫn là một ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh
tế đất nước và cần được quan tâm một cách đặc biệt.
Trong những năm qua nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã được thực
hiện đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, như các chương
trình về going cây trồng, vật nuôi, chương trình khuyến nông, khuyến công,
chương trình mục tiêu quoc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm
nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.v.v. Nhờ sự đầu tư của nhà nước trong việc thực hiện các chương
trình mục tiêu, các dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn nên bộ mặt
nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản, như phát triển hệ thống hạ tầng
nông thôn (điện, đường, trường, trạm), đời sống vật chất và tinh thần của dân


2
cư nông thôn cũng đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, chất lượng cuộc
sống được nâng cao.
Tuy nhiên thực tế hiện nay nông nghiệp, nông thôn Việt Nam được đánh
giá ở mức lạc hậu, năng suất thấp, hiệu suất trong sản xuất nông nghiệp chưa
tương xứng với tiềm năng nông nghiệp của đất nước. Theo số liệu thống kê
công bố năm 2012 thì tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm
1,1 - 1,3% so với năm 2011, trong đó chủ yếu số ng ta ̣i các vùng nông thôn.
Nhiều vùng nông thôn chưa khai thác được các tiềm năng và lợi thế
ttrong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Trong xu thế hiện nay để nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp, và
nâng cao giá tri ̣ sử du ̣ng và hoa ̣t đô ̣ng của khu vực nông thôn hơn nữa nhất
định chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp, muốn
vậy chúng ta cần thay đổi chính cái nôi của ngành nông nghiệp đó là nông
thôn theo hướng nông thôn mới hiện đại. Hiê ̣n nay chúng ta đang thực hiê ̣n
chiế n lươ ̣c xây dựng và phát triể n nông thôn mới với mu ̣c tiêu tới năm 2015
có 20% đươ ̣c công nhâ ̣n là nông thôn mới qua đó các khu vực nông thôn sẽ
đươ ̣c thay đổ i toàn diê ̣n trên nhiề u phương diêṇ hỗ trơ ̣ tố i đa cho quá trình sản
xuấ t, ta ̣o sự cân bằ ng trong phát triể n kinh tế , giảm thiể u chênh lê ̣ch với các
vùng nông thôn nghèo và khu vực khác từ đó không những khu vực nông
thôn mới này giải phóng đươ ̣c nguồ n lực, tránh phu ̣ thuô ̣c mà còn đóng góp
vào tăng trưởng chung.
Thành phố Hà Giang trước năm 2010 là Thị xã Hà Giang có 7 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm: 4 phường và 3 xã. Thực hiện nghị quyết của
chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thêm một số
đơn vị hành chính mới thuộc Thị xã Hà Giang nhằm đủ điều kiện để công
nhận là thành phố Hà Giang; điều chỉnh 2 xã: Phú Linh, Kim Thạch về huyện
Vị Xuyên; tiếp nhận 2 xã: Phương Thiện, Phương Độ về thị xã Hà Giang cho


3
phù hợp với điều kiện quản lý hành chính và bổ sung quỹ đất cho quy hoạch và
phát triển thành phố; đồng thời tách xã Ngọc Đường thành 2 đơn vị hành chính
bao gồm: phường Ngọc Hà và xã Ngọc Đường. Như vậy thành phố Hà Giang
từ năm 2006 đến nay là 8 đơn vị hành chính, bao gồm: 5 phường và 3 xã.
Năm phường là khu vực nội Thành, ba xã là khu vực ngoại Thành của
Thành phố, Nghiên cứu vấn đề Nông thôn mới ở thành phố cũng chính là
nghiên cứu Nông thôn mới tại ba xã của Thành phố hà Giang.
Với đặc điểm của 3 xã có diện tích đất tự nhiên là rất lớn, thuận lợi cho
việc quy hoạch phát triển đô thị. Tuy nhiên cả 3 xã đều có điểm xuất phát thấp,

kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp khoảng 12 triệu
đồng/người/năm so với 24,7 triệu đồng/ người/năm của khu vực nội thị; Có
nhiều dân tộc chung sống lâu đời, trong đó có một số dân tộc ít người như: dân
tộc Mông, Dân tộc Dao trình độ văn hóa thấp và không đồng đều; tồn tại nhiều
phong tục tập quán lạc hậu.
Chính vì vậy thành phố Hà Giang tập trung xây dựng NTM đối với 3 xã là
nhu cầu tất yếu và là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền thành phố
Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới ở 3 xã vừa nhằm
rút ngắn khoảng cách chênh lệch mọi mặt giữa hai khu vực, nhưng đồng thời 3
xã là địa bàn tạo ra những giá trị trong sản xuất nông – lâm nghiệp, giá trị văn
hóa phục vụ cho dịch vụ, du lịch, khai thác những giá trị khác biệt giữa 2 khu
vực, bổ sung cho nhau thành một thể thống nhất đồng bộ của nền kinh tế- xã
hội của thành phố.
Với mục tiêu góp phầ n hệ thống cơ sở lý luận về nông thôn mới và đề
xuất những giải pháp xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang tôi
quyết định lựa chọn đề tài luận văn: “ Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện
chương trình xây dựng Nông thôn mới ( NTM) tại thành phố Hà Giang”.


4
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá quá trình xây dựng NTM ở 3 xã ngoại
thành những năm vừa qua, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng
NTM tại Thành phố Hà Giang trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Góp phần hệ thống hoá được cơ sở lý luận về xây dựng NTM.
- Đánh giá thực trạng về thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các
xã ngoại thành thuộc thành phố Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình

XDNTM trên địa bàn thành phố Hà Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là quá trình xây dựng NTM và kết quả thực hiện
chương trình NTM tại các xã ngoại thành thuộc thành phố Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề xây dựng
NTM tại các xã ngoại thành thuộc phố Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập và đánh giá cho
3 năm (2010, 2011, 2012). Những định hướng được đưa ra đến năm 2015.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Mô hình được tiến hành đánh giá
theo đơn vị hành chính toàn bộ khu vực nông thôn gồm các xã ngoại thành:
xã Phương Thiện, xã Phương Độ, xã Ngọc Đường của Thành phố Hà Giang.
4. Nội dung nghiên cứu.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận về xây dựng NTM.
- Thực trạng về xây dựng NTM ở 3 xã thộc thành phố Hà giang.
- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại
thành phố Hà Giang.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng Nông thôn mới (NTM)
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều

nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác.
Nông thôn có đặc điểm cơ bản khác với thành thị trên các mặt chủ yếu sau:
- Cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân và làm nghề nông. Đây là địa bàn
hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các
ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Trong các làng xã
truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là nguồn sinh kế
chính của đại bộ phận nông dân. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của đất
nước, đặc điểm này có sự thay đổi. Các vùng nông thôn trong tương lai sẽ
không phải chủ yếu có các nông dân sinh sống và làm nông nghiệp, thay vào
đó là các cư dân cư trú và tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, gồm
cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Theo
đó, tỷ trọng lao động và GDP của các ngành kinh tế ở nông thôn cũng thay
đổi theo hướng gia tăng cho công nghiệp và dịch vụ.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường
sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên to
lớn, phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,
sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và cả do con
người tạo ra.


6
- Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với
những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nông thôn, có nhiều gia
đình trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng
khít lâu đời. Những người ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng
tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng
nghĩa xóm lâu bền.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quốc gia như
các phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp

và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng
cảnh. Ðây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá dân tộc, đồng thời là khu
vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người.
1.1.1.2. Vai trò của nông thôn
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Vai trò quan trọng của nông thôn ở nước ta được thể hiện trên các mặt
chủ yếu sau:
- Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực
phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương
thực, thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia
tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng
đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông
thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn
xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
- Thứ hai, với số dân chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vực nông
thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập


7
của lao động vào thành thị cũng như sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng
thành thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốc
gia. Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác
bị hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển kinh tế sẽ
phiến diện. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định
kinh tế của quốc gia.
- Thứ ba, nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu

vực thành thị hiện đại. Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các
sản phẩm của công nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai
thông, thu nhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người dân
tăng lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của
toàn ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông
nghiệp. Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp
và những ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội. Năm 2010, xuất khẩu
nông sản của Việt Nam đạt hơn 19 tỷ USD. Và ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với hơn 20%
GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2010 [15].
- Thứ tư, nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm
nhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay
tiêu cực đều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và
an ninh quốc phòng của cả nước. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nước.
- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng
sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh
hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triển
lâu dài và bền vững của đất nước.


8
1.1.2. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, nguồn lực xây dựng Nông thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm NTM
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí: Tiêu
chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về
thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa;
tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí

về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ thống tổ
chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội.
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cho thấy NTM là nông thôn phát triển toàn diện bao
gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ
môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của từng vùng.
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của
Chương trình được xác định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao.
1.1.2.2. Những nội dung chủ yếu về xây dựng NTM
Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về NTM. Gồm : 5 vấn đề cơ bản ( một là nhóm vấn đề qui hoạch và thực hiện


9
qui hoạch; hai là hạ tầng kinh tế-xã hội; ba là kinh tế và sản xuất, bốn là văn
hóa, xã hội và môi trường; năm là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở); và 19
tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân

cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Tiêu chí 2: Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT.
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện.
Tiêu chí 3: Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
Tiêu chí 4: Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia.


10
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TTDL.
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
VH-TTDL.
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
8.2. Có Internet đến thôn.

Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
9.1. Nhà tạm, dột nát.
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Tiêu chí 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Tiêu chí 14: Giáo dục
14.1. Phổ biến giáo dục trung học.
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề).
14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tiêu chí 15: Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.


11
Tiêu chí 16: Văn hóa.
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy
định của Bộ VH-TTDL.
Tiêu chí 17: Môi trường
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường.
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn.
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
18.3. Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh.
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
1.1.2.3. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:[8]
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo
cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người
dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn.


12
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người

dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM.
1.1.2.4. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới [8]
Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới : Có 5 nguồn chính:
- Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và
tài trợ của các tổ chức, cá nhân);
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp;
- Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại);
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Vốn tài trợ khác.
Tuy nhiên để thực hiện xây dựng nông thôn mới đối với các xã miền
núi, dân tộc cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
dự án triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng phải trên cơ sở chỉnh
trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều kiện kinh tế còn
khó khăn trong giai đoạn hiện nay.


13
1.1.3. Các bước tiến hành xây dựng NTM
Để có cơ sở đánh giá tiến độ xây dựng NTM cần hiểu những quy định
có liên quan đến các bước tiến hành (trình tự thực hiện các công việc) trong
quá trình xây dựng nông thôn thôn. Điều 3 Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quy định các bước
xây dựng NTM như sau:

- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
- Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình
xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện).
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã.
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã.
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
- Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện
chương trình.[8]
1.2. Cơ sở thực tiến về xây dựng Nông thôn mới
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số quốc gia trên thế giới
Hầu hết các quố c gia trên thế giới trong quá trình phát triể n của mình
cũng đề u phải trải qua giai đoa ̣n xây dựng nông nghiêp̣ và nông thôn vì vâ ̣y
các quố c gia đề u có chiế n lươ ̣c xây dựng và phát triể n nông thôn. Trên thực tế
có những quố c gia trên thế giới rấ t thành công trong viê ̣c xây dựng và phát
triên nông thôn, đây là những kinh nghiê ̣m vô cùng quý giá làm bài ho ̣c kinh
nghiê ̣m cho chúng ta trong quá triǹ h xây dựng và phát triể n NTM.
1.2.1.1. Tại Trung Quốc
Trung Quố c là quố c gia XHCN tương đồ ng và gầ n với Viêṭ Nam nhấ t về
nhiề u phương diêṇ vì vâ ̣y công cuô ̣c xây dựng nông thôn ta ̣i Trung Quố c có
rấ t nhiề u ý nghiã thực tiễn với Viê ̣t Nam.


14
Quá trình cải cách khu vực nông nghiệp nông thôn Trung Quốc diễn ra
từng giai đoạn. Năm 1955, cải cách về dịch vụ, thị trường nông thôn. Từ năm
1998, Chính phủ đầu tư vào nông thôn tương đối lớn nhưng hiệu quả còn hạn
chế, được tập trung cho hệ thống đường giao thông, trường học, hệ thống điện
và cơ sở khám chữa bệnh ở nông thôn. Năm 2002, Chính phủ đưa ra 16 vấn

đề lớn với các chính sách tổng hợp phát triển thành thị - nông thôn nhằm mục
đích rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Chính phủ Trung Quốc đã xác định được vấn đề quan trọng là đã đến lúc
yêu cầu thành thị và công nghiệp tác động hỗ trợ lại cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đã thí điểm xây dựng mô hình NTM và liên tiếp
trong 5 năm gần đây, năm nào BCH TW Đảng cộng sản Trung Quốc cũng
cho ra Văn kiện số 1 về “tam nông”.
Những yêu cầu về phát triển nông thôn ta ̣i Trung Quố c với 6 nô ̣i dung:
- Tăng sản lượng lương thực và thực phẩm.
- Tăng phát triển nông thôn.
- Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Tăng phát triển phi nông nghiệp.
- Xây dựng môi trường nông thôn xanh sạch đẹp, chăm lo đời sống tinh
thần và xây dựng diện mạo mới cho nông thôn.
- Quy hoạch cho nông thôn và khuyến khích vấn đề tự quản lý ở nông thôn.
Trong quá trình thực hiêṇ Trung Quốc đã có chủ trương mỗi huyện lựa
chọn bốn thôn để xây dựng mô hình NTM. Có các điểm mới về sự phát triển
nông thôn ở Trung Quốc:
- Thứ nhất, nông thôn đang được phát triển trong bối cảnh mới, cần đầu tư
thêm nhân lực mới cho giải quyết tình hình mới, tài chính cần được tăng cường.
- Thứ hai, nông thôn Trung Quốc phát triển ở giai đoạn mới chuyển từ
sản xuất tự cung tự cấp sang giai đoạn phát triển hàng hóa, xuất khẩu và tiêu
thụ sản phẩm.


15
1.2.1.2. Tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế
nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II
(1966-1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4

năm 1970, chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào làng mới (Saemaul
Undong). Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông
thôn cũ thành cộng đồng NTM, mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây
dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây
dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Để xây dựng thành công NTM,
Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính sau đây:
- Đoàn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân
để xây dựng NTM: Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung,
phong trào Saemaul Undong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “Sự cần cù, tự
lực và hợp tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và
thói kiêu căng ngạo mạn. Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận
mệnh của chính mình, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên
ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực
vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào
Saemaul cũng chính là hạt nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến
và một quốc gia thịnh vượng.
- Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Giai đoạn đầu của
sự nghiệp xây dựng NTM, chính phủ Hàn Quốc không có nhiều kinh phí. Do
đó, chính phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư, huy động sức
mạnh của nhân dân.
- Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao như:
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt
của chính phủ Hàn Quốc về nông - lâm - ngư nghiệp cho biết: “Quan điểm


16
của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo
ngại lợi nhuận các công ty nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm
thuê”. Chính vì vậy, chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự
mình đứng lên trở thành người chủ đích thực.

Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại
bậc nhất châu Á.
1.2.1.3. Tại Thái Lan
Ta ̣i Thái Lan Chiń h phủ la ̣i chủ đô ̣ng tích cực tham gia vào hỗ trơ ̣ cho
người dân trên nhiề u phương diê ̣n. Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp
truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để
thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số
chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ
của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động
chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác
bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp,
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức
cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,
đẩy mạnh công tác tiếp thị, phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên
bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái,
giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,
thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công


×