Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 135 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liêu,
̣ kế t quả trình bày trong luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bấ t kỳ công triǹ h luâ ̣n văn nào trước đây.
Phú Thọ, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả

Hà Văn Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn chân thành và sâu sắ c nhấ t đế n thầ y hướng
dẫn, Tiế n si ̃ Lê Minh Chính đã tâ ̣n tình hướng dẫn và cung cấ p nhiề u kiế n
thức quý báu cho tôi trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p và đă ̣c biêṭ trong thời gian
thực hiê ̣n luâ ̣n văn này.
Xin cám ơn quý thầ y, cô trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiêp̣ đã nhiê ̣t tình
giảng da ̣y, giúp đỡ và cung cấ p cho tôi những kiế n thức hữu ích, để tôi có thể
vâ ̣n du ̣ng trong quá trình thực hiêṇ đề tài luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p.
Xin trân trọng cảm ơn đế n lañ h đa ̣o Huyện uỷ, HĐND, UBND huyê ̣n
Cẩm Khê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, các
phòng, ban, ngành của huyê ̣n Cẩm Khê, UBND các xa,̃ các hộ dân đã ta ̣o điề u
kiên,
̣ cung cấ p thông tin, đóng góp ý kiế n trong quá trình thu thâ ̣p thông tin
luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p; đó là những căn cứ hế t sức quan tro ̣ng để đánh giá thực
tra ̣ng về các tiêu chí NTM và đề xuấ t mô ̣t số giải pháp cho điạ bàn nghiên
cứu.


Chân thành cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đõ;
cảm ơn các học viên lớp Cao ho ̣c Kinh tế Nông nghiêp̣ khóa 19B, đã quan
tâm, đô ̣ng viên, khích lê ̣, giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành
luâ ̣n văn này.
Phú Thọ, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả

Hà Văn Ngân


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ..................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn ........................................................ 6
1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn ở nước ta ........................................ 6
1.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới của Nhà nước ........................... 8
1.1.3. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển nông thôn (cơ sở
thực tiễn).......................................................................................................... 16
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Cẩm Khê, Phú Thọ ..................................... 29
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ .......... 29

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 37
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 38
2.2.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 38
2.2.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 39
3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Khê ............................ 39
3.1.1. Thực trạng các tiêu chí nông thôn mới ................................................. 39


iv

3.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong triển khai thực hiện
Chương trình xây dựng NTM ......................................................................... 75
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình NTM ....................................... 81
3.2.1. Yếu tố con người ................................................................................... 81
3.2.2. Yếu tố cơ sở vật chất ............................................................................. 86
3.2.3. Yếu tố vốn ............................................................................................. 87
3.3. Một số đánh giá chung ............................................................................. 91
3.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện .................................... 91
3.3.2. Công tác tuyên truyền, vận động .......................................................... 93
3.3.3. Nguồn lực đầu tư ................................................................................... 94
3.3.4. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí ................ 97
3.4. Một số giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ......................................................... 101
3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................. 101
3.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHYT

Nghĩa
Bảo hiểm y tế

BCĐ

Ban chỉ đạo

CSVC

Cơ sở vật chất

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX
KHCN

Hợp tác xã
Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NTM

Nông thôn mới

QH

Quy hoạch

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

XHH


Xã hội hoá


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

11

2.1

Tình hình đất đai và sử dụng đất đai huyện Cẩm Khê

31

2.2

Dân số và lao động của huyện Cẩm Khê

32


2.3

Tổng hợp về giao thông nông thôn huyện Cẩm Khê – 2012

36

2.4

Tăng trưởng kinh tế của các ngành trên địa bàn huyện 2011-2012

37

3.1

Thực trạng tiêu chí của các xã khi lập quy hoạch năm 2011

40

3.2

Tổng hợp kết quả lập quy hoạch NTM của các xã

42

3.3

thông số kỹ thuật đường giao thông nông thôn

43


3.4

Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông của các xã

45

3.5

Kết quả thực hiện tiêu chí thuỷ lợi của các xã

48

3.6

Kết quả thực hiện tiêu chí về điện của các xã

49

3.7

Kết quả thực hiện tiêu chí trường học của các xã

53

3.8

Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá của các xã

55


3.9

Kết quả thực hiện tiêu chí chợ của các xã

56

3.10 Kết quả thực hiện tiêu chí bưu điện của các xã

57

3.11 Thực trạng tiêu chí nhà ở dân cư của các xã

59

3.12
3.13

Mức chuẩn thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt
chuẩn nông thôn mới tỉnh Phú Thọ
Thực trạng tiêu chí về thu nhập của các xã

3.14 Thực trạng tiêu chí hộ nghèo của các xã

60
61
62

3.15

Thực trạng tiêu chí về cơ cấu lao động của các xã


63

3.16

Thực trạng tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất của các xã

64

3.17

Thực trạng tiêu chí giáo dục của các xã

66

3.18 Thực trạng tiêu chí y tế của các xã

67


vii

3.19 Thực trạng tiêu chí văn hoá của các xã
3.20

Thực trạng tiêu chí môi trường của các xã

68
71


3.21 Thống kê trình độ cán bộ xã - 2012

72

3.22 Thực trạng tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị của các xã

73

3.23 Thực trạng tiêu chí an ninh trật tự xã hội của các xã

74

3.24 Tổng hợp sự đóng góp của người dân tham gia các hoạt động

84

3.25

Tổng hợp ý kiến người dân đánh giá về chất lượng các công
trình tại địa phương

85

3.26 Kết quả xây dựng quy hoạch NTM của các xã

87

3.27 Tổng hợp vốn thực hiện chương trình NTM năm 2011

80


3.28 Kế hoạch vốn chương trình NTM năm 2012

88

3.29 Vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 2012

90

3.30 Thực trạng tiêu chí NTM của các xã năm 2013

100


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đến phát triển
kinh tế cũng như giải quyết việc làm và ổn định chính trị - xã hội của mỗi
quốc gia. Nông thôn là địa bàn kinh tế - xã hội quan trọng, nơi cung cấp
nguồn lực lao động, lương thực, thực phẩm chủ yếu, tạo sự ổn định đời sống
xã hội.
Việt Nam trên đường đổi mới và phát triển với nền kinh tế nhiều thành
phần. Là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn,
“Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” là 3 vấn đề mấu chốt trong chính
sách về nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Phát triển nông thôn là một chủ
trương lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm
rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, mang lại đời sống vật chất
và tinh thần no ấm - bình đẳng - tiến bộ cho người dân nông thôn.

Trong những năm qua, các chương trình về giống, khoa học công nghệ,
khuyến nông, khuyến lâm... nhằm phát triển nông nghiệp; bên cạnh đó, với
nhiều chính sách phát triển nông thôn như: Chương trình mục tiêu quốc gia về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 135; Chương trình
mục tiêu xóa đói giảm nghèo; Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009
về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác
chương trình cấp nước sạch nông thôn đã góp phần giúp khu vực nông
nghiệp, nông thôn có bước phát triển khá toàn diện, năm 2011 giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông
nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%; thủy sản tăng 6,39%. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...


2

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông
nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới. Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay
đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải
thiện. Xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. Hệ thống chính trị được
tăng cường. Dân chủ ở cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức
cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên

cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm,
phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ và phân tán. Nông nghiệp, nông thôn phát triển
thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y
tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật
chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vấn đề xã hội
còn những nảy sinh chưa được giải quyết kịp thời.
Với thực trạng nông thôn như hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường nhằm phát triển nông thôn bền
vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm được
Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo thực hiện. Phát triển kinh tế nhằm


3

mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” không thể tách rời việc phát triển khu vực
nông thôn rộng lớn, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đặt
ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố
liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã
hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Một số mục tiêu cụ thể
đến năm 2020, Nghị quyết số 26-NQ/TW đã xác định rõ: về tăng trưởng
nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5

lần (năm 2008); lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 30% lao động xã
hội, tỉ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới khoảng 50%...
Để triển khai xây dựng nông thôn mới, ngày 04/6/2010, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu:
“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.


4

Cẩm Khê là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Phú Thọ, sản
xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu; cơ cấu kinh tế năm 2010: nông,
lâm, thuỷ sản chiếm 48,8%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
chiếm 13,8%; dịch vụ chiếm 37,4%; có 30/31 đơn vị hành chính cấp xã thuộc
vùng nông thôn với 96% dân cư sinh sống. Thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng, kinh tế, xã hội nông thôn đã được quan tâm, đầu tư phát triển, bộ mặt
nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện, an ninh nông thôn được bảo đảm. Bên cạnh kết
quả đạt được, tình hình nông thôn cũng còn bộc lộ một số hạn chế:
- Đời sống kinh tế của dân cư nhìn chung là còn nhiều khó khăn, thu
nhập đầu người còn thấp. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn yếu kém,
giao thông đi lại khó khăn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu,
phương tiện sản xuất còn lạc hậu.

- Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục, y tế
chưa cao, chưa bền vững. Các hoạt động văn hoá còn thiếu chiều sâu, thiết
chế văn hoá ở cơ sở còn thiếu nhiều.
- Tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, các
loại tội phạm hình sự chưa được kiềm chế; các tai, tệ nạn xã hội có chiều
hướng gia tăng; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ở nhiều
xã còn hạn chế.
- Công tác quản lý nhà nước của một số chính quyền cơ sở còn kém hiệu
quả; hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội còn biểu hiện hình thức.
Xuất phát từ tình hình trên, gắn với quá trình triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải
pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ" với hy vọng nâng cao kiến thức kinh nghiệm của bản
thân và đóng góp được điều gì đó trong hoạt động thực tiễn ở huyện.


5

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội gắn với 19 tiêu chí; đề xuất một số giải pháp thực hiện Chương
trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn và chủ
trương, chính sách xây dựng NTM.
(2). Đánh giá thực trạng triển khai xây dựng nông thôn huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
(3). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình (con người, cơ sở
vật chất, vốn đầu tư ...)

(4). Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy quá trình triển
khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về nội dung
+ Nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới.
+ Thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn huyện Cẩm Khê (gắn với các
tiêu chí NTM).
+ Giải pháp đề xuất nhằm góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phạm vi về không gian: Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài đánh giá tình hình nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2011 - 2012,
giải pháp thực hiện đến năm 2015 và 2020.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn
1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn ở nước ta
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn
- Khái niệm nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường thiên nhiên cho

hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn, có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng, có quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào trình độ tiếp
cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn.
Ở Việt Nam, quan điểm phổ biến cho rằng nông thôn là vùng sinh sống
của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là nông dân. Tập hợp dân cư này tham
gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể
chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu nông thôn là khái niệm dùng để chỉ
một vùng hành chính bên ngoài thành thị, ở đó một cộng đồng người chủ yếu
là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém
phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thông tin và sản xuất hàng
hóa kém hơn.
- Phát triển nông thôn:
Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nông thôn, tuy
nhiên những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nước, từng vùng, từng địa


7

phương; theo quan điểm thông thường, bản chất của phát triển là tăng trưởng
và hiện đại hóa, mang lại lợi ích cho người nghèo.
Phát triển nông thôn là quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hóa và
môi trường một cách bền vững nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân nông thôn, quá trình này trước hết là do nỗ lực từ chính người dân
nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức khác.
1.1.1.2. Vai trò của nông thôn nước ta
Nông nghiệp nông thôn tập trung vào ba ngành quan trọng : Trồng trọt,
chăn nuôi và thuỷ sản. Trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong

việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tạo kế sinh nhai cho hàng triệu
người dân. Ngành thuỷ sản hiện đóng vai trò đầu tàu trong xuất khẩu nông,
lâm, thuỷ sản nói riêng và xuất khẩu của cả nước nói chung. Nông thôn ở
nước ta có những vai trò sau:
Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực
phẩm cho tiêu dùng xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực,
thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng
dân số là sức ép lớn đối với sản xuất nông nghiệp trọng việc cung ứng đủ
lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn
sẽ làm tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của
toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này.
Thứ hai, với dân số nước ta chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vực
nông thôn thực sự là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho khu
vực thành thị và các lĩnh vực sản xuất khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn
(phát triển ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống; phát triển công
nghiệp ...). Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động.
Thứ ba, nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu


8

vực thành thị. Trước hết, nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản
phẩm công nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai thông, thu
nhập người nông dân tăng lên thì sức mua của người dân tăng lên; công
nghiệp có điều kiện để phát triển, tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn ngành.
Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và các ngành
kinh tế khác phát triển.
Thứ tư, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên về đất đai, nước,
khoáng sản, động, thực vật, rừng, biển, không gian ... nên sự phát triển bền

vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực
nông thôn sẽ bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của cả đất nước.
Thứ năm, nông thôn có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, gồm
nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay
không tích cực đều tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Do
đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo
đảm ổn định tình hình của cả nước.
Từ những vai trò quan trọng trên đây, phát triển nông thôn là tất yếu và
là phần cơ bản của quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
1.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới của Nhà nước
1.1.2.1. Nội dung của Chương trình
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2006
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), nông thôn mới là khu vực
nông thôn xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, bền vững và sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và
khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài. Có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát


9

triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững. Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân
- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng KT - XH và chính trị vững chắc cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông
thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở vùng còn nhiều
khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các
nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị làm chủ nông thôn mới.
Như vậy, xây dựng NTM là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.
Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,
còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công
trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư


10

nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; mạng lưới
chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp; cơ
sở vật chất về trường học, trạm y tế, hệ thống truyền thanh chưa đáp ứng yêu
cầu, nhà văn hoá khu dân cư và điểm vui chơi thể dục, thể thao còn thiếu. Mặt
bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn

chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân nhìn chung còn thấp; số lượng doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và
các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ,
kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỉ lệ lao động nông nghiệp
còn cao, cơ hội có việc làm mới tại khu vực nông thôn không nhiều, tỉ lệ lao
động nông, lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỉ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...);
nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm. Kinh tế và tổ chức sản xuất ở
nông thôn còn có tính tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ba
yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Thực
hiện xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai các công việc theo quy hoạch, lộ
trình, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn vẫn


11

còn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một
nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới diễn ra ở nông thôn và người dân là
người hưởng thành quả; trước hết đó là nhiệm vụ của người dân nông thôn;
người dân là chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM.
Xây dựng NTM liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn

hoá, giáo dục, xã hội, môi trường ... đồng thời thực hiện 19 tiêu chí chính là
nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành nên phải huy động toàn bộ hệ thống
chính trị vào cuộc.
1.1.2.2. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành
vào tháng 4 - 2009 (Quyết định số 491/QĐ-TTg), gồm 19 nội dung tiêu chí cụ
thể, phân thành 5 nhóm (xem chi tiết ở phụ lục).
Bảng 1.1: Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
TT

Nhóm tiêu chí và tiêu chí

I

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1

Quy hoạch

II

Hạ tầng kinh tế - xã hội (gồm 8 tiêu chí)

2

Giao thông

3


Thủy lợi

4

Điện

5

Trường học

6

Cơ sở vật chất văn hóa

7

Chợ nông thôn

8

Bưu điện

9

Nhà ở dân cư

III

Kinh tế và tổ chức sản xuất (gồm 4 tiêu chí)


10

Thu nhập


12

11

Hộ nghèo

12

Cơ cấu lao động

13

Hình thức tổ chức sản xuất

IV

Văn hóa- xã hội - môi trường (gồm 4 tiêu chí)

14

Giáo dục

15

Y tế


16

Văn hóa

17

Môi trường

V

Hệ thống chính trị (gồm 2 tiêu chí).

18

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

19

An ninh, trật tự xã hội

Một xã đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn NTM. Căn cứ vào Bộ tiêu chí
quốc gia, các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn của ngành, chủ yếu là
các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình để áp dụng khi xây dựng NTM.
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
342/QĐ-TTg sửa đổi 05 tiêu chí của Bộ tiêu chí ban hành theo Quyết định số
491/QĐ-TTg gồm:
Tiêu chí 07 về chợ nông thôn. Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy
định.
Tiêu chí 10 về thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người theo chỉ tiêu

chung và chỉ tiêu cụ thể các vùng.
Tiêu chí 12 về tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Tiêu chí 14 về giáo dục. Chỉ tiêu 14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Tiêu chí 15 về y tế. Chỉ tiêu 15.1. Tỉ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế.
1.1.2.3. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới


13

Ngày 04 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2010-2020.
Mục tiêu chung của Chương trình: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới; đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí).
- Đặc trưng của NTM gồm: (1). Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; (2). Nông thôn phát triển theo
quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được
bảo vệ; (3). Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và
phát huy; (4). An ninh tốt, quản lý dân chủ; (5). Chất lượng hệ thống chính trị
được nâng cao.
- Nguyên tắc, nội dung của Chương trình xây dựng NTM
+ Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông

thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
+ Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn triển khai thực hiện. Các


14

hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện.
+ Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
+ Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người
dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quán trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
+ Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
các cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò
chủ thể trong việc xây dựng NTM.
1.1.2.4. Vai trò chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng NTM được coi
là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của Chương

trình. Mô hình NTM phải phát huy tối đa sự tham gia của người dân vào quá
trình thực hiện theo phương châm: “ dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân
làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng thụ”.
- Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân
về kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá
trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...


15

- Dân bàn: Sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch
phát triển sản xuất, các giải pháp, các hoạt động nông dân... trong nội bộ cộng
đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp của người dân vào
các hoạt động phát triển nông thôn, tạo cơ hội cho người dân có việc làm,
tăng thu nhập.
- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc
mà còn là nhận thức quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của
từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể là: tiền, sức lao
động, vật tư, trí tuệ.
- Dân kiểm tra: Thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát
và đánh giá của người dân, để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao
hiệu quả của công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật và tài chính.
- Dân quản lý: Do có sự tham gia của người dân, các công trình sau khi
hoàn thành cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do dân lập ra để tránh
tình trạng không rõ ràng vể chủ sở hữu và nâng cao trách nhiệm của người
được hưởng lợi từ chương trình.
- Dân hưởng thụ: Người dân hưởng tất cả những thành quả chương
trình mang lại.

* Cụ thể vai trò chủ thể của người dân trong từng công việc:
+ Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạch
NTM cấp xã.
+ Tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm
sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong từng xã và phù hợp với khả
năng, điều kiện của địa phương.
+ Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công


16

cộng của thôn, xã.
+ Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công
trình xây dựng của xã.
+ Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn
thành.
1.1.2.5. Nội lực của cộng đồng
- Công sức, tiền của do người dân tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia
đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng công trình vệ sinh; cải
tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn
NTM; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng
ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang...
- Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
- Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như giao
thông thôn, xóm, giao thông nội đồng; kiên cố hóa kênh mương; vệ sinh công
cộng v.v..
1.1.3. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển nông thôn (cơ sở
thực tiễn)
1.1.3.1. Ở nước ngoài1

Phát triển nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế bình ổn xã hội, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.
Tuy nhiên mỗi quốc gia có một quốc sách phát triển phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của đất nước mình.
* Ở Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

1

Theo bài viết : Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới. Được
đăng trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Cộng sản Đảng (ngày 09/02/2012).


17

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn
Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% nông dân không
có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng
lá; cuộc sống người nông dân nghèo nàn, an phận thủ thường, người nông dân
còn nặng ỷ lại, thiếu tính chủ động trong xây dựng đời sống của bản thân và
cộng đồng. Là nước nông nghiệp, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên, mối
lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo. Do
vậy các chính sách mới phải làm thay đổi những suy nghĩ của người nông
dân, khơi dậy được niềm tin và tính tích cực của nông dân, vai trò làm chủ
của nông dân đối với phát triển nông thôn.
Mục tiêu chính của chính sách mới là: Người dân có niềm tin và trở nên
tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù,
sáng tạo, độc lập và cộng đồng. Phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố
quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển là “ phát triển tinh thần của người
nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát
huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực
vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí
điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức
phát động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ
thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã
được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây
dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng
hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất
khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông
thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhâ ̣p cho nông dân


18

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ
sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn
thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631 km
đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322 m
đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280 m;
xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên
cố hóa 7.839 km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp
sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc
hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận,
ghi công lao đóng góp và hi sinh của các hô ̣ cho phong trào. Nhờ phát triển
giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất.
Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung
bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó,
tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao,
giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã
thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn

Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn:
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn; phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “Nhà nước
bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của”. Dân quyết định
loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết
định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự trợ giúp này
chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào Làng mới, dân làng tự quyết định
mức đóng góp đấ t, ngày công lao đô ̣ng cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,


×