Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.83 KB, 164 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

1

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế thế giới
theo lộ trình đã được nhà nước định hướng, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp so
với một số nước trên thế giới, nên việc khai thác năng lượng còn bị hạn chế. Bù lại
khoáng sản than của nước ta khá phong phú và có trữ lượng lớn, nằm tập trung chủ
yếu ở vùng Quảng Ninh tương đối thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển.
Công ty than Mạo Khê – TKV là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam. Nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác, sản
xuất, chế biến than. Trên cơ sở đảm bảo và phát triển vốn kinh doanh của nhà nước,
tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên. Để đạt được điều đó, Công ty phải tổ
chức và phân công lao động một cách hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm
tiêu hao nguyên vật liệu, tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
Trong quá trình thực tập tại Công ty than Mạo Khê – TKV được sự giúp đỡ
của các cán bộ công nhân viên trong Công ty, các thầy cô giáo trong bộ môn kế
toán, các thầy cô trong khoa kinh tế quản trị kinh doanh tại trường Đại học Mỏ - địa


chất, em đãhoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài : “Tổ chức công
tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV”
Nội dung của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Tình hình chung và các kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty
Than Mạo Khê - TKV
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng vật tư củaCông ty
Than Mạo Khê - TKV năm 2015
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Côngty Than Mạo Khê TKV
Do kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn hạn chế nên luận văn của em còn
hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhân được sự đóng góp chân thành của các thầy
cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mỹ Hạnh
2

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN
MẠO KHÊ - TKV

3


SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Mạo Khê- TKV
Công ty than Mạo Khê - TKV trực thuộc Tập đoàn Vinacomin, tiền thân là Mỏ Mạo
Khê, được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1954. Trải qua 55 năm khôi phục và
phát triển, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Vinacomin (Trước đây là
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam). Là một đơn vị hạch toán độc
lập.
a. Công ty đã trải qua 4 lần đổi tên:
+) Năm 1996 thành lập doanh nghiệp nhà nước: Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số
2605 QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp).
+) Năm 2001, Mỏ than Mạo Khê đổi thành công ty than Mạo Khê: Ngày
16/10/2001 (Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng công
ty than Việt Nam).
+) Năm 2005 đổi thành công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê (Quyết định
số 331/2005/QĐ-TTG ngày 13/12/2005 của Chính phủ).
+) Năm 2006 đổi thành công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê-TKV (quyết
định số 2461/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV).
+) Năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH MTV than Mạo Khê – Vinacomin
(quyết định số 1942/QĐ-HĐTV ngày 19/8/2010 của Hội đồng thành viên Tập đoàn
Vinacomin)
+) Năm 2013 là chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam –
Công ty than Mạo Khê – TKV kể từ 01/08/2013.
b. Địa chỉ: Nằm ở khu Dân Chủ, thị trấn Mạo Khê - huyện Đông Triều - Tỉnh

Quảng Ninh.
Số điện thoại: (033) 3871240
Fax: (033) 3871375
Email: Thanmaokhe @vnn.vn
Website: .
Người đứng đầu chi nhánh: Phạm Văn Minh
Mã số chi nhánh: 5700100256-030
Số TK: 4421.000.000.0029
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng đẩu tư và phát triển Đông Triều.
Mã số thuế: 57001018061
Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước
Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin Mao Khe coal company (VMKC)
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam
c. Lịch sử và quá trình hình thành:
Trước năm 1945, dưới chế độ khai thác than của thực dân Pháp , bằng chính sách
vơ vét tài nguyên thuộc địa bọn chúng đã khai thác không có quy hoạch làm lãng
phí tài nguyên. Sau năm 1945 mỏ than Mạo Khê bắt đầu được khôi phục và phát
4

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỏ than Mạo Khê đã trải qua các giai đoạn
chủ yếu sau:
- Năm 1964, Bộ công nghiệp nặng ban hành quyết định số 2631QĐ-BCN chính

thức thành lập mỏ than Mạo Khê.
- Do công tác tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, năm 1987 Bộ Điện và
Than ban hành quyết định số 30/TCCB về việc thành lập Tổng công ty Than Việt
Nam, trong đó mỏ than Mạo Khê là một đơn vị trực thuộc.
- Năm 1993, Tổng công ty than Việt Nam ra quyết định số 430/TVN-TCCB
thành lập lại doanh nghiệp mỏ than Mạo Khê trực thuộc tại Tổng công ty than Việt
Nam. Trụ sở giao dịch đặt tại khu Nông lâm thị trấn Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
- Căn cứ vào quyết định số 504/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 3 năm 1999 của Tập
đoàn than Việt Nam, mỏ than Tràng Bạch được sáp nhập vào mỏ than Mạo Khê lấy
tên là mỏ than Mạo Khê.
- Tháng 3 năm 2001 theo Quyết định số 506/QĐ-TCCB-ĐT của Tổng công ty
than Việt Nam quyết định đổi tên mỏ than Mạo Khê thành công ty than Mạo Khê và
là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty than Việt Nam.
- Năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH MTV than Mạo Khê – Vinacomin.
Theo quyết định số 1942/QĐ-HĐTV ngày 19/8/2010 của Hội đồng thành viên Tập
đoàn Vinacomin.
- Ngày 01/08/2013 trở thành chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản
Việt Nam-Công ty than Mạo Khê-TKV.
Từ ngày thành lập cho đến này, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, công
ty than Mạo Khê thường xuyên chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế xã hội
trong từng thời kỳ. Song kể cả ở các giai đoạn khó khăn nhất khi chuyển sang cơ
chế thị trường cũng như cuộc khủng hoảng toàn khu vực vừa qua, Công ty than
Mạo Khê vẫn đứng vững ổn định và phát triển sản xuất.
Công ty than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 158 năm. So với các mỏ than
hầm lò hiện nay, mỏ than Mạo Khê có trữ lượng và quy mô khai thác lớn. Căn cứ
vào thăm dò địa chất, xác định than ở Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày toàn bộ là
271,74m trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác. Hầu hết các vỉa cánh Bắc và cánh
Nam đều chạy theo hướng Đông Tây với chiều dài từ 6 đến 8 km. Cánh Bắc vỉa
mỏng than cục ít hơn so với cánh Nam. Công ty có trữ lượng và quy mô khai thác
lớn, toàn công ty là một dây chuyền hoàn chỉnh từ khâu thiết kế cơ bản đến khâu

khai thác, vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty than Mạo Khê - TKV là một đơn vị sản xuất hàng hoá (sản phẩm chính
là than) với lịch sử khai thác trên 158 năm đến nay, Công ty than Mạo Khê đã có
5

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, nhiệt tình với trình độ tay nghề cao,
từng bước nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
trường, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp cho
ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty than Mạo
Khê-TKV
1.2.1 Chức năng
Công ty than Mạo Khê - TKV là Công ty sản xuất than nhằm cung cấp than
cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng
thời thực hiện sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện sản xuất các
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ và phục vụ cuộc sống của cán bộ
công nhân viên.
Quản lý, sử dụng tài sản và vốn kinh doanh do nhà nước giao cho có hiệu
quả cao và đúng pháp luật nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước.
1.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty than Mạo Khê là sản xuất kinh doanh than,
đặc biệt là sản xuất than theo phương pháp khai thác than hầm lò. Công ty chủ động
sản xuất và tiêu thụ cho tập đoàn than Việt Nam căn cứ vào phương hướng và kế

hoạch của tập đoàn giao cho Công ty than Mạo Khê. Trồng rừng, bảo vệ và cải tạo
môi trường làm việc, nơi khai thác than của Công ty. Quản lý khu vực khai thác của
mình, tránh thất thoát tài nguyên của quốc gia.
Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người lao động trong Công ty.
Bên cạnh đó, Công ty Than Mạo Khê còn có một số nhiệm vụ khác là:Trồng
rừng, bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, nơi khai thác than của công ty. Quản lý
khu vực khai thác, tránh thất thoát tài nguyên của quốc gia.
Quản lý và sử dụng tài sản và vốn kinh doanh của Nhà nước một cách có
hiệu quả nhất.
Chăm lo đời sống, nâng cao thu nhập và bố trí việc làm cho hơn 5000 cán bộ
công nhân viên của công ty, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
Căn cứ vào giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5700101806 ngày 28
tháng 12 năm 2005 và được sửa đổi lần thứ 6 vào ngày 28/6 năm 2010 do sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
1. Khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
2. Xây dựng công trình mỏ.
3. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
6

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

4. Vận tải đường bộ, đường sắt.
5. Sửa chữa thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm cơ

khí.
6. Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí văn hoá, thể thao.
7. Đại lý xăng dầu.
8. Sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết.
9. Khai thác, sử dụng và kinh doanh nước sinh hoạt.
10. Thiết kế thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng và
giám sát thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp.
11. Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải.
12. Cho thuê lưu trú tại nhà khách công ty.
13. Nhà hàng và các dịch vụ ă nuống phục vụ lưu động.
14. Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với KH.
15. Bán lẻ dầu hoả, ga nhiên liệu.
16. Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác.
17. Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan.
1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty than Mạo Khê - TKV
Công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp mỏ có vai trò rất quan trọng. Việc áp
dụng được những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất sẽ làm
tăng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tăng sản lượng.
Hiện nay Công ty than Mạo Khê - TKV đang áp dụng hai công nghệ khai thác
than là công nghệ khai thác than hầm lò và công nghệ khai thác than lộ thiên, trong
đó công nghệ khai thác than hầm lò giữ vai trò chủ đạo.
1.3.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên
-Việc xúc bốc đất đá một phần do công ty tự tổ chức thi công sử dụng máy gạt
để san và ủi đất đá, phần lớn khối lượng bốc xúc đất đá lộ thiên công ty thuê các
đơn vị ngoài thực hiện.
-Việc khai thác và vận chuyển than: Khi việc xúc bốc đất đá trên một tầng của
khukhai thác được thực hiện xong công ty sẽ tổ chức dùng máy xúc thuỷ lực gầu
ngược xúc than lên ô tô tải để vận chuyển than về kho than nhà sàng.
Công nghệ khai thác than lộ thiên gồm: Khoan nổ mìn, xúc bốc (xúc bốc đất
đá và xúc bốc than), vận tải (vận tải đất đá và vận tải than) đến bãi thải hoặc đến

kho than.

7

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên (Hình 1.1)
Khoan
Khoan
nổn#mìn

Xúc bốc đất đá

Xúc bốc than

Vận tải đất đá

Vận tải than

Bãi thải

Bãi chứa than

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên
1.3.2. Công nghệ khai thác than hầm lò

a) Hệ thống mở vỉa
- Khai thác từ mặt sân công nghiệp +30 trở lên thì dùng các đường lò xuyên vỉa
tầng.
- Khai thác tầng -25 đến +30 công ty đã mở một cặp giếng nghiêng từ mặt tầng
mức +30 tới sân ga mức -25. Tuỳ theo tình hình địa chất, mức độ ổn định của đất đá
mà tiến hành cắt cúp xuyên vỉa tới dọc vỉa than để chuẩn bị cho diện khai thác.
- Khai thác tầng mức -80 bằng một cặp giếng nghiêng, tại mức -80 sử dụng
đường lò hiện có và cũng tương tự như mức -25 được đào các đường lò bắt đầu sân
ga 2 giếng chính và phụ.Sau khi đào xong các đường lò ở mức -80 cũng tiến hành
đào lò thượng cho từng vỉa và từng cánh để mở lò khai thác.
b) Hệ thống khai thác.
Công ty than Mạo Khê từ trước tới nay đã áp dụng và thí điểm nhiều hệ thống
khai thác. Nhưng để phù hợp với trình độ kỹ thuật của công nhân, máy móc thiết bị
vật tư, trình độ quản lý, vốn đầu tưu, khả năng tiêu thụ than, Công ty than Mạo Khê
chủ yếu dùng hệ thống khai thác lò chợ liền gương khấu đuổi, trong đó lò chợ ngắn
nhất là 65m, lò chợ dài nhất là 136m, với công nghệ khai thác ở lò chợ là khấu thủ
công kết hợp với khoan nổ mìn và điều khiển đá vách chủ yếu là phá hoả toàn phần
trừ những vỉa có độ dốc 45˚ thì phải xếp cũi lợn cố định.
c) Công nghệ đào chống lò
- Đối với các đường lò dá: việc phá đá được thực hiện bằng khoan nổ mìn,
máy khoan hơi ép và dùng thuốc nổ AH1, dùng kíp nổ tức thời của Việt Nam hoặc
một số gương lò dùng kíp sai do nước ngoài sản xuất.
Sau khi nổ mìn phá đá xong dùng mấy xúc điện, vận chuyển bằng tàu điện với
goong loại 1 tấn hoặc 3 tấn vận chuyển ra bãi thải.
- Đối với các đường lò trong than: khác các đường lò trong đá là dùng máy khoan
điện khoan các lỗ khoan, xúc than hoàn toàn bẳng thủ công và chống bằng gỗ.
8

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Vận tải máng cào

Luận văn tốt nghiệp

1.3.3 Công nghệ vận tải than, đất đá và công nghệ sàng tuyển
a, Công nghệ vận chuyển than trong hầm lò
Than được khai thác từ lò chợ, qua máng trượt xuống họng sáo, tháo than qua
máng cào dọc vỉa và xuyên vỉa, sau đó được rót vào các xe gòong 1 hoặc 3 tấn,
được tàu điện ác quy kéo ra, xuống quang lật qua hệ thống băng tải và chuyển về
nhà sàng.
Vận tải băng tải
Tại nhà sàn, than nguyên khai được sàng lọc, tuyển chọn, loại bỏ đất đá, sau
đó thông qua hệ thống băng tải chuyển đến kho bãi. (Sơ đồ công nghệ vận chuyển
than (Hình 1.2)

b, Vận chuyển đất đá
Sơ đồ vận chuyển đất đá theo sơ đồ sau: (Hình 1.3)
Lò chợ

Máng cào

Xe goòng

Tàu điện

Nhà sàng


Băng tải

Quang lật

Hình 1-3: Sơ đồ công nghệ vận chuyển đất đá
9

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

c. Công nghệ sàng tuyển
Sàng tuyển phân loại than bằng sàng FIICA của Liên Xô, sàng Duyên Hải,
sàng 2-9 của Việt Nam, có 5 loại cỡ mặt sàng. Sản phẩm qua sàng chủ yếu là than
cám có đường kính #3mm. Công nghệ sàng đơn giản, công suất của sàng lớn.
Sau khi khai thác, than được vận chuyển qua khâu vận tải bằng băng truyền
được tháo xuống băng qua sàng rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trên
băng tải, than củ, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt, các loại cục được tiêu thụ
ngay tại hộc chứa, phần còn lại được chuyển qua phân xưởng chế biến than bằng ô
tô đổ ra kho bãi chứa than cục các loại để chế biến than cục xuất khẩu.Các loại than
xấu thì được chuyển bằng băng tải ra bãi phụ phẩm để bán cho khách hàng trong
nước có nhu cầu mua.Đất đá lẫn trong than được công nhân phân loại trên băng
xuống hộc chứa rồi được chuyển xuống bằng xe goòng 3 tấn và chuyển ra bãi thải
bằng ô tô.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Qua bảng 1.1 ta thấy mức độ trang bị kỹ thuật cơ giới hóa trong dây chuyền
sản xuất tương đối cao, đại đa số các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ cao, dễ dàng sửa

chữa và thay thế. Với các loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành mỏ thì
Công ty đã đủ điều kiện chủ động trong sản xuất, tuy nhiên Công ty còn một số
thiết bị đã sử dụng từ lâu như máy ép khí, búa khoan hơi, máy xúc, máy gạt đã cũ.
Công suất của những loại này nhỏ nên chưa đáp ứng được đầy đủ cho sản xuất,
công việc này Công ty hoàn toàn đi thuê bên ngoài.
Vì Công ty than Mạo Khê chuyên về khai thác hầm lò nên các máy móc thiết
bị chủ yếu là phục vụ cho khai thác hầm lò. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty
hiện nay tương đối đầy đủ, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sản xuất, tuy nhiên vào
những tháng khai thác cao điểm Công ty vẫn phải đi thuê ngoài. Bên cạnh đó cũng
có một số máy móc thiết bị đã khấu hao nhiều nên hoạt động kém hiệu quả hơn,
đang được sửa chữa nâng cấp. Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm máy móc thiết
bị để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

10

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU NĂM 2015
Bảng 1-1
TT

Tên thiết bị

Đang


Sửa

Dự

Mã hiệu

ĐVT

Số lượng

dùng

chữa

trữ

I

Thiết bị đào lò

1

Quạt cục bộ

BM6.WLE.JBT51

Cái

106


99

2

5

2

Biến áp lực

TCBII - 60.TCBII400

Cái

68

60

4

4

3

Biến áp khoan

AIIW1.AII4.02TU

Cái


63

54

5

8

4

Khoan điện

P.91 - E16 - P

Cái

57

50

2

5

5

Tời điện

LBIIIIIIK - 105


Cái

40

38

1

1

6

Tàu điện ắc quy

8 – MA

Cái

27

23

1

3

7

Băng tải


PT0001/05 - T

Cái

37

30

4

3

8

Máy xúc đá

5 - HIIII1

Cái

22

18

2

2

9


Máy ép khí di động

IRII35B

Cái

23

19

1

3

10

Máy ép khí cố định

L – 20

Cái

15

9

4

2


11

Búa khoan hơi

7665

Cái

37

32

3

2

12

Bơm nước

33.09X

Cái

36

32

3


1

13

Khởi động từ

QC83 - 80.OWS-0106

Cái

487

485

14

Rơ le rò điện

A3PY - 380.PY - 127

Cái

122

117

3

2


15

Cầu dao

BA053 - 08

Cái

200

190

6

5

16

Cầu dao

PB2 - 6.PBCA - 8

Cái

71

68

17


Trục tải

IIT0061 - .0061

Cái

3

3

18

Tủ nạp điện

3YK - 150/230

Cái

29

25

3

1

19

Tủ nạp đèn


2 - 99P3

Cái

53

49

1

3

20

Giá thủy lực di động

XDY - 1T2/1200

Cái

2

2

21

Trạm biến áp di động

TBHDP250KVA


Cái

1

II

Thiết bị xúc và vận tải

1

Máy xúc Kawasaki

600 - 7

Cái

3

3

2

Máng cào

SKAT - 80

Cái

128


128

3

Máy xúc

30 - 3322

Cái

34

33

4

Máy gạt

T - 130. TY220

Cái

7

7

III

Phương tiện vận tải


1

Xe goòng 3 tấn

Cái

1056

1006

2

xe goong chở người

Cái

16

16

3

Ôtô các loại

Cái

77

66


3AM.KAPII

11

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57

2

3

1

15

35


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Mạo Khê –TKV.
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn than - khoáng sản Việt
Nam nhưng hạch toán độc lập, Công ty than Mạo Khê áp dụng hình thức tổ chức
quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm hai cấp quản lý: Cấp quản lý công
ty và cấp quản lý phân xưởng.
1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp quản lý Công ty
a, Mối quan hệ quản lý
- Giám đốc công ty : là người chịu trách nhiệm trước Tập đoàn, người quản lý
và điều hành thông qua các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tư vấn giúp việc cho

giám đốc trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh. Các bộ phận được tổ
chức theo hướng chuyên môn hoá, mỗi phòng ban, phân xưởng có nhiệm vụ riêng
song lại cùng chung mục đích là phục vụ công tác sản xuất than, do đó nội bộ công
ty luôn có sự hợp tác lẫn nhau.
- Các phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc quản lý chỉ đạo và tổ
chức điều hành một số lĩnh vực hoạt động sản xuất của Công ty theo sự phân công
uỷ quyền của giám đốc.
- Kế toán trưởng : là người giúp giám đốc quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác thống kê- kế toán- tài chính của Công ty.
Văn phòng, các phòng ban kỹ thuật và nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham
mưu cho giám đốc và các phó giám đốc. Các phòng ban gồm:
+ Phòng cơ điện: Tham mưu cho giám đốc về công tác cơ điện của toàn mỏ.
+ Phòng Thông gió mỏ: Tham mưu cho giám đốc về công tác thông gió, khí
độc trong lò và thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị tai nạn lao động.
+ Phòng Trắc địa-Địa chất: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, chỉ
đạo và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác Trắc địa-Địa chất.
+ Phòng Môi trường: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc tổ
chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm soát công tác môi trường để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và phục vụ đời sống CBCNVC của Công ty.
+ Phòng vật tư : tham mưu cho lãnh đạo tổ chức quản lý mua, bán, sử dụng vật
tư, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh. Quản lý cung ứng bảo quản vật tư, phụ
tùng thiết bị phục vụ sản xuất, phương án thu cũ đổi mới tái sử dụng và thanh lý vật
tư thu hồi, tồn đọng.
+ Trạm Y tế: Tham mưu cho giám đốc thực hiện tổ chức, quản lý trong công tác
y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong công ty.
+ Phòng tổ chức LĐ-TL: Tham mưu cho giám đốc về các mặt như công tác tổ
chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, chế độ chính sách của người lao động,
quản lý hồ sơ nhân sự, soản thảo các nội quy, quy định, quy chế quản lý, hướng dẫn
12


SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

thực hiện các quy định của Nhà nước và tập đoàn.
+ Phòng KHZ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, soạn thảo các hợp
đồng mua bán theo tháng, quý, năm. Phối hợp với các phòng ban chức năng khác tiến
hành xây dựng kế hoạch giá thành, tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng quy chế
khoán chi phí sản xuất cho từng công đoạn của các phân xưởng trong công ty.
+ Phòng Hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác, quản lý, cung ứng
vật tư và thiết bị, dụng cụ sản xuất của Công ty.
+ Phòng Điều khiển sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động
trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn mỏ.
+ Phòng bảo vệ, QS: Tham mưu cho giám đốc về công tác an ninh, trật tự, bảo
vệ tài sản và công tác quân sự địa phương.
+ Phòng KCS-TT: Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực
quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn mỏ.
+ Phòng kế toán- tài chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, thống
kê và tài chính của Công ty.
+ Văn phòng công ty: Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhệm trước giảm
đốc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, quản lý công tác văn thư lưu
trữ, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc, sinh hoạt thuộc khối văn phòng Công ty.
+ Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về các mặt kỹ thuật, công nghệ,
tổng hợp quy hoạch phát triển của Công ty, lập các biện pháp khai thác, giải quyết
sự cố trong sản xuất, soạn thảo quy trình quy phạm.
b, Ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản lý này: Qua tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản
lý của Công ty ta thấy tổ chức bộ máy của công ty có những ưu, nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:
- Là hình thức cơ bản tổ chức bộ máy doanh nghiệp có tính thống nhất tập
trung cao, mối quan hệ đơn giản, không chồng chéo.
- Thông tin được cập nhật nhanh chóng.
- Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn, hạn chế những đối thoại.
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và chức năng của mỗi cá nhân như vậy là đã
phùhợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty mỗi bộ phận không có sự
chồng chéo tách biệt các nhiệm vụ.
Nhìn chung việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tương đối hợp lý, tuy
nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
* Nhược điểm:
- Các bộ phận có sự ngăn cách, công ty cần khắc phục để hoạt động kinh
doanh có hiệu quả hơn.
- Người đứng đầu đòi hỏi có trình độ quản lý và có chuyên môn tốt.
13

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


THAN

HÌNH 1-4: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN MẠO
PX XÂY DỰNG

PX SÀNG TUYỂN

PX ĐIỆN

PX CƠ KHÍ


PX Ô TÔ

PX VẬN TẢI 3

PX VẬN TẢI 2

PX VẬN TẢI 1

PX KHAI THÁC 13

PX KHAI THÁC 12

PX KHAI THÁC 11

PX KHAI THÁC 10

PX KHAI THÁC 9

PX KHAI THÁC 8

PX KHAI THÁC 7

PX KHAI THÁC 6

PX KHAI THÁC 5

PX KHAI THÁC 4

PX KHAI THÁC 3


PX KHAI THÁC 2

PX KHAI THÁC 1

PX ĐÁ SỐ 5

PX ĐÁ SỐ 4

PX ĐÁ SỐ 2

P. kỹ thuật

Văn phòng công ty

P. cơ điện - vận tải

P. kế toán - tài chính

PX ĐÁ SỐ 1

PGĐ an toàn - BHLĐ

PGĐ CĐ, CK, VT đào tạo, VHTT

Kế toán trưởng

P. KCS - TT

P. BV - QS


P. điều khiển SX

P. hành chính

P. KHZ

P. tổ chức LĐ - TL

Trạm Y tế

Phòng Vật tư

P.môi trường

KHÊ-TKV
SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57
PGĐ SX, TT, BVQS

PGĐ quản trị CP, LĐ ,TL, Đ/S

PGĐ kỹ thuật-đầu từ-MT

14
Phòng TGM

Phòng cơ điện

PX THÔNG GIÓ CC

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

GIÁM ĐỐC CÔNG TY


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.5.2. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp phân xưởng
Các bộ phận sản xuất là các phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm như: Các
phân xưởng khai thác than trong hầm lò và các phân xưởng phục vụ cho các phân
xưởng sản xuất sản phẩm.
+ Quản đốc: là cán bộ giúp việc cho giám đốc, được đề bạt theo quy trình đề
bạt cán bộ của Công ty. Thay mặt giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo và triển khai
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi và chức năng của phân
xưởng
+ Phó quản đốc là người giúp việc cho quản đốc, được quản đốc đơn vị đề
nghị giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm để quản lý, chỉ huy điều hành dây
chuyền sản xuất của đơn vị trong 1 ca sản xuất.
+ Lò trưởng là người giúp việc chịu sự quản lý điều hành cho phó quản đốc
trực ca, chỉ huy trong 1 ca sản xuất tại 1 gương lò hoặc khu khai thác, khu vực đào
lò được phân công. Nhận và thực hiện nhiệm vụ khi quản đốc phân xưởng giao.
+ Tổ trưởng sản xuất là người quản lý cao nhất trong tổ chức, chịu trách
nhiệm trước quản đốc, phó quản đốc về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, trực tiếp
làm việc và phân công công việc cho công nhân trong tổ, quản lý mọi mặt trong
phạm vi tổ chức sản xuất. Được quản đốc giao nhiệm vụ, đề nghị và được giám đốc
quyết định và công nhận.
+ Nhân viên thống kê là người làm công tác thống kê, chịu sự quản lý của
quản đốc và được giám đốc quyết định đề bạt.


15

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

QUẢN ĐỐC

PQĐ CA1

PQĐ CA2

PQĐ CA 3

Lò trưởng

Lò trưởng

Lò trưởng

Nhân viên thống kê

Tổ gỗ

Tổ sửa chữa cơ bản


Tổ lò cái số 2

Tổ lò cái số 1

Tổ lò chợ số 2

Tổ lò chợ số 1
Tổ bắn mìn

PQĐ Cơ Điện

Tổ phục vụ

Hình 1-5: Sơ đồ tổ chức quản lý của bộ phận sản xuất
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công than Mạo Khê
1.6.1 Chế độ làm việc và thời gian làm việc của Công ty
Công ty áp dụng ngày nghỉ chủ nhật, các ngày lễ, tết theo quy định hiện
hành. Trường hợp do yêu cầu của sản xuất công nhân phải làm cả ngày chủ nhật thì
sẽ bố trí chuyển vào ngày nghỉ khác trong tuần. Chế độ làm việc được công ty áp
dụng như sau:
Đối với khối hành chính thì ngày làm việc 8h:
Buổi sáng từ 7h30 - 11h30
Buổi chiều từ 1h đến 4h30
Đối với khối lò khai thác than: Ca sản xuất là ca 1 và ca 2, còn ca 3 bố trí phá
hoả, củng cố và chống dặm.
Đối với khối lò chuẩn bị sản xuất: Làm 3 ca liên tục 24/24h và làm việc 365
ngày trong năm.
16

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và đảm bảo sản xuất, sau mỗi tuần đổi
ca một lần theo quy luật đổi ca nghịch. Quy luật đổi ca được thể hiện trên hình về 15 và thời gian làm việc các ca theo mùa được thể hiện trên bảng 1-4.
Ngày
Ca

Thứ 7

Chủ nhật

Thứ 2

Số giờ nghỉ

Ca 1

CNA

CNB

32 giờ

Ca 2

CNB


CNC

32 giờ

Ca 3

CNC

CNA

56 giờ

Hình 1-5: Sơ đồ đổi nghịch ca
Bảng thời gian làm việc các ca
Bảng 1-4
Ca
Ca I
Ca II
Ca III

Mùa hè
Từ
6h30
14h30
Từ 14h30 - 22h
Từ 22h30 6h30

Mùa đông
Từ 7h - 15h

Từ 15h30 - 23h
Từ 23h30 - 7h

1.6.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty.
Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng đúng ngành nghề, bậc thợ, chuyên
môn, sở trường và kĩ năng, kỹ xảo của người lao động.
Biểu hiện chất lượng lao động không chỉ ở trình độ hiểu biết, điều quan trọng
là khả năng thực hiện, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Chất lượng của doanh
nghiệp là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành
nghề.
(Nhìn chung Công ty Than Mạo Khê là công ty có quy mô lớn vì vậy lực
lượng lao động trong mỏ cũng khá lớn. Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty năm 2015 là 4.732người
Công nhân kỹ thuật chiếm số đông vì hiện nay Công ty chú ý đến đào tạo theo
chiều sâu, chú ý đến chất lượng lao động là chính.
Thu nhập bình quân người lao động là 11.073.119đồng/người-tháng chứng tỏ
17

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Công ty đã quan tâm đến đời sống người lao động, đảm bảo thu nhập để người lao
động yên tâm công tác.
Cũng như các công ty than khác, Công ty Than Mạo Khê luôn đáp ứng được
nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, đó là giải quyết công ăn việc làm cho phần
lớn người lao động, tạo cho người lao động môi trường làm việc ổn định, lâu dài.

Do đó lao động nữ trong công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Công ty luôn bố trí sắp xếp
sao cho lao động có tay nghề cao và có trình độ kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích
người lao động bằng cách tăng lương, khen thưởng khi đạt thành tích trong lao
động. Việc làm này góp phần phát triển Công ty về lâu dài, giúp người lao động yên
tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Công ty đặc biệt là sự cố gắng hết sức vì công
việc.
Bảng thống kê lao động năm 2015 của công ty than Mạo khê - TKV
Bảng 1-5
TT

Danh mục

Số lượng (người)

Tổng số CBCNV

4.732

Số lượng lao động

4.732

I

Lao động công nghệ

3.298

1


Công nhân chính

2.918

2

Theo dây chuyền công nghệ

380

II

Phụ trợ - Phục vụ

981

Quản lý

439

1

Quản lý phân xưởng

172

2

Quản lý phòng ban


255

3

Đoàn thể

12

Lãnh đạo quản lí

7

A

III

IV

18

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp than có quy mô tương đối lớn.
Trải qua hơn 50 năm khôi phục và phát triển , công ty đã từng bước khẳng định

được mình trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay. Qua việc phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty than Mạo Khê,
cho ta thấy trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Công ty nằm gần các tuyến giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt)
thuận lợi cho quá trình vận chuyển và tiêu thụ than trong nước cũng như xuất
khẩu.
- Đội ngũ cán bộ chỉ huy điều hành sản xuất có kinh nghiệm, ý thức trách
nhiệm cao thường xuyên bám sát các công trường để giải quyết kịp thời những
vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Than khu vực Mạo Khê có nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp, sản
trạng các vỉa than khá ổn định thuận tiện cho công tác cơ giới hóa để nâng cao năng
suất và giảm giá thành sản phẩm.
-Công ty đang có chiến lược phát triển đúng, đặc biệt là công tác chuẩn bị sản
xuất được công ty đặc biệt quan tâm nên quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ được
nhịp nhàng.
b. Khó khăn:
- Điều kiện địa chất không ổn định như vỉa than ở khu vực khai thác mỏng, độ
dốc lớn, phay phá mạnh, Công ty ngày càng khai thác xuống sâu vào trong lòng đất
làm cho khối lượng chuẩn bị tài nguyên, cung độ vận chuyển và các yếu tố khác
như độ xuất khí, lưu lượng nước ngầm, áp lực mỏ tăng dần, điều kiện khai thác
ngày càng khó khăn, chi phí sản xuất tăng.
-Vấn đề đô thị hóa và bảo vệ môi trường đang phát triển, do đó việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái do tác động của quá trình khai thác đến các
khu vực xung quanh cũng làm tăng thêm chi phí sản xuất.
- Trình độ công nghệ khai thác ở công ty mới chỉ đạt mức trung bình.
- Lượng mưa trung bình hàng năm lớn ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất.
- Than của công ty chủ yếu là than cám, tỷ lệ than cục của công ty chỉ đạt từ
2,7 – 4%, giá bán than trong nước hiện tại thấp hơn giá thành sản xuất, đã ảnh

hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để hiểu rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty than Mạo Khê năm
2015 sẽ được phân tích ở chương 2.
19

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ - TKV
NĂM 2015

20

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty than Mạo Khê – TKV
năm 2015
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc phân tích chung tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp.

Kết quả đánh giá sẽ cho thấy điểm mạnh điểm yếu và khả năng phát triển sản xuất
ổn định bền vững nhằm khai khai thác mọi tiềm năng sẵn có để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Công ty than Mạo Khê-TKV là một thành viên của Tập đoàn công nghiệp
Than- Khoáng Sản Việt Nam-TKV. Thời kỳ đầu, khi bước vào cơ chế thị trường,
Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng
với sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, cộng với sự quan
tâm và giúp đỡ của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam-TKV cũng
như các cấp chính quyền, nên hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần đI vào ổn
định và sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng.
Trong năm 2015, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ áp
dụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Than Mạo KhêTKV trong năm 2015 ta phân tích các chỉ tiêu chủ yếu được tập hợp trong bảng 2-1.

21

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu năm 2015 của Công ty
Bảng 2-1
NĂM 2015

ST
T
A

I
1
A

B
2

3
4
5
II

CHỈ TIÊU
B
Chỉ tiêu hiện vật
Than nguyên khai tổng số
Than nguyên khai sản xuất
- Than NK lộ thiên
- Than NK hầm lò
-Than tận thu (khai thác lại)
từ LV8CN,LV9C, Lộ vỉa 5
Than NK mua ngoài tập đoàn
Than sạch tổng số
- Than sạch sản xuất (từ than
NK)
- Than sạch mua ngoài tập
đoàn
Sản lượng than tiêu thụ
Khối lượng đất đá bóc
Mét lò đào

CBSX
XDCB
Chỉ tiêu giá trị

1 Tổng doanh thu

ĐVT
C
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

TH 2014
1
1.956.022
1.956.022
210.810
1.745.212

KH
2
2.000.000
2.000.000
240.000
1.760.000

TH
3


SS TH2015/TH2014
+/%
4=3-1
5=4/1

SS TH2015/KH2015
+/%
6=3-2
7=6/2

1.842.072
1.842.072
200.305
1.641.767

-113.950
-113.950
-10.505
-103.445

-5,83
-5,83
-4,98
-5,93

-157.928
-157.928
-39.695
-118.233


-7,90
-7,90
-16,54
-6,72

0,00
0,00
-8,37

0
0
-159.519

0,00
0,00
-9,60

Tấn
Tấn
Tấn

1.639.746

1.662.000

1.502.481

0
0
-137.265


Tấn

1.639.746

1.662.000

1.502.481

-137.265

-8,37

-159.519

-9,60

0
-83.405
317.699
-1.044
-1.992
946
0

0,00
-5,09
23,26
-4,69
-9,22

139,73
0,00

0
35.551
-296.481
-4.326
-3.574
-752
0

0,00
2,34
-14,97
-16,92
-15,41
-31,66
0,00

-50.153.650.241

-2,45

-111.422.099.835

-5,28

Tấn
Tấn
M3

M
M
M

đ

1.638.956
1.365.820
22.283
21.608
675

1.520.000
1.980.000
25.565
23.190
2.375

1.555.551
1.683.519
21.238,6
19.616
1.623

2.050.709.550.40
6

2.111.978.000.000

2.000.555.900.16

5

22

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
NĂM 2015

ST
T
A

CHỈ TIÊU
B

2
3
4
5
III
1
2

a. Doanh thu tiêu thụ than
b. Doanh thu tiêu thụ khác
Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế
Giá thành bình quân
Giá bán bình quân
Chỉ tiêu lao động tiền lương
Tổng số lao động
Tổng quỹ lương

3 Tiền lương bình quân
Tổng vốn kinh doanh bình
IV
quân
TSNH bình quân
TSDH bình quân
Năng suất lao động bình
V
quân
1 Bằng hiện vật
2 Bằng giá trị
VI
Nộp Ngân sách Nhà nước

ĐVT
C
đ
đ
đ
đ
đ/T
đ/T


TH 2014
1
1.935.815.262.26
1
114.894.288.145
35.425.056.688
35.425.056.688
1.176.534
1.109.931

KH
2
2.002.178.000.00
0
89800000000

1.216.714
1.216.714

TH
3
1.839.177.966.53
9
161377933626
19.080.532.654
19.080.532.654
1.172.606
1.244.252

SS TH2015/TH2014

+/%
4=3-1
5=4/1

SS TH2015/KH2015
+/%
6=3-2
7=6/2

Người
Trđ
Đ/Ngtháng

4.897
548.295

5.284
680.621

4.732
628.776

-96.637.295.722
46.483.645.481
-16.344.524.034
-16.344.524.034
-3.928
134.321
0
-165

80.481

9,330457

10,733993

11,073119

1,742662

18,68

0

3,16

Trđ
Trđ
Trđ

1.117.198
405.056
712.143

1.439.871
398.129
1.041.742

322.673
-6.927

329.599

28,88
-1,71
46,28

1.439.871
398.129
1.041.742

0,00
0,00
0,00

0

0

0

0,00

T/Ngtháng
trđ/Ng
-tháng
Trđ

-4,99
40,46
-46,14

-46,14
-0,33
12,10
0,00
-3,37
14,68

-163.000.033.461
71.577.933.626
19.080.532.654
19.080.532.654
-44.108
27.538
0
-552
-51.845

-8,14
79,71
0,00
0,00
-3,63
2,26
0,00
-10,45
-7,62

33,29

31,54


32,44

-0,85

-2,54

0,90

2,85

34,89
239.809

33,30

35,23
377.269

0,34
137.460

0,97
57,32

1,93
377.269

5,80
0,00


23

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

*) Các chỉ tiêu hiện vật:
- Sản lượng than nguyên khai tổng số: Sản lượng than nguyên khai của Công
ty năm 2015 là 1.842.072 tấn trong đó toàn bộ đều là than sản xuất. Sản lượng than
nguyên khai giảm 113.950 tấn so với năm 2014, tương ứng giảm 5,83% so với năm
2014. Trong đó, sản lượng than nguyên khai hầm lò khai thác được trong năm là
1.641.767 giảm 103.445 tấn so với năm 2014, tương đương giảm 5,93%. Sản lượng
than nguyên khai lộ thiên khai thác được trong năm là 200.305 tấn, giảm 10.505 so
với năm 2014 tương đương giảm 4,98%. Nguyên nhân giảm sản lượng than nguyên
khai năm 2015 chủ yếu là do than nguyên khai hầm lò giảm. Năm 2015 điều kiện
khai thác hầm lò ngày càng khó khăn, cùng với đó tập đoàn TKV có chỉ thị giảm
sản lượng khai thác than cám năm 2015 nên Công ty đã điều chỉnh sản lượng than
nguyên khai cho phù hợp với điều kiệu của Công ty và theo đúng chỉ thị của Tập
đoàn.
- Sản lượng than sạch của Công ty năm 2015 là 1.502.481 tấn, trong đó hoàn
toàn là than sạch từ sản xuất. Sản lượng than sạch sản xuất giảm 137.265 tấn, tương
đương giảm 8,37% so với năm trước. So với kế hoạch thì sản lượng than sạch sản
xuất cũng giảm 159.519 tấn, tương đương giảm 9,6%. Sản lượng than sạch năm
2015 giảm là do than sạch sản xuất ra hoàn toàn từ than nguyên khai, sản lượng
than nguyên khai giảm kéo theo sản lượng than sạch cũng giảm.
- Sản lượng than tiêu thụ trong năm là 1.555.551 tấn giảm 83.405 tấn tương

ứng với mức giảm 5,09% so với năm 2014 và vượt 35.551 tấn, tương ứng với mức
vượt 2,34% so với kế hoạch đề ra năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng
khai thác than năm 2015 giảm, điều đó cho thấy trong năm 2015 công ty đã thực
hiện đúng chỉ đạo từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm theo giao khoán của
tập đoàn TKV.
- Đất đá bóc: Khối lượng đất đá bóc năm 2015 là 1.683.519

m

m3

, tăng 317.669

3

, tương ứng 23,26% so với năm trước do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn
nên khối lượng đất đá bóc nhiều.
- Mét lò đào: Chỉ tiêu mét lò đào năm 2015 là 21.238,6 m, giảm 1.044 m, giảm
4,69% so với năm 2014. Và giảm 4.326 m, tương đương giảm 16,92% so với kế
hoạch đã đề ra. Nguyên nhân mét lò đào giảm là do mét lò đào CBSX giảm. Năm
2105, mét lò đào CBSX là 19.616m, giảm 1.992 m so với năm 2014, tương ứng
24

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


giảm 9,22%. Mét lò đào XDCB năm 2015 tăng nhiều so với năm 2014, tăng
139,73%, tuy nhiên chủ yếu trong mét lò đào của Công ty là mét CBSX nên mét lò
đào XDCB ảnh hưởng không đáng kể.
*) Các chỉ tiêu giá trị
- Tổng doanh thu năm 2015 là 2.000.555.900.165 đồng giảm 50.153.650.241
đồng tương ứng với 2,45% so với năm 2014, giảm 111.422.099.835 đồng tương
ứng với 5,28% so với kế hoạch. Tổng doanh thu giảm chủ yếu là do doanh thu than
giảm 96.637.295.722 đồng, tương ứng giảm 4,99% so với năm 2014 và giảm
163.000.033.461đồng, tương ứng với 8,14% so với kế hoạch.
- Giá thành bình quân 1 tấn than năm 2015 là 1.172.606 đồng, giảm 3.928 đồng
tương ứng giảm 0,33% so với năm 2014 và giảm 44.108 đồng, tương đương giảm
3,63% so với kế hoạch. Nguyên nhân của sự giảm giá này chủ yếu là do Công ty có
những biện pháp quản lí chi phí một cách chặt chẽ để tiết kiệm tối đa chi phí cho
quá trình sản xuất.
- Giá bán bình quân 1 tấn than năm 2015 là 1.244.252 đồng, tăng 134.321
đồng/tấn tương ứng tăng 12,10% so với năm 2014 và tăng so với kế hoạch là 27,538
đồng/tấn tương ứng tăng 2,62% so với kế hoạch năm 2015. Đây là một tín hiệu
đáng mừng cho Công ty.
- Tổng quỹ lương năm 2015 cũng tăng 80.481 triệu đồng tương ứng với 14,68%
so với năm 2014, giảm 51.545 triệu đồng tương ứng với 7,62% so với kế hoạch năm
2015. Mức tăng này chứng tỏ rằng Công ty ngày càng quan tâm đến việc nâng cao
đời sống cho cán bộ công nhân viên, là động lực khuyến khích người lao động tăng
gia sản xuất, tăng năng suất lao động.
- Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân tăng theo. Tiền lương
bình quân năm 2015 là 11.733.993 đ/ng-tháng tăng so với năm 2015 là1.742.662
đ/ng-tháng ứng với tăng 7,96% và tăng so với kế hoạch đề ra là 199 ngđ/ng-tháng
ứng với tăng 18,68%. Tiền lương bình quân tăng sẽ tác động tích cực đến công nhân
viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
- Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức
lao động. Xét theo chỉ tiêu hiện vật thì năng suất lao động bình quân tính cho toàn

Công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 là 44 tấn/ng-năm tương ứng tăng 13,33%,
nhưng lại giảm 6 tấn/ng- năm nghĩa là giảm 1,68% so với kê hoạch năm 2015. Xét
chỉ tiêu năng suất lao động theo giá trị tính cho toàn bộ CNV của Công ty tăng 60
triệu/ng-năm tương ứng tăng 17,48% so với năm 2014, và tăng 5 triệu/ng-năm
,tương ứng 1,18% so với kế hoạch năm 2015. Qua số liệu ta có thể thấy năng suất
lao động của Công ty cả về mặt giá trị và hiện vật đều tăng so với năm 2014.
Trong năm 2015 do sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và
25

SV: Trần Thị Mỹ Hạnh - Lớp: Kế toán D - K57


×