TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
PHÙNG ĐÌNH NAM
LỰA CHỌN BÀI TẬP
NHẰM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG CHƠI
TRONG CÁC THẾ CỜ CÕN TƢỢNG, MÃ
CHO HỌC SINH KHỐI 11 TRƢỜNG
THPT LÝ NHÂN TÔNG - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ NỘI - 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
PHÙNG ĐÌNH NAM
LỰA CHỌN BÀI TẬP NHẰM HÌNH
THÀNH KỸ NĂNG CHƠI TRONG CÁC
THẾ CỜ CÕN TƢỢNG, MÃ CHO HỌC
SINH KHỐI 11 TRƢỜNG THPT LÝ
NHÂN TÔNG - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Thể Chất
Cán bộ hƣớng dẫn
TS. HÀ MINH DỊU
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phùng Đình Nam
Sinh viên lớp: K39B GDTC - Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài “Lựa chọn bài tập nhằm hình thành kỹ năng
chơi trong các thế cờ còn Tượng, Mã cho học sinh khối 11 trường THPT
Lý Nhân Tông - Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các kết quả nghiên cứu
này mang tính thời sự cấp thiết đúng thực tế khách quan của trường THPT Lý
Nhân Tông - Bắc Ninh.
Hà Nội, ngày …..tháng…..năm 2017
Sinh viên
Phùng Đình Nam
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐH
Đại học
ĐHSP
Đại học Sư phạm
GDTC
Giáo dục thể chất
GDQP
Giáo dục quốc phòng
HLV
Huấn luyện viên
NXB
Nhà xuất bản
SPHN
Sư phạm Hà Nội
TDTT
Thể dục thể thao
THPT
Trung học phổ thông
VĐV
Vận động viên
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………...………………………
1
4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước đối với thể dục thể
4
thao và giáo dục thể chất trường học..........................................................
1.2. Cơ sở tâm - sinh lý của học sinh THPT …………………………….
5
1.2.1. Cơ sở tâm lý của học sinh THPT……………………………...
5
1.2.2. Cơ sở sinh lý của học sinh THPT..............................................
6
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý trong môn Cờ vua……………………….........
7
1.3.1. Đặc điểm tâm lý trong Cờ vua. ………………………............
7
1.3.2. Đặc điểm sinh lý trong Cờ vua……….………………….........
10
1.4. Cơ sở lý luận về kỹ năng chơi cờ tàn trong Cờ vua……..……..........
12
1.4.1. Cờ tàn…………………………….............................................
12
1.4.2. Cơ sở lý luận về các tình huống (thế cờ) còn Tượng, Mã……
15
1.4.3. Các phương tiện sử dụng trong huấn luyện Cờ vua…………...
16
1.5. Đặc điểm huấn luyện Cờ vua…………………………………….....
1.5.1 Các nguyên tắc về phương pháp trong huấn luyện……………
1.5.2. Quy trình hình thành các kỹ năng - kỹ xảo trong môn Cờ vua
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………..
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………...………….........
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu………………….
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn………..…………………………….
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm…..……………………….…
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.…………………………
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm………………………………
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê……………………………...
2.3. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………….
2.3.1. Thời gian nghiên cứu……………………………...…………..
16
16
19
21
21
21
21
21
22
22
22
22
23
23
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………..
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………...………….
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
24
24
25
3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và kỹ năng chơi trong các thế
cờ còn tượng, mã cho học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Lý
Nhân Tông - Bắc Ninh..........................................................................
3.1.1. Thực trạng công tác GDTC trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc
Ninh…………………………………………………………………….
3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Lý Nhân
Tông - Bắc Ninh……………………………………………………….
25
3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC...................
3.1.4. Đánh giá thực trạng kỹ năng chơi trong các thế cờ còn Tượng,
Mã của học sinh khối 11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh…
26
3.2.Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập cờ thế nhằm hình thành
kỹ năng chơi trong các thế cờ còn tượng, mã cho học sinh khối 11
trường trung học phổ thông Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.....................
3.2.1. Cơ sở lựa chọn bài tập nhằm hình thành kỹ năng chơi trong
các thế cờ còn Tượng, Mã của học sinh khối 11 trường THPT Lý
Nhân Tông - Bắc Ninh………………………………………………
3.2.2. Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test đánh giá kỹ
năng chơi trong các thế cờ còn Tượng, Mã cho học sinh khối 11
trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh…………………………
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm………………………………………….
27
3.2.4. Kết quả và phân tích ứng dụng………………………………..
35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
41
PHỤ LỤC
25
26
29
29
33
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung
Trang
Bảng 1.1. Kết quả của những thí nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn
12
Bang 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Lý Nhân Tông
26
Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC
27
Bảng 3.3. Thực trạng kỹ năng chơi trong các thế cờ còn Tượng, Mã
của học sinh khối 11 Trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh
28
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm hình thành kỹ
năng chơi trong các thế cờ còn Tượng Mã cho học sinh khối
32
11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh ( n = 24)
Bảng 3.5. Tính thông báo của các test trên đối tượng nghiên cứu
(n= 24)
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm.
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra giữa thực nghiệm của hai nhóm đối chứng
và thực nghiệm.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm.
33
36
37
38
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập cờ tàn Tượng, Mã
(điểm) trước và sau thực nghiệm của học sinh khối 11 trường
39
THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập thi đấu theo tình huống
cho trước 15 phút (điểm) trước và sau thực nghiệm của học
39
sinh khối 11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập đòn phối hợp (điểm)
trước và sau thực nghiệm của học sinh khối 11 trường THPT
Lý Nhân Tông - Bắc Ninh
40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì hội nhập và phát triển của nền kinh tế, xã hội, TDTT là
một phương tiện có hiệu quả để nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nhân lực cho con người, đáp ứng yêu
cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó phải đào tạo con người Việt Nam
phát triển cân đối toàn diện, có đạo đức - sức khỏe - thẩm mĩ và khả năng lao
động. Tham gia tập luyện TD, TT là góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất,
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. TDTT còn được coi
là sứ giả của hòa bình, là cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới, mở rộng quan
hệ ngoại giao thúc đẩy kinh tế phát triển nâng cao vị thế quốc gia. TDTT là
một bộ phận của văn hóa mỗi dân tộc, cũng như của nền văn minh nhân loại.
Trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa,
năng lực sáng tạo của từng dân tộc. Là phương tiện để giao lưa văn hóa xã hội
nói chung, văn hóa thể chất nói riêng và quan hệ của nước ta với quốc tế.
Trong những năm gần đây nền thể thao nước ta đang dần khẳng định
được vị thế của mình trong tầm Châu lục cũng như trên Thế giới. TDTT nước
nhà đã giành nhiều thành tích vang dội trên đấu trường khu vực và thế giới.
Như bơi lội có Ánh Viên lọt tốp 10 VĐV xuất sắc nhất thế giới, hay thành
tích đạt HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016, hay Việt
Nam xếp thứ 41/173 nước thành viên Liên đoàn Cờ Vua thế giới,(theo bảng
xếp hạng của Liên đoàn Cờ Vua thế giới tháng 2/2016)….
Cờ vua là môn thể thao có lịch sử phát triển lâu đời, ra đời vào khoảng
thế kỷ VI sau công nguyên tại Ấn Độ. Tuy nhiên Cờ vua là môn thể thao còn
non trẻ, mới du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XX song cờ vua Việt Nam
đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong khu vực. Đạt được nhiều thành tích
2
cao tại các giải Châu Á, Thế giới... giành được rất nhiều huy chương như: đại
kiện tướng Nguyễn Anh Dũng đoạt 3HCV Tại SEA Game 2005 (Philippines),
đại kiện tướng Nguyễn Ngọc Trường Sơn với thành tích HCV giải Châu Á và
Thế giới lứa tuổi dưới 10 năm 2000. Vì vậy, cờ vua được xác định là một
trong những môn thể thao trọng điểm, được đầu tư và phát triển của nghành
TDTT Việt Nam.
Vận động viên Cờ vua Việt Nam để có trình độ cao và đạt được thành
tích tốt chịu sự ảnh hưởng và chi phối của rất nhiều yếu tố: Kỹ năng tính toán,
tư duy lôgic. Độ nhanh nhạy về thế trận... các yếu tố này đóng vai trò rất quan
trọng trong việc xác định thành tích thể thao của môn Cờ Vua.
Bắc Ninh là một tỉnh có phong trào TDTT khá phát triển, qua quan sát
thực tế, các em học sinh trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh có sự yêu
thích, hứng thú với môn Cờ vua, tuy nhiên do thiếu sự chỉ bảo, hướng dẫn
cũng như về hạn chế về phương pháp tập luyện dẫn đến các em chưa có cơ
hội tìm hiểu, học hỏi sâu hơn, nâng cao trình độ về môn Cờ vua, thành tích thi
đấu tại các giải cũng còn hạn chế, phần lớn mặt hạn chế của các em là kỹ
năng tính toán, mà kỹ năng tính toán là một trong những yếu tố cơ bản tạo cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch chơi Cờ vua. Cờ vua là một môn học tự chọn
ở trường THPT, trong một kỳ thì thường học từ 15 tiết trở lên và thường học
trong những buổi ngoại khoá.
Đã có đề tài nghiên cứu về Cờ vua như của sinh viên Vũ Thị Thơm
(sinh viên K33 GDTC - GDQP trường ĐH SPHN2), Đặng Thùy Diên (sinh
viên K37 GDTC trường ĐH SPHN 2) các đề tài trên nghiên cứu đối với đối
tượng và tại địa điểm khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu sử dụng
bài tập nhằm hình thành kỹ năng chơi trong các thế cờ còn Tượng, Mã cho
học sinh khối 11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.
3
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn bài tập nhằm hình thành kỹ năng chơi trong các thế cờ còn
Tượng, Mã cho học sinh khối 11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh”.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng kỹ năng chơi trong các thế cờ còn
Tượng, Mã của học sinh khối 11 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn bài tập cờ thế nhằm hình thành kỹ
năng chơi trong các thế cờ còn tượng, mã. Góp phần nâng cao trình độ và
thành tích thi đấu.
* Giả thuyết khoa học
Nếu việc ứng dụng các bài tập chuyên môn phù hợp và có hiệu quả trên
đối tượng nghiên cứu thì sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện và thi đấu
cờ vua của học sinh khối 11 Trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về GDTC trong trƣờng
THPT
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển giáo dục
thể thao, quy định GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ
phát triển các hình thức thể dục tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần
thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi
dưỡng các tài năng thể thao” [11].
Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và pháp lệnh TDTT được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: “Nhà nước coi trọng
TDTT trong trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp
thanh niên nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh,
sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến
đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt
buộc và tổ chức TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện cho học sinh được tập TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” [18].
Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo Dục - Đào tạo và Tổng cục TDTT
thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương
5
trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể dành cho học sinh, sinh viên
(Đề án phát triển tầm vóc và thể lực), tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở
vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho
việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho quốc
gia [2].
1.2. Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi THPT
Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, các bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm dần, chức
năng sinh lí tương đối ổn định, khả năng hoạt động thể lực của hệ thống cơ
quan cũng được cao hơn. Sự phát triển cơ thể của cả nam và nữ có sự khác
biệt rất lớn do những đặc điểm sinh lí khác nhau. Do vậy, quá trình GDTC
cho học sinh lứa tuổi này chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi và giới tính của các em.
1.2.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT
Ở lứa tuổi này các em thích tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi
người tôn trọng, tỏ ra là người hiểu biết, có khả năng phân tích tổng hợp, các
em có sự hiếu động, tinh nghịch. Các em có nhiều hoài bão nhưng lại thiếu
kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành ý
thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn
mơ ước độc đáo và mong chờ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Về hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát
từ động cơ học đúng đắn và lựa chọn nghề nghiệp sau này. Song hứng thú học
tập do nhiều động cơ khác nhau, đua với bạn bè, tự ái, hiếu thắng…. cho nên khi
giảng dạy giáo viên cần giúp các em xây dựng động cơ đúng đắn để các em có
được hứng thú học tập các môn học nói chung và môn GDTC nói riêng.
6
Về tình cảm: Các em đã biểu lộ rõ hơn về tình cảm của bản thân với
ngôi trường mình gắn bó, với các thầy cô giáo đã dạy các em. Vì vậy, việc
giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của các em là một trong những
thành công giúp giáo viên có nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc
đẩy các em tự giác, tích cực trong học tập.
Về trí nhớ: Các em ở tuổi này hầu như không tồn tại việc ghi nhớ máy
móc, do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic chặt chẽ và
lĩnh hội được bản chất, vấn đề cần học tập. Vậy nên, khi giảng dạy GDTC giáo
viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích chi
tiết kĩ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng phương tiện,
phương pháp để các em có thể tự tập một cách độc lập trong thời gian nhàn dỗi.
Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với lứa tuổi trước
đó. Các em có thể tiếp thu được những bài tập khó và đòi hỏi cách khắc phục
khó khăn lớn trong tập luyện.
1.2.2. Đặc điểm sinh lí của học sinh THPT
Hệ thần kinh
Đặc điểm lứa tuổi này hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến
hoàn thiện, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng được phát triển
tạo điều kiện cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Do hoạt
động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn
của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế chưa cân bằng làm
ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Do vậy trong quá trình huấn luyện, giáo
viên, huấn luyện viên (HLV) cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên
quan sát phản ứng cơ thể người tập để có biện pháp giải quyết kịp thờ.
Hệ vận động (Hệ cơ xƣơng)
- Hệ xƣơng
Lứa tuổi này hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nam
cao thêm 1- 3cm; nữ cao thêm 0,5 - 1cm, cột sống đã ổn định hình dáng. Vì
7
vậy, có thể sử dụng một cách rộng rãi các bài tập với khối lượng tăng dần để
giúp VĐV thích nghi một cách từ từ.
- Hệ cơ
Lứa tuổi này các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn
tương đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển
chậm hơn. Các cơ co phát triển nhanh hơn các cơ duỗi.
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đã phát triển và hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương
đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nữ 70-80 lần/phút; của nam 75 - 85 lần/phút.
Nhưng vận động mạch, huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng. Vì vậy, ở
lứa tuổi này có thể tập những bài tập sức bền, những bài tập có khối lượng và
cường độ vận động tương đối lớn nhưng phải thận trọng và thường xuyên
kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe của các VĐV.
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện. Vòng ngực trung bình
của nam 67 - 72cm. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 16-18 tuổi là
3-4 lít, tần số hô hấp gần giống với người lớn. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn
còn yếu nên sức co dãn của lồng ngực ít chủ yếu là co dãn của cơ hoành. Vì
vậy, trong tập luyện cần thở sâu, tập trung chú ý thở bằng ngực và bụng.
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý trong môn Cờ vua
1.3.1. Đặc điểm tâm lý trong môn Cờ vua
Cờ vua là môn thể thao trí lực có đặc trưng là ít đòi hỏi về các tố chất
thể lực, song lại có yêu cầu cao về sự bền bỉ, mưu trí, thông minh óc sáng tạo
của người chơi. Tập luyện và thi đấu Cờ vua giúp cho phát triển hài hòa các
phẩm chất tâm lý của mỗi cá nhân.
Trong quá trình học tập, tập luyện môn Cờ vua, khả năng tư duy logic
và tự giác được phát triển, trí nhớ linh hoạt hơn, bền vững hơn và dung lượng
8
ghi nhớ lớn hơn, khả năng tập trung chú ý được phát triển và hoàn thiện. Cờ
vua giúp đẩy mạnh việc tập trung suy nghĩ, khả năng lựa chọn quyết định,
góp phần tạo nên lý trí, tính quyết đoán và ổn định về cảm xúc. Một điều quan
trọng là môn Cờ vua giáo dục con người thái độ tự phê.
Cờ vua là một môn thể thao trí lực, lượng vận động trong môn Cờ vua
chủ yếu là lượng vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của
người tập. Là một môn thể thao, song không giống với đại đa số các môn thể
thao khác, Cờ vua không đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Có thể gọi
Cờ vua (theo một cách hình tượng) là một môn thể thao bất động. Bởi vì,
trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo, thi đấu, VĐV Cờ vua dùng phần lớn
thời gian ngồi sau bàn cờ, nghĩa là đưa tới một nếp sống ít hoạt động. Với đặc
điểm Cờ vua là môn thể thao trí tuệ, lượng vận động trong Cờ vua là lượng
vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập nên cần
phải chú ý đến tính chất đặc biệt này. Bởi vì, trong các môn thể thao khác
(đặc biệt trong thời kỳ tiến hành thi đấu), sự căng thẳng về cảm xúc thường
được kết hợp với việc tăng cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan
trọng vì tăng cường hoạt động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không
có lợi của hệ thần kinh và hệ tim mạch. Cờ vua là một dạng hoạt động thể
thao có sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, dẫn tới một số trường hợp
có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Trước đây, có một số
quan niệm cho rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động nguy hại của sự
căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng được những biện pháp, thậm chí
trong một vài trường hợp có thể dùng cả các chất dược liệu, để nhanh chóng
làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian thi đấu. Song không nên coi
đó là chuẩn mực, vì bản thân những căng thẳng cảm xúc đó lại là chính những
điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy sáng tạo của VĐV Cờ vua. Hơn nữa,
việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những sự căng thẳng cảm xúc ở
9
mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm giảm đi khả năng chơi
của VĐV nghĩa là làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của VĐV Cờ vua.
Vì vậy, việc định mức áp dụng lượng vận động phù hợp đối với từng
VĐV trong tập luyện và thi đấu Cờ vua là một vấn đề hết sức quan trọng đối
với việc đạt được thành tích cao trong thi đấu.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua chính là sự căng thẳng về cảm
xúc và thần kinh do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cũng như thời
gian thực hiện bài tập, tình huống đó. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc,
sự căng thẳng về lý trí…) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm
giảm sút khả năng chức phận của cơ thể. Theo giáo sư P.Kunat lượng vận
động tâm lý là một quá trình bao gồm ba bước [1]:
Bước 1: Đạt yêu cầu cơ bản của bài tập, tuy vẫn còn sai sót trong việc
thực hiện cũng như trong các phản xạ. Ở đây có sự căng thẳng lớn về mặt cảm
xúc và lý trí được điều khiển được các năng lực cần thiết trong môn thể thao
chuyên sâu nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ tập luyện.
Bước 2: Không có sai sót trong việc thực hiện các bài tập. Bắt đầu điều
khiển được chi tiết hành động trong khi thực hiện bài tập. Giảm sự căng thẳng
về cảm xúc và lý trí.
Bước 3: Thiết lập được sự thích nghi của cơ thể đối với lượng vận động
tâm lý.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua nằm trong mối quan hệ biện
chứng với sức bền tâm lý. Sức bền tâm lý của VĐV Cờ vua là khả năng hệ
thống tâm thể của VĐV có thể chịu được lượng vận động cao trong tập luyện
và thi đấu, duy trì được sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.
Sức bền tâm lý trong Cờ vua phụ thuộc vào:
- Trạng thái tâm lý trước vận động
- Loại hình thần kinh của VĐV
10
- Động cơ thi đấu của VĐV
- Các tác nhân ảnh hưởng xấu tới trạng thái tâm lý của VĐV trong
hoàn cảnh cụ thể.
Mức độ căng thẳng tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của
VĐV Cờ vua được xác định bằng:
- Trạng thái cảm xúc của VĐV: trạng thái này có rất nhiều nguyên
nhân bên trong cũng như bên ngoài điển hình như: trình độ chuyên môn của
VĐV, trình độ của đối phương, mục đích tập luyện và thi đấu…
- Đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của các bài tập, tính chất hoạt động của
cơ quan phân tích, mức độ tư duy chiến thuật, đặc điểm của sự tập trung chú
ý, điều khiển hoạt động có đối kháng…
- Độ lớn sự nỗ lực ý chí của VĐV
Những yếu tố nói trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể
chiếm ưu thế trong khi xác định lượng vận động. Sự căng thẳng tâm lý cao
nhất được biểu hiện trong các cuộc đấu quan trọng.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý trong môn Cờ vua
Vấn đề giá trị sinh lý của ván đấu Cờ vua luôn luôn thu hút sự quan
tâm lớn và đầy thú vị. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị
thuần túy thể thao (thua, thắng, hòa) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan
trọng chính là giá trị tâm - sinh lý mà các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị
này, sẽ rất khó khăn trong việc chuẩn hóa lượng vận động trong thi đấu, trong
việc dự báo thành tích các VĐV Cờ vua.
Trong những năm 1980-1987, tại khoa Cờ vua trường Đại học
Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quá tình quyết định
trong điều kiện stress với thời gian hạn hẹp (Model Cờ vua)”. Kết quả nghiên
cứu đề tài này với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác đã chỉ ra
rằng, với lượng vận động thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi
11
tương đối nhanh và hiệu quả là một số VĐV Cờ vua xuất hiện các “khoảng
tối” trong việc nhìn nhận các thế cờ. Nghĩa là việc định vị được trong trí nhớ
chỉ một phần nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hơn cả.
Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm
- sinh lý bao gồm: ghi điện tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối
thiểu, xác định tần số hô hấp và tần số mạch đập.
Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thử nghiệm đã
chứng tỏ rằng: Sự biến đổi hoạt lực điện sinh vật của não trong quá trình thực
hiện ván đấu cho phép đánh giá về độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ vua
phải giải quyết. Khi chơi trong giai đoạn khai cuộc, với các phương án quen
thuộc, việc lựa chọn nước đi dường như là tự động, không hề có khó khăn thì
giá trị sinh lý của ván đấu là không cao. Trong giai đoạn trung cuộc và tàn
cuộc, khi mà phần lớn các ván đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng
thì giá trị sinh lý của ván đấu đạt kết quả cao nhất. Cùng qua các thử nghiệm
cho thấy, giá trị sinh lý của ván đấu còn đạt mức cao nhất trong những tình
thế thiếu thời gian (xêinốt), trong những tình thế sau khi thực hiện nước đi
không chính xác, hoặc sau những nước đi bất ngờ của đối phương.
Đồng thời với những thay đổi trên điện não đồ, khi thực hiện lượng vận
động thi đấu đã làm tăng dần số mạch đập và huyết áp. Những biến đổi đó thể
hiện ở phần lớn các VĐV, trong một mức độ vừa phải. Những thử nghiệm
trong điều kiện hạn hẹp thời gian ở các đối tượng nghiên cứu cho thấy, sự
tăng có tính quy luật của cả tần số hô hấp và tần số mạch đập, chúng được
đánh giá như “Stress phản ứng chuẩn” đối với lượng vận động về cảm xúc.
Kết quả của những thí nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn được trình bày ở
bảng sau:
12
Bảng 1.1: Kết quả của những thí nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn của
VĐV lứa tuổi THPT
TT
Đẳng
cấp
Trước ván đấu
Sau 2 ván đấu
Sau 5-6 ván đấu
Mạch
Mạch
Mạch
HA
HA
HA
Sau 9-10 ván đấu
Mạch
HA
(1/phút) (mmHg) (1/phút) (mmHg) (1/phút) (mmHg) (1/phút) (mmHg)
1.
DBKT
94
115/75
114
120/70
114
140/80
156
140/80
2.
DBKT
83
140/90
108
150
160/110
120
150/100
3.
KT
70
105/55
60
66
110/70
72
110/60
4.
DBKT
78
120/75
64
75
88
140/60
5.
DBKT
80
115/70
78
96
92
130/80
6.
DBKT
80
120/65
80
86
140/80
7.
DBKT
84
130/80
100
100
150/80
104
140/90
8.
DBKT
68
120/75
80
82
130/90
90
135/80
9.
DBKT
80
115/60
86
120/70
78
88
130/80
10.
DBKT
82
95/55
120
120/70
116
120
130/70
11.
DBKT
90
120/70
88
90
98
120/75
12.
CL
104
110/60
120
128
120
125/70
120/70
130/70
130/85
92
Đây là những đặc điểm tâm - sinh lý cơ bản trong hoạt động tập luyện và
thi đấu Cờ vua. HLV và VĐV Cờ vua không chỉ là nắm vững những đặc điểm
này mà điều quan trọng hơn là việc áp dụng những hiểu biết này vào trong quá
trình đào tạo, tự đào tạo nhằm đạt được trạng thái sung sức thể thao trong cờ vua,
cũng như thành tích cao nhất của bản thân trong quá trình huấn luyện VĐV. [16]
1.4. Cơ sở lý luận về kỹ năng chơi cờ tàn trong Cờ vua
1.4.1. Cờ tàn
1.4.1.1. Khái niệm cờ tàn
Cờ tàn là giai đoạn cuối của ván cờ. Khi cuộc chiến diễn ra trên bàn
cờ, lực lượng đôi bên bị tiêu hao dần và thế cờ được đơn giản, trận đấu đi vào
giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là tàn cuộc.
13
Khi sang giai đoạn tàn cuộc, mỗi đấu thủ có một nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu cần phải giải quyết là nếu đó có ưu thế về quân số hoặc về thế trận,
thì phải cố gắng khai thác ưu thế đó để giành phần thắng. Nếu đối phương
chiếm ưu thế ấy, thì phải phòng thủ thật vững chắc để đưa ván cờ đến kết thúc
hòa. Trong trường hợp thế cờ còn cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế rồi
chuyển thành thắng lợi.
1.4.1.2. Đặc điểm của cờ tàn
Trong tàn cuộc, số lượng quân ít nên giá trị của các quân trên bàn cờ
được tăng lên rất nhiều. Mục tiêu chiến lược trong tàn cuộc là dẫn Tốt lên
phong cấp. Đặc biệt là phải biết đẩy mạnh sự hoạt động không những của các
quân riêng biệt mà còn phải biết tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các quân. Đó
là sự phối hợp rất cần thiết để giành được thế thắng.
1.4.1.3. Nguyên tắc cờ tàn
Để có thể dẫn dắt ván đấu có hiệu quả trong giai đoạn này, thì người
chơi cần phải nắm chắc và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết áp dụng trong
giai đoạn đó là những nguyên tắc:
- Tối ưu hóa vị trí Vua (tích cực hóa Vua trong tàn cuộc)
- Đẩy mạnh tối đa sự hoạt động các lực lượng còn lại trên bàn cờ.
- Tổ chức phối hợp chính xác sự hoạt động của các quân
1.4.1.4. Kỹ năng chơi cờ tàn
Phải tối ưu hoá vị trí của Vua (tích cực hoá Vua trong tàn cuộc). Di
chuyển các lực lượng quân sao cho hợp lý nhất, tổ chức phối hợp các lực
lượng quân để dẫn đến chiến thắng chung cuộc.
1.4.1.5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng chơi cờ tàn
a, Hình thức tổ chức tập luyện
- Hình thức tập luyện nhằm nâng cao kỹ năng chơi cờ tàn, cơ bản là
giải quyết các nhiệm vụ do bài tập cờ thế được chọn lọc đặc biệt với những
yêu cầu cụ thể.
14
- Bài tập được lựa chọn phải giống với các ván đấu thật nhất. Cần nói
rõ bên nào đi trước và yêu cầu là xác định, tìm phương án mạnh nhất.
- Có hạn định thời gian cụ thể cho mỗi bài tập, thời gian hạn định phụ
thuộc vào mức độ phức tạp (độ khó) của nhiệm vụ cần giải quyết. Tuy nhiên,
không nên nhiều giờ hơn 1 giờ (60 phút).
- Độ khó của bài tập cần phải phù hợp với đối tượng, không nên quá
dễ hay quá khó.
- Lời giải của bài tập nên là duy nhất. Không nên lựa chọn các bài tập
có những lời giải khác nhau và giải như thế nào cũng được.
b, Phương pháp tập luyện
- Giải các bài tập theo yêu cầu định trước, không được di chuyển quân
trên bàn cờ. Xây dựng “các biến thế” và ghi lại các phương án tính được.
Huấn luyện viên giáo viên phân tích và đánh giá kết quả. Cũng có thể thực
hiện như trên với hình thức tự tập luyện và so sánh kết quả với lời giải trong
sách, tài liệu.
- Thực hiện giải các bài tập đánh thắng hoặc hòa. Sau đó, huấn luyện
viên, giáo viên chơi đồng loạt từng thế cờ đó và kết luận ai có lời giải chính
xác, độc đáo và giải quyết được nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra. Ưu điểm của
phương pháp này là tạo được thời gian, không khí, tâm lý căng thẳng gần
giống với thực tế thi đấu. Nhược điểm là huấn luyện viên, giáo viên phải có
trình độ tốt, nếu không sẽ khó có kết quả như ý.
- Có thể rèn luyện kỹ năng chơi cờ tàn thông qua việc phân tích nhẩm
ván cờ thông qua một số hình vẽ kế tiếp nhau. Hay các tình huống cờ tàn của
một ván đấu tại các giải tỉnh, thành phố, quốc gia và cả quốc tế. Đối với VĐV
có trình độ cao hơn, có thể đặt ra những yêu cầu khó hơn thông qua các tình
huống cờ tàn phức tạp.
- Điều quan trọng là bên cạnh việc nắm vững nguyên tắc cờ tàn, sơ đồ
chơi thì việc củng cố kiến thức, kỹ năng trong các giờ chính khóa thì việc tự
15
tập luyện ở nhà và ý thức độc lập, tự giác nghiên cứu của VĐV rất quan trọng
trong việc nâng cao kỹ năng chơi cờ tàn.
- Phương pháp chống lại Tượng, Mã: Tượng và Mã thường rất tích cực
nếu chúng có các đường chéo mở và Mã đứng ở vị trí đẹp hỗ trợ cho Tượng
của mình. Chính vì vậy, phương pháp chống lại Tượng, Mã là hạn chế tính
tích cực của chúng bằng cách tạo ra những chướng ngại bằng các Tốt, đồng
thời xây dựng điểm tựa cho Mã.
1.4.2. Cơ sở lý luận về các tình huống (thế cờ) còn Tượng, Mã
Trong Cờ Vua, những thế cờ ở tàn cuộc Tượng, Mã có sức mạnh ghê
gớm, đặc biệt là ở những thế cờ mở và có sự giao tranh ở cả 2 cánh.
Nhược điểm lớn nhất của Tượng là không thể kiểm soát được những
ô khác màu nên khi có Mã hỗ trợ thì nhược điểm này được khắc phục tối đa.
Đành rằng khi đánh giá thế trận, các nhân tố khác cũng quan trọng không
kém, song cơ hội vẫn thường nghiêng về bên có Tượng và Mã.
Tượng và Mã thường có sức mạnh đặc biệt trong cờ tàn, là thời điểm
chúng ít bị quân khác “can thiệp”.
Người đầu tiên có công trong việc khai thác ưu thế Tượng Mã trong
cờ tàn là V. Stâynich. Dựa trên những nhân tố bố trí các Tốt nhằm loại bỏ
điểm tựa của Mã hoặc Tượng đối phương, tiến tới chèn ép và loại bỏ khả
năng cơ động của chúng.
Hơn nữa việc tiến Tốt xuống sâu trong cờ tàn còn Tượng Mã khó có
thể tạo ra các yếu điểm vì đơn giản Tượng Mã kiểm soát được tất cả các
đường chéo và các ô cờ hình chữ nhật mà Mã đang đứng, từ đó cho phép gom
góp và củng cố ưu thế để giành thắng lợi. Vào những thời điểm thích hợp, bên
còn Tượng, Mã sẽ chủ động đánh đổi Tượng lấy Tượng hoặc Mã đối phương
để chuyển về cờ tàn có lợi.
Nói chung, trong nhiều trường hợp, Tượng và Mã kết hợp sẽ mạnh
hơn 2 Mã hoặc 2 Tượng. Dựa vào lợi thế của quân Tượng đó là đi và bắt quân
16
đối phương ở xa, Tượng và Mã có thể hỗ trợ cho việc tiến các Tốt, mà các Tốt
thì chiếm giữ mặt trước và tạo nên tình huống khó khăn cho đối phương.
1.4.3. Các phương tiện sử dụng trong huấn luyện Cờ vua
Để huấn luyện kỹ năng chơi trong các thế cờ còn tượng, mã, trong quá
trình huấn luyện thông thường sử dụng các phương tiện cơ bản sau:
- Nhóm phương tiện bổ trợ: Bao gồm các bàn cờ chuyên dụng, các bài
tập "chuyển tốt" trong quá trình phát triển các nâng cao năng lực chuyên môn
(Cờ Nhảy, Cờ Vây, Cờ Tướng...) đặc biệt ngày nay, việc sử dụng máy tính là
một trong những phương tiện bổ trợ rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện Cờ Vua.
- Nhóm bài tập chuyên môn: Gồm các bài tập nghiên cứu, các bài tập
hình thành kỹ năng chơi trong các thế cờ còn tượng, mã. Ở đây chủ yếu là các
bài tập đánh giá về mặt chiến thuật, các đòn phối hợp, các bài tập tính toán và
các dạng tàn cuộc cơ bản chủ yếu là tàn cuộc kỹ thuật.
1.5. Đặc điểm huấn luyện Cờ vua
1.5.1. Các nguyên tắc về phương pháp trong huấn luyện
Các nguyên tắc về phương pháp là hạt nhân cơ bản trong việc chọn lựa
những phương pháp để ứng dụng vào quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến
thức cho đối tượng giáo dục. Nó được xây dựng trên cơ sở của các quy luật về
tâm lý giáo dục nói chung.
Qua tham khảo giáo trình Cờ vua thấy rằng cần thiết phải tuân thủ các
nguyên tắc mang tính lý luận - phương pháp sau: Nguyên tắc thống nhất giữa
giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện; Nguyên tắc hệ thống; Nguyên tắc vừa
sức; Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc bền vững kiến thức và ứng dụng thực tiễn.
a. Nguyên tắc thống nhất giữa giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện.
Giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện có mối quan hệ gắn bó biện
chứng với nhau.
17
Giảng dạy có nghĩa là truyền thụ một khối lượng kiến thức kỹ năng cần
thiết mang tính chuyên môn và đưa ra những khả năng áp dụng những kiến
thức, kỹ năng đó vào thực tiễn.
Giáo dục toàn diện hướng học sinh đến việc làm quen với các chuẩn độ về
chính trị, thế giới quan, đạo đức, thẩm mỹ, các quy tắc và nhận thức phù hợp với
sự hình thành các quan điểm chính trị, các nét tính cách, các chuẩn mực về hành
vi và tính sẵn sàng hoạt động theo xu hướng chuyên môn đòi hỏi.
Giáo dục con người phát triển toàn diện là một quá trình phức tạp và đa
dạng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó có sự ảnh hưởng của trí tuệ,
cảm xúc và ý chí.
Các hình thức tác động giáo dục là: chủ động tạo ra theo chủ đích các
tình huống cụ thể, chẳng hạn tham gia các cuộc tranh luận, phát triển trong
các buổi họp…
b. Nguyên tắc hệ thống.
Bản chất nguyên tắc này nằm trong một số nguyên lý có liên quan tới
tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên giữa lượng vận
động và nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong học tập - tập luyện và mối liên
hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung học tập và tập luyện.
Cơ sở của nguyên tắc này chủ yếu bao gồm các tài liệu giảng dạy và
phương pháp truyền thụ chúng.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần tuân thủ các quy tắc sau:
Quy tắc thứ nhất - Tùy thuộc vào lứa tuối, đặc điểm tâm - sinh lý,
mục đích giờ học mà đưa ra những phương pháp, hình thức tổ chức và lượng
kiến thức cho phù hợp.
Quy tắc thứ hai - HLV cần trình bày bài giảng theo một trình tự logic
nhất định trên nguyên tắc sư phạm phổ biến “từ đơn giản đến phức tạp, từ đã
biết đến chưa biết”.
18
Quy tắc thứ ba - Các tài liệu cần được trình bày thành từng phần, theo
một hệ thống nhất định và phải có ví dụ minh họa cụ thể.
Quy tắc thứ tƣ - Mỗi buổi tập ít nhất phải có một thời điểm mấu chốt
để giúp cho việc hiểu rõ chủ đề của bài học (chủ yếu là lý thuyết).
c. Nguyên tắc vừa sức.
Cơ sở nguyên tắc này cần phải tính đến những đặc điểm về cá nhân
như: lứa tuối, đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng tiếp nhận kiến thức và các đặc
điểm khác của học sinh.
Ở đây cần nhấn mạnh rằng huấn luyện vừa sức không có nghĩa là HLV
phải loại bỏ mọi khó khắn trong quá trình tập luyện của VĐV, mà điều chủ
yếu là tăng cường những cố gắng sáng tạo và giúp đỡ về mặt lý luận cũng như
thay đổi tốc độ hay nhịp độ huấn luyện, tạo cho người tập phải thể hiện sự nỗ
lực cố gắng của mình trong việc tiếp nhận những yêu cầu mà HLV đặt ra.
Từ đó phải có cách đối xử phân biệt với từng cá nhân cũng như tìm hiểu
để biết những khả năng thiên bẩm của VĐV và tác động để hoàn thiện chúng.
d. Nguyên tắc trực quan
Chúng ta biết rằng, đối với đa số mọi người, trí nhớ thị giác là một
trong những loại trí nhớ hiệu quả nhất, bởi vì con người hiểu biết thế giới
xung quanh 85% là bằng mắt. Vì vậy “hình ảnh sinh động” có ý nghĩa về mặt
nguyên tắc.
Theo các số liệu thông tin khoa học thì khi tiếp thu một vấn đề nào đó
mà những thông tin đó được gắn với trực quan thì khả năng nhận thức của con
người có thể tăng lên, còn dung lượng trí nhớ thậm chí có thể tăng lên đến
55%. Bởi vậy “trực quan là tiền đề của nhận thức” (I.Pêtalôxi)
Như vậy, khi huấn luyện HLV luôn phải là người thị phạm và làm mẫu
cho VĐV.