Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.94 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Tên đề tài: Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05 tháng 3 năm 2016 đến ngày 05 tháng 9
năm 2016.
Địa điểm nghiên cứu: Việt Nam.
Luận văn đi sâu phân tích, nghiêm cứu, đánh giá các quy định của pháp luật
về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn áp dụng tại một số tỉnh, thành Tây
Nam Bộ. Từ đó thấy được những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn áp dụng nhằm tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật trong
công tác hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất.
Trong thời gian nghiên cứu luận văn đã được một số kết quả sau đây:
Phân tích quy định của pháp luật về các khái niệm thu hồi, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng được hưỡng chính
sách hỗ trợ. Sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất qua các giai đoạn từ năm 1993 cho đến nay.
Nghiên cứu, đánh giá, so sánh đối với từng khoản hỗ trợ theo quy định của pháp
luật hiện hành, nêu ra một số thực trạng áp dụng thực tiễn và kiến nghị để pháp luật được
hoàn thiện hợn. Tạo sự bình đẳng, an dân hạn chế được các bức xúc của người bị thu hồi
đất, tránh đi các khiếu kiện kéo dài, đông người, gây bức xúc có như vậy thì tình hình an
ninh, trật tự an toàn xã hội mới được ổn định, kinh tế phát triển để nước ta đi lên thành
công con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ quan chức năng có thể tham khảo ý kiến
đề xuất mà luận văn nêu lên để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đối với chính
sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho phù hợp.

-iii-


ABSTRACT
Title: Legislation on support for the whose land is recovered by the State.
Period: From March 5, 2016 to September 5, 2016.
Location: Vietnam.


The thesis focuses on analyzing, studying and assessing the legal regulations
on support policies when land is recovered by the state and practical application in
some provinces and cities of Southwest regions. From that, it shows the limitations
and shortcomings in the provisions of the law and practical application to find
solutions for completing legislation in support activities for the people whose land is
recovered by the State.
In the course of research, several results are obtained as follows:
- Analyzing legislation regulations on the concepts of recovery and support
when land is recovered by the State, the significance of support policies for the
receivers of support policies.
- The formation and development of the law of support when land is recovered
by the State over the period from 1993 to the present.
- Studying, evaluating and comparing each support item under provisions of
the current law, suggesting some practical application situation and proposals for
more perfect legislation.
- Creating equality, civil security and reducing the annoyance of the land is
recovered, avoiding prolonged complaints, urgency. It thus can make sure of stability
of social order and security, economic development together with the success on the
way to socialism-building of our country.
- Suggestions and proposes raised in the Thesis should be consulted by
competent authorities for amending and modifying the legislation regulations for
support policies for the whose the land is recovered.

-iv-


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................2
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề .............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT ..........................................................................................................6
1.1. Khái niệm thu hồi đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ...................................6
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất ..................................................................................6
1.1.2. Khái niệm về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ...........................................7
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ............................8
1.3. Quá trình phát triển của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ..........10
1.3.1. Giai đoạn thực hiện Luật đất đai năm 1993 ..............................................10
1.3.2. Giai đoạn thực hiện Luật đất đai năm 2003 ..............................................13
1.3.3. Giai đoạn thực hiện Luật đất đai năm 2013 ..............................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ......................................................32
2.1. Đối với hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất ..........32

-v-


2.1.1. Quy định của pháp luật .............................................................................32
2.1.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................34

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................38
2.2. Đối với hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường
hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp ............................................................................................................39
2.2.1. Quy định của pháp luật .............................................................................39
2.2.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................41
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................43
2.3. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà
nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di
chuyển chỗ ở ..........................................................................................................43
2.4. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở ..........................44
2.4.1. Quy định của pháp luật .............................................................................44
2.4.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................45
2.4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................46
2.5. Đối với các khoản hỗ trợ chưa liệt kê trong Luật đất đai năm 2013...............46
2.5.1. Quy định của pháp luật .............................................................................46
2.5.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................47
2.5.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................51
2.6. Đối với hỗ trợ theo quy định tại Điều 87 Luật đất đai năm 2013 ...................52
2.6.1. Quy định pháp luật ....................................................................................52
2.6.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................52
2.6.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................53
2.7. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ..................53
2.7.1 Quy định của pháp luật ..............................................................................53
2.7.2. Thực trạng, nhận xét, đánh giá ..................................................................55
2.7.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................57

-vi-



KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC .................................................................................................................65

-vii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Quy định hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng thuộc
đối tượng quy định tại Nghị định số 64/CP; Nghị định số
Bảng 2.1

85/1999/NĐ-CP; Nghị định số 02/CP; Nghị định số

35

163/1999/NĐ-CP và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP tại một
số tỉnh, thành Tây Nam Bộ
Quy định cụ thể về mức hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân
Bảng 2.2

được bồi thường bằng đất nông nghiệp tại một số tỉnh, thành


37

Tây Nam Bộ
Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Quy định cụ thể về mức Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ
Quy định cụ thể về hỗ trợ tái định cư tại một số tỉnh, thành
Tây Nam Bộ
Quy định cụ thể về các khoản hỗ trợ chưa được liệt kê trong
Luật đất đai năm 2013 tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ
Quy định cụ thể về các khoản hỗ trợ khác tại một số tỉnh,
thành Tây Nam Bộ

-viii-

42

45

48

55



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai luôn là vấn đề rất nhạy
cảm và nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đặc biệt khi đất nước
ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đất đai ngày càng trở nên có giá trị và được đem ra trao đổi
trên thị trường, dùng làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng,
tổ chức tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh. Người
dân ngày càng nhận thức sâu sắc được giá trị to lớn của đất đai, số lượng các khiếu
kiện, tranh chấp về đất đai ngày càng tăng.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển
đất nước. Chính vì tầm quan trọng của đất đai nên Nhà nước đã quy định đất đai là
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý [24].
Việc đất đai ngày càng có giá trị thì vấn đề về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Có nhiều trường hợp người dân do không đồng
tình với phương án hỗ trợ của Nhà nước, làm cho việc đầu tư chậm tiến độ, ảnh hưởng
đến lợi ích chung của nền kinh tế - xã hội, gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu
tư của đất nước. Từ đó dẫn đến việc người dân khiếu kiện lâu dài, đông người, vượt
cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để khắc phục tình trạng này
Nhà nước đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung các quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất. Tuy
nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn, nhiều quy định mới được ban hành chưa
phù hợp với thực tiễn cũng như các điều kiện về hỗ trợ cho người bị thu hồi đất vẫn
còn nhiều khó khăn. Các tranh chấp khiếu kiện khi nhà nước thu hồi đất, hỗ trợ khi
thu hồi đất tăng với mức độ gay gắt, phức tạp, ngày càng nhiều. Điều này cho thấy
chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này. Từ việc tiếp cận người bị thu hồi đất

-1-



cùng các khoản hỗ trợ mà họ được hưởng, nghiên cứu tìm ra các bất cập trong các
quy định của pháp luật, từ đó đề ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. Đây là
lý do để người viết lựa chọn đề tài “Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”
làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiêm cứu, đánh giá các quy định của pháp luật về hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất và quy định cụ thể tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ.
Từ đó thấy được những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực
tiễn áp dụng nhằm tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật trong công tác
hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, tìm hiểu khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, phân loại, ý
nghĩa của việc hỗ trợ. Đánh giá quy định của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất kết hợp với các quy định cụ thể tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ từ đó đề
ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất gồm: Khái niệm, các quy định của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất và các quy định tại một số địa phương cụ thể nhằm làm rõ các vướng
mắc, bất cập của pháp luật. Đề xuất các giải pháp cụ thể trong từng loại hỗ trợ áp
dụng cho các đối tượng được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định về hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu
hồi đất. Thực trạng của tình hình áp dụng pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với người được
hỗ trợ tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ như: Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang,
Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu vào các đối

tượng được nhận hỗ trợ là hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất.

-2-


3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của
luật đất đai. Chế định này đi vào thực hiện trên thực tiễn trực tiếp đụng chạm đến lợi
ích của người dân bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của chủ đầu tư và của
đất nước đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp lý này có
thể kể đến là các công trình nghiên cứu của các tác giả như sau:
+ Đặng Anh Quân (2011), Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai
Việt Nam và Thụy Điển, luận án tiến sĩ luật học.
+ Phạm Văn Võ (2009), Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học.
+ Hoàng Thị Nga (2011), pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ luật học.
+ Nguyễn Minh Tuấn (2013), Thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện
nay, luận văn thạc sĩ luật học.
+ Bùi Thanh Tường (2014), Pháp luật về hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi
Nhà nước thu hồi đất, luận văn thạc sĩ luật học.
+ Trần Cao Hải Yến (2014), Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sĩ luật học.
Các công trình này chủ yếu nghiên cứu chung về các chính sách bồi thường,
hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, tái định cư, quản lý nhà nước, thu hồi, bồi thường,
giải phóng mặt bằng nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật hỗ
trợ cho người bị thu hồi đất. Hiện nay khi luật đất đai năm 2013 đã có hiệu lực thi
hành tuy đã có nhiều sửa đổi về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng
vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật và trên thực tiễn áp dụng.

Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình trước đây, luận
văn đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện hơn về pháp luật hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất dưới gốc độ của pháp luật đất đai năm 2013. Nghiên cứu quy định của pháp luật

-3-


về các khoản hỗ trợ từ năm 1993 đến nay quy định cụ thể được áp dụng tại một số
tỉnh, thành Tây Nam Bộ từ đó đề ra hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: sử dụng trong việc đánh giá phân
tích khái niệm, các quy định của pháp luật, so sách giữa quy định trong Luật và quy
định cụ thể về các khoản hỗ trợ của một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ.
- Phương pháp điều tra khảo sát nhằm lấy thông tin từ người sử dụng đất đối
với các quy định của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như thống kê, diễn dịch, quy
nạp, bình luận, diễn giải..v.v.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Phân tích, đánh
giá các quy định của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, các quy định cụ
thể được áp dụng pháp luật đối với người được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại
một số địa phương thuộc các tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu chỉ ra
được một số bất cập và nguyên nhân của sự hạn chế theo pháp luật đất đai hiện hành.
Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất.
* Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài cấp trung ương và địa phương có thể thấy

được các vướng mắc, bất cập trong luật. Từ đó, sửa đổi, bổ sung các quy định của
pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, việc sửa đổi, bổ sung có thể áp dụng
một số kiến nghị, đề xuất trong đề tài. Bởi các kiến nghị, đề xuất trong đề tài đối với
từng khoản hỗ trợ là cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế đối với nhu cầu của
người bị thu hồi đất.

-4-


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và hướng
hoàn thiện.

-5-


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm thu hồi đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất
Theo khoản 11 điều 3 Luật đất đai 2013 thì: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Người sử dụng đất gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập
và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
cơ sở khác của tôn giáo.
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

-6-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC, ngày 07 tháng 12 năm 2004
của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính
phu về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT, ngày 06
tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổng kết tình hình
thi hành luật đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi luật đất đai.
[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày

30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[4]. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/CP, ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính
phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
[5]. Chính phủ (1994), Nghị định số Nghị định số 90/CP, ngày 17 tháng 8 năm 1994
của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại
Điều 27 Luật Đất đai.
[6]. Chính phủ (1994), Nghị định số 02/CP, ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính
phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
[7]. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, ngày 24 tháng 4 năm 1998 của
Chính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

[8]. Chính phủ (1999), Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999
của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

-61-


[9]. Chính phủ (1999), Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài.
[10]. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

[11]. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
[12]. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, ngày 27 tháng 01 năm 2006
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số đều của Nghị định hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần.
[13]. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
[14]. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2009
của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
[15]. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[16]. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), “Đánh giá thực
tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của pháp luật”, Tạp chí khoa học và phát triển, (3), tr. 335.
[17]. Hoàng Thị Nga (2011), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ luật học,
Đại học Quốc gia Hà Nội.

-62-


[18]. Đặng Anh Quân (2011), Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt
Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật, Thành phố
Hồ Chí Minh.
[19]. Quốc hội (1993), Luật Đất đai năm 1993.
[20]. Quốc hội (1995), Bộ Luận dân sự 1995.

[21]. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003.
[22]. Quốc hội (2005), Bộ Luận dân sự 2005.
[23]. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
[24]. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
[25]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.
[26]. Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật đất đai, NXB
Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
[27]. Nguyễn Minh Tuấn (2013), Thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện
nay, luận văn thạc sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học
viện Khoa học Xã hội.
[28]. Bùi Thanh Tường (2014), Pháp luật về hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà
nước thu hồi đất, Luận văn thạc sĩ luật học.
[29]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2014), Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND, ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
[30]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2014), Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND,
ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
[31]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2014), Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND,
ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban
hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

-63-


[32]. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2014), Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND,
ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các nội

dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
[33]. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015), Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND, ngày
15 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.
[34]. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2015), Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND,
ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh An Giang.
[35]. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2016), Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, ngày
04 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc điều chỉnh
khoản 1, Điều 11 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cự khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (ban hành kèm theo quyết định số
06/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
[36]. Phạm Văn Võ (2009), Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật, Thành phố Hồ Chí Minh.
[37]. Trần Cao Hải Yến (2014), Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học,
Đại học Quốc gia Hà Nội.

-64-



×